Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

BÀI GIẢNG CHI TIẾT môn tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH CHUYÊN đề tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về xây DỰNG NHÀ nước của dân DO dân vì dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.44 KB, 18 trang )

1
KẾ HOẠCH GIẢNG BÀI
PHÊ DUYỆT

Ngày.... tháng…. năm 20….

Môn học: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Bài : Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng
nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Đối tượng: Đại học

Phần một: Ý ĐỊNH BÀI GIẢNG
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích
Nhằm giới thiệu cho người học nắm được cơ sở hình thành và những nội
dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới ở Việt nam. Từ
đó, củng cố niềm tin vào các chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước
ta hiện nay; đấu tranh chống lại sự phá hoại của các thế lực thù địch, xây dựng
Nhà nước ta thực sự là Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
2. Yêu cầu
- Nắm vững cơ sở hình thành và những nội dung cơ bản trong tư tưởng
Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới ở Việt nam.
- Trên cơ sở nắm vững nội dung củng cố niềm tin vào các chủ trương,
chính sách và pháp luật của Nhà nước ta hiện nay.
- Đấu tranh chống lại sự phá hoại của các thế lực thù địch, xây dựng Nhà
nước ta thực sự là Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
II. NỘI DUNG

Nội dung (Gồm 3 phần)
\



Phần I. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu

mới ở Việt nam.
Phần II. Nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước
kiểu mới ở Việt nam.
Phần III. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới vào
xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
hiện nay.
III. THỜI GIAN

1. Thời gian toàn bài: 4 tiết


2
2. Phân chia cụ thể:
a. Lên lớp: 4 tiết
b. Nghiên cứu, thảo luận:…tiết
IV. ĐỊA ĐIỂM

Giảng đường
V. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP

1. Tổ chức: Theo quy mô lớp học
2. Phương pháp:
a. Phương pháp dạy: Sử dụng phương pháp thuyết trình là chính, kết hợp
với nêu vấn đề, sử dụng máy chíêu.
b. Phương pháp học: Nghe, bút kí, nghiên cứu tài liệu.
VI. VẬT CHẤT ĐẢM BẢO


1. Tài liệu:
- Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh - Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn
giáo trình quốc gia các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (Tái bản
có sửa chữa, bổ sung), Nxb Chính trị Quốc gia, H. 2008
- Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh ( dùng cho các trường đại học, cao
đẳng), Nxb Chính trị Quốc gia, H. 2006
2. Vật chất đảm bảo
a. Giáo viên: Giáo án, giáo trình tài liệu
b. Học viên: Bút, vở ghi, tài liệu nghiên cứu
Phần hai: THỰC HÀNH GIẢNG BÀI
I. THỦ TỤC LÊN LỚP

- Nhận báo cáo ( Nhận lớp).
- Kiểm tra bài cũ. Đánh giá nhận xét.
- Giới thiệu kế họach nội dung bài mới
II. TÌNH TỰ GIẢNG BÀI
THỨ TỰ, NỘI DUNG

THỜI

PHƯƠNG

GIAN

PHÁP

V.CHẤT


3

THỦ TỤC LÊN LỚP
I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
NHÀ NƯỚC KIỂU MỚI Ở VIỆT
NAM.
1. Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa
Mác-Lênin về nhà nước và nhà nước

05

Hỏi- đáp,

phút

thuyết trình

Giáo án

......
phút

xã hội chủ nghĩa
2. Kinh nghiệm từ thực tiễn xây
dựng nhà nước ở Việt nam thời kỳ

.......
phút

phong kiến
3. Nghiên cứu khảo sát thực tế các

kiểu nhà nước: nhà nước thực dân

gợi mở, nêu tài liệu tham
vấn đề, kết khảo

hợp với trình phương tiện

......

chiếu Power trình chiếu

phút

Point

II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ
TƯỞNG HCM VỀ NHÀ NƯỚC
KIỂU MỚI Ở VIỆT NAM

nước của dân, do dân và vì dân

.....
phút

2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự

.....

thống nhất giữa bản chất giai cấp


phút

công nhân với tính nhân dân và tính
dân tộc của nhà nước ta
3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước

trình,

phút

nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh

1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà

giáo

Thuyết trình,

nước Xô viết
nhà nước của Đảng cộng sản Việt

án,

......

phong kiến, nhà nước tư sản, nhà
4. Thực tiễn lãnh đạo xây dựng

Giáo


.....
phút

pháp quyền có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ
4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây

.....

dựng nhà nước trong sạch, vững

phút


4
mạnh, có hiệu quả

Giáo

án,

giáo

trình,

tài liệu tham
khảo

III. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ
CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC KIỂU
MỚI VÀO XÂY DỰNG VÀ HOÀN

THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HIỆN NAY
1. Mở rộng dân chủ đi đôi với tăng



phương tiện
trình chiếu

cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, đảm

......

bảo thật sự tôn trọng quyền làm chủ

phút

của nhân dân.
2. Đổi mới tổ chức và hoạt động của
các cơ quan nhà nước, đẩy mạnh cải

......

cách hành chính nhà nước, và đấu

phút

tranh chống tham nhũng
3. Tăng cường sự lãnh đạo của


......

