Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÃI SUẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.07 KB, 15 trang )

Bài 2: Những vấn đề cơ bản về lãi suất

BÀI 2

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÃI SUẤT

Hướng dẫn học
Lãi suất là một trong các biến số kinh tế được theo dõi một cách chặt chẽ nhất trong nền
kinh tế. Diễn biến của nó được phản ánh thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại
chúng và báo chí. Lãi suất tác động quan trọng đến hoạt động hàng ngày của đời sống
kinh tế. Đối với các cá nhân, lãi suất ảnh hưởng tới quyết định nên chi tiêu hay để tiết
kiệm, mua bất động sản hay đầu tư chứng khoán, hay gửi tiền vào một tài khoản tiết kiệm
ở ngân hàng. Đối với các doanh nghiệp lãi suất sẽ quyết định là có nên đầu tư mở rộng sản
xuất hay không hay trì hoãn đầu tư. Các quyết định này lại có tác động tới tổng sản lượng,
mức việc làm trong nền kinh tế.
Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:
 Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia
thảo luận trên diễn đàn.
 Đọc tài liệu:
1. Giáo trình Lý thuyết Tài chính Tiền tệ, PGS. TS. Nguyễn Hữu Tài chủ biên, NXB
Đại học KTQD.
2. Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường tài chính, Frederic S. Mishkin, NXB Khoa học
Kỹ thuật, 2001.
 Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.
 Trang Web môn học.
Nội dung
Trước khi nghiên cứu sâu hơn về tài chính tiền tệ, trước hết chúng ta phải hiểu lãi suất
là gì. Lãi suất mà chúng ta nói tới ở đây là lãi suất hoàn vốn. Chúng ta sẽ tìm hiểu xem lãi
suất hay lãi suất hoàn vốn được đo lường như thế nào. Hiểu được cặn kẽ khái niệm lãi
suất có tầm quan trọng đặc biệt. Chúng ta sẽ gặp khái niệm này trong suốt nội dung khoá
học, hơn nữa, việc hiểu rõ khái niệm này sẽ cho chúng ta thấy rõ vai trò của lãi suất, tiền


tệ tới các hoạt động kinh tế. Bài này sẽ giới thiệu phương pháp xác định lãi suất thị trường
và phân tích các yếu tố tác động tới lãi suất.
Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, sinh viên có thể thực hiện được các nội dung sau:
 Tính toán, phân biệt và phân tích sự khác nhau của ít nhất 4 loại lãi suất trong nền kinh tế.
 Giải thích được ý nghĩa và tính toán được giá trị hiện tại của một khoản thu nhập,
1 dòng thu nhập sẽ thực hiện trong tương lai.
 Tính được giá của một trái phiếu, và dự báo được giá của trái phiếu thay đổi như thế
nào khi lãi suất thị trường thay đổi.
 Nêu và phân tích mô hình cung cầu vốn để giải thích biến động của lãi suất trên thị trường.

14

FIN101_Bai2_v1.0013106203


Bài 2: Những vấn đề cơ bản về lãi suất

Tình huống dẫn nhập
Lựa chọn cơ hội đầu tư nào?
Xuân Minh là nhà đầu tư bất động sản. Anh vừa bán được một căn nhà và có một khoản lợi
nhuận là 5 tỷ. Xuân Minh đang cân nhắc việc đầu tư khoản lợi nhuận này để tạo ra thu nhập cho
anh trong tương lai.

1.

Hãy liệt kê các khả năng đầu tư mà Xuân Minh có thể thực hiện.

2.


Lãi suất, tỷ suất lợi nhuận của các khoản đầu tư đó được tính như thế nào?

3.

Cơ sở để Xuân Minh lựa chọn giữa các cơ hội đầu tư đó là gì?

FIN101_Bai2_v1.0013106203

15


Bài 2: Những vấn đề cơ bản về lãi suất

2.1.

Khái niệm và cách tính lãi

Tiền lãi được định nghĩa là khoản tiền mà người vay vốn phải trả cho người cho vay
khi sử dụng vốn của người cho vay trong một thời kỳ nhất định.
Lãi suất có thể được hiểu một cách đơn giản là giá của việc sử dụng vốn. Đó là tỷ lệ
phần trăm giữa tiền lãi vay trong một thời kỳ chia cho số vốn gốc vay ban đầu. Có hai
cách tính lãi.
2.1.1.

Lãi đơn

Lãi đơn là phương pháp tính lãi trong đó tiền lãi trong mỗi thời kỳ chỉ tính trên khoản
tiền cho vay ban đầu.
Lãi đơn được tính theo công thức:
I = C0 (i)(n)

Trong đó: I: số tiền lãi đơn
C0: khoản tiền gốc cho vay tại thời điểm 0
i: lãi đơn trong 1 thời kỳ
n: số thời kỳ vay
Ví dụ: Nếu bạn gửi 100đ vào ngân hàng với lãi đơn 8%/năm trong 10 năm. Số tiền lãi
thu được trong 10 năm là:
I = 100 × 0.08 × 10 = 80đ
Để tính giá trị tương lai sau 10 năm của khoản tiền gửi ta cộng tiền lãi với số tiền gửi
ban đầu:
FVn = C0 + I = C0 [1+(i)(n)]
Với FVn là tổng số tiền gốc và lãi thu được sau n thời kỳ. Áp dụng vào ví dụ trên ta có
FV10 = 100 + 80 = 180đ.
2.1.2.

