Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

MỘT số vấn đề NHẬN THỨC mới về tôn GIÁO của ĐẢNG, NHÀ nước và VIỆC PHÒNG CHỐNG các THẾ lực THÙ ĐỊCH lợi DỤNG vấn đề tôn GIÁO CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.16 KB, 30 trang )

Một số vấn đề nhận thức mới về tôn giáo của đảng, nhà nước ta
trong thời kỳ đổi mới và việc đấu tranh phòng chống các thế lực
thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo chống phá cách MạNG việt nam
hiện nay
===============================
Cùng với các lĩnh vực khác, trong thời kỳ đổi mới, công tác tôn giáo đã
đạt được những thành tựu to lớn góp phần quan trọng vào thắng lợi của sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đạt được
những thành tựu to lớn đó, một phần rất quan trọng là do sự đổi mới nhận
thức về tôn giáo trong những quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước,
trong thời gian qua.
Trước những diễn biến phức tạp của tình tôn giáo ở trong và ngoài
nước, nhất là việc các thế lực thù địch đang tăng cường lợi dụng tôn giáo,
thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình” chống phá sự nghiệp cách mạng của
nhân dân. Trước yêu cầu của tình hình nhiệm vụ cách mạng mới, mà trực tiếp
là yêu cầu xây dựng, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc nhằm
thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa,
Đảng, Nhà nước ta nhất định sẽ tiếp tục bổ sung những quan điểm, chính sách
tôn giáo mới.
Bên cạnh đó, việc quán triệt không sâu sắc những nhận thức mới về tôn giáo
của Đảng, Nhà nước trong thời kỳ đổi mới còn có thể dẫn đến những nhận thức và
hành động không đúng làm tổn hại đến uy tín của Đảng, Nhà nước, suy giảm lòng
tin của nhân dân, trong đó có đồng bào có đạo đối với đường lối, chính sách của
Đảng, ảnh hưởng đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa.
Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, với gần 25% dân số là tín đồ,
chức sắc các tôn giáo; tôn giáo đã, đang và ngày càng thường xuyên trực tiếp
tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội nước ta. Đứng trước diễn
biến phức tạp của tình hình tôn giáo, sự tăng cường lợi dụng tín ngưỡng, tôn



2
giáo chống phá cách mạng của các thế lực thù địch và yêu cầu phát huy ngày
càng cao nguồn lực con người, trong đó có nguồn lực của hơn 20 triệu tín đồ
tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa… trên
cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thành tựu
của quá trình đổi mới toàn diện đất nước cùng những bài học kinh nghiệm
thành công và thất bại trong giải quyết vấn đề tôn giáo của nước ta và các nước
trên thế giới đã vừa đặt ra đòi hỏi, vừa cung cấp những tiền đề lý luận và thực
tiễn để Đảng, Nhà nước ta có nhận thức mới về tôn giáo trong thời kỳ đổi mới.
Đây là nhân tố cơ bản quyết định nâng cao chất lượng hiệu quả công tác tôn
giáo, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng thành công và bảo vệ
vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUÁ TRÌNH ĐỔI
MỚI NHẬN THỨC VỀ TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC
TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
1.1 Cơ sở lý luận của nhận thức mới về tôn giáo của Đảng, Nhà
nước trong thời kỳ đổi mới.
Một là, quan điểm khoa học, cách mạng về tôn giáo của chủ nghĩa
Mác- Lênin.
Là lãnh tụ của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, C.Mác, Ph.
Ăngghen, V.I.Lênin không có điều kiện để viết những tác phẩm chuyên biệt
bàn về vấn đề tôn giáo. Nhưng qua một số tác phẩm như: Góp phần phê phán
triết học pháp quyền của Hêghen- Lời nói đầu, Về vấn đề Do Thái, Luận
cương về Phoi-ơ-bắc của C.Mác, Chống Đuyrinh, Lút vích Phoi-ơ-bắc và sự
cáo chung của nền triết học cổ điển Đức” của Ph. Ăngghen, Chủ nghĩa xã hội
và tôn giáo; Thái độ của đảng công nhân đối với tôn giáo; Chủ nghĩa duy vật
chiến đấu của V.I.Lênin, các nhà kinh điển đã luận giải một cách cơ bản, toàn
diện, hệ thống và rất đúng đắn khoa học về nguồn gốc, bản chất, chức năng, vai
trò và các mối quan hệ của tôn giáo với các hiện tượng xã hội khác. Từ quan
điểm duy vật về lịch sử , các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin đã khẳng

định chính “... con người sáng tạo ra tôn giáo chứ tôn giáo không sáng tạo ra


3
con người ”1. Cho nên, tôn giáo là một hiện tượng lịch sử, nó chỉ xuất hiện và
tồn tại trong một giai đoạn nhất định, gắn với những điều kiện kinh tế, xã hội,
nhận thức và tâm lý và nhất định nó sẽ mất đi khi các điều kiện đó không còn.
Từ thực tiễn lịch sử và trên cơ sở luận giải bản chất, chức năng, vai trò
của tôn giáo, chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra con đường, biện pháp đấu tranh
khắc phục tôn giáo một cách khoa học và cách mạng. Qua nghiên cứu, các
ông đã đến kết luận: Con người không có một lối thoát nào khác…là khắc
phục một cách căn bản tất cả mọi quan niệm tôn giáo và quay trở về một cách
kiên quyết, thành thực không phải với Thượng đế mà với bản chất của mình.
Song Mác - Ăngghen, V.I.Lênin lại kiên quyết đấu tranh với những quan
điểm cực đoan, siêu hình muốn tuyên chiến với tôn giáo, dùng bạo lực hành
chính để xoá bỏ tôn giáo. Ngược lại các ông luôn luôn đòi hỏi những người
Cộng sản phải thật sự “bình tĩnh, kiên trì và nhẫn nại” trong cuộc đấu tranh
chống tôn giáo, phải gắn cuộc đấu tranh chống tôn giáo với cuộc đấu tranh
giai cấp và không bao giờ được đưa vấn đề tôn giáo lên hàng đầu của cuộc
đấu tranh. Trong cuộc đấu tranh chống tôn giáo, V.I.Lênin đòi hỏi phải tuyên
truyền tư tưởng đoàn kết và đưa khoa học vào trong cuộc đấu tranh ấy. Để
huỷ bỏ tôn giáo, thủ tiêu tôn giáo thì con người chỉ có thể “đi tới đó bằng con
đường mà nó dùng để xoá bỏ chế độ tư hữu” 2. Đó cũng là con đường duy nhất
đúng để tôn giáo chết cái chết tự nhiên của nó.
Hai là, tư tưởng sáng tạo, độc đáo của Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo.
Vận dụng quan điểm chủ nghĩa Mác- Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của
Việt Nam, Hồ Chí Minh đã xây dựng nên hệ thống quan điểm về tôn giáo vô
cùng sáng tạo và rất độc đáo, góp phần to lớn vào thắng lợi của công tác tôn
giáo nói riềng và cách mạng Việt Nam nói chung. Hệ thống quan điểm ấy rất
phong phú, đa dạng, song có thể khái quát trên một số nội dung cơ bản sau:

Hồ Chí Minh xem xét rất toàn diện, lịch sử cụ thể vấn đề tôn giáo, tín
ngưỡng dưới cả các góc độ: văn hóa, triết học và đạo đức. Người viết: vì lẽ
sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát
1
2

Mác- Ăngghen Toàn tâp, tập 1 Nxb Chính trị quốc gia H 2002 tr 569
Mác- Ăngghen Toàn tâp, tập 1 Nxb Chính trị quốc gia H 2002 tr 540


4
minh ra ngôn ngữ, chữ viết đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo … Toàn
bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa, và tuy tôn giáo là duy tâm,
cộng sản là duy vật; nhưng theo Người trong đạo đức tôn giáo “Cái gì tốt ta
nên khôi phục và phát triển, còn cái gì xấu thì ta phải bỏ đi”3.
Trên cơ sở phân tích đúng đắn hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt
Nam, trong điều kiện tình hình thế giới, trong nước đang có những diễn biến
phức tạp, Người vẫn khẳng định tôn giáo đã, đang tồn tại tất yếu dưới chủ
nghĩa xã hội. “Tiến lên chủ nghĩa xã hội thì tôn giáo có bị tiêu diệt không?Không. ở các nước xã hội chủ nghĩa tín ngưỡng hoàn toàn tự do. ở Việt Nam
cũng vậy ”4
Một đóng góp to lớn và là tư tưởng đặc sắc của Hồ Chí Minh trong sự
phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin về tôn giáo là đã xác định: Mục
đích cao nhất, nội dung xuyên suốt của công tác tôn giáo là giữ vững tăng
cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết lương giáo, đoàn kết giữa
đồng bào các tôn giáo khác nhau, làm cho “Nước vinh đạo sáng”, “Tốt đời
đẹp đạo”, góp phần ngày càng to lớn vào kháng chiến, kiến quốc. Cho nên,
ngay cả những lúc vận mệnh của cách mạng như ngàn cân treo trên sợi tóc,
Hồ Chí Minh vẫn xác định một trong sáu nhiệm vụ cấp bách đầu tiên mà
Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa phải thực hiện là: Tín ngưỡng tự do
lương giáo đoàn kết.