Đảng đối với nhà nước.
4. Phát huy vai trò của quân đội

phút

nhân dân trong bảo vệ và xây dựng
nhà nước ta

......
phút

III. KẾT THÚC BÀI GIẢNG

1. Kết luận
Việc nghiên cứu tư tưởng HCM về Nhà nước của dân, do dân và vì dân
có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng. Chúng ta đang tiếp tục thực hiện và đẩy
mạnh công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước theo định hướng XHCN. Vì vậy,
đòi hỏi chúng ta phải đi sâu nghiên cứu và vận dụng sáng tạo tư tưởng HCM
nói chung và tư tưởng HCM về xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân
nói riêng vào sự nghiệp xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền XHCN, để
Nhà nước ta thực sự là Nhà nước của dân. do dân và vì dân.
2. Câu hỏi nghiên cứu


5
Câu 1. Trình bày cơ sở chủ yếu hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà
nước kiểu mới ở Việt nam?

Câu 2. Phân tích những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về
nhà nước kiểu mới ở Việt nam?
Câu 3. Những vấn đề chủ yếu vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước
kiểu mới vào xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt nam hiện
nay?
Ngày.....tháng......năm 201
NGƯỜI BIÊN SOẠN
MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng
hoà- Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Chính Người đã thiết
kế, xây dựng bộ máy nhà nước ta ngày càng hoàn thiện hơn qua từng giai đoạn
lịch sử. Việc học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước
của dân, do dân và vì dân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm xây dựng Nhà
nước pháp quyền ở nước ta hiện nay.
NỘI DUNG
I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ
NƯỚC KIỂU MỚI Ở VIỆT NAM.
1. Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước và nhà
nước xã hội chủ nghĩa (Gợi mở để học viên nghiên cứu)
- Chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định, bất cứ nhà nước nào cũng mang bản
chất của một giai cấp, là giai cấp có thế lực mạnh nhất đã tổ chức ra nó.
Nhà nước bao giờ cũng là công cụ chuyên chính của một giai cấp, là nhà
nước của một giai cấp. Không thể có cái gọi là nhà nước "phúc lợi chung", nhà
nước "siêu giai cấp", đứng trên các giai cấp hoặc của nhiều giai cấp như quan
điểm của các học giả tư sản đưa ra.
- Nhà nước có 2 chức năng là chức năng thống trị chính trị của giai
cấp và chức năng xã hội ( đối nội và đối ngoại).


6

+ Chức năng thống trị chính trị của giai cấp nói lên rằng, bất kỳ nhà
nước nào cũng là công cụ chuyên chính của một giai cấp và nó sẵn sàng
sử dụng mọi công cụ, mọi biện pháp có thể có để bảo vệ sự thống trị của
giai cấp đó.
+ Chức năng xã hội của nhà nước là do yêu cầu khách quan đòi hỏi phải
giải quyết những nhiệm vụ chung của xã hội.
Ph.Ăngghen chỉ rõ: "Ở khắp nơi, chức năng xã hội là cơ sở của sự thống trị
chính trị, và sự thống trị chính trị cũng chỉ kéo dài chừng nào nó còn thực hiện chức
năng xã hội đó của nó"(C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. C TQG, H. 1994,
t. 20, tr. 252).
- Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước kiểu mới, mang bản chất của
giai cấp công nhân, là nhà nước của dân, do dân, vì dân.
+ Nhà nước xã hội chủ nghĩa có sự kết hợp giữa hai chức năng trấn áp và
tổ chức xây dựng, trong đó chức năng tổ chức xây dựng là chủ yếu.
+ Nhà nước xã hội chủ nghĩa có sự thống nhất hữu cơ giữa tính dân tộc và
tính quốc tế.
+ Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước tự tiêu vong.
2. Kinh nghiệm từ thực tiễn xây dựng nhà nước ở Việt nam thời kỳ
phong kiến
- Hồ Chí Minh tiếp thu những kinh nghiệm về xây dựng nhà nước
được phản ánh trong các bộ sử lớn và kinh nghiệm trị nước được ghi trong
các bộ luật nổi tiếng của dân tộc.
Như: Đại Việt sử ký toàn thư, Lịch triều hiến chương loại chí..., Bộ luật có:
Hình Thư ( đời Lý), Quốc triều Hình luật( Đời Trần), Bộ Luật Hồng Đức( đời Lê)...
VD: Vấn đề bình đẳng đối với phụ nữ; cho phép ly hôn, có quyền thừa kế
tài sản, công nhận công lao chung của vợ chồng trong vấn đề tài sản, cho phép
nhận con nuôi...
- Hồ Chí Minh tiếp thu những yếu tố tích cực của nhà nước thân dân thời
kỳ phong kiến hưng thịnh trong lịch sử dân tộc.
Nước dựa vào dân, lấy dân làm gốc...



