Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

HỎI đáp về CUỘC đời, THÂN THẾ sự NGHIỆP CHỦ TỊCH CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.94 KB, 117 trang )

1

Tập 1
HỎI VÀ ĐÁP THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP
CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
Câu 1: Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày, tháng, năm, nào? Quê nội,
quê ngoại ở đâu? Thời thơ ấu có tên gọi là gì ?
Trả lời:
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày19/5/1890, tại làng Hoàng Trù (có tên là
làng Chùa), quê mẹ. Quê cha là làng Kim Liên (làng sen). Hai làng trên thuộc xã
Chung Cự, tổng Lâm Thịnh nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Thời thơ ấu Người có tên là Nguyễn Sinh Cung (1890-1901).
Câu 2: Thân phụ và Thân mẫu của Hồ Chí Minh là ai ? Ông, Bà: sinh,
mất năm nào? Ở đâu?
Trả lời:
Thân phụ Hồ Chí Minh là Nguyễn Sinh Sắc. Ông sinh năm 1862, mất
năm 1929, tại Cao Lãnh, Đồng Tháp, hưởng thọ 67 tuổi. Thân mẫu Hồ Chí
Minh là Hoàng Thị Loan. Bà sinh năm 1868 trong một gia đình Nho học, nhưng
những người trong gia đình đều trực tiếp lao động. Bà mất năm 1901 tại Huế
hưởng thọ 38 tuổi.
Câu 3: Thân phụ và thân mẫu của Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh được
mấy người con, tên là gì ? năm sinh, năm mất của những người đó ?
Trả lời:
Thân phụ và Thân mẫu của Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh được mấy người
con 4 người con.
- Người con gái lớn là bà Nguyễn Thị Thanh, sinh năm 1884, mất năm
1954.
- Người con trai lớn là ông Nguyễn Sinh Khiêm, sinh năm 1888, mất năm
1950.
- Người con trai thứ hai là Nguyễn Sinh Cung (Hồ Chí Minh), sinh năm
1890, mất năm 1969.




2

- Người con trai thứ ba là nguyễn Sinh Xin, sinh cuối năm 1900, mất năm
1901.
Câu 4: Hãy kể một số địa danh nơi quê hương xã Kim Liên, huyện
Nam Đàn, tỉnh Nghệ An có gắn bó để lại nhiều dấu ấn trong tuổi thơ của Hồ
Chí Minh?
Trả lời
Xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An là một vùng đất có truyền
thống yêu nước kiên cường, truyền thống văn hoá đặc sắc. Tuổi thơ của Người
đã gắn bó với con sông Lam, dòng văn hóa quê hương, biểu tượng của “dòng
sữa mẹ” nuôi dưỡng và tạo dựng nên một nền văn hoá xứ Nghệ.
Những địa danh như: núi Chung, giếng Cốc, ao làng Sen…Những nơi mà
tuổi thơ của Bác đã từng gắn bó là những di tích ghi nhận, khắc sâu bao chiến
công lừng lẫy của những người dân yêu nước. Truyền thống anh dũng của quê
hương, tinh hoa văn hoá của xứ sở đã ảnh hưởng lớn đến nhân cách, tâm hồn Hồ
Chí Minh.
Câu 5: Những nét chính về truyền thống hiếu học của làng Sen và
Hoàng Trù quê Bác là gì?
Trả lời
Truyền thống hiếu học của hai làng quê Bác đã được sử sách ghi lại.
- Từ 1635 đến 1890 có 96 kỳ thi Hương, trong đó làng Sen có 53 vị khoa
bảng, Hoàng Trù có 29.
- Gia đình nội, ngoại của Bác từ cụ Hoàng Xuân Đường, Hoàng Thị Kép
(ông bà ngoại) đến ông Nguyễn Sinh Sắc, bà Hoàng Thị Loan (bố mẹ Bác) và
anh chị Bác là Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Sinh Khiêm đều là những người hiếu
học, có học vấn cao, giầu lòng nhân ái, giầu đức hy sinh, thông minh, khảng
khái, yêu nước, thương dân, biết vượt lên khó khăn để chiến thắng. Truyền

thống đó đã góp phần hình thành nhân cách con người Hồ Chí Minh.
Câu 6: Tại sao Nguyễn Tất Thành không đồng ý đi học bên Nhật cùng
một số thanh niên khác theo gợi ý của tổ chức Duy Tân Hội.


3

Trả lời
Nguyễn Tất Thành không đồng ý vì:
- Cụ Phan Chu Trinh yêu cầu người Pháp phải thực hiện cải lương, như
vậy chẳng khác nào “xin giặc rủ lòng thương”.
- Cụ Phan Bội Châu hy vọng dựa vào Nhật để đánh đuổi Pháp, điều này
cũng rất nguy hiểm, khác nào “Đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”.
- Cụ Hoàng Hoa Thám thực tế hơn vì trực tiếp đánh đuổi thực dân Pháp
nhưng “còn mang nặng cốt cách phong kiến”.
Chính Nguyễn Tất Thành đã đọc “Tân thư” hiểu thế nào là “Tự do, bình
đẳng, bác ái” nên Người không đồng ý con đường Đông Du mà quyết tâm tìm
con đường khác, cách mạng triệt để nhất.
Câu hỏi 7: Nguyễn Sinh Cung (Hồ Chí Minh) đến Huế lần thứ nhất
trong hoàn cảnh nào?
Trả lời:
Khoảng tháng 6 năm 1895, sau khi vào kinh đô Huế dự kỳ thi Hội, nhưng
không đậu, Ông Nguyễn Sinh Sắc xin vào học Trường Quốc Tử Giám. Vì điều
kiện kinh tế gia đình khó khăn, học bổng ít, ông Nguyễn Sinh Sắc phải trở về
quê bàn với vợ cùng vào Huế để tạo điều kiện giúp đỡ ông học tập. Được bà
ngoại động viên, giúp đỡ, ông Nguyễn Sinh Sắc cùng với vợ và hai con trai là
Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung vào kinh đô Huế.
Trên đường đi, Nguyễn Sinh Cung được cha mẹ kể cho nghe nhiều
chuyện hấp dẫn và được nhìn thấy bao nhiêu cảnh vật mới lạ của núi rừng, sông
suối và những cồn cát trắng trải dài ven biển. Vào đến Huế, gia đình ông

Nguyễn Sinh Sắc mượn được một ngôi nhà của trại lính bỏ trống từ lâu trong
Thành nội. Tuy gian nhà chật chội, nhưng đủ chỗ cho bà Loan dệt vải và ba cha
con học hành.
ở Huế, cái lạ nhất đối với bé Cung là thấy những ông Tây cao lớn và các
bà đầm môi đỏ chót đi lại nghênh ngang trên phố, ai cũng phải kính cẩn cúi
chào. Một thế giới mới lạ mở ra trước mắt cậu Cung. Những ngày đầu cậu rất


4

nhớ bà, nhớ dì, nhớ chị. Để khuây khoả, hai anh em thường ra đường xem
những cảnh lạ mắt, hoặc tò mò ngắm nhìn các chú lính bồng súng ở cổng thành,
đầu đội nón nhỏ bằng chiếc lá sen, chân cuốn xà cạp.
Kỳ thi Hội năm 1898, ông Nguyễn Sinh Sắc được thông báo kết quả
không đỗ, từ đây Nguyễn Sinh Sắc không còn là Nho sinh ở Trường Quốc Tử
Giám nữa. Nhờ một người bạn giúp đỡ, ông cùng hai con đến ở nhà ông Nguyễn
Sĩ Độ tại làng Dương Nội, huyện Phú Vang, cách Huế 6 kilômét về phía Đông
để dạy học và rèn cặp hai con. Ở đây, Khiêm và Cung được chà kèm dạy chữ
Hán. Hai cậu tiến bộ nhanh cả về trí lực và đức hạnh. Thỉnh thoảng, ông Sắc lại
cho các con về Thành Nội Huế thăm mẹ vài buổi.
Khoảng cuối năm 1900, ông Nguyễn Sinh Sắc được cử đi làm thư ký ở
trường thi Hương Thanh Hoá. Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung được
cha đưa về Huế với mẹ. Đây cũng là lúc bà Loan sinh thêm người con thứ tư là
Nguyễn Sinh Xin và lâm bệnh nặng. Thấy mẹ mê man bất tỉnh, em đang đói sữa
gào khóc, Nguyễn Sinh Cung lo lắng, tất bật chạy đi, chạy về, kêu cứu bà con,
cô bác chạy chữa cho mẹ, nhưng mẹ cậu đã không qua khỏi được căn bệnh hiểm
nghèo lúc bấy giờ. Được bà con giúp đỡ lo liệu đưa thi hài mẹ cậu qua cống
Thanh Long, ra khỏi thành Nội, đưa xuống thuyền, qua sông Hương lên táng ở
chân núi Ba Tầng.
Trong những lúc khó khăn này, Nguyễn Sinh Cung luôn được mọi người

