Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Phương pháp dạy kỹ năng đọc có hiệu quả môn Tiếng Anh cấp THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.59 KB, 22 trang )

CHUYÊN ĐỀ
Phương pháp dạy kỹ năng đọc có hiệu quả môn Tiếng
Anh cấp THCS

PHẦN I. MỞ ĐẦU
1


I. Đặt vấn đề:
1. Cơ sở lý luận:
Tiếng Anh là một ngôn ngữ rất quan trọng và thông dụng trên toàn thế giới, nó
được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Việc đưa Tiếng Anh vào giảng dạy
ngay từ trường THCS là cần thiết và đúng đắn, tạo điều kiện cho học sinh học tập
và nghiên cứu ở mức cao hơn sau này. Nó góp phần vào sự nghiệp giáo dục thế hệ
trẻ trở thành những con người phát triển toàn diện vừa có năng lực phẩm chất vừa
có trình độ tri thức khoa học. Học sinh học Tiếng Anh có cơ hội tìm hiểu, tiếp cận
với những nền văn hoá phong phú, hấp dẫn.
Từ năm học 2002 – 2003, Bộ GD& ĐT đã thay đổi nội dung chương trình sách
giáo khoa, do vậy cũng phải có nhiều đổi mới trong phương pháp giảng dạy các bộ
môn nói chung và bộ môn Tiếng Anh nói riêng nhằm phát huy tính tích cực, sáng
tạo của học sinh, giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn và điều chỉnh việc
luyện tập của học sinh. Việc dạy và học Tiếng Anh trong trường THCS tập trung
rèn luyện 4 kỹ năng : Nghe - Nói - Đọc - Viết, trong đó hoạt động nghe - nói là mục
đích chủ yếu của quá trình dạy và học ngoại ngữ, hoạt động nói thông qua nghe,
hoạt động viết thông qua đọc. Kỹ năng đọc hiểu là một trong những kỹ năng cơ
bản được chú trọng trong quá trình dạy và học ngoại ngữ.
2. Cơ sở thực tiễn
Đọc là một kỹ năng quan trọng và cần thiết trong quá trình giảng dạy Tiếng Anh
trong trường THCS. Những năm trước đây có một số giáo viên cho rằng khi học
một bài khóa thì nhất thiết học sinh phải được lần lượt đọc to từng đoạn trong bài,
một số khác lại cho rằng sẽ rất có hại cho học sinh nếu các em được nhìn thấy bài


khóa trước khi các em nghe đọc mẫu, một số khác nữa thì lại thường yêu cầu học
sinh theo dõi bài khóa trong khi giáo viên đọc mẫu.
Ngày nay tất cả những quan điểm trên đều được coi là phiến diện, không phù
hợp với quan điểm dạy học theo hướng giao tiếp, coi giao tiếp vừa là phương tiện
2


dạy và học vừa là mục đích của quá trình dạy học. Vì thực tế nhiều năm khi dạy các
bài khoá, giáo viên thường đọc giúp học sinh, cho học sinh đọc theo đồng thanh,
gọi học sinh đọc cá nhân trước lớp sau đó là dịch bài khoá sang Tiếng Việt. Cách
dạy và học này không giúp học sinh hiểu nội dung bài khoá, không khai thác hết
bài khoá và học sinh sẽ không nhớ từ cùng cấu trúc câu.
Xuất phát từ thực tế nhiều năm giảng dạy Tiếng Anh và tham khảo một số tài
liệu tôi thấy việc đổi mới và áp dụng một số phương pháp dạy đọc, rèn và phát triển
kỹ năng đọc cho học sinh là điều hết sức cần thiết. Sau đây là một số kiểu bài đọc
và phương pháp dạy chúng như thế nào.
II. Mục đích nghiên cứu.
Tìm ra phương pháp dạy và học tối ưu nhất, phát huy tính tích cực trong học
tập của học sinh từ đó các em say mê học tập bộ môn Tiếng Anh.
III. Phạm vi nghiên cứu.
Chuyên đề “Phương pháp dạy kỹ năng đọc có hiệu quả môn Tiếng Anh cấp
THCS”
IV. Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh khối 8, trường THCS
V. Thời gian nghiêm cứu:
Từ tháng 9 năm học 2014 - 2015 đến tháng 4 năm học 2016- 2017

PHẦN II. NỘI DUNG
I. Thực trạng của việc dạy ngoại ngữ ở trường THCS.
1. Về phía nhà trường.


