Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO y học THÂN THẾ sự NGHIỆP và nét độc đáo của hải THƯỢNG lãn ÔNG QUA BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ một BỆNH NAN y

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.63 KB, 16 trang )

THÂN THẾ SỰ NGHIỆP CỦA HẢI THƯỢNG –LÃN ÔNG
I. LỊCH SỬ Y HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM,THÂN THẾ SỰ
NGHIỆP HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG.
1.1.VIỆT NAM CÓ ĐỊA SINH HỌC RIÊNG.
Theo nghiên cứu của nhiều ngành khoa học: mặt trời có khoảng 5 tỷ năm.
Thời đại cổ sinh cách đây 600 triệu năm.
Thời nguyên đại trung sinh cách đây 200 triệu năm, giải đất nước ta lúc
đầu như mầm xương sống hình chữ S đó là dãy núi Trường Sơn.
Thời đại tân sinh cách đây 50 triệu năm là thời kỳ tạo đất bồi đắp hợp
thành lục địa á châu có kết cấu địa chất địa tầng có sông, núi…
Cuối thời kỳ Đệ Tam đã có vượn cao cấp cách đây 10 – 20 triệu năm. Nhiều
nhà khảo cổ học Việt Nam đã chứng minh con người Việt Nam xuất hiện từ thời kỳ Canh
Tân, cái nôi của loài người và cũng là cái nôi của các thuốc thảo mộc.
Do thời kỳ băng hà kéo dài Thuỷ Canh Tân đến Canh Tân. Nhưng ở nước
ta nói riêng và ở Đông nam á nói chung chỉ có mưa lớn. Sau băng hà nước biển trào
lên kết hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo điều kiện thuận lợi cho thực vật phát
triển nguồn thức ăn của nhiều loại động vật trong đó có con người. Vượn ăn cỏ cây
động vật để sống đồng thời cũng chọn lọc tự nhiên những động vật và cây cỏ để ăn để
chữa bệnh. Vì vậy thuốc chữa bệnh được lưu truyền từ thời này sang thời khác, đời
này sang đời khác và tồn tại đến nay. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, y học cổ truyền
Việt Nam đã đúc kết được nhiều phương pháp phòng bệnh và chữa bệnh bằng thuốc
và không dùng thuốc (châm cứu, day, bấm huyệt…) có hiệu quả. Đã phát hiện nhiều
vị thuốc quí: quả giun, gừng gió, ý dĩ, xương bồ, kỳ nam, sa nhân, đậu khấu, hương
phụ…được lưu truyền đến ngày nay.
1.2. VỀ XÃ HỘI CÓ LỊCH SỬ LÂU ĐỜI.
Nền văn minh Ai Cập cách đây 6000 năm, Trung Quốc có từ 4000 – 5000
năm trước công nguyên, Tây Tạng. ấn Độ có từ 3000 – 4000 năm (theo Hypocrat).
Việt Nam có nhà nước Văn Lang từ đời Hồng Bàng năm 2879 – 257 trước
công nguyên; thời đại các Vua Hùng, tổ tiên ta sớm sử dụng thuốc có nguồn gốc thực



vật, động vật và khoáng vật để làm thuốc. Ngoài ra còn biết sử dụng cả thuốc độc tẩm
vào tên, giáo mác để chống giặc ngoại xâm…Hiện nay có tượng và miếu thờ An Kỳ
Sinh – Nhà châm cứu Việt Nam đầu tiên tại Trúc sơn, Yên Tử, Huyện Đông Triều,
Tỉnh Quảng Ninh. Tượng và miếu thờ Bảo Cô - Nhà nữ châm cứu (thế kỷ thứ 3 trước
công nguyên). Tài liệu do Giáo sư thầy thuốc nhân dân Nguyễn Tài Thu Viện trưởng
Viện châm cứu Việt Nam sưu tầm.
Hơn một thiên niên kỷ dân tộc Việt Nam dưới ách xâm lược nô dịch và
đồng hoá của phong kiến Trung Quốc. Các dược liệu quí hiếm đều bị cướp bóc mang
về chính quốc. Thời kỳ độc lập dưới các triều đại phong kiến (938 – 1884) sau chiến
thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền từ 938 nước ta bước vào kỷ nguyên độc lập.
- Đời lý (1010 – 1224) có tổ chức thái y viện ở Kinh đô cũng như ở các
địa phương.
- Đời Trần (1225 – 1399) phát triển nghề nuôi trồng dược liệu khắp nơi,
nhiều danh y nổi tiếng trong thời kỳ này, đặc biệt là Nguyễn Bá Tĩnh hiệu là Tuệ
Tĩnh, quê Nghĩa Phú, Cẩm Vũ, Cẩm Giàng, Hải Hưng, đỗ là Tiến sĩ nhưng đi tu, tác
phẩm y học nổi tiếng của ông là “Nam dược thần hiệu” 11 quyển, chọn lọc 580 vị
thuốc phân loại theo nguồn gốc (23 loại); cỏ hoang, dây leo, mọc ở nước, có cánh
chim, cầm thú…chọn lọc dược liệu có trong nước tổ chức thành 8 – 873 bài thuốc
điều trị 182 chứng bệnh của 10 khoa.
- Tác phẩm “Hồng nghĩa giác tư y thư” tóm tắt tác dụng 630 vị thuốc theo
biện chứng luận trị ông được tôn là thánh thuốc nam. Năm 1335 Tuệ Tĩnh được mời sang
Trung Quốc chữa bệnh cho Vua nhà Minh và bị giữ lại cho đến khi chết.
- Đời Hồ (1400 – 1406) phát triển châm cứu có Nguyễn Đại Năng soạn
cuốn sách “Châm cứu tiệp hiệu diễn ca”…
- Thời kỳ đô hộ của giặc Minh Trung Quốc (1047 – 1472), trong 20 năm
dưới ách đô hộ của Triều Minh y học dân tộc bị tổn thất nghiêm trọng.
- Hậu Lê (1428 – 1788) có bộ luật Hồng Đức đời Lê Thánh Tông (1460 –
1479) ban hành qui chế làm thuốc, 1665 Lê Huyền Tông 2 lần ra lệnh cấm hút thuốc
lào; ở Triều đình có Thái y viện, các tỉnh có tế sinh đường, ở quân đội có sở lương y
Hoàng Đôn Hoà và Trịnh Đôn Phát là lương phục vụ trong quân đội nhà Lê tác phẩm