7
3. Nghiên cứu khảo sát thực tế các kiểu nhà nước: nhà nước thực dân
phong kiến, nhà nước tư sản, nhà nước Xô viết
- Nghiên cứu khảo sát nhà nước thực dân phong kiến, Hồ Chí Minh đã
vạch rõ bản chất vô nhân đạo của nó.
Nhà nước này không phải là “cán cân công lý”, “khai phá văn minh ở
Đông dương mà là công cụ thực thi quyền lực và bảo vệ lợi ích của bọn thực
dân, phong kiến thống trị nhân dân.
Hồ Chí Minh viết : “ Ở Đông Dương có hai thứ công lý. Một cho người
Pháp, một cho người bản xứ. Người Pháp thì được xử như ở Pháp, người An
Nam thì không có Hội đồng bồi thẩm, cũng không có luật sư người An Nam.
Thường người ta xử án và tuyên án theo giấy tờ, vắng mặt người bị cáo. Nếu có
vụ kiện cáo giữa người An Nam với người pháp thì lúc nào người Pháp cũng có
lý cả, mặc dù tên này ăn cướp hay giết người” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 1,
Nxb CTQG, H.2000, tr. 420).
- Nghiên cứu khảo sát nhà nước tư sản, Người rút ra kết luận: đó
không phải là nhà nước của số đông người lao động mà là công cụ của giai
cấp tư sản để thống trị giai cấp công nhân
+ Nghiên cứu nhà nước tư sản Mỹ, Người viết: “Trong lời tuyên ngôn của
Mỹ có câu rằng: “Giời sinh ra ai cũng có quyền tự do, quyền giữ tính mệnh của
mình, quyền làm ăn cho sung sướng...Hễ chính phủ mà có hại cho dân chúng
hãy đạp đổ chính phủ đó đi và gây nên chính phủ khác”. Tuyên ngôn thì như
vậy, nhưng bây giờ Chính phủ Mỹ lại không muốn cho ai nói đến cách mệnh, ai
đụng đến Chính phủ” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 2, Nxb CTQG, H.2000, tr.
270).
+ Nghiên cứu nhà nước tư sản Pháp, Người viết: “Tư bản nó dùng chữ tự
do, bình đẳng, đông bào để lừa dân, xui dân đánh đổ PK. Khi đánh đổ PK rồi,
thì nó lại thay PK áp bức dân cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hoà và

dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục (tước đoạt) công nông, ngoài thì nó áp
bức thuộc điạ. Cách mệnh đã bốn lần rồi, mà nay công nông Pháp hẵng còn


8
phải mưu cách mệnh lần nữa mới hòng thoát khỏi vòng áp bức” (Hồ Chí Minh
toàn tập, tập 2, Nxb CTQG, H.2000, tr. 270).
- Nghiên cứu nhà nước Xô viết của Lênin, đó là một chế độ xã hội và
nhà nước hoàn toàn mới, nhà nước thật sự tiến bộ cách mạng.
Hồ Chí Minh khẳng định: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mạng Nga là
đã thành công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng các hạnh
phúc, tự do, bình đẳng, không phải tự do, bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa
Pháp khoe khoang bên VN, cách mạng Nga đã đuổi được vua, tư bản, địa chủ rồi,
lại ra sức cho công nông các nước và dân tộc bị áp bức các thộc địa làm cách
mệnh để đánh đổ tất cả các đế quốc chủ nghĩa và tư bản trong thế giới” (Hồ Chí
Minh toàn tập, tập 2, Nxb CTQG, H.2000, tr.280).
4. Thực tiễn lãnh đạo xây dựng nhà nước của Đảng cộng sản Việt
Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Xuất phát từ thực tế tình hình đất nước để vận dụng chủ nghĩa MácLênin và kinh nghiệm của thế giới vào xây dựng nhà nước là vấn đề thuộc về
nguyên tắc có ý nghĩa phương pháp luận của Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh không áp dụng một cách máy móc những gì đã có trong
kinh điển và cả những gì đã có trong thực tế ở các nhà nước mà vận dụng sáng
tạo, có sự phát triển phù hợp với điều kiện Việt nam.
- Thực tiễn lãnh đạo và tổ chức xây dựng nhà nước là một trong cơ sở
thực tiễn quan trọng để Hồ Chí Minh phát triển tư tưởng của mình về Nhà
nước kiểu mới ở Việt nam.
Trong gần 1/4 thế kỷ, trên cương vị là Chủ tịch đầu tiên của nước Việt
nam mới, Hồ Chí Minh có công đầu trong đặt nền móng xây dựng một nhà nước
kiểu mới ở Việt nam: Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Thực tiễn xây dựng nhà
nước ta, là cơ sở thực tiễn để Hồ Chí Minh đúc kết, phát triển hình thành tư

