Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tiểu luân Kinh tế vi mô 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.79 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÀI TIỂU LUẬN
Môn: KINH TẾ HỌC VI MÔ

Đề tài
Tình hình thị trường sữa bột tại Việt Nam hiện nay

Mục lục
Lời nói đầu .....................................................................................................1
Tình hình sản xuất và nhập khẩu sữa bột tại Việt Nam những năm gần đây . 2
Tình hình tiêu thụ mặt hàng sữa bột tại Việt Nam những năm gần đây .........3
Tình hình giá cả sữa bột tại Việt Nam những năm gần đây ...........................4
Những yếu tố ảnh hưởng đến giá cả sữa bột ..................................................7
Những đề xuất nhằm ổn định giá sữa bột .....................................................10

LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển kinh tế mạnh mẽ với
tốc độ “thần tốc” kéo theo mức thu nhập, mức sống của người dân cũng được cải
thiện rõ rệt. Nếu trước đây thành ngữ “ăn no mặc ấm” là ước mơ của nhiều người
thì hôm nay, khi đất nước gia nhập WTO lại là “ăn ngon mặc đẹp”.
Sữa và các sản phẩm từ sữa ngày càng là nhu cầu thiết yếu của đời sống con
người. Nếu trước những năm 1990 chỉ có 1-2 nhà sản xuất phân phối sữa (nhập
ngoại) thì hiện nay đã có hơn 20 hãng sữa nội địa và rất nhiều doanh nghiệp phân
phối sữa chia nhau thị trường tiềm năng 80 triệu dân. Thị trường tiêu thụ sữa hiện
nay đang tăng mạnh với nhiều loại mặt hàng đa dạng phong phú. Tổng lượng tiêu
1


thụ sữa Việt Nam liên tục tăng mạnh với mức từ 15 – 20% /năm. Về mức tiêu thụ
sữa trung bình của Việt Nam hiện nay khoảng 7,8kg/người/năm tức là đã tăng gấp
12 lần so với những năm đầu thập niên 90. Theo dự báo trong thời gian sắp tới


mức tiêu thụ sữa sẽ tăng từ 15-20% (tăng theo thu nhập bình quân). Sản phẩm sữa
là sản phẩm dinh dưỡng bổ sung ngoài các bữa ăn hàng ngày- với trẻ em, thanh
thiếu niên, người trung tuổi và cả những người cao tuổi. Sữa có tác dụng hỗ trợ
sức khoẻ. Trên thị trường có rất nhiều loại ngũ cốc, đồ uống tăng cường sức
khoẻ… nhưng các sản phẩm này về chất lượng và độ dinh dưỡng không hoàn toàn
thay thế được sữa.
Theo thống kê của UNICEF, năm 2008 tỷ lệ phụ nữ ở Việt Nam nuôi con
bằng sữa mẹ cho tới 6 tháng chỉ còn 17%, giảm hơn phân nửa so với thập niên
trước. Đồng thời, theo báo cáo của Nielsen, 1 cơ quan nghiên cứu về thị trường tại
Việt Nam thì số lượng sữa bột ở Việt Nam được tiêu thụ tăng cao 39% trong năm
2008. Sữa bột thường được xem là nguồn dinh dưỡng cần thiết của trẻ sơ sinh và
phụ nữ mang thai. Ngoài ra còn có rất nhiều dòng sữa bột đa chức năng khác.
Tuy nhiên, thị trường sữa bột ở Việt Nam đang có một nghịch lý tồn tại. Thu
nhập của người dân đã tăng cao hơn rất nhiều so với trước đây, nhưng so với mức
thu nhập của người dân các quốc gia phát triển thì mức thu nhập của người dân
Việt Nam vẫn còn thấp. Thế nhưng người dân Việt Nam đang phải mua sữa bột
với mức giá gần như là cao nhất thế giới.
Trong bài tiểu luận này, nhóm chúng em xin trình bày những hiểu biết cũng
như áp dụng những kiến thức đã học từ môn Kinh tế vi mô để phân tích “ Tình
hình thị trường sữa bột tại Việt Nam”. Tuy nhiên, do khả năng và vốn kiến thức
có hạn nên có thể sẽ có thiếu sót trong bài tiểu luận này. Vì vậy, nhóm chúng em
rất mong sự góp ý của thầy và các bạn để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.
I. Tình hình sản xuất và nhập khẩu sữa bột tại Việt Nam những năm gần
đây
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 1/2010 Việt
Nam đã nhập khẩu 63,01 triệu USD mặt hàng sữa và sản phẩm sữa, chiếm 1,05%
tổng kim ngạch, tăng 115,6% so với cùng kỳ năm 2009.
Trong tháng 1/2010, Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này từ 12 thị trường trên
thế giới. Phần lớn các thị trường này đều tăng so với cùng kỳ năm 2009, trong đó
Hà Lan là thị trường chủ yếu xuất khẩu mặt hàng sữa và sản phẩm sữa cho Việt