Những quan điểm, chính sách độc đáo về tôn giáo ấy là nền tảng tư
tưởng để Đảng, Nhà nước ta tiếp tục nhận thức và xử lý vấn đề tôn giáo trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Ba là, những bài học kinh nghiệm giải quyết vấn đề tôn giáo của một
số nước trên thế giới và của các triều đại phong kiến Việt Nam
Vốn là quốc gia đa tôn giáo, từ lâu tôn giáo đã trở thành vấn đề được các
triều đại phong kiến Việt Nam hết sức quan tâm. Về cơ bản các nhà nước phong
kiến Việt Nam đều giải quyết đúng đắn vấn đề tôn giáo, góp phần quan trọng giữ
cho đất nước vững bền và phát triển.

3
4

Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 9 Nxb Chính trị quốc gia tr H1995 tr 248
Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 9 Nxb Chính trị quốc gia H1995 tr 176


5
Tuy nhiên, lịch sử Việt Nam cũng ghi nhận sự sai lầm tệ hại của các
triều đại nhà Nguyễn trong nhận thức, giải quyết vấn đề tôn giáo nói chung
và vấn đề Công giáo nói riêng nên tạo thêm cả thế và lực cho Thực dân Pháp
tăng cường chiến tranh xâm lược nước ta, đưa cả dân tộc ta lâm vào cảnh
nước mất nhà tan, sống nô lệ lầm than hơn 80 năm trường.
Nhận thức và giải quyết vấn đề tôn giáo đã được đặt ra từ lâu trong lịch
sử ở từng quốc gia dân tộc cũng như ở phạm vi toàn nhân loại. Tùy theo lập
trường, quan điểm và chế độ chính trị khác nhau mà các nhà nước có sự nhìn
nhận, giải quyết vấn đề tôn giáo không giống nhau.
Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu, với hơn 70 năm xây dựng chủ
nghĩa xã hội đã có những thành tựu quan trọng trong giải quyết vấn đề tôn
giáo, nhưng cũng mắc những sai lầm, khuyết điểm không nhỏ khi xa rời

những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin về vấn đề này. Các thế
lực thù địch lợi dụng lôi kéo quần chúng nhân dân, gây khủng hoảng chính
trị, xã hội, một trong những nguyên nhân dẫn đến chủ nghĩa xã hội tan rã ở
những nước này.
Trung Quốc là một quốc gia đa tôn giáo, trong gần hai mươi năm từ
1957 đến 1976, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo đã bị hiểu
hoàn toàn sai lạc.“…tôn giáo bị coi là một loại hình thái ý thức phản động,
công cụ của giai cấp bóc lột…và nhiệm vụ căn bản của công tác tôn giáo là
nhanh chóng xóa bỏ tôn giáo”.5 Nhiều cơ sở hoạt động tôn giáo bị đóng cửa
hoặc sử dụng vào mục đích khác. Sai lầm đó làm cho Trung Quốc phải trả giá
hết sức nặng nề.
Văn kiện số 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc ra ngày 31 tháng 3
năm 1982 , đã đưa những “Quan điểm cơ bản và chính sách cơ bản về vấn đề
tôn giáo thời kỳ xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc” trở về đúng với lý luận MácLênin về tôn giáo, góp phần làm cho tình hình tôn giáo đi vào phát triển ổn
định, lành mạnh, động viên được sự đóng góp to lớn của hàng trăm triệu tín
đồ chức sắc các tôn giáo vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước
này.
Viện nghiên cứu tôn giáo: Tài liệu tham khảo dành cho lớp Bồi dưỡng ngắn hạn về khoa học tôn giáo H
2004 tr 294
5


6
Ở khu vực Đông Nam á, các nước Inđônêxia, Philippin, Malaixia với
chủ trương “cầu đồng tôn dị”, mong muốn sự đồng thuận và tôn trọng sự khác
biệt giữa các tôn giáo, nên tuy là những quốc gia đa tôn giáo, tín ngưỡng
nhưng cơ bản họ vẫn giữ được an ninh tôn giáo, góp phần vào sự ổn định
chính trị của đất nước. Tuy nhiên, với chủ trương lấy Phật giáo làm quốc giáo
và chỉ ưu tiên phát triển Phật giáo; hạn chế, o ép sự tồn tại phát triển của các
tôn giáo khác, trong đó có Hồi giáo, Thái Lan đã phải trả giá đắt bằng các

cuộc xung đột đẫm máu, mang màu sắc khủng bố của các tín đồ đạo Hồi ở
đây gây ra.
Những bài học thành công và thất bại trên đây của các nước trên thế
giới và của các triều đại phong kiến Việt Nam sẽ là những kinh nghiệm quí
báu giúp Đảng, Nhà nước ta nhận thức xử lý vấn đề tôn giáo một cách đúng
đắn hơn trong thời kỳ đổi mới.
Bốn là, những bài học được và chưa được trong nhận thức, xử lý vấn đề
tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta từ khi ra đời đến nay và những thành tựu của
công cuộc đổi mới.
Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn
giáo vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, Đảng, Nhà nước ta đã thể hiện sự
nhất quán, trước sau như một tôn trọng tự do tín ngưỡng và tự do không tín
ngưỡng của nhân dân và thường xuyên đấu tranh với những biểu hiện vi phạm
tự do tín ngưỡng, hoặc lợi dụng tự do tín ngưỡng xâm hại đến lợi ích chung
của dân tộc; đồng thời luôn tìm mọi phương cách để biến những quan điểm,
chính sách đúng đắn đó thành các hoạt động thực tiễn sinh động phong phú
nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác tôn giáo.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các quan điểm, chính sách tôn giáo
của Đảng, Nhà nước, công tác tôn giáo còn không ít những hạn chế, khuyết
điểm, thậm chí phạm nhiều sai lầm. “Trong việc chấp hành chính sách tôn
giáo từ trước đến nay ta đã phạm nhiều sai lầm. Nhất là trong cải cách ruộng
đất vừa qua, nhiều sai lầm rất nghiêm trọng của ta ở những vùng đông đồng
bào Công giáo, làm cho quần chúng Công giáo càng hoài nghi, kém tin tưởng
vào chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng của Đảng và Chính phủ ”6
Chỉ thị của BCHTWĐLĐVN số 48- chính trị ngày 17-11-1956. Lưu trữ quốc gia III số ký hiệu II 3/3/49Trích theo Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo- Học viện Quốc gia Hồ Chí Minh, Nxb
tôn giáo . H. 2003 tr 232
6