3


Cần phải có sự quan tâm thích đáng đến bộ môn Tiếng Anh: Như mua sắm
thiết bị cho dạy và học, tối thiểu là đài, băng cassette, sách tham khảo cho giáo
viên, và nên có phòng học tiếng riêng…
2. Về phía giáo viên.
Giáo viên tâm huyết với nghề nghiệp, tích cực áp dụng các phương pháp mới
vào giảng dạy một cách linh hoạt, chính xác, phải kiên trì nắm bắt các đối tượng
học sinh, nắm rõ mục tiêu giảng dạy ngoại ngữ theo hướng giao tiếp, học sinh là
chủ thể hoạt động, khuyến khích học sinh chủ động, sáng tạo trong học tập.
Phải chuẩn bị nội dung bài giảng, phân loại từ mới, chọn phương pháp thích
hợp cho từng bài mới sắp dạy, chuẩn bị giáo cụ trực quan chu đáo, xác định từ nào
cần phải dạy kỹ, từ nào để cho học sinh tự đoán nghĩa trong bài đó.
Cần phải lựa chọn những hoạt động cho từng giai đoạn trong tiết dạy sao
cho phù hợp với điều kiện, khả năng tiếp thu của học sinh đê đạt hiệu quả cao.
Nên lưu ý đến thời gian cho từng hoạt động sao cho học sinh có đủ thời gian
để hoàn thành bài tập, giáo viên luôn phải chú ý xem học sinh có hiểu rõ các yêu
cầu, nhiệm vụ mà giáo viên đề ra hay không, vì nếu học sinh không hiểu rõ yêu cầu
và nhiệm vụ họ sẽ không biết cách thực hành hoặc là bài dẫn đến bài học không đạt
hiệu.
Giáo viên cần phải tổ chức cho học sinh tích cực thực hành theo nhóm,
cặp...cho phù hợp với nội dung của từng bài và từng đối tượng học sinh.
3. Về phía học sinh.
Học sinh phải có đủ sách giáo khoa.
Phải xác định rõ động cơ, nhiệm vụ, yêu cầu của việc học Tiếng Anh.
Cần tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình học Tiếng Anh.

4



Học sinh phải nắm được các thuật ngữ, ngôn ngữ, cử chỉ và các thủ thuật
của thầy cô, bạn bè trên lớp thành thục, để không bỡ ngỡ khi nghe giáo viên giảng
bài, hiểu phương pháp của giáo viên
Rèn luyện 4 kỹ năng: Nghe - nói - đọc - viết, nắm rõ mục tiêu ngoại ngữ, có
ý chí tự học cao.
4. Về phía phụ huynh.
Cần quan tâm hơn nữa tới việc học của con em mình cụ thể như:
- Kiểm tra sách vở thường xuyên.
- Thường xuyên liên lạc với giáo viên chủ nhiệm hoặc bộ môn.
- Tạo điều kiện về kinh phí cho con em họ để in sao đề, sách bài tập vì Tiếng
Anh là môn đặc thù đề bài dài.
II. Nội dung và biện pháp thực hiện.
Như chúng ta biết đọc là một trong những kỹ năng cơ bản được chú trọng trong
quá trình dạy và học ngoại ngữ. Đọc vừa là mục đích vừa là phương tiện hữu hiệu
và thiết yếu để học sinh có thể nắm vững, củng cố kiến thức ngôn ngữ cũng như
hiểu sâu hơn về văn phong, cách sử dụng ngôn ngữ mà mình đang học. Song ta
cũng cần phải phân biệt các loại bài đọc với những mục đích khác nhau trên cơ sở
đó đề ra các phương pháp, cách khai thác bài đọc các hoạt động cho phù hợp với
từng bài đọc. Tôi đã tìm hiểu các tài liệu qua nghiêm cứu chuyên đề “ Phương
pháp dạy kỹ năng đọc có hiệu quả môn Tiếng Anh cấp THCS” như sau:
1. Các loại bài đọc.
Trong cuộc sống hàng ngày, khi đọc bất cứ một thông tin gì, bao giờ chúng ta
cũng có một mục đích đọc rất cụ thể, và ta cũng có những cách đọc khác nhau cho
những mục đích khác nhau. Thí dụ khi đọc một bài bình luận trên báo ta thường
đọc lướt nhanh để nắm thông tin, nội dung hoặc tư tưởng chung của bài báo. Khi
đọc một thông báo về tăng giá các mặt hàng, chúng ta thường đọc lướt nhanh từ
5



