Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Vấn đề xử lý chuyển hướng người chưa thành niên phạm tội ở nước ta trong tình hình hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (589.44 KB, 64 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài
Trong thời gian gần đây, vấn đề người chưa thành niên phạm tội là một
trong những vấn đề thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các cấp, các ngành
và của toàn dân. Để đánh giá thực trạng và phòng chống, đấu tranh với người
chưa thành niên phạm tội đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu cũng như
các đề tài nghiên cứu khoa học về người chưa thành niên nói chung và người
chưa thành niên phạm tội nói riêng. Trong Bộ luật hình sự năm 1999 quy định
những quy định về người chưa thành niên phạm tội tại Chương X, và trong Bộ
luật tố tụng năm 2003 quy định thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên tại
Chương XXXII, đây chính là cơ sở pháp lý bảo đảm cho việc xử lý các hành vi
phạm tội của người chưa thành niên, góp phần quan trọng trong việc nâng cao
hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện.
Thực tế cho thấy, mặc dù đã được quy định một cách rất rõ ràng và cụ
thể song hiệu quả trong công tác đấu tranh và phòng ngừa đối với người chưa
thành niên phạm tội vẫn chưa thật sự cao, chưa đáp ứng được yêu cầu thực
tiễn xảy ra của loại tội phạm này. Vì vậy, việc nhìn nhận và đánh giá lại các
quy định của pháp luật, đặc biệt là pháp luật hình sự đối với người chưa thành
niên phạm tội là hết sức cần thiết. Hiện nay theo tìm hiểu của nhóm nghiên
cứu đã có một số bài viết hoặc công trình khoa học viết về vấn đề người chưa
thành niên phạm tội, như: Bài viết “Thực trạng và giải pháp phòng, chống vi
phạm pháp luật của người chưa thành niên” của Thạc sỹ Đỗ Hoàng Yến đăng
trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 136 – thang 12/2008; Bài viết “Pháp luật
Việt Nam với việc đáp ứng các yêu cầu quốc tế về thủ tục tố tụng xét xử đối
với người chưa thành niên” của Thạc sỹ Nguyễn Xuân Tĩnh đăng trên tạp chí
Nghiên cứu lập pháp số 136 – thang 12/2008; Bài viết “Pháp luật Việt Nam
về tư pháp người chưa thành niên” của Thạc sỹ Đặng Thanh Sơn đăng trên
tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 136 – thang 12/2008; Bài viết “Pháp luật bảo
vệ quyền của vị thành niên vi phạm pháp luật” của Tiến sĩ Vũ Thị Thu



2
Quyên Học viện Báo chí và Tuyên truyền; Bài viết “Chính sách hình sự đối
với người chưa thành niên phạm tội” của tác giả Lê Thi Thanh Tâm – Giảng
viên bộ môn Pháp luật, Đại học Cảnh sát nhân dân; “Hoạt động của lực lượng
CSND trong phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội trong tình hình hiện
nay” của Tiến sỹ Đỗ Bá Cở; “Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án
hình sự đối với người chưa thành niên”của Thạc sỹ Đỗ Thị Phượng – Giảng
viên Khoa Luật Hình sự Trường Đại học Luật Hà Nội… Đặc biệt, tính đến
thời điểm hiện tại, nhóm nghiên cứu nhận thấy vẫn chưa có một công trình
nghiên cứu hay đề tài nghiên cứu khoa học nào đi sâu tìm hiểu về vấn đề xử
lý chuyển hướng người chưa thành niên, mà chỉ mới dừng lại ở một số bài
viết như: Bài viết “Hoàn thiện pháp luật về xử lý chuyển hướng đối với người
chưa thành niên vi phạm pháp luật” của Thạc sỹ Đỗ Thuý Vân đăng trên Tạp
chí Nghiên cứu lập pháp tháng 12/2008; Bài viết “Xử lý chuyển hướng và tái
hòa nhập cộng đồng - Biện pháp tư pháp thân thiện với người chưa thành
niên” của tác giả Thanh Hải… Nhưng số lượng các bài viết này cũng không
nhiều. Những bài viết này cũng chỉ mang tính khái quát chung, chưa đi sâu
vào vấn đề nghiên cứu để đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hơn
các quy định của pháp luật, tạo cơ sở pháp lý chính thức cho vấn đề xử lý
chuyển hướng người chưa thành niên phạm tội.
Từ tình hình nghiên cứu nêu trên cho thấy, chưa có công trình nào
nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về: “Vấn đề xử lý chuyển hướng
người chưa thành niên phạm tội ở nước ta trong tình hình hiện nay”.
2. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu đề tài
Việt Nam nằm ở vĩ độ từ 8027’ Bắc đến 23027’ Bắc, trên kinh độ từ
10208’ Đông đến 109o27’ Đông. Với diện tích tự nhiên là 330.991km 2, vùng
biển rộng lớn trên 1 triệu km 2, với các đảo và quần đảo, vùng trời thuộc lãnh
thổ nước ta. Việt Nam phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào,
Campuchia, phía Đông giáp biển Đông, với đường biển dài 3260km, đường

biên giới trên bộ dài 450km.


3
Tính đến hết ngày 1/4/2009, theo kết quả cuộc tổng điều tra dân số của
Tổng cục thống kê, dân số của Việt Nam đạt 85.846.997 người. Dân cư đô thị
chiếm 29,6% dân số, dân cư nông thôn chiếm 70,4% dân số. Tỷ lệ giới tính
được duy trì ổn định: Nam khoảng 49,4%, nữ khoảng 50,6%. Dân số Việt Nam
là loại dân số trẻ, 24,9% từ 0 đến 14 tuổi, 10,4% từ 14 đến dưới 18 tuổi, 55,9%
từ 18 đến dưới 65 tuổi, chỉ khoảng 8,8% dân số có độ tuổi từ 65 trở lên.
Lịch sử của dân tộc Việt Nam cho thấy chính lực lượng trẻ là thiếu niên
đã có công lao to lớn góp phần làm nên những chiến công vẻ vang cho non
sông Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Non sông Việt Nam có
trở nên vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu hay không đấy là nhờ một
phần lớn ở công học tập của các cháu”.
Ngày nay, bên cạnh những thiếu niên chăm ngoan học giỏi thì vẫn còn
một bộ phận thiếu niên hư hỏng, suy thoái về đạo đức, sống theo lối sống thực
dụng, vi phạm pháp luật và phạm tội. Họ đã thực hiện những hành vi nguy
hiểm cho xã hội, làm tổn hại đến lợi ích của Nhà nước, tính mạng, tài sản của
nhân dân, gây mối lo lắng và nhức nhối đối với từng gia đình và đối với toàn
xã hội. Nguy hiểm hơn là tình trạng ấy đang có xu hướng gia tăng, trở thành
hiện tượng phổ biến trong đời sống xã hội, đe doạ sự tồn vong hưng thịnh của
quốc gia, của dân tộc vì không ai khác, họ chính là những chủ nhân tương lai
của đất nước, là thế hệ kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tình
trạng ấy đang gây nên mối quan ngại cho toàn xã hội.
Do vậy, để đảm bảo cho sự phát triển lành mạnh của thế hệ trẻ, sự phát
triển bền vững của xã hội tương lai thì điều không thể khác là phải kịp thời có
các giải pháp ngăn chặn sự gia tăng, tiến tới đẩy lùi và loại bỏ những biểu
hiện lệch lạc, tiêu cực nêu trên ra khỏi đời sống cộng đồng.
Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với việc bảo

vệ, chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ với phương châm: “Vì lợi ích trăm năm
phải trồng người”. Thế hệ trẻ chính là thế hệ tương lai của đất nước, là chủ
nhân của xã hội mai sau. Vì vậy đấu tranh phòng chống tội phạm do người


