Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

Benh choi rong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.23 KB, 50 trang )

I.Đặt vấn đề:
Nhãn là một trong những loại cây ăn quả chủ lực
của nước ta nhất là ở các tỉnh phía Nam, có diện
tích 45.452 ha chiếm 55% diện tích nhãn cả nước
(Viện Qui hoạch và Thiết kế nông nghiệp, 2010),
hiện nay nhãn Tiêu da bò đang có triển vọng xuất
khẩu sang thị trường châu Âu, nhưng trong
những năm gần đây hiện tượng chổi rồng ngày
càng lan rộng đã bộc phát thành dịch, nghiêm
trọng và gây thiệt hại lớn đến sản xuất nhãn.
II.Giới thiệu:
Chổi rồng có tên tiếng Anh là “witches’
broom”, có nghĩa đen là ‘cái chổi của phù thủy’
hay ‘cái chổi ma’. Ở nước ta, chổi rồng còn được
gọi với các tên khác nhau như tổ rồng, hoa tre,
chổi xể, chổi ma (Trần Thế Tục, 2006) ở miền Bắc


hay đọt chổi, xù ngọn, tổ chim ở phía Nam. Tên
gọi chổi rồng hiện nay có vẻ không phù hợp cho
lắm vì rồng theo quan niệm phương Đông tượng
trưng cho cao sang, quý phái, thịnh vượng. Mô tả
đầu tiên về chổi rồng có thể bởi Qui (1941) ở
Trung Quốc. Mãi hơn thập niên sau mới có những
kết quả nghiên cứu được công bố (Li, 1955). Cho
đến nay (2012) hơn 70 năm kể từ khi triệu chứng
chổi rồng đầu tiên được mô tả, đã có nhiều nổ lực
trong nghiên cừu về tác nhân, đặc điểm phát sinh
phát triển và biện pháp phòng trừ được tiến hành
ở nhiều nước khác nhau. Cũng quãng thời gian
đó, đến nay chổi rồng đã trở thành một dịch hại


nguy hiểm và là rào cản chính đối với canh tác
nhãn ở nhiều nước sản xuất nhãn chủ yếu trên
thế giới. Bài này nhằm tổng quan một số kết quả
nghiên cứu liên quan, những tồn tại và thảo luận


một số định hướng nghiên cứu trong thời gian sắp
tới nhằm đối phó hiệu quả với dịch hại nguy hiểm
này.
Chổi rồng là bệnh hại quan trọng nhất trên cây
nhãn hiện nay, bệnh tấn công và gây hại trên các
đợt đọt non và hoa nhãn, tạo nên hiện tượng mọc
thành chùm của lá hoặc hoa.
Chính vì vậy chúng được gọi là chổi rồng hay
nông dân miền Nam gọi là “đầu lân”, nhìn từ xa
như dạng một tổ chim hoặc dạng cây chổi.
II.Triệu chứng:
Bệnh tấn công làm cho lá không phát triển được
nên cây không hoặc khó ra hoa, và khi bệnh
nhiễm trên hoa làm cho cây không thể đậu trái
được, hoặc chỉ có một hoặc vài trái trên chùm, vì


vậy cây nhiễm bệnh này gây thiệt hại năng suất
rất lớn, nếu nhiễm nặng làm thất thu hoàn toàn.
Bộ phận bị hại trên cây nhãn bao gồm giai đoạn
non của hoa, lá, hạt, chồi (Chen và ctv, 2001;
Menzel và ctv, 1989). Chưa ghi nhận được dịch
hại này tấn công những bộ phận trên ở giai đoạn
trưởng thành.

Những lá non của chồi nhiễm bị nhỏ và có màu
xanh nhạt với rìa lá cong. Chúng có vẻ còi cọc và
biến dạng và có khuynh hướng cuộn lại thay vì
mở rộng (Zhang và Zhang, 1999). Những lá
trưởng thành có màu xanh vàng nhạt với những
đốm vàng loang lỗ và gân lá hóa nâu. Lá bị vặn
vẹo, co cụm, phồng giộp và khô trước khi rụng
(Menzel và ctv, 1989; Zhang và Zhang, 1999).
Chồi trên những nhánh nhiễm co cụm lại và phát


