Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Xây dụng thực đơn cho phụ nữ mang thai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.16 KB, 17 trang )

Tp.Hồ Chí Minh 2011

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM
KHOA KĨ THUẬT HÓA HỌC
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

BT MÔN DINH DƯỠNG

BÀI TẬP XÂY DỰNG THỰC ĐƠN
GVHD: TRẦN THỊ THU TRÀ
NHÓM SVTH:
NGUYỄN THỊ NHƯ HOA
HUỲNH DƯƠNG NGỌC UYỂN

1

MSSV
60900884
60903229


Tp.Hồ Chí Minh 2011
I.ĐỐI TƯỢNG: PHỤ NỮ MANG THAI 3 THÁNG GIỮA CỦA
THAI KỲ (TỪ THÁNG 4 ĐẾN THÁNG 6)
 Tuổi: 30
 Giới tính: Nữ
 Cân nặng: 50kg
 Chiều cao: 160cm
 Vùng sinh sống: Khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với hai mùa: mùa khô và
mùa mưa (từ tháng 4-5 đến tháng 10-11). Quanh năm, nhiệt độ của miền này cao.
 Công việc: Lao động nhẹ (văn phòng)


 Thói quen và công việc thường nhật:
Hoạt động
Sáng:
5h-6h
6h-7h
7h30h-11h
Trưa:
11h-1h
1h-4h30
Chiều tối:
4h30-7h
7h-9h
9h tới 5h sáng

Tổng thời gian

Tập thể dục nhẹ
1tiếng
Sinh hoạt cá nhân và ăn 1tiếng rưỡi
sáng
Làm việc ở văn phòng
3 tiếng rưỡi
Ăn trưa và nghỉ ngơi
Làm việc ở văn phòng

2 tiếng
3 tiếng rưỡi

Sinh hoạt cá nhân và ăn 2 tiếng rưỡi
tối

Đọc sách
2 tiếng
Ngủ
8 tiếng

Người khỏe mạnh không bị dị ứng hoặc kiêng các loại thức ăn

NHU CẦU DINH DƯỠNG KHUYẾN NGHỊ CHO NGƯỜI VIỆT NAM
2


Tp.Hồ Chí Minh 2011

Lứa tuổi
Nữ 18 30 tuổi
lao động
nhẹ
Phụ nữ
có thai
(6 tháng
cuối)

Chất khoáng
Ca
Fe
(mg) (mg)

Vitamin
B1
B2

PP
(mg) (mg) (mg)

Năng
lượng
(kcal)

Protein
(g)

2200

55

500

24

500

0,9

1,3

14,5

70

+350


+15

1000

30

600

+ 0,2

+ 0,2

+ 2,3

+10

A
(mcg)

C
(mg)

(Theo quyết định số 1564/BYT-QĐ của Bộ trưởng Bộ Y Tế ban hành ngày
19/9/1996)
Tính toán năng lượng cần cho đối tượng trong 1 ngày:
ăn vào

=

CHCB


= 665,09 + 9,56 W

CHCB

+

tiêu hóa

+

hoạt động

+

+ 350 ;Kcal
1,85H



4,67A (nữ) = 1299 Kcal

= 10%*CHCB = 130 Kcal

tiêu hóa

Năng lượng hoạt động:
-

Tập thể dục nhẹ:

Đánh máy chữ nhanh:
Ngủ:
Nằm nghĩ ngơi:
Ăn cơm:
Rửa chén đĩa:
Quét nhà:
Ngồi yên:
Một số hoạt động khác

3

1,43*1*50 =
1*5*50
=
0,57*9*50 =
0,1*1*50
=
0,84*1*50 =
1,06*0,5*50 =
1,41*0,5*50 =
0,43*3*50 =

71,5
250
256,5
5
42
26,5
35
64,5

29

Kcal
Kcal
Kcal
Kcal
Kcal
Kcal
Kcal
Kcal
Kcal


Tp.Hồ Chí Minh 2011
hoạt động

ăn vào

=

780

Kcal

= 1299 + 130 + 780 + 350 = 2559Kcal

Nhu cầu khuyến nghị năng lượng tổng cộng trong ngày và kết quả thực
tế là tương đương. Dưới đây sẽ là tính toán và xây dựng thực đơn cho
đối tượng theo nhu cầu khuyến nghị.
 Tính toán các yêu cầu về dinh dưỡng:

Protein: 15% năng lượng: 2559 x 15% = 384 Kcal
Lipid : 20% năng lượng: 2559 x 20% = 512 Kcal
Glucid: 75% năng lượng: 2559 x 70% = 1663Kcal
Đề nghị chuẩn
Tỷ lệ năng lượng do protein
cung cấp
Tỷ lệ năng lượng do Lipid cung
cấp
Tỷ lệ năng lượng do glucid
cung cấp

% từ
động
vật

% từ
thực
vật

%

Kcal

15

384

60

40


15

512

50

50

70

1663

Hệ số sinh nhiệt của các chất ( tính tròn) :
Protein : 4 kcal/g
Lipid: 9 kcal/g
Glucid: 4 kcal/g
Nhu cầu ( khối lượng ) của các thành phần trên trong ngày sẽ là:
Protein: 384/4 = 96g
Lipid : 512/9 = 57g
Glucid : 1663/4 = 416g

4


Tp.Hồ Chí Minh 2011
Phân chia năng lượng giữa các bữa ăn
Năng lượng cho bữa sáng
35
Năng lượng cho bữa trưa

