Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

CHUYÊN ĐỀ 4 - GIÁO ÁN ÔN PHỤ ĐẠO MÔN GDCD 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.08 KB, 13 trang )

Tiết: 40, 41, 42

Ngày soạn: 5/4/2017

Chuyên đề 4: Pháp luật với sự phát triển của công dân và đất nước
I.Mục tiêu bài học:
1.Về kiến thức:
-Giúp HS nêu được KN, nội dung, ý nghĩa quyền học tập của công dân.
-Giúp HS nêu được KN, nội dung, quyền sáng tạo và quyền được phát triển của công dân.
- Giúp HS nắm được ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
- Trình bày được trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc bảo đảm thực hiện quyền
học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.

- Trình bày được 1 số nội dung cơ bản của pháp luật trong việc phát triển kinh tế.
- Trình bày được 1 số nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội.
- Trình bày được 1 số nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Trình bày được 1 số nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ an ninh, quốc phòng.
2.Về kỹ năng :
- Biết thực hiện và có khả năng nhận xét việc thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển
của công dân theo quy định của pháp luật.

- Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo
vệ môi trường và bảo vệ an ninh, quốc phòng theo quy định của pháp luật.
3.Về thái độ :
- Có ý thức thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của mình; tôn trọng các quyền đó
của người khác.

- Tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật về kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi
trường và bảo vệ an ninh, quốc phòng.
- Có thái độ phê phán những hành vi vi phạm pháp luật về kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo
vệ môi trường và bảo vệ an ninh, quốc phòng.


II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- SGK GDCD 12, SGV GDCD 12, giáo án ôn phụ đạo, những câu hỏi trắc nghiệm,...
- Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, giải quyết tình huống,...
1. Học sinh: SGK GDCD 12, đồ dùng học tập,...
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định:
Lớp
12A
Sĩ số
Ngày dạy
2. Kiểm tra bài cũ.

12B

12C

12D


3. Bài mới: (GV dẫn vào bài học)
A. Lý thuyết
I. Pháp luật với sự phát triển của công dân.
1. Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
a. Quyền học tập của công dân.
Học tập có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của cá nhân và sự phát triển
bền vững của đất nước.
- Quyền học tập được ghi nhận ở điều 59 của Hiến pháp 1992 (sđ)
* Khái niệm :
Mọi công dân đều có quyền học tập từ thấp đến cao, có thể học bất cứ ngành, nghề nào, có

thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời.
* Nội dung quyền học tập của công dân:
+ Học không hạn chế (từ tiểu học đến Trung học, Đại học và sau đại học)
+ Học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của
mình. (các ngành KHTN, KHXHNV, khối kĩ thuật)
+ Học thường xuyên, học suốt đời (Trường Quốc lập, dân lập, tư thục; chính quy, tại chức, tập
trung, không tập trung)
+ Mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập (Không phân biệt nam nữ, dân
tộc, thành phần xã hội, vùng miền, điều kiện KT...)
b. Quyền sáng tạo của công dân.
* Định nghĩa: Quyền sáng tạo của công dân là quyền của mỗi người được tự do nghiên cứu
khoa học, tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ
thuật, hợp lí hóa sản xuất; quyền về sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo
ra các sản phẩm, công trình khoa học về các lĩnh vực của đời sống xã hội.
*Nội dung: Quyền sáng tạo được ghi nhận ở điều 60 Hiến pháp 1992 (sđ) gồm:
- Quyền đưa ra phát minh, sáng chế, cải tiến kĩ thuật, hợp lý hoá sản xuất
- Quyền sáng tác văn học, nghệ thuật, nghiên cứu KH để tạo ra SP.
- Pháp luật nước ta:
+ Khuyến khích sáng tạo, ứng dụng khoa học kĩ thuật và công nghệ.
+ Bảo vệ quyền sáng tạo của công.
c. Quyền được phát triển của công dân.
* Khái niệm:
Quyền được phát triển là quyền của công dân được sống trong mội trường xã hội và tự nhiên
có lợi cho sự tồn tại và phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức; có mức sống đầy đủ
về vật chất; được học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá; được
cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe; được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài
năng.
* Nội dung:

- Một là: Quyền được hưởng ĐS VC và TT đầy đủ để PT toàn diện

+ Đời sống VC Có mức sống đầy đủ để PT về thể chất, được chăm sóc sức khoẻ
+ ĐS TT được tiếp cận với TT ĐC, được vui chơi, giải trí...