hoa không thể mở rộng. Hoa co cụm, phát triển
bất thường và không thể hình thành quả hoặc
phát triển thành những quả nhỏ hay quả rỗng.
Một triệu chứng đặc trưng của chổi rồng là hình
thành dạng ‘chổi’ trên chồi hoa (Menzel và ctv,
1989). Ở Việt nam, cho thấy dạng ‘chổi’ xảy ra
trên chồi hoa lẫn trên chồi lá (Mai Văn Trị và ctv,
2005). Ở Thái Lan và Việt Nam, các báo cáo ghi
nhận lớp lông màu xanh lục nhạt tạo nên lớp nỉ
hay nhung (erinium) ở hai mặt lá bị nhiễm. Nhện
Eriophyes dimocarpi cư trú trong đám lông nhung
này (Visitpanich và ctv, 1996; Mai Văn Trị và ctv,
2005). Quan sát các cây nhãn bị nhiễm chổi rồng
ở Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam (miền Bắc và
miền Nam), chúng tôi nhận thấy triệu chứng giữa
các nơi rất tương đồng nhau.


Giống khác nhau khác nhau trong mức độ mẫn

cảm đối với thiệt hại (So và Zee, 1972). Ở phía
Nam, giống mẫn cảm nhất hình thành dạng ‘chổi’
phổ biến trên các chồi lá và hoa bị nhiễm trong
khi những giống ít mẫn cảm thường chỉ biến dạng
một vài lá hay hoa trên chồi. Khảo sát cho thấy
có hai mức độ thể hiện triệu chứng khác nhau.
Những giống nhiễm nặng, như Tiêu Da Bò, lá bị
biến thành dạng cọng (không còn phân biệt được
phiến lá), cong ngược lên và co cụm vào tạo
thành dạng ‘chổi’. trên những giống ít mẩn cảm
hơn, như Xuồng Cơm Trắng, lá bị biến dạng nhẹ
hơn với những đốm loang lỗ, phồng giộp, nhưng
phiến lá còn nhìn thấy được. Những giống nào
hình thành dạng chổi trên 90% chồi nhiễm,
thường là rất mẫn cảm với chổi rồng tương đương
giống Tiêu Da Bò.


Mặc dù triệu chứng gây bệnh có vẻ mang tính hệ
thống nhưng không phải tất cả chồi điều thể hiện
triệu chứng (Soo và Zee, 1972). Trên giống nhiễm
nặng như Tiêu Da Bò, đôi khi có những chồi trên
cây không thể hiện triệu chứng; có những chồi
non chỉ một số thể hiện triệu chứng; thậm chí
trên một lá kép chỉ một vài lá chét thể hiện triệu
chứng. Nhiều trường hợp chồi non mọc từ một
chồi nhiễm dạng ‘chổi’ trước đó cũng không thể
hiện triệu chứng và phát triển bình thường. Nhiều
chồi non mọc từ gốc ghép, từ thân chính gần gốc
(giống mẫn cảm) thể hiện dạng ‘chổi’ đặc trưng

toàn bộ chồi. Một số cây nhãn bị nhiễm chổi rồng
một thời gian nhưng sau đó không thấy xuất hiện
triệu chứng nữa, mặc dù không áp dụng các biện
pháp phòng trừ.


IV.Phân bố
Ở miền Bắc Việt Nam, chổi rồng được ghi nhận
hơn một thập niên trước đây (Đặng Vũ Thanh và
Hà Minh Trung, 1999) trong khi ở miền Nam được
ghi nhận muộn hơn vào năm 2003 - 2004 ở Đồng
Nai (Mai Văn Trị, 2004). Ở nước ta, chổi rồng
được ghi nhận trên hầu hết vùng trồng nhãn
quan trọng ở cả 3 miền.