trên xuống dưới và chỉ dừng mắt ở những mặt hàng mà ta quan tâm. Ngược lại khi
đọc sổ liên lạc mà giáo viên chủ nhiệm gửi cho phụ huynh chắc hẳn mọi người sẽ
đọc thật kỹ và chậm rãi để cố hiểu hết các ý bao hàm trong kết quả học tập cũng
như nhận xét của giáo viên.
Trong giảng dạy ngoại ngữ, để giúp học sinh phát triển kỹ năng đọc có hiệu quả
ta cần phân biệt những loại bài đọc cơ bản vẫn được sử dụng phổ biến như:
- Đọc to, đọc thầm, đọc lướt.
- Đọc phân tích và đọc tổng hợp...
1.1. Đọc to và đọc thầm.
Xét về cách thức đọc có 2 loại đọc: đọc to (Reading aloud) và đọc thầm
(Silent reading)
1.1.1. Khi ta muốn truyền đạt lại thông tin của một người khác đã được viết ra như
đọc báo, đọc tin hoặc giúp học sinh luyện phát âm, trọng âm, ngữ điệu và kỹ năng
đọc để thông báo lúc đó ta đọc to thành lời
1.1.2. Khi muốn đọc để hiểu, để nhận biết thông tin, chúng ta thường đọc thầm, tức
là nhìn vào chữ và nhận biết thông tin trong óc, không nhất thiết phải đọc to thành
lời mà vẫn có hiệu quả.
Trong giảng dạy ngoại ngữ việc đọc to thành lời có rất ít tác dụng đến việc
phát triển kỹ năng đọc hiểu của học sinh
2. Đọc phân tích và đọc tổng hợp (Intensive reading, Extensive reading).
Xét theo mục đích đọc có những mục đích đọc sau:
2.1. Đọc giải trí (Reading for pleasure)
2.2. Đọc lấy thông tin cần thiết. (Scanning for specific information)
2.3. Đọc lấy ý chính (Skimming for main ideas)

6


2.4. Đọc phân tích để hiểu nội dung chi tiết hoặc để nghiên cứu. (Reading for detail

information)
2.5. Đọc phân tích để học Tiếng (Reading for study)
Trong những năm trước đây, việc dạy bài đọc cho học sinh chủ yếu là đọc
phân tích (Intensive reading) nhằm để cung cấp ngữ liệu và thực hành Tiếng nói
chung, ba loại đọc đầu còn hạn chế.
III. Kỹ năng đọc.
Bài đọc được dùng trong giảng dạy ngoại ngữ có hai loại cơ bản: Bài đọc dùng
để dạy Tiếng và bài đọc dùng để dạy kỹ năng đọc hiểu.
Trong những năm trước đây, dạy đọc thường chỉ hạn chế trong phạm vi những
kỹ năng cơ bản như:
- Nhận biết mặt chữ và nghĩa của từ đã học thông qua bài học.
- Đọc và hiểu được những câu và chuỗi lời nói đã học.
Các kỹ năng này chưa đủ để đảm bảo cho học sinh có được những kỹ năng
đọc hiểu thông thạo. Khi đọc người đọc còn cần có những kỹ năng khác như:
- Kỹ năng đọc để lấy thông tin cần thiết (Scanning.Reading for specific
information)
- Kỹ năng đọc lướt tổng quát để lấy thông tin, nội dung chính
(Skimming.Reading for main ideas)
- Kỹ năng phán đoán trước khi đọc và trong quá trình đọc. (Predicting)
- Kỹ năng đoán từ trong ngữ cảnh. (Guessing meaning from context)…
Để khai thác và rèn kỹ năng đọc bài khoá cho học sinh tôi xin đề cập đến loại
bài đọc dùng để dạy kỹ năng đọc hiểu cho học sinh.
IV. Phương pháp dạy bài khoá.
7


1. Tiến trình dạy một bài khoá.
Thông thường dạy một bài khoá được tiến hành theo 3 giai đoạn cơ bản:
Trước khi đọc (Pre - reading), trong khi đọc (While reading) và sau khi đọc (Post
reading). Trong mỗi giai đoạn lại có những hoạt động khác nhau, các hoạt động này