Lãi kép hay lãi gộp

Lãi kép có ý nghĩa quan trọng trong các tính toán tài chính. ý nghĩa của thuật ngữ này
là việc lãi của kỳ trước được tính gộp vào khoản tiền gốc đầu kỳ và tổng này là cơ sở
để tính lãi cho kỳ sau. Điều đó có nghĩa là lãi đươc sinh ra từ khoản tiền gốc ban đầu
và từ các khoản tiền thu được từ những kỳ hạn trước đó. Điều này tạo nên sự khác biệt
cơ bản giữa lãi đơn và lãi kép.
So sánh sự khác biệt giữa lãi đơn và lãi kép trong bảng sau:
Lãi đơn 8% / năm

Lãi kép 8% / năm

Thời
kỳ

Số tiền

đầu kỳ

Tiền
lãi

Số tiền
cuối kỳ

Thời
kỳ

Số tiền
đầu kỳ

Tiền
lãi

Số tiền
cuối kỳ

1

100

8

108

1


100

8

108

2

100

8

116

2

108

8,64

116,69

3

100

8

124


3

116,69

9,33

125,97

Giá trị tương lai của $1 đầu tư với lãi suất 8%/ năm.

16

Số năm

Lãi đơn

Lãi kép

2

1,16

1,17

20

2,60

4,66


200

17,00

4.838.950

FIN101_Bai2_v1.0013106203


Bài 2: Những vấn đề cơ bản về lãi suất

Lãi kép thường được sử dụng nhiều trong tính toán các vấn đề tài chính, đặc biệt đối
với các hoạt động tài chính dài hạn.
Công thức tính lãi kép:
FV1 = C0 × (1 + i)
FV2 = FV1 × (1 + i) = C0 × (1 + i)2
FVn = C0 × (1 +I )n
Trong đó: FV: Số tiền thu được sau thời kỳ nào đó; i lãi suất tính theo lãi kép.
C0: Số tiền cho vay ban đầu; n số thời kỳ.
Trong các tình toán tài chính ngắn hạn, người ta sử dụng lãi đơn để tính toán cho đơn
giản, còn đối với các tính toán tài chính dài hạn (lớn hơn 1 năm), người ta thường
dùng lãi kép.
2.1.3.

Khái niệm giá trị hiện tại

Một điều mọi người dễ nhận thấy là giá trị của 100.000 đ ngày hôm nay khác với giá
trị của 100.000 đ ở thời điểm trước đây hai năm, và cũng khác với thời điểm sau hai
năm trong tương lai. Điều này có nghĩa là tiền có giá trị theo thời gian, ở những thời
điểm khác nhau thì giá trị của tiền tệ cũng khác nhau. Đó là vì ít nhất hai lý do: (1)

Lạm phát làm cho giá trị tiền tệ thay đổi; (2) Việc cho vay sẽ làm tiền sinh lãi.
Bạn sẽ chọn phương án nào nếu bạn nhận được thưởng 10 triệu đồng vào hôm nay
hoặc 10 triệu đồng sau 10 năm nữa? Thông thường chúng ta sẽ chọn 10 triệu đồng
hôm nay chứ không phải sau 10 năm. Loại trừ tất cả các yếu tố rủi ro khác, mức lạm
phát chính là nguyên nhân vì sao mà giá trị của 10 triệu đồng nhận được hôm nay lớn
hơn giá trị 10 triệu đồng nhận được sau 10 năm. Việc nhận ngay 10 triệu đồng cũng
cho phép bạn có cơ hội dùng đầu tư 10 triệu đồng đó để thu được tiền lãi (gửi ngân
hàng hoặc cho vay).
Để có thể so sánh được những khoản tiền khác nhau ở thời điểm khác nhau, người ta
thường tính ra các giá trị tương đương của các khoản tiền đó ở thời điểm hiện tại để có
thể so sánh được với nhau. Việc làm này gọi là hiện tại hóa hay chiết khấu một khỏan
tiền. Công thức tính giá trị hiện tại được suy ra từ công thức tính giá trị tương lai theo
lãi kép như sau đây:

C0 

FVn
(1  i) n

Ví dụ:
Giá trị hiện tại một khoản thu nhập 110đ sau một năm với lãi suất chiết khấu
10%/năm là:
PV 

110
 100
(1  0,1)1

Giá trị hiện tại của dòng thu nhập trong 3 năm lần lượt là 10, 10, 110 với lãi suất chiết
khấu 10%/năm là:

PV 

FIN101_Bai2_v1.0013106203

10
10
110


 100
1
2
(1  0,1)
(1  0,1)
(1  0,1)3
17


Bài 2: Những vấn đề cơ bản về lãi suất

2.2.

