Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

BÀI tập về PHƯƠNG PHÁP tọa độ TRONG mặt PHẲNG 10 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.57 KB, 2 trang )

BÀI TẬP VỀ PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG MẶT PHẲNG
1. Phương trình tổng quát của đường thẳng:

Bài 1: Cho tam giác ABC có phương trình các cạnh là:
AB: 2x + 3y – 5 = 0

BC: 3x – 4y + 1 = 0

CA: x – 2y – 1 = 0

a/. Tìm tọa độ các đỉnh của tam giác
b/. Viết phương trình đường cao AH, BH và CH của tam giác. Tìm tọa độ trực tâm H.
c/. Tìm tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.
Bài 2: Cho điểm A(3;2) và đường thẳng d: x + 2y + 1 = 0
a/. Viết phương trình d’ đường thẳng đi qua A và song song với d.
b/. Viết phương trình đường thẳng a là đối xứng của d qua A.
c/. Tìm điểm A’ là đối xứng của A qua d.
Bài 3: Cho đường thẳng d: x – 2y + 4 = 0 và điểm A(-2;0). Tìm điểm B trên trục hoành và C
thuộc d sao cho tam giác ABC vuông cân tại C.
Bài 4: Viết phương trình đường thẳng d biết d cắt Ox tại A(4;0) và Oy tại B(0;-3).
Bài 5: Viết phương trình đường thẳng d trong mỗi trường hợp sau:
a/. d đi qua M(3;-5) và có hệ số góc k =
b/. d đi qua M(3;1) và cắt Ox, Oy lần lượt tại B và C sao cho tam giác ABC cân tại A với
A(2;-2)
Bài 6: Viết phương trình tổng quát của đường thẳng d biết:
a/. d đi qua M(4;10) và cắt 2 trục Ox và Oy tại 2 điểm có khoảng cách tới O bằng nhau.
b/. d đi qua M(-5; -2) và cắt 2 trục Ox và Oy tại 2 điểm A và B sao cho OA = 2OB.
Bài 7: Cho điểm A(1;-2). Tìm trên trục hoành điểm M sao cho đường trung trực của đoạn
AM đi qua gốc tọa độ.
Bài 8: Cho 2 điểm A(-3;2), B(4;3). Tìm M thuộc trục hoành sao cho tam giác MAB vuông
tại M.


2. Phương trình tham số của đường thẳng:

Bài 1: Viết phương trình đường thẳng d biết:
a/. d đi qua M(2;3) và vuông góc với đường thẳng x – y – 5 = 0
b/. d đi qua A(3;2) và B(5;1)
c/. Cho tam giác ABC có A(3;1), B( 4; -2) và C(- 3; -2). Viết phương trình các cạnh của tam
giác.


d/. Cho tam giác ABC có M(1;4), N(3;0) và P(-1;1) lần lượt là trung điểm các cạnh AB, BC
và CA. Viết phương trình các cạnh của tam giác ABC.
Bài 2: Cho tam giác ABC có đỉnh A(-1;-3).
a/. Cho biết đường cao BH: 5x + 3y – 25 = 0, CK: 3x + 8y – 12 = 0. Viết phương trình BC.
b/. Xác định tọa độ các đỉnh B, C biết trung trực AB: 3x + 2y – 4 = 0 và trọng tâm G(4;-2)
Bài 3: Cho hai đường thẳng:
a: x – y + 2 = 0 và d: 2x + y – 5 = 0 và M(-1;4). Viết phương trình đường thẳng m đi qua M
cắt a và d tại 2 đi4ểm
Bài 3: Cho tam giác ABC có A(1;2), đường trung tuyến BM và phân giác trong CD có
phương trình lần lượt là 2x + y + 1 = 0 và x + y – 1 = 0. Viết phương trình đường thẳng BC.
Bài 4: Cho tam giác ABC có A(2;-7), biết phương trình đường cao và phương trình đường
trung tuyến kẻ từ 2 đỉnh khác nhau lần lượt là 3x + y + 11 = 0 và x + 2y + 7 = 0. Viết
phương trình các cạnh của tam giác ABC.
Bài 5: Viết phương trình các cạnh của tam giác ABC biết A(1;3) và hai đường trung tuyến
có các phương trình là x – 2y + 1= 0 và y – 1 = 0
Bài 6: Phương trình 2 cạnh của tam giác ABC lần lượt là 5x – 2y + 6 = 0 và 4x + 7y – 21 =
0. Viết phương trình cạnh thứ 3 của tam giác biết trực tâm tam giác trùng với gốc tọa độ.
Bài 7: Cho tam giác ABC biết AC có phương trình: x + 3y – 3 = 0, đường cao AH: x + y –
1 = 0. C thuộc Ox, B thuộc Oy. Tìm tọa độ các đỉnh của tam giác ABC.




×