- Hai là:Quyền được khuyến khích bồi dưỡng để PT tài năng
+ Người học giỏi, có năng khiếu được tuyển chọn
+ Những nhà KH có tài được tạo mọi điều kiện để PT và cống hiến
Tiết : 43,44,45
Ổn định:
Lớp
12A
Sĩ số
Ngày dạy

12B

12C

12D

2. Ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân
- Là quyền cơ bản của công dân
- Là điều kiện để con người phát triển toàn diện
- Là điều kiện đảm bảo sự bình đẳng
- Những người học giỏi, tài năng phấn đấu học tập và nghiên cứu
3. Trách nhiệm của NN và CD trong việc đảm bảo và thực hiện quyền học tập, sáng tạo
và phát tiển của công dân.
a. Trách nhiệm của nhà nước.
- Ban hành chính sách, pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện pháp cần thiết.
- Nhà nước thực hiện công bằng trong GD

- NN khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học.
- NN đảm bảo những điều kiện để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
b. Trách nhiệm của công dân.
- Có ý thức học tập
- Có ý chí phấn đấu đi lên trong học tập lao động sản xuất
- Tích cực vào việc nâng cao dân trí...
II. Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
Một đất nước phát triển bền vững là một đất nước :
+ Có sự tăng trưởng liên tục và vững chắc về kinh tế.
+ Có sự bảo đảm ổn định và phát triển về văn hóa, xã hội.
+ Có môi trường được bảo vệ và cải thiện.
+ Có nền quốc phòng và an ninh vững chắc.

1. Nội dung cơ bản của pháp luật về sự phát triển bền vững của đất nước.
a. Một số nội dung cơ bản cuả pháp luật về phát triển kinh tế.
* Khái niệm:


Quyền tự do kinh doanh của công dân có nghĩa là: mọi công dân khi có đủ điều kiện do
pháp luật quy định đều có quyền tiến hành hoạt động kinh doanh sau khi được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền chấp nhận đăng kí kinh doanh.- Biểu hiện: Tự mình lựa chọn
và quyết định kinh doanh mặt hàng nào; quy mô kinh doanh lớn hay nhỏ, tổ chức theo
hình thức nào
* Nghĩa vụ của công dân khi thực hiện các hoạt động kinh doanh:
Khi thực hiện các hoạt động kinh doanh, công dân phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ
theo quy định của pháp luật:
- Kinh doanh đúng ngành, nghề ghi trong giấy phép kinh doanh và những ngành, nghề
mà pháp luật không cấm;
- Nộp thuế đầy đủ, đúng theo quy định của pháp luật.
- Bảo vệ môi trường

- Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Tuân thủ các qui định về quốc phòng và an ninh, trật tự an toàn xã hội.
c. Một số nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội.
- Pháp luật khuyến khích các cơ sở kinh doanh bằng nhiều giải pháp, tạo ra nhiều việc
làm mới cho những người đang trong độ tuổi lao động.
- Pháp luật quy định, Nhà nước sử dụng các biện pháp kinh tế-tài chính để thực hiện
xóa đói, giảm nghèo bằng cách tăng nguồn vốn xoá đói, giảm nghèo, mở rộng các hình
thức trợ giúp người nghèo để sản xuất-kinh doanh.
- Pháp luật có những quy định nhằm kiềm chế sự gia tăng nhanh dân số, các biện pháp
giảm tỉ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và bảo đảm phát triển giống nòi.
góp phần làm cho kinh tế-xã hội phát triển lành mạnh.
- Luật Phòng, chống ma tuý, Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm quy định về đấu tranh
phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự kỉ cương xh, ngăn chặn và bài trừ các tệ nạn xã
hội, nhất là nạn mại dâm, ma túy; ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS, xây
dựng lối sống văn minh, lành mạnh.
d.Một số nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Hệ thống các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường: Luật bảo vệ môi trường, Luật Bảo
vệ và phát triển rừng, Luật Tài nguyên nước, Luật Thuỷ sản, Luật Khoáng sản….
Luật Du lịch, Luật Xây dựng…. cũng có những quy định về bảo vệ môi trường.

