Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

PHỤ NỮ MANG THAI - 8.0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.46 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM
KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

BÀI TẬP XÂY DỰNG THỰC ĐƠN

ĐỐI TƯỢNG

PHỤ NỮ MANG THAI
THÁNG THỨ 6

GVHD:

ThS. TRẦN THỊ THU TRÀ

SVTH:

MSSV

NGUYỄN THỊ ÁI NGỌC

60901730

CAO THỊ HUYỀN TRÂN

60902885

TP.HCM, 06/2011


Thực đơn cho phụ nữ mang thai tháng thứ 6


MỤC LỤC

2


Thực đơn cho phụ nữ mang thai tháng thứ 6
I.

Nhu cầu dinh dưỡng của phụ nữ mang thai tháng thứ 6

Nhu cầu dinh dưỡng của phụ nữ mang thai trong giai đoạn này không những là nhu
cầu dinh dưỡng cho bào thai và nhu cầu của ngươì phụ nữ lúc bình thường. Mà là
hàng loạt những biến đổi về sinh lí làm thay đổi về nhu cầu dinh dưỡng, các quá trình
tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa cơ bản. Vì vậy cung cấp một chế dộ dinh dưỡng tốt
trong giai đoạn này sẽ giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, giúp mẹ co sức khỏe tốt và
có khả năng tích trữ chất dinh dưỡng phục vụ cho việc tiết sữa sau này.
Bảng 1: Một số thông tin và nhu cầu năng lượng cho phụ nữ mang thai tháng
thứ 6
Giới tính
Tuổi tác
Cân nặng(kg)
Chiều cao(cm)
Năng lượng chuyển hóa cơ bản (kcal)
Năng lượng tiêu hóa thức ăn (kcal)
Năng lượng cho vận động(kcal)
Năng lượng tăng thêm cho phụ nữ mang thai 6 tháng (kcal)
Tổng năng lượng dành cho 1 ngày (kcal)

Lưu ý đề nghị
chuẩn

Tỷ
lệ
năng
lượng do protein
cung cấp
Tỷ
lệ
năng
kượng do lipit
cung cấp
Tỷ
lệ
năng
lượng do gluxit
cung cấp

Nữ
27
48
155
1285
128
1000
350
2764

%

kcal


% từ động vật

15

414

70

30
% từ thực vật

15

414

60

40

70
1934
Phân chia năng lượng giữa các bữa ăn
Năng lượng cho buổi sáng (6 giờ)
24
663
Năng lượng cho buổi phụ 1(9 giờ)
10
276
Năng lượng cho buổi trưa (12 giờ)
23

636
Năng lượng cho buổi phụ 2 (15 giờ)
10
276
Năng lượng cho buổi chiều (18 giờ)
23
636
Năng lượng cho buổi tối (21 giờ)
10
276
Tổng cộng
100
2764
Bảng 2: Thành phần các chất dinh dưỡng và phân bố năng lượng giữa các bữa ăn
Nhu cầu các chất dinh dưỡng tăng lên như:năng lượng và một số vitamin( điển hình là
niacin tăng 14%), các chất còn lại tăng từ 16% - 100%.

1. Về mặt năng lượng:
Nhu cầu là 2764 kcal/ngày.
Tăng do:
Khối lượng cơ thể mẹ tăng.
3


Thực đơn cho phụ nữ mang thai tháng thứ 6
Năng lượng chuyển hóa cơ bản của mẹ tăng.
Tử cung người mẹ phát triển.
Thai nhi bắt đầu phát triển và hoạt động sinh lí trong cơ thể mẹ.
Phụ nữ mang thai sẽ tăng 0,5-2 kg trong 3 tháng đầu, các tháng về sau tăng mỗi tuần 0,5
kg.