V. Ký chủ
Nhãn (Dimocarpus longana) là ký chủ (DOA,
2003b; Qui, 1941). Tuy nhiên có tác giả cho rằng
cây vải (Litchi chinensis), một cây cùng họ với
cây nhãn, Sapindaceae, cũng là ký chủ của chổi
rồng. Tuy nhiên nhận định này bị nghi ngờ bởi
AQSIQ (2003). Chúng tôi đã quan sát được triệu
chứng ‘chổi’ đặc trưng trên cây chôm chôm
(Nephelium lappaceum), một cây khác trong họ
Sapindaceae, trong chuyến khảo sát ở cù lao Ngũ
Hiệp, Tiền Giang tháng 3/2012. Có hai cây chôm
chôm với ba chồi có triệu chứng ‘chổi’ trên một
vườn chôm chôm trồng xen với một số cây nhãn
Tiêu Da Bò nhiễm chổi rồng nặng. Triệu chứng

‘chổi’ cũng được chúng tôi quan sát trên 3 cây
chôm chôm trong vườn ươm ở Bà Rịa Vũng Tàu.
Tuy nhiên, chúng tôi chưa thấy triệu chứng chổi


đặc trưng trên cây vải ở các tỉnh phía Nam. Như
vậy, chôm chôm có tiềm năng là cây ký chủ thứ
cấp của chổi rồng.
VI.Tác nhân gây bệnh
Theo những nghiên cứu mới nhất của Viện Cây ăn
quả miền Nam đã xác định được tác nhân gây
bệnh



do

vi

khuẩn

thuộc

nhóm

GammaProteobacteria, vi khuẩn này không thể
nuôi cấy, sống trong mạch dẫn của cây, đặt biệt
là trên các đọt non, hoa. Đây là loài vi khuẩn mới
chưa được định danh, nên cần có nhiều nghiên
cứu sâu hơn, tuy nhiên việc xác định rõ tác nhân

cũng chỉ có tác dụng về mặt khoa học và biện
pháp phòng trừ đối với tác nhân gây bệnh là kém
khả thi.


Có những bất đồng trong các kết quả nghiên cứu
về tác nhân của chổi rồng mà cho rằng có thể là
do virus (Chen và ctv, 1996; Chen và ctv, 2001;
So và Zee, 1972; Ye và ctv, 1990) hay do
mycoplasma (Menzel và ctv, 1989; Visitpanich và
ctv, 1996) hoặc là do nhện E. dimocarpi (He và
ctv, 2001; Feng và ctv, 2005).
Một số nghiên cứu trước đó ở Trung Quốc cho
rằng tác nhân thuộc về virus. So và Zee (1972)
sử dụng kính hiển vi điện tử quan sát trên những
lát cắt siêu mỏng của lá nhiễm và tìm thấy những
cấu tử dạng sợi có đường kính khoảng 12 nm và
dài khoảng 1000 nm. Những cấu tử virus này
không xuất hiện đơn lẻ mà thường thành từng
chùm. Ye và ctv, (1990) đã làm ròng từng phần
một virus dạng sợi từ lá và vỏ của những cây


nhãn bị nhiễm và báo cáo những filamentous
virion

có đường kính chừng 15 nm và độ dài

chừng 300 - 2500 nm, mà phổ biến là từ 700 1300 nm. Chen và ctv, (1996) cũng tìm thấy
những cấu tử virus dạng sợi trong các tế bào libe

của những cây bị nhiễm. Sử dụng kỹ thuật ISEM
(immuno sorbent electron microscopy), những
cấu tử virus dạng sợi được ‘bẫy’ từ cây nhiễm và
từ tuyến nước bọt của rầy chổng cánh vân nâu
Corngenasylla sinica và bọ xít vải Tessaratoma
papillosa (Chen và ctv, 1994); từ những kết quả
này, Chen và ctv, (2000) kết luận rằng tác nhân
gây chổi rồng là một virus dạng sợi.
Do không có hình ảnh virus và kết quả thí
nghiệm không được lặp lại, kết luận virus là tác
nhân gây nhiều tranh cãi. Nhằm để làm rõ vấn


đề, một loạt dự án nghiên cứu đã được triển khai
từ năm 1986 ở Viện Hàn lâm Nông nghiệp Phúc
Kiến

(FAAS).

