Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

TIỂU LUẬN góp PHẦN tìm HIỂU âm mưu TIN LÀNH hóa NGƯỜI HMÔNG của các THẾ lực THÙ ĐỊCH, vấn đề đặt RA với AN NINH VÙNG tây bắc nước TA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.55 KB, 32 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1

Trang
3
TÌM HIỂU ÂM MƯU “TIN LÀNH HÓA
5
NGƯỜI H’MÔNG” CỦA CÁC THẾ LỰC

1.1

THÙ ĐỊCH HIỆN NAY
Vài nét về đạo Tin lành ở Việt Nam và khu vực

5

1.2

Tây Bắc nước ta
Thực chất âm mưu “Tin lành hóa người

8

Chương 2

H’Mông” hiện nay
VẤN ĐỀ AN NINH KHU VỰC TÂY BẮC Ở

19


2.1

VIỆT NAM HIỆN NAY
Một số nhận xét về vấn đề “Tin lành hóa người

19

2.2

H’Mông” ở khu vực Tây bắc nước ta hiện nay
Giải pháp cơ bản phòng, chống âm mưu “Tin

21

lành hóa người H’Mông” trên địa bàn Tây Bắc
2.3

hiện nay
Vai trò của Quân đội trong việc thực hiện chính

24

sách tôn giáo của Đảng trong các vùng đồng bào
dân tộc thiểu số hiện nay
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

31
32



3

MỞ ĐẦU
Vùng Tây Bắc nước ta bao gồm các tỉnh: Lào Cai, Lai Châu, Điện
Biên, Sơn La, Yên Bái, Hoà Bình và miền Tây tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, đây
là vùng “phên dậu” của Tổ quốc, tiếp giáp với hai nước bạn Lào và Trung
Quốc. Cộng đồng các dân tộc chung sống trong vùng có gần 40 dân tộc anh
em với hơn 6 triệu người, riêng dân tộc H’Mông, theo Tổng điều tra dân số và
nhà ở năm 2009, người H’Mông có dân số 1.068.189 người, đứng hàng thứ 8
trong bảng danh sách các dân tộc ở Việt Nam. Nhìn chung, các dân tộc sống
đan xen với nhau, có truyền thống văn hóa đa dạng, đặc sắc; nơi đây là những
địa bàn chiến lược, xung yếu trấn giữ, bảo vệ biên cương của Tổ quốc.
Trong các cuộc kháng chiến, các tỉnh Tây Bắc nước ta là những khu căn
cứ địa cách mạng vững chắc, cung cấp sức người, sức của, góp phần làm nên
thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Thế nhưng, những năm gần đây vùng
đất chiến lược này đang bị các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn
giáo, dân chủ, nhân quyền để tác động, chia rẽ, lôi kéo, kích động tư tưởng ly
khai, tự trị. Chúng ráo riết tiến hành âm mưu “Tin lành hóa người H’Mông”
nhằm tuyên truyền lập “Vương quốc H’Mông” tự trị tại khi vực Tây Bắc nước
ta,.. Chúng dùng nhiều âm mưu, thủ đoạn thâm độc “diễn biến hoà bình” để
chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam, chia rẽ giữa Đảng, Nhà nước,
quân đội, công an với nhân dân, chia rẽ giữa đồng bào miền xuôi với miền
ngược, giữa người Kinh với đồng bào tôn giáo và đồng bào dân tộc thiểu số.
Lợi dụng địa hình và địa bàn cư trú phức tạp, chúng tiến hành truyền đạo trái
pháp luật, tuyên truyền thành lập các tổ chức phản động. Lợi dụng đời sống của
đồng bào dân tộc, tôn giáo còn khó khăn, sự thoái hoá, biến chất, quan liêu,
tham nhũng của một bộ phận cán bộ, đảng viên, chúng tuyên truyền, xuyên tạc
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, phủ nhận thành tựu
công cuộc đổi mới, phủ nhận chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta. Thủ đoạn hoạt



4

động chính của chúng là tung tin thất thiệt, xuyên tạc chính sách của Đảng,
Nhà nước ta về vấn đề dân tộc, tôn giáo, vu cáo chính quyền các cấp phân biệt
đối xử với đồng bào dân tộc thiểu số. Chúng ra sức dụ dỗ, lôi kéo các đối tượng
có hận thù với cách mạng, tàn quân của các tổ chức phản động trước đây và các
phần tử bất mãn. Một mặt, chúng tìm cách tập hợp những người có thành tích
“bất hảo”, có tiềm năng hợp tác với phương Tây để tạo dựng ngọn cờ, tập hợp
lực lượng chống đối. Mặt khác, chúng lợi dụng những mặt hạn chế của đồng bào
dân tộc thiểu số, những yếu kém trong bộ máy chính quyền địa phương ở một số
nơi để kích động, chia rẽ, nhằm làm cho nhân dân mất niềm tin vào Đảng, chính
quyền. Thủ đoạn của các thế lực thù địch được tiến hành lặng lẽ nhưng rất ráo
riết trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, quốc phòng, an
ninh … Trong đó, lấy việc gây rối an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm
mất ổn định tình hình ở các địa bàn chiến lược các tỉnh Tây Bắc là mục tiêu quan
trọng hàng đầu của chúng. Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên, tác giả chọn vấn
đề: “Tin lành hóa” người H’Mông và vấn đề an ninh vùng Tây Bắc nước ta
hiện nay làm nội dung tiểu luận của mình.


5

Chương 1
TÌM HIỂU ÂM MƯU “TIN LÀNH HÓA NGƯỜI H’MÔNG”
CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH HIỆN NAY
1.1 Vài nét về đạo Tin lành ở Việt Nam và khu vực Tây Bắc nước ta
* Sự du nhập, phát triển đạo Tin lành ở nước ta và khu vực Tây Bắc
Ngay từ những năm cuối thế kỷ XIX, tổ chức Hội liên hiệp Cơ đốc

Truyền giáo (CMA) của Tin lành Mỹ bắt đầu chú ý đến địa bàn Đông Dương và
Việt Nam. Năm 1887 mục sư, tiến sỹ A.B.Simpon - người sáng lập tổ chức
CMA đến truyền giáo ở Hoa Nam (Trung Quốc) sang nghiên cứu tình hình ở
Việt Nam. Sau khi ở Việt Nam trở về Simpon đã viết trên tờ tạp chí “Lời nói,
việc làm và thế giới” rằng: Miền bán đảo Đông Dương đã bị lãng quên quá
nhiều. Đại vương quốc An Nam phải được chinh phục cho đấng Ki-tô, tại sao
vương quốc này cùng với Tây Tạng lại không được Đức chúa Trời xem như một
trong những khu vực truyền giáo đầu tiên của cuộc tiến hành mới. Với chủ
trương đó, CMA đã nhiều lần phái giáo sỹ đến khảo sát, thăm dò, xây dựng kế
hoạch truyền giáo. Năm 1893, mục sư D.Seclacheur đến Sài Gòn; năm 1897,
mục sư C.H.Recver đến Lạng Sơn; năm 1899, mục sử R.A.Faffray đến Hà Nội;
năm 1901 mục sư S.Dayan đến Hải Phòng; năm 1911 mục sư Faffray Hostes
đến Đà Nẵng lập hội thánh đầu tiên và đạo tin lành bắt đầu phát triển ở Việt
Nam.
Đối với khu vực Tây Bắc, đạo Tin lành xuất hiện khá muộn, tuy nhiên
ngay từ những năm 1930, 1940, đạo Tin Lành cũng đã được truyền bá ở một số
tỉnh Tây Bắc, trong cộng đồng người H’Mông, Dao, Mường Thái… nhưng rất
ít kết quả. Đầu năm 1930, sau khi trở thành người đứng đầu chi hội Tin lành
Hà Nội mục sư Lê Văn Thái đã truyền đạo ra những vùng xa như Lào Cai,
Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình... Năm 1932, theo mục sư Lê Văn Thái, ở Hòa
Bình có một nhóm nhỏ người Mường theo Tin lành nhưng không rõ số lượng