Các phân biệt về lãi suất

2.2.1.

Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực

 Lãi suất danh nghĩa là lãi suất nêu lên trong các hợp đồng vay vốn hoặc nêu lên
trong thuộc tính của một số loại chứng khoán như trái phiếu.

Ví dụ: một người vay ngân hàng món vay đơn (vay đầu kỳ, cuối kỳ trả gốc và lãi)
với lãi suất 10%. Như vậy ở đây, 10% là lãi suất danh nghĩa. Lãi suất trả hàng năm
của một loại trái phiếu chính phủ cũng là lãi suất danh nghĩa.
 Lãi suất thực
Trong các phân biệt lãi suất nêu trên, tất cả các khái niệm lãi suất đều chưa đề cập
tới tác động của lạm phát tới lãi suất, và do vậy, các khái niệm lãi suất ở trên vẫn
là lãi suất danh nghĩa để phân biệt với lãi suất thực.
Lãi suất thực là lãi suất được tính ở dạng hiện vật, là lãi suất được điều chỉnh loại
bỏ tác động của những thay đổi dự tính về mức giá ra khỏi lãi suất danh nghĩa, và
do đó phản ánh chính xác hơn chi phí của việc vay mượn.
Ví dụ: đầu năm ngân hàng cho vay 100 triệu lãi suất 10%/năm (lãi suất danh nghĩa).
Nếu tính số tiền cho vay ra thóc, đầu năm giá thóc là 5 triệu/tấn tương đương với
cho vay 20 tấn thóc. Cuối năm dự kiến tăng lên 5,2 triệu/tấn. Như vậy số thóc cuối
năm dự kiến thu về là 110/5,2 = 21,15 tấn. Lãi suất tính theo thóc là:

21,15  20
 100%  5, 75%
20
Đây là lãi suất thực của việc cho vay tiền sau khi đã loại bỏ tác động của lạm phát.
Mối quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa, lãi suất thực và tỉ lệ lạm phát dự kiến được
thể hiện qua Phương trình Fisher để kỷ niệm tên người đâù tiên nêu lên quan
hệ này:
i = ir + e
Trong đó i là lãi suất danh nghĩa, ir là lãi suất thực và e là tỷ lệ lạm phát dự kiến.
Lãi suất thực phản ánh tiền lãi theo hiện vật nghĩa là theo số lượng hàng hoá dịch
vụ mà bạn mua được.
2.2.2.

Tỷ suất lợi nhuận và lãi suất hoàn vốn


 Tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận của một khoản đầu tư là tỷ lệ phần trăm giữa thu nhập (tiền lãi +
chênh lệch giá mua bán) trên số tiền đã bỏ ra đầu tư/cho vay.
Cũng ví dụ trái phiếu ở trên, nếu đầu năm một người mua trái phiếu với giá
95.000, giữ nó một năm và bán đi với giá 100.000, như vậy tỷ suất lợi nhuận của
khoản đầu tư này trong một năm là:
R

100.000  95.000  10.000
 100%  15, 79%
95.000

Như vậy tỷ suất lợi nhuận không nhất thiết luôn luôn phải bằng lãi suất hoàn vốn.
Đặc biệt đối với các loại trái phiếu dài hạn (30 năm, trái phiếu vĩnh cửu, hay cổ phiếu),
18

FIN101_Bai2_v1.0013106203


Bài 2: Những vấn đề cơ bản về lãi suất

ít khi nhà đầu tư giữ nó đến lúc đáo hạn để có được lãi suất hoàn vốn, mà quan
trọng hơn họ quan tâm tới tỷ suất lợi nhuận trên số vốn bỏ ra.
Công thức tính tỷ suất lợi nhuận là:
R

Pt  1  Pt  C
Pt

 100%


Trong đó Pt + 1 , Pt là giá chứng khoán ở thời điểm t + 1, t; C là khoản thu nhập do
nắm giữ tài sản đó trong thời gian từ t đến t + 1.
Ví dụ: một nhà đầu tư đầu năm mua cổ phiếu với giá 35.000đ/cổ phiếu, cổ tức trả
cho năm đó là 30% (tính trên mệnh giá cổ phiếu là 10.000đ), cuối năm giá cổ
phiếu là 38.000đ/cổ phiếu. Như vậy tỷ suất lợi nhuận từ việc mua cổ phiếu mang
lại là:
R

38.000  35.000  3.000
 100%  17,14%
35.000

 Lãi suất hoàn vốn là tỷ lệ lãi suất mà nhà đầu tư được hưởng tính trên số vốn mà
họ đã thực sự cho vay hay đầu tư.
Ví dụ: Một người gửi ngân hàng 100 triệu, lãi suất 10%/năm nhưng ngân hàng trả
lãi trước. Như vậy, lãi suất mà nhà đầu tư thực sự được hưởng phải là:
100  90
 100%  11,11%
90
Trong ví dụ này, lãi suất hoàn vốn là 11,11%, lãi suất danh nghĩa là 10%.
Ví dụ:
Lãi suất hoàn vốn khi một người mua tín phiếu kho bạc mệnh giá 100.000 đồng,
kỳ hạn 1 năm với giá 90.000 đồng thì lãi suất hiệu quả được tính theo công thức:
i

