Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

người là hiện thân sáng chói của tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với cnxh, là mẫu mực của tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đổi mới và sáng tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.16 KB, 8 trang )

Câu hỏi :
Trong diễn văn tại lễ kỉ niệm 105 năm ngày sinh Chủ Tịch Hồ Chí Minh có viết:
“ Người là hiện thân sáng chói của tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, là
mẫu mực của tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đổi mới và sáng tạo.”
Hãy phân tích và chứng minh nhận định trên. Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam hiện nay.

Mục lục

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1/ Phân tích, chứng minh nhận định “ Chủ Tịch Hồ Chí Minh là hiện thân sáng chói
của tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, là mẫu mực của tinh thần độc
lập tự chủ, tự lực tự cường, đổi mới và sáng
tạo”
2/ Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam hiện nay
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
1

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị cha già kính yêu của dân tộc, một lãnh tụ xuất sắc và một nhà
cách mạng chân chính, suốt cuộc đời hoạt động, Người đã giành phần lớn tâm tư và sức
lực cho con đường cách mạng độc lập dân tộc. Và đây cũng là một trong những tư tưởng
lớn của Người. Trong nhiều văn kiện của Đảng ta, vấn đề độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội luôn được khẳng định một cách mạnh mẽ và dứt khoát. Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã nêu rõ: “Nắm vững ngọn cờ
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xa hội. Đó là bài học xuyên suốt quá trình cách mạng của
nước ta. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa xa hội là cơ sở đảm bảo vững chắc cho độc lập dân tộc”. Và tại diễn văn tại lễ kỉ
niệm 105 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Người là hiện thân sáng chói
của tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, là mẫu mực của tinh thần
độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đổi mới và sáng tạo”. Nhìn ra bên ngoài và nhìn lại lịch


sử Việt Nam trong thế kỉ XX và những năm đầu thế kỉ XXI vừa qua chúng ta thấy rằng
tư tưởng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh là hoàn toàn đúng đắn và sáng suốt.
II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1, Phân tích, chứng minh nhận định “ Hồ Chí Minh là hiện thân sáng chói của tư
tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hôi, là mẫu mực của tinh thần độc
lập tự chủ, tự lực tự cường, đổi mới và sáng tạo”:
Như chúng ta đã biết dân tộc ta có truyền thống yêu nước, anh dũng bất khuất, đã từng
chiến thắng nhiều đế quốc phong kiến hung hãn. Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước
ta, phong trào yêu nước đã dấy lên hết sức mạnh mẽ. Liên tiếp nổ ra các cuộc nổi dậy
trên khắp mọi miền đất nước thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân, các bậc sĩ phu, kể
cả một bộ phận quan lại phong kiến. Các phong trào Cần Vương, khởi nghĩa Yên Thế,
các phong trào Duy Tân, Đông Du, khởi nghĩa Yên Bái và hàng chục cuộc đấu tranh
khác nữa đều bị thực dân Pháp thẳng tay đàn áp và thất bại. Điều đó chứng tỏ rằng, vẫn
là nhân dân giàu lòng yêu nước,có truyền thống chống giặc ngoại xâm, sẵn sàng ửng hộ
và tham gia các phong trào yêu nước, còn các bậc sĩ phu, các nhà lãnh đạo phong trào
chống thực dân Pháp đều có thừa trí dụng, không thiếu quyết tâm nhưng họ, cả giai cấp
phong kiến và đại diện cho chế độ phong kiến, cả giai cấp tư sản và đại diện cho thế lực
tư sản khi đó đêì không giải quyết được vấn đề độc lập dân tộc ở nước ta.
Trong bối cảnh đó, chưa bao giờ như lúc bấy giờ, độc lập dân tộc càng trở nên là yêu
cầu cơ bane, khách quan của xã hội Việt Nam- xã hội thuộc địa nửa phong kiến, công
cuộc giải phóng dân tộc Việt Nam khi ấy ở trong “tình hình đen tối như không có đường
ra”. Bằng con đường nào và giai cấp nào có khả năng gánh vác sứ mệnh trọng đại đó?
2
Nhưng rồi chính lịch sử lại có lời giải đáp. Chủ nghĩa Mác ra đời đã vạch ra cái tất yếu
bị che lấp bởi màn sương mù lịch sử. Chủ nghĩa Mác khẳng định: chủ nghĩa tư bản nhất
định bị thay thế bằng một chế độ tốt đẹp hơn- chế độ cộng sản chủ nghĩa không có
người bóc lột người và người đào huyệt chôn chủ nghĩa tư bản chính là giai cấp công
nhân- sản phẩm của nền đại công nghiệp và tư bản chủ nghĩa. Đó là một tiếng sét trong
lòng chủ nghĩa tư bản vào thời kì thịnh trị, sau khí nó chiến thắng các chế độ chuyên chế
phong kiến, và đã bành trướng ra khắp thế giới. Các nước tư bản phát triển khi ấy đang

