Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

HCM người là hiện thân sáng chói của tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, là mẫu mực của tinh thần độc lập tự chủ tự lực tự cường, đổi mới và sáng tạo (12)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.96 KB, 11 trang )

Đề tài:
Trong diễn văn tại lễ kỷ niệm 105 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
có viết : “Người là hiện thân sáng chói của tư tưởng độc lập dân tộc gắn
liền với CNXH, là mẫu mực của tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự
cường, đổi mới và sáng tạo“.
Hãy phân tích và chứng minh nhận định trên. Liên hệ thực tiễn Việt
Nam hiện nay .


Tư tưởng Hồ Chí Minh
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng nhân văn là nền tảng sâu xa nhất. Đó là
chủ nghĩa nhân văn kết tinh từ ngàn đời trong quá trình sinh sống, giữ nước và
dựng nước của cả một cộng đồng người gắn bó với nhau từ đời này sang đời
khác, từ thế hệ nọ đến thế hệ kia cùng nhau giải quyết các nhiệm vụ lịch sử để
tồn tại. Nó khác với các tư tưởng phân biệt giới tính, phân biệt thế hệ, phân biệt
tầng lớp, phân biệt dân tộc của Nho giáo. Nó không phải là tư tưởng từ bi, ở ẩn,
tu nhân, xuất thế chỉ nhận thức bản thân mình của Phật giáo. Nó cũng không
phải là tư tưởng xa lánh cỏi đời, bất cần thế tục của Lão giáo hay quá ưu tiên các
điều kiện sản xuất vật chất của các triết thuyết cùng thời.
Trong bài “Vĩ đại một con ngưòi”, Giáo sư Trần Văn Giàu khi viết về Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã cho rằng: cái đặc sắc làm nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh đó là
sự quan tâm đến con người trong mọi hoạt động cụ thể của nhận thức và hành
động của Hồ Chí Minh. Ông viết: “Tầm cỡ một triết nhân chưa chắc ở chỗ giải
quyết mối tương quan giữa tồn tại và tư tưởng, ở chỗ thế giới ấy là thực hay ảo
ảnh, là khả tri hay bất khả tri, ở chỗ lựa chọn giáo điều hay điều mới lạ, mà
chung quy ở mức độ quan tâm đến con người đang sống trên trái đất này… .
Nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh như mọi người đều biết đã đặt cược trên sự
nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người. Từ “Bản
án chế độ thực dân Pháp” đến “Tuyên ngôn độc lập” và từ “Tuyên ngôn đôc
lập” tới “Di chúc”. Ở đâu Hồ Chí Minh cũng coi và khẳng định trước hết là vấn
đề con người.


Từ 1911-1920, Hồ Chí Minh đã khảo sát các cuộc cách mạng lớn trên Th ế gi
ới. Năm 1920, lần đầu tiên Nguyễn Aí Quốc đọc được "Sơ thảo luận cương về
các vấn đề d â n t ô ộc và thuộc địa" của Lênin, Nguyễn Aí Quốc đã sáng tỏ, tin
tưởng và cảm động đến phát khóc "khi ấy ngồi 1 mình trong..." Với việc gia
nhập quốc tế cộng sản III, Nguyễn Aí Quốc đã từ Ch ủ ngh ĩa yêu nước đến với
Hồ Chí Minh, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp, từ người yêu nước trở
thành người cộng sản. Nguyễn Aí Quốc đã hoạt động lý luận và thực tiễn trong
ĐCS Pháp và quốc tế cộng sản.
Năm 1924, Nguyễn Aí Quốc đến Quảng Châu, sáng lập Hội Vi ệt Nam thanh
niên C ách m ạng , xuất bản báo Thanh niên, mở lớp huấn luyện chính trị, đào
tạo cán bộ, đưa họ về nước hoạt động. Nguyễn Aí Quốc xuất bản tác phẩm "Bản
án chế độ thực dân Pháp" 1925, "Đường Kách Mệnh" 1927. Tháng 2/1930, Hồ
Chí Minh soạn thảo Chánh cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ vắn tắt. Tất
cả điều đó hình thành cơ bản T ư t ư ởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng
giải phóng dân tộc của Việt Nam .
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tư tưởng chính trị đặc sắc, là
sợi chỉ đỏ xuyên suốt và bao trùm trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng
đặc sắc ấy thể hiện nhất quán mục tiêu của con đường cách mạng mà Người đã
2