90 

100
(1  i)1


Giải ra ta có i  11,11%.
Ví dụ:
Xác định lãi suất hiệu quả khi nhà đầu tư mua một trái phiếu kỳ hạn 5 năm, mệnh
giá 100.000 đồng, lãi suất trả hàng năm 10%/năm với giá 95.000 đồng.
Công thức xác định lãi suất hoàn vốn là:
95.000 

10.000
10.000
10.000
10.000
110.000




1
2
3
4
(1  k)
(1  k)
(1  k)
(1  k)
(1  k)5

Tính ra k = 11,36%. k ở đây được gọi là lãi suất hoàn vốn.
Như vậy, lãi suất hoàn vốn là tỷ lệ lãi suất mà nhà đầu tư được hưởng khi mua
một trái phiếu và giữ nó cho tới khi đáo hạn. Nếu nhà đầu tư mua trái phiếu trên

với giá 95.000 và giữ nó trong thời gian 5 năm thì lãi suất hoàn vốn sẽ là
11,36%/năm trong 5 năm. Nếu ông ta mua và đến cuối năm thứ 3 bán đi với giá
1050 thì lãi suất hoàn vốn là k = 13,59%. Công thức tính như sau:
95.000 

FIN101_Bai2_v1.0013106203

10.000
10.000
115.000


1
2
(1  k)
(1  k)
(1  k)3

19


Bài 2: Những vấn đề cơ bản về lãi suất

Lãi suất hoàn vốn cũng chính là mức lãi suất chiết khấu để làm cân bằng giá trị
hiện tại của dòng thu nhập mà một loại chứng khoán sẽ thanh toán trong tương lại
với thị giá của chứng khoán đó.
Khái niệm lãi suất hoàn vốn là khái niệm lãi suất phản ánh đầy đủ nhất ý nghĩa của
lãi suất mà các nhà kinh tế muốn nói tới. Thông thường, khi nói tới lãi suất thị
trường ở một kỳ hạn nào đó, thì người ta thường hiểu đó là mức lãi suất hoàn vốn,
là mức lãi suất mà nhà đầu tư sẽ được hưởng khi mua tài sản hoặc cho vay và nắm

giữ cho tới khi đáo hạn. Còn nếu nhà đầu tư lại bán tài sản đi trước khi đáo hạn thì
người ta sẽ sử dụng tỷ suất lợi nhuận để đo mức lãi suất trong thời gian nắm giữ tài
sản đó.
2.3.

Các yếu tố tác động tới lãi suất

Sự biến động của lãi suất sẽ ảnh hưởng tới giá cả của các loại chứng khoán trên thị
trường, và do vậy, ảnh hưởng tới hoạt động của các trung gian tài chính, các quỹ đầu
tư, và cả của các doanh nghiệp. Lãi suất có ảnh hưởng trực tiếp tới giá của các công cụ
nợ như trái phiếu, tín phiếu kho bạc, hoặc các món vay thế chấp. Lãi suất cũng ảnh
hưởng gián tiếp tới giá cổ phiếu và tỷ giá hối đoái. Do vậy, các chủ thể tham gia trên
thị trường tài chính đều giám sát chặt chẽ biến động của lãi suất để có thể hành động
nhằm tìm kiếm lợi nhuận từ những biến động của lãi suất trên thị trường.
2.3.1.

Lý thuyết về cung cầu vốn vay (The loanable funds theory)

Là một lý thuyết thường được dùng để giải thích những biến động của lãi suất. Lý
thuyết này cho thấy lãi suất thị trường bị tác động bởi các yếu tố tác động tới cung và
cầu của các món cho vay.
2.3.1.1.

Các yếu tố tác động tới cầu vốn vay

 Nhu cầu vay vốn của hộ gia đình: Các hộ gia đình thường có nhu cầu vay vốn để
trang trải các chi phí mua nhà, ô tô, đồ dùng gia đình. Lượng cầu vốn vay của hộ
gia đình có quan hệ tỷ lệ nghịch với lãi suất thị trường. Hình 2.1 thể hiện đường
cầu lý thuyết về nhu cầu vay vốn của hộ gia đình. Có nhiều yếu tố tác động tới nhu
cầu vay vốn của hộ gia đình, và do vậy làm dịch chuyển đường cầu vốn. Ví dụ như

khi thu nhập dự kiến tăng lên hoặc thuế thu nhập giảm xuống, họ kỳ vọng có khả
năng trả nợ nhiều hơn trong tương lai, và do vậy sẽ gia tăng vay nợ, điều này là
đường cung vốn dịch phải.