7

Thành tựu và hạn chế của công tác tôn giáo dưới sự lãnh đạo của Đảng
từ khi Đảng ta ra đời đến nay là những bài học kinh nghiệm vô cùng quí báu,
nó không chỉ giúp Đảng, Nhà nước vững tin hơn vào những quan điểm chính
sách đúng đắn của mình, hiểu sâu sắc hơn tình hình tôn giáo Việt Nam, mà
còn giúp Đảng, Nhà nước thấy rõ hơn tính cấp thiết, nội dung, hình thức của
việc đổi mới nhận thức và xử lý vấn đề tôn giáo trong giai đoạn mới của cách
mạng Việt Nam.
Tinh thần đổi mới của Nghị quyết Đại hội VI và Nghị quyết Ban Chấp
hành Trung ương lần thứ tám (khoá VI, họp tháng 3 năm 1990) cùng yêu cầu
phải không ngừng tăng cường động lực cho công cuộc đổi mới toàn diện đất
nước chính là tiền đề lý luận và thực tiễn cơ bản, trực tiếp giúp Đảng, Nhà
nước ta có những bước đột phá trong đổi mới nhận thức về tôn giáo. Quán
triệt quan điểm nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật của Đại hội VI và chủ
trương đổi mới công tác quần chúng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và
nhân dân của Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tám khoá VI,
Đảng Nhà nước ta đã nhận thức lại một cách khách quan, toàn diện, lịch sử,
cụ thể hơn, đánh giá đúng đắn hơn tình hình tín ngưỡng, tôn giáo trong nước
và trên thế giới, từ đó coi việc đáp ứng và giải quyết hài hoà nhu cầu lợi ích
thiết thực của quần chúng, trong đó có nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của một bộ
phận nhân dân là cơ sở của công tác tôn giáo. Mặt khác, sự nghiệp đổi mới ở
nước ta càng sâu rộng, càng đặt ra yêu cầu phát huy cao độ vai trò, tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của toàn thể quần chúng nhân dân lao động, trong đó đồng
bào có đạo chiếm tới 25% dân số, tạo nên nguồn nội lực chủ yếu thúc đẩy sự phát
triển của công cuộc đổi mới, đồng thời là cơ sở để tiếp thu, tranh thủ nguồn ngoại
lực quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng đất nước. Vì
thế, sự phát triển của sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước vừa là tiền đề, điều
kiện, vừa đặt ra nhu cầu thực tiễn bức thiết đòi hỏi Đảng, Nhà nước ta đổi mới
nhận thức về vấn đề tôn giáo trong thời kỳ mới.
Như vậy, tình hình thực tiễn, trong đó có tình hình tôn giáo ở trong và
ngoài nước, cùng những tiền đề lý luận phong phú trước tháng 10 năm 1990



8
đã hội đủ cả điều kiện cần và đủ cho sự ra đời những nhận thức mới về tôn
giáo của Đảng, Nhà nước ta trong thời kỳ mới.
1.2. Cơ sở thực tiễn của quá trình đổi mới nhận thức về tôn giáo của
Đảng, Nhà nước ta
Nhận thức về tôn giáo là quá trình phản ánh của con người đối với tôn
giáo, nhằm thực hiện những mục đích nhất định. Kết quả phản ánh đó là sự tác
động biện chứng của cả điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan. Nằm trong
tính qui luật chung ấy, quá trình đổi mới nhận thức về tôn giáo của Đảng, Nhà
nước ta trong thời kỳ đổi mới cũng bắt nguồn từ những lý do sau:
Thứ nhất, do diễn biến phức tạp của tình hình tôn giáo trong nước và
trên thế giới
Do phát triển khoa học - kỹ thuật, công nghệ, thông tin... đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện, sinh hoạt văn hóa, tinh thần
dưới nhiều hình thức phong phú và đa dạng, áp bức bất công xã hội được đẩy
lùi, dân chủ hóa ngày càng được mở rộng ; tri thức nhân loại ngày càng nâng
cao, đã có người dự đoán, đến cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI tôn giáo sẽ
ngày càng thu hẹp, thậm chí sẽ biến mất khỏi đời sống xã hội. Nhưng thực tế
cho thấy, từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay tôn giáo không những
không mất đi, mà còn diễn biến phức tạp về số lượng tín đồ, loại hình và xu
thế vận động phát triển.
Các tín đồ các tôn giáo ước tính chiếm hơn 80% dân số thế giới và
các loại hình tôn giáo cũng phát triển rất phức tạp. Hiện nay, ngoài các tôn
giáo truyền thống như Hồi giáo, Kitô giáo, Phật giáo… trên thế giới có tới
hơn 10.000 tôn giáo khác nhau, trong đó có khoảng 150 tôn giáo có hơn 1
triệu tín đồ”. Thậm chí theo Viện nghiên cứu tôn giáo Hoa Kỳ thì hiện nay
mỗi ngày có khoảng từ 2 đến 3 tôn giáo mới ra đời.
Tình hình tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta trong thời kỳ đổi mới cũng

không kém phần phức tạp. Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, trong những năm
qua trừ đạo Tin Lành có sự phát triển nhanh đặc biệt ở các vùng dân tộc và
miền núi, còn hầu hết các tôn giáo lớn ở nước ta không có sự phát triển đột
biến. Tốc độ tăng số lượng tín đồ các tôn giáo cùng với sự gia tăng dân số


9
của cả nước. Tuy nhiên, cho đến năm 2015, chỉ tính riêng số lượng tín đồ của
6 tôn giáo lớn ở nước ta chiếm hơn 25% dân số cả nước. Trong đó” Phật giáo:
10 triệu người; Công giáo: 6 triệu người; Tin Lành 1 triệu người; Cao Đài 2,2
triệu người; Phật giáo Hoà Hảo:1,2 triệu người; Hồi giáo: 100.000 người.
Bước vào thời kỳ đổi mới, ở nước ta xuất hiện nhiều loại hình tôn giáo
mới. Theo thống kê của Viện nghiên cứu tôn giáo hiên nay ở nước ta có
khoảng “60 hiện tượng tôn giáo mới”7 với 60 tên gọi khác nhau, như Ngọc
Phật Hồ Chí Minh, Long Hoa Di Lặc, Thanh Hải Vô Thượng Sư…Lực lượng
tham gia các nhóm tôn giáo này… phần đông là thị dân và những nhóm xã
hội dễ bị tổn thương như cán bộ về hưu, phụ nữ có tuổi, dân nghèo ở thị trấn,
thị xã, tỉnh thành … Các hiện tượng tôn giáo mới đã gây nên nhiều “…hậu
quả tiêu cực về sức khoẻ, tinh thần, về trật tự xã hội...
Điểm chủ yếu trong những diễn biến phức tạp của tình hình tôn giáo
hiện nay là xu hướng tôn giáo hoá các vấn đề chính trị xã hội, xu hướng các
giáo hội, tổ chức tôn giáo, cá nhân các nhà tu hành, chức sắc tôn giáo ngày
càng chủ động tham gia vào các hoạt động chính trị, can thiệp vào chính trị.
Cho nên, tôn giáo vừa có tư tưởng lý luận để ảnh hưởng đến quần chúng vừa
có tổ chức để quản lý, điều khiển quần chúng. Tôn giáo còn có thể lợi dụng
nội dung, hình thức của nghệ thuật, triết học, đạo đức…để làm phong phú,
sinh động các giáo lý, giáo luật, từ đó khiến cho ảnh hưởng của nó đối với
quần chúng sâu sắc, hiệu quả hơn. Về mặt này, ngay cả chính trị, pháp luật
cũng kém xa.
Từ khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng (5/1975 ) đến nay đa số các tín

đồ, chức sắc tôn giáo chấp hành nghiêm đường lối, chính sách của Đảng, Nhà
nước, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa. Nhiều người trong số họ đã trở thành đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng
nhân dân các cấp.
Nhưng, trước sai lầm, sơ hở của chính quyền các cấp trong thực hiện
chính sách đất đai, dân tộc và tôn giáo, lại bị các thế lực cực đoan trong các
tôn giáo kích động, tổ chức, lôi kéo “Việc khiếu kiện và tranh chấp liên quan
Đỗ Quang Hưng: Hiện tượng tôn giáo mới mấy vấn đề Lý luận và thực tiễn . Tài liệu tham khảo dành cho
lớp bồi dưỡng ngắn hạn về khoa học tôn giáo H 2004 tr 157
7