6

và địa điểm. Năm 1935 ở Sơn La, Lai Châu cũng đã có người theo đạo Tin
lành. Riêng ở Sơn La đã hình thành một hội thánh của người Thái. Ở Sa Pa
cũng có một số người H’Mông theo đạo Tin lành và ngôi nhà của bà
H.H.Dixon được dùng làm nhà giảng. Tuy nhiên, hầu hết các điểm Tin lành
nói trên đến nay không còn nữa. Trong những năm tiếp theo đạo Tin lành hầu

như không được nhắc tới ở khu vực Tây Bắc, đồng bào các dân tộc Tây Bắc
chủ yếu theo tín ngưỡng dân gian, thờ cúng tổ tiên và có hai tôn giáo chính là
Công giáo và Phật giáo. Từ năm 1986, đạo Tin lành xuất hiện trở lại và được
truyền bá vào khu vực này. Điều đáng chú ý là từ khi xuất hiện trở lại nó phát
triển với tốc độ nhanh chóng và không bình thường, nhất là trong cộng đồng
dân tộc H’Mông. Như vậy, đạo Tin lành tuy xâm nhập vào vùng dân tộc thiểu
số Tây Bắc muộn hơn các tôn giáo khác, nhưng đạo Tin lành đã phát triển với
tốc độ nhanh, diễn biến phức tạp không bình thường. Đến nay, đã trở thành
một “điểm nóng” hiện thực xã hội với hàng trăm nghìn người tham gia.
Đến nay, đạo Tin lành đã có khoảng gần 1 triệu tín đồ, tập trung ở các
thành phố lớn và cùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và Tây Bắc.
Các tỉnh miền núi phía Bắc hiện có hơn 110.000 người theo đạo Tin lành, chủ
yếu là dân tộc thiểu số, trong đó người H’Mông chiếm 86%. Chính quyền các
tỉnh miền núi phía Bắc đã tiến hành cho đăng ký sinh hoạt đạo Tin lành tại 52
điểm nhóm. Đến hết năm 2007, chính quyền các tỉnh miền núi phía Bắc sẽ
xem xét, cấp đăng ký tiếp cho 40 điểm nhóm sinh hoạt đạo Tin lành. Trên địa
bàn Tây Nguyên, năm 2004, số tín đồ Tin Lành chỉ chiếm 6,5% dân số thì đến
năm 2009 tăng lên 7,2% dân số. Điều đáng nói là sự tăng trưởng đó chỉ tập
trung trong đồng bào các dân tộc ít người: năm 2004 tín đồ Tin Lành là người
dân tộc thiểu số chiếm 19,3% số tín đồ của tôn giáo này, đến năm 2009 tỷ lệ
này đã tăng lên 21,1%. Tỷ lệ tín đồ của đạo Tin Lành là người dân tộc thiểu
số chiếm tỷ lệ rất cao: Gia Lai 98,3%; Đắk Lắk 90,5%... Như vậy năm 2009


7

với tổng số 362.689 người theo đạo Tin Lành ở Tây Nguyên thì hầu hết trong
số họ là người các dân tộc thiểu số, gấp 6,5 lần số tín đồ Tin Lành trên toàn
lãnh thổ Việt Nam vào thời điểm 1954. Hiện nay, gần 25% số dân của 11 dân
tộc thiểu số Tây Nguyên theo đạo Tin Lành.

* Nhận xét chung đạo Tin lành ở nước ta và khu vực Tây Bắc
Đạo Tin lành là một trong những tôn giáo du nhập từ nước ngoài vào
nước ta muộn nhất nhưng cũng mang đầy đủ những đặc trưng cơ bản của Tin
lành thế giới. Đạo Tin lành ở Việt Nam có mối quan hệ khá rộng rãi, bao gồm
các mối quan hệ theo hệ thống dọc của từng tổ chức hệ phái và quan hệ giữa
các tổ chức hệ phái trên thềm đồng đạo. Tuy nhiên, cùng với thời gian, một số
hệ phái Tin lành ở Việt Nam nhất là hội thánh Tin lành Việt Nam ( miền
Nam) và hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) đã vươn lên “tự lập, tự
dưỡng, tự truyền” tách dần khỏi ảnh hưởng và chi phối của các hệ phái bên
ngoài. Đạo Tin lành ở Việt Nam, nhất là hội thánh Việt Nam (miền Bắc) và
hội thánh Tin lành Việt Nam ( miền Nam) đặc biệt quan tâm đến công việc
truyền giáo, coi đó vừa là nội dung vừa là chủ đích trong các hoạt động. Đặc
điểm hoạt động này được hình thành từ rất sớm, một phần do thiên chức
truyền giáo như bất kỳ tôn giáo nào nhưng điều quan trọng hơn là hầu hết các
hệ phái Tin lành ở Việt Nam đều có nguồn gốc từ tổ chức truyền giáo. Đạo
Tin lành ở Việt Nam trong quá trình tồn tại và phát triển và phát triển đa số
tín đồ và số đông mục sư, truyền đạo vẫn giữ tinh thần yêu nước gắn bó dân
tộc trong đó có những tín đồ, mục sư, truyền đạo ủng hộ và tham gia hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, những đóng góp đó đã tạo nền móng
cho đường hướng “Kính chúa yêu nước” của hội thánh Tin lành Việt Nam
(miền Bắc), và đường hướng “Sống phúc âm, phụng sự Thiên chúa, phục vụ
tổ quốc và dân tộc” của hội thánh Việt Nam (miền Nam). Tuy nhiên, đã có
một bộ phận nhỏ bị các thế lực xấu lôi kéo, mua chuộc đi ngược lại nguyện


8

vọng của tín đồ và quyền lợi của quốc gia, dân tộc, gây lên những “điểm
nóng” mất ổn định chính trị - xã hội ở một số địa phương, điển hình như ở
Tây Nguyên (2001, 2004) và ở khu vực Tây Bắc, mới đây là vụ “bạo động” ở