- Pháp luật quy định các hoạt động bảo vệ môi trường :
+ Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
+ BVMT trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
+ Bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư.
+ Bảo vệ môi trường biển, nước sông và các nguồn nước khác
+ Quản lý chất thải; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm và phục
hồi MT.
- Pl nghiêm cấm các hành vi:
+ Phá hoại, khai thác trái phép rừng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên



+ Khai thác, đánh bắt các nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ hủy
diệt.
+ Khai thác, kinh doanh , tiêu thụ các loài thực vật, động vật hoang dã quý hiếm thuộc
danh mục cấm.
+ Chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng nơi
quy định.
+ Thải chất thải chưa được xử lý, các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào
đất, nguồn nước...
- Pl quy định những hành vi vi phạm về môi trường bị xử lý hc, kỷ luật hoặc truy cứu
trách nhiệm hình sự.
- Trách nhiệm bảo vệ môi trường
Mọi tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thực hiện các quy định của
pháp luật về bảo vệ môi trường, phát hiện và tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật về
bảo vệ môi trường
Tiết : 46,47,48
Ổn định:
Lớp
12A
Sĩ số
Ngày dạy

12B

12C

12D

e. Nội dung cơ bản của pháp luật về QP-AN.
- Các văn bản pháp luật về quốc phòng, an ninh:

+ Những văn bản pháp luật trực tiếp quy định về quốc phòng, an ninh như: Luật Quốc
phòng, Luật An ninh quốc gia, Luật Công an nhân dân….
+ Những văn bản pháp luật chuyên ngành cũng có quy định về bảo đảm quốc phòng,
bảo vệ an ninh
- Bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia là: Tăng cường quốc phòng để xây dựng và
bảo vệ vững chắc Tổ quốc; bảo vệ chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; phát
triển KT, VH, XH, AN, QP, đối ngoại vững mạnh, giữ vững ổn định chính trị trong nước
- Củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân mà nòng cốt
là quân đội và công an. Mọi hành vi xâm phạm an ninh quốc gia đều phải bị xử lí
nghiêm minh, kịp thời. Bảo vệ tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của
công dân
- Công dân phải trung thành với tổ quốc. Ở độ tuổi nhập ngũ cần sẵn sàng và thực hiện
bổn phận làm nghĩa vụ quân sự
Cd từ 18-45 ở các cơ quan, trường học, nhà máy, xí nghiệp, nông thôn,…tham gia các
đội tự vệ, luyện tập quân sự, tham gia ll quân sự dự bị, sẵn sàng bảo vệ tổ quốc.


Cd là hs THPT cần tự giác, tích cực luyện tập quân sự theo chương trình quy định
trong năm học; sẵn sàng đăng kí nghĩa vụ quân sự và nhập ngũ khi đến tuổi; tham gia
bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội ở nhà trường và địa phương.
B. Nhận định tình huống và giải quyết tình huống

Tình huống1:
H nói với T: Noí công dân có quyền và nghĩa vụ học tập, không hạn chế là không
đúng đâu. Hạn chế rõ ràng quá đi chứ. Chẳng hạn như tụi mình, sau khi học xong
trung học phổ thông thì có đứa vào trường đại học, cao đẳng, có đứa chỉ vào trường
trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề, có đứa lại chẳng được học hành gì nữa
mà phải đi lao động ngay.
Em có đồng ý với ý kiến của hoài không?Vì sao?Theo em, quyền và nghĩa vụ học
tập được thể hiện như thế nào trong hiến pháp và pháp luật Việt Nam?

