Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Giới thiệu về thân thế, sự nghiệp và phát minh tiêu biểu của Archimedes – nhân vật tiêu biểu của nền văn minh Hy Lạp cổ đại.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.99 KB, 7 trang )

Mục lục
trang
Mở đầu…………………………………………………………1
Nội dung………………………………………………………..1
1. Thân thế và hành trình đến với khoa học…………………….1
2. Thành tựu…………………………………………………….3
Những công trình ông tìm ra…………………………………...3
Tác phẩm ông đã viết……………………………………...……3
Ông còn viết những sách về……………………….……………4
3. Cái chết bất tử của Archimedes………………………….…..4
Kết luận…………………………………………………….…...5
MỞ ĐẦU
Thế giới Hy Lạp cổ đại cống hiến cho nhân loại nhiều nhà bác học mà đóng
góp của họ tới nay vẫn còn giá trị như: Euclide (Ơclit), người đưa ra tiền đề hình
học đặt cơ sở cho môn hình học sơ cấp. Pythagoras (Pitago), người đã chứng minh
định lí mang tên ông và ngay từ thế kỉ V TCN ông đã đưa ra giẻ thuyết trái đất hình
cầu. Thales (Talét), người đã đề ra Tỉ lệ thức (Định lí Talét). Đặc biệt là
Archimedes (Acsimet), người đã đề ra nguyên lí đòn bẩy, chế ra gương cầu lõm,
máy bắn đá và phát hiện ra lực đẩy tác động lên một vật nếu vật đó trong lòng chất
lỏng (Lực đẩy Acsimet). Bài tiểu luận này chỉ xin giới thiệu về thân thế, sự nghiệp
và phát minh tiêu biểu của Archimedes – nhân vật tiêu biểu của nền văn minh Hy
Lạp cổ đại.
NỘI DUNG
1. Thân thế và hành trình đến với khoa học:
Archimedes sinh năm 287 TCN và mất năm
212 TCN. Ông sinh ra tại đảo Sicile (nay thuộc
Italia). Cha Archimedes là một nhà thiên văn và một
nhà toán học nổi tiếng thời bấy giờ. Vào thời kì ấy,
các gia đình giàu sang thường chăm lo cho con cái
có một nền học vấn toàn diện mà trọng tâm là triết
học và văn học. Thường họ chỉ học toán vì học toán


để học triết học. Nhưng Archimedes lại được giáo
dục một cách đặc biệt, cha của Acsimet là một nhà
thiên văn và toán học nổi tiếng Phidias, đã đích thân
giáo dục và hướng dẫn ông đi sâu vào hai bộ môn vào toán học và thiên văn học, là
những lĩnh vực mà sau này ông đã có những sáng tạo vĩ đại nhất. Năm 7 tuổi ông
học khoa học tự nhiên, triết học, văn học. Mười một tuổi ông đi du học Ai Cập, là
học sinh của nhà toán học nổi tiếng Euclide ; rồi Tây Ban Nha và định cư vĩnh viễn
tại thành phố Cyracuse, xứ Sicile. Ðược hoàng gia tài trợ về tài chính, ông cống
hiến hoàn toàn cho nghiên cứu khoa học. Archimedes là học trò của nhà Thiên văn
2
chính thức của vua Ptolémée III Evergète tại Alexandrie là Conon de Samos
(khoảng 280 - 220 TCN) và bạn của Ératosthène de Cyrène (284 - 192 TCN) học
trong trường thuộc trường phái Euclide (323 - 283 TCN) tại Ai Cập. Conon de
Samos và Acsimet suốt đời là bạn của nhau.
Archimedes đã đến Alexsandria, một thành phố nổi tiếng nhất thời bấy giờ
của Hy Lạp, một trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa, nơi tập trung các nhà bác
học nổi tiếng nhất. Ở đây, Archimedes tiếp tục được bồi dưỡng về toán học và thiên
văn đồng thời cũng chú ý nhiều đến cơ học. Sau một thời gian khi tài năng của ông
đang độ phát triển, ông quay về Syracure (thành phố quê hương) và ở đây cho đến
khi qua đời.
Archimedes đã có nhiều sáng tạo lớn trong toán học. Ông đã để lại nhiều
công trình như: về hình cầu và hình trụ; về độ đo các cung; về việc cầu trường
đường parabol; về các đường xoắn… Archimedes là một trong những người đầu
tiên đã chứng minh rằng dãy số tự nhiên (1, 2, 3,…) là vô hạn và tìm ra cách viết,
cách đọc bất cứ số nào dù lớn đến bao nhiêu. Archimedes đã tính được diện tích
nhiều hình, thể tích của nhiều vật thể bằng một phương pháp đặc biệt. Điều này
chứng tỏ rằng Archimedes đã có khái niệm khá rõ về phép tính vi phân mà mãi đến
thế kỉ XVII mới thực sự hình thành và phát triển với Lepnit (Lebnizt) và Newton
(Niutơn). Chính vì vậy mà một nhà toán học nổi tiếng đã nói “Nếu ai bảo tôi kể tên
một nhà toán học vĩ đại của tất cả mọi thời đại thì tôi không do dự trả lời rằng