Đ ỗ Ng ọc Thu ý


Tư tưởng Hồ Chí Minh
lựa chọn, nó vừa đáp ứng được yêu cầu bức xúc của dân tộc và khát vọng của
quần chúng nhân dân giành lấy độc lập, tự do, ấm no và hạnh phúc, giải phóng
cuộc đời lầm than, đói khổ dưới ách thống trị tàn bạo của chủ nghĩa thực dân, đế
quốc và bè lũ tay sai. Tư tưởng ấy đã đưa dân tộc ta đến độc lập, tự do, nước nhà
Bắc – Nam thống nhất và ngày nay, đó là nguồn sức mạnh trong sự nghiệp xây
dựng một xã hội Việt Nam mới xã hội chủ nghĩa: dân giàu, nước mạnh, công

bằng, dân chủ, văn minh.
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tư tưởng chính trị đặc sắc của
Hồ Chí Minh. Bởi lẽ, Người đã vượt qua giới hạn của những nhà yêu nước
đương thời và phát hiện ra con đường cứu dân, cứu nước. Chúng ta tự hào với
lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh kiên cường và bền bỉ để giữ vững độc lập dân
tộc của dân tộc ta. Khi nước nhà bị bọn xâm lược giầy xéo thì dân tộc không có
khát vọng nào cao hơn là giành độc lập dân tộc. Nhưng chúng ta vẫn biết là
không phải bất cứ lúc nào những người con yêu nước của dân tộc cũng tìm thấy
cho mình con đường cứu dân, cứu nước đúng đắn. Thực tiễn khi thực dân Pháp
xâm lược nước ta cho đến những năm đầu của thế kỷ XX cho thấy, nhân dân ta,
các thế hệ nối tiếp nhau đứng lên, mong đánh đuổi thực dân Pháp, giành lại non
sông đất nước. Song do chưa có đường lối đúng đắn như con đường “Tây du” và
“Đông du” của các cụ Phan khởi xướng, do ngọn cờ tư tưởng phong kiến đã lỗi
thời, nên các phong trào, các cuộc khởi nghĩa yêu nước lần lượt thất bại, quần
chúng cách mạng bị dìm trong biển máu. Sự thể đau lòng đến nỗi nhà yêu nước
Phan Bội Châu buông lời: “Trăm lần thất bại chưa có một lần thành công”. Sinh
ra trong cảnh nước mất, nhà tan, người thanh niên Nguyễn Tất Thành sau nhiều
trăn trở đã ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911. Sau hơn 10 năm lăn lộn,
qua nhiều nước để tìm tòi và thử nghiệm, Người đã đến với Chủ nghĩa Mác Lênin, đến với tư tưởng Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại. Người cho rằng
phải học tập cách mạng Nga, khi được tiếp xúc: “Bản luận cương về vấn đề dân
tộc và thuộc địa” của Lênin, Người đã sung sướng nói to lên: “Hởi đồng bào bị
đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng
chúng ta!”. Vậy là, từ lòng yêu nước, thương dân thúc giục Người ra đi tìm
đường cứu nước, cứu dân thì đến với Cách mạng tháng Mười và chủ nghĩa Lênin, Người đã tìm thấy ở đó con đường cứu nước, cứu dân và giải phóng lao
động và quả quyết: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường
nào khác con đường cách mạng vô sản”.
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tư tưởng chính trị đặc sắc của
Hồ Chí Minh còn thể hiện ở tư duy sáng tạo độc đáo của Người đối với Chủ
nghĩa Mác – Lênin về tiến trình, logic phát triển của cách mạng vô sản ở Việt
Nam. Lựa chọn con đường cách mạng vô sản là sự thống nhất giữa điều kiện

khách quan với nhận thức và hoạt động chủ quan của Hồ Chí Minh. Đó là sự
gặp gỡ của thời đại và Hồ Chí Minh, đồng thời cũng là đóng góp to lớn nhất của
Người với thời đại, đặc biệt là đối với các nước thuộc địa và phụ thuộc. Đi theo
3