Nam với kim ngạch đạt 15,63 triệu USD, tăng 19,88% và tăng 158,17% so với
tháng cuối năm 2009. Đứng thứ hai sau thị trường Hà Lan, là thị trường New
2


Zealand, với kim ngạch đạt 14,78 triệu USD, tăng gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ
năm 2009.
Đặc biệt là thị trường Hàn Quốc, tuy đứng thứ 6 trong số thị trường xuất khẩu
mặt hàng sữa và sản phẩm sữa cho Việt Nam, nhưng lại có mức tăng mạnh so với
cùng kỳ năm 2009 ( tăng 3287,45%).
Ngoài ra, còn có một số thị trường giảm như Thái Lan giảm 5,41%; Ôxtrâylia
giảm 37,08%; Đan Mạch giảm 1,76% so với cùng kỳ năm 2009.

Thị trường
Hà Lan
New Zealand
Hoa Kỳ
Malaisia
Thái Lan
Hàn Quốc
Oxtrâylia
Đan Mạch
Ba Lan
Pháp
Tây ban Nha
Philippin

T1/2010
15.635.456
14.782.644

8.391.186
3.243.017
1.726.170
1.669.335
1.637.279
1.498.974
1.395.811
1.208.357
549.024
100.976

T1/2009
13.042.705
3.193.318
3.611.915
709.876
1.824.902
49.280
2.602.252
1.525.826
1.048.759
802.036

% so sánh
19,88
362,92
132,32
356,84
-5,41
3.287,45

-37,08
-1,76
33,09
50,66

85.236

18,47

Thị trường nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa tháng 1/2010
Thị trường với tổng giá trị đạt khoảng 10 nghìn tỷ đồng này hiện đang phụ
thuộc khá lớn vào nguồn nhập khẩu. Rất nhiều hãng sữa lớn trên thế giới đã hiện
diện trên thị trường với chủng loại sản phẩm phong phú, đa dạng về mẫu mã, giá
cả và… chất lượng. Nguồn gốc nhập khẩu chủ yếu từ Tây Ban Nha, New Zealand,
Ireland, Đan Mạch, Hà Lan, Phần Lan, Thái Lan, Malaysia,…
Ngoài ra, còn một lượng hàng khác được nhập qua đường hàng xách tay; một
số doanh nghiệp cũng nhập khẩu một vài tấn đến vài container để phân phối bán
lẻ, tuy nhiên những dạng kinh doanh này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trên thị trường.
Kim ngạch nhập khẩu sữa bột liên tục tăng mạnh trong những năm qua. Năm
2007 có gần 7,1 triệu hộp sữa bột được nhập khẩu vào Việt Nam, đến năm 2008 đã
tăng thêm 17,3%, lên trên 8,3 triệu hộp…
Nhưng hiện nay, các doanh nghiệp trong nước muốn gia nhập thị trường này
còn gặp phải rất nhiều rào cản. Để đưa một dây chuyền sản xuất sữa bột vào hoạt
3


động cần thời gian khoảng 2-3 năm với giá trị đầu tư khoảng 50-60 triệu USD.
Tuy công nghệ không đòi hỏi phức tạp nhưng yêu cầu tính chính xác cao của đầu
vào (sữa nền và vi chất) và yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là vấn đề đối
với các doanh nghiệp muốn tự chủ và vươn lên trên thị trường.