10
đến đất đai và cơ sở vật chất của tôn giáo ở một số nơi tăng lên, có nơi gay
gắt, phức tạp”8. Có những chức sắc, tín đồ tôn giáo không thể hiện rõ ý thức
công dân, thậm chí tuyên truyền, lôi kéo quần chúng có đạo chống lại chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta. Thích Quảng Độ, Thích Huyền
Quang… âm mưu dựng lại cái gọi là “Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất
” nhằm đối lập với Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay. Linh mục Nguyễn
Văn Lý của Công giáo, Lê Quang Liêm của Phật giáo Hoà Hảo, ngoài hoạt
động tuyên truyền chống phá cách mạng còn cùng Thích Quảng Độ thành lập
“Liên tôn đòi tự do tôn giáo”…Đây chính là những nhân tố “tiềm ẩn…Có thể
gây mất ổn định. Nó buộc chúng ta phải có cách nhìn mới về tín ngưỡng, tôn
giáo để tranh thủ được tính tích cực chính trị trong đa số tín đồ chức sắc tôn
giáo vừa hạn chế, ngăn chặn những hoạt động lợi dụng tôn giáo để chống chế
độ phá hoại trật tự xã hội, an ninh quốc gia ở một số chức sắc và tín đồ tôn
giáo.
Thứ hai, các thế lực thù địch tăng cường lợi dụng tôn giáo chống phá
các lực lượng cách mạng, can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta.
Lênin cho rằng: “Tất cả các giai cấp áp bức đều cần đến hai chức năng xã

hội để giữ gìn sự thống trị của mình, đao phủ và giáo sĩ ”9. Cho nên, việc sử
dụng tôn giáo vào mục đích thống trị bóc lột, chống các phong trào cách
mạng và tiến bộ xã hội là thuộc tính bản chất, trở thành truyền thống của các
giai cấp bóc lột trước đây và chủ nghĩa đế quốc ngày nay. Nhưng khác với
trước đây, ngày nay chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là Mỹ lợi dụng xu thế toàn
cầu hoá của thế giới, xu thế quốc tế hoá của tôn giáo, sự phát triển mạnh mẽ
của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, tận dụng được sự thắng
thế tạm thời của mình, khai thác triệt để sự thất bại tạm thời của phong trào
cách mạng, để ngày càng gia tăng sử dụng tôn giáo vào các hoạt động chính
trị phản động của họ.

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy, BCHTW Đảng Khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia
H 2003; tr 47
9 V.I.Lênin Toàn tập, Tập 26, bản tiếng Việt Nxb Tiến bộ M 197 tr 293
8


11
Ngày nay, thủ đoạn lợi dụng tôn giáo để chống phá các lực lượng cách mạng
thế giới của chủ nghĩa đế quốc rất da dạng, phong phú và thường xuyên được điều
chỉnh bổ sung, nhưng có thể khái quát một số thủ đoạn cơ bản của chúng như sau:
Một là, lợi dụng tham vọng của các lãnh tụ tôn giáo và sự cuồng tín của các
tín đồ tôn giáo, từ đó thổi phồng sự khác biệt giữa các tôn giáo, gây nên những
cuộc chiến tranh núp dưới vỏ bọc tôn giáo, phục vụ lợi ích kinh tế, chính trị của
các giai cấp, các lực lượng phản động.
Hai là, trực tiếp huấn luyện, cung cấp vũ khí, tiền bạc cho các nhóm tôn
giáo cực đoan tiến hành các hoạt động khủng bố gây mất ổn định chính trị các
nước.
Thứ ba, do yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, trong thời kỳ mới.

V.I.Lênin đã từng chỉ rõ, không được đặt vấn đề tôn giáo một cách
trừu tượng, mà nhận thức, xử lý vấn đề tôn giáo phải gắn với đấu tranh
giai cấp với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng. Điều đó có nghĩa khi điều kiện,
hoàn cảnh của cuộc cách mạng đã thay đổi, nhiệm vụ của cách mạng nặng
nề, phức tạp hơn, thì ngay cả khi tình hình tôn giáo ít biến đổi, những
người Cộng sản vẫn phải đổi mới cách nghĩ, cách làm đối với vấn đề tôn
giáo Phải có nhận thức mới về tôn giáo để giữ vững môi trường hoà bình
và tạo các điều kiện thuận lợi góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây
dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Với nước ta, trong tình hình mới, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù
địch cũng thay đổi chiến lược và phương thức chống phá. Chúng sử dụng
phương thức phi vũ trang là chủ yếu, lợi dụng chiêu bài dân chủ, nhân quyền,
tôn giáo, dân tộc để can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta. Vì thế, phải
có cách nhìn mới về tôn giáo, đảm bảo nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của bộ
phận nhân dân, tạo nguồn nội lực quan trọng cho xây dựng và phát triển đất
nước. Đồng thời giải tỏa những bức xúc tinh thần dễ dẫn đến những hành
động “tử vì đạo”trong các tín đồ, chức sắc tôn giáo, xoá bỏ những “ngòi nổ”
có thể dẫn đến “điểm nóng” gây mất ổn định chính trị, ngăn chặn sự xuất hiện


12
những ngọn cờ chống đối trong các tôn giáo, làm cho chủ nghĩa đế quốc và các
thế lực thù địch không có nguyên cớ tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta
2. Một số nội dung nhận thức mới về vấn đề tôn giáo của Đảng,
Nhà nước trong thời kỳ đổi mới và việc đấu tranh phongg chống các thế lực
thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo chống phá cách mạng nước Việt Nam hiện
nay.
Nhận thức mới về vấn đề tôn giáo của Đảng, Nhà nước trong thời kỳ đổi
mới chính là sự nhận thức đúng đắn, toàn diện hơn đối với tín ngưỡng, tôn giáo
và giải quyết kịp thời, hiệu quả hơn những vấn đề nảy sinh trong bản thân tổ

chức, hoạt động của tín ngưỡng, tôn giáo và trong mối quan hệ giữa tín ngưỡng,
tôn giáo với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, góp phần ngày càng to lớn
hơn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ thành công Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa.
Nhận thức này được thể hiện trong một chỉnh thể thống nhất giữa
nhận thức mới về tín ngưỡng, tôn giáo và nhận thức mới về công tác xử
lý, giải quyết các vấn đề tôn giáo, giữa các quan điểm của Đảng và chính
sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo. Các bộ phận ấy vừa liên hệ gắn
bó khăng khít với nhau, tạo điều kiện, tiền đề cho nhau tồn tại, phát triển
vừa mang tính độc lập tương đối, với những thuộc tính đặc thù của chúng.
Trong đó quan điểm về tôn giáo của Đảng là cơ sở, nền tảng, quyết định
mục tiêu, phương hướng, nội dung, hình thức của các chính sách pháp luật
về tôn giáo của Nhà nước, đồng thời chính sách pháp luật về tôn giáo của
Nhà nước lại là công cụ, phương tiện quan trọng nhất để thể chế hoá,
hiện thực hoá các quan điểm về tôn giáo của Đảng trong thực tiễn .
2.1. Nhận thức mới về tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước
trong thời kỳ đổi mới.
Đảng và Nhà nước ta thừa nhận tính tất yếu và khả năng tồn tại lâu dài
của tôn giáo trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội - đây là sự phát triển
nhận thức mang tính đột phá về tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta trong thời kỳ đổi
mới.


13
Năm 1990 chúng ta mới có Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị về công tác
tôn giáo. Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị có nhiều nội dung, một trong những
nội dung đó là việc Đảng ta khẳng định: “Tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu
dài. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân.”10.
Sau 13 năm thực hiện, Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung
ương lần thứ bảy, khoá IX khẳng định: “tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh

thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá
trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta”11. Quan điểm trên đây chỉ rõ:
trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta việc tồn tại của tín
ngưỡng, tôn giáo là một thực tế khách quan. Nó là nhu cầu tinh thần phức tạp,
tồn tại thật trong một bộ phận quần chúng nhân dân. Tôn trọng và đáp ứng
nhu cầu này là tôn trọng quyền con người, là tạo nên động lực của một bộ
phận nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa.
Vốn là một nước tiểu nông, dân cư Việt Nam đa số là nông dân, phần
còn lại tuyệt đại bộ phận đều xuất thân hoặc có quan hệ chặt chẽ với làng quê,
nơi gắn liền với truyền thống tín ngưỡng bản địa phong phú và hiện đang
như những bảo tàng lưu giữ rất nhiều phong tục tập quán mang tính chất tín
ngưỡng, tôn giáo, thậm chí mê tín dị đoan. Môi trường ấy vốn đã là mảnh đất
màu mỡ cho tín ngưỡng, tôn giáo phát triển, nay lại được kích thích bởi quan
niệm “phú quí sinh lễ nghĩa”, nên càng có cơ hội nảy sinh, tồn tại. Bên cạnh
đó mặt trái của kinh tế thị trường của nước ta cũng bộc lộ những mặt tiêu cực,
tác động không nhỏ tới đời sống văn hoá tinh thần xã hội. Các qui luật kinh tế
thị trường và những tiêu cực xã hội do nó sinh ra như mại dâm, ma tuý, ô
nhiễm môi trường sinh thái, phân hoá giàu nghèo, như những thế lực tự phát
ngày càng hùng mạnh đang hàng ngày, hàng giờ tác động đến con người; làm
cho một bộ phận không nhỏ quần chúng nhân dân nảy sinh tâm lý thiếu tự

