Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO KHẮC PHỤC ẢNH HƯỞNG TIÊU cực của tôn GIÁO đối với sự NGHIỆP bảo vệ tổ QUỐC VIỆT NAM xã hội CHỦ NGHĨA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.23 KB, 19 trang )

KHẮC PHỤC ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA TÔN GIÁO ĐỐI VỚI SỰ
NGHIỆP BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA HIỆN NAY
Yêu cầu của sự nghiệp BVTQ Việt Nam XHCN trong điều kiện mới
đòi hỏi phải phát huy hơn nữa sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc, sức mạnh của
khối đại đoàn kết toàn dân. Tại Đại hội IX, Đảng ta nhấn mạnh: "Thực hiện đại
đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp, thành phần kinh tế, mọi giới, mọi
lứa tuổi, mọi vùng của đất nước, người trong Đảng và người ngoài Đảng, người
đang công tác và người đã nghỉ hưu, mọi thành viên trong đại gia đình dân tộc Việt
Nam dù sống trong nước hay ở nước ngoài"[1].
Việt Nam là một đất nước có nhiều tôn giáo.Đồng bào theo tôn giáo chiếm
một số lượng khá đông và đa số là nông dân và nhân dân lao động gắn bó với dân
tộc, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tuy
nhiên, từ trong bản chất, tôn giáo có những ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp xây
dựng và BVTQ của nhân dân ta. Những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo đến sức
mạnh BVTQ, nhất là đến chính trị - tinh thần và cơ sở chính trị - xã hội của sự
nghiệp BVTQ, cần phải được nhận thức đầy đủ và có biện pháp khắc phục. Hơn
nữa, vấn đề tôn giáo đã và đang bị các thế lực thù địch lợi dụng phá hoại khối đại
đoàn kết dân tộc và sức mạnh BVTQ của nước ta. Việc nhận thức và xử lý một
cách đúng đắn ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo đối với sự nghiệp BVTQ, cũng
như làm thất bại âm mưu, hành động lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng của
các thế lực thù địch là một yêu cầu cấp thiết của nhiệm vụ quốc phòng- an ninh,
BVTQ Việt Nam XHCN trong điều kiện mới.
CHƯƠNG 1
Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng
sản Việt Nam về tôn giáo và khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của nó trong
cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Tôn giáo là một hiện tượng xã hội xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử
loài người. Do mang tính chất quần chúng rộng rãi và lại khống chế
con người về mặt tinh thần, nên tôn giáo đã trở thành một lực lượng



có vai trò không nhỏ trong đời sống xã hội. Từ khi xã hội phân chia
giai cấp, tôn giáo chịu sự chi phối mạnh mẽ của cuộc đấu tranh giai
cấp, mang tính chất chính trị rõ rệt. Tùy vào thế giới quan và lợi ích
của mình mà các giai cấp có cách nhìn khác nhau về tôn giáo và vai
trò của nó trong đời sống xã hội.
Dựa vào quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, có thể nêu lên
những nội dung cơ bản về tôn giáo và khắc phục ảnh hưởng tiêu cực
của tôn giáo trong cách mạng XHCN như sau:
1.1.1. Tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân.
Chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ rõ rằng tôn giáo là do con người sáng
tạo ra trong những điều kiện lịch sử tự nhiên và xã hội xác định. Tôn
giáo không phải là một lực lượng siêu nhiên, nó chỉ là một hiện tượng
xã hội phản ánh sự bất lực, bế tắc của con người trước tự nhiên và xã
hội. Đồng thời, với mong ước một cuộc sống bình đẳng, ấm no, hạnh
phúc ở "thế giới bên kia", tôn giáo còn là sự phản kháng lại xã hội
hiện tại bởi những bất công, nghèo đói, bệnh tật... mà con người phải
chịu đựng. Và chính niềm an ủi rằng sẽ có một "kiếp sau" vô cùng tốt
đẹp, tôn giáo còn là liều thuốc giảm đau của con người trước những
đau khổ của hiện thực. Các Mác viết: "Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa
là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống
lại sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng
sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống
như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là
thuốc phiện của nhân dân"1.
Nếu như nguyên nhân cơ bản làm cho tôn giáo ra đời, tồn tại là sự bất
lực của con người trước tự nhiên và xã hội, thì tôn giáo cũng sẽ còn
tồn tại rất lâu cùng với con người, bởi sẽ còn rất lâu con người mới có
thể bước vào được "vương quốc tự do", mới có thể làm chủ được tự