4
chưa thành niên (NCTN) thực hiện là một bộ phận cấu thành của sự nghiệp
chăm sóc, giáo dục và bảo vệ thế hệ trẻ, là sự nghiệp của tất cả các cấp, các
ngành các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể quần chúng và của mọi gia đình.
Vì thế hệ tương lai của đất nước nhằm thực hiện di chúc của Chủ tịch
Hồ Chí Minh “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm
rất quan trọng và cần thiết”. Cụ thể hoá di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương và biện pháp thích hợp. Và
riêng đối với thế hệ trẻ, với NCTN là đối tượng được Đảng và Nhà nước ta
đặc biệt quan tâm. Vì lẽ đó mà nhiệm vụ “Đấu tranh phòng chống tội
phạm lứa tuổi chưa thành niên” được xác định là một đề án của chương
trình Quốc gia phòng chống tội phạm mà Thủ tướng Chính phủ đã phê
duyệt từ năm 1998.
Nhưng trong tiến trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, trước xu
hướng hội nhập và mở cửa, toàn cầu hoá, song song với những cơ hội, chúng
ta còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức tiềm ẩn nhiều những
nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tình hình tội phạm. Việc đấu tranh
phòng chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện hiện nay không chỉ
là vấn đề của Quốc gia mà đã trở thành vấn đề được hầu hết các Quốc gia trên
thế giới dành sự quan tâm đặc biệt.
Để đáp ứng yêu cầu đó các nước trên toàn cầu đang nỗ lực thực hiện là
tìm mọi cách bảo đảm hệ thống tư pháp người chưa thành niên tuân thủ theo
đúng luật quốc tế về quyền con người. Kể từ năm 1989, với tốc độ ngày càng
cao, các nước trên thế giới đã và đang đưa những nguyên tắc quốc tế vào các
luật và chính sách quốc gia. Đã có nhiều văn bản quốc tế về quyền con người

của trẻ em, của người ra đời trong hơn nửa thế kỷ qua. Đồng thời, việc tăng
cường bảo vệ các quyền của trẻ em cũng là một khía cạnh quan trọng trong
hoạt động của các cơ quan và chương trình của Liên Hợp Quốc. Trong đó các
hình thức xử lý chuyển hướng đã được nhiều quốc gia thừa nhận và đạt được
những kết quả tích cực.


5
Cùng nhìn nhận thực trạng đó vào Việt Nam, Đảng và Nhà nước, cũng
như toàn xã hội đang đặt sự quan tâm rất lớn cho vấn đề người chưa thành
niên phạm tội, đã có quy định riêng dành cho người chưa thành niên phạm tội.
Nhưng theo nhóm tác giả những hậu quả pháp lý bất lợi đem lại cho người
chưa thành niên vẫn còn mang tính trừng phạt nhiều hơn giáo dục, tình trạng
người chưa thành niên phạm tội vẫn gia tăng. Với sự quan tâm của Đảng và
Nhà nước, học hỏi những tiến bộ trong khoa học lập pháp của các quốc gia
khác trên thế giới thì việc thừa nhận xử lý chuyển hướng là một biện pháp xử
lý chính thức trong hệ thống pháp luật nước ta là hết sức cần thiết.
Xuất phát từ những vấn đề cấp thiết trên, nhóm nghiên cứu của chúng tôi
đã chọn đề tài: “Vấn đề xử lý chuyển hướng người chưa thành niên phạm
tội ở nước ta trong tình hình hiện nay”
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Ở góc độ đề tài nghiên cứu khoa học, mục đích của đề tài là nghiên cứu
hệ thống hóa một số nhận thức chung về người chưa thành niên phạm tội;
những quy định pháp luật Việt Nam và một số nước trên thế giới về xử lý
chuyển hướng người chưa thành niên phạm tội; Nghiên cứu, phân tích thực
trạng người chưa thành niên phạm tội và xử lý chuyển hướng người chưa
thành niên phạm tội. Trên những cơ sở đó đề xuất một số giải pháp góp phần
hoàn thiện và tăng cường hiệu quả của quy định pháp luật về xử lý chuyển
hướng người chưa thành niên phạm tội ở nước ta hiện nay.
Để đạt được những mục tiêu trên, đề tài cần phải giải quyết những nhiệm

vụ cơ bản sau:
- Nghiên cứu những vấn đề chung, nhận thức cơ bản về người chưa
thành niên. Cụ thể là: phân tích làm sáng tỏ khái niệm người chưa thành niên,
đặc điểm của người chưa thành niên, quy định của pháp luật về người chưa
thành niên phạm tội (tội phạm do người chưa thành niên thực hiện), chính
sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội, đặc điểm của thủ tục Tố
tụng đối với người chưa thành niên phạm tội.


6
- Nghiên cứu, phân tích một số vấn đề về xử lí chuyển hướng người chưa
thành niên phạm tội. Cụ thể là: phân tích làm rõ khái niệm xử lí chuyển
hướng người chưa thành niên phạm tội và những quy định của pháp luật về
xử lý chuyển hướng người chưa thành niên phạm tội (trong đó phân tích cả
quy định của một số quốc gia trên thế giới và của Việt Nam).
- Nghiên cứu về thực trạng người chưa thành niên phạm tội và thực trạng
xử lý người chưa thành niên phạm tội.
- Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quy
định của pháp luật hình sự về xử lý chuyển hướng người chưa thành niên
phạm tội, cũng như phòng ngừa và đảm bảo áp dụng hiệu quả việc xử lý
chuyển hướng đối với người chưa thành niên phạm tội
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận biện chứng của chủ
nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước ta về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thanh niên; về đấu
tranh phòng chống tội phạm nói chung và đấu tranh phòng chống THTP do
NCTN thực hiện nói riêng; về vấn đề xử lý chuyển hướng người chưa thành
niên ở nước ta hiện nay, đặc biệt là kinh nghiệm và chính sách xử lý chuyển
hướng người chưa thành niên phạm tội của nhiều quốc gia trên thế giới.
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng đồng bộ các phương

pháp nghiên cứu cụ thể là:phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp,
phân tích, so sánh, phương pháp mô tả, giải thích, toán học...
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu.
- Nghiên cứu một số vấn đề về người chưa thành niên phạm tội, bao
gồm: khái niệm và đặc điểm của người chưa thành niên, quy định của pháp
luật về người chưa thành niên phạm tội, chính sách hình sự đối với người
chưa thành niên phạm tội, đặc điểm của thủ tục Tố tụng đối với người chưa
thành niên phạm tội.