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ bẩy Ban Chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb
Chính trị quốc gia H.2003 tr 45
11 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ bẩy Ban Chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb
Chính trị quốc gia H.2003 tr 48
10


14

tin, không làm chủ được bản thân, phó thác cuộc đời cho cái ngẫu nhiên, may
rủi và cho các lực lượng siêu nhiên
Khẳng định tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân
đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội là
một bước đột phá lớn trong nhận thức về tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta trong
thời kỳ đổi mới. Nó góp phần đấu tranh khắc phục tư tưởng coi tôn giáo chỉ như
một hiện tượng tàn dư, còn rơi rớt lại từ các xã hội cũ, cần nhanh chóng loại bỏ
càng sớm càng tốt, hoặc quan niệm coi tôn giáo là sản phẩm chủ yếu từ các hoạt
động chống phá của kẻ thù, dẫn đến nóng vội chủ quan duy tâm, duy ý chí trong
công tác tôn giáo của không ít cán bộ, đảng viên hiện nay. Đây sẽ cơ sở nền tảng
để hình thành, phát triển các quan điểm, giải pháp mới về tôn giáo và công tác
tôn giáo.
Trong thời kỳ mới, Đảng, Nhà nước ta xem xét, đánh giá tín ngưỡng,
tôn giáo toàn diện, lịch sử cụ thể hơn.
Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta xem xét tôn giáo một cách khách quan,
toàn diện trong mối quan hệ phong phú đa dạng của nó với các lĩnh vực khác
của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Nhà nước tiếp tục coi trọng
xem xét, đánh giá tôn giáo trong sự thống nhất biện chứng giữa ý thức tôn
giáo, tổ chức tôn giáo và các hoạt động tôn giáo, trong đó đặc biệt quan tâm
xem xét, đánh giá tổ chức và hoạt động tôn giáo, nhất là các hoạt động tôn
giáo. Vì thế, các “Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phải bảo đảm an toàn, tiết
kiệm, phù hợp với truyền thống bản sắc văn hoá dân tộc, giữ gìn, bảo vệ môi
trường”12 và có mục tiêu, phương hướng, nhằm tăng cường đoàn kết đồng bào
các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp
của toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Như vậy, theo quan điểm của Đảng,
Nhà nước ta, tôn chỉ, mục đích của các tổ chức tôn giáo là do ý thức, hệ tư tưởng tôn giáo qui định, nhưng hoạt động tôn giáo dù rất đa dạng, nhiều mặt, từ
12


Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo. Nxb Chính trị quốc gia H 2005 Điều 14, tr 14


15
các nghi lễ, thờ cúng, xuất bản kinh sách, truyền bá giáo lý, giáo luật đến thực
hiện các quan hệ đối ngoại tôn giáo… đều phải hướng tới xây dựng, củng cố
khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa. Đây là một căn cứ cơ bản để xây dựng các văn bản pháp luật quản
lý, điều chỉnh các hoạt động tôn giáo và là tiêu chí quan trọng đánh giá hiệu quả
hoạt động của công tác tôn giáo trong thời kỳ mới. Đồng thời, nó còn là cơ sở
đấu tranh khắc phục quan điểm nhận thức và hành động tách rời các hoạt động
tôn giáo với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cho nên, có thể coi đây là
một trong những nội dung quan trọng nhất, thể hiện sự đổi mới tư duy của Đảng,
Nhà nước về tôn giáo trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Từ năm 1990, Đảng, Nhà nước ta bắt đầu khẳng định những hạt nhân
tích cực trong đạo đức, văn hoá, cộng đồng tôn giáo và tạo điều kiện giữ gìn,
phát huy những giá trị tích cực ấy vào xây dựng xã hội mới.
Về cơ bản tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội mang tính tiêu cực,
phản ánh “hư ảo” thế giới khách quan vào trong đầu óc những con người chưa
tìm thấy mình hoặc tự đánh mất mình một lần nữa. Nhưng tôn giáo không chỉ
phản ánh hư ảo thế giới khách quan, mà còn phản ánh khát vọng vươn tới một
cuộc sống hạnh phúc vĩnh hằng, phản ánh thái độ phản kháng của con người
đối với một xã hội còn nhiều áp bức, bất công. Mặt khác, tổ chức tôn giáo
không chỉ có chức năng thực hiện các nghi lễ thờ cúng, rao giảng kinh sách,
bảo vệ và phát triển tôn giáo, mà còn là một tổ chức xã hội có khả năng tập
hợp, tổ chức quần chúng thực hiện nhiệm vụ ngoài tôn giáo, phi tôn giáo.
Đường hướng hoạt động và vai trò tích cực hay tiêu cực của các tổ chức và
các tín đồ, chức sắc tôn giáo đối với xã hội phụ thuộc rất lớn vào trình độ, khả
năng quản lý, lãnh đạo của giai cấp, nhà nước thống trị đối với tôn giáo. Giai
cấp tiến bộ cách mạng, cùng nền chính trị năng động, sáng tạo, với khả năng

đánh giá đúng và biết cách quản lý, động viên phù hợp thì những giá ttij văn
hóa, đạo đức trong giáo lý, giáo luật tôn giáo sẽ được phát huy, phát triển, góp
phần làm phong phú đời sống văn hoá, đạo đức, tinh thần của xã hội; các tổ
chức tôn giáo sẽ phát huy được khả năng hoạt động từ thiện, y tế… các tín đồ,


16
chức sắc tôn giáo phát huy được vai trò của một bộ phận quần chúng nhân
dân, cùng toàn thể nhân dân làm nên lịch sử; và ngược lại.
Nhận thức sâu sắc vấn đề này, nên trong Nghị quyết 24/NQ - TW của
Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương khoá VI, Đảng ta đã nhận định:
”Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội
mới”13. Và tiếp theo các kỳ Đại hội, cho đến Đại hội X Đảng ta chỉ rõ: “Phát
huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo”14 và “Tôn trọng và
phát huy vai trò gương mẫu, dẫn dắt của những người tiêu biểu, có uy tín trong
cộng đồng dân cư, các dân tộc, các tôn giáo”15. Đồng thời: “Giải quyết tốt việc tôn
giáo tham gia thực hiện chủ trương xã hội hoá các hoạt động y tế, văn hoá, xã hội,
giáo dục … của Nhà nước theo nguyên tắc: Khuyến khích các tôn giáo đã được
Nhà nước thừa nhận tham gia phù hợp với chức năng, nguyên tắc tổ chức của mỗi
tôn giáo và qui định của pháp luật. Cá nhân tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu
hành tham gia với tư cách công dân thì được khuyến khích và tạo điều kiện thực
hiện theo qui định của pháp luật ”16
Quan điểm trên đây của Đảng ta là nguồn động lực to lớn, tạo nên niềm
phấn khởi, cổ vũ đồng bào các tôn giáo, nhất là các tín đồ, chức sắc tiến bộ,
tích cực tham gia vào phong trào thi đua yêu nước, xây dựng các cộng đồng tôn
giáo ngày càng phồn vinh hạnh phúc, “sống tốt đời đẹp đạo”, giúp cho “ở vùng
đồng bào các tôn giáo, các tệ nạn xã hội ít xảy ra.” 17 Đặc biệt, hoạt động từ
thiện nhân đạo của các tổ chức tôn giáo được khuyến khích, đạt nhiều hiệu quả.
Các tôn giáo đã tích cực tham gia hoạt động xã hội, y tế, giáo dục, từ thiện
nhân đạo, phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; tổ chức quyên

góp cứu trợ đồng bào gặp khó khăn do thiên tai, xây dựng nhà tình nghĩa...
Việc khám, chữa bệnh miễn phí, nuôi dạy trẻ mồ côi, khuyết tật, chăm sóc sức
khỏe người già, người tàn tật, bệnh nhân phong, bệnh nhân AIDS giai đoạn
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ bẩy Ban Chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb
Chính trị quốc gia H.2003 tr 46-47
14 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia H.2006 tr 122
15 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia H.2006 tr 117
16 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ bẩy Ban Chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb
Chính trị quốc gia H.2003 tr 54
17 Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Ban Tôn giáo Chính phủ, Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt
Nam, Hà Nội 2006, tr 69
13