Mường Nhé - Điện biên (5/2011). Vì vậy cần có cách nhìn biện chứng đối với
đạo Tin lành, thấy được những mặt tích cực nhưng cũng phải thấy rõ những
mặt hạn chế, đặc biệt khi nó bị các thế lực phản động lợi dụng để chống phá
nước ta. Trong thời gian gần đây, khu vực Tây Bắc nước ta đang trở thành
“điểm nóng”, khi đạo Tin lành phát triển nhanh chóng và không bình thường,
nhất là trong cộng đồng dân tộc H’Mông. Thực tế đó đang đặt ra những vấn
đề cần nghiên cứu về đạo Tin lành trong dân tộc H’Mông ở khu vực Tây Bắc
hiện nay.
1.2 Thực chất âm mưu “Tin lành hóa người H’Mông”
* Sơ lược vài nét về người H’Mông ở nước ta hiện nay
Nằm trong một quốc gia đa dân tộc, dân tộc H’Mông được coi là một
thành viên quan trọng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Dân
tộc H’Mông cư trú thường ở độ cao từ 800 đến 1500 m so với mực nước biển
gồm hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc trong một địa bàn khá rộng lớn, dọc
theo biên giới Việt - Trung và Việt - Lào từ Lạng Sơn đến Nghệ An, trong đó
tập trung chủ yếu ở các tỉnh thuộc Đông và Tây bắc Việt Nam như: Hà
Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La... Do tập quán du mục nên một số người
H'Mông trong những năm 1980, 1990 đã di dân vào tận Tây Nguyên, sống rải
rác ở một số nơi thuộc Gia Lai và Kon Tum.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người H’Mông ở Việt
Nam có dân số 1.068.189 người, đứng hàng thứ 8 trong bảng danh sách các
dân tộc ở Việt Nam, cư trú tại 62 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người
H’Mông cư trú tập trung tại các tỉnh: Hà Giang (231.464 người, chiếm 31,9 %
dân số toàn tỉnh và 21,7 % tổng số người H’Mông tại Việt Nam), Điện


9

Biên (170.648 người, chiếm 34,8 % dân số toàn tỉnh và 16,0 % tổng số người
H’Mông tại Việt Nam), Sơn La (157.253 người, chiếm 14,6 % dân số toàn

tỉnh và 14,7 % tổng số người H’Mông tại Việt Nam), Lào Cai (146.147
người, chiếm 23,8 % dân số toàn tỉnh và 13,7 % tổng số người H’Mông tại
Việt Nam), Lai Châu (83.324 người), Yên

Bái (81.921 người), Cao

Bằng (51.373 người), Nghệ An (28.992 người), Đắk Lắk (22.760 người), Đắk
Nông (21.952

người)

BắcKạn (17.470người),TuyênQuang (16.974người), ThanhHóa (14.79
người). Như vậy, riêng khu vực Tây Bắc, người H’Mông có khoảng 640.000
người, chiếm khoảng 60% số người H’Mông của cả nước. Trên thực tế cho
thấy các cư dân H’Mông ở Việt Nam vẫn có quan hệ với các cư dân đồng tộc
ở các nước khác, đặc biệt là những địa bàn sát biên giới giữa Việt Nam với
Trung Quốc và Lào.
Các tài liệu khoa học, cũng như các truyền thuyết đều cho biết rằng
người H’Mông là tộc người di cư vào Việt Nam sớm nhất khoảng 300 năm và
muộn nhất là 100 năm về trước. H’Mông là tên tự gọi có nghĩa là người
(Môngz). Còn các dân tộc khác còn gọi dân tộc này với các tên Miêu, Mèo,
Mẹo. Căn cứ vào đặc điểm về dân tộc học và ngôn ngữ học, người ta chia tộc
H’Mông ra làm các ngành: H’Mông Trắng (Môngz Đơư), H’Mông Hoa
(Môngz Lênhx), H’Mông Đỏ (Môngz Si), H’Mông Đen (Môngz Đuz),
H’Mông Xanh (Môngz Njuôz), Na Miểu (Mèo nước).
Về truyền thống văn hóa: Người H’Mông có truyền thống văn hóa lâu
đời, Tổ quốc xa xưa của họ là vùng Quý Châu (Trung Quốc), do chủ nghĩa
Đại Hán tràn xuống Vân Nam, họ di cư vào Việt Nam khoảng 9 - 10 đời.
Năm 1885 có Giàng Lử Cử Lầu, một thủ lĩnh người H’Mông đã vận động
đồng bào H’Mông ở Mù Căng Chải đứng lên chống Pháp. Hiện nay người

H’Mông có những người rất có uy tín với đồng bào cũng như chính quyền địa


10

phương như: Cư Hòa Vần, Tráng A Pao, Giàng Seo Phử, Giàng Thị Mỷ,
Hùng Đình Quý, Thào Xuân Sùng, Vương Đình Sơn… Người H’Mông chủ
yếu trồng ngô, lúa nương, cây dược liệu, cây lanh để dệt vải. Họ thường ăn
“mèn mén”, uống rượu với “ Thắng cố” và có “phiên chợ tình” ở Khau Vai Mèo Vạc… Người H’Mông có nét sinh hoạt cộng đồng rất vui vẻ, họ thích
múa khèn, hát các bài dân ca… với người H’Mông đã cùng họ là anh em và
có thể đẻ hoặc chết tại nhà nhau được.
Người H’Mông chỉ chú tâm vào lao động sản xuất, họ ít quan tâm tới
các vấn đề chính trị và các hoạt động diễn ra hàng ngày. Tầm nhìn của họ chỉ
trong bản, trong làng. Mặt khác họ lại có niềm tin bất định nhưng lại làm theo
một cái lý nhất định (ta thường gọi là cái lý người Mèo). Chính vì vậy, kẻ thù
thường khai thác đặc điểm này để kích động người H’Mông, tạo cho họ nảy
sinh suy nghĩ hoang mang, lo sợ. Người H’Mông có nhiều tên gọi và họ
không thích gọi là người Mèo. Người H’Mông không thích nói tục, chửi bậy,
họ không thích nói ám chỉ người khác có từ “chết”. Họ luôn hướng về một
quá khứ huy hoàng, một Tổ quốc xa xưa…
Người H’Mông hiện nay cư trú ở nhiều nước, tập trung ở Trung Quốc,
Việt Nam, Lào, Thái Lan, Mianma. Ngoài ra trên thế giới, người H’Mông còn
sống ở các nước khác như: Mỹ, Pháp, Úc, Canađa… Riêng ở Pari có một làng
người người H’Mông, ở Mỹ người H’Mông sống tập trung ở Florida,
Califoocnia, Têchzat… Theo thống kê chưa đầy đủ, trên thế giới hiện nay có
khoảng 10 - 12 triệu người H’Mông.
* Quá trình hình thành và các phương tiện truyền đạo Tin lành
vào người H’Mông của các thế lực thù địch
- Quá trình hình thành: “Xưng vua” là hiện tượng vừa mang tính thế
tục, vừa mang tính tôn giáo trong xã hội truyền thống của người H’Mông. Với