30
Năng lượng cho bữa chiều
35
Tổng cộng
100

896
768
896
2559

II.NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA PHỤ NỮ MANG THAI
Theo quy định quốc tế hiện nay, trẻ sinh ra phải có cân nặng 2,5 kg trờ lên
mới gọi là bình thường. Trẻ sơ sinh dưới 2,5 kg được gọi là trẻ suy dinh dưỡng từ
trong bào thai, cần phải được nuôi dưỡng đặc biệt mới có thể phát triển bình
thường như các trẻ khác. Những trẻ này nếu không chú ý nuôi dưỡng tốt, dễ sinh
bệnh tật không khỏe mạnh, thậm chí có thể nguy hại đến tính mạng. Muốn trẻ đủ
cân, không suy dinh dưỡng, cần nhiều việc phải làm để chăm sóc người mẹ, trong
đó có một vấn đề cực kì quan trọng và cần được quan tâm tới chế độ dinh dưỡng
của người mẹ trong suốt thời kì mang thai.
Nhu cầu dinh dưỡng của phụ nữ mang thai không phải là tổng nhu cầu của
bào thai và nhu cầu của người phụ nữ lúc bình thường. Một loạt sự thay đổi sinh lí
khi phụ nữ mang thai làm thay đổi nhu cầu dinh dưỡng, quá trình tiêu hóa, hấp thu,
và chuyển hóa. Tình trạng dinh dưỡng của người phụ nữ khi mang thai tốt sẽ đảm
bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi, giúp thai nhi phát triển đầy đủ và
khỏe mạnh, giúp người mẹ có khả năng tiết trữ và tiết sữa sau này.
Nhu cầu dinh dưỡng của người phụ nữ mang thahi thường so sánh với nhu
cầu của người trưởng thành không mang thai.Theo khuyến nghị dành cho người
Việt Nam thì phụ nữ khi mang thai ở 6 tháng cuối có nhu cầu dinh dưỡng tăng lên
so với trước thời kỳ mang thai như: năng lượng tăng lên 350 kcal, protein tăng lên

15g, vitamin C tăng lên 10mg…
1.Gợi ý thực đơn lành mạnh cho thai phụ trong ngày:
Nhóm tinh bột dành: cơm, gạo, bún, bánh mỳ, mỳ sợ, mỳ ống, mỳ tôm...
Mỗi ngày mẹ nên ăn các loại thức ăn này với khẩu lượng từ 4 – 6 khẩu phần. Mỗi
khẩu phần tương đương là 1 bát cơm hoặc 1 bát mỳ nấu chín, 2 lát bánh mỳ gối
hoặc 1 chiếc bánh mỳ .
Theo kinh nghiệm dân gian, các bà mẹ nên ăn cơm và bánh mỳ, có nhiều tinh bột,
giúp bé phát triển cứng cáp, thỉnh thoảng đổi bữa ăn phở. Hạn chế ăn bún vì trong
5


Tp.Hồ Chí Minh 2011
công đoạn làm bún, gạo đã mất phần lớn các vitamin tan trong nước (cụ thể là
vitamin nhóm B).
Nhóm rau củ quả: Các bà mẹ hãy chọn các loại rau củ quả tốt cho cả hai mẹ
con như các loại đậu, rau súp lơ xanh, khoai tây, rau mùng tơi, rau muống. Mỗi
ngày mẹ nên ăn từ 5 – 6 khẩu phần. Mỗi khẩu phần tương đương là 1 củ khoai tây
nhỏ, 1 bát rau nấu chính, ½ bát các loại đậu nấu chín.
Nhóm chất đạm: Nhớ ăn các loại thịt, cá, trứng... nhưng phải nấu chín.
Tránh ăn gỏi, ăn tái, ăn lẩu nấu chưa kỹ. Mỗi ngày, mẹ cần ăn từ 1 – 2 khẩu phần.
Mỗi khẩu phần này tương đương với các cách lựa chọn: 65 – 100g thịt lợn hoặc
thịt gà nấu chín, 80 – 100g cá, 2 quả trứng. Mỗi tuần nên cố gắng bổ sung một bữa
hải sản (tôm, cua, ngao mực) rất tốt cho cả mẹ và thai nhi.
Bổ sung canxi: Tốt nhất là bổ sung qua đường thức ăn như sữa, sữa chua,
phô mai, váng sữa. Nếu mẹ bị thiếu canxi nhiều quá mới cần dùng thuốc theo chỉ
định của bác sỹ. Mỗi ngày, mẹ cần bổ sung 2 khẩu phần. Mỗi khẩu phần tương
đương với một trong những lựa chọn sau: 250ml sữa, sữa đậu nành, 40 g (2 miếng
phô mai), 200g (2 hộp) sữa chua.
Các loại hoa quả: Nên chọn ăn các loại quả: táo, kiwi, nho, dưa... hoặc bất
kỳ loại quả nào theo mùa. Mỗi ngày mẹ cũng nên ăn 4 khẩu phần hoa quả thôi, mỗi

khẩu phần tương đương: 1 quả táo, 1/2 cốc nước ép quả tươi, 1 cốc nước ép hoa
quả đóng hộp không thêm đường.
Uống nhiều nước: Khoảng 2 lít nước một ngày. Mẹ nên nhớ uống chia đều
lượng nước trong ngày, tránh uống dồn dập một lúc gây đầy bụng. Trong một số
trường hợp mẹ phải đi công tác, công việc bận rộn, không thể chăm chút các khẩu
phần ăn hàng ngày, mẹ nên mua các loại hạt đậu đã nấu chín, bánh quy, hạt điều...
mang theo để cung cấp những năng lượng cần thiết hàng ngày. Trong thời kỳ mang
thai, mẹ có thể ăn hầu hết các loại thức ăn. Chỉ cần nhớ luôn ăn chín, uống sôi,
tránh đồ ăn tái, rau sống, hoa quả chưa được rửa sạch để phòng ngộ độc và tránh
giun sán.
6