tưởng của mình về Nhà nước kiểu mới ở Việt nam.
II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HCM VỀ NHÀ NƯỚC
KIỂU MỚI Ở VIỆT NAM
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về một nhà nước của dân, do dân và vì dân


9
Đây là quan điểm cơ bản, cốt lõi, xuyên suốt trong Tư tưởng Hồ Chí Minh
về Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam, nó phản ánh bản chất giai cấp công nhân,
tính chất dân chủ nhân dân sâu sắc của Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam.
a. Nhà nước của dân:
- Đó là nhà nước do nhân dân làm chủ, nhân dân là người có vị thế
cao nhất và có quyền lực cao nhất, quyết định mọi vấn đề có liên quan đến
vận mệnh quốc gia.
Hồ Chí Minh viết: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn
đều của dân...nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân” (sđd, tập
5, Tr. 698).
Hiến pháp năm 1946, điều 1 đã khẳng định: “Nước VN là một nước dân
chủ cộng hoà. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân VN,
không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”, Điều 32
cũng quy định: “Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân
phúc quyết...” (Thực chất đây là chế độ trưng cầu dân ý, một hình thức dân chủ
trực tiếp).
- Các cá nhân được đảm nhiệm các chức vụ trong bộ máy cơ quan nhà
nước đều do dân cử và đại diện cho quyền lợi của nhân dân, là “công bộc”
của nhân dân.
Hồ Chí Minh viết: “Chính phủ cộng hoà dân chủ là gì ? Là đầy tớ chung
của dân, từ Chủ tịch toàn quốc đến làng. Dân là chủ thì Chính phủ phải là đầy
tớ. Làm việc ngày nay không phải để thăng quan, phát tài. Nếu Chính phủ làm
hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ. Nếu Chính phủ sai thì phải phê bình,

phê bình nhưng không phải là chửi.” (sđd, tập 5, Tr. 60).
HCM nghiêm khắc phê phán sự cửa quyền, lộng quyền của các cá nhân,
coi đây là nguyên nhân gây nên bao chuyện đau lòng
Hồ Chí Minh viết: “Cậy thế mình ở trong ban này ban nọ, rồi ngang tàng
phóng túng, muốn sao được vậy, coi khinh dư luận, không nghĩ đến dân. Quên
rằng dân bầu mình ra để làm việc cho dân, chứ không phải để cậy thế với dân”
(sđd, tập 4, Tr. 57).


10
- Theo Hồ Chí Minh, trong Nhà nước của dân ở nước ta, người dân là
chủ và được hưởng mọi quyền dân chủ.
+ Nghĩa là có quyền làm bất cứ việc gì mà pháp luật không cấm và có
nghĩa vụ tuân theo pháp luật.
+ Nhà nước phải phải bằng mọi nỗ lực, hình thành các thiết chế dân chủ
để thực thi quyền làm chủ của nhân dân.
b. Nhà nước do dân
- Là Nhà nước do nhân dân lập nên thông qua bầu cử theo luật định.
+ Nhân dân tự mình lựa chọn bầu ra, cử ra những người vào cơ quan nhà nước.
Hồ Chí Minh chỉ rõ: “những đại biểu trong quốc hội, những nhân viên trong
chính phủ, những cán bộ trong đoàn thể ...do nhân dân cử ra” (sđd, tập 5, Tr. 622).
+ Nhân dân có quyền bãi miễn các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng
nhân dân, nếu đại biểu đó không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân .
Hồ Chí Minh viết: “Nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốc Hội và Hội
đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của
nhân dân” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 9, Nxb CTQG, H.2000, tr. 259)
- Trong nhà nước do dân, mọi công việc hệ trọng của nhà nước và xã
hội do cơ quan đại diện cho nhân dân quyết định nhưng phải trên cơ sở ý
kiến của nhân dân.
Hiến pháp năm 1946 do Hồ Chí Minh trực tiếp chỉ đạo biên soạn đã ghi