hiện tượng “xưng vua” của người H’Mông, nguyên nhân của vấn đề không


11

chỉ xuất phát từ yếu tố tâm linh mà còn bắt nguồn từ chiều sâu của lịch sử và
tâm lý dân tộc đặc thù. Sự tự ty trước hoàn cảnh, trước các dân tộc láng giềng
luôn đan xen khi ngước nhìn một “quá khứ” huy hoàng của chính mình đã
khoét sâu vào tâm thức trống rỗng của người H’Mông. Họ tin rằng, một ngày
nào đó người H’Mông sẽ xuất hiện một vị vua tài giỏi, một vị cứu tinh cho
dân tộc có thể biến cây cỏ thành vũ khí, lúa, ngô…
Chớp đúng “điểm yếu” ấy, những người truyền đạo đã H’Mông hóa tên
gọi của đức chúa trời là Vàng Chứ. Dựa vào khái niệm: “Vangx” có nghĩa là
Vương; “Trưr” có nghĩa là Chủ, Vương chủ cũng có nghĩa là vua hoặc để
thay thế cho tên gọi chúa trời, nhằm đánh đồng giữa đức chúa trời với vị vua
huyền thoại của người H’Mông. Trong dân tộc H’Mông không có khái niệm
đạo Tin lành, cho nên người theo Vàng Chứ là đã tin theo đạo Tin lành.
- Về các phương tiện truyền đạo Tin lành vào người H’Mông: Đài
nguồn sống ở Vantycăng, đài Chân lý Á châu, đài FEBC nói tiếng H’Mông ở
Malyna (Philippin), Tổng hội Tin lành miền Bắc số 2 Ngõ Trạm - Hà Nội.
Đáng chú ý nhất là đài FEBC và Tổng hội Tin lành miền Bắc, vì một bên là
thông qua kênh thông tin, một bên là con người trực tiếp hướng dẫn và chỉ
đạo. Do hình thức truyền đạo của họ giản đơn, thiết thực, kết hợp với làm từ
thiện và tận dụng những nội dung của giáo luật gần gũi với tâm lý của đồng
bào nên số tín đồ theo đạo này ngày càng đông.
* Nội dung truyền đạo của các thế lực thù địch
Chúng tuyên truyền rằng: Vàng chứ là cha đẻ của chúa Giêsu, Vàng
chứ sẽ xuống trần gian cứu người H’Mông thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, khó
khăn… ai theo Vàng chứ thì hạnh phúc, sung sướng, ai không theo sẽ bị đẩy
xuống địa ngục tối tăm. Họ khuyên người H’Mông bỏ bàn thờ tổ tiên mà thay

vào đó là thờ chúa để không phải giết trâu, mổ gà cúng bái…Họ nói theo
Vàng chứ thì cưới xin, ma chay đơn giản, các hủ tục như thách cưới nặng,


12

người chết để lâu trong nhà thì nên bỏ. Người H’Mông đừng hút thuốc phiện,
vợ chồng phải chung thủy, trai gái yêu nhau được tư do hôn nhân. Do hình
thức và nội dung truyền đạo phù hợp với tâm lý người H’Mông nên rất nhiều
người H’Mông Tây Bắc đã bỏ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên sang thờ Vàng chứ
(Thờ chúa). Đồng bào dân tộc H’Mông chịu ảnh hưởng nặng nề của đạo
“Vàng Chứ”, nhiều gia đình đã bỏ cả sản xuất, mổ lợn, mổ bò để đón “Vàng
Chứ” về cứu thế thoát khỏi nghèo đói. Niềm tin mù quáng của một số người
đã khiến họ trở thành nạn nhân của cái gọi là “đạo Vàng Chứ”.
* Thực trạng “Tin lành hóa” người H’Mông ở Tây Bắc
- Các giai đoạn phát triển: Đạo Tin lành ở Tây Bắc phát triển qua 3
giai đoạn: Giai đoạn 1: Bỏ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên sang thờ “Vàng Chứ” (
Thờ chúa) (1987 – 1990). Giai đoạn 2: Bỏ Vàng chứ đi theo Đạo Thiên chúa
(1990 – 1992). Giai đoạn 3: Bỏ Thiên chúa đi theo đạo Tin Lành (1993 –
nay).
Cả ba giai đoạn này, tuy hình thức truyền đạo có thay đổi nhưng nội dung
không thay đổi. Vấn đề cốt lõi mà chúng vẫn sử dụng để tuyên truyền là Vàng
chứ gắn với vị vua huyền thoại của người H’Mông. Sự thay đổi giữa đạo
Thiên chúa với đạo Tin lành nhằm phù hợp với tình hình và đối phó với các
lực lượng chức năng của Việt Nam.
- Thực trạng “Tin lành hóa” người H’Mông (1993 - nay)
Năm 1993 tỉnh Lai Châu có 7 huyện, 44 xã, 127 bản, 1892 hộ , 11.352
nhân khẩu theo đạo Tin lành. Ngày 28/3/1993, 58 người thuộc 6 xã: Hồng
Thu, Phìn Hồ, Tả Ngạo, Phăng Sô Lin, Xa Đề Phìn, Pu Xăm Cáp đã tụ tập
kéo về UBND huyện Sìn Hồ (Lai Châu), đòi yêu sách theo đạo Tin lành.

Riêng xã Hồng Thu - Sìn Hồ (Lai Châu) có 11/15 bản theo đạo Tin Lành với
2110 nhân khẩu. Theo báo cáo của công an các địa phương (4/1994) số lượng
người H’Mông theo đạo tin lành khoảng 60.000 người (chiếm khoảng 10%


13

dân số người H’Mông). Phát triển đột biến ở các tỉnh Lai Châu (16.086), Lào
Cai (10.933). Từ tháng 1 đến tháng 8/1998 ở Than Uyên - Lào Cai có 1.820
nhân khẩu theo đạo Tin lành. Cho đến năm 1998, ở Lai Châu có 31.021 người
theo đạo Tin lành chiếm gần 30% dân số người H’Mông toàn tỉnh.
Theo Ban Chỉ đạo Tây Bắc cho biết hiện nay có 805 thôn bản, 242 xã,
42 huyện có đồng bào theo đạo Tin Lành, trong số tín đồ đạo Tin Lành, người
Mông chiếm 96%. Qua khảo sát của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội (Khoá
XI) tại 6 tỉnh Tây Bắc có tổng cộng 52.970 người theo đạo Tin Lành. Trong
đó các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La là những tỉnh có đông đồng
bào theo đạo Tin Lành. Khu vực này cũng có tới 750 trưởng, phó nhóm tự
phong thuộc các hệ phái: Tin lành Miền Bắc, Liên Hữu Cơ Đốc, Phúc Âm
ngũ Tuần… Thực hiện chỉ thị 01/CT-TTg của thủ tướng chính phủ, đến nay,
đã có 06 tỉnh, 22 huyện, 48 xã, 68 thôn bản với 2.074 hộ, 11.000 khẩu (chiếm
12% tổng số dân tin theo) đăng ký điểm nhóm sinh hoạt đạo.
Trong những năm gần đây, tình hình an ninh Tây Bắc trở lên phức tạp
khi các thế lực thù địch lợi dụng đạo Tin lành trong cộng đồng dân tộc
H’Mông chống phá nước ta. Vì vậy đạo Tin lành phát triển nhanh và không
bình thường trong đồng bào dân tộc H’Mông. Hiện nay, Mỹ và các nước
phương Tây tiếp tục nuôi dưỡng, chỉ đạo và hậu thuẫn số phản động người dân
tộc thiểu số lưu vong hình thành tổ chức và tiến hành các hoạt động kích động
người H’Mông ở Lào, Việt Nam chống phá cách mạng hai nước; sử dụng tàn
quân của Vàng Pao và một số đối tượng làm “ngọn cờ” nắm lực lượng người
H’Mông lưu vong và bọn phản động trong người H’Mông ở Lào, Việt Nam. Bọn

phản động trong người H’Mông ở nước ngoài tiếp tục sử dụng các đài phát thành
tiếng H’Mông để tuyên truyền, kích động tư tưởng ly khai, tự trị và liên kết với
các thế lực chống Việt Nam, Lào thành lập các Trung tâm tập hợp người H’Mông
từ các nước Lào, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc huấn luyện hoạt động vũ