không hoàn toàn bắt buộc đối với tất cả các bài dạy đọc mà chúng ta nên sử dụng
chúng một cách linh hoạt.
V. Các hoạt động cho một bài dạy.
1. Giai đoạn trước khi đọc.( Pre reading)
Các hoạt động trước khi đọc chủ yếu nhằm gây hứng thú cho học sinh
(Arouse students), hướng học sinh vào chủ đề, chủ điểm mà học sinh sắp đọc.
(Focus on the topic), thiết lập tình huống (Set the scene).
1.1. Bước đầu tiên của giai đoạn này là giới thiệu ngữ liệu mới (Pre teach
vocabulary)
Trong bước này có thể sử dụng các thủ thuật giới thiệu và dạy từ vựng, ngữ
pháp và cấu trúc câu mà giáo viên đã được nghiên cứu và áp dụng (7 steps: eliciting
- modeling- repetition- checking pronunciation- copying- checking stress- meaning
và các thủ thuật (techniqes): visual aids- realias- mime- situation- explanationexample- synonym-antonym- translation..)
Giáo viên cũng cần lựa chọn và phân loại từ để dạy tuỳ theo mức độ khó và
mức cần thiết của từ đối với việc đọc và hiểu nội dung bài đọc cũng như số lượng
từ mới cần giới thiệu bao nhiêu thì vừa. Nếu từ mới cần thiết cho việc đọc và hiểu
bài và phù hợp với trình độ học sinh thì ta cần dạy kỹ càng, dạy một cách chủ động.
Nếu từ mới cần thiết nhưng vượt quá khả năng của học sinh thì nên dạy thụ động
nghĩa là giáo viên nên giải thích hoặc dịch nghĩa càng nhanh càng tốt. Nếu từ
không cần thiết để hiểu bài khoá và cũng không quá khó thì nên cho học sinh đoán

8


nghĩa cuả từ trong văn cảnh. Nếu từ mới vừa không cần thiết vừa không khó thì ta
có thể bỏ qua.
Sau khi dạy xong từ vựng giáo viên có thể tổ chức một số hoạt động trước
khi đọc để tạo nhu cầu, lý do, mục đích của việc đọc (Create reasons for reading)
cho học sinh đoán trước nội dung bài đọc (Predict the text) hoặc nêu những điều
muốn biết về bài khoá (Give expectation)..Sau đây là một số hoạt động trước khi

cho học sinh đọc:
1.2. Sắp xếp lại trình tự các câu. (Ordering statements)
Giáo viên viết lên bảng hoặc bảng phụ một số câu theo nội dung của bài
nhưng không theo thứ tự, yêu cầu học sinh đọc rồi sắp xếp lại theo ý hiểu của mình
sau đó mở sách đọc và kiểm tra lại dự đoán của mình. Số lượng câu có thể là 6-8.
VD: English 9. Unit 3. A trip to the countryside. Lesson 4. Read
Rearrange these sentences into the correct order.
1. Peter plays baseball.
2. He will stay there till the beginning of October.
3. They have two children.
4. He feeds the chickens and collects their eggs.
5. The Parkers are nice so Van feels like a member of their family.
6. Mrs. Parker works part-time at a grocery store in a nearby town.
Key: 2→ 6→ 3→ 4→1→5

1.3. Đọc chép chính tả. (Jigsaw dictation)
Giáo viên cần chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ (6-7em/ nhóm). Chép nội dung
của bài thành nhiều câu (khoảng 6-7 câu) rồi phô tô phát cho mỗi em một tờ. Lần
lượt từng em đọc câu của mình cho các bạn chép sau đó suy đoán thứ tự các câu,
cuối cùng mở bài đọc ra đọc rồi đối chiếu để kiểm tra.
VD: English 7. Unit 7 The world of work. B2. Read
9


He usually starts work at six in the morning
Mr. Tuan works in the fields with his brother
Mr. Tuan rests and eats lunch
His work usually finishes at six
He goes to the city with his wife
1.4. Sắp xếp lại tranh theo thứ tự. (Ordering pictures)

Giáo viên chuẩn bị một số bức tranh theo nội dung của bài mà học sinh sắp
đọc (Có thể vẽ hình que đơn giản). Giới thiệu và dán các bức tranh lên bảng nhưng
không theo thứ tự. Yêu cầu học sinh xem rồi sắp xếp lại sau đó mở sách đọc và
kiểm tra lại.
1.5. Nghe và vẽ. (Listen and draw/ Picture dictation)
Giáo viên cần vẽ một - hai điểm trước, đọc chính tả, học sinh nghe rồi vẽ
theo sau đó mở bức tranh trong bài đọc ra và đối chiếu. (Chủ yếu vẽ mô tả đường
phố, nhà cửa, lớp học hoặc người…)

1.6. Dự đoán đúng sai (True- False statement prediction)
Giáo viên chuẩn bị 5 - 6 câu về nội dung bài đọc, yêu cầu học sinh cho dự
đoán đúng sai, gọi học sinh đưa ra đáp án dự đoán sau đó yêu cầu học sinh đọc bài
và kiểm tra lạ
VD: English 9. Unit 9. Natural disasters. Lesson 3- Read
True or False. Check

(✓) in the boxes.