nhiên, xã hội và bản thân mình đến mức độ không cần nhờ vào một


đấng siêu nhiên - Đức Phật, Đức Chúa trời hay Thánh A La... ban
phúc.
Với tính cách là một hiện tượng xã hội phản ánh khát vọng về một
cuộc sống tốt đẹp, một sự an ủi mỗi khi gặp hoạn nạn, với lịch sử tồn
tại hàng nghìn năm, chứa đựng trong đó cả yếu tố văn hóa - lịch sử...,
tôn giáo từ lâu đã trở thành một nhu cầu tinh thần của một bộ phận
không nhỏ dân cư trong xã hội.
Vì thế, mặc dù thế giới quan duy vật mác - xít đối lập với thế giới
quan tôn giáo, mặc dù con đường và phương thức giải phóng con
người của CNXH khác về bản chất con đường và phương thức "giải
thoát" con người của tôn giáo, song ngay dưới CNXH, tôn giáo vẫn
còn là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân.
Nguyên nhân trước hết làm cho tôn giáo còn là nhu cầu tinh thần của
một bộ phận nhân dân dưới CNXH phải kể đến là nguyên nhân về kinh
tế, xã hội. Đó là sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế, xã hội khác
nhau, dẫn đến vẫn còn sự bất bình đẳng nhất định về kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội. Đó là những yếu tố ngẫu nhiên, may rủi bởi sự tác động
của nền kinh tế thị trường trong giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ lên
CNXH... Trước những bất bình đẳng nhất định trong xã hội, trước
những yếu tố ngẫu nhiên, may rủi ấy, con người khó tránh khỏi phải
trông cậy, cầu mong vào một đấng siêu nhiên nào đó. Bởi điều này vừa
là nguồn động viên, an ủi, vừa là sự chỉ dẫn, giúp họ tìm ra lối thoát, dù
là đến kiếp sau, trước những khó khăn, bất hạnh trong cuộc sống hiện
tại.
Bên cạnh nguyên nhân về xã hội, còn phải kể đến nguyên nhân về
nhận thức, tâm lý làm cho tôn giáo vẫn còn là nhu cầu tinh thần của
một bộ phận nhân dân dưới CNXH. Ngày nay, khoa học và công nghệ

đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn, song thế giới là vô cùng,
vô tận, còn rất nhiều vấn đề mà khoa học chưa thể làm rõ, vẫn là sự
thách đố nhận thức của nhân loại. Vì thế không ít người vẫn phải nhờ
vào "Đức Chúa trời" để tìm lời giải cho mình. Mặt khác, với tính cách


là một hình thái ý thức xã hội bảo thủ nhất, với lịch sử tồn tại rất lâu
dài, tôn giáo đã in sâu vào đời sống tinh thần, lối sống của một bộ
phận nhân dân qua nhiều thế hệ, không phải một sớm, một chiều có
thể thay đổi. Do đó, có niềm tin tôn giáo, tham gia sinh hoạt tôn giáo
chỉ có ý nghĩa như một sinh hoạt văn hoá theo tập quán, thói quen,
như một nhu cầu tâm lý giúp con người giữ được "thăng bằng" trong
cuộc sống, ở một bộ phận không nhỏ quần chúng dưới CNXH.
Từ sự phân tích trên cho thấy, xã hội XHCN, một xã hội tạo điều
kiện thuận lợi nhất cho con người vươn lên làm chủ tự nhiên và xã hội
so với những xã hội đã qua trong lịch sử, nhưng con người vẫn còn vô
số vấn đề chưa được giải đáp và chưa được giải quyết. Hay nói cách
khác, CNXH với tính cách là một chế độ xã hội chưa đủ điều kiện để
đáp ứng tất cả nhu cầu vật chất và tinh thần của mỗi người và mọi
người. Do đó, một bộ phận quần chúng đến với tôn giáo cũng là điều
tự nhiên. Như vậy, tôn giáo vẫn là nhu cầu tinh thần, một nhu cầu tinh
thần chính đáng, một nhu cầu hợp tình, hợp lý của một bộ phận nhân
dân trong CNXH. Thực tiễn đã chứng minh rằng ở tất cả các nước
XHCN đều có một bộ phận nhân dân có tín ngưỡng tôn giáo, các Nhà
nước XHCN đều thừa nhận và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
của công dân theo pháp luật.
Tuy nhiên, khi khẳng định tôn giáo vẫn còn là nhu cầu tinh thần của một
bộ phận nhân dân trong CNXH thì cũng phải khẳng định tiếp rằng nhu
cầu tinh thần ấy đã mang những nội dung, tính chất mới so với các chế
độ xã hội trước đây.

Trong các chế độ xã hội duy trì ách áp bức giai cấp và áp bức dân tộc,
tất yếu sẽ làm cho đại bộ phận nhân lao động mong muốn được giải
phóng khỏi áp bức bóc lột. Do đó nhu cầu tôn giáo của quần chúng sẽ
rất lớn, rất gay gắt, nhu cầu ấy gắn bó chặt chẽ với nhu cầu giải phóng
giai cấp, giải phóng dân tộc, mang tính chất chính trị rõ rệt.
Trong CNXH, do bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội, do những nỗ lực
giải phóng con người của Đảng Cộng sản và Nhà nước XHCN trên


thực tiễn, đã làm cho nhu cầu giải thoát về tinh thần, nhu cầu "đền bù
hư ảo", nhu cầu sinh hoạt văn hoá tinh thần... của bộ phận đồng bào
có tín ngưỡng, tôn giáo không gay gắt, không trở thành phổ biến,
mang tính chất chính trị như trong các xã hội trước đây. Đành rằng
nhu cầu về tôn giáo ở một bộ phận nhân dân trong xã hội XHCN vẫn
còn, và sẽ còn lâu dài, nhưng nhu cầu ấy đã nghiêng về nhu cầu tinh
thần của cá nhân, mang tính chất cá nhân, trong việc giải quyết những
quan hệ giữa cá nhân với cá nhân là chủ yếu.
` Như vậy, trong CNXH tôn giáo vẫn còn là nhu cầu tinh thần của
một bộ phận nhân dân, nhu cầu ấy đã mang những nội dung, tính chất
mới so với nhu cầu tôn giáo ở các chế độ xã hội trước đó, đây là một
nhu cầu tinh thần chính đáng, cần phải được tôn trọng. Tại Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta tiếp tục khẳng định "tôn giáo là
nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, tôn trọng và đảm bảo
quyền tự do tín ngưỡng theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền
sinh hoạt tôn giáo theo đúng luật pháp"1.
1.1.2. Tôn giáo vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực
Khi nói đến mặt tích cực và tiêu cực của tôn giáo trong CNXH là bàn đến
mối quan hệ của tôn giáo với CNXH, cụ thể hơn là bàn đến sự tác động của tôn
giáo đến quá trình cách mạng XHCN. Phân tích mặt tích cực và mặt tiêu cực
của tôn giáo trong CNXH giúp chúng ta hiểu rõ hơn những ảnh hưởng tiêu cực