Tp.Hồ Chí Minh 2011
2.Lời khuyên cho bà bầu đi làm

Những phụ nữ có sức khỏe tốt, không bị nghén và mệt mỏi khi mang thai thì việc
vẫn đi làm mỗi ngày không ảnh hưởng gì nhiều. Tuy nhiên với không ít người, đi
làm trong thời kỳ mang thai quả là rất khó khăn. Các vấn đề về sức khỏe, sự thay
đổi tâm, sinh lí. Những lời khuyên dưới đây có thể giúp ích cho họ:
Chậm rãi buổi sáng: Trước tiên, hãy cho mình thêm thời gian để ra khỏi
giường và chuẩn bị đi làm. Việc cuống cuồng, vội vã vào buổi sáng là một trong
những nguyên nhân gây ra chứng buồn nôn và nghén ở phụ nữ.
Làm việc khoa học: Mỗi khi đi làm,hãy lên danh sách và viết vào một tờ
giấy nhỏ những việc cần làm theo thứ tự trước – sau, quan trọng – ít quan trọng rồi
phân bổ thời gian hợp lí cho từng việc và đừng quên, kêu gọi sự giúp đỡ của mọi
người nếu cần thiết.
Ăn vặt thường xuyên: Hãy mua những đồ ăn vặt để sẵn ở nơi làm việc và
nhấm nháp thường xuyên. Nó cung cấp năng lượng và các chất cần thiết cho sức
khoẻ của mẹ và bé. Những đồ ăn vặt được khuyến khích là bánh quy, sữa, hoa quả,

hoa quả sấy, sữa chua, bột ngũ cốc, pho mát…
Uống nhiều nước: Nếu không uống đủ nước thì tình trạng nghén sẽ càng
trầm trọng hơn. Các bà mẹ nên để một chai nước ấm trên bàn làm việc và uống
thường xuyên. Ngoài ra,cũng có thể uống nước hoa quả ép và sữa dành cho bà bầu
để cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin và khoáng chất có lợi.
Ăn bữa trưa nhiều dưỡng chất: Chứng mệt mỏi buổi sáng có thể do bạn bị
thiếu máu. Bạn cần ăn nhiều thịt nạc, thịt gia cầm, hải sản, các loại rau lá sẫm màu,
ngũ cốc và các loại hạt. Nếu có thời gian, bạn hãy tham khảo và chuẩn bị cơm cho
7


Tp.Hồ Chí Minh 2011
mình với các món ăn giàu sắt và protein để ăn trưa, và đừng quên bổ sung các món
rau và hoa quả để tăng cường vitamin và chất xơ.
Dành thời gian nghỉ ngơi: Nếu cứ ngồi lì bên máy vi tính sẽ khiến máu
không lưu thông, đau nhức cơ thể, sưng phù chân và làm mẹ cảm thấy mệt mỏi. Cứ
khoảng 30 phút – 1 tiếng, hãy đứng dậy đi lại trong phòng khoảng 5 phút hoặc
nhắm mắt, duỗi chân để thư giãn.
Tư thế ngồi: Hãy đem vài chiếc gối mềm, lót vào ghế và tựa lưng khi làm
việc. Khi ngồi, hãy thường xuyên duỗi và gập đầu gối để thúc đẩy quá trình lưu
thông máu.
Nghỉ trưa: Không ngủ trưa vừa ảnh hưởng đến tiêu hoá, vừa khiến mẹ bị
cạn năng lượng và không tập trung làm việc được vào buổi chiều.
Ngủ sớm vào tối hôm trước: phụ nữ khi mang thai cần đảm bảo ngủ đủ 7 –
9 tiếng/ ngày trong suốt quá trình . Nhớ nằm nghiêng trái để tăng lượng máu đến
thai nhi và giúp giảm tình trạng sưng phù chân, tay.
Tránh vận động cơ bắp quá sức: Đừng tự làm kiệt sức vì các bài tập thể
dục, thể thao nhưng nên duy trì hoạt động này ở mức độ phù hợp. Đi bộ là những
phương pháp đáng khích lệ nhất.
Không ăn kiêng: Cần nhớ rằng lúc này người mẹ ăn không chỉ để nuôi cơ

