Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Thi thu thay tran van thanh hoai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (454.61 KB, 4 trang )

LỚP ÔN THI MÔN HÓA
Thầy Trần Văn Thanh Hoài

KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017 (lần 3)
MÔN THI: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – PHẦN THI: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút

Cho nguyên tử khối các nguyên tử: H=1; C=12; N=14; O=16; Na=23; Mg=24; Al=27; K=39; Ca=40; Fe=56; Cu=64;
Ag=108; Ba=137.

Câu 1: Kim loại nào sau đây có thể đẩy Fe ra khỏi FeCl3
A. Ag.
B. Cu.
C. Na.
D. Mg.
Câu 2: Kim loại có thể phản ứng với S ngay ở điều kiện thường là
A. Ag.
B. Mg.
C. Hg.
D. Ba.
2+
2+
Câu 3: Một mẫu nước cứng có chứa các ion: Mg , Ca , HCO3 . Để làm mềm loại nước cứng này có thể
dùng
A. HCl.
B. phèn chua.
C. Ca(OH)2.
D. CaCO3.
Câu 4: Hòa tan m gam hỗn hợp K và Al vào nước dư thì thu được dung dịch X, 0,25m gam rắn và 6,72 lít
khí (đktc). Giá trị của m là
A. 13,2.


B. 9,9.
C. 19,2.
D. 8,8.
Câu 5: Cho các phát biểu sau:
1/ Trong các tơ: tơ nitron, tơ capron, tơ visco, tơ axetat, tơ tằm có 2 loại là tơ nhân tạo.
2/ Trong số các polime: caosu lưu hóa, tơ enang, P.E, P.V.C, amilozơ có 1 polime có mạch phân nhánh.
3/ Khi đun nóng các polime: P.V.A, P.M.M.A, nilon-6,6, xenlulozơ, tơ lapsan với dung dịch NaOH có 4
polime bị đứt mạch.
4/ Trong các loại tơ sau: tơ nitron, nilon-6, tơ lapsan, tơ tằm, tơ visco, nilon-6,6. có 4 loại tơ có chứa nitơ.
Số phát biểu đúng là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 6: Cho dãy chất: glucozơ, fructozơ, etyl fomat, vinyl axetat, triolein, anilin. Số hợp chất no làm mất
màu nước Br2 là
A. 5.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Câu 7: X là một - amino axit có công thức phân tử là C4H9O2N. Hỗn hợp Y gồm X và các peptit Gly-Val,
Ala-Ala-X, Ala-Ala- X -Ala và X-Gly- X-Gly-X. Đốt cháy hoàn toàn m gam Y thì cần dùng vừa đủ
105,504 lít O2 (ở đktc). Hấp thụ sản phẩm cháy vào 2,725 lit Ba(OH)2 0,8M thì thu được a gam kết tủa đồng
thời khối lượng bình tăng thêm 226,36 gam. Nếu thủy phân hoàn toàn 0,55 mol Y trong 1,5 lit dung dịch
KOH 1M rồi cô cạn thì thu được b gam chất rắn. Tổng giá trị (m +a +b) gần nhất với.
A. 380.
B. 370.
C. 350.
D. 390.
Câu 8: Số đồng phân amin bậc hai có công thức C4H11N là

A. 8.
B. 4.
C. 3.
D. 1.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sản phẩm của phản ứng thủy phân chất béo được dùng làm xà phòng.
B. Các ester đều có mùi thơm và được ứng dụng làm hương liệu trong công nghiệp thực phẩm.
C. Các ester no, mạch hở không thể làm nhạt màu nước Br2.
D. Các ester vinyl axetat và phenyl axetat không thể điều chế từ axit và ancol tương ứng.
Câu 10: Dãy kim loại nào sau đây khi tác dụng với khí Cl2 và HCl đều sinh ra cùng một muối?
A. Al, Cr, Mg.
B. Cu, Al, Mg.
C. Fe, Al, Zn.
D. Zn, Al, Mg.
Câu 11: Đun nóng 41,4 gam hỗn hợp A gồm hai chất X (C7H12O5N2) và Y (C5H10O3N2) trong dung dịch
NaOH vừa đủ thì thu được 57,72 gam hỗn hợp B gồm hai muối của hai -aminoaxit. % Khối lượng muối
của -aminoaxit có phân tử khối nhỏ hơn trong B gần nhất với
A. 37.
B. 47.
C. 45.
D. 40.
Câu 12: Cho các phát biểu sau:
1/ Điện phân dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 và NaCl có cùng nồng độ thì pH dung dịch giảm.
2/ Các vật liệu gang, thép, sắt tây khi để ngoài không khí ẩm thì đều bị ăn mòn điện hóa.
3/ Cho thanh hợp kim Mg-Fe vào dung dịch Fe(NO3)3 sau một thời gian Fe bị ăn mòn điện hóa.
4/ Hợp kim Sn-Pb dùng làm que hàn.
Số phát biểu đúng là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.