trở thành “trung tâm vũ trụ”, chi phối và làm mưa làm gió mọi mặt đời sống xã hội loài
người. Nhưng chính thời điểm mà chủ nghĩa tư bản tưởng như đang cực thịnh ấy, thì
Cách mạng Tháng Mười đã nổ ra. Sự đột phá Tháng Mười mở đầu cho một xu thế phát
triển mới của lịch sử thế giới. Nếu trước cách mạng Tháng Mười, chế độ tư bản chủ
nghĩa phát triển đến mức người ta rêu rao như là một “định mệnh”, như một “trật tự
vĩnh hằng”, thì sau Tháng Mười-1917, không ai không thấy, cái then hãm thế giới đã bị
bẻ gãy, điều định mệnh ấy thành ảo tưởng, cái trật tự ấy bị lật nhào, tạo ra phản ứng dây
chuyền của hàng loạt cuộc đấu tranh giải phóng có quy mô to lớn và chiều sâu cách
mạng chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại. Rõ ràng, tới những năm 20 của thế kỉ XX
với những biến động sâu sắc, đặc biệt với Cách mạng Tháng Mười Nga “rung chuyển
thế giới” đã làm cho tính chất thời đại thay đổi, giai cấp trung tâm của thời đại thay đổi,
vai trò lãnh đạo cách mạng cũng tay đổi, vì cậy con đường để giải quyết mâu thuẫn của
xã hội, lực lượng cách mạng và phương pháp cách mạng cũng thay đổi.
Toàn bộ tình hình đố của thế giới, bừng nhiều con đường, dội và thấm sâu trong mảnh
đát Việt Nam- nơi mà chính “sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi, chủ
nghĩa cộng sản chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa
thôi”. Hơn ai hết, chính Nguyễn Ái Quốc là người gieo hạt, gây mầm cách mạng Việt
Nam. Khác với con đường cứu nước của ông cha, gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa
phong kiến (cuối thế kỉ XIX), hoặc chủ nghĩa tư bản (đầu thế kỉ XX), con đường cứu
nước của Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Năm 1920, ngay khi quyết định phương hướng giải phóng và phát triển dân tộc theo con
đường của cách mạng vô sản, ở Hồ Chí Minh đã có sự gắn bó thống nhất giữa dân tộc
và giai cấp, dân tộc và quốc tế, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Từ chủ nghĩa yêu
nước đến chủ nghĩa Mác- Lênin, Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường cứu nước, giải
phóng dân tộc. Người khẳng định cách mạng giải phóng dân tộc muốn thành công phải
đi theo con đường cách mạng vô sản- con đường của V.I Lênin và Cách mạng tháng
Mười Nga. Tháng 12 năm 1920, Người tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp và trở
thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Từ thời điểm này, con đường và định hướng
phát triển cách mạng Việt Nam được Người từng bước phác thảo.
Ở Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, bản lĩnh và tố chất đặc biệt Việt Nam đã