14

trang, lập “Nhà nước” của người H’Mông. Thông qua hoạt động ngoại giao và
các tổ chức phi chính phủ (NGO), Mỹ và EU tăng cường thâm nhập, gia tăng ảnh
hưởng, can thiệp, thúc đẩy “tự do tôn giáo” tại Tây Bắc và vùng phụ cận. Các tổ
chức phản động ở Thái Lan, Lào, Mianma… gia tăng hoạt động xâm nhập, tác
động vào nội địa ta, móc nối, xây dựng cơ sở, hình thành tổ chức ở bên trong và
chỉ đạo số này tiếp tục tuyên truyền, phát triển lực lượng, tìm mua vũ khí; chuẩn
bị lực lượng, đưa người từ Việt Nam sang Lào tham gia hoạt động chống phá.
Chúng tuyên truyền tư tưởng ly khai, tự trị, tập hợp lực lượng
nhằm lập “Vương quốc H’Mông”; hoạt động tôn giáo trái pháp luật; tình hình
di cư tự do, tranh chấp, khiếu kiện, mâu thuẫn trong vùng dân tộc thiểu số, tội
phạm hình sự chưa được giải quyết kịp thời. Như vậy, đạo Tin lành xâm
nhập, phát triển vào vùng dân tộc thiểu số mà chủ yếu là đồng bào dân tộc
H’Mông ở các tỉnh phía Tây Bắc nước ta đã gắn với âm mưu, ý đồ lợi dụng
của một số nước phương Tây và các thế lực thù địch để chống phá ta.
Khi nghiên cứu thực trạng người H’Mông theo đạo Tin lành khu vực
Tây Bắc ta có thể phân loại 3 dạng sau: Dạng thứ nhất: Bỏ Vàng chứ - Jêsu,
bỏ đạo Tin lành khi được giáo dục thuyết phục. Bộ phận này chủ yếu là có bố,
mẹ, vợ và con cái được học hành, hiểu đường lối, chính sách của Đảng, có uy
tín với làng bản nên họ thuyết phục gia đình, làng bản bỏ Tin lành, lực lượng
này còn ít song rất đáng quý. Dạng thứ hai: Chưa dứt khoát, còn lưỡng lự,
phân vân hoặc bị rằng buộc về kinh tế… số này chiếm phần đông. Ví dụ kẻ
địch tuyên truyền nếu ai thuyết phục được một đảng viên người H’Mông theo

đạo Tin lành thì được thưởng 200 USD. Dạng thứ ba: Đã tin theo đạo Vàng
chứ, tin theo đạo Tin lành tới cùng, tích cực truyền đạo cho người H’Mông và
các dân tộc khác. Bộ phận này chiếm số ít nhưng rất nguy hiểm.
* Nhân tố thúc đẩy người H’Mông theo đạo Tin lành ở khu vực Tây Bắc
- Những nhân tố khách quan:


15

Một là, việc truyền đạo kết hợp giữa vật chất và tinh thần, nội dung
phong phú, hình thức đa dạng, phù hợp với phong tục tập quán, điều kiện
sống, tâm lý tộc người đã nhanh chóng thu phục được đồng bào H’Mông, kể
cả những người chần chừ, lưỡng lự.
Hai là, đài FEBC đã nghiên cứu kỹ lịch sử dân tộc H’Mông với quá
khứ huy hoàng. Họ còn ví người H’Mông với người Do Thái và cho rằng:
Người H’Mông và người Do Thái là rất tài giỏi nhưng đều không có Tổ
Quốc, song người Do Thái đã chịu khó thờ phụng chúa trời nên hiện nay họ
đã có Tổ quốc và sống hạnh phúc, sung sướng. Nếu người H’Mông chịu khó
theo Vàng chứ, theo Tin lành thì cũng có cuộc sống như người Do Thái.
Ba là, tâm lý người H’Mông rất thích làm thủ lĩnh, do điều kiện không
cho phép, họ phải dựa vào thế lực bên ngoài. Sự hòa nhập giữa “Vàng chứ và
Jêsu”, giữa dân tộc và tôn giáo đã giải thoát sự bế tắc của người H’Mông
bằng con đường đến với chúa. Nó đã thuyết phục được người H’Mông, một
dân tộc chân chất, dễ tin, dễ ngờ.
Bốn là, đạo Tin lành khi du nhập vào người H’Mông bên cạnh những
mặt tiêu cực cũng có mặt tiến bộ, giúp người H’Mông hạn chế được một số
hủ tục lạc hậu như: ma chay, cưới xin, thờ cúng, lễ hội… điều đó càng thúc
đẩy người H’Mông tin và theo đạo Tin lành.
- Về nhân tố chủ quan:
Một là, do điều kiện kinh tế xã hội nước ta còn nhiều khó khăn, nguồn

trợ cấp cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo
còn hạn chế. Cùng với sự hụt hẫng về đời sống tinh thần, tâm linh làm cho
“Tin lành hóa” người H’Mông phát triển nhanh.
Hai là, trong hệ thống chính trị cơ sở (xã, làng, bản) cán bộ người
H’Mông còn ít, trình độ thấp, nhận thức còn hạn chế. Ở huyện Sìn Hồ, có xã
Hồng Thu: 04 đảng viên, 05 ủy viên hội đồng nhân dân xã, một đồng chí là


16

thiếu tá Giàng A Sình ( nguyên huyện đội trưởng huyện Sìn Hồ) đều là người
H’Mông và đều theo đạo Tin lành nên con cháu, dòng họ theo Tin lành cả…
Ba là, công tác tư tưởng - Văn hóa của ta còn nhiều hạn chế. Chương
trình phát song bằng tiếng H’Mông của Đài tiến nói Việt Nam chỉ từ 15 - 30
phút, trong khi đó đài hải ngoại phát một ngày vài tiếng. Đài của ta sóng kém
tin khô khan, chủ yếu dịch từ Đài tiếng nói Việt Nam, lại có nhiều từ Hán
nên người H’Mông không thích nghe. Còn các đài phát bằng tiếng H’Mông ở
hải ngoại sóng dễ thu, nhiều chương trình hay, phù hợp với tâm lý và điều
kiện sống của người H’Mông nên họ thích nghe. Theo điều tra 1000 người
H’Mông cho thấy: có 674 người biết và theo đạo Tin lành là từ các đài như
FEBC, “Nguồn Sống”, “Châu á tự do”… khi cán bộ ta vào thuyết phục đồng
bào đừng nghe đài Hải Ngoại thì đồng bào không phân biệt được đâu là tốt,
đâu là xấu, đâu là đài phát thanh của ta, đâu là đài phát thanh của địch. Khi
được người có trách nhiệm giải thích thì họ trả lời rất tự nhiên: “Đều là đài
của nhà nước phát lên trời, chúng tôi bắt (thu) được thì nghe, nếu cán bộ nói
không nghe thì sao cán bộ không nói với Trung ương đừng phát nữa”.
Bốn là, cán bộ làm công tác dân tộc, công tác tôn giáo của ta trình độ
còn rất hạn chế, có người đánh đồng giữa tín ngưỡng, tôn giáo với mê tín dị
đoan. Mặt khác, chính cuộc sống hạnh phúc hư ảo nơi thiên đường của đạo
Tin lành và thần tượng “Vàng Chứ” đã đánh trúng trái tim người H’Mông

đang bế tắc, vì thế khi cán bộ vào giải thích cho đồng chí Vàng A Sình, anh
hùng lực lượng vũ trang (2/1979) ở huyện Sìn Hồ không theo đạo Tin lành
nữa thì Vàng A Sình trả lời: Tôi theo Tin lành để lên với chúa nếu không lên
được thì lại theo Đảng bình thường…”
Năm là, công tác nắm tình hình an ninh chính trị của ta có lúc còn sơ
hở, nhiều đoàn khách nước ngoài lên thăm Tây Bắc với mục đích phát tán tài
liệu truyền đạo Tin lành mà ta không nắm được.