7
- Nghiên cứu một số vấn đề về xử lý chuyển hướng người chưa thành
niên phạm tội như: khái niệm xử lý chuyển hướng người chưa thành niên
phạm tội, quy định của pháp luật một số nước trên thế giới và của Việt Nam
về xử lý người chưa thành niên phạm tội.
- Nghiên cứu về thực trạng người chưa thành niên phạm tội và xử lý
chuyển hướng người chưa thành niên phạm tội ở nước ta hiện nay.
* Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận, quy định
của pháp luật Việt Nam và một số nước trên thế giới đối với người chưa thành
niên phạm tội, xử lý chuyển hướng người chưa thành niên phạm tội, cùng
thực trạng của nó trong thực tiễn nước ta, thông qua đó thực hiện nhiệm vụ
chính của đề tài là đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật
hình sự về xử lý chuyển hướng người chưa thành niên phạm tội, cũng như
phòng ngừa và đảm bảo áp dụng hiệu quả việc xử lý chuyển hướng đối với
người chưa thành niên phạm tội.
6. Bố cục của đề tài
Bố cục của đề tài gồm các phần: Mở đầu, Nội dung, Kết luận, Danh mục
tài liệu tham khảo và Phụ lục

Nội dung nghiên cứu của đề tài được chia làm 3 chương:
Chương 1: Nhận thức chung về người chưa thành niên phạm tội.
Chương 2: Tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện
và thực trạng xử lý chuyển hướng người chưa thành niên phạm tội.
Chương 3: Một số kiến nghị về xử lý người chưa thành niên phạm tội.


8
CHƯƠNG I: NHẬN THỨC CHUNG VỀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
PHẠM TỘI.
1.1.

Một số vấn đề về người chưa thành niên.

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của người chưa thành niên.
a - Khái niệm người chưa thành niên.
Theo thống kê của cơ quan chức năng, trong những năm gần đây, tình
trạng người chưa thành niên phạm tội (NCTNPT) ở nước ta có chiều hướng
gia tăng, diễn ra ngày một phức tạp và tính chất nghiêm trọng đáng báo động.
Thực tế đó đòi hỏi toàn xã hội, đặc biệt là các cơ quan thực thi pháp luật, mỗi
gia đình, mỗi bậc làm cha làm mẹ cần phải xem xét, đánh giá một cách
nghiêm túc, toàn diện, từ đó tìm ra nguyên nhân và giải pháp để phòng ngừa,
giảm thiểu tình trạng phạm tội ở lứa tuổi này.
Cho đến nay, khi bàn về khái niệm người chưa thành niên (NCTN) vẫn
có nhiều ý kiến khác nhau.
Ngay trong văn bản pháp luật thực định cũng có những tên gọi khác
nhau: NCTN, trẻ vị thành niên và trẻ em. Pháp luật ở mỗi quốc gia có những
tiêu chí cụ thể quy định về NCTN khác nhau. Đa số các quốc gia đều ghi
nhận trong hệ thống pháp luật độ tuổi được coi là NCTN.
Điều 1, Công ước quốc tế về quyền trẻ em (United Nations Convention

on the Rights of the Child) được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày
20/11/1989 có ghi: “Trong phạm vi Công ước này, trẻ em có nghĩa
là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng đối với trẻ em có quy
định tuổi thành niên sớm hơn”.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lứa tuổi 10 - 19 tuổi là độ tuổi vị thành
niên. Thanh niên trẻ là lứa tuổi 19 - 24 tuổi. Chương trình Sức khỏe sinh sản/Sức
khỏe tình dục vị thành niên - thanh niên của khối Liên minh châu Âu (EU)
và Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc(UNFPA) lấy độ tuổi 15 - 24 tuổi.
Quy tắc tối thiểu phổ biến của Liên hợp quốc về việc áp dụng pháp luật
với NCTN, hay còn gọi là Quy tắc Bắc Kinh (United Nations Standard


9
Minimum Rules for the Administration of Juvenile Justice /Beijing Rules)
ngày 29-11-1985; Hướng dẫn của Liên hợp quốc về phòng ngừa phạm pháp
ở NCTN, còn gọi là Hướng dẫn Riyadh (United Nations Guidelines for the
Prevention of Juvenile delinquency/ Riyadh Guidelines) ngày 14-12-1990
quan niệm về trẻ em (Child) là người dưới 18 tuổi, NCTN (Juvenile)
là người từ 15 đến 18 tuổi, thanh niên (Youth) là người từ 15 đến 24 tuổi,
người trẻ tuổi (Young persons) bao gồm trẻ em, NCTN và thanh niên.
Cho dù còn có những cách đặt vấn đề khác nhau, song nhìn chung quan
niệm quan niệm về NCTN được hiểu là:
“NCTN là người dưới 18 tuổi, chưa phát triển hoàn thiện về thể chất,
tinh thần, tâm sinh lý và nhân cách, chưa đủ khả năng để sử dụng quyền và
gánh vác nghĩa vụ pháp lý nhưngười đã thành niên”.
Như vậy, về nội hàm khái niệm NCTN bao gồm ba nội dung:
- Giới hạn của độ tuổi được qui định trong các văn bản pháp luật của mỗi
quốc gia (dưới 18 tuổi); đây là thời kỳ chuyển tiếp từ lứa tuổi trẻ em sang lứa
tuổi người lớn.
- Sự phát triển chưa hoàn thiện về thể chất, tinh thần, tâm sinh lý và

nhân cách.
- Khả năng sử dụng quyền và thực hiện nghĩa vụ của NCTN còn hạn chế.
Ở Việt Nam, NCTN được xác định tương đối thống nhất trong Hiến
pháp năm 1992, Bộ luật hình sự năm 1999 (BLHS), Bộ luật tố tụng hình sự
năm 2003 (BLTTHS), Bộ luật lao động, Bộ luật dân sự, Pháp lệnh xử lý
vi phạm hành chính và một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Các văn bản
pháp luật đều quy định tuổi của NCTN là dưới 18 tuổi và trong từng lĩnh vực
cụ thể đều có những chế định pháp luật hoặc các quy định riêng cho NCTN.
b - Đặc điểm của người chưa thành niên.
Những đặc điểm xuất phát bản chất của chính NCTN như trạng thái
xúc cảm, nhu cầu độc lập, nhận thức về pháp luật, nhu cầu khám phá cái
mới… quy định tính chất đặc thù của TNHS của NCTNPT. Đây là những


10
yếu tố ảnh hưởng đến năng lực nhận thức ý nghĩa xã hội của hành vi cũng
như ảnh hưởng đến năng lực điều khiển hành vi theo những đòi hỏi của xã
hội của NCTN.
Về trạng thái xúc cảm, NCTN là người đang trong giai đoạn diễn ra
những biến cố đặc biệt. Đó là sự phát triển cơ thể mất cân bằng nên đã dẫn
đến tình trạng mất cân bằng tạm thời trong xúc cảm của NCTN. Ví dụ: Tim
phát triển nhanh hơn các mạch máu đã gây ra sự thiếu máu trong từng bộ
phận trên vỏ não và đôi khi còn làm rối loạn chức năng trong hoạt động của
hệ tim mạch dẫn đến việc NCTN có cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, sức làm
việc suy giảm, dễ bị kích động, dễ nổi nóng… Sự mất cân bằng tạm thời về
trạng thái xúc cảm của NCTN có thể là một trong những nhân tố đẫn đến
hành vi phạm tội, khi các em không làm chủ được bản thân và khi nó được
kết hợp với một số yếu tố tâm lý có tính tiêu cực khác.
Các đặc điểm này của NCTN thể hiện hai khuynh hướng nổi bật liên
quan đến tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và khả năng giáo