nổi tiếng là “Hoạt nhân toát yếu” được sắc phong của Vua Lê Thánh Tông “Lương y


quốc, Thọ tư dân”. Hiện nay nhân dân lập đền thờ Hoàng Đôn Hoà tại quê ông thôn
Đa sĩ, xã Kiến Hưng, Thị xã Hà Đông, Tỉnh Hà Tây.
Đặc biệt trong thời kỳ này có Lê Hữu Trác hiệu là Hải Thượng Lãn Ông
(1720 – 1791) quê Văn Xá Yên Mỹ Hải Hưng ông đã tóm được y lý y học cổ truyền
phương Đông, tổng kết những thành tựu y học cổ truyền Việt Nam từ trước đến thế kỷ
XVIII và đã vận dụng sáng tạo những tinh hoa y học cổ truyền vào điều kiện thời tiết
khí hậu liên quan đến đặc điểm phát bệnh ở nước ta. Tác phẩm “Hải Thượng Lãn Ông
y tâm lĩnh” là bộ sách đồ sộ gồm 28 tập, 66 quyển, đến nay vẫn được coi là bộ sách
bách khoa về y học cổ truyền. Ông đã tổng kết sáng tác hoàn chỉnh hệ thống hoá nền y
học truyền thống Việt Nam trên các lĩnh vực; nội khoa, ngoại khoa, sản phụ và nhi
khoa, ngũ quan khoa trên phương diện chẩn trị dự phòng từ lý pháp đến phương dược,
từ y đức đến y sử, y thuật đến các lĩnh vực thiên văn y học và thực trị học. Về dược
học Lãn Ông đã sưu tầm thêm 300 vị thuốc tổng hợp thành 2854 bài thuốc kinh
nghiệm. Nét độc đáo trong biện chứng luận trị y học cổ truyền của Lãn Ông đến nay
và mãi mãi là kim chỉ nam cho mọi hành động chẩn trị theo y lý cổ truyền của các thế
hệ thầy thuốc y học dân tộc Việt Nam.m lược nội dung chủ yếu của Nội kinh, kim quĩ
yếu lược, thương hàn luận và nạn kinh
1.Nội kinh.
Là sách viết về biện chứng luận trị các chứng và bệnh thuộc phạm
vi nội khoa bệnh học. Thông qua các phạm trù kinh điển của y học cổ truyền. VD: tý
chứng, tâm quí, tiêu khát, thoát thư, ngân tiết bệnh...Để liên hệ với các bệnh danh đã
được hiện đại hoá theo quan điểm y học hiện đại. Thế kỷ XIV đến TK XVIII các đại
danh y Việt Nam; Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông trên cơ sở thừa kế tiếp thu y học
phương Đông đã tóm lược trong “Nội kinh yếu chỉ” Lãn Ông chọn lọc những điểm
thiết yếu kinh điển thực tiễn của y học phương Đông làm cơ sở cho biện chứng một số
bệnh nội khoa học.
-Y già quan niệm: phân tích tổng hợp lý luận cơ bản học thuyết âm

dương ngũ hành, tạng phủ, kinh lạc khí huyết, chẩn đoán mạch học, bệnh lý, pháp trị,
phương trị.
-Y hải cầu nguyên: (3.4.5) nguyên tắc trị liệu, dựa trên những qui
luật chung về sinh lý bệnh lý.


-Huyễn Tẫn phát huy (6): quan niệm về thuyết thuỷ hoả “mệnh
môn” hoả “tướng hoả” tiên thiên thuỷ hoả, chân thuỷ, chân hoả của Hải Thượng.
-Không hoà thái chân (7): nói về hậu thiên tỳ vị, chức năng tiêu
hoá hấp thu hoá giáng, tác dụng của khí huyết, biểu hiện bệnh lý và chẩn trị.
-Đạo lưu dư vận (8): biện luận bổ xung những điều về y lý mà y
học phương Đông chưa đề cập đến hoặc đề cập chưa rõ ràng.
-Dược phẩm vị yếu (10.11): các vị thuốc phía Bắc và phía Nam
được phân loại theo ngũ hành, ông chọn lọc 150 vị thuốc thực tiễn VN.
-Lĩnh Nam bản thảo (12.13): tên và tác dụng của 496 vị thuốc
nam đã thừa kế của đại danh Tuệ Tĩnh. Ông bổ xung thêm 305 vị thuốc mới mà ông
đã phát hiện thêm.
-Ngoại cảm thông trị (14): đặc điểm, tính chất bệnh ngoại cảm ở
Việt Nam và sáng lập các phương thuốc Nam tự điều trị.
-Bách bệnh có yếu (15-24): nội khoa bệnh học (10) hiện chỉ có
Bính Đinh còn thiếu: Giáp ất, Mậu Kỷ, Canh Tân, Nhâm Quí...
Y trung quan kiện (25): tóm lược phương pháp điều trị các loại
bệnh.
-Phụ đạo xán nhiên (26-27): chuyên về các bệnh phụ khoa.
-Tạo thảo lương mô (28): chuyên về các bệnh sản khoa.
-Âu âu tu tri (29-33): chuyên về các bệnh nhi khoa.
-Mộng trung giác đậu (10): chuyên về các bệnh đậu mùa.
-Ma chẩn chuẩn thắng: chuyên về bệnh sởi.
-Tâm đắc thần phương (45): chọn lọc 70 phương thuốc trong cẩm
nang của Phùng Triệu Trương.