Đ ỗ Ng ọc Thu ý


Tư tưởng Hồ Chí Minh
con đường cách mạng vô sản, cách mạng giải phóng dân tộc khỏi ách nô dịch
của chủ nghĩa thực dân, giải phóng quần chúng lao động khỏi áp bức bóc lột và
đi đến mục tiêu cao cả của chủ nghĩa cộng sản là giải phóng con người. Thực
hiện thắng lợi mục tiêu ấy thuộc về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt
Nam.
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội diễn ra trong suốt quá trình cách
mạng, ở mỗi giai đoạn của cách mạng; thống nhất ở mục tiêu trước mắt cũng
như lâu dài. Bởi vì, đối với một dân tộc đã phải trải qua một ngàn năm đô hộ của
phong kiến phương Bắc và gần một trăm năm dưới gót sắt của chủ nghĩa thực
dân thì khát vọng cao nhất và trực tiếp nhất là giành độc lập dân tộc, giải phóng
dân tộc. Nhưng để có độc lập thực sự cho dân tộc phải đi lên chủ nghĩa xã hội.
Vì vậy, độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc là
điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa xã hội là mục tiêu,
lý tưởng, là điều kiện đảm bảo cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân,
là nhân tố đảm bảo vững chắc của nền độc lập dân tộc. Hồ Chủ Tịch đã từng
nói : “Nhưng nếu nước được độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì
độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Và “Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc
lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ”. Như thế nghĩa là cách mạng Việt Nam phải
hướng tới mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con
người thoát khỏi mọi áp bức, bóc lột và bất công, tiến tới một xã hội “trong đó
sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả

mọi người”. Chính vì vậy, trong “Chính cương vắn tắt”, Người chủ trương tiến
hành tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng
sản.
Tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng hay là cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân và ngay trong cách mạng ấy, Người cũng xác định cần phải
giải quyết hai nội dung cơ bản đó là : độc lập dân tộc và dân chủ nhân dân.
Trong đó độc lập dân tộc là nhu cầu bức thiết cần phải tập trung sức lực giải
quyết. Bởi mâu thuẫn giữa đế quốc xâm lược với nhân dân ta mà đông đảo là
công nhân và nông dân là mâu thuẫn bao trùm lên tất cả, còn phong kiến chỉ là
tay sai và chịu sự chi phối của thực dân đế quốc. Mâu thuẫn này nổi lên sâu sắc,
gay gắt, đòi hỏi phải giải quyết. Ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta,
nhiệm vụ giải phóng dân tộc chống thực dân Pháp và tay sai đã là sự nghiệp nổi
lên hàng đầu của nhân dân Việt Nam, cách mạng Việt Nam. Đặt lên hàng đầu
nhiệm vụ giải phóng dân tộc không có nghĩa là coi nhẹ vấn đề giai cấp, coi nhẹ
chủ nghĩa xã hội. Trái lại, Người luôn quan niệm độc lập dân tộc là mục tiêu
trước tiên phải giành được để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Tuy trong cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân, nhất là ở giai đoạn đấu tranh giành chính quyền, chủ
nghĩa xã hội mới chỉ là mục tiêu, nhưng nó chỉ rõ phương hướng đi lên của cách
mạng Việt Nam – một cuộc cách mạng do giai cấp công nhân Việt Nam thông
qua đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản lãnh đạo. Chính vì vậy, sau mỗi
4

Đ ỗ Ng ọc Thu ý


Tư tưởng Hồ Chí Minh
bước thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc, Người luôn quan tâm phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng lực lượng cách mạng đi đôi với củng cố
chính quyền cách mạng. Đường lối vừa kháng chiến, vừa kiến quốc thực sự
đóng vai trò to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và tạo lập chế độ mới trong

cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Đường lối đó là cơ sở cho tiến hành đồng
thời hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng, cách mạng giải phóng dân tộc ở miền
Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc giai đoạn 1954-1975, cũng như
thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc
trên phạm vi cả nước hiện nay.
Tư tưởng của Người còn sâu sắc ở chỗ, độc lập dân tộc không chỉ là khẩu hiệu
mà phải độc lập thực sự, phải gắn liền với thống nhất tổ quốc. Độc lập bao giờ
cũng gắn liền với tự do dân chủ và ấm no hạnh phúc của nhân dân, nhất là đối
với một nước thuộc địa, nửa phong kiến có trên 90% là nông dân. Dân chủ trước
hết lúc này là phải giành lại ruộng đất cho dân cày và xác định quyền làm chủ
của nông dân trên đồng ruộng của họ. Độc lập dân tộc và dân chủ là hai mục
tiêu cơ bản, hai nội dung lớn mà cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân phải thực
hiện. Hai nội dung đó quan hệ chặt chẽ và thúc đẩy nhau, song trước hết cần tập
trung vào độc lập dân tộc vì nó giải quyết mâu thuẫn chủ yếu giữa toàn thể nhân
dân ta với đế quốc xâm lược. Giải quyết mâu thuẫn này cũng là thực hiện được
hai mâu thuẫn cơ bản của xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Và như thế, rõ ràng,
tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam là tư tưởng cách
mạng không ngừng, là sự thống nhất giữa độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa
xã hội. Vì vậy, chủ nghĩa xã hội là con đường phát triển tất yếu của cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo, sau khi đã căn bản thực
hiện thắng lợi các mục tiêu trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Đó là sự
lựa chọn của Hồ Chí Minh, của nhân dân Việt Nam và của chính lịch sử cách
mạng Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội là quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, là xu thế phát triển
của xã hội Việt Nam phù hợp với xu thế chung của lịch sử, của thời đại ngày
nay.
Xuất phát từ đặc điểm của thực tiễn xã hội Việt Nam, một nước nông nghiệp
lạc hậu, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nên trong
quan niệm về chủ nghĩa xã hội của Người không phải là đưa ra những ý tưởng
cao xa, mà là đề cập đến những lợi ích rất cụ thể thiết thực, gần gũi với những

nhu cầu đời thường của nhân dân lao động. Những quan niệm về chủ nghĩa xã
hội được diễn đạt rất dễ hiểu, dễ đi vào lòng người và cổ vũ họ đấu tranh giành
độc lập dân tộc, dân chủ cho nhân dân và hướng tới chủ nghĩa xã hội. Để quần
chúng dễ hiểu về chủ nghĩa xã hội, Người giải thích rõ : “Chủ nghĩa xã hội là
làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học,
ốm đau có thuốc, già không lao động được thì nghỉ, những phong tục tập quán

5

Đ ỗ Ng ọc Thu ý


Tư tưởng Hồ Chí Minh
không tốt dần dần được xóa bỏ (…). Tóm lại, xã hội ngày càng tiến, vật chất
ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội”.
Trong phong trào cộng sản quốc tế đã từng tồn tại quan điểm cho rằng Cách
mạng thuộc địa phụ thuộc vào Cách mạng vô sản ở chính quốc thắng lợi. Luận
cương về phong trào Cách mạng ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa nêu ở
đại hội VI quốc tế cộng sản 1928: "chỉ có thể thực hiện hoàn toàn công cuộc giải
phóng dân tộc các thuộc địa khi giai cấp VS giành được thắng lợi ở các nước TB
tiên tiến". Ý kiến này đã giảm tính chủ động, sáng tạo của Cách mạng thuộc địa.
Ngay từ đại hội V quốc tế cộng sản (1924), Nguyễn Aí Quốc đã chỉ rõ: vận
mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh giai cấp VS ở các
nước đi xâm lược thuộc địa phải gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở
các nước thuộc địa..."
Dựa vào quan điểm của Mác, "sự nghiệp giải phóng của giai cấp công nhân phải
là sự nghiệp của bản thân giai cấp công nhân". Nguyễn Aí Quốc đi đến kết luận:
"công cuộc giải phóng anh, em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản
thân anh em."
Nguyễn Aí Quốc nhận thức thuộc địa là khâu yếu của CNĐQ và nhờ đánh giá

đúng sức mạnh của chủ nghĩa y êu n ư ớc và tinh thần d ân t ộc, ngày từ năm
1924, Người đã nói: cách m ạng thuộc địa không những không phụ thuộc vào
Cách mạng vô sản ở chính quốc mà có thể giành thắng lợi trước"..."họ có thể
giúp đỡ những người anh em mình ở Phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng
hoàn toàn". Đây là cống hiến sáng tạo của Hồ Chí Minh vào kho tàng lý luận
của chủ nghĩa Mac-Lenin. C ách m ạng Vi ệt Nam đã chứng minh luận điểm
của Hồ Chí Minh là đúng.
Tư tưởng Hồ Chí Minh, như các văn kiện của Đảng đã nêu lên, là sản phẩm của
sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu
nước Việt Nam; là kết quả sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác Lê-nin vào giải quyết những vấn đề của cách mạng Việt Nam. Đó là lý luận về
cách mạng giải phóng dân tộc, và tiến lên chủ nghĩa xã hội ở các nước thuộc địa;
là tư tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người, mà hạt
nhân trung tâm là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Ở đây, em chỉ đề cập những tư tưởng cốt lõi, có tính sáng tạo của Hồ Chí
Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc. Về phương diện này có thể nêu lên n
ăm điểm quan trọng:
Một là, Hồ Chí Minh đã phân tích, phê phán, lên án một cách sâu sắc, toàn
diện và cụ thể chủ nghĩa đế quốc, thực dân, chế độ áp bức, bóc lột tàn bạo của
nó đối với các nước thuộc địa. C.Mác và Ph.Ăng-ghen (thời đó, thuộc địa chưa
6