dục, cải tạo của họ. Chính đặc điểm phát tiển tâm lý không ổn định của
NCTN, một mặt nó làm cho NCTN rất dễ bị lôi kéo đi vào con đường phạm
tội, nhưng mặt khác những phẩm chất tâm lý tiêu cực đó tuy đã được hình
thành ở NCTNPT nhưng không có tính bền vững, do vậy khả năng cải tạo
NCTNPT trở thành công dân có ích cao hơn so với người đã thành niên. Đây
là cơ sở để các nhà lập pháp quy định tính chất giảm nhẹ TNHS của NCTNPT
so với người đã thành niên phạm tội cũng như quy định mục đích của TNHS
đối với NCTNPT chủ yếu là nhằm giáo dục NCTNPT.
Bên cạnh đó, môi trường gia đình, bạn bè cũng là nhân tố tác động đến
khả năng phạm tội của các em. Một gia đình hạnh phúc, cha mẹ thương yêu
con cái sẽ góp phần giáo dục các em hành động theo những chuẩn mực đạo
đức và chuẩn mực hành vi. Ngược lại, trong những gia đình mà cha mẹ
luôn cãi cọ hay ly hôn hoặc mất sớm thì các em thường có những tổn
thương tâm lý nặng nề, dẫn đến các em có những phản ứng như thu mình,


11
trầm cảm hoặc là chống đối, bất cần, bỏ nhà đi lang thang, lao vào cờ bạc,
rượu chè, tiêm chích… và cuối cùng là phạm tội. Tương tự như vậy, đối
với nhóm bạn tiêu cực, mà ở đó phần lớn là những NCTN lười học, bỏ học,
bỏ nhà đi lang thang, có những sở thich tiêu cực như hút thuốc lá, bia rượu.
cờ bạc, dùng ngôn ngữ thô tục, nghiệm ma túy… thì NCTN dễ bị “nhiễm”
những hành vi, lối sống của bạn bè.
1.1.2.

Quy định của pháp luật về người chưa thành niên phạm tội

(tội phạm do người chưa thành niên thực hiện).
Điều 12 BLHS nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tuổi
chịu TNHS:

“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS về mọi tội phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng”.
Như vậy, NCTNPT và phải chịu TNHS có thể là:
-Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý,
phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
- Nguời từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm một tội được quy định
trong BLHS.
Đối với NCTN, việc xác định một trường hợp cụ thể người có hành vi
phạm tội có trở thành tội phạm hay không còn căn cứ vào nguyên tắc được
quy định tại Điều 69 BLHS:
“1. Việc xử lý NCTNPT chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai
lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.
Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của
NCTN, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định khả năng nhận
thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên
nhân và điều kiện gây ra tội phạm.
2. NCTNPT có thể được miễn TNHS, nếu người đó phạm tội ít nghiêm


12
trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và
được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục.
3. Việc truy cứu TNHS NCTNPT và áp dụng hình phạt đối với họ được
thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành
vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng
ngừa tội phạm.
4. Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với
NCTNPT, thì Tòa án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp được quy định

tại Điều 70 của Bộ luật này.” …
Như vậy, NCTNPT chỉ xuất hiện (phát sinh) khi có đầy đủ điều kiện
sau đây:
Một là, có hành vi phạm tội do NCTN thực hiện.
Hai là, người thực hiện hành vi phạm tội đã đủ tuổi chịu TNHS tương
ứng với loại tội phạm và lỗi gây ra tội phạm.
Những điều kiện trên cũng cho thấy tầm quan trọng trong việc xác định
NCTNPT. Tội phạm do NCTN gây ra bao giờ cũng gắn liền với một NCTN
có hành vi phạm tội cụ thể nhưng không phải mọi trường hợp một NCTN
thực hiện hành vi phạm tội đều cấu thành tội phạm.
Việc truy cứu TNHS đối với NCTNPT có những đặc điểm riêng so với
tội phạm do người đã TN gây ra. Tội phạm do người đã thành niên gây ra là
những hành vi nguy hiểm cho xã hội có đủ dấu hiệu tội phạm và đủ yếu tố cấu
thành tội phạm. Việc truy cứu TNHS đối với tội phạm do NCTN gây ra ngoài
những dấu hiệu và yếu tố pháp lý còn được xác định bằng sự nhận định, cân
nhắc cụ thể của cơ quan có thẩm quyền khi quyết định truy cứu TNHS và áp
dụng hình phạt đối với NCTNPT.
Theo một số nghiên cứu khoa học, việc truy cứu TNHS và áp dụng hình
phạt đối với NCTNPT được xem là “cần thiết” khi hội đủ 3 điều kiện sau đây:
- NCTNPT có nhân thân xấu.
- Tội phạm đã được thực hiện có tính chất nghiêm trọng.


13
- Những biện pháp giáo dục, phòng ngừa như giáo dục tại xã, phường,
đưa vào trường giáo dưỡng không có hiệu quả để cải tạo NCTNPT mà cần áp
dụng hình phạt đối với họ.
Từ những phân tích trên nhóm tác giả xin mạnh dạn đưa ra khái niệm:
Tội phạm do NCTN thực hiện là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định
trong BLHS, do người đủ tuổi chịu TNHS thực hiện (theo quy định của pháp

luật) nhưng chưa đủ 18 tuổi.
1.1.3. Chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội.
Với quan điểm nhất quán trong việc bảo vệ trẻ em, Nhà nước Việt Nam
tham gia Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989 và đã thúc đẩy việc
hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ quyền trẻ em, trong đó đã dành sự quan
tâm đặc biệt cho đối tượng trẻ em vi phạm pháp luật (VPPL), nhất là những
trường hợp NCTNPT.
Điều này càng thể hiện mối quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước
Việt Nam đối với trẻ em. NCTN chủ yếu đang độ tuổi trẻ em, cũng có những
người mới chuyển từ độ tuổi trẻ em sang người lớn. Bên cạnh những tư tưởng
chỉ đạo, quan điểm nguyên tắc xử lý TNHS với người phạm tội chưa thành
niên, theo xu hướng chung hiện nay thì nội dung của chính sách hình sự liên
quan đến cả hai lĩnh vực: Lĩnh vực luật nội dung (luật Hình sự) và lĩnh vực
luật thủ tục (luật Tố tụng hình sự). Tuy nhiên, để có thể thừa nhận NCTN là
người có tội thì phải có bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Mà
bản án của Tòa án là kết quả của toàn bộ hoạt động tố tụng hình sự của các cơ
quan tiến hành tố tụng trong việc điều tra, truy tố, xét xử NCTN. Những hoạt
động này liên quan trực tiếp đến các quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN là
bị can, bị cáo trong vụ án và đến tính khách quan, tính pháp lý của bản án. Do
vậy chính sách hình sự còn có nội dung thứ hai là những nguyên tắc, tư tưởng
chỉ đạo, quá trình điều tra, truy tố, xét xử bị can, bị cáo là NCTN. Điều này
thể hiện ở chương XXXII Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) - một chương
quy định về thủ tục tố tụng hình sự bổ sung áp dụng đối với đối tượng này.