phytoplasma

Những


sâu

sinh

vật


đục

cành

khác

như

Hypadime

longanae cũng bị đưa vào diện nghi vấn. Tuy
nhiên, phytoplasma bị loại sau đó do việc xử lý
kháng sinh trên cây con không hiệu quả (Chen và
ctv, 1989). Sau đó, sâu đục cành H. longanae
cũng bị loại ra khỏi danh sách nghi ngờ (He và
ctv, 2001).
He và ctv, (2001), nghiên cứu ở Quảng Châu
(Trung Quốc) từ năm 1995 – 1998. Nhiều kỹ thuật
được sử dụng như quan sát với kính hiển vi điện
tử, thí nghiệm ghép, thí nghiệm lây nhiễm nhện,
tỉa cành, xây dựng thí nghiệm phòng trừ đã xác
định chổi rồng gây ra do nhện Eriophyes


dimocarpi. Khi cây con được lây nhiễm với nhện;
50 % phát triển các triệu chứng chổi rồng và bị ký
sinh bởi nhện trong khi không phát hiện nhện
trên lá của những cây không có triệu chứng.
Nhện luôn được tìm thấy trên những chồi nhiễm
và mật số nhện tương quan với mức độ hại. Tỉa

cành tạo tán và phun thuốc trừ nhện trên những
chồi nhiễm giúp phục hồi, ra hoa và giảm tỷ lệ
gié hoa nhiễm từ 80 % xuống còn 9 %. Kết quả
này được hỗ trợ bởi nghiên cứu sau đó của Feng
và ctv, (2005) mà kết luận rằng sử dụng thuốc
trừ nhện cải thiện khả năng đậu quả và năng
suất cây nhãn nhiễm chổi rồng.
Ở Thái Lan, nhện vector của chổi rồng đã được
báo cáo ở tỉnh Chiang Mai và Lam Phun, nơi nhện
E. dimocarpi được cho là truyền phytoplasma gây


chổi rồng trên nhãn ở đây (Chantrasri và ctv,
1999; Visitpanich và ctv, 1999). Sau một tháng
nhện chích hút đã gây triệu chứng xoăn lá trên
chồi cây con. Ảnh chụp từ kính hiển vi cho thấy
những tế bào phytoplasma trong tế bào chất của
mạch libe bị nhiễm và được xác nhận bằng kỹ
thuật PCR (Chantrasri và ctv, 1999). Sau đó,
Sdoodee và ctv (1999) đã không thể xác nhận sự
hiện diện của phytoplasma trong mô nhãn nhiễm
bằng phương pháp PCR mặc dù kỹ thuật DNA xác
định sự có mặt của prokaryote.
Ở Việt Nam, trong đợt khảo sát cùng với TS Eric
Boa (năm 2003-2004) tại một số vườn nhãn
nhiễm đầu tiên tại Đông Nam bộ ở Định Quán
(Đồng Nai), một số mẫu nhiễm từ nhãn Tiêu Da
Bò đã được thu thập và được gởi đến CABI để



giám định, kết quả giám định sau đó kết luận
rằng không có phytoplasma và họ khuyên nên đi
vào hướng nghiên cứu nấm hoặc vi khuẩn.
Nghiên cứu ở Việt Nam đã xác nhận vai trò quan
trọng của nhện trong lan truyền chổi rồng.
Nguyễn Huy Cường và Nguyễn Văn Hòa (2007)
đã phân lập nấm từ nhện, thu được bảy loài,
trong

đó



nấm

Colletotrichum

sp.



Pestalotiopsis sp., sau đó tiến hành chủng nhân
tạo nhưng không gây triệu chứng chổi rồng.
Nhóm nghiên cứu cũng sử dụng chất kháng sinh
oxytetracylin 10 % (500 ppm) kết hợp với thuốc
trừ nhện Ortus 5SC (5 %) trong điều kiện nhà lưới
đã khống chế được triệu chứng trong khi áp dụng
riêng lẻ thì không hiệu quả, từ đó cho rằng nhện
có thể là yếu tố liên quan trực tiếp đối với chổi



rồng. Nghiên cứu của Vũ Mạnh Hà và Mai Văn Trị
(2007) cho thấy sử dụng thuốc trừ nhện đóng vai
trò quan trọng trong phòng trừ chổi rồng.
Kết quả nghiên cứu mới đây của một nhóm
nghiên cứu ở Viện cây ăn quả miền Nam cho rằng
tác nhân gây chổi rồng là vi khuẩn thuộc nhóm
gamma proteobacteria (Bùi Thị Ngọc Lan và ctv,
2011). Đây là vi khuẩn không thể nuôi cấy; sống
trong mạch dẫn của cây, đặc biệt trên các đọt
non và bệnh được lan truyền qua trung gian
truyền bệnh là nhện E. dimocarpi (Nguyễn Văn
Hòa, 2011). Tuy nhiên, việc xem vi khuẩn là tác
nhân của chổi rồng chỉ là kết quả nghiên cứu
bước đầu, chưa đủ cơ sở khẳng định một cách
chắc chắn và cần nhiều nghiên cứu tiếp theo để
khẳng định (Bùi Ngọc Lan và ctv, 2011)