của nó đối với sự nghiệp BVTQ XHCN.
Về mặt tích cực, tôn giáo có những điểm tương đồng, phù hợp với mục tiêu,
lý tưởng xã hội chủ nghĩa.
Nghiên cứu những tôn giáo lớn như Phật giáo, Cơ Đốc giáo... cho thấy các
tôn giáo này đều mơ ước xây dựng một xã hội tự do, bình đẳng, bác ái, hòa
bình, không có chiến tranh, không có bất công đau khổ. Rõ ràng là hầu hết các
tôn giáo đều mong muốn con người được giải thoát, được hạnh phúc dù rằng đó
là sự giải thoát, hạnh phúc ở "kiếp sau", trên cõi "niết bàn" và "thiên đường".


Như thế ước mong của tôn giáo là giải thoát con người, vì con người. Sự giải
thoát ấy không phân biệt giàu - nghèo, sang - hèn, chủng tộc... nó thể hiện rõ
ước nguyện bình đẳng, tự do của con người.
Tôn giáo còn hướng con người sống có đạo lý, tình người, có đức hy sinh vì
hạnh phúc của con người. Hầu hết các tôn giáo đều răn dạy con người phải tu
nhân tích đức, phải thương yêu con người, phải trọng cái thiện, ghét cái ác. Đức
Phật Thích Ca, Đức Chúa Giê Su... là những tấm gương hy sinh vì những người
bị áp bức, vì những dân tộc bị đè nén, vì hòa bình, công lý, vì hạnh phúc của
con người.
Mặt tính cực của tôn giáo còn ở chỗ: những tôn giáo lâu đời và mang tính
quốc tế như Thiên Chúa giáo, Phật giáo, Hồi giáo đã kế thừa, tiếp thu và phổ
biến những giá trị văn hóa của nhân loại, lưu giữ những giá trị văn hóa ấy cho
hậu thế, thông qua giáo lý, các hoạt động tế lễ, các công trình thờ tự của tôn
giáo... Không phải ngẫu nhiên mà các nhà kinh điển Mác - Lênin đã quan niệm
tôn giáo là một hiện tượng xã hội và cũng là một hiện tượng văn hóa. Nhiều
công trình tôn giáo đã thực sự trở thành những khu du lịch văn hóa, bảo tồn văn
hóa rất có giá trị. Như thế, tôn giáo không chỉ lưu giữ, tiếp biến văn hóa, mà qua
đó còn góp phần làm cho đời sống văn hóa của xã hội phong phú, sinh động
thêm, đáp ứng nhu cầu văn hóa của con người.
Trong CNXH, giải quyết vấn đề tôn giáo cần hiểu rõ những mặt tích cực

trên, hướng tôn giáo phấn đấu vì những mục tiêu, lý tưởng cao đẹp ấy, đưa tôn
giáo trở lại đúng vị trí của nó, lo phần "đạo" của con người.
Bên cạnh những yếu tố tích cực trong CNXH, mặt tiêu cực của tôn giáo là
cơ bản, rất lớn, phải đặc biệt chú ý.
Nghiên cứu mặt tiêu cực, tác hại của tôn giáo đối với sự nghiệp cách mạng
XHCN có thể tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau. Có thể tiếp cận từ ý thức tôn
giáo và hành vi tôn giáo; có thể tiếp cận theo từng lĩnh vực, từng mặt (chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội...) mà tôn giáo tác động...
Với tính cách là một hình thái ý thức xã hội, tôn giáo là hình thái ý thức xã
hội bảo thủ, lạc hậu nhất. Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ tôn giáo phản ánh một


cách hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan. Qua hình thức phản ánh của tôn
giáo, những hiện tượng tự nhiên đã trở thành siêu nhiên. Ph. Ăng ghen viết: "Tất
cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu óc của con
người, của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ:
chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức
những lực lượng siêu trần thế"1.
Rõ ràng là thế giới quan tôn giáo - thế giới quan duy tâm, đối lập hoàn toàn
với thế giới quan duy vật mác - xít. Với thế giới quan duy tâm, tất yếu tôn giáo
tìm con đường giải thoát cho con người không phải ở thế giới hiện thực. Vì thế,
tôn giáo không chỉ cản trở việc giáo dục, tuyên truyền thế giới quan mác - xít,
cản trở vai trò chủ đạo của thế giới quan mác - xít trong xã hội, mà còn cản trở
việc tìm kiếm và thực hiện con đường, biện pháp giải phóng con người trong
cách mạng XHCN. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh rằng, việc giành lấy quần
chúng có đạo, là một trong những nhiệm vụ chính trị có ý nghĩa chiến lược của
Đảng và Nhà nước XHCN.
Cần chú ý rằng, trong quá trình bành trướng thế lực của mình, tôn giáo luôn
dựa vào các thế lực thực dân, lợi dụng chủ nghĩa thực dân. Và ngược lại, các thế
lực thực dân cũng luôn tìm mọi cách lợi dụng tôn giáo để xâm lược các dân tộc

và nô dịch nhân dân lao động. Vì vậy, tôn giáo càng trở nên nguy hiểm khi nó
câu kết chặt chẽ với chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động khác nhằm
chống phá cách mạng XHCN.
Tôn giáo là một trong những lực lượng cơ bản cản trở việc làm cho hệ tư
tưởng Mác - Lênin giữ vai trò chủ đạo trong xã hội, sự tác động ấy của tôn giáo
rõ ràng là cùng chiều với hệ tư tưởng tư sản. Chính điều này đã tác động tiêu
cực đến vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước XHCN. Đây
là những tác động tiêu cực rất lớn, rất cơ bản của tôn giáo đến sự nghiệp cách
mạng XHCN, càng nguy hiểm hơn nếu tôn giáo bị kẻ thù lợi dụng để chống phá
cách mạng. Tại Hội nghị Trung ương lần thứ Bảy (khóa IX), Đảng ta nhấn
mạnh: "... tình hình hoạt động tôn giáo còn có những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn
những nhân tố có thể gây mất ổn định"1.