D. 4.


Câu 13: Mô tả hiện tượng thí nghiệm nào sau đây không chính xác?
A. Cho Cu(OH)2 vào dung dịch abumin dư tạo ra dung dịch màu tím.
B. Cho Cu(OH)2 vào dung dịch saccarozơ dư tạo ra dung dịch màu lam.
C. Cho dung dịch anilin dư vào dung dịch HCl tạo dung dịch đồng nhất.
D. Cho dung dịch alanin vào dung dịch NaOH tạo dung dịch đồng nhất.
Câu 14: Cho các thí nghiệm sau:
1/ Cho hợp kim Fe-Ni vào dung dịch H2SO4 loãng.
4/ Đề thanh sắt trong không khí ẩm.
2/ Cho thanh Fe vào dung dịch AgNO3 dư.
5/ Ngâm đinh thép vào dung dịch H2SO4 loãng.
3/ Cho thanh Fe vào dung dịch HCl có lẫn ZnCl2.
6/ Cho hợp kim Fe-Mg vào dung dịch HCl dư.
Số thí nghiệm sắt bị ăn mòn điện hóa là
A. 6.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch K2CrO4 thì dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu da cam.
B. Cr tan trong H2SO4 loãng nguội cho ra muối CrSO4 và khí H2.
C. Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch K2Cr2O7 thì xuất hiện kết tủa màu vàng.
D. Cr2O3 là oxit lưỡng tính vừa tan trong dung dịch axit, vừa tan trong dung dịch bazơ loãng nguội.
Câu 16: Hỗn hợp A gồm 3 ester đơn chức X, Y, Z (Y và Z là đồng phân của nhau). Đốt cháy hoàn toàn A
với bất kỳ tỉ lệ mol nào của X, Y, Z đều thu được cùng một lượng H2O. Khi đốt cháy 13 gam A thì cần 19,04
lít O2 (đktc), hấp thụ sản phẩm cháy vào 600 ml dung dịch Ba(OH)2 0,75 M thì thu được m gam kết tua và
khối lượng dung dịch tăng 10,65 gam. Thủy phân 13 gam A trong KOH dư thì thấy có 0,1625 mol KOH
tham gia phản ứng, sau phản ứng thu được 20,175 gam hỗn hợp muối B (trong B có chứa 2 muối của 2 axit

là đồng đẳng kế tiếp) và 1 ancol C duy nhất. Cho C qua bình chứa Na dư thì thấy thoát ra 280 ml khí (đktc)
và khối lượng bình tăng 0,775 gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. % Khối lượng của muối có phân tử
khối lớn nhất trong B là x%. Tổng giá trị của (m +x) gần nhất với
A. 39,2.
B. 41,5.
C. 68,8.
D. 70,4.
Câu 17: Cho bảng mô tả hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm ứng với dung dịch hoặc chất lỏng của X, Y,
Z, T với các thuốc thử như sau:
Cu(OH)2
AgNO3/NH3
Br2/H2O
Dung dịch HNO3
X
Xanh lam
Không hiện tượng
Không hiện tượng
Đồng nhất
Y
Xanh lam
Tạo kết tủa
Nhạt màu
Đồng nhất
Z
Tím
Không hiện tượng Không làm thí nghiệm
Kết tủa vàng
T
Không hiện tượng
Không hiện tượng

Nhạt màu
Tách lớp
X, Y, Z, T lần lượt là
A. Fructozơ, glucozơ, abumin, triolein.
B. Glucozơ, fructozơ, triolein, abumin.
C. Saccarozơ, glucozơ, abumin, triolein.
D. Saccarozơ, fructozơ, abumin, triolein.
Câu 18: Số công thức cấu tạo của ester mạch hở có công thức phân tử là C4H6O2 và được tổng hợp từ axit
và ancol tương ứng là
A. 1.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Câu 19: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Mg (3a mol) và Al (2a mol) trong 1 lit dung dịch HNO3
x M sau phản ứng thu được dung dịch Y và 1,768 gam hỗn hợp khí Z. Cô cạn dung dịch Y thu được y gam
muối khan. Mặt khác, khi cho từ từ đến dư dung dịch KOH 0,5 M vào dung dịch Y thì lượng kết tủa biến đổi
theo lượng KOH được cho bởi đồ thị sau:
n↓

0,616 0,895

1

nKOH


Giả thiết khi cô cạn muối không bị phân hủy và tốc độ tạo thành các kết tủa là như nhau. Giá trị của x và y
gần nhất với cặp số
A. 1 và 79.
B. 1,3 và 77.