T

F

1. Most of the earthquakes in the world occur in the Ring of Fire.

c

c

2. The earthquake in Kobe in 1995 caused severe damage.


c c

10


3. A huge tidal wave traveled from California to Alaska and hit
Anchorage in the 1960s.

c c

4. Typhoon, hurricane and tropical storm are different words for
the same natural disaster.

c c

5. The eruption of Mount Pinatubo is the world’s largest ever
volcanic eruption.

c c

6. A tornado looks like a funnel.

c c

1.7. Dự đoán mở. (Open prediction)
Giáo viên chuẩn bị ra bảng phụ trước hoặc kẻ 1 bảng, điền một số thông tin
vào bảng, yêu cầu học sinh dự đoán tiếp những nội dung còn lại, sau đó đọc bài và
kiểm tra lại phần dự đoán.
VD: English 9. Unit 8. Celebrations- Lesson 1: Getting started- listen and read
Celebration


When?

Activities

Food

Tet

Country
Viet Nam

Special meal
called Seder
Easter
Bằng các hoạt động trước khi đọc, như vậy học sinh đã có thể hình dung
được phần nào nội dung bài khoá nhưng chưa sâu: Những thông tin trong phần dự
đoán thường là những ý chính, chung chung của bài đọc. Giáo viên không nên đưa
ra những thông tin chi tiết vì giai đoạn này chủ yếu rèn kỹ năng đọc lướt, lấy thông
tin chính (Skimming for main ideas). Lần đọc này là phần đầu của giai đoạn trong
khi đọc.
2. Giai đoạn trong khi đọc (While reading)
Hoạt động đầu tiên của giai đoạn này là học sinh đọc để kiểm tra thông tin đã
dự đoán ở phần trước. Giáo viên cho học sinh đối chiếu với kết quả dự đoán và kết
quả sau khi đọc lần thứ nhất, Giáo viên chữa chung cho cả lớp nếu học sinh chưa
11


thoả mãn thì yêu cầu học sinh đọc lại phần có câu trả lời đó để xác định lạ Tiếp
theo giáo viên đưa ra một số hoạt động để học sinh đọc bài khoá một cách kỹ càng

hơn. Đây là giai đoạn chính của việc luyện đọc vì vậy giáo viên cần chuẩn bị kỹ nội
dung, các hoạt động cho giai đoạn này song không nên trùng lặp với nội dung của
phần dự đoán ban đầu để tránh sự nhàm chán, và quá dễ với học sinh gây tâm lý
không tốt vì câu trả lời đã được làm rõ ở phần đầu. Sau đây là một số hoạt động
trong khi đọc:
2.1. Đưa ra câu trả lời (Answers given)
Giáo viên đưa ra những câu trả lời sau đó yêu cầu học sinh đặt câu hỏi.
Ví dụ khi dạy Unit 3 English 9. A trip to the countryside: Lesson 3
Teacher

Students
(After reading the text.dialogue)

- an exchange student

- Who is Van?

- 100 kilometers outside Columbus, Ohio

- Where is Mr. Parker’s farm?

- He feeds the chickens and collects their - What does he do in the
eggs.
afternoon?
2.2. Đưa ra câu hỏi: "Wh"questions (comprehension questions).
Sử dụng "what, where, when, who, how (much, many)… để kiểm tra mức độ
hiểu chi tiết.
VD: English 9 Unit 3 . A trip to the countryside- Lesson 3
Answer the following questions:
1. How long will Van stay in the USA?

2. How many children do Mr and Mrs. Parker have?
3. What does Van do as soon as he finishes his homework in the afternoon?
4. What do the Parker family and Van do while they watch Peter play?
Between and beyond the line questions: Why, how, what do you think…
12


2.3. Đưa ra nhiều lựa chọn. (Multiple choice)
Giáo viên đưa ra một số câu (có thể là câu hỏi) và một số đáp án cho mỗi
câu, yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng.
VD: English 9 Unit 2: Clothing . Lesson 3. Read
1. More and more people started wearing jeans in…
a. 1960s