1.1.3. Khc phc nh hng tiờu cc ca tụn giỏo l mt vn chin
lc trong cỏch mng xó hi ch ngha.
Làm rõ sự khc phục ảnh hởng tiêu cực của tôn giáo trong cách mạng XHCN
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, làm cơ sở trực tiếp cho việc nghiên cứu khắc
phục ảnh hởng tiêu cực của tôn giáo đối với sự nghiệp BVTQ Việt Nam XHCN.
Thc tin cỏch mng Vit Nam v nhiu nc XHCN ó khng nh rng: khc
phc nhng nh hng tiờu cc ca tôn giáo, luụn luụn l mt vn chin
lc, cú tm quan trng c bit. Bi l, vn tụn giỏo liờn quan trc tip v
mnh m n vic tp hp lc lng cỏch mng, n sc mnh ca khi i
on kt ton dõn, v liờn quan n mc tiờu, con ng gii phúng cho nhõn
dõn lao ng.
Vỡ th, cỏc nh kinh in ca ch ngha Mỏc - Lờnin ó rt quan tõm n vn
tụn giỏo trong cỏch mng XHCN. Cng khụng phi ngu nhiờn, ngay khi Cách
mng Thỏng Tỏm 1945 mi thng li, trong phiờn hp u tiờn ca Hi ng
Chớnh ph, Ch tch H Chớ Minh ó cp n vn tụn giỏo, Ngi khng
nh "tớn ngng t do, lng giỏo on kt". T tng ny ó cú mt v trớ

quan trng v c quỏn trit trong sut quỏ trỡnh cỏch mng Vit Nam cho n
tn ngy nay, th hin trong Hin Phỏp nm 1946, 1990, 1992; trong Ngh quyt
ca ng nhiu k i hi v chớnh sỏch ca Nh nc ta qua tng giai on
cỏch mng.
Cú th khỏi quỏt quan im ca ch ngha Mỏc - Lờnin, t tng H Chớ
Minh v quan im ca ng Cng sn Vit Nam v khc phc nhng nh
hng tiờu cc ca tụn giỏo trong cỏch mng XHCN trờn nhng ni dung chớnh
nh sau:
Mt l, khc phc nh hng tiờu cc ca tụn giỏo l vn lõu di, gn
lin vi tin trỡnh phỏt trin ca cỏch mng xó hi ch ngha.
Tụn giỏo l mt phm trự lch s. Khi nhng iu kin kinh t, xó hi, lch s
cho s ra i, tn ti ca tụn giỏo vn cũn, thỡ tụn giỏo vn cũn c s tn ti,
vn cũn ch ng trong i sng tinh thn ca mt b phn nhõn dõn. Vi
nhng iu kin nh nc ta hin nay, tụn giỏo vn cũn tn ti lõu di. õy l
mt thc t khỏch quan, khụng th ph nhn. Do ú, nhng mt tiờu cc ca tụn


giáo, do bản chất của tôn giáo quy định, sẽ còn ảnh hưởng lâu dài đến sự nghiệp
cách mạng XHCN.
Thừa nhận thực tế khách quan trên, khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo
phải được nhận thức là một nhiệm vụ chiến lược lâu dài trong suốt quá trình
cách mạng XHCN. Vì thế, phải tôn trọng nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân
dân, đồng thời phải đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, khoa học - kỹ
thuật, nâng cao đời sống vật chất - tinh thần của nhân dân nhằm từng bước hạn chế
ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong đời sống tinh thần của đồng bào theo đạo
cũng như trong đời sống xã hội. Đây chính là tư tưởng chỉ đạo việc giải quyết tận
gốc nguyên nhân nảy sinh, cơ sở tồn tại của tôn giáo, đảm bảo quyền tự do tín
ngưỡng tôn giáo và tự do không tín ngưỡng tôn giáo, thỏa mãn nhu cầu của bộ
phận nhân dân có đạo trong khuôn khổ pháp luật.
Như vậy, khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong cách mạng XHCN

cần hết sức chống tư tưởng nôn nóng, đồng thời phải rất tích cực và chủ động,
và phải gắn liền với tiến trình phát triển của cách mạng. Mỗi thành tựu của sự
nghiệp cách mạng phải góp phần hạn chế ảnh hưởng của tôn giáo trong đời sống
xã hội, ngược lại mỗi bước khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải góp
phần củng cố những kết quả mà sự nghiệp cách mạng đã giành được. Hai quá
trình ấy phải gắn kết chặt chẽ với nhau trong mỗi bước phát triển của cách mạng
XHCN.
Hai là, phải có thái độ và phương pháp đúng trong việc khắc phục ảnh
hưởng tiêu cực của tôn giáo trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Tôn giáo là một vấn đề phức tạp, tế nhị và nhạy cảm. Do vậy, khắc phục ảnh hưởng
tiêu cực của tôn giáo đòi hỏi phải rất thận trọng và chuẩn xác, đồng thời phải chủ
động và tích cực, cứng rắn về nguyên tắc và mềm dẻo, linh hoạt về sách lược. Thái
độ và phương pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong cách mạng
XHCN cần quán triệt những yêu cầu cơ bản dưới đây.
Trước hết, khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo nhưng không được
tuyên chiến với tôn giáo, mà phải tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo
hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng


pháp luật. Đây là một nguyên tắc cơ bản trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo dưới
CNXH.
Bên cạnh đó, phải phân biệt được mặt chính trị và mặt tư tưởng trong sự tác
động tiêu cực của tôn giáo để xác định biện pháp khắc phục phù hợp, tránh khuynh
hướng “tả” hoặc hữu trong quá trình xử lý. Bởi mặt chính trị phản ánh mâu thuẫn
đối kháng về lợi ích kinh tế, chính trị giữa các giai cấp và những thế lực lợi dụng
tôn giáo để chống lại sự nghiệp cách mạng và lợi ích của nhân dân lao động; còn
mặt tư tưởng phản ánh mâu thuẫn không mang tính đối kháng giữa những người có
tín ngưỡng tôn giáo và những người không có tín ngưỡng tôn giáo cũng như giữa
những người có tín ngưỡng tôn giáo khác nhau. Trên thực tế, sự phân biệt này
không đơn giản, đòi hỏi rất cao sự tỉnh táo, nhạy bén về chính trị. Tiêu chí cơ bản

của sự phân biệt này phải xuất phát từ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân
lao động, lợi ích của dân tộc và an ninh quốc gia.
Một điểm nữa cần chú ý trong việc khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của
tôn giáo là phải có quan điểm lịch sử, cụ thể đối với từng tôn giáo, trong từng thời
điểm và từng vụ việc. Thực tế cho thấy trong những thời kỳ lịch sử khác nhau, tính
chất và mức độ tác động tiêu cực của từng tôn giáo cũng khác nhau. Vì thế, việc
khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực ấy cũng đòi hỏi phải có thái độ và phương
pháp không giống nhau.
Cuối cùng, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền
với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, thực hiện phương châm:
“chống gắn liền với xây”. Tôn giáo, với tính cách là một hình thái ý thức xã hội, là
sự phản ánh tính chất và trình độ phát triển của một tồn tại xã hội nhất định. Vì thế,
muốn khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo, tiến tới giải quyết triệt để
vấn đề tôn giáo, điều đầu tiên và cơ bản nhất là phải xây dựng được một xã hội
không có áp bức, bất công, nghèo đói và thất học… một xã hội không còn điều kiện
để cho tôn giáo có cơ sở tồn tại.
Ba là, thực chất khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong cách
mạng xã hội chủ nghĩa là giải phóng quần chúng về tinh thần, đoàn kết và tập
hợp lực lượng cách mạng.


Ảnh hưởng tiêu cực lớn nhất của tôn giáo là nô dịch quần chúng về mặt tinh
thần, chia rẽ và làm suy yếu khối đại đoàn kết toàn dân, vì thế thực chất khắc phục
ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo chính là giải phóng quần chúng về mặt tinh thần,
đoàn kết và tập hợp lực lượng cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhằm bảo vệ
và xây dựng thành công Tổ quốc XHCN, đưa con người lên địa vị làm chủ tự
nhiên, làm chủ xã hội và làm chủ bản thân mình.
Khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo đòi hỏi trước hết phải coi trọng sự
nghiệp đấu tranh giải phóng quần chúng về tinh thần, đồng thời gắn liền sự nghiệp
ấy với sự nghiệp giải phóng quần chúng về vật chất. Nếu trong các lĩnh vực đời

sống vật chất có chiến lược, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn và ngắn hạn thì
trong lĩnh vực đời sống tinh thần cũng đòi hỏi phải có chiến lược, kế hoạch cụ thể.
Có như vậy mới làm cho thế giới quan mác- xít từng bước thay thế thế giới quan
tôn giáo, từng bước giải phóng quần chúng khỏi sự nô lệ về mặt tinh thần của tôn
giáo.
Bên cạnh đó, khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo còn đòi hỏi phải
không ngừng xây dựng, củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân. Theo đó,
phải thực hiện nhất quán chính sách đoàn kết đồng bào có đạo với đồng bào không
có đạo, đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau cùng phấn đấu vì mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Sự thống nhất trên
những lợi ích cơ bản nhất về kinh tế, chính trị là cơ sở vững chắc, quyết định sự
bền vững của khối đại đoàn kết dân tộc. Vì thế, để đoàn kết dân tộc, khẳng định vai
trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, phải không ngừng phát triển
nền kinh tế đất nước theo định hướng XHCN, thực hiện tốt nền dân chủ XHCN,
nhất là ở cơ sở; đặc biệt, phải bảo đảm trên thực tế quyền bình đẳng trước pháp luật
đối với mọi công dân, kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện phân biệt đối xử vì
lý do tôn giáo, nghiêm trị những hoạt động lợi dụng tôn giáo để kích động, chia rẽ
khối đại đoàn kết toàn dân.
Trên cơ sở phân tích quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo và khắc phục ảnh hưởng tiêu cực
của tôn giáo trong cách mạng XHCN, có thể quan niệm: Khắc phục ảnh hưởng tiêu
cực của tôn giáo đối với sự nghiệp BVTQ XHCN là thực hiện hệ thống giải pháp


đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực, phát huy sức mạnh của tất cả các tổ chức, các lực
lượng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực của tôn giáo đến
các nội dung, các mặt cuả sự nghiệp BVTQ, góp phần tăng thêm sức mạnh BVTQ
Việt Nam XHCN.
Như vậy, khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo đối với sự nghiệp
BVTQ Việt Nam XHCN là một bộ phận, một nội dung cơ bản của việc giải quyết

vấn đề tôn giáo và khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của nó trong cách mạng XHCN;
khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong cách mạng XHCN cũng đã bao
hàm việc khắc phục ảnh hưởng đó trong sự nghiệp BVTQ.