nhận chế độ trưng cầu dân ý để nhân dân “phúc quyết những việc quan hệ đến
vận mệnh quốc gia”.
- Là nhà nước do nhân dân bảo vệ, ủng hộ, giúp đỡ và đóng góp phê
bình để nhà nước ngày càng phát triển.
Theo Hồ Chí Minh, việc xây dựng nhà nước là việc chung “đem tài dân,
sức dân, của dân làm lợi cho dân” (sđd, tập 5, Tr. 65) chứ không phải nhà nước
làm thay dân.
c. Nhà nước vì dân
- Nhà nước vì dân là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân
dân, không có đặc quyền, đặc lợi, thực sự trong sạch, cần kiệm liêm chính.


11
Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm, việc gì có
hại cho dân ta phải hết sức tránh” (sđd, tập 4, Tr.56- 57).
Người cũng nói: “Cả đời tôi chi có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi
Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc
ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo - cũng vì mục đích đó...” (sđd, tập 4, Tr.
101).
- Trong nhà nước đó, cán bộ nhà nước vừa là “người đầy tớ thật trung
thành của nhân dân”, vừa là người lãnh đạo, người hướng dẫn của nhân dân.
+ Là người đầy tớ thì phải trung thành, tận tuỵ, cần kiệm, liêm, chính, chí
công vô tư, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ.
Hồ Chí Minh viết: “Để xứng đáng với vinh dự to lớn là người đầy tớ tuyệt
đối trung thành của nhân dân, các đại biểu Quốc hội và cán bộ chính quyền cần
phải: Thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư.
Gương mẫu về mọi mặt: Đoàn kết, công tác, học tập, lao động.
Luôn giữ vững tác phong khiêm tốn, chất phác và hoà mình với quần
chúng thành một khối.” (sđd, tập 10, Tr. 175).
+ Là người lãnh đạo phải có trí tuệ hơn người, minh mẫn, sáng suốt, nhìn

xa trông rộng, gần gũi nhân dân…Tức là phải gồm đủ cả đức và tài, vừa hiền lại
vừa minh.
* Quán triệt tư tưởng HCM về xây dựng nhà nước Việt Nam trong điều
kiện mới, Đảng ta chỉ rõ:
“Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực sự là nhà
nước của dân, do dân và vì dân; tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với nhà nước…phát huy quyền làm chủ của nhân dân” (Chuyên đề
nghiên cứu Nghị quyết Đại hội X của Đảng, Nxb CTQG, H.2006, tr.113).
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa bản chất giai cấp
công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của nhà nước ta
a. Nhà nước ta có bản chất giai cấp công nhân.
- Theo Hồ Chí Minh, Nhà nước kiểu mới ở nước ta là nhà nước của số
đông nhân dân nhưng chỉ mang bản chất giai cấp công nhân.


12
Hồ Chí Minh viết: “Tính chất nhà nước là vấn đề cơ bản của Hiến pháp.
Đó là vấn đề nội dung giai cấp của chính quyền. Chính quyền về tay ai và phục
vụ quyền lợi của ai? Điều đó quyết định toàn bộ nội dung của Hiến pháp...Nhà
nước của ta là nhà nước dân chủ nhân dân, dựa trên nền tảng liên minh công
nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo” (sđd, tập 9, Tr. 586).
- Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta được biểu hiện ở
những điểm cơ bản sau:
+ Nhà nước do Đảng cộng sản lãnh đạo.
Đảng lãnh đạo bằng phương thức nào?
 Đảng lãnh đạo bằng đường lối, quan điểm, chủ trương để nhà nước thể
chế hoá thành pháp luật, chính sách, kế hoạch.
Đảng lãnh đạo nhà nước bằng hoạt động của các tổ chức đảng và đảng
viên của mình trong bộ máy, cơ quan nhà nước.
 Đảng lãnh đạo nhà nước bằng công tác kiểm tra.