17
cuối... do cá nhân chức sắc, nhà tu hành hoặc tổ chức tôn giáo phụ trách, tài trợ
đã góp phần giải quyết những khó khăn trong cuộc sống và xoa dịu nỗi đau của
hàng chục ngàn người.
Thời kỳ mới, ngoài những đóng góp to lớn của đồng bào các tôn giáo
với đất nước, Đảng, Nhà nước đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế, những
khúc mắc trong lịch sử của một số tôn giáo đối với dân tộc nhằm tăng cường
sự hiểu biết, thông cảm, tạo nên sự đồng thuận trong nước và dư luận quốc
tế.
Đối với đồng bào tôn giáo nói chung, Đảng ta nhận định: “Đồng bào
các tôn giáo đã có những đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc ”18 và: Yêu nước là một truyền thống quý báu của các tín đồ và
tuyệt đại đa số chức sắc tôn giáo ở Việt Nam. Hơn ai hết, đồng bào các tôn
giáo hiểu rất rõ rằng Tổ quốc có độc lập, tôn giáo mới tự do. Đây là một nhận
định hoàn toàn đúng đắn phản ánh khách quan công lao to lớn của đồng bào
các tôn giáo trong các cuộc chiến tranh giải phóng đất nước và sự nghiệp xây

dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay.
Đối với một số tôn giáo lớn sự đánh giá của Đảng, Nhà nước cũng rất
khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể; vừa thể hiện thái độ trân trọng, vừa
biểu hiện sự công tâm, công bằng đối với họ.
Đối với Phật giáo, một tôn giáo lớn nhất và lâu đời nhất, có ảnh hưởng
nhiều nhất tới sự phát triển của xã hội và con người Việt Nam, Đảng, Nhà nước ta nhận định: “Trong quá trình du nhập và phát triển, Phật giáo đã chứng
tỏ là tôn giáo hòa bình, dung hợp với các tín ngưỡng bản địa, luôn luôn gắn
bó, đồng hành cùng dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước”19. Ngày
nay tín đồ, tăng ni Phật giáo cả nước dưới sự lãnh đạo của Giáo hội Phật
giáo Việt Nam đã và đang có những đóng góp quan trọng vào công cuộc đổi
mới của đất nước. Nhưng với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất,
Đảng, Nhà nước ta cũng chỉ rõ: “Sau khi chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ, Giáo
hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất được thành lập… Sau một thời gian hoạt
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ bẩy Ban Chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb
Chính trị quốc gia H.2003 tr 46
19 Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Ban Tôn giáo Chính phủ, Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt
Nam, Hà Nội 2006, tr 11-12
18


18
động, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bắt đầu có sự phân rẽ, một bộ
phận nhỏ bị lợi dụng phục vụ mục đích chính trị của ngoại bang đã tách ra
hoạt động riêng, bị chi phối bởi những khuynh hướng tiêu cực…”.20 Nhận
định này không chỉ giúp nhân dân ta, trong đó có đồng bào các tôn giáo hiểu
rõ hơn lịch sử phát triển của Phật giáo, mà còn là cơ sở để chúng ta đấu tranh
chống các hoạt động của các thế lực thù địch, đang cố tình dựng lại cái gọi là
“Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất”, vu khống, xuyên tạc quan điểm,
chính sách về tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta hiện nay.
Với Công giáo, một tôn giáo lớn thứ hai ở Việt Nam, Đảng, Nhà nước

cũng rất trân trọng những đóng góp của tôn giáo này với nền văn hoá dân tộc.
Đảng, Nhà nước ta chỉ rõ: Cùng với việc truyền đạo và phát triển đạo ở Việt
Nam, đạo Công giáo đã góp phần làm phong phú nền văn hoá Việt Nam với
kiểu kiến trúc độc đáo của các nhà thờ, tiêu biểu là nhà thờ đá Phát Diệm
(Kim Sơn, Ninh Bình), nhà thờ lớn Hà Nội hay các lễ hội tiếp thu những nét
đẹp văn hóa dân tộc như: lễ Thiên Chúa giáng sinh, lễ hội La Vang (Quảng
Trị)... Đặc biệt là linh mục Alexandre de Rhodes đã dùng ký tự La-tinh đặt hệ
chữ viết mới góp phần hình thành chữ quốc ngữ như ngày nay... Nhưng,
chúng ta cũng công khai lên án những việc làm sai trái của các giáo sĩ nước
ngoài thuộc tôn giáo này đã làm tổn hại đến lợi ích chung của dân tộc trong
quá trình truyền đạo.
Với các tôn giáo khác, trong đó có đạo Cao đài, Đảng, Nhà nước cũng
ghi nhận những đóng góp to lớn của các hệ phái thuộc tôn giáo này với sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đảng, Nhà nước ta khẳng định: Trong
hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, đông đảo chức sắc, tín đồ của nhiều
hệ phái Cao đài đã tích cực ủng hộ cách mạng, hăng hái tham gia đóng góp
sức người, sức của vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất
đất nước. Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng bào
đạo Cao đài đang cùng toàn dân tích cực tham gia vào công cuộc đổi mới,
góp phần xây dựng đất nước.

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Ban Tôn giáo Chính phủ, Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt
Nam, Hà Nội , 2006, tr 14
20


19
Đặc biệt, với đạo Tin lành, một tôn giáo hiện đang nổi lên nhiều vấn đề
phức tạp cần giải quyết, Đảng, Nhà nước cũng thẳng thắn chỉ ra những khúc
mắc trong lịch sử về mối quan hệ giữa tôn giáo này với các tổ chức phản

động. Sách trắng “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam” của Chính
phủ ta viết: “Tuy nhiên, vì nhiều lý do, trong đó có việc một bộ phận Tin lành,
nhất là Tin lành ở Tây Nguyên có quan hệ với tổ chức phản động FULRO,
nên vấn đề tư cách pháp nhân của Tin lành ở miền Nam chưa được Nhà nước
xem xét giải quyết.”21
Như vậy, với việc đánh giá khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể, không né
tránh những vấn đề phức tạp, nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật một cách thẳng
thắn, công khai với toàn thể nhân dân trong nước và cộng đồng quốc tế, trong đó có
đồng bào, chức sắc các tín đồ tôn giáo; những nhận định đánh giá trên đây của
Đảng, Nhà nước ta đã thể hiện một nội dung quan trọng trong nhận thức mới về tôn
giáo trong thời kỳ đổi mới. Nó tạo nên những tiền đề thuận lợi rất lớn cả về lý luận
và thực tiễn nhằm từng bước nâng cao hiệu quả công tác tôn giáo trong thời kỳ mới.
2.2. Nhận thức mới về công tác tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta
trong thời kỳ đổi mới.
Lần đầu tiên trong lịch sử, Đảng ta khẳng định: công tác tôn giáo
phải hướng tới “làm cho các tôn giáo gắn bó với dân tộc, với đất nước và
chủ nghĩa xã hội”
Đây là một trong những chủ trương mang tính đột phá, đánh dấu sự đổi
mới, phát triển lớn trong nhận thức của Đảng, Nhà nước ta về công tác tôn
giáo. Chủ trương đó là sự định hướng, mang tính chiến lược lâu dài, đặt cơ sở,
nền tảng cho toàn bộ hoạt động công tác tôn giáo trong cuộc đấu tranh chống
những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo, chuyển hoá tôn giáo theo chiều hướng
tích cực, góp phần tranh thủ, phát huy ngày càng tốt hơn nguồn lực con người từ
các tín đồ tôn giáo trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa.
Xuất phát từ nhận thức mới về sự thống nhất giữa tính chất xã hội và
tính chất tôn giáo trong tổ chức tôn giáo, sự thống nhất giữa mặt tín đồ và mặt
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Ban Tôn giáo Chính phủ: “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt
Nam”, Hà Nội , 2006, tr 28-29
21



