Tải bản đầy đủ (.ppt) (16 trang)

Chương 6 GIAI DOAN CHUAN BI XET XU SO THAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.51 KB, 16 trang )

Chương 6.

GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ XÉT XỬ SƠ
THẨM
I.
II.

III.

Khái niệm, mục đích, ý nghĩa
Những công việc chính Toà án cần tiến
hành trong giai đoạn chuẩn bị xét xử
Các quyết định của Toà án trong giai
đoạn chuẩn bị xét xử.


I. Khái niệm, mục đích, ý nghĩa, thời hạn
1.
2.
3.
4.

Khái niệm
Mục đích
Ý nghĩa
Thời hạn.


1. Khái niệm giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm



Giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án hành chính là khoảng
thời gian mà Toà án có thẩm quyền tiến hành điều tra,
thu thập các tài liệu, chứng cứ của vụ án, đánh giá,
nghiên cứu các tài liệu chứng cứ nhằm giúp toà án có
những phán quyết đúng đắn khi xét xử sơ thẩm cũng
như kịp thời ban hành các quyết định trong giai đoạn
này theo quy định pháp luật.


2. Mục đích của giai đoạn chuẩn bị xét xử




Thu tập các tài liệu, chứng cứ cho việc giải quyết vụ
án nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân, tổ chức có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại
Bảo đảm cho phiên toà sơ thẩm được tiến hành một
cách thuận lợi, đạt kết quả tốt nhất theo quy định
pháp luật.


3. Ý nghĩa của giai đoạn chuẩn bị xét xử




Việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết trong giai đoạn
chuẩn bị xét xử giúp cho việc giải quyết vụ án tại phiên
toà được chính xác, khách quan, đúng pháp luật

Phát hiện những thiếu sót, sai lầm trong giai đoạn khởi
kiện và thụ lý VAHC.


4. Thời hạn chuẩn bị xét xử








04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án đối với quyết định
hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật
buộc thôi việc
02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án đối với quyết định
giải quyết khiếu nại về xử lý vụ việc cạnh tranh
02 ngày, kể từ ngày thụ lý vụ án đối với khiếu nại danh
sách cử tri
Đối với vụ án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì
Chánh án Toà án có thể quyết định gia hạn thời hạn
chuẩn bị xét xử một lần, nhưng không quá 02 tháng đối
với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết
định kỷ luật buộc thôi việc và không quá 01 tháng đối
với quyết định giải quyết khiếu nại về xử lý vụ việc
cạnh tranh.


II. Những công việc chính Toà án cần tiến hành

trong giai đoạn chuẩn bị xét xử
1.
2.
3.
4.

Phân công thẩm phán giải quyết vụ án
Thông báo về việc thụ lý vụ án
Xác minh, thu thập chứng cứ (chương 5)
Lập và nghiên cứu hồ sơ vụ án (tự nghiên cứu).


1. Phân công thẩm phán giải quyết vụ án






Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh
án Toà án phân công Thẩm phán đã thực hiện việc xem xét đơn
khởi kiện và thụ lý vụ án giải quyết vụ án; trường hợp Thẩm phán
đã thực hiện việc xem xét đơn khởi kiện và thụ lý vụ án không thể
tiếp tục giải quyết vụ án hoặc thuộc trường hợp phải từ chối tiến
hành tố tụng hoặc bị thay đổi thì Chánh án Toà án phân công một
Thẩm phán khác giải quyết vụ án.
Đối với vụ án phức tạp, việc giải quyết có thể phải kéo dài thì
Chánh án Toà án phân công Thẩm phán dự khuyết để bảo đảm
xét xử liên tục.
Trong quá trình giải quyết vụ án, nếu Thẩm phán được phân công

không thể tiếp tục tiến hành được nhiệm vụ thì Chánh án Toà án
phân công Thẩm phán khác tiếp tục nhiệm vụ; trường hợp đang
xét xử mà không có Thẩm phán dự khuyết thì vụ án phải được xét
xử lại từ đầu.


2. Thông báo về việc thụ lý vụ án






Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ
án, Toà án phải thông báo bằng văn bản (K2 Đ114
LTTHC) cho người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án và Viện kiểm sát
cùng cấp về việc Toà án đã thụ lý vụ án
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông
báo, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan phải nộp cho Toà án văn bản ghi ý kiến của mình
về yêu cầu của người khởi kiện và tài liệu, chứng cứ
kèm theo (nếu có)
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông
báo, Viện kiểm sát cử Kiểm sát viên, Kiểm sát viên dự
khuyết (nếu có) tham gia việc giải quyết vụ án và thông
báo cho Toà án.