Đ ỗ Ng ọc Thu ý


Tư tưởng Hồ Chí Minh
là hiện tượng phổ biến, điển hình) đã có những công trình phê phán sâu sắc
chính sách thực dân của giai cấp tư sản Anh ở Ái Nhĩ Lan, Ấn Độ v.v.. V.I. Lênin đã có một loạt các tác phẩm lớn về chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân,
về quyền dân tộc tự quyết, về mối quan hệ giữa cách mạng vô sản với phong
trào giải phóng dân tộc, và theo đánh giá của Hồ Chí Minh - "Lê-nin là người
đầu tiên đã đặt cơ sở cho một thời đại mới, thật sự cách mạng trong các nước

thuộc địa" . Tuy nhiên, ba nhà sáng lập chủ nghĩa cộng sản, trong điều kiện lịch
sử lúc bấy giờ, chủ yếu mới đứng ở giác độ người cộng sản ở các chính quốc để
luận giải vấn đề thuộc địa. Còn Hồ Chí Minh đã bổ sung cho lý luận của ba ông
bằng cái nhìn từ phía dân tộc bị áp bức mà mình là một đại diện trực tiếp. Hình
ảnh "con đỉa hai vòi" mà Hồ Chí Minh nêu lên, đơn giản, dễ hiểu, nhưng thể
hiện cực kỳ sâu sắc và chính xác nhận thức Hồ Chí Minh về bản chất chủ nghĩa
thực dân đế quốc. Những hệ luận từ đó có thể rút ra có ý nghĩa đặc biệt to lớn
đối với phong trào giải phóng dân tộc và cả đối với cách mạng vô sản ở chính
quốc, điều này sẽ được nói tới bên dưới.
Hai là, vấn đề hàng đầu trong tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề giải phóng
dân tộc, là độc lập cho dân tộc. Cả cuộc đời Hồ Chí Minh và cả lịch sử cách
mạng hiện đại Việt Nam chứng minh rõ điều ấy.Từ tuổi thanh niên, Nguyễn
Sinh Cung đã là một trong những người con yêu nước ưu tú nhất, tiêu biểu cho
dân tộc. Tất cả ý nghĩa cuộc sống đối với Nguyễn Sinh Cung lúc đó là cứu nước,
giải phóng dân tộc, cứu đồng bào khỏi kiếp đọa đày đau khổ. Người coi đấy là lẽ
sống thiêng liêng nhất. "Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là
tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu". Đối với Người, tất
cả mọi kế sách đều vô nghĩa nếu không nhằm độc lập cho dân tộc, tự do cho
đồng bào. Cả cuộc đời, Người "chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là
làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng
bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành" .Năm 1911, Nguyễn Tất
Thành ra đi mục đích cũng chỉ để tìm đường cứu nước.Năm 1920, Nguyễn Ái
Quốc đến với chủ nghĩa Lê-nin trước tiên cũng vì tìm thấy ở "Luận cương của
Lê-nin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa" là "cái cần thiết cho chúng ta, đây là
con đường giải phóng chúng ta".Năm 1941, trong tình hình "nước sôi, lửa
bỏng", dân ta "một cổ, ba tròng", Người vạch rõ lúc này quyền lợi giải phóng
dân tộc cao hơn tất thảy. Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc, thì chẳng
những toàn thể quốc gia, dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi bộ
phận của giai cấp vạn năm cũng không đòi lại được.Năm 1945, Tuyên ngôn độc
lập trịnh trọng tuyên bố: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và

sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem
tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc
lập ấy".Năm 1946, thực dân Pháp định cướp nước ta lần nữa, Hồ Chí Minh
trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, đanh thép tuyên bố: "Không! Chúng ta
thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm
nô lệ"."Không có gì quý hơn độc lập, tự do!". Đó là tuyên bố hùng hồn trước sự
7