17

* Chủ trương của các thế lực thù địch với vấn đề “Tin lành hóa
người H’Mông” hiện nay
Để thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, chủ nghĩa đế quốc và các
thế lực thù địch coi vấn đề dân tộc và tôn giáo là “hai gọng kìm” bóp chết
cộng sản. Thông qua vấn đề dân tộc, tôn giáo để chúng kích động vấn đề “dân
chủ - nhân quyền” chớp thời cơ thành lập một quốc gia người H’Mông tự trị
tại khu vực Tây Bắc nước ta. Thời gian gần đây chúng lợi dụng đạo Tin lành
để lôi kéo, lừa bịp, tập hợp người H’Mông tụ tập, gây rối, tạo lên những
“điểm nóng” gây mất trật tự an ninh xã hội. Điển hình là vụ bạo động ở
Mường Nhé - Điện Biên, Mường Chè - Lai Châu. Chúng tuyên truyền, kích
động tư tưởng ly khai để thanh lập cái gọi là “Vương quốc H’Mông”.
Thực hiện âm mưu thâm độc đó, ngay từ 3/1999 Đại sứ Mỹ Và Đức
đều đến thăm Lai Châu và đặt vấn đề tới số người theo đạo “Tin lành -Vàng
chứ”. Tại đây Đại sứ Hoa kỳ Peteson còn ca ngợi bộ luật “Tự do tín ngưỡng
quốc tế” đã được quốc hội Mỹ thông qua, ông ta luôn nêu vấn đề “nhân
quyền” trong dân tộc và yêu cầu phía ta cho biết cụ thể.
Hiện nay, cộng đồng H’Mông ở Hải ngoại đã công bố thành lập các tổ
chức sau: Tổ chức quân sự do Vàng Pao cầm đầu; tổ chức Văn hóa - chính trị
do Giàng Chá Nhìa đứng đầu; tổ chức trí thức người H’Mông do Yang Dao

cầm đầu; tổ chức tôn giáo chính trị do Vàng Chứ Trới, Vàng Chứ Kùng cầm
đầu. Tại cuộc hội thảo tháng 8/1995, hội người H’Mông ở Hải ngoại đã ra
tuyên bố: “Phải biến người H’Mông thành cá tín đồ đạo Tin lành Tại Việt
Nam, biến lực lượng tôn giáo này thành đội quân thứ 5 tại Việt Nam với lực
lượng khoảng 5 triệu người, trong đó người H’Mông giữ vai trò quan trọng.
Phải xây dựng tín đồ Tin lành người H’Mông là lực lượng tiên phong để
chống lại cộng sản Đông Dương thông qua vấn đề tôn giáo - dân tộc”.


18

Thời gian tới, các thế lực thù địch, nhất là ở các nước phương Tây sẽ tiếp
tục hậu thuẫn, tài trợ cho bọn phản động người H’Mông lưu vong chuyển lực
lượng và hoạt động vào vùng dân tộc thiểu số các tỉnh Tây Bắc theo hướng sử
dụng đạo Tin lành nhằm lôi kéo, không chế quần chúng, tín đồ cuồng tín, lạc
hậu để thực hiện ý đồ chống phá cách mạng nước ta. Các tổ chức phi chính phủ
nước ngoài sẽ tăng cường triển khai hoạt động ở địa bàn các tỉnh Tây Bắc
nhằm cài cắm cơ sở xã hội chống phá lâu dài. Bọn phản động lưu vong người
H’Mông được sự hậu thuẫn của các thế lực thù địch, chúng sẽ tiếp tục gia tăng
hoạt động kích động tập hợp, liên kết lực lượng, các nhóm chống đối ly khai
nhằm thúc đẩy hình thành lập “Vương quốc H’Mông”, “Nhà nước tự trị” trong
vùng đồng bào dân tộc thiểu số phía Bắc.
* Tác hại của “Tin lành hóa” người H’Mông
Đạo Tin lành xâm nhập vào Tây Bắc đã gây mất ổn định an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội, gây hoang mang lo sợ cho quần chúng nhân dân,
gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc và nội bộ đồng bào H’Mông. Nảy
sinh nhiều mâu thuẫn trong từng dòng họ, từng gia đình, anh em, cha mẹ, vợ
chồng… đã dẫn đến bắn giết nhau hoặc tự sát tập thể…Mặt khác, “Vàng chứ
và Tin lành” đã phá vỡ truyền thống văn hóa tốt đẹp của người H’Mông như
thờ cúng tổ tiên, lễ hội truyền thống… Trước đây người H’Mông xuống chợ

phiên rất vui thì ngày nay họ xuống chợ để chủ yếu là lấy sách Kinh thánh về
học, hoặc bỏ các lễ hội xuân để cầu chúa, mong vua trở về. Đồng thời, “Tin
lành hóa” đã ảnh hưởng tới sản xuất và xây dựng kinh tế của nhiều hộ gia
đình người H’Mông. Ví dụ: 49 hộ người H’Mông ở Bản Háng Chua - Tama Tuần Giáo - Lai Châu cứ ngồi nhà chờ “Vàng chứ” xuống đón, không lao
động sản xuất, hậu quả là đói ăn gay gắt. Bên cạnh đó, Đạo Tin lành xâm
nhập làm giảm lòng tin của người H’Mông vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà
Nước và các cấp chính quyền địa phương. Trước đây, trong kháng chiến


19

chống Pháp, chống Mỹ, người H’Mông một long, một dạ tin theo Đảng và ơn
Đảng, nơi người H’Mông sinh sống đều là căn cứ địa cách mạng. Còn ngày
nay, Tin lành vào đã làm chuyển ý thức hệ của nhiều người H’Mông, từ niềm
tin theo Đảng chuyển sang niềm tin theo Chúa, muốn thành lập Tổ quốc riêng
của ngươi H’Mông.


20

Chương 2
VẤN ĐỀ AN NINH KHU VỰC TÂY BẮC
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Một số nhận xét về vấn đề “Tin lành hóa người H’Mông” ở khu
vực Tây bắc nước ta hiện nay
Từ năm 1993 trở lại đây, đạo Tin lành đã phát triển mạnh, nhanh chóng
và không bình thường, xâm nhập vào dân tộc H’Mông cũng như dân tộc Thái
và dân tộc Dao . Nó trở thành vấn đề dân tộc, tôn giáo phức tạp ở Tây Bắc nói
riêng và cả nước nói chung. Quá trình truyền đạo, kẻ thù phát huy tối đa các
phương tiện truyền thông, nắm chắc đặc điểm tâm lý của tộc người H’Mông,

nội dung, hình thức truyền đạo phù hợp. Có thể nói đây là một thành công của
kẻ thù, điều đó chứng tỏ trước khi truyền đạo chúng đã nghiên cứu rất kỹ
phong tục, tập quán của người H’Mông. Có những người Mỹ từ Hà Nội lên
Tây Bắc thì nhờ ta phiên dịch nhưng khi gặp người H’Mông thì họ nói
chuyện như một người H’Mông thực thụ.
Quá trình xâm nhập đạo Tin lành vào khu vực Tây Bắc nước ta có sự
tranh giành quyết liệt giữa các tín đồ tôn giáo khác nhau. Tuy nhiên điều
không bình thường là nơi nào người H’Mông theo đạo Công giáo thì nơi đó
đạo Tin lành không xâm nhập, không phát triển được. Giả thuyết đặt ra, phải
chăng đã có sự thống nhất giữa các tổ chức giáo hội về vấn đề này? Song khi
tìm hiểu kỹ, với những bằng chứng sát thực chúng ta thấy, sự tranh giành tín
đồ tôn giáo không đơn giản như vậy, mà thực chất là sự tranh giành quần
chúng giữa đạo Thiên chúa giáo và đạo Tin lành với Đảng, Nhà nước và
chính quyền các cấp của chúng ta. Mặt khác, Đạo Tin lành chỉ phát triển
mạnh ở những khu vực người H’Mông có trình độ dân trí thấp, đời sống kinh
tế - xã hội khó khăn. Điển hình là ở Lai Châu, Lào Cai… có 90% người
H’Mông không biết chữ theo đạo Tin lành.