bắt gặp chủ nghĩa Mác- Lênin kết hợp với phong trào công ngân Việt Nam chuyển hóa
thành một tất yếu đưa đến một sự kiện trọng đại: Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam
ra đời. Sự kiện này là mốc son đánh dấu sự kết hợp các nhân tố dân tộc và giai cấp, quộc
gia và quốc tế, độc lập đan tộc và chủ nghĩa xã hội tỏng bản chất của Đảng. Vừa ra đời,
Đảng tuyên bố: “ Chủ trương tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi
3
tới xã hội cộng sản”. Lời tuyên bố ấy cũng đồng nghĩa với lời bác bỏ thẳng thừng chế độ
phong kiến và chế đột tư bản chủ nghĩa, và nhìn rộng hơn, cũng bác bỏ bất cứ một thứ
chủ nghĩa nào khác, bất cứ một con đường nào khác. Một cách tự nhiên là sau lời tuyên
bố ấy của Đảng, chủ nghĩa xã hội không chỉ là mục tiêu lựa chon mà đã thực sự thúc đẩy
lịch sử dân tộc Việt Nam chuyển mình, là con đường dân tộc Việt Nam đã và đang đi từ
đó dọc thế kỉ XX và tiếp tục đi cho tới đích cuối cùng. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ
trong truyền đơn cổ động mua báo Le Paria: “Chỉ có chủ nghĩa xã hôi, chủ nghĩa cộng
sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới
khỏi ách nô lệ, chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhận loại, đem lại cho mọi người
không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc có một xã hội tốt lành gắn liền với tự do, bình
đẳn, bác ái, đoàn kết, ấm no, đảm bảo việc làm cho mọi người, tất cả vì niềm vui, hòa
bình, hạnh phúc của con người”. Sự khẳng định này được Người củng cố khi đến Liên
Xô và chứng kiến những thành tựu toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của
Đảng Cộng Sản và nhân dân Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hôi.
Người coi đó là tấm gương là mô hình cho tương lai dân tộc Việt Nam, tuy nhiên chúng
ta sẽ phải áp dụng một cách linh hoạt và nhạy bén vào thực tế tình hình Việt Nam lúc
bấy giờ.
Trong nhiều thời kì cách mạng, cách diễn đạt, luận giải của Người và Đảng ta có nhiều
cấp độ biểu hiện khác nhau, song đều có sự nhất quán với quan điểm tư tưởng của Hội
nghị thành lập Đảng: “ Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam sau khi thành
công tất yếu phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa. Như Hồ Chí Minh đac
viết “ lúc đầu chính chủ nghĩa yêu nước đã khiến tôi tin theo Lênin và quốc tế thứ ba”.
Rõ ràng là Người đã tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ lòng yêu nước, ý chí quyết tâm cứu
nước và khát vọng giải phóng dân tộc. Dần dần, từng bước một, bằng nghiên cứu lí luận