C. 1,2 và 75.
D. 1,1 và 79.
Câu 20: Cho hỗn hợp gồm Al, Zn, Fe, Mg, Cu vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch X. Cho
KOH dư vào X thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi thu được rắn Z. Cho
H2 dư qua Z ở nhiệt độ cao đến phản ứng hoàn toàn thu được rắn T. Cho các phát biểu về T như sau:
1/ T chỉ chứa 1 đơn chất và một hợp chất.
2/ Chất có phân tử khối lớn nhất trong T là đơn chất.
3/ Khi cho T vào dung dịch HNO3 đặc nguội có khí NO2 thoát ra.
4/ T có thể tan hoàn toàn trong dung dịch AgNO3 dư.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Câu 21: Cho các thí nghiệm sau:
1/ Nung hỗn hợp Cu(NO3)2 và Fe
2/ Cho Sn vào dung dịch FeSO4.
3/ Nung hỗn hợp Al và Cr2O3.
4/ Cho CO qua CuO đun nóng.
Số trường hợp xảy ra sự oxi hóa kim loại là
A. 1.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Câu 22: Hòa tan hoàn toàn 12,88 gam hỗn hợp X gồm các oxit của Fe vào V ml dung dịch HCl 1M thu
được dung dịch Y. Cho tiếp 500ml dung dịch AgNO3 1M vào dung dịch Y thì thu được m gam kết tủa, 224
ml khí NO (đktc) và dung dịch Z. Cho lượng NaOH dư vào dung dịch Z thì thu được 17,85 gam kết tủa
khan. Giá trị của m gần nhất với
A. 72.
B. 70.

C. 66.
D. 68.
Câu 23: Dung dịch chất nào sau đây có thể làm quỳ tím hóa đỏ?
A. Anilin.
B. Lysin.
C. Valin.
D. Glutamic.
Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn 26,4 gam một loại chất béo trung tính rồi hấp thụ hoàn toàn sản phẩm cháy vào
bình đựng nước vôi trong dư thì thấy khối lượng dung dịch giảm 68,76 gam. Mặt khác nếu xà phóng hóa
hoàn toàn 26,4 gam chất béo này bằng lượng KOH vừa đủ thì thu được 28,68 gam muối. Hỏi 0,1 mol chất
béo trên làm mất màu tối đa bao nhiêu mol Br2?
A. 0.
B. 0,4.
C. 0,5.
D. 0,2.
Câu 25: Mô tả nào sau đây không đúng?
A. K2Cr2O7 là hợp chất màu da cam chỉ có tính oxi hóa mạnh.
B. Cr2O3 là hợp chất màu lục thẫm có tính lưỡng tính.
C. CrO là một oxit bazơ vùa có tính khử vừa có tính oxi hóa.
D. CrO3 là một oxit axit có tính oxi hóa mạnh.
Câu 26: Cho 13,35 gam một -amino axit là đồng đẵng của glyxin vào 200 ml dung dịch HCl 1M thu được
dung dịch A. Để phản ứng vừa hết với các chất trong dung dịch A thì cần V ml dung dịch KOH 1M. cô cạn
dung dịch sau phản ứng thu được 33,95 gam muối khan. Giá trị của V là
A. 350.
B. 400.
C. 450.
D. 500.
Câu 27: Xementit có nhiều trong chất nào sau đây?
A. Thép.
B. Gang xám.

C. Sắt tây.
D. Gang trắng.
Câu 28: Điện phân V ml dung dịch Cu(NO3)2 0,8M và AgNO3 0,9M trong thời gian t giờ với cường độ
dòng điện 4 A thu được dung dịch X có khối lượng giảm 22,26 gam so với dung dịch ban đầu. Cho 8,96 gam
bột Fe vào dung dịch X đến khi phản ứng hoàn toàn thì thu được 2,96 gam hỗn hợp rắn. Giả sử hiệu suất
điện phân là 100%. Giá trị của t gần nhất với
A. 1,8.
B. 2,5.
C. 1,5.
D. 2.
Câu 29: Cho 12,78 gam hỗn hợp X gồm etylamin, dimetylamin và anilin vào lượng dư dung dịch HCl thì
thu được 20,81 gam muối. % Khối lượng của anilin trong X gần nhất với
A. 45.
B. 44.
C. 27.
D. 32.