-Hiệu phỏng tân phương (46): ghi chép 29 phương thuốc do Lãn
Ông sáng lập ra.
-Bách gia trân tăng (47,48,49): ghi chép 600 phương thuốc kinh
nghiệm thu lượm trong nhân dân và thừa kế Bùi Điện Đăng.


-Hành gian trân phụ (50,57): ghi chú 200 phương thuốc chọn loc
trong cac bản thảo đồi trứoc chủ đời trước chủ yếu là Nam Dược Thần Hiệu Tuệ Tĩnh
(TK XIV)
-Y phương án , Y ân án (59-60) chép 17 bệnh án chữa
khỏi ; 12 bệnh án tử vong
-Truyền tân bố chỉ (Châu ngọc cách ngôn (61) : điều cốt
yếu nhất trong nguyên tắc biện chứng luận trị
-Vệ sinh yếu quyết (62):Chuyên về vệ sinh ,dưỡng sinh
phòng bệnh
-Bảo thai thần biện toàn thư (63) con thất lạc
-Nữ công thắng lãm (64) :Cách nấu nướng -thực trị học
-Thượng kinh kí sự (65) :Kể lại hành trình của ông lên
Kinh Đô theo chiếu của nhà chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán ,1782
-Vận khí bí điển (66) : Qui luật chuyển dịch của ngũ
vận lục khí liên quan đến yếu tố bản tạng và trạng thái thiên thắng của cơ thể con
người .
1.3 NỘI KINH YẾU CHỈ : Lãn ông cho rằng “ Nhà y
có Nội Kinh
cũng như nhà nho co Ngũ Kinh ,đó là lời nói chí lý của thánh hiền , lý lẽ sâu xa về cơ
năng huyền bí đều thể hiện tất cả ở trong đó , lời giáo huấn ngày xưa còn để lại sáng
tỏ như mặt trời “ Theo quan điểm của Tuệ Tĩnh và Lãn Ông Nội Kinh “ Bộ sách cổ
“đề cập đến quan niện duy vật biện chứng cổ đại ,cơ thể con người lá một chính thể
giữa thiên nhiên ,cơ thể sống như một vũ trụ thu nhỏ “Nhân thân chi tiên thiên địa “.
Thuyết “Thien nhân tương ứng “trong vũ trụ bao la có bao nhiêu tinh tú thì cơ thể con

người có bấy nhiêu vị tinh tú , mọi quy luật diễn biến biện chứng của bầu thái cực (vũ
trụ bao la )đèu có thể xảy ra trong cơ thể con người .Tiếp thu tinh hoa của Nội Kinh
“Các y gia tiền bối nước ta đã tìm hiểu vận dụng sáng tạo ,tiêu biểu là thuyết vận dụng
sáng tạo ,tiêu biểu là thuyết vận khí bí điển của Hải Thượng Lãn Ông ,đã quán triệt
quan điẻm dịch học tinh hao va y học một cách độc đáo thực tiễnVN.


Nội dung cụ thể của nội kinh cương yếu :Phép dưỡng
sinh :Luyện tâm luyện tức ,luyện thực,luyện thể ,luyện thần ,trong biện chứng phương
pháp chữa bệnh toàn diện nay có phép luyện ý ,luyện chí luyện thở luyện thư giãn
thưeo tư thế tĩnh và luyện hình theo tư thế động .Một phương pháp tự phòng bệnh và
chữa bệnh ,có hướng dẫn . Nội dung cơ bản của học thuyết âm dương ngũ hành ,đó
là quan điểm triết học duy vật cổ đại, quy luật mâu thuẫn phổ biến, biện chứng duy vật
giải thích sự vật động phát triển của thế giới bằng chính sự vận động phát triển của vật
chất chứ không phải do thượng đế sinh ra . Vận dụng các quy luật phát triển vận động
của vật chất trong thiên nhiên ,ứng dụng vào sự phát triển cơ quan tạng phủ trong cơ
thể con người.Học thuyết tạng tượng ,học thuyết kinh lạc ,các hội chứng tạng phủ biểu
hiện khi bình thường va khi bất thường; Chẩn đoán bệnh học và phép tắc điều trị
:Cuối cùng là học thuyết ngũ vận lục khí
1.4.KIM QUỸ YẾU LƯỢC
Thực chất là thương hàn tạp bệnh luận (Trương Trọng Cảnh - đời
Hán TK 2-3 sau công nguyên) nội dung chủ yếu là y học xưa nêu lên quan niệm và
giải thích các khái niệm về biện chứng luận trị, mạch chứng, xét mạch và chứng bệnh
báo trước bệnh tạng phủ, trúng thử và kinh thấp, bệnh bách hợp, hồ hoặc âm dương
độc (bệnh trùng sán hoặc là độc thuộc âm thuộc dương). Mạch chứng về ngược tật và
các bệnh thuộc miền ngược; sốt rét, sốt xoắn trùng mảnh, sốt phát ban, sốt hồi
qui...Cách chữa bệnh trúng phong, lịch tiết phong (bệnh sốt ra mồ hôi có màu vàng);
cách chữa huyệt tý, hư lao, cách chữa phế nuy phế ung khó thở; bệnh ba đồn khí (cơn
đau như con lợn chạy lên). Thực chất là dị cảm RLTK chức năng do Stess; chữa bệnh
hung tý, tâm thống và đoản khí. Cách chữa phúc mãn hàn sán và túc thực (nghĩa là