và thực tiễn, Hồ Chí Minh đã luận giả rõ sự thống nhất, biện chứng quá trình từ giải
phóng dân tộc đến giải phóng giai cấp và giải phóng con người, người coi đó là mục tiêu
của cách mạng Việt Nam theo đúng bản chất của chủ nghĩa Mác- Lênin, điều như Người
đã viết: “ chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân
tộc bị áp bức và fiai cấp công nhân toàn thế giới”. Người cũng đã nói rõ rằng: “ không
có chế độ nào tôn trong con người, chú ý xem xét những lợi ích các nhân đúng đắn và
đảm bảo cho nó được thỏa mãn bằng chế độ xã hội chủ nghĩa”. Chủ nghĩa xã hội trước
hết nhằm làm cho nhân dân thoát nạn bần cùng, làm cho người có công ăn việc làm,
được ấm no và sống cuộc đời hạnh phúc, là nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được
hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo măc, ai cũng được hoc hành. Chính
vì vậy, độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội là một chế
độ do nhân dân lao động làm chủ. Có độc lập thì mới có một chế độ do nhân dân làm
chủ. Nhà nước phải phát huy quyền làm chủ của nhân dân để huy động tối đa trí dân,
sức dân, làm những việc ích lợi cho dân. Đó là nhà nước của dân, do dân, vì dân dựa
trên nền tảng khối đại đoàn kết dân tộc mà nòng cố là liên minh công, nông và trí thức
do Đảng Cộng Sản lãnh đạo. Theo Hồ Chí Minh, mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là
những gì gắn bó thường nhật, tác động trực tiếp đến người dân. Người đã từng nói: “
Dân chỉ biết đến ý nghĩa của độc lập khi dân được ăn no, mặc ấm, nếu giành được độc
4
lập dân tộc rồi mà dân vẫn đói, vẫn rét, vẫn bệnh, các cháu không được tới trường học
thì độc lập dân tộc cũng chẳng có ỹ nghĩa gì”. Phải không ngừng nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao động, làm sao cho nhân dân đủ
ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao
động thì được nghỉ, những phong tục tập quán không tốt dần được xóa bỏ. Toàn Đảng,
toàn dân ta phải đoàn kết xây dững một đất nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc
lập dân chủ và giàu mạnh.
Rõ ràng sự lựa chọn mục tiêu độc lập dân tộc gắn chặt với chủ nghĩa xã hội của Đảng và
nhân dân ta, xét về loogic là một tất yếu khách quan,xét về lịch sử, là hoàn toàn phù hợp
với sự vận động của cách mạng Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại; xét về nhu
cầu, là hoàn toàn xuất phát từ điều kiện cụ thể của một nước thuộc địa, nửa phong kiến

và nguyện vọng cháy bỏng của nhân dân Việt Nam; và xét về mặt xã hội, đó là một hệ
giá trị cơ bản nhất quyết định sự phát triển của đất nước Việt Nam ta hôm nay và mai
sau.
Có thể khẳng định như vậy bởi vì việc giải quyết vấn đề độc lập dân tộc theo ý thức hệ
phong kiến và tư sản, trong khuôn khổ của chế độ phong kiến và chế độ tư bản chủ
nghĩa không tránh khỏi những mâu thuẫn và những hạn chế bắt nguồn từ bản chất kinh
tế và chính trị các chế độ ấy - những hình thái kinh tế - xã hội dựa trên các quan hệ tư
hữu về tư liệu sản xuất và các quan hệ đối kháng giai cấp.
Vượt qua những mâu thuẫn và những hạn chế trong việc giải quyết vấn đề độc lập dân
tộc theo lập trường phong kiến và tư sản chỉ có thể là con đường gắn liền độc lập dân
tộc với chủ nghĩa xã hội, tức là giải quyết độc lập dân tộc theo lập trường của giai cấp
công nhân, của chủ nghĩa xã hội khoa học. Đó là : Độc lập dân tộc thực sự phải là độc
lập về chính trị, kinh tế, văn hóa, đối ngoại. Độc lập dân tộc thực sự đòi hỏi phải xóa bỏ
tình trạng áp bức bóc lột và nô dịch của dân tộc này đối với dân tộc khác về kinh tế,
chính trị và tinh thần. Do đó, độc lập gắn liền với tự do và bình đẳng, công việc nội bộ
quốc gia - dân tộc phải do quốc gia - dân tộc đó giải quyết không có sự can thiệp từ bên
ngoài.
Bản chất của chủ nghĩa xã hội là thực hiện triệt để giải phóng giai cấp, giải phóng dân
tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Chủ nghĩa xã hội sẽ xóa bỏ căn nguyên
kinh tế sâu xa của tình trạng người bóc lột người do chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu
sản xuất sinh ra. Nhờ đó, nó xóa bỏ cơ sở kinh tế sinh ra ách áp bức con người về chính
trị và sự nô dịch con người về tinh thần, ý thức và tư tưởng.
Chủ nghĩa xã hội thực hiện độc lập dân tộc để mở đường đưa dân tộc tới sự phát triển
phồn vinh về kinh tế, sự phát triển phong phú đa dạng về văn hóa, tinh thần, sự thực
hiện đầy đủ nhất quyền lực của nhân dân. Chỉ với chủ nghĩa xã hội, độc lập dân tộc mới
đạt tới chân giá trị của nó ở chỗ nó hướng tới phục vụ lợi ích và quyền lực của mọi
người lao động, làm cho mọi thành viên của cộng đồng dân tộc trở thành người chủ thực
sự có cuộc sống vật chất ngày càng đầy đủ và cuộc sống tinh thần ngày càng phong phú.
Chính điều đó làm cho nền tảng của sự độc lập tự chủ càng thêm vững chắc, khả năng
bảo vệ nền độc lập dân tộc càng đầy đủ và mạnh mẽ.