14
Tuy nhiên, dựa trên các quy định đối với NCTNPT ở Chương X Bộ luật Hình
sự 1999 (BLHS), chúng ta có thể hiểu khái niệm TNHS đối với NCTN.
Xuất phát từ cơ sở lý luận của chính sách hình sự được ghi nhận trong
Công ước về quyền trẻ em “Trẻ em, do còn non nớt về thể chất và trí tuệ cần

được bảo vệ, chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lí
trước cũng như sau khi ra đời” . Đồng thời, Hiến pháp Việt Nam năm 1992
quy định tại Điều 71: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể,
được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm...”.
BLHS hiện hành xây dựng một chương riêng quy định đường lối xử lý đối
với NCTNPT. Quy định này dựa trên cơ sở phân tích về tâm, sinh lý đối với
NCTN. Đây là đối tượng chưa phát triển đầy đủ về thể chất cũng như về tâm,
sinh lý, họ bị hạn chế về trình độ nhận thức cũng như về kinh nghiệm sống,
thiếu những điều kiện về bản lĩnh tự lập, khả năng tự kiềm chế chưa cao nên
họ dễ bị kích động, dễ bị lôi kéo vào những hoạt động phiêu lưu, mạo hiểm.
Do đó, pháp luật hình sự Việt Nam đã đặt ra những nguyên tắc riêng khi xử lý
hành vi phạm tội của NCTN. Các quy định về thủ tục tố tụng đối với NCTN
có những điểm khác biệt so với thủ tục tố tụng hình sự áp dụng đối với người
thành niên phạm tội. Chính sách hình sự của Nhà nước Việt Nam đối với việc
truy cứu TNHS NCTNPT là nhằm giúp đỡ, cải tạo, giáo dục để NCTN nhận
ra sai lầm từ đó sửa chữa những sai lầm của mình, tạo điều kiện để các em có
khả năng tái hòa nhập cuộc sống. Với lý do này pháp luật Tố tụng hình sự
Việt Nam đã có những quy định về thủ tục tố tụng riêng dành cho NCTN khi
họ là bị can, bị cáo trong các vụ án hình sự. Trong BLHS Việt Nam quy định
về chính sách hình sự đối với NCTNPT tại Điều 69, còn chính sách hình sự
đối với NCTN trong tố tụng hình sự thể hiện tại chương XXXII - thủ tục tố
tụng đối với NCTN - BLTTHS năm 2003. BLHS có qui định nguyên tắc xử
lý đối với NCTNPT. Chính sách đối với NCTN trong lĩnh vực hình sự chủ
yếu liên quan đến TNHS, mục đích áp dụng TNHS nặng về giáo dục, giúp họ
sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh để họ trở thành công dân tốt, có ích


15
cho xã hội chứ không nặng về trừng phạt “Việc xử lý NCTNPT chủ yếu nhằm
giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công

dân có ích cho xã hội” . Đây là nguyên tắc bao trùm mang tính chất chỉ đạo
thể hiện chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước Việt Nam lấy giáo dục
làm nền tảng, trọng tâm trong quá trình xử lý vụ án mà bị can, bị cáo là
NCTN. Trong quá trình xử lý và áp dụng biện pháp hình sự đối với NCTNPT,
những người tiến hành tố tụng phải cân nhắc thận trọng để bảo đảm được mục
đích giáo dục, uốn nắn, răn đe các hành vi lệch lạc, làm cho họ thấy rõ những
sai phạm của mình và tự giác sửa chữa với sự giúp đỡ của gia đình, nhà
trường và xã hội. Nguyên tắc này đòi hỏi người tiến hành tố tụng trong vụ án
hình sự mà bị can, bị cáo là NCTN phải thấy được rằng việc xử lý hình sự là
vì sự phát triển lành mạnh của NCTN và mức độ xử lý phải đảm bảo sự phát
triển lành mạnh của người đó. Điều này thể hiện rõ trong các quy định từ
Điều 69 đến Điều 77 của BLHS 1999.
Còn chính sách hình sự trong tố tụng hình sự đối với NCTN là bị can, bị
cáo chủ yếu là những quy định nhằm bảo đảm một cách tốt nhất quyền bào
chữa cho đối tượng này, hạn chế một cách tối đa việc áp dụng những biện
pháp cưỡng chế, hạn chế một cách thấp nhất những tác động không thể tránh
khỏi về tâm lý đối với bị can, bị cáo là NCTN do hoạt động tố tụng hình sự
gây ra, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc làm rõ những nguyên
nhân điều kiện phạm tội của họ để Tòa án có thể xét xử và tuyên bản án có tác
động tích cực nhất đến tâm lý của đối tượng này. Vì thế, trong tất cả các hoạt
động điều tra, truy tố, xét xử đối với bị can, bị cáo chưa thành niên, các cơ
quan tiến hành tố tụng phải xem xét một cách khách quan toàn diện và đầy đủ
để xác định các yếu tố có liên quan đến việc thực hiện tội phạm của họ như:
khả năng nhận thức về tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội,
những nguyên nhân và điều kiện phạm tội.
Nhìn chung, chính sách hình sự của Nhà nước Việt Nam đã thấm nhuần
tinh thần nhân đạo, coi trọng vai trò giáo dục, giúp đỡ NCTN bảo vệ quyền và


16

lợi ích của mình. Pháp luật đã có những quy định tiến bộ, bao trùm từ giai
đoạn điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đến việc áp dụng các biện pháp có
tính chất phòng ngừa. Đó là việc khuyến khích áp dụng rộng rãi chế định
miễn TNHS, miễn hình phạt đối với NCTNPT.
Tóm lại, từ những quy định của BLHS và BLTTHS Việt Nam cho thấy
chính sách pháp luật Hình sự của nước ta đối với bị can, bị cáo là NCTN thể
hiện tính nhân đạo rõ nét, quy định theo hướng bảo vệ tốt nhất các quyền và
lợi ích hợp pháp của NCTN, về mức độ TNHS của bị can, bị cáo chưa thành
niên giảm nhẹ hơn so với bị can, bị cáo thành niên.
Như vậy, những quy định trong pháp luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Việt Nam không chỉ thống nhất với hệ thống văn bản pháp luật trong nước mà
còn phù hợp với các văn bản pháp luật quốc tế mà Nhà nước ta đã tham gia,
ký kết, tạo ra một hành lang pháp lý an toàn để bảo vệ quyền lợi và sự phát
triển của NCTN trong trường hợp họ là người phạm tội.
1.1.4. Đặc điểm của thủ tục Tố tụng đối với người chưa thành niên
phạm tội.
a – Đối tượng chứng minh và người tiến hành Tố tụng đối với vụ án
người chưa thành niên phạm tội.
•Đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự đối với NCTNPT:
Đối với vụ án hình sự mà bị can, bị cáo là NCTN ngoài việc chứng minh
những vấn đề có tính chất bắt buộc được quy định tại Điều 63 BLTTHS và
các tình tiết khác cần thiết cho việc giải đúng đắn vụ án, các cơ quan tiến
hành Tố tụng còn phải chứng minh những tình tiết sau:
- Tuổi, trình độ phát triển về thể chất, mức độ nhận thức về hành vi phạm
tội của NCTN;
- Điều kiện sinh sống và giáo dục;
- Nguyên nhân và điều kiện phạm tội.
Những trường hợp bị can, bị cáo là NCTN, khi tiến hành điều tra, truy
tố, xét xử cần xác định rõ tuổi, trình độ phát triển về thể chất, tinh thần của