2. Về lipid:
Nhu cầu về chất béo mỗi ngày là khoảng 15% năng lượng. Cụ thể là một ngày cần cung
cấp 28g lipid động vật và 18g lipid thực vật. Dự trữ chất béo ở bào thai là rất ít.
Hấp thụ đủ axít béo Omega-3 khi mang thai là điều quan trọng, vì chất này giúp cho hệ
thần kinh của bé phát triển khỏe mạnh cũng như giúp cho mẹ không bị bệnh tim. Ngoài
ra, các nghiên cứu còn cho thấy chất béo Omega hấp thụ khi có thai còn có thể giúp bé
thông minh hơn.
Các loại cá nhiều mỡ như cá mòi, cá thu và cá hồi rất giàu chất béo Omega-3 nhưng
không nên dùng quá 2 suất trong một tuần, vì chúng có thể có thủy ngân, ăn nhiều có thể
gây hại cho bé. Nguồn chất béo Omega-3 dồi dào khác là các loại hạt như hạt bí ngô và
hạt hướng dương. Cần khoảng hai muỗng (thìa) canh mỗi ngày, hoặc cũng có thể uống
chất béo Omega bổ sung.
Chất béo ở bào thai được tổng hợp từ các acid béo, đặc biệt là các acid béo không thay
thế rất cần thiết cho mẹ và bé.
Chất béo không chỉ có tác dụng giúp cho việc hấp thu tốt các vitamin A, D, E, K mà còn
bảo vệ thai, giúp thai chóng lớn, còn mẹ thì khỏe.
Ngoài ra để kích thích sự ngon miệng thì người ta dùng dầu, mỡ để chiên, rán. Nhưng
như thế sẽ mất rất nhiều chất dinh dưỡng và vitamin. Cách ăn dầu tốt nhất là trộn chung
với rau sống (salad).
Không nên cho phụ nữ mang thai ăn quá nhiều chất béo vì như thế sẽ gây đầy bụng, khó
tiêu và ợ hơi,…

3. Về protein
Nhu cầu khoảng 15% năng lượng. Cụ thể nhu cầu cho một ngày là: 73g protein động vật
và 31g protein thực vật.
Nhu cầu protein tăng lên một phần để cung cấp cho cơ thể mẹ tăng lượng máu, giúp tử
cung, vú phát triển, tích lũy mỡ, phần còn lại cung cấp cho sự hình thành và phát triển
của thai nhi.
Các loại thức ăn động vật như thịt, cá, trứng, sữa có nhiều protein tốt vì chứa đầy đủ các

acid amin không thay thế với tỉ lệ thích hợp. Bên cạnh đó, thức ăn thực vật cũng giàu
protein như các loại đậu: đậu nành, đậu xanh, đậu đen, lạc, vừng và lương thực.

4. Các chất khoáng và các nguyên tố vi lượng
a. Sắt
Nhu cầu là 24-30mg/ngày.

4


Thực đơn cho phụ nữ mang thai tháng thứ 6
Cho dù cơ thể vẫn hấp thu sắt tốt khi mang thai, thai phụ có thể không nhận đủ chất này
trong chế độ dinh dưỡng của mình. Rất nhiều phụ nữ bắt đầu thai kỳ với lượng sắt không
đủ cho nhu cầu sắt ngày một cao của cơ thể và dinh dưỡng cũng không giúp họ bù đủ
lượng

sắt

bị

thiếu

hụt.

Nếu không nhận đủ sắt, lượng sắt dữ trữ sẽ bị hết theo thời gian. Thiếu sắt trong thời gian
dài khiến máu không tạo đủ hemoglobin, thai phụ sẽ bị thiếu máu do thiếu sắt. Khi đó, cơ
thể luôn mệt mỏi và gây ra những vấn đề sức khỏe khác, nhất là thiếu máu nặng. Thiếu
máu còn khiến cơ thể không chống đỡ nổi với những bệnh nhiễm trùng. Thiếu máu do
thiếu sắt (nhất là giai đoạn đầu và giữa thai kỳ) liên quan đến tỷ lệ sinh non, bé sơ sinh
nhẹ cân, thai lưu và tử vong ở bé sơ sinh.

Nếu người mẹ thiếu máu khi sinh nở, những nguy cơ sức khỏe do bị mất máu tăng lên.
Một số nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa thiếu máu trong thai kỳ và chứng trầm
cảm sau sinh. Bào thai cũng không nhận đủ lượng sắt cần thiết khi còn nằm trong bụng
mẹ. Mẹ thiếu máu nặng, bé chào đời thiếu lượng sắt dự trữ, làm tăng nguy cơ thiếu máu ở


sau

này,

ảnh

hưởng

đến

nhận

thức



tăng

trưởng

của

bé.