Sự phát triển thực chất và bền vững của độc lập dân tộc được đo bằng những khả năng
5
và điều kiện bảo đảm cho dân tộc thoát khỏi tình cảnh nô lệ, phụ thuộc, bị áp bức bóc
lột và nô dịch. Nó cũng bảo đảm cho dân tộc vượt qua tình trạng đói nghèo, lạc hậu và
tụt hậu trong tương quan với các dân tộc khác trong thế giới và ngày càng phát triển
mạnh mẽ hơn để đạt tới sự bình đẳng trong các mối quan hệ giữa con người với con
người, giữa cộng đồng dân tộc này với cộng đồng dân tộc khác.
Toàn bộ khả năng và điều kiện bảo đảm đó chỉ có thể được tìm thấy và giải quyết bằng
con đường phát triển chủ nghĩa xã hội.Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trở thành hệ
giá trị phát triển của Việt Nam, dưới ngọn cờ của Đảng, trong thời đại ngày nay. Đó
cũng chính là cái lôgíc phát triển lịch sử của dân tộc Việt Nam, 80 năm qua, dưới sự
lãnh đạo của Đảng ta, làm nên cốt cách Việt Nam, bản lĩnh Việt Nam và vị thế Việt
Nam trước thế giới.
Nhận thức và hành động theo sự lựa chọn và theo hệ giá trị đó, Đảng ta đã lãnh đạo
thành công cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945, và chiến thắng đế quốc Mỹ giải phóng
hoàn toàn đất nước 1975- một điển hình trong các dân tộc thuộc địa, tiến hành thắng lợi
hai cuộc kháng chiến hoàn toàn không cân sức với "hai đế quốc to", mở ra thời kỳ phi
thực dân sau Việt Nam cho cả hệ thống thuộc địa và các nước phụ thuộc trên thế giới.
2/ Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam hiện nay:
Hồ Chí Minh là người tìm ra con đường giải phóng dân tộc Việt Nam: Con đường độc
lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hôi. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội cũng
chính là mục tiêu cao cả, bất biến của toàn Đảng, toàn dân ta. Dưới sự lãng đạo của
Đảng nhân dân ta đã dấu tranh giành được độc lập dân tộc, từng bước xây quá độ lên
chủ nghĩa xã hội. Trong điều kiện nước ta, độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa
xã hội, sau khi giành được độc lập dân tộc phải đi lên chủ nghĩa xã hội, vì đó là quy luật
tiến hóa trong quá trình phát triển của xã hội loài người. Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới
đáp ứng được khát vọng của toàn dân tộc, dân chủ cho nhân dân.
Hiện nay chúng ta đang tiến hành đổi mới đất nước hoàn thiện mục tiêu: “ Dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” là tiếp tục con đường cách mạng độc
lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn. Đổi mới, vì thế,