20
công dân trong một tín đồ tôn giáo; và thấy rõ hơn những giá trị văn hóa, đạo
đức trong các tôn giáo, Đảng, Nhà nước ta đã xác định, công tác tôn giáo phải
hướng tới: làm cho các tôn giáo gắn bó với dân tộc, với đất nước và chủ nghĩa
xã hội. Do vậy, theo quan điểm của Đảng ta, không chỉ công tác tôn giáo phải
có trách nhiệm hướng các tổ chức tôn giáo thành các tổ chức tôn giáo yêu nước, có nội dung đường hướng hành đạo phù hợp với lợi ích của dân tộc, bảo
vệ, đề cao lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia, tôn trọng bản sắc văn hoá dân tộc
và có trách nhiệm giáo dục lòng yêu nước, hướng dẫn tín đồ chức sắc tích cực
góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, mà chức
sắc, nhà tu hành cũng phải có trách nhiệm thường xuyên giáo dục cho tín đồ
lòng yêu nước, thực hiện quyền nghĩa vụ công dân và ý thức chấp hành pháp
luật,“… đi vào quĩ đạo cách mạng…có một lập trường đúng đắn ích nước lợi
dân…”22.
Từ Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá IX
(12/3/2003), Đảng ta khẳng định: công tác tôn giáo không chỉ là vấn đề chiến
lược, mà còn rất nhạy cảm, hệ trọng và cấp bách, không thể trì hoãn.
Với tính cách là tổng thể các hoạt động xem xét, đánh giá, giải quyết,
xử lý các hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo và mối quan hệ giữa tín ngưỡng,
tôn giáo với các hiện tượng xã hội khác, nhằm thực hiện thắng lợi đường lối,
quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; công tác tôn giáo
không đơn thuần là công tác tư tưởng, mà cốt lõi là công tác vận động quần
chúng, tổ chức thuyết phục giáo dục quần chúng quán triệt, thực hiện thắng
lợi đường lối, chính sách của Đảng, là cuộc đấu tranh gay go quyết liệt làm
thất bại các âm mưu thủ đoạn lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để lôi kéo mua
chuộc quần chúng chống phá cách mạng của các thế lực thù địch.
Trong thời kỳ mới, Đảng ta yêu cầu phải gắn chặt hơn việc xem xét, giải
quyết vấn đề tôn giáo với vấn đề dân tộc và vấn đề đại đoàn kết toàn dân tộc.
Giải quyết vấn đề tôn giáo nhằm phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết

toàn dân tộc là chủ trương không hoàn toàn mới. Năm 1945, ngay trong phiên
Báo người Công giáo số 25-5-1978 Trích theo Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáoHọc viện Quốc gia Hồ Chí Minh, Nxb tôn giáo . H. 2003 tr 232
22


21
họp đầu tiên của Chính phủ, Hồ Chí Minh đã đề nghị ban hành chính
sách:“Tín ngưỡng tự do, lương giáo đoàn kết”23. Chính sách đó đã góp phần
to lớn đoàn kết chặt chẽ đồng bào có đạo và đồng bào không có đạo trong
khối đại đoàn kết dân tộc, làm nên sức mạnh vô địch trong các cuộc chiến
tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc. Trong thời kỳ mới, với những yêu cầu
mới, việc phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong đó đồng
bào các tôn giáo là một bộ phận, hơn nữa là “…bộ phận quan trọng…” của
khối đại đoàn kết đó, ngày càng trở thành một trong những chủ đề trung tâm
của các kỳ Đại hội gần đây của Đảng ta.
Điểm mới về nhận thức của Đảng, Nhà nước ta đối với công tác tôn
giáo trong thời kỳ đổi mới, là nhấn mạnh hơn việc gắn xem xét, giải quyết
vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo với vấn đề đại đoàn kết toàn dân tộc và đặc biệt
nhấn mạnh mối quan hệ giữa công tác tôn giáo và công tác dân tộc. Đảng ta
chỉ rõ: “Các vấn đề dân tộc và tôn giáo được đặt ra và giải quyết trong tổng
thể, theo phương hướng và nội dung cơ bản của nhiệm vụ phát huy sức mạnh
đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng thời hết sức chú ý đến tính đặc thù của từng
vấn đề ấy ”24,và “ quán triệt Nghị quyết về công tác tôn giáo đồng thời với
Nghị quyết về…đại đoàn kết toàn dân tộc và Nghị quyết về công tác dân
tộc”25
Chủ trương gắn giải quyết vấn đề tôn giáo với vấn đề dân tộc và đại
đoàn kết toàn dân tộc còn là biện pháp khắc phục có hiệu quả những hạn chế,
yếu kém của công tác tôn giáo hiện nay. Trên thực tế, trong xử lý cụ thể các
vấn đề dân vận, dân tộc, tôn giáo có trường hợp bị động, chưa chủ động làm
tốt công tác vận động với đông đảo bà con có đạo, trong đó có các vị chức sắc

tôn giáo, vẫn còn những sơ hở để kẻ địch lợi dụng thực hiện âm mưu “diễn
biến hoà bình” làm phức tạp tình hình. ở một số nơi đồng bào bị các thế lực
thù địch và kẻ xấu lợi dụng, kích động lôi kéo vào các hoạt động gây chia rẽ
khối đại đoàn kết dân tộc.

Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4 Nxb Chính trị quốc gia H.1995 tr 7
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ bẩy Ban Chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb
Chính trị quốc gia H.2003 tr 83
25 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ bẩy Ban Chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb
Chính trị quốc gia H.2003 tr 55
23
24


22
Gắn công tác tôn giáo với công tác dân tộc phải được thực hiện ở tất cả
các khâu, các bước, các cấp, các ngành, các lực lượng; từ trung ương đến địa
phương, từ quán triệt Nghị quyết đến tổ chức thực hiện. Song, trước mắt cần
thực hiện tốt chính sách tín ngưỡng và tôn giáo ở vùng dân tộc và miền núi;
kiên quyết ngăn chặn việc lợi dụng chính sách tự do tôn giáo, tự do tín
ngưỡng, để hoạt động phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống phá sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta. Đồng thời, phải bồi dưỡng,
huấn luyện để cán bộ làm công tác tôn giáo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
hiểu biết phong tục tập quán, tiếng nói của dân tộc nơi mình công tác.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định “Tôn giáo là duy tâm, cộng sản
là duy vật”. Nên, quan niệm về lợi ích về vị trí, vai trò và cách thức giải quyết
các loại lợi ích, giữa những người theo tôn giáo và những người không theo tôn
giáo, không tránh khỏi những sự khác nhau. Song, theo quan điểm của Đảng ta,
nếu sự khác biệt đó không trái với lợi ích chung không làm tổn hại tới lợi ích
quốc gia dân tộc, thì sự khác biệt ấy cần được tôn trọng, thậm chí “chấp nhận”

để củng cố và tăng cường sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc. Quan điểm trên của
Đảng thể hiện bản chất cách mạng, khoa học, sự nhất quán trong việc giải quyết
hài hoà các lợi ích, luôn đặt lợi ích quốc gia dân tộc, lợi ích toàn cục lên trên lợi
ích bộ phận; và là sự kế thừa, phát triển lên trình độ mới truyền thống nhân
nghĩa, khoan dung của dân tộc nhằm xoá bỏ những định kiến, mặc cảm, hận thù,
quá khứ, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy, đoàn kết gắn bó hướng tới tương lai
trong các tầng lớp nhân dân, trong đó có đồng bào có đạo. Đây còn là cơ sở khoa
học để làm thất bại âm mưu của các thế lực thù dịch nhằm lợi dụng chiêu bài
tôn giáo, khoét sâu mâu thuẫn hữu thần, vô thần chia rẽ dân tộc, chống cách
mạng trong tình hình hiện nay.
Một trong những điểm rất mới trong nhận thức của Đảng, Nhà nước ta
về các giải pháp có tính nguyên tắc nhằm đoàn kết đồng bào có đạo, trong
thời kỳ mới, là coi “Giữ gìn và phát huy truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn
vinh và nhớ ơn những người có công với Tổ quốc, dân tộc và nhân dân, tôn