Các kết quả nghiên cứu về tác nhân của chổi
rồng khác nhau, thậm chí trái ngược nhau ngay
cả trong cùng một lãnh thổ. Các kết quả này do
từng nhóm nghiên cứu độc lập thực hiện và các
kết quả không được lặp lại dẫn đến không được
công nhận rộng rãi thậm chí trong cùng một lãnh
thổ. Sự chậm trễ và mâu thuẫn trong việc xác
định tác nhân đối với một dịch hại như chổi rồng
nhãn do tính chất phức tạp của nghiên cứu. Lịch
sử của khoa học bệnh cây đã ghi nhận trường
hợp bệnh chổi rồng trên cây hoa hồng (Rosa

spp.). Bệnh này được báo cáo đầu tiên từ những
năm 1940 ở Canada. Tác nhân đã không được xác
định rõ ràng với nhiều tranh cải mãi đến 70 năm
và vừa được Laney và ctv, (2011) của Đại học
Arkansas xác định là do virus ‘RraV’ và vector
của virus này là một nhện eriophyoid. Do đó, nỗ


lực nghiên cứu nhằm xác định chắc chắn tác
nhân của chổi rồng trên nhãn là cần thiết và cấp
bách.
Tóm lại, dù tác nhân chổi rồng chưa được xác
định (Nguyễn Văn Hòa và ctv, 2011) nhưng có
một nhận định chung nhện E. dimocarpi được
xem là một nhân tố quan trọng, có thể là vector
(Chantrasri và ctv, 1999; Visitpanich và ctv,
1999; Nguyễn Văn Hòa và ctv, 2011; Trần Thị Mỹ
Hạnh và ctv, 2011) hay tác nhân (He và ctv,
2001, Feng và ctv, 2005) của chổi rồng và việc
phòng trừ chúng có vai trò quyết định đến hiệu
quả phòng trừ chổi rồng trên cây nhãn.
VII.Trung gian ( môi giới) truyền bệnh
Bệnh được lan truyền qua trung gian truyền bệnh
là nhện lông nhung (Eryophyes dimocarpi), nhện


rất nhỏ không nhìn thấy bằng mắt thường, nhện
có đặc điểm là vòng đời chỉ khoảng 8-15 ngày,
trong 1 năm có thể hoàn thành 13-15 thế hệ
(lứa), chúng phát triển và gây hại mạnh nhất

trong những tháng mùa nắng, chúng tấn công
gây hại và tryền bệnh từ rất sớm của các chồi
non và nụ hoa ( khi chúng mới nhú), khi cây
không có lá non, chúng chích hút trên lá già
nhưng không lộ triệu chứng, nhưng chúng lưu tồn
và sẽ tấn công trên các đọt non mới nhú và gây
hại.
Trên vườn, nhện lông nhung còn tấn công các cây
ký chủ khác như cây bồ ngót, cây bóng nẻ (cơm
nguội) và các cây ăn trái khác như chôm chôm,
bưởi. cam, quýt, chanh. Bệnh này nhiễm và gây
hại nặng nhất trên giống nhãn tiêu da bò, kế đến


là giống tiêu lá bầu, nhãn super. Trong khi đó
giống nhãn long ít nhiễm hơn, đặc biệt là giống
nhãn xuồng cơm vàng chưa thấy nhiễm bệnh
này.
1.Nhện Eriophyes dimocarpi
2.Nhóm nhện eriophyid
Nhện E. dimocarpi được mô tả đầu tiên bởi Kuang
(1997) trên ký chủ là cây nhãn. Eriophyes
dimocarpi thuộc nhóm nhện eriophyid là loài
chuyên ký sinh thực vật. Nhóm nhện eriophyid
ngoài gây hại cho cây trồng qua chích hút dinh
dưỡng, còn làm biến dạng hay kìm hãm sự phát
triển các mô non, hoặc tạo ra một thảm lông
(erinium) trên các mô non bị chích hút (có khi kết
hợp của những triệu chứng trên) ảnh hưởng đến
sự phát triển của cây, gây thiệt hại đến sinh