2.2. Những giải pháp cơ bản của việc khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của
tôn giáo đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

2.1.1. Tình hình và dự báo ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo đối với
sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.
Hiện nay, tình hình tôn giáo trên thế giới có sự phát triển phức tạp.
Các tôn giáo lớn trên thế giới như Thiên Chúa giáo, Phật giáo, Hồi
giáo…đều phát triển cả về số lượng tín đồ và tổ chức. Trong điều kiện
đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc hiện nay, sự hoạt động của các tôn
giáo, của các tổ chức giáo hội càng mang tính chất chính trị rõ rệt. Xuất
hiện và phát triển các tổ chức khủng bố mang lá cờ tôn giáo, làm cho
tình hình an ninh của nhiều quốc gia - dân tộc trên thế giới trở nên rất
phức tạp.
Tình hình đó làm cho vấn đề bảo vệ độc lập chủ quyền và an ninh
quốc gia, chống sự áp đặt, xâm lược của chủ nghĩa đế quốc đặt ra hết sức
gắt gao đối với các quốc gia độc lập có chủ quyền. Vì vậy, giải quyết và
xử lý vấn đề tôn giáo như thế nào để có lợi nhất cho đất nước, bảo đảm
ổn định chính trị - xã hội cho sự phát triển, ngăn ngừa nguy cơ chiến
tranh từ “lý do tôn giáo” mà các thế lực hiếu chiến có thể lợi dụng, đang
được các quốc gia đặc biệt quan tâm.


Dự báo chiều hướng, tính chất ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo đối với sự
nghiệp BVTQ trong giai đoạn cách mạng mới có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm
xác lập một căn cứ khoa học cho việc đề ra yêu cầu, thực hiện các giải pháp khắc
phục ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo đối với sự nghiệp BVTQ. Đây vừa là vấn đề

khoa học, vừa là vấn đề lập trường cách mạng.
Kết quả phân tích ở các phần trên của đề tài cho thấy, trong thời gian tới tôn
giáo ở nước ta vẫn tiếp tục phát triển cả về số lượng tín đồ, các hình thức tổ chức,
lễ nghi, các cơ sở hành lễ và cả về các mối quan hệ, nhất là quan hệ quốc tế của tôn
giáo. Các hoạt động của các tôn giáo ngày càng đa dạng, gia tăng mạnh mẽ các cơ
sở tôn giáo như nhà thờ, chùa, thánh thất ... và sự phát triển các hình thức tổ chức
(như các hội chức việc: kèn, trống, hội từ thiện, hội bà mẹ...), sự phát triển hình
thức lễ nghi mới theo hướng cập nhật hơn, cùng với sự “nở rộ” của các loại hình tín
ngưỡng dân gian, truyền thống khác (ngoài 6 tôn giáo chính, nước ta còn có gần 60
loại tín ngưỡng tôn giáo khác đang hoạt động)1 đã nói lên rằng, tín ngưỡng tôn giáo
ở Việt Nam là một hiện tượng đang phát triển cả chiều rộng và chiều sâu.
Tính phức tạp của sự ảnh hưởng tôn giáo đối với sự nghiệp BVTQ không chỉ
do sự phát triển của bản thân các tôn giáo trong điều kiện mới, mà còn do âm mưu,
thủ đoạn lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng của các thế lực thù địch.
Những thủ đoạn lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch, đặc biệt là Mỹ mà đề tài
đã đề cập ở các phần trên cho phép khẳng định, trong thời gian tới vấn đề tôn giáo
vẫn là một vấn đề chúng sẽ tiếp tục quan tâm, coi đó là một hướng tiến công quan
trọng trong mục tiêu chống phá sự nghiệp xây dựng và BVTQ XHCN của nhân dân
ta.
Sự lợi dụng tôn giáo không những sẽ ngày càng gia tăng, mà những thủ đoạn,
những ngón đòn lợi dụng của các thế lực thù địch sẽ phát triển theo chiều hướng
ngày càng tinh vi, nham hiểm hơn và cả trắng trợn hơn. Sự lập lờ “nước đôi” giữa
các cơ quan lập pháp, giữa Chính phủ và Quốc hội Mỹ, giữa các lực lượng và các
cá nhân trong giới chính khách Mỹ thời gian gần đây trong việc đưa ra những “Bản
điều trần về tình hình tôn giáo Việt Nam”, “Dự luật nhân quyền Việt Nam”... là
bằng chứng xác nhận cho nhận định trên. Tình hình đó vừa gây khó khăn, vừa đặt


ra những yêu cầu và nội dung mới đối với sự nghiệp BVTQ, đòi hỏi Đảng và nhân
dân ta phải nêu cao tinh thần cảnh giác, đồng thời có chính sách, biện pháp xử lý