cách chữa chứng đầy bụng) chậm khó tiêu khi ăn và viêm màng não tình hoàn (sán
khí) bệnh thuộc can kinh; phong hàn tích tụ ở ngũ tạng, bệnh cảm phải gió lạnh
không theo lục kinh; trực trúng tạng phủ nào thì có trịêu chứng tạng phủ đó. Biện
chứng về đàm ẩm khái thấu, biện chứng bệnh tiêu khát (đái tháo đường), bệnh lâm
viêm nhiễm đường tiết niệu. Thực chất là thuỷ thũng, phù do nước không hoá thành
khí mà đọng lại. Thuỷ khí được chia ra; phong thuỷ, bi thuỷ, chính thuỷ, thạch thuỷ và


hoàng hản (mồ hôi có màu vàng); tên gọi này dựa vào nước đọng ở đâu để đặt, tuỳ
theo vị trí mà biện chứng dùng thuốc.
Mạch chứng và cách chữa hoàng đản; da vàng, mắtvàng, nước tiểu
vàng biện chứng về thấp nhiệt phạm tỳ ảnh hưởng đến vận hoá chuyển hoá tạng can
đởm thận vị. Mạch tạng tượng ứng với một số bệnh về tiêu hoá sinh dục, tiết niệu
nguyên do là thấp nhiệt.
Mạch chứng và cách chữa: kinh quí, thổ lục, hạ huyết, ngực đầy, ứ
huyết. Nghĩa là biện chứng về nhịp tim, hồi hộp, đánh trống ngực, nôn ra máu, bệnh
chảy máu cam và đại tiện ra máu. Suy từ kinh mạch để chẩn trị về huyết chứng.
Mạch chứng và cách chữa bệnh ẩu thổ, uế trọc, hạ lợi, biện chứng
về sóng mạch, hình mạch tương ứng để chẩn trị chứng nôn mửa nôn khan và ỉa chảy.
Tập kinh quí yếu lược là tóm lược những tài liệu quí giá như kho
vàng thời Hán được Trương Trọng Cảnh (2-3 sau công nguyên) tổng kết trong
thương hàn tạp bệnh luận hay tạp bệnh luận những bệnh lý hay gặp ngoài thương hàn.
Điểm đáng chú ý hầu hết những bài thuốc ở đây đều dùng rất ít vị
và dùng liều rất cao đúng là “quí hồ tinh bất quí hồ đa”
VD: Bài thuốc bạch đầu ông thang chữa chứng thấp nhiệt rót xuống
hạ tiêu.
Bạch đầu ông 120g, hoàng liên 120g, hoàng bá 120g, tân bì
120g.
4 vị thuốc trên, nước 7 thăng sắc còn 2 thăng, lọc bỏ bã uống ấm
một thang.

VD: bài phòng kỷ phục linh thang chữa chứng thuỷ khí: phòng
kỷ, quế chi, hoàng kỳ đều 3 lạng, phục linh 6 lạng, cam thảo 2 lạng, 5 vị thuốc nước
nước 6 thăng sắc còn 2 thăng, chia 3 lần uống ấm.
VD: chữa chứng hoàng đản, chứng vàng da, bài nhân trần cao
thang.
Nhân trần 6 lạng, chi tử 14 quả, đại hoàng 2 lạng, 3 vị trên nước
một đấu, trước sắc nhân trần cặn bớt 6 thăng, cho 2 vị còn lại sắc còn 3 thăng, lọc bỏ


bã chia ba lần uống ấm, tiểu tiện sẽ thông lợi, nước tiểu đỏ xẫm như nước bồ kết. Một
đêm thì bụng giảm, sắc vàng theo nước tiểu ra hết.
Theo kinh văn số 293 tâm khí bất túc, thổ huyết, nục huyết tả tâm
thang chủ chi (phải dùng bài tả tâm thang điều trị là chính)
Đại hoàng 2 lạng, hoàng liên 4 lạng, hoàng cầm 1 lạng, 3 vị trên
nước thăng, sắc còn 1 thăng uống hết 1 lần.
Bài thuốc bổ dưỡng chữa hư lao, chữa bệnh phụ khoa “thận khí
hoàn”
Can địa hoàng 8 lạng, sơn thù 4 lạng, phục linh 3 lạng, phụ tử chế 1
lạng, sơn dược 4 lạng, quế chi 1 lạng, trạch tả 3 lạng, đan bì 3 lạng. 8 vị trên tán bột,
luyện mật làm viên hoàn to bằng hạt ngô đồng liều uống 15 hoàn với rượu, lên tới 20
hoàn ngày 2 lần.
1.4.THƯƠNG HÀN LUẬN.
Tập sách về biện chứng luận trị các bệnh truyền nhiễm nguyên nhân
chủ yếu là phong hàn được viết vào thời đại nhà Hán. Theo tài liệu “cần cứu cổ huấn”,
“bác thái quần phương” của Trương Trọng Cảnh (2-3 sau công nguyên) dựa trên cơ
sở lý luận của “Nội kinh” ông đã phát triển một bước về phép tắc của biện chứng luận
trị. Tài liệu “Thương hàn tạp bệnh luận” bao gồm hai bộ phận; thương hàn luận và
kinh quí yếu lược. Đây là tập sách đầu tiên chuyên viết về các triệu chứng lâm sàng đã
được ứng dụng rộng rãi trong và ngoài nước Trung Quốc. Ngoài ra tập sách còn bổ
xung những khiếm khuyết của “Ngoại kinh” và các tài liệu trước đó. Bộ sách chuyên