17
NCTNPT, yêu cầu này nhằm xác định rõ độ lỗi cũng như tính nguy hiểm của
hành vi mà NCTN thực hiện. Vì vậy, trong quá trình tiến hành Tố tụng cần
làm rõ các đặc điểm tính cách của NCTN, năng lực nhận thức, năng khiếu,
thói quen, tình trạng sức khỏe, tinh thần… làm cơ sở cho việc đánh giá, xác
định trách nhiệm của NCTNPT.
Việc xác định điều kiện sống, môi trường giáo dục của NCTNPT là cơ
sở xác định chính xác hơn về mức độ trách nhiệm; xác định nguyên nhân và
điều kiện phạm tội là nhằm đề ra những biện pháp xử lý phù hợp đồng thời
yêu cầu cơ quan hữu quan áp dụng các biện pháp cần thiết kịp thời khắc phục
những sơ hở thiếu sót, những nguyên nhân làm phát sinh tội phạm.
Trong tiến hành Tố tụng, các cơ quan và người tiến hành Tố tụng cần
phải xác định có hay không người đã thành niên xúi giục NCTN. Điều đó có ý
nghĩa quan trọng trong việc xác định trách nhệm của NCTNPT. Tình tiết xúi
giục từ phía người đã thành niên là một trong những tình tiết giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự, ngoài ra xác định rõ vấn đề này còn giúp cho cơ quan tiến
hành Tố tụng mở rộng vụ án, đảm bảo không bỏ lọt tội phạm, xử lý vụ án
hình sự được đúng đắn.
•Đặc điểm về người tiến hành tố tụng:
Do đặc điểm của lứa tuổi chưa thành niên, không thể giống với người
thành niên, vì vậy trong quá trình Tố tụng đối với NCTN không thể máy
móc áp dụng những suy luận như người đã thành niên. Mặt khác để hiểu
hết, giúp đỡ NCTNPT thì cần phải có những hiểu biết về họ. Do vậy,
BLTTHS quy định điều tra viên, kiểm sát viên, Thẩm phán tiến hành Tố
tụng đối với NCTNPT phải là người có những hiểu biết cần thiết về tâm
lý học, khoa học giáo dục cũng như hoạt động đấu tranh phòng, chống tội
phạm của NCTN. Hội thẩm nhân dân tiến hành xét xử các vụ án mà bị
can, bị cáo là NCTN cũng cần phải là những người có kiến thức, kinh
nghiệm nhất định trong công tác giáo dục NCTN (giáo viên, cán bộ Đoàn

thanh niên…).


18
b – Biện pháp ngăn chặn, người bào chữa và sự tham gia của gia
đình, nhà trường, xã hội đối với vụ án người chưa thành niên phạm tội.
•Biện pháp ngăn chặn đối với NCTNPT:
Đối với NCTN, việc áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam ngoài
những quy định chung về việc áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam tại
các Điều 80, 81, 82, 86, 88 và 120 BLTTHS, các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm
giam chỉ được áp dụng đối với NCTNPT tùy thuộc vào lứa tuổi và theo tính
chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội; đồng thời trước khi quyết định bắt,
tạm giữ, tạm giam cơ quan tiến hành Tố tụng và người tiến hành Tố tụng phải
xem xét kỹ việc cần thiết áp dụng biện pháp đó, về khả năng thay thế bằng
các biện pháp khác như giao cho gia đình giám sát.
Đối với người đủ 14 đến dưới 16 tuổi, chỉ có thể bị bắt, tạm giữ, tạm
giam nếu có đủ căn cứ quy định tại các Điều 80, 81, 82, 86, 88 và 120
BLTTHS, nhưng chỉ trong trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý
hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
Đối với người đủ 16 đến dưới 18 tuổi, chỉ có thể bị bắt, tạm giữ, tạm
giam nếu có đủ căn cứ quy định tại các Điều 80, 81, 82, 86, 88 và 120
BLTTHS, nhưng chỉ trong trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý,
phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Việc bắt NCTN chỉ được tiến hành vào ban ngày trừ trường hợp không
thể trì hoãn nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản; không được giữ, giam
chung NCTN với người thành niên. Cơ quan đã ra lệnh bắt, giữ, giam NCTN
phải thông báo cho gia đình, người đại diện hợp pháp của họ biết ngay sau khi
bắt, tạm giữ, tạm giam; nếu xét thấy không cần thiết phải áp dụng biện pháp
tạm giữ, tạm giam NCTN phải trả tự do ngay cho họ hoặc thay thế bằng biện
pháp ngăn chặn khác.

•Người bào chữa của vụ án NCTNPT:
Đối với vụ án mà người phạm tội là NCTN, việc đảm bảo người bào
chữa cho họ là bắt buộc. Người bào chữa cho NCTN do người đại diện hợp


19
pháp của họ lựa chọn. Trong trường hợp bị can, bị cáo hoặc người đại diện
của họ không lựa chọn người bào chữa, Cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa
án yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho
họ. Nếu bị can, bị cáo không đồng ý với người mà Văn phòng luật sư cử, họ
hoặc người đại diện hợp pháp của họ có thể lựa chọn người bào chữa khác
hoặc người đại diện hợp pháp của họ tự mình bào chữa cho bị can, bị cáo.
•Việc tham gia của gia đình, nhà trường, xã hội đối với vụ án NCTNPT:
Xuất phát từ đặc điểm nhân thân, tâm lý và đặc điểm xã hội của NCTN,
việc xử lý đòi hỏi phải đảm bảo mục đích giáo dục là chính, hạn chế tối đa
ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý NCTN. Do vậy BLTTHS quy định:
- Đại diện gia đình người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; thầy giáo, cô giáo,
đại diện của nhà trường, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tổ chức
khác nơi người bị tạm giữ, bị can, bị cáo học tập, lao động và sinh sống có
quyền và nghĩa vụ tham gia Tố tụng theo quyết định của Cơ quan Điều tra,
Viện Kiểm sát, Tòa án.
- Trong trường hợp người bị tạm giữ, bị can là người từ đủ 14 đến dưới
16 tuổi hoặc là NCTN có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc trong
các trường hợp cần thiết khác, việc lấy lời khai, hỏi cung những người này
phải có mặt đại diện của gia đình, trừ trường hợp đại diện gia đình cố ý vắng
mặt mà không có lý do chính đáng. Đại diện gia đình có thể hỏi người bị tạm
giữ, bị can nếu được điều tra viên đồng ý; được đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu
cầu, khiếu nại; đọc hồ sơ vụ án khi kết thúc điều tra.
- Tại phiên tòa xét xử bị cáo là NCTN phải có mặt đại diện của gia đình
bị cáo, trừ trường hợp đại diện gia đình cố ý vắng mặt mà không có lý do

chính đáng, đại diện của nhà trường, tổ chức.
Đại diện của gia đình bị cáo, đại diện của nhà trường, tổ chức tham gia
phiên tòa có quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu và đề nghị thay đổi người
tiến hành Tố tụng; tham gia tranh luận; khiếu nại các hành vi Tố tụng của
những người có thẩm quyền tiến hành Tố tụng và các quyết định của Tòa án.