Tình huống 2:
Anh V và chị Q cưới nhau đã được 5 năm. Đã từ lâu, chị Q mong muốn được học tiếp
cao học để có bằng thạc sĩ, nhưng do con nhỏ nên chưa có điều kiện để thực hiện.
Đến nay, bé T, con gái chị đã được 4 tuổi, chị muốn đi học để thực hiện cho được ước
mơ của mình. Chị đem chuyện này bàn với anh V – chồng chị, thì bị anh phản đối ngay:
Phụ nữ học xong đại học là đủ rồi, cần gì phải học thêm nữa! Thuyết phục chồng không
được chị Q vẫn quyết tâm học ôn để chuẩn bị thi vào cao học.
1. Chị Q đã quyết tâm thực hiện quyền học tập của mình như thế nào?
2. Anh V có quyền ngăn cản chị Q theo học ở bậc Cao học không? Vì sao?
Tình huống 3:
H hỏi T: ‘Có phải chỉ những người học ở bậc cao mới có quyền sáng tạo không?’. T trả
lời:
‘Ồ! Ai chẳng có quyền sấng tạo, chú tớ làm công nhân còn được nhận chứng chỉ về
sáng
tạo trong nhà máy mà’.
_ Nhưng HS chúng mình thì có thể sáng tạo gì? H hỏi tiếp.
_T nói: HS cũng có thể sáng tạo, điều quan trọng là phải chịu khó suy nghĩ thì mới sáng
tạo
được.
Theo em, có phải mọi công dân đều có quyền sáng tạo không? Quyền sáng tạo
của công dân được thể hiện trong hiến pháp 1992 như thế nào?
Tình huống 4:
Đ rất muốn được vào học trường chuyên của tỉnh để có điều kiện học tập tốt hơn. Đ
thắc mắc: ‘ C này, nghe nói công dân có quyền được phát triển mà sao tớ muốn vào
trường chuyên lại không được ‘.


C trả lời; ‘ Ai cũng có quyền được phát triển, nhưng muốn vào trường chuyên thì phải
thi và được điểm cao mới được chọn vào chứ’. Đ thở dài: ‘Thế thì còn gì là quyền được
phát triển của công dân nữa! Muốn học ở trường tốt hơn cũng không được’.

Em có đồng ý với cánh suy nghĩ của Đ không? Vì sao? Em hiểu như thế nào là
quyền được phát triển của công dân?
Tình huống 5:
T nói với Hoa: ‘Này H, nói Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm quyền học tập của công
dân có đúng không?’. H trả lời: ‘Chẳng phải đâu! Quyền học tập chủ yếu do mỗi người
tự lo liệu tự thực hiện; Nhà nước chẳng có trách nhiệm gì đâu!’. T nói tiếp: ‘Tớ xem ti
vi thấy nói hằng năm Nhà nước dành rất nhiều tiền để xây dựng trường học, để giúp đỡ
con em gia đình khó khăn, con em gia đình ở vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi. Đấy
chẳng phải Nhà nước thực hiện trách nhiệm bảo đảm quyền học tập của công dân là
gì?’.
H nói như vậy có đúng không? Em có thể bổ sung điều gì vào ý kiến của H? Em
có nhận xét gì về kiến của T?
Tình huống 6:
Bà Q mở của hàng bán đồ dùng học tập cho HS. Tuy mới mở, nhưng cửa hàng của bà
đã có đủ thứ: vở, giấy,bút, mực, com-pa, phấn, bảng, giấy thủ công...Bỗng một hôm, bà
bị cơ quan chức năng lập biên bản về việc vi phạm: mở của hàng mà không có giấy
phép đăng ký kinh doanh. Bà Q cãi:’Tôi không vi phạm, tôi có quyền tự do kinh doanh
thì cần gì phải có giấy phép đăng kí kinh doanh!’.
Bà Q nói như vậy có đúng không? Bà Q có quyền mở của hàng mà không cần có
giấy đăng kí kinh doanh không? Bà Q cần phải làm gì để thực hiện quyền kinh doanh
của mình đúng pháp luật?
Tình huống 7:
Lan hỏi Mai: ‘Nói pháp luật có vai trò góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước
thì có thể hiểu được. Còn nói pháp luật có vai trò để phát triển bền vững đất nước thì
trừu tượng quá, mình không sao hiểu được!’. Mai trả lời:’Có gì đâu mà không hiểu?
Pháp luật góp phần thúc đẩy kinh tế, làm cho kinh tế tăng trưởng. Mà kinh tế tăng
trưởng thì đất nước phát triển bền vững thôi’.
Em có nhận xết gì về cách hiểu của hai bạn Lan và Mai? Theo em,tại sao khi tác
động đến sự tăng trưởng kinh tế, pháp luật đồng thời lại tác động đến sự phát triển bền
vững của dân nước? Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước

hiện nay?
Tình huống 8:
Cửa hàng bán lẻ của bà L đang hoạt động bình thường thì bỗng bị cơ quan chức năng
đến lập biên bản vì cửa hàng của bà đã có một số mặt hàng không có trong giấy phép
kinh doanh. Thấy mình bị lập biên bản, bà L cãi: ‘ Tôi có giấy phép kinh doanh rồi thì
tôi có toàn quyền tự do kinh doanh hàng gì cũng được’.