21

Người H’Mông theo đạo Tin lành không phải là vấn đề tín ngưỡng tôn
giáo thuần túy, xuất phát từ ý nguyện của nhân dân mà thực chất đây là âm
mưu thâm hiểm của các thế lực thù địch nhằm lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn
giáo hòng chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phân hóa các dân tộc thiểu
số từ vấn đề tôn giáo. Thực tế hiện nay cho thấy, rất nhiều người H’Mông từ
các tỉnh Sơn La, Yên Bái, Lào Cai… di cư về Xi Pa Phìn huyện Mường Lay
(Lai Châu), giáp biên giới Việt - Lào. Mục đích của kẻ thù là thu hút, tập hợp
lực lượng, phối hợp với bọn phản động người H’Mông tại Lào gây bạo động
vũ trang, bạo động chính trị để cướp chính quyền, đòi thành lập cái gọi là

“Vương quốc H’Mông” tự trị.
Năm 1998, số người H’Mông theo đạo Tin lành ở Mường Lay khoảng
9.799 người cao nhất trong các huyện của cả nước, đến năm 2008 lên tới gần
15.000 người. Mới đây, đầu tháng 5/2011, các thế lực thù địch với nhiều
chiêu bài dụ dỗ, lừa gạt, kích động, lôi kéo một số đông đồng bào H’Mông từ
các nơi trong cả nước kéo về Mường Nhé - Điện Biên gây “bạo động”, làm
mất trật tự an ninh xã hội ở khu vực này...
Các yếu tố hội tụ của đạo Tin lành hiện nay:
Tín đồ: Những người H’Mông đã chịu phép đạo Tin lành nhưng đức tin
chưa sâu sắc, tình cảm còn mức độ, nhiều tín đồ do yếu tố lây lan tâm lý,
dòng họ, làng bản hoặc do thúc ép về mặt kinh tế mà theo.
Cơ sở hành lễ: Hầu như chưa xây dựng, chỉ có một vài vị đại diện do
các chức sắc bề trên bổ nhiệm và chỉ đạo như: Chủ lễ, trùm khu… Nhà thờ,
nhà nguyện chưa có, khi cầu nguyện thường tập trung tại một điểm nào đó.
Hiện nay ở Lai Châu có khoảng trên 100 điểm các đối tượng cầm đầu có ý đồ
thành lập nhà nguyện.
Chức sắc: Các mục sư, giảng sư chưa đến làm nhiệm vụ, các tín đồ
thường phải về nơi có các mục sư, giảng sư để dự các ngày lễ lớn.


22

2.2 Giải pháp cơ bản phòng, chống âm mưu “Tin lành hóa người
H’Mông” trên địa bàn Tây Bắc hiện nay
Để đấu tranh chống âm mưu “Tin lành hóa” của các thế lực thù địch, góp
phần tăng cường củng cố quốc phòng – an ninh vùng chiến lược Tây Bắc, mục
tiêu, yêu cầu đặt ra là giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa
bàn, không để bị động bất ngờ, không để bạo loạn xảy ra trong bất kỳ tình huống
nào, cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau:
* Một là, tập trung xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh; đẩy

mạnh công tác tuyên truyền, vận động, khơi dậy tinh thần yêu nước, truyền
thống đấu tranh bất khuất, kiên cường, một lòng, một dạ theo Đảng, theo cách
mạng của đồng bào các dân tộc, tôn giáo. Qua đó nâng cao giác ngộ ý thức dân
tộc, đề cao lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, trong đó có lợi ích của đồng bào dân
tộc thiểu số, tôn giáo; đồng thời vạch trần mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà
bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch để đồng bào các dân tộc, tôn giáo
hiểu rõ bản chất, luôn đề cao cảnh giác, góp phần đấu tranh làm thất bại mọi
mưu đồ phá hoại của chúng. Thường xuyên chăm lo xây dựng tổ chức Đảng,
chính quyền địa phương các cấp, nhất là cấp cơ sở thật sự trong sạch, vững
mạnh; củng cố các tổ chức quần chúng, như Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh
niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XI; đồng thời phát huy vai trò của các già làng, trưởng
bản, trưởng dòng họ, các chức sắc, chức việc đứng đầu các tổ chức Tin lành ở
vùng dân tộc thiểu số các tỉnh Tây Bắc để chi phối, hướng dẫn hoạt động nhằm
hạn chế những tác động tiêu cực từ các trung tâm Tin lành, tạo thành lực lượng
đấu tranh phòng chống “diễn biến hoà bình” mạnh mẽ, rộng khắp ở địa phương,
cơ sở. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và lắng nghe ý kiến của nhân dân, cùng
nhân dân bàn bạc tìm cách tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nảy sinh, không
để phát sinh thành “điểm nóng”.


23

* Hai là, tăng cường chủ động tấn công địch từ bên ngoài, ngay tại
sào huyệt của chúng, tập trung vào số đối tượng cốt cán, cầm đầu phản
động người H’Mông ở nước ngoài. Tăng cường kế hoạch nghiệp vụ phối hợp
giữa các lực lượng quân đội và công an đấu tranh với các nhóm phản động
người H’Mông, như: “Châu Phạ - Đảng Cộng sản Mông” tại sào huyệt của
chúng ở Lào, Myanma... Đồng thời, tiếp tục phối hợp với các tỉnh, thành phố
đấu tranh ngăn chặn hoạt động lôi kéo người sang Lào tập hợp lực lượng

chống phá Lào và Việt Nam, hình thành “Vương quốc H’Mông”. Đồng thời,
tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh ngoại giao, quan hệ hợp
tác quốc tế, nhất là với Lào, Trung Quốc, Mianma và Thái Lan trong công tác
ngăn chặn, hạn chế hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng địa bàn Lào,
Trung Quốc để tạo bàn đạp móc nối đưa người đi nước ngoài huấn luyện,
chuyển lực lượng và hoạt động chống phá vào các tỉnh Tây Bắc để lập
“Vương quốc H’Mông”.
Ba là, đối với công tác quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ
(NGO) ở các tỉnh Tây Bắc: Cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao cảnh
giác với âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch thông
qua hoạt động của NGO vào địa bàn các tỉnh Tây Bắc. Thực hiện nghiêm Chỉ thị
19/CT-TW của Ban Bí thư về công tác quản lý hoạt động của các tổ chức NGO
nước ngoài tại Việt Nam. Đồng thời, rà soát, bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống
pháp luật quản lý hoạt động của NGO nước ngoài tại Việt Nam. Đề nghị Chính
phủ ban hành Nghị định quản lý hoạt động của các tổ chức NGO nước ngoài tại
Việt Nam, sửa đổi Nghị định 85/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về quản lý
người Việt Nam làm việc trong các tổ chức NGO nước ngoài tại Việt Nam cho
phù hợp với tình hình mới.
Bốn là, tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền chỉ đạo và có kế
hoạch củng cố phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, nhất là những địa