b. 1970s

c. 1980s

2. The word “Jeans” comes from a kind of material that was made in…
a. Europe

b. America

c. Africa

3. More and more people started wearing jeans because they became…
a. beautiful

b. cheaper


c.fashioned

2.4. Điền từ thích hợp vào chỗ trống. (Gap fill)
Dùng để kiểm tra nghĩa từ vựng, kiểm tra hiểu ý chính và chi tiết hoặc kiểm
tra từ vựng.
Giáo viên viết tóm tắt bài đọc có một số chỗ trống, yêu cầu học sinh tìm từ
hoặc cụm từ để hoàn thành bà
VD: English 9 Unit 7: Saving energy Lesson 3- Read
For most (1) _______ American households, lighting accounts for
(2)_______percent to 15 percent of the eleectricity bill. (3)_______, this amount
can be reduced by replacing an (4) _______ 100 watt bulb with an energy saving
bulb. These bulbs use a (5) _______ of the electricity of (6) _______bulbs and last
eight times longer…
2.5. Điền vào bảng hoặc mẫu. (Grids or forms)
Để kiểm tra việc hiểu ý chính, phân loại thông tin, giáo viên đưa ra một mẫu
ghi một số thông tin, yêu cầu học sinh đọc bài rồi điền câu trả lời vào mẫu (phần
còn trống)
VD: English 9 Unit 1. A visit from a pen pal - Lesson 3- Read
13


Ask students to read the passage then fill in the table with the right information
about Malaysia.
1. Area……………………………..

5. Capital city…………………………….

2. Population…………………….

6. Official religion……………………….


3. Climate……………………….

7.National language………………………

4. Unit of currency…………….

8. Compulsory second language…………

2.6. Kết nối. (Matching)
Dùng để kiểm tra nghĩa của từ vựng đã dạy (Pre-teach), hoặc đoán nghĩa của
từ trong văn cảnh, hay kiểm tra việc hiểu ý chính của bài đọc. Giáo viên ghi thành
2 cột các từ, cụm từ cần đoán (Có thể Tiếng Anh- Tiếng Anh.Tiếng Việt). Khi học
sinh đọc bài các em có thể đoán nghĩa của từ thông qua bảng này, giáo viên cũng
nên cho học sinh đọc lại những từ này khi các em làm xong.
A

B

Maize

Where people buy food or small things

Feed

Give food to eat

Grocery store

Corn


Part time

Shorter or less than standard time

2.7. Câu trả lời đúng sai (T.F, Y.N, right.wrong questions and statements)
Cách thức giống như phần T. F prediction statements
VD: English 7. Unit 14. Lesson 3. True/ False statements
1. Thirty years ago in Viet Nam, a lot of people had TV sets.

c

c

2. These TV owners were very popular.

c

c

3. The neighbors gathered to watch color programs in the evening.

c

c

14


4. Now, they don’t spend much time together.


c

c

5. A few people have TV sets today.

c

c

Trên đây là một số hoạt động trong bài dạy đọc hiểu, các hoạt động này
chính là những lý do để học sinh đọc. Học sinh có thể phải đọc kỹ bài đọc, có thể
phải đọc đi, đọc lại bài mới có thể trả lời được đầy đủ các câu hỏi đó như vậy mục
đích chính là tạo cho mọi học sinh tham gia đọc bài một cách tích cực, nhiệt tình...
để tìm hiểu, khai thác nội dung bài khoá tuỳ theo mục đích và nội dung cụ thể từng
bài sẽ có những dạng câu hỏi và yêu cầu khai thác khác nhau, có thể vừa về nội
dung vừa về ngôn ngữ, và điều cần lưu ý là giáo viên phải luôn luôn ấn định thời
gian cho học sinh đọc, giảm dần thời gian đọc sao cho học sinh có thể đọc với tốc
độ đọc tiếng mẹ đẻ.
3. Các hoạt động sau khi đọc. (Post reading)
Sau khi học sinh đọc và làm bài tập theo các yêu cầu, giáo viên có thể tiếp
tục tiến hành các hoạt động luyện tập đòi hỏi sự thông hiểu tổng quát của toàn bài,
liên hệ thực tế, chuyển hoá vốn kiến thức vừa nhận được qua bài đọc, luyện tập
củng cố các cấu trúc ngữ pháp cơ bản. ở giai đoạn này có một số hoạt động như
sau: Gap fill, role play, rewrite, retell, discussion, give comments on the characters
in the text, personlized tasks.....hoặc cho học sinh chơi trò chơi có liên quan đến
bài đọc.
3.1. Gap fill:
Tương tự như giai đoạn trong khi đọc, nhưng nếu sử dụng hoạt động này ở

giai đoạn đó rồi thì thôi, không nên lặp lại các hoạt động giống nhau.
3.2. Role play, Interview.
Phối kết hợp các kỹ năng từ đọc sang kỹ năng nói (Integrated skills from
reading to speaking). Hoạt động này rất đa dạng và phong phú, học sinh đóng vai
người phỏng vấn và người được phỏng vấn. VD : Tình huống đi xin việc, thì người
15


phỏng vấn phải hỏi người đi xin việc những câu hỏi có liên quan đến bản thân, đến
trình độ, nghề nghiệp...hoặc chuyển nội dung bài đọc thành một bài hội thoại…
VD: English 9 Unit 5. The Media Lesson 3- Read
A: Do you use the internet every day?
B: Yes, I do.
A: Do you think it is very important to our life?
B: Yes, It’s very important and convenient.
A: Do you think it’s not good for someone to play games online?