III. Các quyết định của Toà án trong giai

đoạn chuẩn bị xét xử
1. Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án
2. Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án
3. Quyết định đưa vụ án hành chính ra xét xử.


1. Quyết định tạm đình chỉ giải quyết
vụ án hành chính














Toà án quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính trong các
trường hợp sau đây:
Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã giải thể mà chưa có cá
nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng;
Đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự mà chưa xác định được
người đại diện theo pháp luật;
Đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử mà một trong các đương sự không thể có
mặt vì lý do chính đáng, trừ trường hợp có thể xét xử vắng mặt các đương

sự;
Cần đợi kết quả giải quyết của cơ quan khác hoặc vụ việc khác có liên
quan.
Toà án tiếp tục giải quyết vụ án hành chính khi lý do của việc tạm đình chỉ
không còn.
Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính có thể bị kháng
cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.


Hậu quả của việc tạm đình chỉ
giải quyết vụ án hành chính




Toà án không xoá tên vụ án hành chính bị tạm đình chỉ
giải quyết trong sổ thụ lý mà chỉ ghi chú vào sổ thụ lý
số và ngày, tháng, năm của quyết định tạm đình chỉ
giải quyết vụ án hành chính đó
Tiền tạm ứng án phí, lệ phí mà đương sự đã nộp được
gửi tại Kho bạc Nhà nước và được xử lý khi Toà án tiếp
tục giải quyết vụ án hành chính.


2. Quyết định đình chỉ giải quyết
vụ án hành chính














TA đình chỉ giải quyết VAHC trong các trường hợp sau đây:
Người khởi kiện là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được
thừa kế; cơ quan, tổ chức đã giải thể mà không có cá nhân, cơ quan, tổ
chức kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng;
Người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được Toà án chấp nhận;
Người khởi kiện đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt;
Người bị kiện hủy bỏ QĐHC, QĐKLBTV, QĐGQKN về quyết định xử lý vụ việc
cạnh tranh hoặc chấm dứt HVHC bị khởi kiện và người khởi kiện đồng ý
rút đơn khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập
đồng ý rút yêu cầu;
Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 109 (các trường hợp TA trả lại
đơn kiện) của LTTHC mà Toà án đã thụ lý.
Khi ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án, Toà án trả lại đơn khởi
kiện, tài liệu, chứng cứ cho đương sự nếu có yêu cầu
Quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính có thể bị kháng cáo,
kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.


Hậu quả của việc đình chỉ giải
quyết vụ án hành chính





Khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính,
đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải
quyết lại vụ án hành chính đó, nếu việc khởi kiện này không
có gì khác với vụ án đã bị đình chỉ về người khởi kiện,
người bị kiện và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ các
trường hợp bị đình chỉ theo quy định tại các điểm b, d và g
khoản 1 Điều 109 (các trường hợp TA trả lại đơn kiện),
điểm b và điểm c khoản 1 Điều 120 (các trường hợp TA
đình chỉ việc giải quyết VAHC) của Luật này và các trường
hợp khác theo quy định của pháp luật
Tiền tạm ứng án phí, lệ phí mà đương sự đã nộp được xử lý
theo quy định của pháp luật về án phí, lệ phí Toà án.


Thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ, quyết
định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính




Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án hành
chính có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ hoặc
quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính đó
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết
định quy định tạm đình chỉ hoặc quyết định đình chỉ
giải quyết VAHC, Toà án phải gửi quyết định đó cho
đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.



3. Quyết định đưa vụ án ra xét xử










Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải có các nội dung
chính sau đây:
Ngày, tháng, năm, địa điểm mở phiên toà;
Việc xét xử được tiến hành công khai hay xét xử kín;
Tên, địa chỉ của những người tham gia tố tụng;
Nội dung việc khởi kiện;
Họ, tên của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký
Toà án, Kiểm sát viên; Thẩm phán, Hội thẩm nhân
dân, Kiểm sát viên dự khuyết (nếu có).
Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được gửi cho các
đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp ngay sau khi ra
quyết định./.



×