Đ ỗ Ng ọc Thu ý


Tư tưởng Hồ Chí Minh
tàn bạo của đế quốc Mỹ trong cuộc đụng đầu lịch sử, cũng là một đại tổng kết
nổi tiếng của Hồ Chí Minh, một đại tổng kết từ toàn bộ lịch sử dân tộc. Đó là
nguyên lý đầu tiên, trước hết và trên hết trong hệ thống phân tích khoa học
những mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu của xã hội Việt Nam thuộc địa và nửa
phong kiến, trong đó mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu nhất là mâu thuẫn giữa dân
tộc Việt Nam với chủ nghĩa đế quốc xâm lược và bè lũ tay sai.Tư tưởng "không
có gì quý hơn độc lập, tự do" đòi hỏi tất yếu ý chí tự lực tự cường, tinh thần độc
lập tự chủ và sáng tạo trong đường lối cũng như trong thực tiễn đấu tranh cách
mạng, không ỷ lại trông chờ bên ngoài, không rập khuôn sao chép.
Ba là, không có gì quý hơn độc lập, tự do, nhưng "Muốn cứu nước và giải
phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản" ,
rằng "chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân
tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ" . Như vậy,
trong tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc tất yếu gắn với chủ nghĩa xã hội,
giải phóng dân tộc được đặt trong quỹ đạo thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội,
cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Điều cần đặc biệt
nhấn mạnh là Hồ Chí Minh đã giải quyết một cách đúng đắn những vấn đề then
chốt đó trên cơ sở không chỉ là vận dụng sáng tạo mà có sự phát triển lý luận

mác-xít về mối quan hệ giữa cách mạng thuộc địa với cách mạng ở chính quốc,
giữa giai cấp và dân tộc, giữa quốc gia và quốc tế, giữa Việt Nam với thế giới.
Bốn là, theo Hồ Chí Minh, cách mạng thuộc địa có vai trò cực kỳ quan trọng
đối với quá trình cách mạng thế giới. Nếu chủ nghĩa đế quốc là "con đỉa hai
vòi", một vòi hút máu giai cấp vô sản ở chính quốc, một vòi hút máu dân tộc
thuộc địa; do đó nếu chỉ chặt một vòi, con đỉa đế quốc vẫn sống, thì giữa cách
mạng vô sản ở chính quốc với cách mạng thuộc địa phải cùng sánh vai nhau như
thể "con chim hai cánh", một cánh không thể bay lên, cách mạng khó mà thắng
lợi, cả ở chính quốc, cả ở thuộc địa.Hơn nữa, theo Hồ Chí Minh, cách mạng
thuộc địa, khi có thời cơ, có thể chủ động giành thắng lợi trước cách mạng vô
sản ở chính quốc và trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện sống còn của
chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em
mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn.
Năm là, có sự nhuần nhuyễn cao độ mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc,
giữa dân tộc và quốc tế. Đó là đặc trưng bản chất trong triết lý chính trị Hồ Chí
Minh, trong tư tưởng Hồ Chí Minh.Khoảng cuối những năm 20 đầu 30 thế kỷ
trước, có người cho rằng Nguyễn Ái Quốc là người nặng về dân tộc, nhẹ về giai
cấp, là người dân tộc chủ nghĩa chứ không phải quốc tế chủ nghĩa. Lịch sử
chứng minh hoàn toàn không phải như vậy. Lịch sử chứng minh đường lối tả
khuynh "giai cấp chống giai cấp" đơn thuần và trừu tượng của Đại hội Quốc tế
Cộng sản lần thứ 6 là sai và đã được Đại hội lần thứ 7 điều chỉnh. Trong phong
trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh
8