Hình 2.1: Đường cầu vốn vay

20

FIN101_Bai2_v1.0013106203


Bài 2: Những vấn đề cơ bản về lãi suất

 Nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp: Doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để tài
trợ mua sắm tài sản cố định và tài sản lưu động. Lượng cầu vốn vay của doanh
nghiệp cũng có quan hệ tỷ lệ nghịch với lãi suất thị trường như trong hình 2.1.
Đường cầu vốn cũng dịch chuyển theo các yếu tố tác động tới nhu cầu vay nợ của
doanh nghiệp. Ví dụ, khi triển vọng nền kinh tế trong tưong lai là tích cực, các
doanh nghiệp kỳ vọng sẽ có nhiều cơ hội kinh doanh và đạt được lợi nhuận cao
hơn làm tăng nhu cầu vay vốn và làm đường cầu vốn dịch phải.
 Nhu cầu vay vốn của Chính phủ: Khi Chính phủ lập kế hoạch chi tiêu vượt quá
nguồn thu của Chính phủ từ thuế và các nguồn thu khác,Chính phủ cần vay nợ trên
thị trường để tài trợ cho các khỏan chi tiêu vượt quá đó. Chính quyền các địa
phương, các cơ quan của Chính phủ cũng có thể có nhu cầu vay nợ để tài trợ cho
các chi phí thuộc phạm vi hoạt động của họ. Khác với các nhu cầu vay vốn của hộ
gia đình và doanh nghiệp, nhu cầu vay vốn của Chính phủ được cho là không chịu
ảnh hưởng của lãi suất, tức là đường cầu vốn thẳng đứng như trong Hình 2.2: Nhu
cầu vay vốn của Chính phủ cũng thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ví dụ, khi
một dự án hay một chương trình chi tiêu của Chính phủ được phê duyệt dẫn tới nhu
cầu chi tiêu vượt quá (thâm hụt ngân sách) tăng lên 20.000 tỷ đồng, lượng cầu vốn

vay sẽ tăng lên tương ứng và làm đường cầu vốn vay của Chính phủ dịch sang phải.

Hình 2.2: Nhu cầu vay vốn tăng làm đường cầu dịch phải

 Nhu cầu vay nợ tổng hợp: Nhu cầu vay nợ trên thị trường được hình thành bằng
cách tổng hợp nhu cầu vay nợ của ba đối đượng được phân tích ở trên và được thể
hiện trong hình 2.3. Lượng tổng cầu vay nợ trên thị trường cũng có đặc điểm có
mối quan hệ tỷ lệ nghịch với lãi suất, tức là đường cầu vốn đi xuống về bên phải.

Hình 2.3: Tổng nhu cầu vay nợ trong nền kinh tế

FIN101_Bai2_v1.0013106203

21


Bài 2: Những vấn đề cơ bản về lãi suất

2.3.1.2.

Cung các khoản vốn vay

Thuật ngữ “cung vốn vay” được sử dụng để chỉ các khỏan vốn được cung cấp từ
những người tiết kiệm trong nền kinh tế. Các hộ gia đình là các đối tượng tiết kiệm cơ
bản và lớn nhất trong nền kinh tế. Các khỏan cho vay cũng được cung cấp bởi Chính
phủ hay các doanh nghiệp. Tuy vậy tính chung lại, các hộ gia đình là nhóm có các
khỏan tiết kiệm ròng và là những cho cung ứng các khoản cho vay, còn Chính phủ và
các doanh nghiệp là những người đi vay trên thị trường tài chính.

Hình 2.4: Đường cung vốn


Khối lượng vốn được cung ứng có mối quan hệ tỷ lệ thuận với lãi suất, nghĩa là khi lãi
suất cao hơn, các hộ gia đình sẽ muốn cho vay nhiều hơn, với giả thiết các yếu tố khác là
không đổi. Điều này làm cho đường cung vốn là đi lên về bên phải như trong Hình 2.4.
Lượng vốn được cung ứng cũng chịu tác động bởi chính sách tiền tệ do ngân hàng
trung ương kiểm soát. Ngân hàng trung ương có thể kiểm soát khối lượng dự trữ trong
các tổ chức tài chính, các khoản vốn này có thể được chuyển thành các món cho vay.
Tuy nhiên, chúng ta ít quan tâm đến vai trò của các trung gian tài chính ở đây, do họ chỉ
là người trung gian trong việc chu chuyển vốn từ người tiết kiệm sang người đi vay.
Tổng lượng vốn được cung ứng trong nền kinh tế là lượng vốn được cung ứng từ các
khu vực hộ gia đình, chính phủ, doanh nghiệp và lượng vốn được cung ứng bởi ngân
hàng trung ương. Đường cung vốn tổng hợp dốc lên trên về bên phải, thể hiện lượng
vốn được cung ứng ít nhạy cảm với thay đổi của lãi suất thị trường (Hình 2.4). Trong khi
đó, đường cầu vốn được cho là nhạy cảm với lãi suất hơn, và ít dốc hơn (Hình 2.5).
2.3.1.3.

Lãi suất cân bằng thị trường

Giao điểm của đường cung vốn và cầu vốn xác định mức lãi suất cân bằng thị trường
(Hình 2.5). Bất kỳ một yếu tố làm làm cho lãi suất lệch khỏi lãi suất cân bằng, đều làm
cho người cho vay và người đi vay cạnh tranh nhau và đưa mức lãi suất trở về cân bằng.