giúp đỡ. Sau khi mẹ mất, cậu bé Cung bế em đi xin sữa. Có những đêm, bé xin
thiếu sữa, gào khóc thất thanh khiến anh cũng khóc theo. Khó mà diễn tả hết nỗi
đau buồn của Sinh Cung sau ngày mẹ mất.
Được tin bà Loan mất, ông Nguyễn Sinh Sắc lập tức trở về Huế. Nhận
thấy không thể tiếp tục sự nghiệp thi cử của mình được nữa, nhất là sống cảnh
“gà trống nuôi con” giữa đất kinh thành, sau khi cảm ơn khắp lượt bà con, cô
bác, cha con lại dắt díu nhau trở về quê xứ Nghệ sinh sồng Đó là vào năm 1901.
Chuyến đi Huế lần đầu và 6 năm trời ở Huế đã để lại trong tâm khảm Nguyễn
Sinh Cung những hồi ức, kỷ niệm không thể nào quên.


5

Câu hỏi 8: Nguyễn Tất Thành đến Huế lần thứ hai trong Hoàn cảnh
nào?
Trả lời:
Nguyễn Tất Thành lại tạm biết quê hương lần thứ hai vào cuối tháng
5/1906. Lúc đó Thành theo cha vào Huế với lý do không thể lần nữa mãi được,
ông Nguyễn Sinh Sắc phải có mặt ở Bộ Lại của triều đình Huế. Cùng với cha và
Anh, Nguyễn Tất Thành vừa đi đường, vừa ngắm cảnh, ngâm thơ, vịnh Kiều, kể
về các anh hùng có công chống giặc, giữ nước.
Lần này đến Huế, Thành mới thấy được vẻ đẹp của nó, bắt đầu hiểu được
cảnh sống của nhiều tầng lớp xã hội ở chốn kinh thành. Đến kinh thành Huế, lúc
đầu ba cha con tạm ở với người bạn cùng quê là Phạm Khắc Doãn. Sau đó, họ
rời đến ở nhà số 11, cuối dãy thuộc viên gồm 12 gian, làm bằng gỗ, lợp ngói âm
dương. Khi đã ổn định chỗ ăn, ở ông Phó bảng lo xin cho các con vào học
trường tiểu học Pháp Việt Đông Ba, vào tháng 9/1906. Ở đây hai anh em được
học chữ Pháp. Học hành tiến bộ, Tất Thành càng chăm chỉ. Ngoài giờ học trên
lớp, anh còn chịu khó tới nhà thầy giáo học thêm tiếng Pháp.
Tất Thành rất thích vẻ đẹp riêng của Huế, do cảnh trí thiên nhiên tao ra

Đó là dòng Sông Hương Giang trong xanh êm đềm trôi giữa lòng kinh đô: đó là
núi Ngự Bình “lơ thơ chòm cỏ mới”, đó còn là các cung điện, đền đài, miếu
mạo, thành quách nguy nga mang sắc thái Phú Xuân của nền văn hoá Việt Nam.
Huế còn có những ẩn khuất bên trong mà Tất Thành chưa thể hiểu ngay được…
Vào Huế lần này, Tất Thành đã chứng kiến bao cảnh thăng trầm, thế sự,
cảnh vua Thành Thái bị truất ngôi (do chống Pháp) và bị đi đày biệt xứ. Thời
gian đó đã diễn ra phong trào Đông Kinh nghĩa thực và cuộc vận động Duy Tân
– những cuộc vận động cải cách văn hoá - xã hội, mang tính chất tư sản cải
lương ở nước ta đầu thế kỷ XX. Từ những phong trào đó nảy sinh bao nhiêu
cuộc tranh luận sôi nổi trong giới trí thức, học sinh. Tất Thành hăng say bàn tán,
tìm hiểu, có khi quên ăn quên ngủ về những diễn biến mới lạ đang diễn ra.


6

Nguyễn Tất Thành ở lại Huế cho đến tháng 5/1908, vậy là gần 10 năm,
cho đến khi thôi không học ở Trường Quốc học. Một bước ngoặt đã diễn ra
trong đời Nguyễn Tất Thành: Anh bắt đầu nung nấu hoài bão lớn: tìm con
đường giải phóng dân tộc Việt Nam. Nguyễn Tất Thành đang dồn cả tâm lực
vào việc thực hiện hoài bão đó. Huế đẹp và thơ đã cho Thành những tri thức,
hiểu biết, chắp cánh cho Anh bay tới những miền đất xa hơn đặng tìm thấy con
đường đi cho dân tộc. Lần thứ hai đến Huế, những điều Nguyễn Tất Thành thu
nhận được thật lớn lao.
Câu 9. Người thầy giáo đầu tiên của Nguyễn Tất Thành là ai? Kể tên
một số trường mà Nguyễn Tất Thành đã vào học?
Trả lời:
Người thầy giáo đầu tiên của Nguyễn Tất Thành là ông phó bảng Nguyễn
Sinh Sắc. Việc ông Sắc tự dạy học cho con mình trong nhiều năm là một hiện
tượng hiếm thấy khi đó. Ông không chỉ dạy chữ mà còn dạy cách làm người.
- Năm 1902, Nguyễn Tất Thành được cha gửi sang học thầy Vương Thúc

Quý (Nam Đàn – Nghệ An). Thầy là một nhà nho yêu nước, thường gửi gắm
tâm tư yêu nước, căm thù giặc vào những bài giảng cho học trò. Học thầy
Vương Thúc Quý, Thành cảm thấy thoải mái, dễ hiểu, vì thầy thức thời, không
nệ cổ, không bắt học trò nhồi sọ theo lối “tầm chương trích cú”. Thời gian sau,
do thầy Vương Thúc Quý bận hoạt động cứu nước, Thành lại được cha gửi sang
học thầy Trần Thân ở làng Ngọc Đình, xã Chung Cự. Thầy Trần Thân là một
nhà Nho thông minh, thanh lịch, đạm bạc, nhưng lại quá câu nệ vào sách Thánh
hiền. Học thầy, Thành cảm thấy gò bó và ít lâu sau lại về học cha mình.
- Năm 1905, Tất Thành cùng với anh là Tất Đạt xuống học tại trường tiểu
học Pháp – Việt ở Vinh. Chính ở lớp học này, Tất Thành đã bắt đầu làm quen
với nền văn minh Pháp, được nghe mấy chữ “tự do, bình đẳng, bác ái”. Trường
dạy bằng chữ Pháp, nhưng vẫn có giờ chữ Hán. Anh em Thành có lợi thế về
môn này. Khi học từ vựng Pháp, Tất Thành thường ghi chữ Hán bên cạnh để
cho dễ nhớ nghĩa của từ.