thể mình mà còn nuôi thai nhi trong bụng. Ăn nhiều bữa trong một ngày sẽ giúp cơ
thể người mẹ mang thai có nhiều chất dinh dưỡng hơn là ăn đúng ba bữa/ngày.
Tăng cường axit folic: Người mẹ mang thai cần rất nhiều axit folic (600 µg)
. Có thể tăng cường bằng cách ăn thêm nhiều cật lợn, rau xanh và các loại đậu, 1
µg thức ăn chứa axít folic = 0,6 µg axít folic trong thuốc bổ trợ.
3.Nhu cầu các chất
3.1 Năng lượng
Mục tiêu đặt ra cho bạn trong giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ là phải tăng
từ 3-4 kg, mọi thai phụ đều tăng cân ở những mức độ khác nhau. Trung bình, một
thai phụ bình thường có thể tăng khoảng 0,5kg mỗi tuần, hoặc 1,5 đến 2 kg mỗi
tháng trong ba tháng giữa thai kỳ, đồng thời cũng phải bảo đảm đủ các dưỡng chất,
vi chất cần thiết.
Giai đoạn này, cơ thể người mẹ cần khoảng 2550 kcal/ngày, cao hơn mức
bình thường 300-350 kcal, bởi vậy các yêu cầu về dinh dưỡng cũng cao hơn
Để dảm bảo mức kết hợp tối ưu giữa các chất sinh năng lượng, tỷ lệ năng
lượng do protein cung cấp chiếm 12-15% trong đó protein động vật nên chiếm
60%, lipid chiếm 20-30% trong đó lipid động vật nên chiếm khoảng 50%.Các nhà
nghiên cứu khuyến cáo rằng phụ nữ có thai nên thực hiện chế độ ăn có chất béo có
nguồn gốc thực vật (như dầu ôliu, bơ thực vật) hơn là chất béo có nguồn gốc động
vật. Còn glucid chiếm 56-68% tổng số năng lượng cả ngày.
8


Tp.Hồ Chí Minh 2011
3.2 Protein
Khi mang thai, nhu cầu protein ở người mẹ tăng lên cùng với sự phát triển
của thai, một phần để tổng hợp protein cho cơ thể mẹ để tăng lượng máu, giúp cho
tử cung, vú phát triển và tích lũy mỡ… đồng thời còn phải cung cấp protein cho
thai cùng nhau thai hình thành và phát triển. Lượng protein trong khẩu phần mỗi
ngày của người mẹ có thai cần khoảng 70 – 90g. Các loại thức ăn động vật như

thịt, cá, trứng, sữa có nhiều protein tốt.
Nhiều loại thức ăn thực vật cũng giàu protein, đó là các loại đậu : đậu tương,
đậu xanh, đậu đen, lạc, vừng và lương thực. Hằng ngày để có đủ lượng protein, bạn
có thể có được:
• Gạo ( mới thu hoạch, mới xay xát ) nhiều khoáng, vitamin B1 và protein.
Nếu thường xuyên ăn phải gạo xấu, gạo để lâu, gạo giã quá trắng làm cho cơ
thể bị thiếu protein, thiếu dinh dưỡng kéo dài, có thể bị tê phù vì thiếu
vitamin B1, thậm chí còn bị thiếu máu do thiếu các chất khoáng giúp cho
việc tạo máu. Vì thế với các bữa ăn ít thịt, trứng, đậu… thì bạn càng cần
phải chú ý tới khâu chọn gạo. Gạo phải đạt chất lượng tốt, nếu không sẽ xuất
hiện các nguy cơ thiếu máu, thiếu dinh dưỡng từ việc ăn gạo kém phẩm chất.
• Thịt, cá, cua, ốc, tôm, trứng, sữa : có nguồn protein động vật chất lượng cao.
Tốt nhất, nếu được 50% protein từ nguồn thức ăn động vật thì bữa ăn sẽ đạt
chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu của bà mẹ mang thai
• Rau : trong rau có ít protein nhưng nếu mẹ ăn mỗi ngày 300 – 400g rau cũng
có thêm 5 – 10g protein. Nếu loại rau tốt thì lượng protein cao hơn ( đậu đỗ,
giá đỗ, rau ngót,…).
• Đậu, lạc, vừng : trong bữa ăn có bổ sung thêm đậu, lạc hoặc vừng cũng sẽ
cho ta một lượng protein nhất định. 50 – 100g đậu ( lạc, vừng) sẽ cho ta
được 15 – 25g protein.
3.3 Lipid
Trong 3 tháng đầu, bào thai chỉ có 0,5 % lipid bởi lẽ chỉ có lipid cần thiết
cho xây dựng màng tế bào và hệ thống thần kinh. Đến 20 tuần sau, tỷ lệ chất béo
tăng dần ở bào thai, đến cuối thai kỳ lượng lipid tăng lên đến 16%. Chất béo ở bào
thai được tổng hợp từ glucose và các acid béo, đặc biệt là các acid béo cần thiết.
Với người mẹ có thai, dầu mỡ không chỉ có tác dụng giúp cho việc hấp thu
các vitamin A, D, E mà còn có tác dụng bảo vệ thai, giúp cho thai chóng lớn, còn
mẹ thì khỏe mạnh. Nhu cầu chất béo cho một phụ nữ có thai mỗi ngày cần khoảng
20-30% năng lượng.
Cách ăn dầu tốt nhất là trộn lẫn vào rau ( salat). Ngoài ra còn có dùng dầu

mỡ để xào, rán… làm các món ăn, có tác dụng tạo mùi thơm, kích thích ăn ngon
miệng. Tuy vậy với dầu làm thế lại mất nhiều vitamin; các món ăn xào rán với phụ
nữ có thai thường gây lâu tiêu, ợ nóng, nếu ăn thường xuyên cũng không tốt.
9