người đó là Archimedes”.
Archimedes còn là một nhà cơ học vĩ đại tác giả của rất nhiều sáng chế và
phát minh cơ học nổi tiếng. Các công trình sáng tạo của Archimedes đều gắn liền
với yêu cầu của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với yêu cầu của thực tiễn.
Ông đã giải quyết được nhiều vấn đề khó khăn của thời đó về khoa học và kĩ thuật.
“Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nâng cả quả đất này lên”. Câu nói đượm hương vị
truyền thuyết đó mà người ta kể lại là của Archimedes khi ông phát minh ra lực đòn
bẩy. Người ta thường kể lại câu chuyện về Archimedes khi tìm ra định luật nổi. Có
một quốc vương nọ yêu cầu Archimedes kiểm tra lại vương miện vàng mà nhà vua
3
thuê đúc có phải là vàng nguyên chất hay không. Ông suy nghĩ đã nhiều mà chưa
tìm ra được cách kiểm tra. Một lần đang tắm ông phát hiện ra sức đẩy của nước lên
người mình. Thế là quên cả mặc quần áo ông vùng lên và chạy, vừa chạy vừa kêu
“Euréca” (tìm thấy rồi). Từ đó ông đã tìm ra định luật về sức đẩy mang tên ông -
lực đẩy Archimedes.
2. Thành tựu:
Những công trình ông tìm ra:
1. Công thức tính diện tích và thể tích hình lăng trụ và hình cầu.
2. Số thập phân của số Pi. Năm 250 TCN, ông chứng minh rằng số Pi nằm giữa
223/7 và 22/7.
3. Phương pháp tính gần đúng chu vi vòng tròn từ những hình lục giác đều nội tiếp
trong vòng tròn.
4. Những tính chất của tiêu cự của Parabole
5. Phát minh đòn bẩy, bánh xe răng cưa.
6. Chế ra máy chiến tranh khi Cyracuse bị quân La Mã vây.
7. Chế ra vòng xoắn ốc không ngừng của Acsimet (có thể do Conon de Samos)
8. Tính diện tích parabole bằng cách chia ra thành tam giác vô tận
9. Nguyên lý Thủy tĩnh (hydrostatique), sức đẩy Acsimet, Trọng tâm Barycentre
10. Những khối Acsimet (Solides Acsimet)
11. Những dạng đầu tiên của tích phân.

Nhiều công trình của ông đã không được biết đến cho đến thế kỷ XVII, thế kỷ XIX,
Pascal , Monge và Carnot đã làm công trình của họ dựa trên công trình của
Acsimet.
Tác phẩm ông đã viết:
- Sự cân bằng các vật nổi.
- Sự cân bằng của các mặt phẳng trên ký thuyết cơ học.
- Phép cầu phương của hình Parabole.
4
- Hình cầu và khối cầu cho Toán. Tác phẩm này xác định diện tích hình cầu theo
bán kính, diện tích bề mặt của hình nón từ diện tích mặt đáy của nó.
Ông còn viết những sách về:
- Hình xoắn ốc (đó là hình xoắn ốc Acsimet, vì có nhiều loại xoắn ốc).
- Hình nón và hình cầu (thể tích tạo thành do sự xoay tròn của mặt phẳng quanh
một trục (surface de révolution), những parabole quay quanh đường thẳng hay
hyperbole.
- Tính chu vi đường tròn (Ông đã cho cách tính gần đúng của con số Pi mà Euclide
đã khám phá ra.
- Sách chuyên luận về phương pháp để khám phá Toán học. Sách này chỉ mới được
khám phá ra vào năm 1889 tại Jérusalem.
- Về trọng tâm và những mặt phẳng: đó là sách đầu tiên viết về trọng tâm
barycentre (ý nghĩa văn chương là "tâm nặng").
3. Cái chết bất tử của Archimedes.
Archimedes là người yêu nước thiết tha. Trong giai đoạn cuối đời mình, ông
tham gia bảo vệ quê hương chống bọn xâm lược La Mã. Ông đã lãnh đạo việc xây
dựng các công trình kiến trúc phức tạp và sáng chế vũ khí kháng chiến. Nhà văn cổ
Hy Lạp Plutarơ đã tả lại sự việc quân đội La Mã bị đánh trả ở thành phố Syracure
như sau: “Khi quân La Mã bắt đầu những cuộc tiến công từ trên đất liền cũng như
trên biển, nhiều người dân Syracure cho rằng khó có thể chống lại một đội quân
hùng mạnh như vậy, Archimedes liền cho mở các máy móc và vũ khí đủ các loại
do ông sáng tạo ra. Thế là những tảng đá lớn bay đi với tốc độ nhanh phi thường,

phát ra những tiếng động khủng khiếp, tới tấp giáng xuống các đội quân đi bằng
đường bộ. Cùng lúc đó có những thanh xà nặng uốn cong giống hình chiếc sừng
được phóng từ pháo đài ra liên tiếp rơi xuống tàu địch… Tướng La Mã phải ra lệnh
rút lui. Nhưng bon xâm lược vẫn không thoát khỏi tai họa. Khi các đoàn tàu địch
chạy gần đến khoảng cách một mũi tên bay thì ông già Archimedes ra lệnh mang
đến tấm gương sáu mặt, cách tấm gương này một khoảng ông đặt các tấm gương
5

×