Hình 2.5: Lãi suất cân bằng trên thị trường
22

FIN101_Bai2_v1.0013106203


Bài 2: Những vấn đề cơ bản về lãi suất


Chú ý: Lãi suất được đề cập tới trong mô hình này là lãi suất không có rủi ro vỡ nợ, do
vậy nó thường được xem là lãi suất của các trái phiếu chính phủ hay tín phiếu kho bạc.
Lãi suất là lãi suất danh nghĩa, vì được tính theo các giá trị tiền tệ danh nghĩa (để phân
biệt với lãi suất thực được tính theo hiện vật như đã trình bày ở mục 2.2.1).
2.3.2.

Các yếu tố kinh tế tác động tới cung và cầu vốn

Các yếu tố ảnh hưởng tới cung vốn và làm dịch chuyển đường cung vốn
 Thu nhập, của cải: khi thu nhập, của cải của các hộ gia đình tăng lên làm tăng khả
năng cho vay và làm cung vốn vay tăng lên, đường cung vốn dịch phải.
 Tỷ suất lợi nhuận của khoản vay: khi tỷ suất lợi nhuận của khoản vay cao hơn so
với các khoản đầu tư khác, cung vay tăng lên, đường cung vốn dịch phải.
 Rủi ro: khi giá trái phiếu, giá của khoản vay trên thị trường biến động mạnh làm
rủi ro cho việc nắm giữ khoản vay tăng sẽ tác động tiêu cực tới cung vốn vay,
lượng cung vốn vay giảm và đường cung vốn dịch trái.
 Tính thanh khoản: nếu khoản vay trở nên dễ mua bán hơn, tính thanh khoản tăng lên,
nó trở nên được ưa thích hơn làm cung vốn vay tăng lên, đường cung vốn dịch phải.
Các yếu tố ảnh hưởng tới cầu vốn và làm dịch chuyển đường cầu vốn
 Khả năng sinh lợi của các cơ hội đầu tư: khi số lượng các cơ hội đầu tư sinh lợi gia
tăng, ví dụ trong giai đoạn tăng trưởng của chu kỳ kinh doanh, nhu cầu vay vốn để
tài trợ cho các cơ hội đầu tư sinh lợi đó tăng lên, cầu vốn vay tăng và đường cầu
vốn dịch phải.
 Lạm phát kỳ vọng: lạm phát kỳ vọng trong tương lai tăng lên làm lãi suất thực
giảm, chi phí thực của việc vay mượn giảm đi và cầu vốn vay tăng và đường cầu
vốn dịch phải.
 Các hoạt động của chính phủ: khi chính phủ gia tăng các hoạt động làm tăng chi
tiêu của chính phủ và tăng thâm hụt ngân sách và chính phủ thường tài trợ cho các
chi tiêu tăng thêm đó bằng cách gia tăng vay nợ trên thị trường. Điều này làm cầu
vốn vay tăng và đường cầu vốn dịch phải.

Các yếu tố ảnh hưởng tới lãi suất cân bằng thị trường
 Tác động của tăng trưởng kinh tế tới lãi suất: Khi các doanh nghiệp trở nên lạc
quan về mức tăng trưởng kinh tế trong tương lai, cầu vốn vay sẽ tăng lên để tài trợ
cho các cơ hội đầu tư gia tăng cùng với sự tăng trưởng kinh tế. Điều này làm
đường cầu vốn dịch phải (Hình 2.6). Thu nhập cũng có thể tăng lên trong giai đoạn
kinh tế tăng trưởng, tuy vậy không có gì chắc chắn là tiết kiệm và cho vay tăng lên
cả. Do vậy, với sự dịch phải của đường cầu vốn, lãi suất thị trường tăng lên.

Hình 2.6: Tác động của tăng trưởng kinh tế làm lãi suất tăng

FIN101_Bai2_v1.0013106203

23


Bài 2: Những vấn đề cơ bản về lãi suất

 Tác động của lạm phát tới lãi suất: Lạm phát tác động tới lãi suất qua tác động tới
cung và cầu vốn. Giả sử lạm phát được kỳ vọng là tăng lên trong tương lai, các hộ
gia đình sẽ giảm bớt ý muốn cho vay để mua hàng hóa trước khi giá tăng lên, làm
đường cung vốn dịch phải. Thêm vào đó, nhu cầu vay vốn của hộ gia đình và
doanh nghiệp cũng tăng lên để mua hàng hóa trước khi tăng giá, làm đường cầu
vốn dịch sang phải. Mức lãi suất mới trên thị trường được hình thành cao hơn lãi
suất ban đầu do hành vi của người đi vay và cho vay trên thị trường (Hình 2.7).
Đây còn được gọi là hiệu ứng Fisher, nêu lên mối liên hệ giữa lãi suất danh nghĩa
và lạm phát. Trong phạm vi môn học này, thuật ngữ lãi suất luôn được hiểu là lãi
suất danh nghĩa.