Tp.Hồ Chí Minh 2011
3.4 Chất khoáng
Canxi: Khi mang thai, cơ thể người mẹ cần lượng canxi gấp đôi bình
thường (1000mg Ca/ngày) để đáp ứng quá trình hình thành răng và xương thai nhi.
Nếu việc cung cấp canxi trong thai kỳ không đầy đủ, cơ thể sẽ huy động canxi dự
trữ từ xương và răng của mẹ để đảm bảo lượng calci cung cấp cho thai, và có thể
dẫn đến các triệu chứng vọp bẻ, đau mỏi cơ ở phụ nữ mang thai, nhất là 3 tháng
cuối, dẫn đến tình trạng loãng xương, hư răng ở mẹ sau sinh.
Đối với thai nhi, lượng canxi cung cấp không đủ sẽ ảnh hưởng đến việc tạo
xương và các mầm răng ngay từ trong giai đoạn bào thai, gây nên những khiếm
khuyết về xương và răng có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành. Trẻ sinh ra đã có
dấu hiệu thiếu canxi như mềm hộp sọ, thóp trước và thóp sau rộng, trẻ có các cơn
khóc tím tái do co thắt, thậm chí bị co giật do hạ calci huyết.
Mỗi ngày chỉ cần 2 ly sữa hoặc 100-200g cá, tép nhỏ ăn cả vỏ, cả xương, hoặc các
chiên xù, cá lớn kho rục xương, cá hộp, 50g mè,... là đủ cung ứng cho nhu cầu
canxi của thai phụ.
Sắt: Nhu cầu tăng cao để đáp ứng với sự phát triển bào thai trong tiến trình
thai nghén và nguy cơ mất máu lúc chuyển dạ. Thiếu máu, thiếu sắt trên phụ nữ
mang thai làm tăng nguy cơ tử vong đối với thai nhi như sinh non, sẩy thai, thai
chết lưu, chậm phát triển bào thai trong tử cung. Thiếu máu thiếu sắt được xem là
liên quan đến 1/4 trường hợp tử vong mẹ có liên quan đến thai sản, làm gia tăng
các tai biến sản khoa nhất là tai biến do xuất huyết sau sinh.
Nhu cầu sắt trong khẩu phần là 30-40mg/ngày có thể được cung cấp từ
những thức ăn giàu chất sắt như: thịt, phủ tạng động vật (tim, gan, thận, huyết,...)

lòng đỏ trứng, cá, thủy sản và đậu đỗ... Ngoài tăng cường thức ăn giàu chất sắt, có
thể sử dụng viên sắt bổ sung đều đặn mỗi ngày hoặc các sản phẩm dinh dưỡng đặc
biệt có bổ sung thêm sắt và acid folic như: sữa bột...
Iốt và kẽm: Việc thiếu hụt các chất dinh dưỡng này có thể gây nên một số
các tổn thương không phục hồi được. Thiếu hụt kẽm dẫn đến chậm hoặc ngừng
tăng trưởng, dị tật bẩm sinh, làm gia tăng các triệu chứng nghén như: nôn ói, chán
ăn. Kẽm có nhiều trong thức ăn động vật màu đỏ và nhuyễn thể, đặc biệt hàu chứa
đến 75mg kẽm/100g. Ngoài ra, khi bổ sung kẽm cần chú ý bổ sung thêm 2mg đồng
(Cu) để tránh giảm Cu.
Thiếu Iốt là nguyên nhân gây nên các bệnh: đần độn, bướu cổ, chậm phát
triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Iốt có nhiều trong các loại thủy hải sản, rong
biển… nhưng không phải ngày nào thai phụ cũng được cung cấp các thức ăn này,
vì vậy sử dụng muối iốt thay muối thường là biện pháp hiệu quả nhất.
3.5 Vitamin
10


Tp.Hồ Chí Minh 2011
3.5.1 Vitamin tan trong dầu
Vitamin A: trong thời gian mang thai cần đảm bảo nhu cầu 600mcg/ngày.
Sữa, gan, trứng… là nguồn vitamin A động vật dễ dàng được hấp thu và dự trữ.
Tất cả các loại rau xanh, nhất là rau ngót, rau dền, rau muống và các loại củ quả có
màu vàng, màu đỏ như cà rốt, đu đủ, xoài, bí đỏ… là những thức ăn có nhiều
carotene còn gọi là tiền vitamin A khi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A.
Nếu phụ nữ có thai có dự trữ vitamin A thấp, cần phải bổ sung một lượng
200 RE vitamin A/ngày, có thể có nguy hiểm nếu bổ sung với liều >20,000
RE/ngày, gây dị dạng thai nghén. Do vậy với phụ nữ có thai không nên dùng quá
liều vitamin A.
Vitamin D (ergocalciferol D2, cholecalciferol D3):


Giúp cho sự hấp thu các khoáng chất như canxi,
phospho.

Người mẹ thiếu vitamin D, lượng canxi chỉ được hấp thu khoảng 20%
gây các hậu quả như : trẻ còi xương ngay trong bụng mẹ hay trẻ đẻ ra bình thường
nhưng thóp lâu liền.

Cần bổ sung vitamin D 10mcg/ngày và dành nhiều thời gian hoạt
động ngoài trời.