Câu 30: Dùng chất nào sau đây để phát hiện lượng nhỏ của nước có lẫn trong xăng dầu?
A. H2SO4 đặc.
B. P2O5.
C. CaSO4.
D. CuSO4 khan.
Câu 31: Cho m gam Mg vào 250 ml dung dịch X gồm Fe(NO3)3 0,5M và Cu(NO3)2 1M đến khi phản ứng
hoàn toàn thu được 21,6 gam rắn. Giá trị của m là
A. 9,9.
B. 9,6.
C. 9,975.
D. 10.
Câu 32: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Thiếc trắng thường kém bền hơn thiếc xám.
B. ZnO được ứng dụng làm thuốc giảm đau dây thần kinh.
C. Hơi ZnO rất độc.
D. Chì và các hợp chất của chì đều rất độc có thể gây rối loạn thần kinh.
Câu 33: Đun nóng 43,56 gam hỗn hợp X gồm glucozơ và saccarozơ với axit sau một thời gian. Tách hết các
chất hữu cơ sau phản ứng hòa tan vào nước thu được dung dịch Y. Dung dịch Y phản ứng với lượng dư
AgNO3/NH3 thì tạo tốt đa 45,36 gam kết tủa. Mặt khác, dung dịch Y làm mất màu tối đa 0,15 mol Br2. % số
mol của glucozơ gần nhất với
A. 37.
B. 53.
C. 46.
D. 33.
Câu 34: Cho các thí nghiệm sau:
1/ Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl2.
2/ Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2.
3/ Cho dung dịch NH4HCO3 vào dung dịch Ca(OH)2 đun nhẹ
4/ Cho Ag2S vào dung dịch HCl.
Số thí nghiệm vừa tào kết tủa vừa sinh chất khí là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 35: Cho các dữ liệu liên quan đến 4 kim loại X, Y, Z, T và hợp chất của chúng như sau:
- Chỉ có oxit của X và Z có thể tan trong kiềm ở điều kiện thích hợp.
- T có thể tan trong dung dịch muối ứng với số oxi hóa cao nhất của Y nhưng không tan trong dung dịch
H2SO4 loãng.
- X có thể đẩy Y, Z và T ra khỏi oxit của nó ở nhiệt độ cao.
- Y tan hoàn toàn trong H2SO4 loãng dư, nếu tiếp tục cho muối ứng với số oxi hóa cao nhất của Z vào sẽ
đưa lên muối ứng với số oxi hóa cao nhất của Y.
X, Y, Z, T lần lượt là

A. Al, Fe, Zn, Cu.
B. Al, Fe, Cr, Cu.
C. Zn, Fe, Cr, Cu.
D. Zn, Fe, Al, Cu.
Câu 36: Nung hỗn hợp X gồm Al và Fe3O4 (Giả sử chỉ khử về Fe) sau phản ứng thu được hỗn hợp Y. Hòa
tan hoàn toàn Y vào dung dịch HCl loãng thì thu được dung dịch có chứa 63,66 gam muối và thoát ra 5,376
lít khí (ở đktc). Mặt khác hòa tan Y trong dung dịch NaOH dư thì sau phản ứng thu được 17,04 gam rắn
không tan và 2,016 lít khí (ở đktc). Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm gần nhất với
A. 73%.
B. 67%.
C. 58%.
D. 82%.
Câu 37: Dung dịch X gồm Na2CO3 aM và KHCO3 bM, Y dung dịch HCl aM. Cho từ từ 800 ml dung dịch Y
vào 250 ml dung dịch X, sau phản ứng thu được V lít khí. Mặt khác khi cho từ từ 250 ml dung dịch X vào
800ml dung dịch Y thì thu được 0,9V lít khí. Biết rằng các thể tích khí đo ở cùng điều kiện, tỷ số a:b gần
nhất với
A. 1,6.
B. 1,4.
C. 1,5.
D. 1,3.
Câu 38: Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp A gồm FeCO3 và Fe(NO3)2 đến khi phản ứng hoàn toàn chỉ thu được
một chất rắn và hỗn hợp B chỉ chứa hai khí. % Số mol của Fe(NO3)2 trong A là
A. 20%.
B. 25%.
C. 50%.
D. 75%.
Câu 39: Từ 10,8 tấn mùn cưa (chứa 75% xenlulozơ) sản xuất được bao nhiêu tấn tơ xenlulozơ triaxetat?
Biết hiệu suất của quá trình sản xuất là 80%.
A. 14,4.
B. 11,52.

C. 19,2.
D. 9,22.
Câu 40: Loại khí gây ô nhiễm không khí và có tác hại lớn đối cây lúa mạch và cây bông là
A. CO.
B. CO2.
C. H2S.
D. SO2.
Những thành tựu vĩ đại không được gặt hái bằng sức mạnh mà bằng sự kiên trì!



×