7

- Tháng 9-1906, theo cha vào Huế, Thành vào học tại trường Pháp – Việt
Đông Ba. Đây là trường tiểu học Pháp – Việt của tỉnh Thừa Thiên, nằm trên nền
chợ Đông Ba, ở ngoài quách Chính Đông. Trường chủ yếu dạy chữ Pháp và chữ
quốc ngữ. Mỗi tuần học mấy giờ chữ Hán. Tại trường này, Thành học rất tấn tới.
Ngoài giờ lên lớp, anh còn chịu khó tới nhà thầy giáo học thêm tiếng Pháp. Kỳ
thi tốt nghiệp tiểu học niên khoá 1906 – 1907, Thành là một trong những thí
sinh có số điểm cao.
- Năm học 1907 – 1908, Nguyễn Tất Thành trúng tuyển vào Trường quốc
học Huế. Đó là trường Quốc học đầu tiên và lớn nhất ở Trung Kỳ, được sự biệt
đãi của Nhà nước “bảo hộ” Pháp. Học xong, ai đậu bằng thành chung, sẽ được
Nhà nước trọng dụng. Mục đích của trường này là nhằm đào tạo những thanh
niên bản xứ có trình độ học vấn nhất định, có hạnh kiểm tốt, trung thành với

nước Pháp để làm việc trong các cơ quan hành chính của chính quyền bảo hộ.
Do đó, chương trình và nội dung giảng dạy của trường này được soạn đặc biệt
so với các trường khác. Yêu cầu số một về kiến thức là phải nắm vững ngữ pháp
tiếng Pháp để làm công việc hành chính. Các kiến thức phổ thông khác phải đạt
yêu cầu nhất định để trở thành công chức mẫn cán, phục vụ đắc lực cho “công
cuộc khai hoá” của “nền quốc Pháp” trên xứ sở này.
- Tại trường Quốc học Huế, ngoài các giáo viên hay miệt thị học sinh, Tất
Thành có dịp làm quen với các thầy giáo Pháp chân chính. Qua họ, Anh hiểu
hơn về nước Pháp, về nền văn hoá Pháp với những tên tuổi nổi tiếng Vônte,
Rútxô, Môngtetxkiơ… Được tiếp cận với văn hoá nhân loại, tri thức của Thành
ngày càng dồi dào, phong phú. Tháng 5-1908 vì Thanh tham gia cuộc biểu tình
chống thuế nên không được học ở Trường Quốc học nữa. Con đường học tập tuy
dang dở, nhưng Anh không thất vọng; trong Anh đã hình thành một hoài bão
lớn: tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam khỏi ách nô lệ. Đó là kết
quả lớn nhất mà anh Nguyễn Tất Thành có được sau 13 năm theo đuổi đèn sách
(bắt đầu từ năm 1895).


8

Câu hỏi 10: Thời thơ ấu của Bác Hồ có những nét tiêu biểu gì đáng
chú ý?
Trả lời:
- Thời thơ ấu Chủ tịch Hồ Chí Minh có tên gọi là Nguyễn Sinh Cung (tên
của Hồ Chí Minh từ năm 1890 đến khoảng năm 1901). Nguyễn Sinh Cung đã
sống thời thơ ấu trong sự chăm sóc đầy tình thương yêu của ông bà ngoại và cha
mẹ, trong căn nhà nhỏ 3 gian với cây mít đầu hồi, hàng cau toả mát và chiếc bể
trước sân.
- Lên 5 tuổi, Nguyễn Sinh Cung rời xa quê nhà theo cha vào Huế. Năm
1898 Nguyễn Sinh Cung và gia đình sống trong một căn nhà lá nhỏ, ở làng

Dương Nỗ cách thành phố Huế 6km về phía Đông (nay thuộc xã Phú Dương,
huyện Hương Phú, tỉnh Thừa Thiên Huế). Chính tại làng Dương Nỗ, Nguyễn
Sinh Cung bắt đầu học chữ Hán. Năm 1901, thân mẫu của Nguyễn Sinh Cung là
bà Hoàng Thị Loan lâm bệnh và qua đời.
- Nguyễn Sinh Cung mới 10 tuổi đã phải chịu tang mẹ, đây là nỗi đau
thương quá lớn. Năm năm sống ở chốn kinh thành, Nguyễn Sinh Cung thấy
được nhiều điều mới lạ so với quê hương mình. Truyền thống văn hoá của dân
tộc kết tinh ở kinh đô đã góp phần nâng cao trí tuệ và tình cảm của cậu Cung.
Đặc biệt Nguyễn Sinh Cung nhận thấy rõ bộ mặt độc ác của những ông Tây da
trắng và vẻ khúm núm, nhút nhát của những ông quan Nam triều. Cậu Cung sớm
hiểu nỗi đau khổ và tủi nhục của người dân lao động. Những hình ảnh đó đã in
sâu vào ký ức tuổi thơ Nguyễn Sinh Cung.
Cũng năm 1901, ông Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ của cậu Cung đỗ phó
bảng, đã đem lại niềm vui lớn, niềm tự hào trong gia đình và dòng họ Nguyễn
Sinh ở làng Kim Liên. Dân làng Kim Liên đón ông về và cắt đất công, trích quỹ
làng làm một ngôi nhà năm gian tặng ông. Theo tục lệ thời ấy, ông Nguyễn Sinh
Sắc đưa ba người con về sống ở Kim Liên, quê nội và làm lễ “vào làng” cho hai
con trai: Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung.


9

Câu hỏi 11: Hồ Chí Minh được nuôi dưỡng và giáo dục như thế nào
khi còn nhỏ?
Trả lời:
Có thể nói Nguyễn Sinh cung sinh ra và lớn lên được sự giáo dục, dạy dỗ
trực tiếp của ba thế hệ: ông bà, cha mẹ, anh chị. Đó là những người có học vấn,
trực tiếp lao động, có nếp sống văn hoá đẹp đẽ. Các thế hệ gia đình Nguyễn Sinh
Cung lấy việc dạy học, làm ruộng, dệt vải làm nguồn thu nhập chính, sống bằng
lao động như bất kỳ một người dân bình thường khác.

Từ nhỏ, Nguyễn Sinh Cung (Hồ Chí Minh) được sống trong một gia đình
có lối sống văn hoá đặc sắc: yêu nước nhân ái, sống có nghĩa, có tình, luôn luôn
phấn đấu trở thành những người có ích cho dân, cho nước.
Trong gia đình, Nguyễn Sinh Cung luôn được giáo dục lòng nhân ái. Qua
tấm gương của mình, bà Hoàng Thị Loan đã dạy con biết cách ứng xử, sống vì
mọi người trong tình làng, nghĩa nước, biểu hiện của đạo lý thương người như
thể thương thân. Đặc biệt, việc ông Sắc không tổ chức ăn mừng khi thi đỗ, từ
chối nghi lễ đón tiếp vinh quy, lại lấy một phần quỹ làng khao thưởng cho mình
khi đậu phó bảng để cấp cho các gia đình nghèo khổ là biểu hiện của tấm lòng
thương dân cao cả, một giá trị văn hoá tốt đẹp trong đời sống nhân dân.
Nguyễn Sinh Cung đã sớm tiếp nhận những đức tính, truyền thống tốt đẹp
đó trong quá trình hình thành tư tưởng nhân ái của mình.
Thêm vào đó, Nguyễn Sinh Cung còn được nuôi dưỡng tâm hồn mình
bằng nguồn văn hoá dân gian đậm đà, sâu lắng. Bà ngoại, mẹ, dì của Nguyễn
Sinh Cung đều thuộc và rất thích những bài ca, câu vè, điệu hát ru nặng tình non
nước. Những sinh hoạt văn hoá như lẩy Kiều, kể chuyện cổ tích, hát phường vải
đã hằn in vào tâm hồn, nuôi dưỡng tuổi thơ Nguyễn Sinh Cung những tư tưởng,
tình cảm tốt đẹp đối với những người lao động, một quê hương biết mấy yêu
thương. Những tình cảm đó đã được vun trồng ngay từ thuở thiếu thời, theo năm
tháng, thấm vào mỗi suy nghĩ và hành động cách mạng của Nguyễn Sinh Cung,
ngày càng được bồi dưỡng và nâng cao, làm cơ sở bền vững cho tư tưởng quý


10

trọng và nâng niu vốn văn hoá, văn nghệ dân tộc – nguồn mạch quý giá không
bao giờ cạn kiệt.
Như vậy, từ môi trường gia đình, bằng tấm gương của những người ruột
thịt, Nguyễn Sinh Cung không những được nuôi dưỡng bằng những tri thức về
cuộc sống, cảm nhận thiên nhiên để thêm yêu làng, yêu nước, yêu truyền thống