+ Pháp luật của Nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân, có tính
dân chủ thật sự và mọi hoạt động của Nhà nước đều hướng đất nước phát triển
theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Điều này được thể hiện ngay từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
mới ra đời ngày 2-9-1945 trong bản tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh.
+ Ở nguyên tắc tổ chức và hoạt động cơ bản của Nhà nước ta là nguyên
tắc tập trung dân chủ.
Hồ Chí Minh viết: “Nhà nước ta phát huy dân chủ đến cao độ...Có phát
huy dân chủ đến cao độ thì mới động viên được tất cả lực lượng của nhân dân
đưa cách mạng tiến lên. Đồng thời phải tập trung đến cao độ để thống nhất
lãnh đạo nhân dân xây dựng chủ nghĩa xã hội” (sđd, tập 9, Tr. 592) .
b. Bản chất giai cấp công nhân thống nhất với tính nhân dân, tính dân
tộc của Nhà nước ta
- Nhà nước ta ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ
với sự hy sinh xương máu của bao thế hệ nhân dân các dân tộc Việt Nam.


13
Từ các phong trào Văn Thân, Cần Vương, Đông Du, Duy Tân đến cao
trào Xô Viết Nghệ Tĩnh và bao cuộc khởi nghĩa yêu nước khác: Yên Bái, Nam
Kỳ, Bắc Sơn, Thái Nguyên...
- Nhà nước ra đời và phát triển nhằm bảo vệ lợi ích của nhân dân, lấy
lợi ích của dân tộc làm nền tảng.
Hồ Chí Minh khẳng định: “Giai cấp công nhân không có lợi ích nào khác
ngoài lợi ích của dân tộc và chỉ có giải phóng dân tộc mới giải phóng được giai
cấp công nhân một cách triệt để”
- Trong thực tế nhà nước ta đã đứng ra làm nhiệm vụ của cả dân tộc
giao phó, đã lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn
diện để bảo vệ thành quả của cách mạng.
Nhờ biết phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, trên cơ sở

liên minh công nông, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta đã hoàn thành
sứ mệnh vẻ vang lãnh đạo cả dân tộc tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến
vĩ đại, bảo vệ được nền độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và bắt tay vào
xây dựng CNXH.
3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp
lý mạnh mẽ
a. Xây dựng một nhà nước hợp hiến có hiến pháp và pháp luật.
- Một ngày sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh đề nghị tổ
chức Tổng tuyển cử để lập ra Quốc hội rồi từ đó lập ra chính phủ và các cơ
quan bộ máy chính thức khác của nhà nước.
Hồ Chí Minh đã nói: “Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ. Tôi đề
nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ
thông đầu phiếu” (sđd, tập 4, Tr. 8)
+ Ngày 6.1.1946 Tổng tuyển cử diễn ra.
+ Ngày 2.3.1946 Quốc hội khoá I đã họp phiên đầu tiên lập ra các tổ chức,
bộ máy và các chức vụ chính thức của nhà nước. HCM được bầu làm chủ tịch
chính phủ liên hiệp đầu tiên. Đây là chính phủ có đầy đủ giá trị pháp lý để giải
quyết một cách có hiệu quả những vấn đề đối nội và đối ngoại ở nước ta.


14
- Người đã lãnh đạo soạn thảo các hiến pháp, trên cơ sở các hiến pháp
đó, Người đã chỉ đạo việc làm luật và đã công bố nhiều đạo luật, sắc lệnh và
nhiều văn bản dưới luật khác.
VD: Người đã lãnh đạo soạn thảo 2 bản hiến pháp mang đậm tính dân chủ
là: Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959. Trên cơ sở các hiến pháp đó, Người đã
chỉ đạo việc làm luật, đã ký lệnh công bố 16 đạo luật, 613 sắc lệnh và nhiều văn
bản dưới luật khác.
b. Thực thi hiến pháp, pháp luật
- Thực thi hiến pháp, pháp luật là thực hiện quản lý nhà nước đối với

các lĩnh vực bằng pháp luật và chú trọng đưa pháp luật vào cuộc sống.
+ Có hiếp pháp và pháp luật nhưng không được thực thi nghiêm minh, không
đi vào cuộc sống hiện thực thì xã hội cũng rối loạn và không phát triển được.
+ Nước ta là nước dân chủ, nhưng dân chủ bao giờ cũng đi liện với kỷ
cương, phép nước.
- Hồ Chí Minh rất chăm lo đưa pháp luật vào cuộc sống, tạo điều kiện
để pháp luật được thực thi.
+Theo Hồ Chí Minh, muốn PL có hiệu lực phải: PL phải đầy đủ, phải đưa được
PL vào trong dân gian, người thực thi PL phải công tâm, kiên quyết, trong sạch.
+ Người rất coi trọng việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng ý thức làm chủ
phát triển văn hoá chính trị và tính tích cực của công dân.
+ Người đề ra cơ chế kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật trong các
cơ quan nhà nước và trong nhân dân.
- Hồ Chí Minh luôn nêu gương và khuyến khích nhân dân phê bình,
giám sát công việc của chính phủ đồng thời không ngừng nhắc nhở cán bộ
các cấp phải gương mẫu trong việc tuân thủ pháp luật.
Người viết: Các bạn là những người phụ trách thi hành pháp luật. Lẽ tất
nhiên các bạn cần phải nêu cao cái gương “phụng công, thủ pháp, chí công, vô
tư” cho nhân dân noi theo”
c. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước
- Để tiến tới một nhà nước pháp quyền, có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ, Hồ
Chí Minh đã đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước.