Đ ỗ Ng ọc Thu ý


Tư tưởng Hồ Chí Minh
được đánh giá là một lãnh tụ hiếm hoi đã giải quyết thành công những vấn đề rất
phức tạp về quan hệ giai cấp - dân tộc - quốc tế trong những bối cảnh đất nước

và thế giới cực kỳ phức tạp. Người đã giải quyết các vấn đề ấy một cách đúng
đắn, khôn khéo và thủy chung, xa lạ với chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, vị kỷ, với
mọi màu sắc của chủ nghĩa sô-vanh.Năm 1941, sau khi Nhật vào Đông Dương
và khi thời cơ giành độc lập đang đến gần. Hồ Chí Minh nói "Trong lúc này
quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy" . Phải có lập trường giai cấp
vững chắc, thành thục, điêu luyện mới có được tư tưởng đó - tư tưởng dân tộc
nhất mà cũng là lập trường giai cấp cao nhất trong tình thế "nước sôi, lửa bỏng"
lúc bấy giờ, và vì có lập trường giai cấp vững chắc nên mới thể hiện được tư
tưởng dân tộc cao nhất . Cũng có thể hiểu trong tinh thần đó về sự nhuần nhuyễn
quan hệ giữa giai cấp và dân tộc, nhưng ở một tình thế khác, tình thế năm 1946,
khi Hồ Chí Minh tuyên bố "Đảng tự giải tán" (thực ra là vào hoạt động bí mật).
Có ý kiến cho rằng chủ nghĩa Mác - Lê-nin chú trọng giai cấp. Hồ Chí Minh chú
trọng dân tộc. Ý kiến này không đúng. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin đâu chỉ biết giai
cấp mà nó là học thuyết cách mạng giải phóng toàn thể những người lao động bị
bóc lột, giải phóng cả dân tộc, cả xã hội, cả loài người và nếu không có chủ
nghĩa Mác - Lê-nin thì đã không có tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng của Hồ
Chí Minh sở dĩ trở thành tư tưởng Hồ Chí Minh là bởi ở Hồ Chí Minh chủ nghĩa
yêu nước cao độ đã bắt gặp học thuyết cách mạng và khoa học nhất của thời đại
là chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Nhờ được vũ trang bằng chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Hồ
Chí Minh đã vượt qua được những hạn chế của các chí sĩ yêu nước đương thời
như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, mở ra trang sử mới đầy thắng lợi vẻ vang
cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Phải thấy đầy đủ Hồ Chí Minh vừa là nhà mác-xít lê-nin-nít chân chính, vừa
là người cộng sản vĩ đại, vừa là nhà yêu nước vĩ đại, không những tuyệt đối
trung thành với lý tưởng yêu nước và cách mạng mà còn rất sáng tạo, đặc biệt
trong việc giải quyết một vấn đề cơ bản và phức tạp nhất của lý luận cách mạng
là mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc, dân tộc và quốc tế. Cho nên nếu đề cao
tư tưởng Hồ Chí Minh bằng cách tách rời, hạ thấp, thậm chí đối lập với chủ
nghĩa Mác - Lê-nin, là - về khách quan - hạ thấp chính Hồ Chí Minh và tư tưởng
Hồ Chí Minh./.

Như vậy, có thể khẳng định rằng tư tưởng về chủ nghĩa xã hội của Người thể
hiện đậm nét sự công bằng xã hội. Nó không chỉ phản ánh mục tiêu, lý tưởng,
bản chất sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam mà còn thể hiện tính
nhân đạo, nhân văn sâu sắc, đó là một chủ nghĩa xã hội tất cả vì con người và do
con người. Trung thành với con đường đã chọn, suốt cuộc đời Hồ Chí Minh đã
phấn đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp,
giải phóng xã hội và giải phóng con người, vì một xã hội xã hội chủ nghĩa hiện
thực trên đất nước Việt Nam.

9

Đ ỗ Ng ọc Thu ý


Tư tưởng Hồ Chí Minh
Mặc dù hiện nay chủ nghĩa xã hội thế giới sau những biến động khủng hỏang,
sụp đổ đã có những dấu hiệu phát triển tích cực, nhiều nước khu vực Mỹ- latin
tuyên bố xây dựng chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI, sự nghiệp đổi mới chủ nghĩa xã
hội ở nước ta đạt thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử … Song các thế lực thù
địch vẫn đang ráo riết thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, gây bạo lọan lật
đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo” hòng
làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta. Hơn nữa, ngay một bộ phận nhân dân ta,
trong đó có cả những cán bộ, đảng viên đã một thời không tiếc máu xương cho
sự nghiệp giải phóng dân tộc, nhưng đứng trước những khó khăn trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội, những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường kết
hợp với sự chống phá quyết liệt của kẻ thù, đã mất phương hướng chính trị, dao
động về lập trường tư tưởng. Thậm chí có người phủ nhận những thành quả cách
mạng mà nhân dân ta giành được, cho rằng chúng ta tiến hành kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ là sai lầm, gây nên sự mất mát hy sinh không cần
thiết… Trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và cơ chế thị