lịch sử dân tộc, mà còn được dạy bảo rất chu đáo cách đối nhân xử thế, nhân
cách làm người. Nhân cách nhà văn hoá lớn Hồ Chí Minh bắt nguồn từ đó.
Câu hỏi 12: Những nét chính về quê hương xứ Nghệ đã tác động đến
việc hình thành nhân cách Hồ Chí Minh?
Trả lời:
Xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, là một vùng đất có truyền
thống yêu nước kiên cường, truyền thống văn hoá đặc sắc. Tuổi thơ Hồ Chí
Minh gắn bó thiết tha với quê hương, với sông Lam – con sông lớn nhất của tỉnh
Nghệ Tĩnh. Dải đất xứ sở là nơi hội tụ của trung tâm văn hoá miền Bắc Trung
Bộ, nơi có truyền thống đất tranh anh hùng của dân tộc. Đây là nơi tập trung
nhiều di tích lịch sử quan trọng.
Quê hương đã ghi nhận, khắc sâu biết bao chiến công lẫy lừng của những
người dân yêu nước, nêu gương khí tiết, đoàn kết cắt máu ăn thề, thà chết không
đầu hàng quân cướp nước như (Vương Thúc Mậu tử tiết khi bị quân Pháp bao
vây). Những truyền thống yêu nước, thương dân cùng với những thăng trầm của
cao trào yêu nước trong vùng đã làm cho Nguyễn Sinh Cung – Nguyễn Tất
Thành – Hồ Chí Minh day dứt trăn trở, sớm suy nghĩa về con đường cứu nước,
cứu dân. Truyền thống lịch sử xứ Nghệ là điều kiện để hun đúc lòng yêu nước,
chống ngoại xâm của Hồ Chí Minh.
Bên cạnh ảnh hưởng của truyền thống yêu nước, thương dân, Hồ Chí
Minh còn chịu ảnh hưởng của “dòng sông văn hoá” quê hương. Dòng sông Lam
– một biểu tượng “bầu sữa mẹ” đã nuôi dưỡng, tạo dựng những đỉnh cao của
nền văn hoá đồ đá, đồ đồng. Truyền thống cần cù, hiếu học là đặc trưng tiêu
biểu của người dân xứ Nghệ.


11

Nhà sử học người Nga Épghênhi Cabêlép đã nhận xét về cùng quê này
như sau: Tỉnh Nghệ An đã đào tạo cho đất nước một lớp người hoạt động nổi

tiếng, đặc biệt là huyện Nam Đàn, một huyện ở phía Bắc thành phố Vinh. Tại
đây, bất cứ một làng nào cùng là quê hương của một vị anh hùng dân tộc, hoặc
một tướng lĩnh ngày xưa, hoặc một nhà thơ vĩ đại, hoặc, một chiến sỹ cách mạng
lỗi lạc.
Sách Đại Nam nhất thống chí ghi rõ: “Nghệ An đất xấu dân nghèo, tập
tục cần kiệm, nhà nông chăm chỉ làm ruộng, học trò ưu chuộng học hành, không
mê đạo Phật chỉ thờ Thánh Khổng, rất kính cần việc thờ thần”. Nghệ Tĩnh là
một vùng “giáp lưu” văn hoá, chịu ảnh hưởng và tiếp biến giữa văn hoá Ấn Độ
và văn hoá Trung Hoa để tự mình trở thành “văn vật” Việt Nam.
Dòng sông văn hoá xứ Nghệ trải qua các thời đại đều gắn với tên tuổi các
bậc anh hùng hào kiệt, các nhà thơ danh bất hư truyền và được nhắc lại nhiều
lần qua những trang sách: Vùng Nghi Xuân có Nguyễn Du (1786-1820) với tác
phẩm Truyện Kiều nổi tiếng mà không mấy người Việt Nam không biết đến.
Nguyễn Công Trứ (1778-1858), một vị tướng văn võ song toàn, một nhà hoạt
động kinh tế giỏi, Người đã trực tiếp tổ chức, chỉ đạo khai hoang lấn biển lập ra
hai huyện Tiền Hải (Thái Bình) và Kim Sơn (Ninh Bình) ngày nay; vùng Quỳnh
Lưu có nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương; vùng Đức Thọ có Phan Đình Phùng; vùng
Can Lộc có Nguyễn Huy Tự; vùng Nam Đàn có Phan Bội Châu, v.v…
Truyền thống anh hùng của quê hương và tinh hoa văn hoá xứ sở đã có
ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nhân cách, tâm hồn Hồ Chí Minh. Những
ảnh hưởng đó đã đi theo suốt cuộc đời của Người, trở thành nguồn lực nuôi
dưỡng trí tuệ, tâm hồn và bản lĩnh phi thường của vị lãnh tụ cách mạng của dân
tộc.
Câu hỏi 13: Quê nội và quê ngoại của Hồ Chí Minh có những đặc
điểm gì đáng chú ý ?
Trả lời:


12


Xã Chung Cự gồm hai làng Kim Liên và Hoàng Trù (quê nội và quê
ngoại của Hồ Chí Minh). Đây là một vùng đất nghèo của huyện Nam Đàn.
Người dân thường xuyên phải chèo chống với thiên nhiên khắc nghiệt. Quanh
năm ruộng đất khô cằn, mới nắng đã hạn, mới mưa đã lụt, mất mùa thường
xuyên, đời sống nhân dân đói khổ. Cuộc sống lam lũ vất cả đã in đậm trong tiềm
thức của người dân Nam Đàn nói riêng, người dân xứ Nghệ nói chung. Những
khó khăn vất vả ấy đọng lại trong câu ca dao:
Làng Sen đóng khố thay quần
Ít cơm, nhiều cháo tảo tần quanh năm.
Mặc dù điều kiện địa lý tự nhiên hết sức khắc nghiệt, nhưng người dân
quê hương xứ Nghệ lại rất giàu truyền thống chống giặc, giữ nước. Nơi đây hội
tụ của nhiều di tích lịch sử gắn với tên tuổi, chiến công của các bậc anh hùng
dân tộc, nêu cao chí khí chống ngoại xâm.
Hai làng Kim Liên và Hoàng Trù là một miền quê giàu cảnh sắc, với một
nền văn hoá dân gian đa dạng và phong phú. Những làn điệu dân ca: hát ví, hát
dặm, hát đò đưa, hát phường vải… đã đi vào lòng người, đậm đà bản sắc quê
hương. Trải qua bao nhiêu biến động của lịch sử, truyền thống văn hoá đặc sắc
của vùng quê Kim Liên, Hoàng Trù vẫn không ngừng toả sáng.
Đức tính hiếu học, miệt mài kinh sử đã được sử sách tổng kết: từ năm
1965 đến năm 1890 có 96 kỳ thi hương, trong đó làng Kim Liên có 53 vị khoa
bảng và riêng làng Hoàng Trù có 29 vị. Nhìn vào gia đình bên nội, bên ngoại
của Hồ Chí Minh ta thấy thế hệ cụ Hoàng Đường, Nguyễn Thị Kép, đến Nguyễn
Sinh Sắc, Hoàng Thị Loan, đến Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Sinh Khiêm,
Nguyễn Sinh Cung đến là những người có học vấn cao, có nếp sống văn hoá
đẹp, giàu lòng nhân ái, giàu đức hy sinh, thông minh khảng khái và rất yêu
nước.
Ông Nguyễn Sinh Sắc – thân phụ Hồ Chí Minh là một nhà trí thức yêu
nước, xuất thân từ một gia đình nghèo nhưng có nghị lực kiên cường trong cuộc
sống, có chí tiến thủ trong học tập, khiêm tốn, giản dị và giàu lòng bác ái. Lúc



13

thiếu thời, không có điều kiện đi học ở trường, cậu Sắc miệt mài tự học, đứng
ngoài hiên lớp học nghe thầy giảng bài. Sau này, ông đậu Phó bảng, không đi
theo con đường làm quan mà dấn thân vào cuộc đấu tranh yêu nước, sẵn sàng hy
sinh tất cả cho mục đích cứu nước, cứu dân.
Bà Hoàng Thị Loan – thân mẫu Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình
Nho học có truyền thống và thông tuệ. Cả hai bên gia đình nội ngoại của bà
Hoàng Thị Loan đều trực tiếp lao động, giàu lòng thương người, quý trọng tình
làng nghĩa xóm. Gia đình đã có cách nhìn mới trong cuộc sống, không bị lễ giáo
phong kiến đương thời ràng buộc. Đức tính giản dị, khiêm tốn, sự hy sinh nhẫn
nại, thuỷ chung son sắt, yêu nước, thương người của bà đã có ý nghĩa giáo dục
lớn cho các con trong gia đình.
Hồ Chí Minh được thân phụ, thân mẫu sớm giáo dưỡng những bài học
đạo đức, nhân cách đầu tiên. Quê hương – bên nội, bên ngoại sớm hun đúc, nuôi
dưỡng tình cảm và tư tưởng yêu nước, thương nòi của Người. Cái nôi văn hoá
gia đình và quê hương đã trở thành nguồn sữa nuôi dưỡng và trở thành điểm tựa
tinh thần của Hồ Chí Minh trên bước đường cách mạng sau này.
Câu hỏi 14: Một vài nét lược về Thân phụ Hồ Chí Minh?
Trả lời:
Nguyễn Sinh Sắc hiệu là Trí Hiếu, Trí Đễ. Khi vào thi Hội cải tên là
Nguyễn Sinh Huy, về sau còn lấy biệt danh là Nguyễn Xuân Sắc, Nguyễn Phan
Diệu. Sinh năm Quý Hợi, niên hiệu Dực Tông thứ 6 triều Tự Đức (1863). Theo
hồ sơ mật thám Toà Khâm sứ Trung Kỳ, nói ông sinh năm 1862tại phường Phú
Đầm, làng Kim Liên, xã Chung Cự tổng Lâm Thịnh (nay là xã Kim Liên, huyện
Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Chỉ sau một năm ngày mẹ mất, Nguyễn Sinh Sắc lại
phải chịu thêm một cái tang của người cha. Lên 4 tuổi mồ côi cả bố lẫn mẹ. Ông
phải đi ở với người anh (cùng cha khác mẹ) là Nguyễn Sinh Trợ.
Lớn lên, Sinh Sắc phải lao động vất vả và không được học hành như bạn

bè cùng lứa tuổi. Bởi thế, cậu rất khát khao học tập. Những khi dắt trâu ra đồng,
ngang qua lớp học của thầy đồ Vương Thúc Mậu, Sinh Sắc thường buộc trâu