vấn đề tôn giáo đúng đắn, phù hợp.
Cần phải nhấn mạnh thêm rằng, tính chất phức tạp và sự ảnh hưởng tiêu cực của
tôn giáo đối với sự nghiệp BVTQ còn thể hiện ở chỗ, vấn đề tôn giáo ngày càng
quan hệ chặt chẽ với vấn đề dân tộc trong âm mưu chống phá cách mạng nước
ta của các thế lực thù địch. Việt nam là đất nước đa dân tộc. Dân tộc Kinh chiếm
đa số với khoảng 87% dân số, 53 dân tộc thiểu số còn lại chiếm 13%. Vấn đề dân
tộc ở nước ta chủ yếu là vấn đề dân tộc thiểu số. Vấn đề dân tộc cũng là một vấn đề
phức tạp và rất nhạy cảm về chính trị. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội, dân trí
còn thấp; đời sống vật chất - tinh thần còn nhiều khó khăn; những vấn đề phức tạp
do lịch sử để lại; địa bàn phức tạp, có ý nghĩa chiến lược quan trọng về quốc
phòng, an ninh nơi cư trú của đồng bào các dân tộc thiểu số là những điều kiện
thuận lợi để các thế lực thù địch khoét sâu, lợi dụng.
Trong sự lợi dụng vấn đề dân tộc để phá hoại cách mạng, vấn đề tôn giáo được chúng thực thi như là một nội dung đặc biệt quan trọng theo hướng “tôn giáo
hoá” vấn đề dân tộc. Sự truyền đạo “Tin lành - Vàng Chứ” nhanh và lan ra phạm vi
rộng trong đồng bào các dân tộc thiểu số, nhất là người H’ Mông ở Tây Bắc; sự
phát triển cái gọi là “Tin lành Đềga” trong đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây
Nguyên phản ánh mối quan hệ chặt chẽ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề tôn giáo
trong âm mưu, thủ đoạn chống phá cách mạng nước ta của chúng. Trong bối cảnh
mới của cách mạng Việt Nam, mối quan hệ này sẽ càng phát triển làm cho vấn đề
càng thêm phức tạp và việc giải quyết vấn đề tôn giáo, vấn đề dân tộc càng gặp
nhiều khó khăn. Việc Đảng ta, trong một Hội nghị Ban chấp hành Trung ương ra
các nghị quyết chuyên đề về đoàn kết toàn dân, về công tác dân tộc và về công tác
tôn giáo đã thể hiện sự nhận thức đúng đắn mối quan hệ của các vấn đề trên trong
quá trình cách mạng nước ta hiện nay.

Có thể nói, tôn giáo, tín ngưỡng vốn là những hiện tượng xã hội đặc biệt, góp
phần làm cho một bộ phận đồng bào có tín ngưỡng vơi đi những bộn bề lo toan


trong cuộc sống, những hẫng hụt về mặt tinh thần. Nhưng khi tôn giáo bị lợi dụng,

kích động, nguy cơ nó đem lại cho xã hội và con người cũng không nhỏ, tác động
rất lớn đến vấn đề BVTQ XHCN. Từ những bài học trong thực tế, Đảng và Nhà
nước cần tiến hành đồng bộ những giải pháp thiết thực sau:
Một là, chăm lo, đẩy mạnh hơn nữa công tác giáo dục, tuyên truyền, vận
động các tầng lớp nhân dân, nhất là đồng bào có đạo hiểu rõ và nắm vững đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề dân tộc, tôn giáo
trong tình hình mới. Trên cơ sở đó, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp,
các ngành, đoàn thể và toàn dân đối với việc triển khai thực hiện các nghị quyết,
chỉ thị của Đảng, các luật, pháp lệnh, nghị định của Nhà nước về vấn đề dân tộc,
tôn giáo đã ban hành, làm cho các chủ trương, chính sách của Đảng đi vào đời sống
hiện thực của người dân, tạo cở sở, niềm tin vững chắc cho đồng bào có đạo yên
tâm làm tròn bổn phận "sống tốt đời đẹp đạo", "sống phúc âm trong lòng dân tộc",
không để các thế lực thù địch lợi dụng sự thiếu hiểu biết về chính sách dân tộc, tôn
giáo của đồng bào để xuyên tạc, lôi kéo, kích động đồng bào có đạo vào các hoạt
động phá hoại, gây mất ổn định về chính trị-xã hội ở địa phương, cơ sở, ảnh hưởng
đến phát triển kinh tế, tăng cường QP,AN cũng như đời sống của nhân dân, trực
tiếp là đồng bào tôn giáo.
Hai là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước trong
công tác dân tộc, tôn giáo; tích cực nghiên cứu, đề xuất, bổ sung và ban hành kịp
thời các luật và văn bản qui phạm pháp luật để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức điều
hành, hướng dẫn, giúp đỡ các tổ chức tôn giáo hoạt động đúng theo hiến chương,
điều lệ của giáo hội và tuân thủ các qui định của pháp luật . Thường xuyên chủ
động, nắm chắc tình hình hoạt động của các tôn giáo, tạo điều kiện cho các chức
sắc, tín đồ hoạt động tôn giáo bình thường theo khuôn khổ pháp luật. Tăng cường
thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo ở các cấp, các ban,
ngành, đoàn thể để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh các biểu hiện vi phạm pháp luật


trong việc thực hiện chính sách tôn giáo. Có kế hoạch phân công các ban, ngành,
đoàn thể bám sát cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động, giải quyết kịp thời, dứt

