Tải bản đầy đủ (.pptx) (33 trang)

Bài Giảng Sinh Lí Tuyến Giáp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 33 trang )

SINH LÝ TUYẾN GIÁP
Lê Quốc Tuấn, MD, MSc
Physiology Department


MỤC TIÊU







Đại cương về cấu trúc tuyến giáp
Sinh tổng hợp hormon giáp
Chức năng của hormon giáp
Điều hòa bài tiết hormon giáp
Các rối loạn chức năng tuyến giáp thường gặp


ĐẠI CƯƠNG VỀ TUYẾN GIÁP


CẤU TRÚC TUYẾN GIÁP
• Nằm ngay dưới thanh quản, phía trước khí quản
• Bài tiết ra 2 hormon có cùng chức năng là T3 và T4
• Gồm nhiều nang tuyến, trong chứa đầy chất tiết dự
trữ (chất keo thyroglobulin)
• Thyroglobulin có chứa các hormon giáp trong phân
tử, được các tế bào giáp bài tiết vào lòng nang.
• Khi cơ thể cần, thyroglobulin được hấp thu trở vào tế


bào giáp, tách các phân tử hormon ra và đưa vào
máu đến cơ quan đích.


CẤU TRÚC GIẢI PHẪU TUYẾN GIÁP


CẤU TRÚC VI THỂ TUYẾN GIÁP


CẤU TRÚC TUYẾN GIÁP


CẤU TRÚC TUYẾN GIÁP


HORMON TUYẾN GIÁP
T3

T4

• 7% hormon giáp tiết ra
• Ái lực thấp với protein huyết
tương, giải phóng vào mô
đích chậm.
• Tác dụng mạnh hơn
• Thời gian tác dụng ngắn
• Là dạng tác dụng chính ở mô
đích


• 93% hormon giáp tiết ra
• Ái lực cao với protein huyết
tương, giải phóng vào mô
đích nhanh.
• Tác dụng yếu hơn 4 lần
• Thời gian tác dung dài
• Được khử iod thành T3 ở
mô đích mới có tác dụng.


HORMON TUYẾN GIÁP


SINH TỔNG HỢP HORMON GIÁP


SINH TỔNG HỢP HORMON GIÁP
Các giai đoạn tổng hợp hormon tuyến giáp:
• Tổng hợp và bài tiết chất keo thyroglobulin vào nang
giáp (mỗi phân tử thyroglobulin chứa khoảng 70 acid
amin tyrosine – tiền thân của hormon giáp)
• Oxy hóa ion iodur (I-)
• Iod hóa các gốc tyrosine, tạo thành hormon giáp (còn
ở dạng kết hợp với thyroglobulin trong nang giáp)
• Cắt rời và giải phóng các phân tử T3, T4 từ
thyroglobulin trong tế bào giáp --> vào máu.


SINH TỔNG HỢP HORMON GIÁP



SINH TỔNG HỢP HORMON GIÁP



CHỨC NĂNG CỦA HORMON GIÁP


CHỨC NĂNG CỦA HORMON GIÁP
Làm tăng sao mã nhiều gen, tổng hợp lượng lớn enzym,
protein … dẫn đến tăng các hoạt động của toàn cơ thể:
• Làm tăng hoạt động của tế bào, tăng cường chuyển
hóa glucid và lipid tạo năng lượng, gây giảm cân.
• Tăng nhịp tim, tăng lưu lượng tim, tăng nhịp hô hấp
để cung cấp oxy cho sự tăng chuyển hóa ở các mô.
• Tăng hoạt động của não bộ và hệ thần kinh.
• Tác dụng trên sự phát triển cơ thể, đặc biệt là não
bộ.


HOẠT ĐỘNG CỦA HORMON GIÁP

- T4 chuyển thành T3 ở mô đích.
- Thụ thể
hormon giáp (TR:
thyroxine receptor) ở trong nhân.
- T3 làm tăng sao mã nhiều gen.


ĐIỀU HÒA BÀI TIẾT HORMON GIÁP



CƠ CHẾ ĐIỀU HÒA NGƯỢC ÂM TÍNH
• TRH (hạ đồi) kích thích sự bài tiết TSH (tuyến yên).
• TSH đến kích thích tuyến giáp: làm tăng số tế bào
giáp, tăng bài tiết hormon giáp (T3, T4).
• T3, T4 khi được tiết ra nhiều sẽ quay lại ức chế tuyến
yên và vùng hạ đồi.



CÁC RỐI LOẠN CHỨC NĂNG
TUYẾN GIÁP THƯỜNG GẶP


RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TUYẾN GIÁP
Gồm 2 nhóm:
• Cường giáp: tăng bài tiết hormon T3, T4
• Suy giáp: giảm bài tiết hormon T3, T4


CƯỜNG GIÁP
Biểu hiện hội chứng cường giáp:
• Da niêm: da ẩm, nóng, rụng tóc, gãy móng
• Chuyển hóa: sợ nóng, thân nhiệt tăng, khó ngủ, sụt cân
nhanh, tiêu chảy do tăng nhu động ruột, run tay, teo cơ
(tứ đầu đùi) …
• Nhịp tim nhanh (>100l/ph), HA tâm thu cao
• Tâm thần: dễ cáu gắt, tức giận, khó tập trung, bứt rứt ….



CƯỜNG GIÁP
Nguyên nhân:
 Cường giáp tại tuyến yên: FT3 tăng, FT4 tăng, TSH
tăng.
 Cường giáp tại tuyến giáp: FT3 tăng, FT4 tăng, TSH
giảm hoặc bình thường.
• Thường gặp do bệnh lý Basedow (bệnh Graves
hay bướu cổ lồi mắt), nhân giáp độc …
FT3: free T3
FT4: free T4


×