về y học lâm sàng cổ đại, cùng với lý luận y học cổ đại, tác phẩm được đánh giá tương
đương với “Nội kinh”. Đó là một cống hiến to lớn của Trong Cảnh đương thời, cùng
với Trọng Cảnh là đại danh y Hoa Đà, ông có trình độ tinh thông về nội, ngoại khoa,
phụ nhi khoa và châm cứu. Đặc biệt là trong điều trị ngoại khoa ông đạt nhiều thành
tựu rất ưu việt. Theo tài liệu Hậu Hán thì Hoa Đà là người đầu tiên đề xuất với thế
giới ứng dụng phương pháp vô cảm để phẫu thuật cacs phần bụng. Ông viết; nếu bệnh
tật phát hết ở trong châm và thuốc đều không có chuyển, biến chọn rượu mạnh uống
cho giảm đau, rạch phần bụng và lưng, cắt bỏ tích tụ hoặc trường vị có tật, cần phải
loại bỏ tận gốc. Ra đời trong hoàn cảnh như vậy “Thương hàn luận “ là mực thuốc về


phép biện chứng các bệnh thuộc ôn bệnh lệ dịch, bệnh truyền nhiễm cấp tính chủ yếu
là do lạnh (phong hàn). Các giai đoạn, các diễn biến theo lục kinh được mô tả đầy đủ,
các triệu chứng và phép tắc điều trị. Liên hệ ngày nay là hầu hết các bệnh thuộc
chuyên ngành truyền nhiễm, nội khoa bệnh học. Người xưa cho rằng: “Học y mà
không đọc sách Trọng Cảnh cũng như học nho mà không đọc sách Khổng Tử.
Theo nghĩa hẹp thương hàn là cảm phải khí hàn lãnh mà sinh ra
bệnh.
Theo nghĩa rộng bao gồm cảm phải các khí phong hàn, thư thấp
nghĩa là một bệnh do ngoại cảm gây ra. Ngoài ra theo nạn kinh thương hàn có 5 cách:
thử và trúng phong, thương hàn, thấp ôn, nhiệt bệnh và ôn bệnh mùa xuân, thư bệnh
mùa hạ, bệnh ngược (là sốt rét) , bệnh lỵ mùa thu, hàn khí là bệnh do mùa đông đều
thuộc phạm trù “thương hàn”. Như vậy “Thương hàn luận” không phải trị biến chứng
một loại cảm hàn mà còn biện chứng hàng trăm thứ bệnh từ đó mà ra...
Nội dung của “Thương hàn luận” bao gồm hai giai đoạn lớn.
-Giai đoạn 1: “Dương chứng chính khí tồn nội tà bất khả can”. Nếu
phát bệnh tà khí mạnh mẽ, chính khí đầy đủ. Giao tranh giữa tà khí và chính khí; giữa
tác nhân gây bệnh và sức đề kháng cơ thể được mô tả về bệnh chứng. Lâm sàng theo
ba mức độ.
+Thái dương bệnh


Thủ thái dương tam tiêu kinh
Túc thái dương bàng quang kinh

+Thiếu dương bệnh

Thủ thiếu dương tiểu trường kinh
Túc thiếu dương đởm kinh

+Dương minh bệnh

Thủ dương minh đại trường kinh
Túc dương minh vị kinh

-Giai đoạn 2: âm chứng bệnh lậu, sức đề kháng cơ thể giảm sút: “tà
chi sở tấu lý khí tất hư”. Diễn biến bệnh có ba mức độ khác nhau:
+Thái âm bệnh

Thủ thái âm phế
Túc thái âm tỳ


+Thiếu âm bệnh

Thủ thiếu âm tâm kinh
Túc thiếu âm thận kinh

+Quyết âm bệnh

Thủ quyết âm tâm bào lạc kinh

Túc quyết âm can kinh

Có thể liên hệ: bệnh lý hội chứng thái dương bệnh, là phản ứng
chính khí với tà khí ở phần bì phu niêm mạc; thái dương là phản ứng chính khí với tà
khí ở phần ngực và sườn; dương minh bệnh ở phần dạ dày, ruột, thái âm bệnh là phản
ứng chính tà ở phần tiêu hoá, mật, tuỵ, can, đởm. Thiếu âm bệnh là biểu hiện ở hệ
tuần hoàn; bệnh quyết âm là hệ thống thần kinh là thể dịch.
Trong biện chứng lục kinh có 397 phép và 113 phương tuỳ bệnh
chứng biến hoá và sức đề kháng của cơ thể mà “xem mạch chứng biết tà khí phạm vào
đâu, rồi tuỳ chứng mà chữa”
Biện chứng “Thương hàn luận” càng đọc càng hiểu thêm sâu kinh
phương biến hoá tựa rồng sử dụng cảm thấy linh thông thần kỳ.
Liên hệ với YHHĐ ngoài bệnh cảm mạo các thời kỳ của các bệnh
truyền nhiễm trong bao gồm: giai đoạn ủ bệnh (thời kỳ viêm họng khởi phát), giai
đoạn toàn phát triệu chứng rầm rộ hàn nhiệt vãng lai biểu lý đồng bệnh nếu không
được điều trị chuyển vào lý thực hàn hoặc lý thực nhiệt. Giai đoạn hồi phục nếu được
điều trị kịp thời bệnh qua khỏi; nếu không được điều trị, sức đề kháng cơ thể giảm sút
sẽ xuất hiện các biến chứng có thể có thoát dương, vong dương hoặc âm hư dẫn đến
vong âm. Thoát dương, vong dương là choáng, truỵ mạch, âm hư sinh nội nhiệt, vong
âm là rối loạn nước điện giải. Theo Hải Thượng Lãn Ông chứng bệnh sẽ hiện lên
lung tung kỳ hình quái dạng khó mà mệnh danh cần phải nắm vững cha của khí là
dương, mẹ của huyết là âm; chữa khí, chữa huyết không qua khỏi phải chữa vào âm
vào dương, biết vu âm trung cứu dương, bổ dương tiếp âm, bổ âm tiếp dương, bổ hoả
trong thuỷ. Liên hệ YHHĐ là điều chỉnh chức năng nội tiết trong đó có tuyến yên và
thượng thận để duy trì nước điện giải, hoạt động bình thường của tim mạch hô hấp
“âm bình dương bế tinh thần nại trị”. Đa số bài thuốc được dùng trong thương hàn
luận là tính giảm, ít vị, liều lượng vừa phải.