15
Vì: Theo Người cán bộ là gốc của mọi công việc
- Theo Hồ Chí Minh, phải xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có đủ đức,
đủ tài với những phẩm chất cơ bản sau:
+ Tuyệt đối trung thành với cách mạng.
+ Hăng hái, thành thạo công việc, giỏi chuyên môn nghiệp vụ

+ Phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân
+ Có tính quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, xứng đáng là “công bộc”,
“đầy tớ” của nhân dân.
4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước trong sạch, vững
mạnh, có hiệu quả
a. Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của nhà nước
- Từ rất sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra ba thứ ‘giặc nội xâm’,
“giặc trong lòng”, những căn bệnh mà chúng ta phải kiên quyết chống nếu
không chúng sẽ dẫn đến nguy cơ và đổ vỡ.
Theo Người: “Tham ô, lãng phí, quan liêu dù cố ý hay không cũng là bạn
đồng minh của thực dân và phong kiến...nó làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí
khắc khổ của cán bộ ta, nó phá hoại đạo đức cách mạng của ta là când, kiệm, liêm,
chính...Tội lỗi ấy cũng nặng như tội việt gian, mật thám” (sđd, tập 6, tr.490).
- Người chỉ ra sự cần thiết phải chống tham ô, lãng phí, quan liêu
cũng cần kíp như đánh giặc trên mặt trận.
Hồ Chí Minh viết: “Chống tham ô, lãng phí, quan liêu cũng cần kíp như
việc đánh giặc trên mặt trận. “Nếu chiến sĩ và nhân dân ra sức chống giặc
ngoại xâm mà quên chống giặc nội xâm, như thế là chưa làm tròn nhiệm vụ của
mình” (Sđd, t6, Tr.495).
+ Ngày 27/11/1946 HCM đã ký sắc lệnh ấn định hình phạt tội đưa và
nhận hối lộ với mức từ 5 năm đến 20 năm tù khổ sai và phải nộp phạt gấp đôi số
tiền nhận hối lộ.
+ Ngày 26/1/1946 HCM ký sắc lệnh nói rõ tội tham ô, trộm cắp của công
là tội tử hình.
b. Tăng cường pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức


16
- Đạo đức và pháp luật đều là hai hình thái ý thức xã hội, thuộc hai
lĩnh vực khác nhau nhưng lại kết hợp, bổ sung cho nhau trong trị nước

Những nhà chính trị sáng suốt không bao giờ tuyệt đối hoá địa vị độc tôn
của một yếu tố riêng lẻ nào.
+ Khổng Tử với thuyết “ Nhân trị”.Coi trọng đạo đức nhưng Khổng tử
không hề loại bỏ hình luật.
+Tuân Tử, Hàn Phi Tử, Lý Tư…Đi đôi với thưởng phạt nghiêm minh các
nhà Pháp trị cũng vẫn không bỏ qua tấm gương của các ông vua thánh, chúa
minh, những ông quan đức độ và kẻ sĩ hiền tài.
- Hồ Chí Minh đã thâu thái được những kinh nghiệm lịch sử quý báu
trong văn hoá trị nước của loài người và đã kết hợp một cách nhuần nhuyễn
giữa giáo dục đạo đức với tăng cường pháp luật.
+ Suốt đời mình, Chủ tịch Hồ Chí minh gương mẫu chấp hành kỷ cương,
phép nước, đồng thời cũng suốt đời kiên trì giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng
viên, nhất là những người có chức có quyền
+ Trong việc thực thi quyền hạn và trách nhiệm của mình, Hồ Chí Minh
bao giờ cũng thống nhất hài hoà giữ lý trí và tình cảm, nghiêm khắc, bao
dung, nhân ái nhưng không bao giờ bao che cho những sai lầm khuyết điểm
của bất cứ ai.
III. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC
KIỂU MỚI VÀO XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP
QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Mở rộng dân chủ đi đôi với tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa,
đảm bảo thật sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân.
- Mở rộng dân chủ đi đôi với tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa,
đảm bảo thật sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân là vấn đề quan trọng
và cấp thiết hiện nay
+ Xuất phát từ mối quan hệ giữa phát huy dân chủ với tăng cường pháp
chế xã hội chủ nghĩa.
+ Xuất phát từ vai trò của phát huy dân chủ với tăng cường pháp chế xã
hội chủ nghĩa.