Sử dụng các thực phẩm giàu vitamin D như : phomat, cá trứng, sữa.
Vitamin E (alpha-tocopherol):
Trong thời gian có thai, lượng vitamin E của người mẹ tăng
cao, thêm 2mgTE/ngày so với bình thường ( trong đó, 1 TE = 1 mg
(1UI) α - tocopherol). Nguồn thực phẩm có nhiều vitamin E là dầu
thực vật ( nồng độ TE khoảng 4mg/100g dầu dừa, 94mg/100g dầu
đậu tương
Vitamin K:
Nhu cầu cho phụ nữ có thai không thay đổi so với giai đoạn
bình thường, nghĩa là khoảng 60 – 80mcg/ngày.
Lượng vitamin K cao nhất ở các lá xanh ( 120 – 750µg/100g),
tuy nhiên cũng có ở hoa quả, ngũ cốc, hạt quả, trứng và một số
thịt ( 1 – 50µg/100g).
Có nhiều nghiên cứu chỉ ra khi người mẹ thiếu vitamin K
trong thời kỳ mang thai dẫn đến nguy cơ xuất huyết não, màng
não ở trẻ sau khi sinh, chính vì vậy việc đáp ứng nhu cầu vitamin
K cũng rất quan trọng.
3.5.2Vitamin tan trong nước
11



Tp.Hồ Chí Minh 2011
Niacin (vitamin B3 hay vitamin PP) :Phụ nữ có thai cần thêm 2 NE/ngày
( 1mg niacin = 1 niacin đương lượng NE).
Vitamin B12 ( Cobalamin) : nhu cầu là 1,4mcg/ngày.
Vitamin B6 ( Pyridoxin) : nhu cầu khoảng 2,2 – 2,6mg/ngày.
Acid folic ( vitamin B9) : .
Acid folic có vai trò quan trọng trong quá trình thụ thai để
hạn chế những khiếm khuyết của ống thần kinh, cần thiết cho sự
phát triển hệ thần kinh trung ương của em bé, đặc biệt là trong
những tuần lễ đầu.
Cơ thể không tích trữ được dưỡng chất này. Trong thời gian
mang thai, cơ thể bài tiết acid folic gấp nhiều lần so với lúc
thường, do đó cần phải cung cấp acid folic mỗi ngày. Nên bổ sung
300 – 400mcg/ngày.
Nguồn acid folic có từ rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên
hạt. Nên ăn rau hấp cách thủy hoặc để sống vì sinh tố này bị tiêu
hủy đi rất nhiều trong quá trình nấu nướng.
Acid folic giữ vai trò tối cần thiết cho hiện tượng phân chia tế
bào, đặc biệt trong quy trình sản xuất hồng cầu, huyết cầu. Acid
folic có mối liên hệ mật thiết với sinh tố B12, vốn cũng là thành
phần quyết định cho sự hình thành của hồng huyết cầu trong tủy
xương bị xáo trộn. Bên cạnh đó, sinh tố folic còn là yếu tố cần
thiết cho quy trình tổng hơp gien của tế bào.
Dấu hiệu bệnh lí do thiếu sinh tố acid folic biểu lộ với triệu
chứng thiếu máu, viêm phế quản, viêm bàng quang, tương tự như
trong trường hợp thiếu sinh tố B12. Tình trạng thiếu acid folic
trầm trọng là một trong các nguyên nhân thường gặp của chứng
hiếm muôn. Hơn thế nữa, sinh tố folic còn ảnh hưởng trên sự phát
triển bình thường của thai kì và bào thai. Thiếu acid folic có thể

đưa đến hậu quả sẩy thai hay thậm chí sinh quái thai.
Vitamin B1 ( thiamin) :
Thường xuyên dùng gạo không giã trắng quá, không bị mục,
mốc, nhất là nên ăn thêm đậu đỗ để bổ sung đầy đủ vitamin B1
cho cơ thể và chống bệnh tê phù.
Nhu cầu vitamin B1 là 1,1mg/ngày.
Vitamin B2 ( riboflavin) :
Có nhiều trong thức ăn động vật, sữa, các loại rau, đậu, bia, các loại rau màu
xanh đậm Nếu ăn ít rau thì cần ăn thêm hoa quả chín: đu đủ, ổi, xoài, chuối, na…vì
rau quả không chỉ cung cấp tốt chất dinh dưỡng, các vitamin mà còn có tác dụng
giúp tiêu hóa tốt. Bởi mang thai rất dễ bị táo bón, nên trong bữa ăn hàng ngày cần
12


Tp.Hồ Chí Minh 2011
một lượng xơ. Các loại ngũ cốc toàn phần là nguồn vitamin B2 tốt nhưng giảm đi
nhiều qua quá trình xay xát.
Nhu cầu là 1,5mg/ngày.
Vitamin C :
Giúp tăng sức đề kháng của cơ thể và giúp bạn dễ hấp thu chất sắt.
Có nhiều trong trái cây và rau tươi, và mỗi ngày phải cung cấp vitamin C vì
cơ thể không tích trữ được sinh tố này. Vitamin C bị mất đi rất nhiều trong quá
trình tồn trữ thức ăn lâu dài và nấu nướng, bởi vậy chỉ cần dùng thực phẩm tươi,
còn rau lá xanh thì nên hấp cách thủy hoặc ăn sống.
Nhu cầu là 80mg/ngày.
3.6 Chất xơ:
Chất này phải chiếm một phần đáng kể trong bữa ăn hằng
ngày, bởi lẽ khi mang thai rất hay bị táo bón và chất xơ sẽ giúp
tránh được chứng táo bón.
Trái cây và rau xanh là nguồn cung cấp chất xơ quan trọng,