VD: bài ma hoàng thang điều trị chứng “thái dương trúng thương

hàn”
Ma hoàng 12g, cam thảo 6g, quế chi 8g, hạnh nhân 12g
Bài quế chi thang điều trị triệu chứng “thái dương trúng phong”
Quế chi 12g, chích thảo 8g, bạch thược 12g, đại táo 12g, sinh
khương 12g
Thanh thượng tiêu thực nhiệt dùng bài “tả tâm thang” hoàng liên
12g, hoàng cầm 12g, đại hoàng 12g, phụ tử chế 12g.
Chứng thiếu dương bệnh dùng bài “tiểu sài hồ” hoặc “Đại sài hồ”
-Tiểu sài hồ: sài hồ, hoàng cầm, đẳng sâm, đại táo, bán hạ, cam
thảo, sinh khương.
-Đại sài hồ: thay sâm bằng thược bỏ cam thảo thêm đại hoàng, chỉ
thực đều 12g.
Chứng dương minh phải dùng tiểu thừa khí, đại thừa khí thang.
-Tiểu thừa khí: đại hoàng 16g, hậu phác 8g, chỉ thực 8g
-Đại thừa khí là tiểu thừa khí thang gia thêm “mang tiêu 12g tăng
tác dụng nhuyễn kiên.
Chứng thái âm (tỳ, phế) phải trọng dụng tứ nghịch thang
Phụ tử 12g, chích thảo 8g, can khương 12g.
Có khi hàn quyết thì phải dùng can khườn, phụ tử đều phải dùng
liều cao từ 20 - 40g.
4.NẠN KINH.
Là những kinh văn diễn giải những điều khó mà nội kinh chưa diễn
đạt đầy đủ. Biển Thước (Tần Việt Nhân) đã rút ra trong Nội kinh 81 vấn đề hay 81
nạn là 81 điều khó hiểu. Bố cục của nạn kinh bao gồm:
-Mạch học chuẩn hậu 24 nạn
-Kỳ kinh bát mạch 3 nạn


-Kinh lạc 2 nạn
-Vinh vệ tam tiêu 2 nạn

-Tạng phủ phối tượng 6 nạn
-Tạng phủ độ số 10 nạn
-Hư thực tà chính 5 nạn
Tạng phủ truyền bệnh 2 nạn
Tạng phủ tích tụ 2 nạn
Ngũ tiết thương hàn 4 nạn
Thần thánh công sảo 1 nạn
Tạng phủ tịnh du 7 nạn
Dung châm bổ tả 13 nạn
Thực chất là giải thích rõ ràng những vấn đề cơ bản trong hệ thống
biện chứng luận trị của y học truyền thống phương Đông bào gồm:
Biện chứng luận trị về mạch học
Biện chứng luận trị về ngũ tạng lục phủ
Biện chứng luận trị về bệnh tật
Biện chứng luận trị kinh lạc
Biện chứng luận trị du huyệt và biện chứng luận trị về các phương pháp
châm cứu.
VD: Nan thần thánh công sảo: giải thích về 4 bước khám bệnh gọi là tứ
chẩn.
Vọng nhi tri chi vị chi thần nghĩa là nhìn người; thần sắc, hình thể, rêu lưỡi
mắt mà biết được bệnh là bậc thần.
Văn nhi tri chi vị chi thánh; nghe tiếng nói hơi thở, tiếng ho, ợ nấc, âm sắc,
đi cầu mà biết được bệnh là bậc thánh hiền.
Vấn nhi tri chi vị chi công: hỏi về quá trình phát bệnh, yếu tố ảnh hưởng và
quá trình chữa trịu; ăn ngủ, đại tiểu tiện, hỏi về mồ hôi kinh nguyệt mà biết được bệnh


là bậc thổ công, cái thiết nhi tri chi vị chi vị chi sảo là sờ nắn, khám mạch mà biết
được bệnh là bậc kỹ năng kỹ sảo. Cách giải thích này cũng không thống nhất nhưquan
điểm Hải Thượng Lãn Ông (TK - XVIII) (về mạch học), mạch là gợn sóng của khí