trưởng và năng suất cây trồng. Bên cạnh đó, một
số nhện eriophyid còn là vector truyền nhiều
bệnh virus. Do kích thước của nhện eriophyid quá
nhỏ (100 – 200 µm), mắt thường không thể quan
sát được, việc xác định nhện ngoài đồng khó,
trong khi triệu chứng chúng gây ra rất giống với
triệu chứng do virus, phytoplama hay do các hóa
chất sử dụng không thích hợp nên nhiều trường
hợp triệu chứng do nhện eriophyid gây ra bị xác
định nhầm. Hiện nay ở nước ta vẫn còn thiếu
thông tin về nhóm nhện eriophyid. Một số vẫn
nhầm chữ eriophyid là tên tiếng Anh của nhện
Eriophyes. Thực ra, nhện eriophid bao gồm nhiều
giống và loài chia sẻ những đặc điểm chung như
ký sinh thực vật; có kích thước rất nhỏ (thường
<200µm); thân thể thon dài, giống dạng sâu
(worm-like) với bốn chân hướng về phía trước;


phần thân sau có nhiều vòng (ring) hay còn gọi là
nếp nhăn.
Nhện eriophyoid phân bố khắp thế giới với hơn
3.690 loài được biết (Amrine và ctv, 2003).
Những thành viên thuộc họ Eriophyidae sống trên
cây thân gỗ, cây bụi và cây thân thảo; gây hại
trên lá, chồi non và quả. Về mối tương tác với ký
chủ, chúng là nhóm ký sinh cây trồng rất đặc
biệt. Đáp ứng với sự tấn công của nhện, bộ phận

bị hại của cây chủ có những tăng trưởng mạnh
hay bất thường hình thành những phần mô cây bị
biến dạng với nhiều cách khác nhau tùy loài.
Nhện eriophid còn là vector truyền nhiều bệnh
virus trên nhiều loài thực vật khác nhau. Hong và
Chen (1999) đã thống kê được 11 bệnh virus


khác nhau trên thực vật được truyền bởi nhện
eriophyid.
Nhện eriophyid lan truyền giữa cây này qua cây
khác qua di chuyển giữa các lá tiếp xúc nhau hay
‘quá giang’ gió hay côn trùng và động vật khác.
Gió được xem là cách lây lan phổ biến nhất của
nhện eriophyid. Theo Waite (1999), ong mật (Apis
spp.) là một trong những ‘kẻ cho quá giang’ của
nhện lông nhung (Eriophyes litchii Keifer) trong
vườn vải (L. chinensis). Hoạt động của con người
cũng có thể làm lây lan nhện. Vật liệu trồng
nhiễm nhện cũng là cách lây lan nguy hiểm qua
khoảng cách lớn.
3.Nhện Eriophyes dimocarpi
Do kích thước quá nhỏ nên việc nghiên cứu nhện
E. dimocarpi rất khó, đặc biệt là nghiên cứu về


đặc điểm hình thái và sinh học. Thêm vào đó,
nhện E. dimocarpi là loài chỉ mới được chú ý gần
đây; chúng cũng có phổ ký chủ hẹp và phân bố
chủ yếu ở một số nước vùng nhiệt đới nơi mà

tiềm lực nghiên cứu khoa học không thật mạnh.
Do đó có rất ít nghiên cứu về nhện E. dimocarpi.
Cho đến nay, hầu hết các công bố liên quan đến
loài này là xác định vai trò của chúng đối với chổi
rồng trên nhãn, biến động quần thể và biện pháp
phòng trừ.
Các nghiên cứu biến động quần thể cho thấy
nhện xuất hiện quanh năm ở Quảng Tây (Deng và
ctv, 1998; Yang và Deng, 2001). Thông thường,
những khu vực xảy ra chổi rồng nặng thường có
mật số nhện E. dimocarpi cao, tuy nhiên không
có tương quan chặt giữa mật số nhện và triệu


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×