Nếu lượng sắt cao hơn nhu cầu của cơ thể (bổ sung viên sắt hoặc vitamin quá liều), lượng
sắt trong máu tăng cao gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Chẳng hạn, quá nhiều sắt làm gia
tăng chứng tiểu đường thai kỳ, làm mất cân bằng trong cơ thể, gây tiền sản giật và sẩy
thai, cũng như làm tăng các bệnh tim mạch, cao huyết áp và hen suyễn. Việc bổ sung sắt
trong khi mang thai chỉ nên thực hiện dưới sự giám sát chặt chẽ từ bác sĩ.
Những ảnh hưởng khi bổ sung sắt:
Bổ sung sắt làm khó chịu hệ tiêu hóa. Phần nhiều thai phụ phàn nàn về chứng táo bón và
một trong nhiều nguyên nhân do bổ sung sắt. Những khó chịu khác gồm nôn hoặc trường
hợp hiếm là tiêu chảy. Nếu khó chịu quá mức, bà mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ. Nếu bà mẹ
không thiếu máu, bác sĩ có thể cho ngừng bổ sung sắt hoặc chuyển sang liều thấp hơn.
Nếu thiếu máu và buộc phải bổ sung sắt, để tránh khó chịu cho dạ dày nên hỏi bác sĩ về
việc chia làm nhiều liều nhỏ bổ sung sắt cho cả ngày. Bác sĩ cũng có thể chuyển cho bà
mẹ dùng viên bổ sung sắt dễ chịu hơn. Có thể uống sắt trước giờ đi ngủ nếu cảm thấy
buồn nôn. Nếu bị táo bón, nên uống thêm nước mận ép. Nếu màu phân sậm đi kể từ khi
uống sắt. Đó là dấu hiệu bình thường và không gây hại.
Sắt là một trong các dưỡng chất quan trọng cho bà mẹ trong suốt thời kỳ mang thai. Sắt
rất cần thiết cho việc trữ thêm oxy trong hồng cầu của mẹ và cho sự phát triển trí não của
bé.
Nếu bà mẹ thiếu sắt vào giai đoạn này, em bé có thể không sao nhưng mẹ sẽ có nguy cơ
bị thiếu máu, dẫn đến mỏi mệt, kiệt sức và nói chung là tổn hại sức khỏe. Bác sĩ sản khoa
có thể đề nghị mẹ bổ sung thêm chất sắt. Nếu mẹ không uống thêm chất sắt thì hãy đảm
bảo là ăn nhiều thức ăn giàu chất sắt như thịt đỏ, cá, trứng, trái cây sấy, điểm tâm với ngũ
cốc nguyên cám, bánh mì và các loại rau xanh.
Sắt được hấp thụ tốt nhất vào cơ thể nếu thai phụ ăn cùng với các loại rau quả giàu
vitamin C. Vì thế, hãy uống một ly nước trái cây khi ăn bột ngũ cốc hoặc khai vị bằng trái
cây tươi trước khi ăn món chính.
5


Thực đơn cho phụ nữ mang thai tháng thứ 6

b. Calci:
Cần 800-1000mg/ngày. Nên ăn các thực phẩm giàu Ca như: sữa, trứng, sữa chua, tôm,
cua, ghẹ,….
Calci có vai trò lớn trong việc tạo xương, đông máu, vận đông cơ và dây thần kinh. Vì
vậy, calci rất cần thiết cho thai nhi xây dựng xương.
Nếu lượng calci cung cấp qua thức ăn không đủ, thì người mẹ phải bổ sung calci để đảm
bảo đủ cung cấp cho thai nhi.
Do calci trong các sản phẩm sữa có thể làm giảm hấp thu sắt, vì vậy khi bổ sung calci
bằng sữa thì nên uống giữa hai bữa ăn.
c. Iod
Thiếu iod trong thời kì mang thai có thể gây sẩy thai tự nhiên, thai chết lưu, sinh non.
Cần dùng 175-200mcg/ngày. Sử dụng muối có iod, những thức ăn từ biển (cá, sò, rong
biển)
d. Kẽm
Nhu cầu kẽm ở phụ nữ có thai tăng lên để cung cấp cho toàn bộ quá trình hình thành thai
nhi, tạo mô của mẹ là 100mg cho cả thời kì mang thai.Cụ thể mỗi ngày cần cung cấp là
18mg/ngày.
Thiếu kẽm là nguyên nhân gây vô sinh, sẩy thai, sinh non và sinh già tháng, chết gần
ngày sinh và sinh không bình thường.
Nguồn cung cấp kẽm tốt nhất là: thịt, cá, hải sản và một số thực vật nhưng với hàm lượng
thấp và khó hấp thu.