14

vào gốc tre, mải mê đứng nghe thầy giảng bài. Khi nào có thời gian rỗi, cậu bé
lại hý hoáy tập viết vào nền đất hay lá cây. Tính siêng năng làm lụng và niềm
say mê học hành của cậu bé Sắc được bà con trong thôn, ngoài xã khen ngợi.
Động lòng thương hoàn cảnh và cả mến tinh thần chăm chỉ, chịu khó của Sinh
Sắc, gia đình thầy Hoàng Đường nhận cậu về nuôi và cho ăn học. Sau đó cậu
Sắc còn được đến học thầy Nguyễn Thức Tự – một nhà Nho uyên bác và giàu
lòng yêu nước. Nguyễn Sinh Sắc ngày càng được mọi người yêu mến vì vừa học
giỏi, lại rất mực lễ độ. Do đó thầy Hoàng Đường đã gả con gái là Hoàng Thị
Loan cho Nguyễn Sinh Sắc. Đám cưới được tổ chức vào năm 1883. Gia đình
thầy Hoàng Đường đã dựng ngôi nhà tranh trong vườn để đôi vợ chồng mới
cưới có chỗ ở riêng.
Tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhưng Nguyễn Sinh Sắc vẫn quyết chí
dùi mài kinh sử để đi thi; ông được người vợ hiền dụi, đảm đang, động viên giúp
đỡ. Năm 1891, Nguyễn Sinh Sắc dự thi Hương lần đầu tiên tại Trường Nghệ An,
chỉ lọt Nhị trường, không đủ điểm vào thi Tam Trường. Không nản, ông quyết
tâm ôn tập, rèn luyện văn chương và khoa thi hương 1894 ông đậu cử nhân, lại
tu luyện để năm sau thi Hội. Năm 1895, ông Sắc vào kinh đô Huế dự thi Hội lần
đầu. Khoa đó ông bị trượt, ông xin vào học trường Quốc Tử Giám. Năm 1989,
vợ ông qua đời, để lại cảnh gà trống nuôi con. Được dân làng động viên giúp đỡ,
ông gửi các con nương nhờ bà ngoại để vào kinh đô Huế dự thi. Sau hơn 20 năm
khổ học, tu luyện văn chương, kỳ thi Hội này ông đậu Phó bảng. Một năm sau,
1902, ông được cử làm Hành tậu Bộ Lễ (Huế) nhưng ông không nhận. Mãi tới
cuối tháng 5-1906, ông buộc phải nhận chức Thừa biện ở Bộ Lễ; sau bị đổi ra
làm Tri huyện Bình Khê (tỉnh Bình Định).

Trong thời gian làm Tri huyện Bình Khê, nhiều lần ông chống đối viên
công sử Pháp ở Bình Định nên ông bị chúng cách chức, buộc phải định cư vĩnh
viễn ở Nam Kỳ. Năm 1927, ông phó bảng ngụ tại Sài Gòn, sinh sống bằng nghề
đông y, luôn bị thực dân Pháp theo dõi. Sau đó chúng cưỡng bức ông phải lưu
trú tại Cao Lãnh (Đồng Tháp). Tại đây, ông tiếp tục sinh sống bằng nghề đông y


15

và thường liên lạc với các chí sĩ yêu nước bị thân dân Pháp “an trí” tại địa
phương lân cận như Dương Bá Trạc ở Long Xuyên, Võ Hoàn ở Sa Đéc, Nguyễn
Quyền ở Bến Tre, Trương Gia Mô ở Rạch Giá… Năm 1929, ông qua đời tại Cao
Lãnh (Đồng Tháp). Ông Năm Giáo, nhận lập bàn thờ cụ Nguyễn Sinh Sắc ở
trong nhà mình và lo hương khói vào các ngày tuần tiết, giỗ kỵ cũng như chăm
sóc phần mộ cho cụ đúng theo thể thức của con cái đối với cha mẹ.
Thực dân Pháp cũng như đế quốc Mỹ trong thời gian chiếm đống đã rắp
tâm phá hoại phần mộ của thân phụ Chủ tịch Hồ Chí Minh nhưng đều được bà
con nhân dân bảo vệ.
Sau năm ngày đất nước thống nhất, phần mộ ông Nguyễn Sinh Sắc được
nhân dân tỉnh Đồng Tháp tu bổ gọi là Lăng cụ Phó bảng hoàn thành vào ngày
18/12/1977.
Từ mồ côi thất học vươn lên thành một tri thức khoa bảng. Làm quan mà
không làm hại dân. Làm dân thì biết sống có ích cho người khác. Khi mình mất
đi thì không làm phiền cho những ai ở lại. Trọn một đời yêu nước thương dân,
Nguyễn Sinh Sắc là một nhân cách rất đáng quý.
Câu hỏi 15: Thân phụ Hồ Chí Minh đã ảnh hưởng đến Người như thế
nào?
Trả lời
Trong gia đình, ông Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đã có ảnh hưởng rất sâu
sắc đến Hồ Chí Minh. Đối với Hồ Chí Minh, người cha đã ảnh hưởng trực tiếp

bằng học vấn uyên thâm, một nhân cách yêu nước, thương nòi sâu sắc, một ý chí
và nghị lực phi thường để đạt được mục đích đặt ra. Nguyễn Sinh Sắc là người
học rộng, tài cao, nhưng lại rất khiêm tốn, không ưa thói hình thức, khuyếch
trương. Ông sống đạm bạc, gắn bó, gần gũi với nhân dân lao động nghèo, được
nhân dân yêu thương đùm bọc và ông cũng sống trọn tình nghĩa với họ.
Hồ Chí Minh không bao giờ quên bài học khiên tốn, giản dị của cha mình,
và Người sớm tiếp nhận, noi gương sáng ấy. Có thể nói ông Nguyễn Sinh Sắc đã


16

góp phần quan trọng xây dựng tư tưởng, đạo đức, nhân cách Hồ Chí Minh – một
nhân cách lớn của thời đại chúng ta.
Câu hỏi 16: Vài nét sơ lược về thân mẫu Hồ Chí Minh?
Trả lời:
Thân mẫu Hồ Chí Minh là bà Hoàng Thị Loan. Bà sinh năm 1868, trong
một gìa đình Nho học, nhưng mọi người trong gia đình đều trực tiếp lao động.
Cả hai gia đình nội, ngoại bà Hoàng Thị Loan đều giàu lòng thương người, trọng
nghĩa khí, có cách nhìn tân tiến trong cuộc sống, vượt ra ngoài sự ràng buộc của
lễ giáo phong kiến đương thời.
Bà Hoàng Thị Loan lớn lên đã tiếp thu sự giáo dục tiến bộ của gia đình,
lại được sống ở Nam Đàn, một huyện nổi tiếng về thuần phong mỹ tục với nền
văn hoá truyền thống lâu đời. Đặc biệt, đây là xứ sở của quê hương hát phường
vải, một sinh hoạt văn hoá dân giàn thú vị. Bà Hoàng Thị Loan tích cực tham
gia, thuộc nhiều làn điệu, câu ví và sự thông hiểu đạt tới mức sâu sắc. Bà có
dung nhan xinh đẹp, duyên dáng, tính tình thuỳ mị, nết na, luôn luôn vui vẻ, hoà
nhã, chăm chỉ làm việc đồng áng, miệt mài canh cửi.
Cuối năm 1883, bà Hoàng Thị loan kết hôn với ông Nguyễn Sinh Sắc,
một người mồ côi cả cha lẫn mẹ. Bà đã chấp nhận một cuộc sống vất vả, khó
khăn về vật chất để chồng được dùi mài kinh sử, hun đúc tài năng. Bà đã sinh hạ