20
c – Xét xử và chấp hành hình phạt đối với người chưa thành niên
phạm tội.
•Xét xử đối với NCTNPT:
Thành phần của hội đồng xét xử đối với vụ án bị can, bị cáo là NCTN
bắt buộc phải có một hội thẩm là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh. Quy định này là nhằm đảm bảo trong Hội đồng xét xử có ít
nhất một thành viên có hiểu biết về tâm lý và có kinh nghiệm trong việc giáo
dục NCTN.
Việc xét xử đối với bị cáo là NCTN cần chú ý những yếu tố có ảnh
hưởng đến tương lai của NCTN, ngoài những quy định chung trong trường
hợp cần thiết Tòa án có thể xét xử kín vụ án. Khi xét thấy không cần thiết
phải áp dụng hình phạt Tòa án có thể áp dụng một trong các biện pháp tư
pháp như: giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng.
•Chấp hành hình phạt đối với NCTNPT:
Trường hợp NCTNPT chấp hành hình phạt tù phải được giam giữ riêng,
không được giam giữ chung với người thành niên. Trong thời gian chấp hành
hình phạt tù họ phải được học văn hóa, học nghề. Việc quy định này có ý nghĩa
rất quan trọng, vì trình độ văn hóa và nghề nghiệp là điều kiện cần thiết cho
tương lai của NCTN. Khi NCTN đã đủ 18 tuổi mà họ vẫn phải tiếp tục chấp
hành hình phạt tù thì phải chuyển sang chế độ giam giữ của người thành niên.
Trường hợp NCTNPT đã chấp hành xong hình phạt tù Ban Giám thị trại
giam phải phối hợp với chính quyền và tổ chức xã hội ở xã, phường, thị trấn

để giúp họ trở về sống bình thường trong xã hội.
NCTN bị kết án có thể được chấm dứt việc chấp hành biện pháp tư pháp
hoặc miễn chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều 70 hoặc Điều 76 BLHS.
Điều 70 BLHS quy định, nếu người phải giáo dục tại phường, xã, thị trấn
hoặc người được đưa vào trường giáo dưỡng đã chấp hành một phần hai thời
hạn do Tòa án quyết định và có nhiều tiến bộ, theo đề nghị của cơ quan, tổ
chức nhà trường được giao trách nhiệm giám sát, giáo dục, Tòa án có thể


21
quyết định chấm dứt thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc thời hạn ở
trường giáo dưỡng.
Đối với NCTN để được chấm dứt thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị
trấn hoặc thời hạn ở trường giáo dưỡng là đã chấp hành được một nửa thời
hạn và có nhiều tiến bộ.
NCTN bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, nếu lập công hoặc
mắc bệnh hiểm nghèo thì được xét giảm ngay và có thể được miễn chấp hành
hình phạt còn lại.
NCTN bị phạt tiền nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó
khăn, kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra hoặc lập công
lớn theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát, Tòa án có thể quyết định
giảm hoặc miễn chấp hành hình phạt tiền còn lại.
1.2.

Một số vấn đề về xử lí chuyển hướng người chưa thành niên

phạm tội.
1.2.1. Khái niệm xử lí chuyển hướng người chưa thành niên phạm tội.
Xử lý chuyển hướng là một khái niệm mới xuất hiện vào khoảng từ cuối
đến giữa thập kỷ 80 của thế kỷ XX. Khái niệm này ra đời sau khi có một loạt

nghiên cứu cho thấy, những biện pháp can thiệp chính thức của hệ thống tư
pháp đối với các hành vi vi phạm pháp luật của NCTN đã gắn án tích lên họ,
gây ra sự miệt thị của xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến sự trưởng thành và
tương lai của NCTN. Các nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, những biện pháp
xử lý tư pháp chính thống thường làm cho NCTN lún sâu hơn vào con đường
lầm lỗi vì bị phân biệt đối xử. Các kết quả nghiên cứu đã làm nảy sinh ý
tưởng là cần phải tránh áp dụng các biện pháp xử lý chính thức đối với
NCTNPT bằng cách khuyến khích các cán bộ tư pháp chuyển NCTN từ hệ
thống tư pháp chính thức sang các chương trình giải quyết tranh chấp dựa vào
cộng đồng, các dịch vụ hỗ trợ hoặc các chương trình giáo dục tại cộng đồng.
Xử lý chuyển hướng là một quá trình thay thế nhằm xử lý các vi phạm
của người chưa thành niên bằng các biện pháp không chính thức nằm ngoài


22
hệ thống tư pháp chính thống. Thuật ngữ này chỉ việc chuyển hướng hoặc đưa
một NCTNPT ra ngoài hệ thống tư pháp chính thống để áp dụng biện pháp xử
lý thay thế ở cộng đồng. Xử lý chuyển hướng do cơ quan tiến hành tố tụng áp
dụng vào bất cứ thời điểm nào trong quá trình tố tụng khi thấy cần thiết.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng, việc áp dụng xử lý chuyển
hướng đối với NCTNPT có những điểm ưu việt nổi trội so với việc áp dụng
các chế tài chính thức truyền thống từ xưa đến nay.
Thứ nhất, xử lý chuyển hướng tạo cơ hội cho NCTNPT nhìn nhận lại và
chịu trách nhiệm đối với những hành vi vi phạm mà mình đã thực hiện mà
không để lại án tích cho các em. Và vì thế giúp ngăn ngừa sự miệt thị của xã
hội đối với NCTNPT cũng như các hậu quả bất lợi của việc bị đưa ra xử lý
theo hệ thống tư pháp hình sự.
Thứ hai, cho phép các cán bộ tư pháp xử lý vụ việc một cách nhanh
chóng và buộc NCTNPT phải chịu những hình thức kỷ luật tức thì đối với
hành vi phạm pháp của mình. Điều này làm giảm số lượng các vi phạm nhỏ

và ít nghiêm trọng hiện đang gây ra tình trạng tồn đọng, tắc nghẽn trong hệ
thống tư pháp chính thống và cho phép tập trung nguồn lực vào những người
vi phạm nhiều lần và có nguy cơ cao.
Thứ ba, xử lý chuyển hướng không nhằm đến việc áp dụng các chế tài có
tính chất trừng phạt người vi phạm pháp luật mà chú trọng việc hoà giải và khắc
phục thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật của NCTN gây ra, qua đó, khuyến
khích NCTNPT tự ý thức được và tự chịu trách nhiệm giải thích về những thiệt
hại đã gây ra. Với các mục tiêu và cách thức như vậy, xử lý chuyển hướng thúc
đẩy một cách tích cực việc tái hoà nhập của NCTNPT vào gia đình và cộng đồng.
Thứ tư, các chương trình xử lý chuyển hướng tạo ra cơ hội cho người bị
hại và cộng đồng tham gia vào lựa chọn một biện pháp xử lý thích hợp đối
với hành vi vi phạm pháp luật của NCTN để giảm thiểu nguyên nhân và nguy
cơ VPPL, vì thế sẽ mang tính hiệu quả cao hơn so với việc xử lý bằng hệ
thống tư pháp chính thức.