5. Vitamin
a.Vitamin tan trong nước
Vitamin A
Trong thời gian mang thai cần đảm bảo nhu cầu 600µg/ngày.Các loại thức ăn như pa-tê,
xúc xích rất giàu chất sắt nhưng cũng chứa hàm lượng vitamin A rất cao, có thể gây hại
cho bé (gây dị dạng thai nghén) nếu thai phụ dùng quá nhiều. Cũng nên lưu ý rằng một số
loại thuốc bổ sung vitamin có hàm lượng vitamin A rất cao, vì vậy phải chọn đúng loại
dưỡng chất bổ sung an toàn dành cho thai phụ.

Tuy nhiên, có một dạng vitamin A gọi là β-carotene lại an toàn cho phụ nữ mang thai. βcarotene có chứa nhiều trong các loại tất cả các loại rau xanh, ớt đỏ, ớt vàng, cam, xoài,
cà rốt, khoai lang, mơ, cà chua và rau cải soong, đu đủ, xoài, bí đỏ,…vào cơ thể sẽ
chuyển thành vitamin A. Sữa, gan, trứng,… là nguồn vitamin A động vật dễ dàng được
hấp thu và dự trữ.
Vitamin D
Nhu cầu 10mcg/ngày và nên dành nhiều thời gian hoạt động ngoài trời.
Thiếu vitamin D: gây còi xương cho thai nhi ngay trong bụng mẹ.
Giúp hấp thu các khoáng chất như calci, phospho.
6


Thực đơn cho phụ nữ mang thai tháng thứ 6
Thực phẩm giàu vitamin D: phô mai, cá, trứng, sữa.
Vitamin E
Lượng vitamin của người mẹ tăng cao thêm khoảng 2mg/ngày so với người bình thường
Thực phẩm có nhiều vitamin E: dầu thực vật, đậu tương, vừng, lúa mạch, giá đỗ, hạt
hướng dương,…
Vitamin K
Nhu cầu khoảng 60-80mcg/ngày.
Vitamin K có hàm lượng cao trong các loại rau lá xanh sẫm, rau bina, bông cải xanh, hạt
đậu nành và một số ngũ cốc. Tuy nhiên, khi điều chế thành viên nén vitamin K, hiệu quả
không thể sánh kịp với những thực phẩm tự nhiên.
Người mẹ mang thai thiếu vitamin K dẫn đến nguy cơ xuất huyết não, màng não của trẻ
sau khi sinh.
b. Vitamin tan trong nước
Vitamin B1
Nhu cầu là 1,1mg/ngày.
Nên ăn gạo không giã quá trắng, không bị nấm mốc, nên ăn thêm đậu đỗ để bổ sung đầy
đủ vitamin B1cho cơ thể và ngăn ngừa bệnh phù nề.
Vitamin B2 (riboflavin)