điểm những vấn đề nổi cộm, bức xúc, những vụ việc phát sinh có liên quan đến vấn
đề dân tộc, tôn giáo.
Bà là, Đẩy mạnh phát triển KT-XH ở các vùng miền núi, biên giới, vùng sâu,
vùng xa, trong đó có vùng đồng bào dân tộc có đạo; thực hiện có hiệu quả các
chương trình phát triển KT-XH, xoá đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống cho đồng
bào các dân tộc, tôn giáo. Giải quyết tốt tình trạng tranh chấp đất đai, đẩy nhanh
tiến độ giao đất, khoán rừng, tổ chức lại sản xuất cho đồng bào các dân tộc thiểu số
tại chỗ, tạo việc làm ổn định, giúp bà con an cư, lạc nghiệp. Tiếp tục đẩy mạnh
cuộc vận động định canh, định cư, tăng cường cán bộ khuyến nông, khuyến lâm
hướng dẫn đồng bào áp dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật, chuyển đổi ngành nghề,
phát triển chăn nuôi, trồng trọt, nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống
để đồng bào yên tâm xây dựng cuộc sống lâu dài trên các địa bàn miền núi, biên
giới. Chăm lo phát triển sự nghiệp y tế, sự nghiệp giáo dục-đào tạo, nâng cao trình
độ dân trí cho đồng bào các dân tộc,nhất là đồng bào có đạo để tạo nguồn nhân lực
chất lượng cao cho sự nghiệp phát triển KT-XH, củng cố QP,AN đất nước; bảo tồn
và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, phục hồi các lễ hội, phong tục, tập
quán tốt đẹp, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá lành mạnh cho bà con các dân tộc,
tôn giáo.
Bốn là, Tăng cường xây dựng, củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ
thống chính trị các cấp, nhất là cấp cơ sở vững mạnh toàn diện; thường xuyên củng
cố, kiện toàn bộ máy làm công tác dân tộc, tôn giáo từ Trung ương tới cơ sở có số
lượng đủ, chất lượng cao, bảo đảm hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.
Phát huy vai trò già làng, trưởng bản, nhân sĩ trí thức là người dân tộc thiểu số và
các chức sắc tôn giáo tiến bộ cùng vận động, thuyết phục đồng bào dân tộc có đạo
nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của


Nhà nước và các qui định của địa phương; chủ động phát hiện và có biện pháp
ngăn chặn kịp thời, có hiệu quả tình trạng truyền đạo trái pháp luật và kiên quyết
đấu tranh, xử lý kịp thời theo pháp luật những tổ chức, cá nhân lợi dụng tín

ngưỡng, tôn giáo làm phương hại đến an ninh con người và an ninh quốc gia.
Năm là, Chăm lo xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, xây dựng,
củng cố các khu vực phòng thủ tỉnh, huyện vững chắc trên từng địa bàn, địa
phương; gắn xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân với thế trận an ninh nhân dân.
Ra sức xây dựng, củng cố lực lượng dân quân, tự vệ và công an thực sự trong sạch,
vững mạnh, đủ sức hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, nhất là khi có tình
huống xấu xảy ra. Tích cực triển khai có hiệu quả các chương trình " giữ vững an
ninh chính trị, chống bạo loạn tại địa phương"; tăng cường kiểm tra, điều chỉnh, bổ
sung hoàn chỉnh các phương án bảo vệ an ninh ở địa phương, cơ sở. Đẩy mạnh
phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, chủ động phòng chống có
hiệu quả các hoạt động tình báo, gián điệp của địch; củng cố trận địa an ninh nhân
dân ngày càng vững mạnh, làm cơ sở, chỗ dựa vững chắc cho cho đồng bào các
dân tộc và đồng bào có đạo đấu tranh có hiệu quả với các âm mưu, thủ đoạn " diễn
biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch trên từng địa bàn, địa
phương, góp phần cùng toàn dân giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ vững chắc Tổ
quốc Việt Nam XHCN trong thời kỳ mới.

KẾT LUẬN

Tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, bên cạnh
mặt tích cực, mặt tiêu cực của tôn giáo là cơ bản. VÌ VẬY khắc phục
ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo là một vấn đề chiến lược gắn liền với


sự nghiệp xây dựng và BVTQ; để giải phóng quần chúng về tinh thần,
đoàn kết và tập hợp lực lượng cách mạng trong tiến trình cách mạng
XHCN, cho nên cần có thái độ và phương pháp đúng đắn.
Nhận thức ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trên các mặt và nguyên
nhân của những ảnh hưởng đó giúp ta có cơ sở khoa học cho việc
khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo đối với sự nghiệp

BVTQ.
Các tôn giáo ở Việt Nam tiếp tục phát triển cả về số lượng tín đồ,
các hình thức tổ chức, lễ nghi, các cơ sở hành lễ và cả về các mối quan
hệ, nhất là mối quan hệ quốc tế của tôn giáo. Cho nên, trong thời gian tới
tôn giáo tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực và tăng thêm tính phức tạp đối với
sự nghiệp BVTQ Việt Nam XHCN. Đề tài nhận định: tính phức tạp của
sự ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo đối với sự nghiệp BVTQ không chỉ
do sự phát triển của bản thân các tôn giáo trong điều kiện mới, mà còn
do các thế lực thù địch ngày càng lợi dụng tôn giáo để chống phá cách
mạng; vấn đề tôn giáo ngày càng quan hệ chặt chẽ với vấn đề dân tộc
trong âm mưu chống phá cách mạng nước ta của các thế lực thù địch.
Bởi vậy, khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo là yêu cầu cấp thiết
của sự nghiệp BVTQ. Song việc khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tôn
giáo phải nhằm củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, tăng thêm sức mạnh
BVTQ, là trách nhiệm của mọi người và phải quán triệt, thực hiện tốt


chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tôn giáo và công tác tôn
giáo.



×