3.3. Rewrite.
Học sinh dựa vào bài đọc viết lại sang kiểu khác, ví như một bài quảng cáo,
một cuộc phỏng vấn, một kịch bản...Phối kết hợp các kỹ năng từ đọc, nói, sang
viết.
3.4. Thảo luận. (Discussion)
Chuyển nội dung bài đọc sang những nội dung mang ý nghĩa thực tế, sát với
thực tế hàng ngày, gần gũi với học sinh...và về một chủ đề nào đó.
VD: Discussion about the benefits (advantages) of the Internet. (Group 1)
Discussion about the disadvantages of the Internet. (Group 2)
VI. Sau đây là giáo án minh họa:
Period 91: UNIT 14: WONDERS OF THE WORLD
Leson 3: READ


I. Objectives:
Ss will be able to get some knowledge about the wonders of the world
16


II. Language contents:
1. Grammar: Past simple tense: active - passive (review)
2. Vocabulary: (v) compile, claim, honor
(n) God,
(a) royal, religious
III. Techniques:
Rub out and remember
IV. Teaching aids:
Powerpoint
V. Procedures:
1. Greeting and taking attendance:
2. New lesson:
Teacher’s and Students’ activities
1. Warm up:
-T has six pictures with the name of
them.
-T has Ss match the pictures with
the name.
- T calls two Sts to match then
corrects.
- T introduces some wonders of the
world and their countries.
2. Pre- reading:
- Explanation: Nguyen Du compiled


Content
✱ Matching
1 – d; 2 – a;

3 – c; 4 – f; 5 – e; 6 – b

1. vocabulary:
+ compile (v) : biên soạn/ sưu tập tài liệu

Truyen Kieu, What does “compile”
mean?
- Translate into Vietnamese.

+ claim (v): đòi hỏi/ xác nhận

- We honor Uncle Ho very much.

+ honor (v): Kính trọng/ tôn thờ

What does “ honor” mean?
- Translate into Vietnamese.

+ God (n) : Thần

- In Viet Nam, we have many + religious (adj): thuộc tôn giáo. Tín
17


religions such as; Kinh, Muong, Tay, ngưỡng
“religious” is an adj of “religion”

What does “religious” mean?
- King and Queen stay in the royal
family. What does “royal” mean?
✱ Checking vocabulary: Rub out

+ royal (a) : (thuộc) vua/ hoàng tộc

and remember.
3. While- reading:
-T asks Ss to decide if the statements
are true or false
2. True/ False prediction:
-T writes Ss’ guesses on the board
1. An Egyptian man compiled a list of what
he thought were the seven wonders of the
world.
-T asks Ss to read the text on page
134, to check their guesses

2. The only surviving wonder is The
Pyramid of Cheops in Egypt.
3. Today, we can still see the Hanging
Gardens of Babylon in present – day Iraq.
4.

Angkor Wat was originally built to

honor a Hindu God.
-T calls on some Ss to correct the
false statements


5. The Great wall of China a first wasn’t in
the list of the 7 wonders of the world.
6. In the early 15th century, the Khmer King
chose Angkor Wat as the new capital.
*Answer key:
1. F → A Greek man
2. T
3. F → the pyramid of Cheops in Egypt
4. T

-T asks Ss to choose the best

5. T
18


answers to complete the sentences

6. F → Phnom Penh

-T puts the answers chart on the

3. Multiple choice Answer key:

board

a/ the Pyramid of Cheops

-T/Ss Read the statements aloud and b/ Hindus

make hand gestures to show the c/ was part of a royal Khmer city a long
missing words

time ago

-T asks Ss to choose A, B, C or D

d/ Phnom Penh as the new capital

-T corrects and has Ss write the right
answers in their notebooks
- T shows some famous places and
asks Ss where it is
4. Post-reading:
T reminds Ss wonders of the world
and say something about them.