không nên quá trông cậy vào cám vì cám có thể cản trở việc hấp
thu các dưỡng chất khác.
3.Những điều nên tránh ở phụ nữ mang thai
Các món ăn chưa nấu chín
Trong suốt thời kỳ mang thai mẹ phải cai sushi, các món gỏi và lẩu. Gỏi và
các món ăn chưa được nấu chín kỹ có thể tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Chúng có thể
làm bạn bị ngộ độc thức ăn, đau bụng hay bị nhiễm khuẩn và sán.
Ngay cả đối với các loại thịt nướng/thịt quay hay trứng chưa được chế biến
kỹ cũng có thể gây nguy hại cho sức khỏe của bà bầu.
Cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao
Một số loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá kiếm, cá mập, cá ngừ, cá
mú biển cũng có thể gây ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển não bộ của thai nhi,
cụ thể là gây ra hiện tượng não không phát triển.
Đồ hộp và các loại thức ăn nhanh
Trong đồ hộp có chứa một loại vi khuẩn có tên Listeria monocytogene có
khả năng xâm nhập vào cơ thể mẹ gây ra hiện tượng sảy thai và sinh non. Vì vậy,
tốt nhất nên hạn chế loại thực phẩm này. Trong trường hợp cần thiết tốt nhất là hãy
đun nóng lại thức ăn trước khi sử dụng.
Ngoài ra, các loại thức ăn nhanh hoặc đồ ăn đã chế biến sẵn thường chứa
quá nhiều dầu mỡ, cũng không tốt cho sức khỏe của mẹ trong thời kỳ mang thai.
13


Tp.Hồ Chí Minh 2011
Bạn cũng không nên sử dụng các loại đồ hộp hay đồ ăn nhanh đã quá hạn sử dụng
hay vỏ hộp bị trầy xước, thủng hay móp méo…
Các chế phẩm từ thịt
Xúc xích, jambon, thịt muối hay các chế phẩm khác từ thịt sống cũng không
tốt cho sức khỏe của bạn và bé. Tốt nhất là bạn chỉ nên ăn những thực phẩm này
khi đã chúng đã được hâm nóng hay nấu chín lại.

Gan động vật
Gan động vật cũng có thể gây nguy hại vì đây là nơi tập trung nhiều độc tố
nếu động vật bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, trong gan cũng có chứa nhiều cholesteron
và vitamin A. Nếu ăn quá nhiều gan, kết hợp dùng thêm các loại thuốc hay thực
phẩm dinh dưỡng khác có thể gây ra hiện tượng thừa vitamin, ảnh hưởng xấu đến
bé.
Thực phẩm đã biến chất.
Phụ nữ mang thai ăn phải các loại thực phẩm bị nhiễm độc hoặc có độc tố, không
chỉ bị trúng độc cấp tính hoặc mãn tính, thậm chí còn hại đến thai nhi. Trong vòng
2 -3 tháng đầu mang thai, phôi thai đang phát triển, nếu độc tố xâm hại, khiến
nhiễm sắc thể bị phá vỡ hoặc biến dạng, có khi ngừng phát triển và dẫn đến thai
nhi bị chết hoặc sảy thai, có khi bệnh dị tật như bị tim tiên thiên (tim bẩm sinh).
Các chế phẩm từ bơ, sữa chưa qua diệt khuẩn
Những thực phẩm làm từ bơ, sữa thường chứa rất nhiều dinh dưỡng cần thiết
cho sự phát triển bộ xương cho bé. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng những thực
phẩm chưa qua quá trình diệt khuẩn vì chúng có chứa nhiều loại vi khuẩn và có thể
làm bạn và cả thai nhi bị ngộ độc thực phẩm.
Theo các chuyên gia, tốt nhất, bạn nên tránh xa bất cứ loại phomat nào làm
từ sữa cừu hoặc sữa dê… vì chúng đặc biệt không tốt cho bé.
Thực phẩm gây dị ứng
Nên ngưng sử dụng tất cả các loại thực phẩm đang dùng nếu có các dấu hiệu dị
ứng (ngứa, mẩn đỏ, sưng phù…) và đi khám để được điều trị kịp thời.
Gia vị quá nóng hay quá cay

14


Tp.Hồ Chí Minh 2011
Các gia vị và chất phụ gia quá nóng hay quá cay (gừng, ớt, hạt tiêu...) cũng
có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ trong thời gian mang thai, gây hiện tượng