được 4 người con, có một cuộc sống tình cảm vô cùng đẹp đẽ đối với chồng con.
Nhờ có bà động viên, khuyến khích, ông Nguyễn Sinh Sắc yên tâm dùi mài kinh
sử và không phụ công bà, ông đã đỗ đạt, nên người.
Do hoàn cảnh gia đình quá chật vật, khó khăn và nhất là với tấm lòng cao
đẹp của người mẹ không muốn để cho con mình quá thiếu thốn, với quyết tâm
của người vợ không để chồng mình phải ngừng học tập vì thiếu miếng cơm,
manh áo, bà đã lao động cật lực. Bằng lao động, bằng cả tấm lòng yêu chồng,
thương con, bà Hoàng Thị Loan đã hy sinh tất cả vì chồng con và chính bà đã
qua đời ở tuổi ba mươi ba (ngày 10-2-1901) để lại niềm thương tiếc vô hạn cho
gia đình, người thân, bà con lối xóm. Thi hài bà được mai táng tại núi Ba Tầng


17

bên dòng sông Hương xứ Huế. Năm 1922, hài cốt của bà được cô Thanh con gái
của bà đưa về an táng tại vườn nhà mình ở làng Kim Liên. Năm 1942, hài cốt
của bà được an táng tại ngọn núi Động Tranh, trong dẫy Đại Huệ. Năm 1984,
khu bộ mà Hoàng Thị Loan được xây dựng khang trang, đẹp đẽ, xứng vời người
mẹ kính yêu đã có công sinh thành và nuôi dạy Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu hỏi 17: Thân mẫu Hồ Chí Minh đã ảnh hưởng đến Người như thế
nào ?
Trả lời:
Thân mẫu Hồ Chí Minh đã ảnh hưởng tích cực đến con cái bằng tính tình
giản dị, khiêm tốn, đức hy sinh, chung thủy, yêu đời, yêu nước. Là một người có
biết ít nhiều chữ thánh hiền, bà đã để rất nhiều tâm sức truyền thụ cho con
những hiểu biết ban đầu về thế giới tự nhiên và xã hội. Tất cả những câu hỏi thơ
ngây, ngộ nghĩnh của con đều được bà tìm cách trả lời rõ ràng, cặn kẽ, dễ hiểu.
Là một bà mẹ cần cù, chăm chỉ, bà đã dạy con biết yêu lao động, biết làm những
việc phù hợp với sức lực và lứa tuổi một cách say mê và sáng tạo, chịu khó. Nếp
sống giản dị, thanh cao, yêu lao động đó được phản ánh rất rõ trong cuộc đời Hồ

Chí Minh sau này.
Bà Hoàng Thị Loan đã ảnh hưởng đến Hồ Chí Minh bằng một nền văn
hoá dân gian mang đậm bản sắc địa phương, truyền thống dân tộc, phản ánh
trung thực những khát vọng, ý nguyện và phẩm chất của tầng lớp lao động bình
dân. Bà đã nêu một tấm gương sáng về nhân cách đạo đức cho các con học tập.
ở đâu bà cũng thể hiện một lối sống trong sáng, có nghĩa có tình, được mọi
người yêu mến và kính trọng. Bằng tấm lòng và sự mẫn cảm của người mẹ, bà
đã vun trồng, uốn nắn, dạy dỗ cho con những bài học đầu tiên về cách sống, về
đạo lý ở đời, làm người. Vì vậy, ngay từ thuở ấu thơ, những đứa con ngoan của
bà đã biết nói những điều hay, làm những việc tốt, biết kính trọng người trên,
biết sống chan hoà với bạn bè, giàu lòng vị tha, nhân ái, biết nhường nhịn mọi
người. Tất cả những đức tính, phẩm chất tốt đẹp đó đã cùng Hồ Chí Minh đi
suốt cuộc đời, được Người làm phong phú, sâu đậm và nhân lên gấp bội.


18

Câu hỏi 18: Vài nét vắn tắt về cuộc đời và sự nghiệp bà Nguyễn Thị
Thanh – Người chị gái của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trả lời:
Bà Nguyễn Thị Thanh (1884 – 1954), biệt hiệu là Bạch Liên, sinh tại làng
Hoàng Trù quê mẹ). Từ thủa nhỏ, cô đã là một người thông minh, cương trực,
khảng khái và rất đảm đang. Tuy không được học ở trường, nhưng nhờ ông bà,
cha mẹ dạy cho, nên cô thuộc nhiều sách vở, chữ nghĩa, nhất là sách thuốc.
Đời cô chỉ được chung sống ấm cúng, trọn vẹn với gia đình trên dưới 11
năm. Lúc mười một tuổi, cha mẹ đưa hai em vào cư trú ở Kinh đô Huế, cô ở lại
quê nhà cùng bà ngoại trông nom nhà cửa và làm ruộng vườn. Khi cô mười bảy
tuổi, mẹ và em trai út qua đời, cha thi đỗ phó bảng, cô làm việc nội trợ trong gia
đình, chăm sóc cha và giúp đỡ các em ăn học. Năm 1906 khi cha ra làm quan và
đưa hai em vào học ở Huế, cô ở nhà một mình chăm chỉ cày cấy làm ăn với bà

con xóm làng.
Năm 1907, phong trào Ái quốc ở nước ta lên cao. Được ông Hoàng Xuân
Hành, cậu họ bên ngoại của ông Vương Thúc Quý giáo dục, cô tham gia Duy
Tân hội. Cô đã dùng ngôi nhà của gia đình ở làng Kim Liên để làm nơi ẩn náu
cho hai thủ lĩnh nghĩa quân trong phái bạo động của hội và bí mật vận động tiếp
tế lương thực cho nghĩa quân.
Quý mến cô là con một nhà nho yêu thích bàn luận về vần thơ, lại có nhan
sắc, nhiều nho sĩ tìm đến dạm hỏi, nhưng cô một mực từ chối. Thấy cô đã đến
tuổi mà không lo tính gì về việc chồng con, các nho sĩ đã nhắc nhở cô bằng
nhưng câu ca dí dỏm:
Trách người không liệu không lo
Người ta bà cử, chị nho đã nhiều.
Cô vẫn bỏ qua nhưng lời nhắc nhở, trách móc của bạn và lao vào hoạt
động cứu nước. Hoạt động bại lộ, cô bị Đoàn Đình Nhân tổng đốc Nghệ An
thường xuyên gọi đến tra hỏi và giao cho tổng lý theo dõi. Một nho sĩ, con của
một sĩ phu yêu nước ở Hưng Nguyên thường đến bàn chuyện kết nghĩa trăm


19

năm với cô, bị bọn chúng tình nghi bắt giam trong lúc thân sinh nho sĩ ông ốm
nặng. Cô đã đến dinh Tổng đốc Nghệ An phản đối việc này và nhận ngồi tù thay
để cho bạn về phục dưỡng cha. Hành động khí khái của cô làm cho Tổng đốc
phải kiêng nể và tha cho cả hai người.
Năm 1910, phong trào cứu quốc bị khủng bố gắt gao. Ông Ngư Hải Đăng
Thái Thân, người trụ cột của Duy Tân Hội, ở trong nước bị giặc bao vây và bắn
chết. Các ông Đội Quyên, và ấm Võ bị truy lùng, cô bị mật thám Nghệ An bắt
giam ở nhà lao Vinh. Cuối năm 1911 vì không có chứng cứ để làm án, nên bọn
chúng buộc phải trả lại tự do cho cô.
Ra tù cô lại liên lạc với Đội Quyên và ấm Võ bí mật hoạt động. Cách

mạng Tân Hội Trung Quốc bùng nổ. Phan Bội Châu lập Việt Nam Quang Phục
hội. Các ông Đội Quyên và ấm Võ chuyển sang hoạt động theo tổ chức này. Cô
Thanh được giao nhiệm vụ liên lạc và quyên góp tiền mua súng cho nghĩa quân.
Thực hiện chủ trương của Hội, cô đã làm đơn xin Tổng đốc Nghệ An mở quán
bán cơm tại thành phố Vinh. Tại đây cô đã liên lạc, vận động binh lính trong trại
lính cố xanh bán lén cho một số súng.
Ngày 19/2/1918, vụ mua súng bị lộ, cô lại bị thực dân Pháp bắt giam.
Hôm hai tên lính dẫn cô vào giam ở nhà lao Vinh, các sĩ phu đang bị giam ở đây
đã cảm tác mấy câu thơ ca ngợi cô:
Hai tên thanh liệu
Giải một nữ hồng nhan
Trong tù chẳng ai lạ
Ngoài tù khét tiếng ran
Thực dân Pháp đã dùng mọi hình thức tra tấn để truy bức cô công khai về
tổ chức. Cô một mực kiên trinh. Cuối cùng bọn chúng đã dùng tới những hình
thức cực kỳ dã man bắt cô ngồi vào ổ kiến lửa, ngồi lên mâm thau nung đỏ để
đến nỗi da thịt cô chín bầm phải trải lá chuối non để nằm. Tuy vậy, cô vẫn chịu
đựng không hề tiết lộ một điều gì về tổ chức ngoài những chi tiết về việc mua
súng mà chúng đã biết.