trường ở nước ta hiện nay, một số người còn cho rằng đã là nền kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần thì phải tự do hóa, chế độ một đảng lãnh đạo là không tương
dung với kinh tế nhiều thành phần, hoặc đã chấp nhận kinh tế thị trường thì
đừng nói đến định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ đó, họ khuyên chúng ta không
nên tiếp tục con đường xã hội chủ nghĩa mà nên đi theo chủ nghĩa xã hội dân
chủ hay dừng lại ở chế độ dân chủ nhân dân, củng cố chế độ dân chủ nhân dân
đến khi nào chuẩn bị đầy đủ các yếu tố hãy đi lên chủ nghĩa xã hội cũng chưa
muộn, v.v…
Trước những diễn biến của tình hình trên đây, rõ ràng đều nhắm tới mục tiêu,
ý đồ đen tối là phủ định tư tưởng xuyên suốt trong di sản Hồ Chí Minh đối với
cách mạng nước ta, mong muốn lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Do
vậy, đòi hỏi chúng ta phải vững tin vào con đường Bác Hồ đã lựa chọn, giữ
vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong giai đọan cách mạng
hiện nay, tiếp tục quá trình đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và
hội nhập quốc tế, tiến lên xã hội xã hội chủ nghĩa, vì dân giàu, nước mạnh, công
bằng, dân chủ, văn minh./.
Bản chất tư tưỏng nhân văn của Hồ Chí Minh vì con người và giải phóng con
người được xem như là linh hồn của tư tưởng Hồ Chí Minh, nó không chỉ tác
động chi phối các quan hệ chính trị, kinh tế, xã hội mà điều quan trọng hơn, nó
thấm vào mọi mặt của đời sống xã hội, vào các quan hệ đạo đức, vào lý tưởng
thẩm mỹ, vào quan niệm hạnh phuc, niềm tin, hy vọng. Nhiều tư tưởng của
Người đã tạo thành linh hồn sống của rất nhiều cảm xúc đạo đức, chính trị và
nghệ thuật xác lập các yếu tố cơ bản của đời sống tinh thần xã hội Việt Nam. Do
vậy, Đảng ta xác định Chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền
tảng tinh thần của xã hội là một tất yếu lịch sử.

10

Đ ỗ Ng ọc Thu ý



Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tròn 23 năm (1987-2010), kể từ ngày UNESCO quyết định công nhận Chủ
tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, người “tượng trưng
cho tinh hoa của dân tộc Việt Nam, cho ý chí kiên cường, bất khuất của nhân
dân Việt Nam suốt bốn nghìn năm lịch sử”(1), là: Anh hùng giải phóng dân tộc,
danh nhân văn hoá kiệt xuất của Việt Nam, vì những đóng góp của Người cho
hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và những tiến bộ xã hội.
“Chỉ có ít nhân vật lịch sử trở thành một bộ phận của huyền thoại ngay từ khi
còn sống và rõ ràng Hồ Chí Minh là một trong số đó. Người sẽ được ghi nhớ
không phải chỉ là người giải phóng cho Tổ quốc và nhân dân bị đô hộ mà còn là
một nhà hiền triết hiện đại đã mang một viễn cảnh và hy vọng mới cho những
người đang đấu tranh không khoan nhượng để loại bỏ bất công, bất bình đẳng
khỏi trái đất này”. Vì vậy, “Hồ Chí Minh là một con người truyền thuyết. Một
con người của thời đại Người và của mọi thời đại... Hồ Chí Minh không phải là
ký ức của quá khứ. Người là tất cả và là nhân cách của một ý thức và giá trị của
một tư tưởng như biểu tượng của một tư tưởng sống, sống động như đã thực tế
sống trong suốt 79 mùa xuân của Người”.
Thay cho lời kết, em xin trích một đoạn thơ ghi ngay trang đầu cuốn bài hát
ngợi ca Bác Hồ xuât bản tại Mỹ năm 1967:
“Trên đời có những chân lý không hề đổi thay
Có những con người không khuất phục bao giờ
Có những tên tuổi sống mãi với thời gian
Hồ Chí Minh!”.

11

Đ ỗ Ng ọc Thu ý




×