huyết, các bộ mạch thốn khẩu phản ánh trung thành tình trạng của bệnh tật ở các cơ
quan tạng phủ liên quan nhưng khốn thay về mặt cảm giác, xúc giác nhiều và khác
nhau do lao động tay cầm cây cầm quốc hoặc cầm bút cầm gươm khó có thể xúc chẩn
đúng như tình trạng vốn thực tế của sóng mạch; bởi vậy mạch phải kết hợp với chứng
nhất là những bệnh lý phức tạp đôi khi mạch không rõ ràng thì phải bỏ mạch lấy
chứng hoặc có lúc bỏ chứng lấy mạch. Tuy nhiên thông dụng nhất là kết hợp giữa
chứng và mạch. Hải Thượng Lãn Ông biện chứng về hư thực; phàm là bệnh lâu ngày
không khỏi, người bệnh gầy yếu da xanh, sắc nhợt, người già tuổi cao, phụ nữ sau đẻ,
trẻ con thường thể chất thuộc hư chứng sẽ có mạch hư, nếu có thực là hư chứng hiệp
thực, còn thực chứng là người trê béo khoẻ mới mắc thường là mạch thực, nếu có hư
tức là bản thực tiêu hư.
Chúng tôi cho rằng những vấn đề cần làm sáng tỏ trong nạn kinh chính là
hệ thống lý luận âm dương tạng phủ kinh lạc về thuốc (dược học) và một số loạt biện
chứng luận trị bệnh học sau này, phương pháp chẩn đoán của y học cổ truyền phương
Đông là khách quan khoa học bởi những thành công trong chẩn trị bệnh học đã góp
phần dự phòng và điều trị có kết quả mĩ mãn nhiều bệnh nan y.
II.

NÉT ĐỘC ĐÁO CỦA HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
THÔNG QUA BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ
MỘT BỆNH NAN Y

Trong quá trình làm công tác đào tạo, điều trị nghiên cứu khoa học, chúng
tôi biên soạn tài liệu giảng dạy môn liên quan Y học cổ truyền cho hầu hết các đối
tượng học sinh ngành y, bác sỹ dài hạn, bác sỹ cơ sở, bác sỹ CKI, CKII, thạc sỹ
chuyên ngành Y học cổ truyền. Trong khi biên soạn chúng tôi đã tham khảo một số tài
liệu của Y học phương Đông và Y học cổ truyền Trung Hoa ( Trung y), Nội Kinh Tố
Vấn, thương hàn luận, Kim quy yếu lược, Nạn kinh, các tài liệu phổ tế phương, các tài



liệu về biện chứng luận trị trên các lĩnh vực nội khoa, ngoại khoa, nhi khoa, sản phụ
khoa, bì phu bệnh và ngũ quan bệnh. Điểm nổi bật trong các tài liệu này là sự kết hợp
chặt chẽ logic giữa Y học hiện đại và Y học cổ truyền Trung Hoa.
Trên cơ sở tóm lược những thành tựu của các ngành khoa học hiện đại kết
hợp với những tinh hoa của nền Y học cổ truyền Việt Nam thông qua một số thư tịch
y dược học cổ truyền Việt Nam bằng chữ Hán chữ Nôm mà Bộ môn còn lưu giữ: Nam
dược thần hiệu và Hồng nghĩa giác tư y thư ( Tuệ Tĩnh, TK XIV ).
Hoạt nhân toát yếu ( Hoàng Đôn Hoà, TK XVI ), Hải Thượng Lãn ông y
tông tâm lĩnh gồm 28 tập, 66 quyển nay còn 55 quyển ( Lê Hữu Trác, TK XVIII ).
Nét độc đáo về lý luận Y học cổ truyền Việt Nam qua thư tịch Hán Nôm
trước hết ta nói về Tuệ Tĩnh trong “ Nam dược thần hiệu” ông đã tiếp thu y lý Y
học cổ truyền phương Đông và Y học cổ truyền Trung Hoa kết hợp với tổng kết
kinh nghiệm dân gian sắp đặt nguồn gốc để phân loại thuốc cổ truyền mang bản
sắc riêng Việt Nam.
Ông thu lượm 533 vị thuốc và chia thành 23 loại; loại cỏ mọc hoang
( Nguyễn Thảo bộ thư thảo bộ ) 62 vị, loại cỏ dây leo ( đằng thảo bộ ) 17 vị, loại cỏ
mọc ở nước ( thuỷ thảo bộ ) 6 vị, loại quả ( quả bộ ) 47 vị, loại cây ( mộc bộ ) 42 vị,
loài sâu bọ ( trùng bộ ) 32 vị, loại có vảy ( lân bộ ) 40 vị, loại cá ( ngư bộ ) 34 vị, loại
có mai ( giáp bộ ) 6 vị, loại không vảy ( giới bộ ) 13 vị, loài chim ( cầm loại ) 39 vị,
loài chim nước ( thuỷ điểu ) 12 vị, loại gia súc ( lục súc ) 26 vị, loại thú rừng ( sơn thú
bộ ) 36 vị, các thứ nước ( thuỷ bộ ) 9 vị, các thứ đất ( thổ bộ ) 14 vị, loại ngũ kim
( kim bộ ) 11vị, loại đá ( thạch bộ ) 7 vị, loại chất mặn ( lỗ bộ ) 4 vị, loại thuốc về
người ( nhân bộ ) 6 vị và 35 vị thuốc lượm lặt thêm. Hiện nay tuy nhiên chúng tôi
phân loại thuốc ( dược vật ) y học cổ truyền dựa theo nguồn gốc: động vật, nguồn gốc
thực vật, nguồn gốc khoáng vật và chủ yếu là phân loại theo biện chứng luận trị nhưng
trong diễn giải khi giảng dạy vẫn dùng cách phân loại độc đáo mang bản sắc Việt
Nam của Tuệ Tĩnh đã tham khảo.