20

Ngày 4/6/1918, Toà án Nam Triều Nghệ An tuyên án cô: “Đánh 100
trượng, 9 năm tù khổ sai và đầy cách ly Nghệ An 3000 dặm”. Đến 2/12 năm đó,
bọn chúng giải cô vào giam ở nhà lao Quảng Ngãi.
Cuối năm 1922 thực dân Pháp đưa cô về quản thúc ở Huế. Tại đây Sô Nhi, tránh mật thám Trung Kỳ đã tìm mọi thủ đoạn dụ dỗ, mua chuộc, nung lạc
tinh thần yêu nước của cô. Trước những thủ đoạn thâm độc của chúng, cô đã bị
một số người hiểu lầm. Song cô vẫn kiên trì, âm thầm chịu đựng, không hề làm
trái với lương tâm, cô đã dùng nghề làm thuốc để che mắt địch, ngấm ngầm hoạt

động cứu nước.
Tháng 3/1924 nghe tin em của Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động ở Pháp,
cô viết thư thăm hỏi. Bức thư của cô lọt và Sở mật thám Trung Kỳ và chúng xếp
vào hồ sơ không cho chuyển tới em theo yêu cầu của cô. Tháng 8/1925, lấy cớ
đi bán thuốc và đi chăm sóc cho một người bạn bị ốm nặng, cô xin phép Sở mật
thám Trung Kỳ vào huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam, quê hương ông Phan Chu
Trinh để liên lạc với các sĩ phu.
Tháng 1/1926, cô gửi thư cho toàn quyền Đông Dương và khâm xứ Trung
kỳ, trình bày về chính kiến của mình và đòi trả lại tự do cho Thành Thái và Duy
Tân là hai ông vua yêu nước bị thực dân Pháp bắt đi đày biệt xứ.
Lúc này, ông Hoàng Xuân Hành, người cậu họ của cô ở nhà tù Côn Đảo
về, đến cư trú với ông Phan Bội Châu ở Huế. Hôm đến thăm hai ông, cô cảm
động mượn hai câu thơ trong “Trung quốc hồn” để nói đến nỗi lòng của mình
sau hàng chục năm mới được gặp lại nhau:
Tây phong nhất dạ thôi nhân lão
Điêu tận châu nhan, bạc tận đầu
Nghĩa là:
Một trận gió tây người già mất
Tàn cả thân hình, trắng cả đầu.


21

Trong các buổi trò chuyện với các ông, cô thẳng thắn trao đổi những suy
nghĩ của mình về những tư tưởng và việc làm không đúng vào cuối đời của ông
Phan Bội Châu.
Tháng 9/1927, nhận được tin ông phó bảng Sắc lâm bệnh, cô xin phép sở
mật thám Trung Kỳ vào Sài Gòn chăm sóc cha. Bọn chúng buộc phải cấp căn
cước cho cô đi, nhưng lại điện cho các tỉnh theo dõi kiểm soát chặt chẽ cô trên
đường đi và những nơi cô lưu trú. Vào Sài Gòn được ít lâu, bọn chúng buộc cô

phải trở lại Huế.
Năm 1928, ông Nguyễn Sinh Sắc được tổ chức cách mạng đưa về Sa Đéc
(nay là tỉnh Đồng Tháp). Tới đây được một thời gian, ông lâm bệnh nặng. Nhận
được tin, cô lại xin căn cước sở mật thám Pháp vào chăm sóc cha. Cô vào đến
nơi thì ông Nguyễn Sinh Sắc từ trần. Lo tang cha xong, cô trở lại làng Kim Liên
báo tin cho họ hàng chưa được mấy ngày lại bị Sở mật thám Huế gọi vào quản
chế.
Năm 1930, cao trào cách mạng ở Nghệ Tĩnh do Đảng ta phát động đang
lên cao. Được biết thực dân Pháp và Nam triều định thiêu hủy làng Kim Liên,
nơi trung tâm xuất phát của phong trào cách mạng ở Nam Đàn. Cô đã về quê can
thiệp, không cho chúng tàn sát quê hương mình, Bọn chúng đã bắt cô phải trở lại
Huế.
Ngày 8/9/1940, sở mật thám Trung Kỳ giao cô về cho tổng đốc tỉnh Nghệ
An quản lý. Tổng đốc Nghệ An lại giao cho tri huyện Nam Đàn và hào lý xã
Kim Liên kiểm soát cô. Theo lệnh của bọn chúng, cô phải đến cư trú ở thị trấn
Sa Nam, huyện lỵ của huyện Nam Đàn và sống với nghề bán thuốc cao đơn
hoàn tán cho tới ngày cách mạng tháng Tám thành công 1945.
Nghe tin cô đã về quê, bà Phan Thị Quyên (em gái sĩ phu Phan Trọng
Mưu và vợ sĩ phu Đặng Văn Bá ở Hà Tĩnh) tìm đến thăm. Cảm phục nghĩa khí
của cô, bà đã làm bài thơ:
Ba Trưng, nàng Triệu tiếng gần xa
Không ngờ đời nay lại có bà,


22

Trước biết giữ trinh, sau giữ hiếu
Trên lo vì nước, dưới vì nhà.
Bao phen biệt ly thương lòng út
Muôn dặm thần hôn nối gót cha

Lưu lạc tỉnh này qua tỉnh nọ,
Thoa quần nổi tiếng nước Nam ta.
Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, biết em đang làm Chủ tịch nước,
cô mừng rỡ tìm đường ra Hà Nội thăm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau đó, cô trở về
quê tham gia hoạt động trong hội mẹ chiến sĩ xã Kim Liên.
Ngôi nhà cũ không còn nữa. Cô và ông Nguyễn Sinh Khiêm phải ở nhờ
nhà bà con thân thuộc. Liên khu uỷ liên khu bốn đã làm lại một căn nhà khác,
dựng lên mảnh vườn cũ để hai chị em ở. Sau một thời gian lâm bệnh nặng, cô đã
qua đời ngày 25/4/1954 (tức 29 tháng 3 năm Giáp Ngọ) thọ 70 tuổi.
Hôm ra viếng cô, ông Nguyễn Đức Hoành, một sĩ phu ở Hà Tĩnh đã hoạ
lại bài thơ của bà Phan Thị Quyên:
Cưỡi ngựa lên tiên bỗng vút xa,
Tái sinh trần thế nữa không bà?
Linh hồn còn biết, còn yêu nước.
Cách mạng không quên tự học nhà,
Giọt ngọc đôi hàng hồi vắng mẹ,
Giọt vàng ngàn dặm buổi theo cha.
Ngàn năm trung hiếu còn bia miệng
Kỷ niệm không quên gái nước ta.
Câu hỏi 19: Vài nét vắn tắt về cuộc đời và sự nghiệp ông Nguyễn Sinh
Khiêm – Người anh trai Chủ tịch Hồ Chí Minh?
Trả lời:
Ông Nguyễn Sinh Khiêm (1888 – 1950), tức Nguyễn Tất Đạt, sinh năm
1888 tại làng Hoàng Trù, quê mẹ. Lên bảy tuổi, ông cùng cha mẹ vào cư trú ở
kinh đô Huế và theo học chữ Hán với cha ở làng Dương Nỗ, huyện Phú Vang.