17
+ Xuất phát từ thực trạng dân chủ ở nước ta hiện nay.
- Biện pháp
+ Trong phát huy dân chủ phải quán triệt sâu sắc tư tưởng HCM để có
được một nền dân chủ thực sự.
Hồ Chí Minh khẳng định: “Chúng ta phải ra sức thực hiện cải cách xã hội để
nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện dân chủ thực sự ”(sđd, tập 7,tr.323).
+ Để người dân được hưởng quyền làm chủ trong thực tế không chỉ xác
nhận quyền đó trong hiến pháp và pháp luật mà còn phải tạo điều kiện vật chất
và văn hoá để người dân nâng cao năng lực làm chủ.
+ Bảo đảm cho mọi người thực sự bình đẳng trước pháp luật, xử phạt
nghiêm minh mọi hành động vi phạm pháp luật
2. Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, đẩy mạnh
cải cách hành chính nhà nước, và đấu tranh chống tham nhũng
- Sở dĩ phải đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước
cải cách và kiện toàn vì:
+ Đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng, pháp luật của nhà nước là
điều kiện tiên quyết, song nếu không có bộ máy nhà nước và một nền hành
chính mạnh, có hiệu lực thì chính sách, pháp luật dù đúng cũng không thể đi vào
cuộc sống.
+ Hiện nay, nền hành chính nước ta còn nhiều yếu kém: quan liêu, xa dân,
xa cơ sở, phân tán, thiếu trật tự kỷ cương, bộ máy cồng kềnh, nặng nề, đội ngũ
cán bộ còn yếu; quan liêu, tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng...
Vì vậy, cần phải chủ động, tích cực khắc phục có hiệu quả những hạn chế
yếu kém này.
Đại hội X của Đảng ta chỉ rõ: “ Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của
Quốc hội...Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính
phủ...Xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch vững mạnh, dân chủ, nghiêm
minh, bảo vệ công lý, quyền con người...Nâng cao chất lượng hoạt động của hội

đồng nhân dân và ủy ban nhân dân” (Đảng cộng sản Việt nam, Văn kiện Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H.2006, tr.126)
- Nội dung


18
+ Cải cách thủ tục hành chính,ban hành và hoàn thiện chế độ công vụ.
+ Đề cao trách nhiệm giải quyết khiếu kiện của nhân dân sao cho thủ tục
khiếu kiện đơn giản,nhanh chóng, đúng pháp luật.
+ Sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức theo đúng chức danh, tiêu chuẩn,
thực hiện tinh giảm biên chế, xử lý nghiêm minh kịp thời những người vi phạm
pháp luật.
+ Phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả với tham nhũng, lãng phí, quan liêu.
3. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước.
- Đảng ta là Đảng cầm quyền, sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định
chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.
- Thực tiễn lịch sử cách mạng từ khi có Đảng lãnh đạo đặc biệt trong công
cuộc đổi mới hiện nay đã chứng minh vai trò quyết định của Đảng đối với tiến
trình lịch sử dân tộc.
- Những năm gần đây Đảng ta đã có nhiều nghị quyết về củng cố và tăng
cường bộ máy nhà nước, đấu tranh chống các tệ nạn làm suy giảm uy tín và hiệu
lực của nhà nước.
- Hiện nay những yếu kém của nền hành chính tiếp tục đòi hỏi ở Đảng ta
một sự lãnh đạo tập trung hơn nữa, quyết tâm cao hơn nữa, kế hoạch và biện
pháp triệt để hơn nữa.
- Cuộc đấu tranh để khắc phục những khuyết tật của bộ máy nhà nước
không thể tách rời cuộc vân động xây dựng,chỉnh đốn Đảng. Đảng phải tự chỉnh
đốn, phải nêu gương về mặt trong sạch vững mạnh. Chỉ có sự lãnh đạo của một
Đảng trong sạch, vững mạnh mới đưa cải cách bộ máy hành chính nhà nước đi
đến thành công.




×