là quá trình vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chứ không phải là thay đổi mục tiêu.
Tuy nhiên, khi chấp nhận kinh tế thị trường, chủ động hội nhập kinh tế thế giới chúng ta
phải biết tận dụng các mặt tích cực của nó, đồng thời đề phòng, ngăn chặn các tiêu cực,
đảm bảo nhịp độ phát triển nhanh, bền vững trên tất cả các lĩnh vực mọi mặt đời sống xã
hội: kinh tế, chính trị, văn hóa, không vì phát triển, tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá mà
làm phương hại các mặt khác của con người.
Vì vậy chúng ta phải phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khơi dậy mạnh mẽ tất cả
các nguồn lực, trước hết là nội lực để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
gắn với phát triển kinh tế tri thức. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phải
biết tranh thủ các điều kiện quốc tế thuận lợi, tận dụng tối đa sức mạnh của thời đại.
Ngày nay, sức mạnh thời đại tập trung ở cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, xu thế
6
toàn cầu hóa, chúng ta cần tranh thủ tối đa các cơ hội đó để nâng cao hiệu quả hợp tác
quốc tế, phải có cơ chế, chính sách đúng để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, kinh nghiệm
và công nghệ hiện đại, thực hiện kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại theo tư
tưởng của Người. Muốn vậy chúng ta phải có đường lối chính trị độc lập tự chủ. Tranh
thủ hợp tác phải đi đôi với thường xuyên khơi dậy chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc
chân chính của mọi người Việt Nam nhằm góp phần làm gia tăng tiềm lực quốc gia. Chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế phải gắn liền với nhiệm vụ trau dôi bản lĩnh và bản sắc
văn hóa dân tộc nhất là cho thanh, thiếu niên- lực lượng rường cột của nước nhà, để
không tự đánh mất mình xa rời cốt cách dân tộc. Chỉ có bản lĩnh và cốt cách văn hóa dân
tộc sâu sắc mới có thể loại trừ các yếu tố văn hóa độc hại , tiếp thu tinh hoa văn hóa loài
người làm phong phú thêm nền văn hóa dân tộc. Chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh,
làm trong sạch bộ máy nhà nước, đẩy mạnh đấu tranh, chống quan liêu, tham nhũng,
lãng phí, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư để xây dựng chủ nghĩa xã hội
ngày càng giàu mạnh.
Qua nửa thế kỷ giành và giữ độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ
quốc, đặc biệt hơn 20 năm đổi mới, với hệ giá trị đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xứng
đáng tiêu biểu cho bản lĩnh Việt Nam trong việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa,

đã tỏ rõ tính độc lập tự chủ trong mọi đường lối, chính sách đối nội và đối ngoại, đưa
đời sống nhân dân lên ngày một cao hơn, đưa đất nước và dân tộc lên vị thế mới trong
khu vực và thế giới.
Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đất nước ta đang đi theo con đường tiến lên chủ
nghĩa xã hội. Với sự phát triển không ngừng trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn
hóa xã hội. Hơn 20 năm qua, kể từ khi Việt Nam bước vào thực hiện mô hình KTTT
định hướng XHCN, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả và thành tựu đáng
kể, làm thay đổi khá rõ tình hình đất nước.
Về tốc độ tăng trưởng, trong những năm khởi đầu công cuộc đổi mới (1986-1991) tổng
sản phẩm quốc nội (GDP) tăng trưởng tương đối chậm. Nhưng khi quá trình đổi mới
diễn ra rộng khắp và đi vào thực chất thì tốc độ tăng trưởng GDP luôn đạt mức cao và
ổn định kéo dài, mặc dù có lúc bị giảm sút do dự báo chủ quan và ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Do tốc độ tăng GDP cao nên GDP/người/năm cũng tăng lên đáng kể, từ 289 USD (năm
1995) lên 1.024 USD (năm 2008), cho thấy Việt Nam đang từng bước vượt qua ranh
giới của quốc gia đang phát triển có thu nhập thấp và đang vươn lên nước đang phát
triển có thu nhập trung bình thấp (theo quy ước chung của quốc tế và xếp loại các nước
theo trình độ phát triển thì nước đang phát triển có thu nhập trung bình thấp là những
nước có GDP/người từ 765 đến 3.385 USD).
Cơ cấu thành phần kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng phát huy tiềm năng của các
thành phần kinh tế và đan xen nhiều hình thức sở hữu. Khu vực kinh tế nhà nước được
tổ chức lại, đổi mới và chiếm 38,4% GDP vào năm 2005. Kinh tế dân doanh phát triển
khá nhanh, hoạt động có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, chiếm 45,7% GDP, đóng góp
quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân
dân; kinh tế hợp tác và hợp tác xã phát triển khá đa dạng (đóng góp 6,8% GDP). Kinh tế
7
có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, chiếm 15,9% GDP, là
cầu nối quan trọng với thế giới về chuyển giao công nghệ, giao thông quốc tế .Thành tựu
đổi mới trong nước kết hợp với thực hiện chính sách mở cửa, tích vực và chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế đã mở ra không gian phát triển mới cho nền kinh tế Việt Nam và