Người cán bộ đại diện cơ quan nhà nước giải thích: ‘Ngoài mặt hàng nằm trong danh
mục cấm hoặc đòi hỏi phải có chứng chỉ hành nghề, bà muốn kinh doanh mặt hàng gì
cũng được, nhưng phải đăng kí và phải được ghi trong giấy phép kinh doanh’. Bà L vẫn
cho đó là sự ‘rắc rối’.
Bà L có vi phạm pháp luật không?Việc lập biên bản có đúng pháp luật không?
Bà L phải làm gì nếu muốn bán thêm một số mặt hàng mới?
Tình huống 9:
H cùng V nói chuyện với nhau về phòng, chống tệ nạn xã hội hiện nay.
_ H: ‘V này, cậu nghĩ sao về tệ nạn xã ma túy tràn lan hiện nay? Sao Nhà nước đã có
pháp luật rồi mà tệ nạn này vẫn diễn ra nhiều thế nhỉ?’.
_ V: ‘Tớ nghĩ, mình không thể nào dập được tệ nạn ma túy đâu nên cứ để cho nó phát
triển thôi, ngăn cản sao được’.
_ H: ‘ Cần phải phòng, chống chứ? Cần phải có pháp luật, có pháp luật rồi thì cần phải
kiểm tra, cần phải xử bọn buôn lậu, tàng trữ ma túy thật mạnh vào mới được’.
_ V:’Pháp luật thì có vai trò gì trong chuyện này đâu!’.
Em có suy nghĩ gì qua câu chuyện giữa H và V ? Theo em, pháp luật có vai trò gì
trong việc phòng, chống ma túy riêng và trong hoạt động quản lí nhà nước nói chung?
Tình huống 10:
Hiện nay, nhiều người vẫn cho rằng, để bảo vệ môi trường, Nhà nước ta ban hành Luật
Bảo vệ môi trường, vậy chỉ cần nói đến văn bản này là đủ rồi, cần gì phải nói đến các
văn bản pháp luật khác; có gì khác nhau giữa pháp luật về bảo vệ môi trường và Luật
Bảo vệ môi trường đâu!

Em hiểu thế nào là pháp luật về bảo vệ môi trường? Có gì khác nhau giữa pháp
luật về bảo vệ môi trường và Luật Bảo vệ môi trường?
Tình huống 11:
Trong giờ học giáo dục công dân về nội dung bảo vệ môi trường, cô giáo hỏi HS:
‘Hiện nay ở nước ta, môi trường bị suy thoái nghiêm trọng: rừng cây bị chặt phá trái
phép; nguồn nước biển, nước sông và kênh rạch bị ô nhiễm; chất thải, khói bụi nhà máy
thải vào môi trường... Theo các em, hiện tượng này là có đáng lo ngại không?’. Một HS
trả lời: ‘Thưa cô, những hiện tượng này thì cũng bình thường thôi, không có gì lạ nên
cũng không đáng lo ngại đâu ạ!’.
Em có thể trả lời thế nào về câu hỏi trên đây? Theo em, để gìn giữ và bảo vệ môi
trường, mỗi công dân cần làm gì?
Tình huống 12:
V khoe với N: ‘Cậu biết không, đáng lí tớ phải đi nghĩa vụ quân sự đợt này đấy. Nhưng
mà, thoát rồi! Bố tớ quen biết mấy ông ở Ban chỉ huy Quân sự huyện nên đã xin được’.
Thấy vậy N ngạc nhiên: ‘Sao cậu lại tìm cách trốn tránh? Đi nghĩa vụ quân sự thì có gì
đâu mà ngại’. V nói tiếp: ‘Cậu không biết đấy thôi, cực lắm?’