Phương pháp luận trong chẩn trị đều có những nét riêng dễ hiểu “ Quan

hình sát sắc biện nguyên do, âm nhược dương cường phát ngạnh nhu, nhược thị
thương hàn song túc lãnh, yêu tri hữu nhiệt đỗ bi cầu, tỷ lạnh tiên tri thị chẩn đậu, nhĩ
lãnh ưng tri phong nhiệt chứng, hôn nhân giai nhiệt thị thương hàn, thượng nhiệt hạ
lương thương thực bệnh”.
Từ những diễn biến phức tạp giữa một bên là tác nhân gây bệnh “ hàn tà”
một bên là phản ứng của hàng rào phòng ngự không thể thông qua sự chuyển hoá lục
kinh trong biến chứng thương hàn luận, Trương Trọng Cảnh ( thế kỷ 2 - 3 sau công
nguyên ), ông đã vận dụng sáng tạo cách xét bệnh ở bệnh nhi; âm nhược tóc cứng,
dương cường tóc mềm, hai chân lạnh mình nóng là thương hàn, mũi lạnh , người nóng
là bệnh sởi đậu … từ khái quát thuốc về khí theo giới “ nam bất thiểu trần bì, nữ bất
phi hương phụ” nay đã trở thành những cương lĩnh dùng thuốc rất Việt Nam. Lê Hữu
Trác trong “ Hải Thượng Lãn Ông y tông tâm lĩnh”, bộ sách đồ sộ chẳng những đã
Việt hoá hệ thống lý luận y học cổ truyền phương Đông và y học cổ truyền Trung Hoa
mà còn chắt lọc những tinh hoa kết hợp với truyền thống y học dân gian Việt Nam
khái quát nâng cao y lý mang bản sắc dân tộc Việt Nam. Cách chẩn bệnh quy về hư,
thực theo Lãn Ông, trạng thái cơ thể hư thường là: tuổi già bệnh lâu ngày, người gầy
da xanh, phụ nữ mới đẻ, trẻ nhỏ thường là lý hư, mạch hư; trái lại người trẻ, lúc bệnh
mới mắc thường là thực chứng, mạch thực mà hư hay đi với hàn thuộc âm, thực hay đi
với nhiệt thuộc dương. Như vậy từ đơn giản hậu thế đã hiểu được những vấn đề khó
và phức tạp trong biện chứng “ âm dương”. Cách chữa bệnh theo Lãn Ông: Phàm
người trẻ trọng dụng thuốc chữa “ khí huyết” ( bổ khí hành khí, bổ huyết hành huyết )
“ trị phong tiên trị huyết, huyết hành phong tự diệt” không đánh giặc mà giặc tự lui “
huyết vi khí chi mẫu, khí vi huyết chi soái” khí huyết đều là 2 phạm trù, đều là cơ sở
vật chất nuôi dương tạng phủ duy trì sự sống. Lãn Ông đã khái quát cao độ quá trình
chuyển hoá phức tạp của khí huyết bằng văn Nôm, văn Việt “ ngũ cốc tức đồ ăn thức
uống vào vị, tinh khí tràn đầy đưa lên tỳ, tỳ vận hoá đưa lên phế và phế tiêu đi bách


mạch”. Phế chủ khí, tâm chủ huyết, tâm là quân chủ, tâm chủ chi quan, nếu tâm suy
thì thập nhị quân đều nguy, tuy nhiên “ dĩ thực vi tiên” mà tỳ vị hậu thiên chi bản,

thận vi tiên thiên chi bản, “ tỳ vị là kho lương, kho lương ấy mà cạn thì muôn quân tan
rã, nhưng tỳ vị lại là nồi cơm trên bếp lửa của thận hoả, thận chủ mệnh môn tướng
hoả. Nét độc đáo của Lãn Ông là hình tượng hoá hoạt động sống của cơ thể con người
tựa hồ như đèn kéo quân quanh ngọn lửa ( lửa là mệnh môn hoả, thận hoả ). Trong “
Đạo lưu dư vận” Lãn Ông đã truyền lại cho hậu thế phong cách lý luận y học cổ
truyền Việt Nam “ chữa bệnh nhẹ, người trẻ phải trọng dụng khí huyết, chữa trọng
bệnh tuổi già phải trọng dụng thuốc âm dương, bởi cha của khí là dương, mẹ của
huyết là âm, phải biết bổ âm tiếp dương, bổ dương tiếp âm, hoặc âm dương cùng
bổ” biết được lẽ này chữa bệnh nghìn người không sai một, đổi chết lấy sống dễ
dàng như trở bàn tay không biết được lẽ này chữa bệnh khác nào như leo cây
tìm cá vậy. Nhiều bệnh nặng phàm là các triệu chứng giả hiện lên lung tung, kì hình
quái dạng khó mà mệnh danh, nếu biết bổ âm tiếp dương ( vụ âm trung cứu dương )
thì các triệu chứng giả biến đi như tuyết tan ngói vỡ, các chứng thực của bệnh hiện lên
không tìm mà tự thấy.
KẾT LUẬN
Một số dẫn liệu thông qua thư tịch chữ Hán chữ Nôm của các y gia tiền bối
nhất là của Hải Thương Lãn Ông trong lĩnh vực y lý, biện chứng luận trị y dược học
cổ truyền Việt nam đã được Ông Việt hoá rất độc đáo, đặc sắc và sáng tạo đến bất
ngờ trong y giới xưa, nay và mãi mãi là kim chỉ nam cho mọi phương diện khám
bệnh, chẩn trị và dự phòng bằng phương pháp luận YHCT bảo vệ sức khoẻ cộng
đồng.



×