mang lại cho Việt Nam một vị thế quốc tế mới. Từ một quốc gia bị phong toả, cấm vận;
từ một nền kinh tế kém phát triển và “đóng cửa”, sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã
vươn mạnh ra thế giới. Đến nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với gần 170 nước và
vùng lãnh thổ; mở rộng quan hệ kinh tế thương mại với 221 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Ngoài ra, Việt Nam còn là thành viên chính thức của nhiều tổ chức kinh tế quốc tế và
khu vực, và điều đáng nói nhất là năm 2007 Việt Nam đã trở thành thành viên chính
thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).Phúc lợi xã hội và đời sống vật
chất, tinh thần của người dân cũng được cải thiện rõ rệt. Theo đánh giá của Liên hiệp
quốc, Việt Nam về đích trước 10 năm với mục tiêu xoá đói giảm nghèo trong thực hiện
mục tiêu thiên niên kỷ.
Đánh giá về thành công của quá trình đổi mới, Đại hội lần thứ X của Đảng đã khẳng
định: “Những thành tựu đó chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng
tạo, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Nhận thức về CNXH và con đường đi lên CNXH
ngày càng sáng tỏ hơn; hệ thống quan điểm lý luận và công cuộc đổi mới, về xã hội
XHCN và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam đã hình thành trên những nét cơ bản”
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, với Việt Nam không chỉ là mục tiêu, là nhu cầu, là
cương lĩnh hành động, là ngọn cờ hiệu triệu, mà còn là động lực, là niềm tin sắt son của
dân tộc Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Như thế, đối với Việt Nam ta, độc lập
dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội là sự gắn kết hai sức mạnh thành một sức bật mới; là
cội nguồn thắng lợi của cách mạng Việt Nam hôm qua, hôm nay và mai sau.
Thế kỷ XXI mở đầu thiên niên kỷ thứ ba của một thế giới đầy biến động, cũng đồng thời
mở ra một kỷ nguyên hội nhập, đua tranh gay gắt của cộng đồng quốc tế. Dù thời cuộc
biến đổi xoay vần ra sao, dù phải đối mặt với xu thế toàn cầu hóa, với tất cả mặt tích cực
và tiêu cực, bất trắc; dù cho ai đó bị lóa mắt bởi những bộ áo cánh sặc sỡ của chủ nghĩa
tư bản thì hệ giá trị ấy - độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, trong ý thức và trong hành
động vẫn là mục tiêu, lư tưởng, là quốc bảo phù hợp xu thế thời đại. Mãi mãi giương cao
ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, bước vào thế kỷ XXI, dưới sự lãnh đạo của
Đảng, nhân dân ta tiếp tục giành thêm nhiều thắng lợi to lớn hơn nữa trong sự nghiệp
đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ

vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh, đưa đất nước ta sánh vai cùng các nước trong khu vực và trên thế giới.
8

×