nóng trong và táo bón với các bà bầu.
Đồ ngọt
Các nhà y học thuộc Học viện quốc gia I-ta-li-a phát hiện, nhóm phụ nữ
mang thai nếu ăn nhiều đường có thể sinh ra những đứa con có thể trọng cao và có
tỷ lệ dị dạng bẩm sinh cao. Phụ nữ mang thai thì chức năng thải đường của thận sẽ
giảm. Ở những mức độ khác nhau, nếu như đường trong máu quá cao, thận của
phụ nữ mang thai sẽ làm việc quá tải, không lợi cho sức khoẻ.
Đồ uống có chứa caffein
Trong thời kỳ mang thai, nếu bà bầu dùng thường xuyên các loại đồ uống có
chứa caffein (như caffe, chè, coca, nước tăng lực, soda, cocktail…) thì sẽ có thể bị
tăng nhịp tim và áp lực máu dẫn đến mất ngủ và đau đầu. Không chỉ thế, nó còn
ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng, gây nguy cơ sảy thai và sinh
non
Đồ uống kích thích:
Phụ nữ mang thai uống rượu, cồn trong rượu sẽ vào cơ thể thai nhi qua cuống nhau
thai, trực tiếp gây tác hại cho thai nhi, thai phát triển chậm, hoặc có một số bộ phận
dị dạng như đầu nhỏ, mắt to, cằm ngắn, thân ngắn (lùn) thậm chí tứ chi và tim
cũng dị dạng; có đứa trẻ ra đời trí tuệ đần độn, ngu dốt bướng bỉnh, dễ mắc bệnh.
Khi có thai cũng không nên ăn uống nhiều đồ lạnh, đề phòng động thai và bị đau
bụng ngoài.
Thuốc lá
Khói thuốc lá không chỉ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ mà còn gây
nguy hại cho cả bé trong bụng. Mẹ hút thuốc làm tăng nguy cơ thai chết lưu, thai
phát triển chậm và bé sinh thiếu tháng. Nếu trong thời kỳ mang thai (đặc biệt là 3
tháng đầu), mẹ hít phải khói thuốc lá (hút thuốc lá thụ động) cũng gây ảnh hưởng
trầm trọng đến con.
Thức ăn quá nhiều canxi:
Phụ nữ mang thai ăn quá nhiều canxi và vitamin D làm cho thai nhi có khả năng bị
thừa canxi trong máu, sau khi ra đời, thóp kín quá sớm, xuơng hàm rộng và nhô ra,
động mạch chủ bị thu hẹp, vừa không có lợi cho sức khoẻ, vừa ảnh hưởng đến vẻ

15


Tp.Hồ Chí Minh 2011
đẹp sắc mặt của đời sau. Nói chung, trong thời kỳ đầu có thai mỗi ngày cần 800gr
canxi, về sau có thể tăng lên 1100gr, ngoài ra không cần bổ sung gì thêm, chỉ cần
hàng ngày ăn thịt, cá, trứng là đủ.
Ăn quá mặn:
Tỷ lệ cao huyết áp có liên quan nhất định đến lượng muối ăn hàng ngày, lượng
muối ăn càng nhiều, tỷ lệ bị cao huyết áp càng cao. Huyết áp cao ở phụ nữ mang
thai là một loại bệnh đặc thù chỉ xảy ra ở thời kỳ mang thai, triệu chứng chủ yếu là
phù nề, cao huyết áp, và chứng đái Abumin, người nặng có thể kèm theo đau đầu,
mắt hoa, chóng mặt... Vì vậy, phụ nữ mang thai ăn mặn dễ bị cao huyết áp. Do
vậy, phụ nữ có thai chỉ nên ăn mỗi ngày khoảng 6 gam muối.
Chất chua trong thời kỳ đầu có thai:
Phụ nữ mang thai thời kỳ đầu thường kén ăn, chán ăn, buồn nôn, nhiều người thích
ăn của chua. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Liên
bang Đức phát hiện, Ở thời kỳ đầu mang thai, cơ thể người mẹ hấp thụ chất chua
dễ bị tích luỹ trong tổ chức bào thai, ảnh hưởng đến việc sinh trưởng phát triển và
sinh sản bình thường của tế bào thai.
Lạm dụng thuốc bổ.
Khi phụ nữ mang thai, lượng máu trong hệ thống tuần hoàn máu trong cơ thể tăng
rõ rệt, tim làm việc nhiều hơn, huyết mạch trong cổ tử cung, vách âm đạo và ống
dẫn trứng luôn trong trạng thái dãn nở, xung huyết. Hơn nữa, chức năng nội tiết
trong của phụ nữ mang thai mạnh mẽ hơn. Mặt khác, dịch vị dạ dày ở phụ nữ mang
thai tiết ra ngày càng ít đi, có hiện tượng ăn không thấy ngon miệng, dạ dày trướng
khí, táo bón. Trong trường hợp này, phụ nữ mang thai lại thường xuyên uống thuốc
bổ như nhân sâm, lộc nhung và các thuốc bổ khác càng khiến cho nội tiết trong mất
cân đối, khí thịnh âm hao, phù nề, cao huyết áp, táo bón, thậm chí còn sẩy thai
hoặc thai bị chết...

Ăn thức ăn nhiều mỡ.
Nhiều tư liệu nghiên cứu y học cho thấy, ung thư vú, ung thư buồng trứng và ung
thư cổ tử cung đều có khuynh hướng di truyền. Nếu phụ nữ mang thai ăn nhiều mỡ
trong thời gian dài, con cái sau này sẽ có nhiều nguy cơ ung thư hệ thống sinh dục.
Đồng thời, thức ăn có chứa nhiều mỡ có thể tăng khả năng tổng hợp kích thích
tuyến vú, nhanh dẫn đến ung thư vú, ảnh hưởng đến sức khoẻ bà mẹ và thai nhi.
Các món khác
16


Tp.Hồ Chí Minh 2011
- Quẩy: Trong quẩy có phèn chua (chứa nhôm - một chất vô cơ), ăn nhiều có nguy
cơ bị down ở thai nhi.
- Rau bina (rau chân vịt): Cản trở việc hấp thu chất sắt dẫn đến thiếu máu

17



×