Hình 2.7: Hiệu ứng Fisher


 Tác động của thâm hụt ngân sách tới lãi suất: Khi Chính phủ thực hiện chính sách
tài khóa làm gia tăng thâm hụt ngân sách. Điều này làm tăng cầu vốn vay, đường
cầu vốn dịch phải, lãi suất sẽ tăng lên (Hình 2.8). Sự gia tăng nhu cầu vay vốn của
Chính phủ làm giảm lượng vốn vay của khu vực tư nhân, với điều kiện tổng khối
lượng vốn được cung ứng từ tiết kiệm là không đổi. Hiệu ứng này được gọi là hiệu
ứng chèn lấn đầu tư tư nhân (crowding-out effect).
 Ngoài ra, tình trạng cung cầu vốn trên thị trường còn bị ảnh hưởng bởi yếu tố cung
cầu vốn trên thị trường tài chính quốc tế. Khi nền kinh tế của một nước hội nhập
sâu hơn vào nền kinh tế thế giới như tình trạng nền kinh tế Việt Nam hiện tại, vai
trò của luồng vốn quốc tế (vốn ODA, vốn đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp của
nước ngoài) sẽ có ảnh hưởng ngày một lớn hơn tới mặt bằng lãi suất trong nước.
 Tóm lại, các điều kiện kinh tế khác nhau là yếu tố căn bản đằng sau những biến
động của cung vốn từ tiết kiệm của các hộ gia đình và đằng sau cầu vốn của các
gia đình, doanh nghiệp, và chính phủ. Mức tiết kiệm của các hộ gia đình bị ảnh
hưởng một phần thông qua chính sách tài khóa của chính phủ (thuế suất thuế thu
nhập cá nhân) từ đó tác động tới cung vốn. Chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung
ương cũng tác động tới cung vốn. Nhu cầu vay vốn cũng chịu ảnh hưởng gián tiếp
của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ vì những chính sách này ảnh hưởng
tới tình trạng nền kinh tế thông qua mức độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát, từ đó
ảnh hưởng tới nhu cầu vốn vay. Chi tiêu của Chính phủ ảnh hưởng tới thâm hụt
ngân sách do vậy cũng ảnh hưởng tới nhu cầu vay vốn.

24

FIN101_Bai2_v1.0013106203


Bài 2: Những vấn đề cơ bản về lãi suất

Hình 2.8: Tác động thâm hụt ngân sách của chính phủ tới lãi suất


Các phân tích ở trên không bao quát hết toàn bộ các tác động qua lại giữa cung và cầu
vốn vay, nhưng có thể giúp người đọc hiểu được về cơ bản nguyên nhân thay đổi của
lãi suất thị trường và cũng đóng vai trò là các phân tích nền tảng để dựa vào đó, người
học có thể phân tích và dự báo biến động của lãi suất thị trường. Phân tích các yếu tố
tác động tới lãi suất cũng được sử dụng làm cơ sở để giải thích biến động giá của các
loại chứng khoán khác nhau trên thị trường.
2.3.3.

Các yếu tố khác tác động tới lãi suất

Lãi suất là giá cả của khoản vay, được hình thành bởi cung và cầu các món vay trên
thị trường. Tuy vậy, lãi suất thường gắn với một công cụ tài chính nhất định. Khi quan
sát lãi suất trên thị trường, người ta thường thấy có nhiều loại lãi suất khác nhau gắn
với các loại công cụ tài chính khác nhau, mà chủ yếu ở đây là các công cụ nợ, các loại
tín phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ và trái phiếu công ty.
Các loại công cụ nợ khác nhau sẽ mang lại các mức lãi suất khác nhau, phụ thuộc vào
các yếu tố sau đây:
 Rủi ro vỡ nợ: Hầu hết các loại chứng khoán đều có mức độ rủi ro vỡ nợ nhất định.
Đó là tình trạng xảy ra khi người phát hành chứng khoán mất khả năng thanh toán
các nghĩa vụ của họ đối với người nắm giữ chứng khoán khi bị phá sản. Mặc dù
nhà đầu tư luôn có thể mua các loại trái phiếu chính phủ (được xem là không có
rủi ro vỡ nợ, vì lúc nào chính phủ cũng có thể đáp ứng nhu cầu thanh toán thông
qua thu thuế hoặc thậm chí in thêm tiền để trả nợ), nhà đầu tư vẫn có thể nắm giữ
các loại chứng khoán khác, nếu như lợi tức từ các chứng khóan đó đủ bù đắp cho
rủi ro mà họ phải gánh chịu. Do vậy, khi các yếu tố khác không đổi, một loại
chứng khoán có rủi ro cao hơn sẽ phải đem lại cho nhà đầu tư một mức lợi ích lớn
hơn để có thể vay nợ được trên thị trường. Rủi ro vỡ nợ đặc biệt quan trọng đối với
các chứng khoán dài hạn, khi nhà đầu tư phải chịu đựng rủi ro vỡ nợ với thời gian
lâu hơn.

 Kỳ hạn thanh toán: các loại chứng khoán có kỳ hạn thanh toán dài hơn dẫn tới
rủi ro cao hơn, tính thanh khoản thấp hơn, do vậy phải thanh toán một mức lãi suất
cao hơn cho người nắm giữ chứng khoán.
2.4.