Nhu cầu 1,5mg/ngày.
Có nhiều trong rau, đậu, các loại ngũ cốc.
Acid folic (vitamin B9)
Tại sao acid folic quan trọng trong quá trình mang thai?
Acid folic giúp giảm nguy cơ khiếm khuyết ống thần kinh ở thai nhi. Thời điểm quan
trọng nhất để bổ sung acid folic là khoảng vài tháng trước khi thụ thai và trong ba tháng
đầu của thai kỳ (12 tuần đầu). Trong suốt thời kỳ này, bên cạnh chế độ ăn uống lành
mạnh và cân bằng, bà mẹ còn cần uống bổ sung acid folic. Bà mẹ cũng cần đưa vào khẩu
phần ăn của mình những thức ăn giàu acid folic như rau xanh đậm (bông cải xanh, bắp
cải, đậu hạt và đậu Hà Lan,…), và các loại trái cây như cam.
Cơ thể không dự trữ được chất này.Trong thời gian mang thai, cơ thể bài tiết acid folic
mỗi ngày. Vì vậy cần bổ sung 300-400mcg/ngày.
Vitamin C
Tăng sức đề kháng cho cơ thể mẹ, tăng độ bền chắc của nhau thai, dễ hấp thu sắt.
Nhu cầu 10mg/ngày.
Có nhiều trong các loại trái cây, rau.Nhưng cũng thất thoát khá nhiều trong quá trình chế
biến.
Niacin (vitamin B3 hoặc PP)
Nhu cầu 6,6mg/1000kcal+2NE/ngày.
Vitamin B6
Nhu cầu 2,2-2,6mg/ngày.
7


Thực đơn cho phụ nữ mang thai tháng thứ 6
Vitamin B12
Nhu cầu 1,4mcg/ngày.

6. Chất xơ
Chất xơ chống táo bón. Nhưng lại cản trở cơ thể hấp thu sắt. Vì vậy, không nên quá nhiều

chất xơ trong bữa ăn.
Trái cây, rau xanh là nguồn cung cấp chất xơ chủ yếu.
II. Những điều cần tránh:
Không nên ăn kiêng vì sợ tăng cân.
Không ăn những thức ăn đồ uống ảnh hưởng đến thai nhi, hạn chế ăn các thức ăn đóng
hộp, không ăn nhiều bánh kẹo, đường, khoai tây chiên giòn,….
Nếu tăng cân quá nhanh thì phải đến bác sĩ khám, ngăn ngừa tai biến.
Tránh làm việc nặng, chơi thể thao tốn nhiều sức lực để đề phòng sẩy thai.
Không để bị bệnh nhiễm trùng, nhất là ban nổi hạch Rubella (có khả năng gây dị dạng
cho thai nhi).
Không dùng bất cứ thuốc gì, nhất là loại an thần, dù đang bị mất ngủ.
Không dùng vitamin A liều cao, ngay cả thuốc thoa bên ngoài để trị trứng cá.
Không hút và cũng không hít khói thuốc để thai nhi không bị thiếu oxy.
Rượu, bia, cafe, chè… chứa chất cồn, caffein đều được khuyến cáo không nên sử dụng
khi mang thai.
Các loại nước giải khát công nghiệp, sô đa…
Các loại thức ăn, đồ uống ngọt, chứa nhiều đường dễ làm tăng nguy cơ tiểu đường
Tránh ăn mặn khi mang thai
Giảm bớt các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi, giấm… đặc biệt là các loại gia vị cay.
Không ăn thức ăn sống, thức ăn gỏi hay đã để lâu
Không ăn các loại thực phẩm có thủy ngân như cá mập, cá kiếm,…
Hạn chế các thực phẩm quá nhiều chất béo và cholesterol.
Tránh đu đủ xanh, lô hội, nhãn, nhân sâm, dưa hấu ướp lạnh… hay một số loại thức ăn
được khuyến cáo ít sử dụng
Tránh uống nước lạnh, ăn nhiều kem khi mang thai bởi dễ gây co thắt huyết mạch

III.

Một số vấn đề cần lưu ý:


Đối với các triệu chứng cấn thai, ốm nghén, kinh nghiệm dân gian thường khuyên:
Không để bụng đói.
Nên ăn làm 5 - 6 bữa nhỏ thay vì ăn 3 bữa “lớn” như người bình thường.
Nên ăn bắp cải luộc.
Uống nước chanh tươi.

8


Thực đơn cho phụ nữ mang thai tháng thứ 6
Lúc này, thai phụ cần có những bữa ăn đầy đủ dưỡng chất đạm (protein), chất béo (lipid),
tinh bột (glucid), chất xơ (cellulose), các vitamin cần thiết và chất khoáng.
Vì thế, giai đoạn này bà mẹ nên ăn những thức dễ tiêu, dễ ăn như: cháo thịt nấu loãng, sữa
bò, trứng gà, sữa đậu nành, cá tươi đặc biệt là rau xanh và hoa quả.
Cơ cấu bữa ăn: nên ăn nhiều nhất là chất bột, ăn nhiều trái cây và rau quả tươi, ăn vừa chất
đạm và ăn ít chất béo.
Phụ nữ có thai cần được bổ sung chất sắt và calci. Sắt có nhiều trong nội tạng động vật,
lòng đỏ trứng, rau muống, rau chân vịt…
Cá chép cũng là một món ăn lý tưởng cho phụ nữ mang thai.