23
trọng tín ngưỡng, truyền thống của đồng bào các dân tộc và đồng bào có
đạo”26 là cơ sở văn hoá tâm linh nhằm tăng cường sự đồng thuận giữa người
có đạo và người không có đạo; giữa những người có các tín ngưỡng, tôn
giáo khác nhau.
Do tính chất tôn nghiêm, không khí linh thiêng của các hoạt động tín
ngưỡng, cùng cảm giác tự do, mãn nguyện của các chủ thể, nên những cung
bậc tình cảm về sự gắn bó, cố kết và lòng vị tha nhân ái được xây đắp nên
trong các hoạt động tín ngưỡng ấy cũng rất sâu sắc, bền vững. Hơn nữa,
những tình cảm ấy được xây dựng bắt nguồn từ tình cảm hướng tới cội nguồn,
bằng chính sự cảm nhận của chủ thể, không qua bất cứ một lời giáo huấn, một
sự ép buộc nào. Nên nó rất phù hợp với đặc điểm của người phương Đông,
trong đó có con người Việt Nam, một con người rất duy cảm, luôn quí trọng,
đề cao tình cảm. Đây là ưu thế của các hoạt động tín ngưỡng với tính cách là

phương tiện giáo dục, bồi dưỡng tình cảm yêu nước, thương người của con
người Việt Nam, mà các loại hình, phương tiện khác không có được.
Vì thế, việc Đảng, Nhà nước coi giữ gìn và phát huy truyền thống thờ
cúng tổ tiên, tôn vinh và nhớ ơn những người có công với Tổ quốc, dân tộc và
nhân dân, tôn trọng tín ngưỡng, truyền thống của đồng bào các dân tộc và
đồng bào có đạo, như một phương tiện văn hoá tâm linh để gắn kết, tạo sự
đồng thuận, giảm thiểu những sự khác biệt giữa đồng bào có đạo và đồng bào
không có đạo và giữa đồng bào các tôn giáo khác nhau, đồng thời tạo cơ sở để
đấu tranh chống mê tín dị đoan, lợi dụng tôn giáo chia rẽ khối đại đoàn kết
toàn dân tộc làm tổn hại đến lợi ích chung của dân tộc, là một phát hiện mới,
đánh dấu bước trưởng thành to lớn của Đảng, Nhà nước ta trong quá trình
lãnh đạo công tác tôn giáo, trong thời kỳ mới. Sự phát triển ấy không chỉ góp
phần tạo ra những tiền đề thuận lợi, nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác
tôn giáo ở nước ta, mà còn là một đóng góp quan trọng vào sự phát triển lý
luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo và công tác tôn giáo trong quá
trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ bẩy Ban Chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb
Chính trị quốc gia H.2003 tr 52
26


24
Qua thực tiễn lãnh đạo công tác tôn giáo, Đảng, Nhà nước ta xác định:
trong thời kỳ mới, nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động
quần chúng.
Có thể xem công tác tôn giáo gồm 3 mặt hoạt động chính là: quản lý
nhà nước về tôn giáo, đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo và công tác vận
động quần chúng, trong đó công tác vận động quần chúng phải là nội dung
cốt lõi, là cơ sở nền tảng chi phối định hướng cho các mặt công tác khác.

“Công tác quản lý nhà nước đối với các tôn giáo và đấu tranh chống việc lợi
dụng tôn giáo để chống đối chế độ chỉ thành công nếu làm tốt công tác vận
động quần chúng”27 Bởi vì, công tác tôn giáo trước hết là công tác đối với con
người, vì con người.. Mục đích cao nhất của nó là phải cùng các hoạt động
khác góp phần thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước. Nên muốn giành thắng lợi, nâng cao chất lượng hiệu quả nó
phải: trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân, nghe
dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin.
Cái mới trong nhận thức của Đảng, Nhà nước ta về công tác tôn giáo
trong thời kỳ mới, chính là việc nhấn mạnh vị trí, vai trò cốt lõi của công tác
vận động quần chúng trong công tác tôn giáo. Điều này là hoàn toàn đúng đắn
cả về lý luận và thực tiễn
Trong khi khẳng định nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác
vận động quần chúng, Đảng Nhà nước ta không bao giờ coi công tác tôn giáo
chỉ duy nhất là công tác vận động quần chúng. Ngược lại, trong điều kiện mới,
nhất là khi các thế lực thù địch đang tăng cường lợi dụng tôn giáo để chống phá
cách mạng, thì công tác quản lý nhà nước về tôn giáo và công tác đấu tranh
chống địch lợi dụng tôn giáo chống chế độ cần được đặc biệt coi trọng, nhằm
“Kiên quyết làm thất bại các âm mưu, hành động xuyên tạc và lợi dụng các vấn
đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo” hòng can thiệp vào công việc
nội bộ…của Việt Nam.
2.3 Đấu tranh phòng chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn
giáo chống phá cách mạng Việt Nam hiện nay
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ bẩy Ban Chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb
Chính trị quốc gia H.2003 tr50
27


25
Chống phá cách mạng Việt Nam là bản chất của các thế lực phản động.

Trong đó vấn đề tôn giáo luôn bị các thế lực thù địch coi là một trọng điểm ưu
tiên. Bởi Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo; sức mạnh của Việt
Nam là sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc. Do còn những vấn đề lịch sử để lại,
những đặc điểm tâm lý, những khó khăn trong đời sống vật chất, tinh thần của
các dân tộc, các tôn giáo, những thiếu sót trong thực hiện chính sách kinh tế xã hội, chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và nhà nước ta, nên đây là điểm
mà chúng tập trung chống phá.
Mục tiêu của chúng là lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo nhằm phá hoại
khói đại đoàn kết toàn dân tộc, chia rẽ đồng bào các dân tộc, tôn giáo và giữa
đồng bào các dân tộc theo các tôn giáo khác nhau. Kích động các dân tộc
thiểu số, tín đồ chức sắc tôn giáo chống lại chính sách dân tộc, tôn giáo của
Đảng và Nhà nước ta; đối lập các dân tộc, các tôn giáo với sự lãnh đạo của
Đảng đối với cách mạng Việt Nam; vô hiệu hóa sự quản lý của Nhà nước đối
với các lĩnh vực của đời sống xã hội, gây mất ổn định chính trị - xã hội, nhất
là ở vùng dân tộc, tôn giáo. Tạo dựng các tổ chức phản động trong các dân tộc
thiểu số, các tôn giáo để chống phá cách mạng Việt Nam. Thủ đoạn của
chúng thường là:
Một là, chúng xuyên tạc chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nước ta, trực tiếp là quan điểm, chính
sách dân tộc, tôn giáo. Chúng lợi dụng những vấn đề lịch sử để lại, những đặc
điểm tâm lý, những khó khăn trong đời sống vật chất và tinh thần của các dân
tộc, tôn giáo; những thiếu sót ai lầm trong thực hiện chính sách dân tộc, tôn
giáo để gây mâu thuẫn, tạo cớ can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Tận dụng ưu thế về kinh tế, quân sự, khoa học và công nghệ, cùng chiêu bài
“nhân quyền cao hơn chủ quyền”, một mặt, chúng mua chuộc, mặc cả với các
nhà lãnh đạo của các quốc gia, các tổ chức quốc tế, lôi kéo, dụ dỗ các chức
sắc đứng đầu các tổ chức tôn giáo lớn trên thế giới, biến diễn đàn và các tổ
chức quốc tế thành nơi tuyên truyền áp đặt những giá trị văn hoá về nhân
quyền, dân chủ, tôn giáo của Mỹ và phương Tây, từ đó hạ thấp thậm chí phủ
nhận những thành tựu, kết quả đạt được của chúng ta về công tác tôn giáo, vu



×