Lãi suất ở Việt Nam

Thị trường trái phiếu chính phủ ở Việt Nam chưa phát triển, do vậy, lãi suất của các
loại trái phiếu chính phủ trên thị trường tài chính chưa phải là lãi suất chuẩn trong nền
kinh tế.
FIN101_Bai2_v1.0013106203

25


Bài 2: Những vấn đề cơ bản về lãi suất

Loại lãi suất quan trọng hơn nhiều đó là lãi suất huy động vốn, lãi suất cho vay của
các ngân hàng thương mại. Thay đổi trong lãi suất huy động, lãi suất cho vay của các
ngân hàng thương mại thể hiện sự tác động của cung, cầu vốn trên thị trường.
Lãi suất của các ngân hàng thương mại cũng chịu ảnh hưởng bởi việc điều hành lãi
suất thị trường của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN). Thông qua cơ chế lãi
suất cơ bản, NHNN sẽ khống chế được trần lãi suất huy động và cho vay của các
NHTM không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản. Riêng đối với hoạt động cho vay
tiêu dùng, các NHTM được phép áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận, tức là ngân hàng
và khách hàng tự thỏa thuận lãi suất vay nợ, lãi suất cho vay có thể vượt quá 150% lãi
suất cơ bản do NHNN công bố.
Ngoài lãi suất cơ bản, NHNN cũng công bố lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn
hàng tháng như là một công cụ để thực thi chính sách tiền tệ của NHNN.
Ngoài ra, lãi suất thị trường cũng chịu ảnh hưởng của chính sách tỷ giá của NHNN, do

các NHTM có thể huy động và cho vay cả bằng nội tệ và ngoại tệ, tình trạng thị
trường ngoại hối, tỷ giá cũng sẽ tác động tới lãi suất huy động và cho vay cả bằng nội
tệ, ngoại tệ của các NHTM.

26

FIN101_Bai2_v1.0013106203


Bài 2: Những vấn đề cơ bản về lãi suất

Tóm lược cuối bài
 Có 2 cách tính lãi thông thường là lãi đơn và lãi kép.
 Khái niệm giá trị hiện tại cho phép chúng ta có thể tính toán, so sánh được những khoản tiền,
thu nhập ở những thời điểm khác nhau.
 Có 4 phép đo lãi suất chủ yếu: lãi suất danh nghĩa, lãi suất hoàn vốn, tỷ suất lợi nhuận và lãi
suất thực.
 Lãi suất là giá cả của khoản vay và được xác định theo mô hình cung cầu vốn. Có 4 yếu tố
làm dịch chuyển đường cung vốn và 3 yếu tố làm dịch chuyển cầu vốn, từ đó làm thay đổi lãi
suất thị trường.

FIN101_Bai2_v1.0013106203

27


Bài 2: Những vấn đề cơ bản về lãi suất

Bài tập thực hành
1. Nếu lãi suất là 10%, một chứng khoán đem lại 1100 đôla vào cuối năm, 1210 vào cuối năm

sau đó và 1331 vào cuối năm thứ 3 thì giá chứng khoán hiện tại là bao nhiêu?
2. Nếu chứng khoán đó được bán với giá 3500 thì lãi suất hoàn vốn là cao hơn hay thấp hơn 10%?
3. Viết công thức xác định lãi suất hoàn vốn của trái phiếu mệnh giá 1000 kỳ hạn 20 năm lãi
suất trả hàng năm 10% đang được bán với giá 2000.
4. Tính lãi suất hoàn vốn của 1 trái phiếu chiết khấu có mệnh giá 1000 kỳ hạn 1 năm đang được
bán với giá 800.
5. Tính lãi suất hoàn vốn của món vay đơn trị giá 1 triệu, yêu cầu trả 2 triệu sau 5 năm.
6. Bạn sẽ chọn loại tiết kiệm nào: trả lãi sau với lãi suất 8,4%/năm hay loại trả lãi trước với lãi
suất 8%/năm?
7. Giả sử có 2 loại trái phiếu chính phủ A và B cùng có mệnh giá là 100.000 đồng, lãi suất trả
hàng năm là 8%. Trái phiếu A có kỳ hạn 5 năm, trái phiếu B có kỳ hạn 7 năm.

a. Nếu lãi suất thị trường là 12%/năm, tính giá của trái phiếu A và B?
b. Nếu lãi suất thị trường dự tính sẽ giảm xuống 9%/năm, và Anh (Chị) đang nắm giữ cả 2
loại trái phiếu này: tính lại giá của trái phiếu A và B và cho biết Anh (Chị) sẽ làm gì với
các trái phiếu này?
c. Nếu lãi suất thị trường dự tính sẽ tăng lên 15%/năm, và Anh (Chị) đang nắm giữ cả 2 loại
trái phiếu này: tính lại giá của trái phiếu A và B và cho biết Anh (Chị) sẽ làm gì với các
trái phiếu này?

28

FIN101_Bai2_v1.0013106203



×