24

bàn phức tạp, có nhiều người theo đạo. Hướng vào việc củng cố hệ thống chính
trị cơ sở, tuyên truyền làm cho đồng bào theo đạo hiểu và thực hiện đúng các
chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, không để phần tử xấu
tuyên truyền xuyên tạc, lợi dụng chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước để
kích thích phát triển đạo Tin lành. Thực tế thời gian qua, có nhiều người
H’Mông bị lôi kéo theo đạo Tin lành mang tính chất phong trào, mức độ tín

ngưỡng chưa sâu sắc, khi được ta tuyên truyền, giải thích, họ đã tự nguyện quay
lại theo phong tục, tín ngưỡng truyền thống. Cần tiếp tục có biện pháp thiết thực
quan tâm giúp đỡ họ, nhưng cách làm phải khéo léo. Đối với các xã, bản có đông
người H’Mông theo đạo Tin lành, đặc biệt là số xã, bản đang bị ảnh hưởng của
hoạt động tuyên truyền lập “Vương quốc H’Mông”, cần tham mưu cho cấp ủy,
chính quyền có kế hoạch củng cố toàn diện về mọi mặt, đồng thời tiếp tục tăng
cường lực lượng xuống địa bàn “nằm vùng”, bảo đảm quản lý được địa bàn, đối
tượng, làm chỗ dựa cho cấp ủy, chính quyền cơ sở. Ở những nơi có hoạt động
tôn giáo trái pháp luật (tụ tập đông người để truyền đạo, tham dự các khóa học
tôn giáo ở trong và ngoài nước, đưa người nơi khác đến truyền đạo, xây dựng
nhà thờ, nhà nguyện...nhưng không tuân thủ các quy định hiện hành), cần phải
kiên trì cảm hóa giáo dục, răn đe. Nếu thái độ ngoan cố, tiếp tục có hoạt động vi
phạm, cần đưa ra kiểm điểm vạch mặt trước quần chúng hạ uy tín và thu thập,
củng cố tài liệu, chứng cứ pháp lý để xử lý công khai trước pháp luật
Năm là, nâng cao đời sống mọi mặt của quần chúng nhân dân, nhất
là đồng bào tôn giáo, dân tộc thiểu số người H’Mông. Quán triệt và thực hiện
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng; thực hiện có hiệu
quả các chương trình phát triển KT-XH gắn với củng cố QP-AN của Đảng,
Chính phủ như: Chương trình 135, Chương trình xoá đói giảm nghèo,
Chương trình quân dân y kết hợp,…. Tập trung huy động nguồn nhân lực, vật
lực cho đầu tư phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc; ưu


25

tiên đầu tư cho chương trình xoá đói, giảm nghèo, nhất là ở những vùng có
đông đồng bào dân tộc, tôn giáo, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng đặc
biệt khó khăn; huy động mọi nguồn lực xã hội cùng Nhà nước, và chính
quyền các địa phương chăm lo tốt hơn đời sống vật chất tinh thần của nhân
dân; giải quyết những khó khăn, bức xúc của đồng bào. Thúc đẩy phát triển

KT-XH ở các vùng đồng bào dân tộc H’Mông gắn với những chương trình cụ
thể như: tập trung giải quyết đất sản xuất cho đồng bào, giúp họ thực hiện
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng
cao thu nhập; đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, hỗ
trợ nhà ở, phát triển y tế, giáo dục; có chính sách ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng,
sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số người H’Mông, tạo nguồn nhân lực trí
thức để phát triển lâu dài. Cùng với đó, cần đặc biệt quan tâm chăm lo đến đời
sống văn hoá- tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số; tạo điều kiện thuận
lợi cho đồng bào dân tộc thiểu số tổ chức các lễ hội truyền thống và giao lưu
văn hoá, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của từng dân tộc... Đó là động
lực to lớn cho sự phát triển bền vững, thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch
giữa các dân tộc, đồng thời cũng là giải pháp quan trọng để củng cố mối quan
hệ bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo trên địa bàn các
2.2 Vai trò của Quân đội trong việc thực hiện chính sách tôn giáo
của Đảng trong các vùng đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay
Quân đội ta là đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân sản
xuất. Ngoài chức năng sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi, quân đội
còn tham gia tích cực có hiệu quả vào việc phát triển kinh tế xã hội mà trực
tiếp là trên địa bàn đóng quân, tích cực tuyên truyền và vận động nhân dân
thực hiện các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, trong
đó có vấn đề về tôn giáo. Trên những địa bàn xung yếu, địa bàn tôn giáo,
quân đội cùng với các lực lượng chính trị xã hội khác cần phải thực sự là “tai


26

mắt” của Đảng, Nhà nước, kịp thời phát hiện và cùng với tổ chức Đảng, chính
quyền và các đoàn thể xã hội địa phương, giải quyết một cách hiệu quả tình
hình phức tạp tôn giáo nảy sinh. Để thực hiện tốt quan điểm, đường lối của
Đảng về vấn đề tôn giáo, chúng ta phải thực hiện tốt một số biện pháp trong

quân đội:
Một là, không ngừng tuyên truyền, giáo dục đường lối, chính sách
tôn giáo của Đảng và Nhà nước cho cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị và cho
nhân dân địa phương nơi đóng quân
Hiện nay, có nhiều yếu tố làm cho tín ngưỡng, tôn giáo tác động tiêu
cực vào đời sống tinh thần quân nhân. Trong đó có cả yếu tố khách quan, chủ
quan, yếu tố kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội tác động tổng hợp tạo nên.
Những tai hoạ do thiên nhiên gây ra, những cuộc chiến tranh xâm lược, xung
đột sắc tộc, ô nhiễm môi trường, sự phân hoá giàu nghèo, bệnh tật... vấn đề
công ăn, việc làm; sự chống phá của kẻ thù trên các lĩnh vực của đời sống xã
hội... đã và đang là mảnh đất thuận lợi cho tín ngưỡng, tôn giáo len lỏi xâm
nhập vào đời sống tinh thần quân nhân. Cùng với những yếu tố khách quan kể
trên, yếu tố chủ quan của mỗi con người trong quá trình tồn tại, hoạt động
cũng tạo ra khe hở cho tín ngưỡng, tôn giáo xâm nhập vào đời sống tinh thần
của họ. Thực tế cuộc sống cho thấy, ngoài quân nhân có đạo chịu sự chi phối
quy định của thế giới quan tôn giáo thì bộ phận quân nhân khác không theo
tôn giáo nào vẫn ít nhiều chịu sự tác động của tín ngưỡng, tôn giáo. Điều đó
thể hiện ở chỗ: nhẹ thì đi xem làm nhà, xây mộ, cưới xin, còn có người mê tín
hơn thì đi: Cầu hồn, gọi hồn, xây điện thờ thần, thánh, yểm bùa hộ
mệnh...Môi trường sống và hoạt động của quân nhân cũng là yếu tố làm nảy
sinh tâm lý số phận, may rủi. Hoạt động quân sự luôn ở trạng thái căng thẳng
kéo dài, chịu tải lớn về thể chất, tâm lý, trí tuệ, liên quan tới vấn đề sinh, tử
nhất là thời chiến. Mặt khác, do nhiệm vụ yêu cầu nên không phải tất cả quân


×