Thường xuyên ăn sữa chua vì có vi khuẩn Lactobacillus tăng khả năng miễn dịch cho mẹ,
ngăn ngừa bệnh hen cho bé sau này.
Khi mang thai ở tháng thứ nhất nên cẩn thận ăn những thức ăn được ninh nhừ, có thể
dùng nhiều bột lúa mạch, thức ăn phụ lấy chất chua làm chính, không ăn những thức ăn
hôi, tanh, cay.
Khi mang thai ở tháng thứ hai, để tránh buồn nôn nên ăn ít nhưng ăn làm nhiều bữa, uống
những đồ uống mát, nên ăn ít dầu mỡ, uống một lượng canh thích hợp.
Ở tháng thứ ba thích hợp với việc ăn canh gà trống và ăn nhiều các loại thịt, cá, trứng và
các loại đậu.
Sang tháng thứ tư, có thể ăn nhiều bột hoặc dùng đồ uống canh hoa cúc có tác dụng điều

hòa thai khí: Lấy một quả trứng chim, thêm 10g hoa cúc, bột mạch 5g, thường sâm 3g, cỏ
mật 6g, dương quy 6g, 15g gừng tươi, bán hạ 12g, táo 12 miếng bỏ vào nấu và dùng.
Khi mang thai ở tháng thứ năm, nên tăng cường chất dinh dưỡng như thịt dê, thịt bò, các
loại thức ăn có nguồn gốc từ động vật: gan, các loại xương, và những loại hoa quả tươi,
rong biển, tía tô, vỏ tôm, lạc, hạnh đào. Mỗi ngày nên ăn ít nhất từ 1 - 2 quả trứng gà, từ
50 - 100g thịt nạc, 100 - 150g thức ăn chế từ đậu, 500g chế từ các loại rau.
Đến tháng thứ sáu, nên hạn chế ăn thức ăn lạnh, nên ăn nhiều các loại cháo và gà trống...
Mang thai từ tháng thứ 7 đến tháng thứ 9, giai đoạn cuối thai nhi ngày càng phát triển,
ngoài việc chú ý đến dinh dưỡng còn phải chú ý đến lượng thức ăn được giữ cân bằng.
Nếu thai nhi phát triển tốt, người mẹ tương đối bé thì nên hạn chế số lần ăn để phòng
tránh thai nhi quá to, gây khó khăn khi sinh nở. Thể chất của người mẹ hơi yếu thì nên
tăng cường chất dinh dưỡng, ăn nhiều.
IV. Những món ăn bổ dưỡng:
Ngũ cốc nguyên chất và trái cây tươi.
Yaourt ít đường, ít béo ăn với trái cây tươi.
Rau sống, phô mai hoặc món gà trộn với đậu và dầu.
Một ly sữa béo.
Pizza ăn với rau trộn.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bữa ăn của bà mẹ cần có đủ 4 nhóm thực phẩm:
Nhóm chất bột gồm: gạo, mì, ngô, khoai, sắn…
Nhóm chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ…
Nhóm chất béo gồm: dầu, mỡ, vừng, lạc…
Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ gồm: rau xanh và quả chín.
So sánh giữa thực đơn và nhu cầu khuyến nghị:
9


Thực đơn cho phụ nữ mang thai tháng thứ 6
Về mặt năng lượng, glucid và protein thì đáp ứng đủ nhu cầu đặt ra.
Về lipid dư khá nhiều.

Về khoáng thì dư lượng calci, phosphor. Thiếu sắt.
Vitamin: dư β-caroten, dư vitamin C, vitamin B 1 các vitamin còn lại coi như đáp ứng
tương đối.

10


Thực đơn cho phụ nữ mang thai tháng thứ 6
Tài liệu tham khảo
1. />2. />
11



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×