* Discussion

5. Homework:

Say something about some wonders in

- Do the exercises in the workbook

VietNam and all over the world

- Prepare: UNIT 14: Write
VII. Kết quả.
Sau một năm áp dụng chuyên đề những phương pháp và các hoạt động nêu

trên, tôi thấy chất lượng học tập của học sinh trường THCS Việt Xuân được nâng
lên.
BẢNG KẾT QUẢ KHẢO SÁT KHI CHƯA ÁP DỤNG CHUYÊN ĐỀ
TSH

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

TB ↑

S
61

SL
3

%
4.9

SL
8

%

23.5

SL
43

%
70

SL
6

%
9.8

SL
1

%
1.6

SL
54

%
88,6

KẾT QUẢ ÁP DỤNG SAU MỘT NĂM
TSH

Giỏi


Khá

TB

Yếu

19

Kém

TB ↑


S
61

SL
5

%
8.1

SL
10

%
16.3

SL

40

%
65.9

SL
5

%
8.1

SL
1

%
1.6

SL
55

%
90.3

Sau ba năm học thực nghiệm chuyên đề “ Phương pháp dạy kỹ năng đọc có
hiệu quả môn Tiếng Anh cấp THCS” chúng tôi ghi nhận kết quả cụ thể như sau học
sinh hứng thú học tập hơn, các em đã mạnh dạn hơn, kỹ năng đọc hiểu của các em
tốt hơn, kỹ năng làm các dạng bài tập nêu trên nhanh hơn.
KẾT QUẢ ÁP DỤNG SAU BA NĂM
TSH


Giỏi

S
61

SL
7

%
11.6

Khá
SL
14

%
22.9

TB
SL
38

Yếu
%
62.2

SL
2

Kém

%
3.3

SL
0

TB ↑
%
0

SL
55

%
90.3

Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình dạy học:
Dạy đọc theo phương pháp này đã tạo cho học sinh hứng thú học tập, tạo cho
học sinh tính tự giác học để đạt kết quả cao.
Tuy vậy để chuẩn bị cho một bài giảng giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian,
công sức hoặc có thể cả tài chính để soạn bài, bài giảng có thể thiếu thời gian bởi vì
trong tiết dạy có nhiều hoạt động, kể cả ổn định lớp, quản lý lớp bao quát lớp trong
lúc học sinh thực hành, ghi chép những lỗi của học sinh để chữa.... hơn nữa giáo
viên chưa được tập huấn cũng như thực hành nhiều do vậy việc áp dụng các
phương pháp này còn lúng túng, chưa thuần thục, khả năng tiếp thu của học sinh
không đồng đều. Nếu giáo viên không xác định được từ nào cần dạy, cần giới thiệu
kỹ mà dạy, giới thiệu hết từ mới có ở trong bài như nhau thì sẽ thiếu thời gian cho
các hoạt động khác, ảnh hưởng đến trọng tâm của tiết dạy.
VIII. Điều kiện áp dụng.
Để việc áp dụng các kinh nghiệm giảng dạy từ mới có hiệu quả trong các bài

dạy, đặc biệt là bài dạy đọc hiểu, tôi thấy cần có các điều kiện sau:

20


IX. Kết luận.
Với những công việc mà tôi đã làm và kết quả đã đạt được thì việc rèn luyện
và phát triển kỹ năng đọc hiểu ngoại ngữ ở trường THCS là rất cần thiết. Nếu áp
dụng được các phương pháp này thì sẽ nâng cao được chất lượng giảng dạy bộ môn
ngoại ngữ, học sinh sẽ hứng thú học tập hơn, tự tin trong giao tiếp với người nước
ngoài nếu có điều kiện.
Nói tóm lại người giáo viên phải vận dụng nhiều phương pháp, nhiều hoạt
động cho tiết giảng, học sinh cũng phải tự tìm ra cho mình phương pháp học đọc
hữu hiệu nhất, nắm bắt nhanh, nhớ lâu để có thể sử dụng Tiếng Anh trong nhiều
tình huống, trong những ngữ cảnh khác nhau của cuộc sống.
Như vậy tôi khẳng định việc sử dụng các phương pháp mới như trên vào
giảng dạy bài đọc là có hiệu quả rõ rệt, nên được triển khai và áp dụng rộng rãi, đặc
biệt là các lớp ở trường THCS.
Tuy nhiên chuyên đề không thể tránh được những hạn chế. Rất mong quý
thầy, cô tham gia góp ý cho tôi để chuyên đề của tôi được hoàn thiện hơn.

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa và sách bài tập Anh 8- Nhà xuất bản Giáo dục.
2. Sách giáo viên Tiếng Anh lớp 8- Nhà xuất bản Giáo dục.
3. Một số vấn đề về bồi dưỡng giáo viên dạy sách giáo khoa môn Tiếng Anh
THCS- Nhà xuất bản Giáo dục.
4. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III.

5. Một số vấn đế đổi mới phương pháp ở trường THCS- Báo giáo dục và thời
đại.
6. Ngữ pháp tiếng Anh- Nguyễn Khuê.
7. Tài liệu trên websites: ,

22



×