23
1.2.2. Những quy định của pháp luật về xử lý chuyển hướng người
chưa thành niên phạm tội.
a – Pháp luật một số nước trên thế giới về xử lý chuyển hướng người
chưa thành niên phạm tội.
NCTNPT là một hiện tượng, một thực tế tồn tại ở tất cả các quốc gia
trên thế giới. Mỗi quốc gia đều giải quyết vấn đề NCTNPT theo những
mức độ, cách thức khác nhau tuỳ thuộc vào những điều kiện, tập quán,
pháp luật của mỗi nước.
Một hoạt động mà các nước trên toàn cầu đang nỗ lực thực hiện là tìm
mọi cách bảo đảm hệ thống tư pháp NCTN tuân thủ theo đúng luật quốc tế về
quyền con người. Kể từ năm 1989, với tốc độ ngày càng cao, các nước trên
thế giới đã và đang đưa những nguyên tắc quốc tế vào các luật và chính sách
quốc gia. Đã có nhiều văn bản quốc tế về quyền con người của trẻ em, của

NCTN ra đời trong hơn nửa thế kỷ qua. Đồng thời, việc tăng cường bảo vệ
các quyền của trẻ em cũng là một khía cạnh quan trọng trong hoạt động của
các cơ quan và chương trình của Liên Hợp Quốc.
Dựa trên những quy định của luật pháp quốc tế về NCTN, các quốc gia
trên thế giới đã đưa ra các quy định về NCTN nói chung, NCTNPT nói riêng,
các chế tài xử lý NCTNPT phù hợp với điều kiện kinh tế- văn hoá – xã hội,
phong tục, tập quán, pháp luật của mỗi nước. Chẳng hạn như :
•Ở Thái Lan:
Ngày 28-1-1952, Thái Lan đã thành lập Toà án NCTN trung ương. Mục
đích của việc thành lập Toà án này là dành cho trẻ em và những NCTN dưới 18
tuổi một biện pháp xử lý đặc biệt khi họ vi phạm pháp luật hình sự. Tuy nhiên,
thẩm quyền của Toà án NCTN còn được phép giải quyết một số trường hợp
tranh chấp gia đình liên quan tới hạnh phúc và lợi ích của trẻ em và NCTN.
Theo Điều 72 BLHS Thái Lan, thì một đứa trẻ chưa đến 7 tuổi cũng bị
áp dụng hình phạt vì những tội đã được pháp luật quy định. Trẻ em từ 7 đến
14 tuổi nếu phạm tội cũng bị xét xử và có thể chịu hình phạt tù nhưng Toà án


24
sẽ quyết định biện pháp xử lý đặc biệt bằng cách đưa vào một trường cải tạo
hoặc gửi trẻ em đó cho một người hay một cơ quan nào mà Toà án thấy có
khả năng thích hợp với việc cải tạo, giáo dục trẻ em đó (Điều 74 BLHS Thái
Lan). NCTN từ 14 đến 17 tuổi có thể bị phạt và được hưởng hình phạt đặc
biệt. Trong trường hợp ở độ tuổi này, trước khi xét xử, tuyên án, Toà án bao
giờ cũng xem xét kỹ hoàn cảnh, nhân thân và môi trường của người đó (Điều
75 BLHS Thái Lan). NCTN bị bắt phải được đưa ngay tới trại giam giữ trong
vòng 24 giờ và trong vòng 30 ngày tạm giữ, công tố viên phải hoàn thành thủ
tục và đưa ra xét xử tại Toà án NCTN (Điều 50 và 51 Luật tổ chức Toà án
NCTN và gia đình 1991). Trong quá trình giam giữ NCTN vẫn được chăm
sóc và bảo vệ tốt. Hội đồng xét xử NCTNPT gồm 2 thẩm phán chuyên

nghiệp, 2 hội thẩm nhân dân và bắt buộc một trong hai hội thẩm phải có 1 là
nữ. Phiên toà xét xử người chưa thành niên phải được xử kín, trong đó phải có
mặt người bào chữa, cha mẹ hoặc người giám hộ. Thủ tục tố tụng của Toà án
NCTN cũng đòi hỏi phải có cán bộ chuyên sâu hơn như các nhà tâm lý, y tế,
giám sát, công tác xã hội. Mục đích tố tụng với NCTN là tạo cho họ một cơ
hội để sửa chữa, thay đổi hành vi và mong muốn sau cùng là giúp họ trở
thành những công dân tốt cho xã hội chứ không nhằm vào mục đích xử phạt
NCTN như xử phạt người lớn.
•Ở Nhật Bản:
Nhật Bản có Luật NCTN, nhưng phân toà NCTN của Toà án gia đình
giải quyết các vụ việc liên quan đến người dưới 20 tuổi. Mục đích của Luật
NCTN là không trừng phạt những NCTNPT mà "giúp đỡ cho họ phát triển
tốt, tiến hành những biện pháp bảo vệ để thay đổi tính cách của NCTNPT và
tạo ra một môi trường giáo dục để điều chỉnh NCTN đã trót mắc phải sai
lầm". BLTTHS của Nhật Bản quy định việc điều tra thuộc chức năng của
cảnh sát và cơ quan công tố. Nếu Toà án xét thấy cần có biện pháp chăm sóc,
bảo vệ thì thẩm phán ra quyết định đưa bị can, bị cáo vào trại giam chờ ngày
xét xử. Thời hạn tạm giam không quá 4 tuần. Trong thời gian 4 tuần, Toà án


25
phải hoàn tất những thủ tục cần thiết để đưa ra xét xử. ở Nhật Bản không có
thủ tục riêng cho việc truy tố và xét xử NCTN. Theo Luật NCTN, thì công tố
viên không có quyền tham gia xét xử tại các Toà án gia đình. Tuy nhiên, thẩm
phán có thể cho phép công tố viên tham dự và khi cần thiết có thể yêu cầu
công tố viên tiến hành điều tra thêm.
Luật NCTN của Nhật Bản cho phép NCTN khi bị đưa ra xét xử tại
Toà án gia đình được có một hoặc hai người đại diện. Người đại diện
không phải là luật sư bào chữa như trong phiên toà xét xử người đã thành
niên. Người đại diện này không nhất thiết phải là luật sư, có thể là giáo

viên hoặc người làm công tác xã hội... Luật không quy định chi tiết các
bước tiếp theo cần tiến hành như thế nào mà chỉ đưa ra chung chung rằng
Toà án gia đình phải tiến hành xét xử trên cơ sở "chân tình, có lợi" cho
NCTN và "cần có mọi cố gắng để bảo vệ cho được những thuộc tính cao
đẹp nhất của NCTN và để cho NCTN có niềm tin" và việc xét xử cần tiến
hành công khai.
•Ở Hà Lan:
Lịch sử phát triển của chế tài áp dụng đối với NCTN trong luật Hình sự
của Hà Lan đã góp phần tích cực vào việc hoàn thiện ngànhluật Hình sự của
Hà Lan. Từ những yêu cầu thực tế của các cơ quan chức năng, cùng với
những biến đổi của xã hội, việc nghiên cứu để tìm ra những chế tài thay thế là
quan trọng và cần thiết. Khi NCTNPT, người ta cân nhắc và áp dụng các chế
tài thay thế, chỉ được phép tiến hành theo thủ tục tố tụng hình sự khi không
còn cơ hội nào để có thể áp dụng chế tài thay thế. Trong vòng 10 năm qua,
chế tài thay thế đã được áp dụng thường xuyên hơn đối với những vụ việc liên
quan tới NCTN. Các chế tài thay thế áp dụng đối với NCTN không chỉ thay
thế hình phạt tù mà còn thay thế cả những hình phạt truyền thống đang tồn tại
như hình phạt tiền hay án treo. Có hai loại chế tài thay thế khác nhau được áp
dụng với NCTN, đó là các dự án công tác (dịch vụ của cộng đồng đối với
NCTN) và các dự án đào tạo.


×