Em nhận xét thế nào về ý thức trách nhiệm công dân của V? Theo em, tại sao
công dân phải có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc? Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân
được quy định như thế nào trong pháp luật?
Tiết : 49,50,51
Ổn định:
Lớp
12A
Sĩ số
Ngày dạy

12B


12C

12D

C. Trắc nghiệm khách quan
BÀI 8. PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN
Câu 1. Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng của công dân thuộc nhóm
quyền nào dưới đây?
A. Quyền được sáng tạo. B. Quyền được tham gia.
C. Quyền được phát triển. D. Quyền tác giả
Câu 2. Tác phẩm văn học do công dân tạo ra được pháp luật bảo hộ thuộc quyền nào dưới đây của
công dân?
A. Quyền tác giả. B. Quyền sở hữu công nghiệp.
C. Quyền phát minh sáng chế. D. Quyền được phát triển.
Câu 3. Quan điểm nào dưới đây sai khi nói về quyền học tập của công dân?
A. Quyền học tập không hạn chế.
B. Quyền học bất cứ ngành, nghề nào.
C. Quyền học thường xuyên, học suốt đời.
D. Quyền học tập khi có sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền.
Câu 4. Chính sách miễn giảm học phí của Nhà nước ta đã tạo điều kiện giúp đỡ nhiều học sinh có
hoàn cảnh khó khăn được học tập. Điều này thể hiện
A. công bằng xã hội trong giáo dục. B. bất bình đẳng trong giáo dục.
C. định hướng đổi mới giáo dục. D. chủ trương phát triển giáo dục.
Câu 5. Việc mở trường trung học phổ thông chuyên ở nước ta hiện nay nhằm:
A. bảo đảm tính nhân văn trong giáo dục. B. bảo đảm công bằng trong giáo dục.
C. đào tạo chuyên gia kỹ thuật cho đất nước. D. bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Câu 6. Việc cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học, cao đẳng cho học sinh là người dân tộc
thiểu số đã thể hiện quyền bình đẳng về
A. điều kiện chăm sóc về thể chất. B. điều kiện học tập không hạn chế.
C. điều kiện tham gia các hoạt động văn hóa. D. điều kiện hưởng thụ các giá trị văn hóa.

Câu 7. Quyền sáng tạo của công dân được pháp luật quy định là:
A. Quyền sở hữu công nghiệp. B. Quyền được tự do thông tin.
C. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. D. Tất cả các phương án trên.


Câu 8. Nội dung cơ bản của quyền học tập của công dân là:
A. Mọi công dân đều được ưu tiên trong tuyển chọn vào các trường đại học, cao đẳng như nhau.
B. Mọi công dân đều bình đẳng về cơ hội học tập.
C. Mọi công dân đều phải đóng học phí.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 9. Quyền phát triển của công dân được thể hiện ở mấy nội dung?
A. Một. B. Hai. C. Ba. D. Bốn
Câu 10. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục là để
A. tạo điều kiện cho ai cũng được học hành
B. mọi công dân bình đẳng, nhưng phải có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền
C. ưu tiên cho các dân tộc thiểu số
D. ưu tiên tìm tòi nhân tài, góp phần phụng sự đất nước
Câu 11. Ý nào sau đây sai khi nói về quyền được phát triển của công dân?
A. Được sống trong môi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển về mọi mặt
B. Có mức sống đầy đủ về vật chất
C. Được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe
D. Được khuyến khích và bồi dưỡng phát triển tài năng khi có sự đồng ý của cơ quan có thẩm
quyền
Câu 12. Quyền sáng tạo của công dân bao gồm quyền tác giả, .............. và hoạt động khoa học,
công nghệ. Cụm từ thích hợp trong chỗ trống là
A. quyền sở hữu trí tuệ. B. quyền sở hữu công nghiệp
C. quyền sáng tác. D. quyền tự do sáng tác
Câu 13. Quyền học tập, quyền sáng tạo và quyền phát triển của công dân được quy định trong
A. Hiến pháp B. Luật giáo dục
C. Luật khoa học và công nghệ. D. Tất cả ý trên

Câu 14. Học bằng nhiều hình thức khác nhau, ở các loại trường khác nhau là
A. quyền học không hạn chế.
B. quyền học bất cứ ngành nghề nào
C. quyền học thường xuyên, học suốt đời
D. quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập
Câu 15. Học các môn khối C để có điều kiện trở thành chiến sĩ công an là
A. quyền học không hạn chế.
B. quyền học bất cứ ngành nghề nào
C. quyền học thường xuyên, học suốt đời
D. quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập

BÀI 9: PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ĐẤT NƯỚC
Câu 1: Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước được thể hiện:
A.Trong lĩnh vực văn hóa
B.Chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế
C.chủ yếu trong lĩnh vực bảo vệ mội trường


D.Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội
Câu 2: Trong xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóa hiện nay và để đảm bảo sự lâu dài, hiệu
quả, mỗi quốc gia nên chọn phát triển theo hướng:
a. Năng động

b. Sáng tạo

c. Bền vững

d. Liên tục

Câu 3: Những vấn đề cần được ưu tiên giải quyết trong quá trình hướng tới mục tiêu phát

triển bền vững là:
A.Kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và quốc phòng an ninh.
B.Kinh tế, văn hóa, dân số, môi trường và quốc phòng an ninh.
C.Kinh tế việc làm, bình đẳng giới, văn hóa xã hội.
D.Kinh tế, văn hóa, xã hội, bình đẳng giới và quốc phòng an ninh.
Câu 4: Để thực hiện chiến lược phát triển bền vững đất nước công cụ, phương tiện được xem
là có vai trò nổi bật nhất là:
a. Văn hóa

b. Pháp luật

c. Tiền tệ

d. Đạo đức

Câu 5: Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp, căn cứ vào:
A.Uy tín của người đứng đầu doanh nghiệp
B.Ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh.
C.Thời gian kinh doanh của doanh nghiệp
D.Khả năng kinh doanh của doanh nghiệp
Câu 6: Nhà nước sử dụng các công cụ chủ yếu nào để khuyến khích các hoạt động kinh doanh
trong những ngành nghề có lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước:
a. Tỉ giá ngoại tệ

b. Thuế

c. Lãi suất ngân hàng

d. Tín dụng


Câu 7: Việc đưa ra các quy định về thuế, pháp luật đã tác động đến lĩnh vực:
a. Môi trường

b. Kinh tế

c. Văn hóa

d. Quốc phòng an ninh

Câu 8: Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa được xem là:
a. Điều kiện

b. Cơ sở

c. Tiền đề

Câu 9: Vai trò của pháp luật trong bảo vệ môi trường là:

d. Động lực


A. Ngăn ngừa, hạn chế tác động xấu của con người trong quá trình khai thác, sử dụng tài
nguyên, thiên nhiên.
B. Xác định trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân trong hoạt
động sản xuất kinh doanh.
C. Điều hòa lợi ích giữa phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi tường sinh
thái.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 10: Câu có nội dung đúng về bảo vệ môi trường là:
A. Ở những nơi nhiều ao, hồ, sông, suối không cần tiết kiệm nước.

B. Cải tạo hồ nước ngọt thành hồ nước lợ nuôi tôm có giá trị kinh tế nhưng có hại cho môi
trường.
C.Lấp vùng đầm lầy rộng lớn để xây dựng khu dân cư mới là làm cho môi trường sạch, đẹp.
C. Dùng nhiều phân hóa học sẽ tốt cho đất.
Câu 11: Quyền tự do kinh doanh của công dân có nghĩa là:
A. Mọi công dân đều có quyền thực hiện hoạt động kinh doanh.
B. Công dân có quyền quyết định quy mô và hình thức kinh doanh.
C. Công dân có thể kinh doanh bất kỳ ngành, nghề nào theo sở thích của mình.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 12: Luật nghĩa vụ quân sự quy định độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình là:
A. Từ 18 đến 27 tuổi.
B. Từ 17 tuổi đến 27 tuổi.
C. Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
D. Từ đủ 17 tuổi đến hết 25 tuổi.
Câu 13: Vai trò của Nhà nước đối với vấn đề phát triển văn hóa là:
A. Bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể.
B. Khuyến khích tạo điều kiện các tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động văn hóa.
C. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, làm giàu kho tàng văn hóa Việt Nam.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 14: Pháp luật bảo vệ môi trường quy định:


A. Bảo vệ môi trường phải gắn hài hòa với phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội để phát triển bền
vững đất nước.
B. Bảo vệ môi trường phải phù hợp quy luật, đặc điểm lịch sử, phù hợp với trình độ phát
triển kinh tế - xã hội.
C. Bảo vệ môi trường là việc làm thường xuyên, ngăn ngừa và khắc phục ô nhiễm, cải thiện
chất lượng môi trường.
D. Tất cả các phương án trên.




×