23

Năm 1901, mẹ mất, ông theo cha trở về quê với bà ngoại, giữa năm đó,

cha thi đỗ phó bảng, ông cùng gia đình chuyển về quê nội, làng Kim Liên và
theo học với thầy Vương Thúc Quý, bạn của cha.
Năm 1903, ông theo cha lên học ở xã Võ Liệt huyện Thanh Chương, đầu
năm 1904, ông về làng Kim Liên để chăm sóc bà ngoại bị ốm nặng. Sau ngày bà
ngoại qua đời, ông được cha gửi đến học với thầy Trần Thân ở làng Ngọc Đình.
Năm 1906, cha vào Huế nhận chức thừa biện bộ Lễ. Ông cùng em được
cha đưa đi theo và xin cho học trường tiểu học Pháp – Việt Đông Ba. Giữa năm
1907, ông học tốt nghiệp tiểu học và thi đỗ vào trường Quốc học Huế.
Ông là người thông minh, khí khái và giàu lòng thương người. Chịu ảnh
hưởng của cha và các sĩ phu yêu nước, trong những năm học ở trường Quốc học
Huế, ông cùng em tham gia các hoạt động chống Pháp. Ông tham dự biểu tình
chống sưu cao thuế nặng với nhân dân Thừa Thiên – Huế và ngang nhiên nói
trước thầy giáo những lời bài Pháp.
Mùa hè năm 1910, ông rời trường Quốc học Huế, trở về quê nhà sống với
chị. Là một học trò mới rời khỏi nhà trường, ông phải tạm tìm việc làm ăn để
duy trì cuộc sống.
Lúc này, Ô-ghê (Auge) đang làm Phó công sứ tỉnh Nghệ An. Để phục vụ
cho chính sách cai trị thực dân, hắn cho tổng lý các làng xã tổ chức sưu tầm ca
dao, tục ngữ và truyện cổ tích Việt Nam cung cấp để cho nghiên cứu viết sách.
Biết ông là một học sinh trường Quốc học, giỏi cả về ba thứ chữ: chữ Hán, chữ
quốc ngữ và chữ Pháp, hắn gọi ông xuống toà công sứ giúp việc. Làm được một
thời gian, không chịu nổi thái độ miệt thị của hắn, ông chống lại hắn. Hắn kiếm
cớ gây sự với ông, ông đã đánh lại hắn để tự vệ rồi bỏ việc.
Năm 1913, mặc dù Việt Nam quang phục hội đã tan rã, nhưng phái bạo
động của Đội Quyên và ấm Võ ở Nghệ Tĩnh vẫn duy trì hoạt động và qua lại
liên lạc với cô Nguyễn Thị Thanh. Thấy ông có tính gàn bướng và hay uống
rượu, bọn quan lại Nghệ An gọi ông đến hăm dọa và dùng tiền hòng mua chuộc
ông chỉ điểm cho chúng bắt hai ông Đội Quyên và ấm Võ. Ông không những



24

không mắc mưu bọn chúng mà còn dùng số tiền bạc đó cung cấp cho hai ông
hoạt động và báo tin cho các ông chốn thoát khi bọn giặc bố trí vây bắt.
Việc làm của ông bị lộ, ngày 1/4/1914, ông bị bọn chúng bắt giam. Đến
này 25/9 năm đó, theo lệnh toà Công sứ Pháp, toà án Nam Triều Nghệ An buộc
ông vào tội “phản bội”, không làm theo yêu cầu của chúng và phạt ông ba năm
tù lao dịch, ông kịch liệt chống án.
Vào tù, ông vận động một số người cùng bị giam ở nhà lao Vinh tìm cách
vượt ngục. Chủ trương của ông bị phát giác. Ngày 31/7/1915 ông bị toà án Nam
triều tăng án từ 3 năm lên 9 năm tù khổ sai và đày vào giam ở nhà lao Nha
Trang, tỉnh Khánh Hoà.
Những ngày bị giam ở đây, bọn mật thám tìm mọi cách làm lung lạc tinh
thần của ông. Mặc dù chưa hết hạn tù, nhưng chúng đưa ông ra làm thư ký phu
đường. Việc làm của bọn chúng đã gây cho cô Thanh hiểu lầm và mắng ông
nặng lời. Mãi về sau, cô Thanh mới hiểu được lòng trung thành của ông đối với
sự nghiệp cứu nước. Bằng mọi cách vẫn không làm lay chuyển được tinh thần
chống đối của ông, ngày 17/3/1920, bọn giặc đưa ông về giam lỏng ở Huế.
Để có điều kiện đi lại dễ dàng, ông chuyển sang làm nghề địa lý và làm
thuốc. Ông xin đến cư trú ở làng Phú Lộc huyện Quảng Điện, tỉnh Thừa Thiên.
Ông đã sống với đồng bào ở đây gần 20 năm mới được thực dân Pháp và phong
kiến Nam Triều cho về cư trú ở quê hương.
Năm 1940 làng Kim Liên đưa ông ra làm hương hào, với vai trò đó, ông
mở trường dạy học, vận động cải cách hương thôn và truyền bá tư tưởng mới.
Tháng 8/1940 ông lại bị thực dân Pháp bắt và kết án hai tháng tù ngồi về tội tổ
chức diễn tuồng cấm và hội họp “trái phép”. Ông bị bọn chúng giam ở nhà lao
Vinh, mãi tới ngày 9/10/1941 mới có quyết định xoá án của toà Khâm sứ trung
kỳ.
Ra tù, ông trở về sống với bà con xóm làng như những năm trước đây.
Cũng như cụ phó bảng, ông Khiêm có lòng thương người từ hồi còn tuổi thiếu

niên. Hễ gặp người khó khăn, hoạn nạn, ông sẵn sàng giúp đỡ. Vì vậy, suốt đời


25

ông không bao giờ có tiền của để dành. Ai thương tình cho ông quần áo mới thì
ông lại đem quần áo cũ của mình cho những người đi ăn xin. Cho đến cuối đời,
ông vẫn giữ được nếp sống bình dị, thanh bạch, gần gũi với bà con nông dân.
Năm 1946, ông ra Hà Nội thăm em ruột của mình là Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Theo lời kể của Nguyễn Sinh Định, người cháu gần nhất của Bác Hồ thì
cuộc gặp gỡ diễn ra rất bình dị và vô cùng cảm động. Khi đến cổng Bắc Bộ phủ,
nơi làm việc của Hồ Chí Minh, Cậu Khiêm viết lên một mảnh giấy rộng gấp đôi
cái bao diêm: “Đạt đến thăm Thành”, nhờ một người gác cổng gửi tới vị Chủ
tịch nước. Chờ khoảng ít phút thì cậu Khiêm được mời lên tầng hai nơi làm việc
của Bác, cùng các cộng sự của Người.
Thấy Bác Hồ từ trong phòng bước ra, nhận rõ là em của mình, Cậu Khiêm
không nén nổi vui mừng chạy đến ôm chầm lấy:
Chú Cung, chú Cung, chú có khoẻ không, anh em mình xa nhau đã lâu
lắm, lâu quá…
Bác Hồ cũng rất xúc động, ôm chặt lấy cậu cả Khiêm…
Năm 1946 là thời điểm với biết bao công việc đòi hỏi vị Chủ tịch nước
phải có những quyết định sáng suốt để cứu nguy cho nền độc lập dân tộc. Biết
vậy, nên cậu cả Khiêm cũng không dám ở lâu và chia tay em ra về.
Về quê, ông và cô Thanh tham gia hoạt động trong xã và làm ăn nuôi
nhau. Ông từ trần tại xã Kim Liên vào ngày 25/6/1950, thọ 62 tuổi.
Nhận được tin ông đã qua đời, ngày 9/11/1950 Bác Hồ đã gửi về cho họ
Nguyễn Sinh một bức điện số 1229:
Nghe tin ảnh cả mất, lòng tôi rất buồn rầu. Vì việc nước nặng, nhiều,
đường sá xa cách lúc anh đau yếu, tôi không thể trông nom, lúc anh tạ thế, tôi
không thể lo liệu.

Than ôi! Tôi xin chịu tội bất đễ trước linh hồn anh và xin bà con nguyên
lượng cho một người con đã hy sinh tình nhà vì phải lo việc nước!
Câu hỏi 20: Hồ Chí Minh có mấy lần về thăm quê? Vào thời gian nào?
Người căn dặn gì?


×