Thêm vào đó, nguồn nguyên liệu sữa tại Việt Nam còn khiêm tốn, chỉ đáp ứng
được khoảng 20-28% đầu vào sản xuất sữa mà chủ yếu lại tập trung cho sản xuất
sữa tươi và sữa đặc. Đây là một trong những rào cản khiến các doanh nghiệp, đặc
biệt là tư nhân, không sẵn sàng bỏ ra chi phí để đầu tư dây chuyền sản xuất sữa
bột.
Do đó, ngoại trừ Vinamilk, hầu hết doanh nghiệp chọn phương án chỉ đầu tư
dây chuyền trộn sữa với hạn mức đầu tư thấp hơn. Thay vào đó, họ nhập khẩu sữa
nền từ Mỹ, Úc, New Zealand, Hà Lan… đồng thời nhập vi chất và tiến hành trộn
theo công thức do doanh nghiệp nghiên cứu hoặc mua lại từ tổ chức nghiên cứu
dinh dưỡng.

II. Tình hình tiêu thụ mặt hàng sữa bột tại Việt Nam những năm gần đây
Thị trường sữa bột tại Việt Nam những năm gần đây được nhận định là có
tiềm năng rất lớn. Đánh giá về tiềm năng phát triển của thị trường, Cục Quản lý
cạnh tranh cho rằng, với dân số 86 triệu người, tốc độ tăng dân số khoảng
1,2%/năm; GDP tăng trưởng 6-8%/năm và tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng còn ở mức
cao, khoảng 20%,… là những yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của thị trường sữa.
Với việc trở thành thành viên WTO và AFTA, Việt Nam cũng đã cam kết hạ
mức thuế suất thuế nhập khẩu sản phẩm và nguyên liệu sữa. Thuế giá trị gia tăng
cho các sản phẩm sữa bột tại Việt Nam hiện cũng ở mức trung bình so với các
nước trong khu vực. Đây cũng là điều kiện có lợi cho việc phát triển thị trường sữa
bột Việt Nam.
Năm 1990, mức tiêu thụ sữa của nước ta mới đạt 0,5 kg/người nhưng đến năm
2007 đã tăng lên 7 kg/người. Giai đoạn 2000 - 2005, mức tiêu thụ sữa bình quân
đầu người đã tăng gấp rưỡi. Năm 2008, chỉ tiêu này tiếp tục tăng khoảng 21,2% so
với 2005. Quy mô tiêu thụ sữa của toàn thị trường vào năm này đạt 1.257 triệu lít
quy đổi. Bình quân mức tăng trưởng tiêu thụ sữa toàn thị trường giai đoạn 20012008 đạt 9,06%/năm.
Theo Cục Quản lý cạnh tranh, đến năm 2015 nhu cầu sữa bột trong nước có
thể tăng 60% so với năm 2009, lên mức khoảng 80 nghìn tấn. Trong giai đoạn
4



2016-2020, bình quân tiêu thụ hàng năm khoảng 120 nghìn tấn… Tuy nhiên, hiện
đang tồn tại nhiều nghịch lý trên thị trường này, cản trở cạnh tranh bình đẳng.
Hiện nay, sữa trong nước mới chỉ đáp ứng khoảng 20 - 25% nhu cầu người
tiêu dùng. Khoảng 80% còn lại phụ thuộc vào nguồn sữa bột nhập khẩu.
Cũng theo thống kê của Cục Quản lý cạnh tranh, năm 2008, Abbott là hãng
chiếm thị phần lớn nhất về sữa bột trong số các hãng sữa trên thị trường (37,9%).
Bốn hãng có thị phần lớn tiếp theo là Friesland Campina (16,5%), Vinamilk
(14,7%), Dumex (8,1%) và Nestle (4,2%). Năm 2009, dù có biến động nhưng
Abbott luôn chiếm giữ vị trí dẫn đầu (trên 30%). Các hãng khác như Dumex và
Vinamilk có xu hướng tăng thị phần dù mức tăng này tương đối chậm.
Với phân tích như trên, những hãng sữa ngoại đang có vị thế áp đảo so với các
hãng sữa nội. Đây là do tâm lý “sính ngoại” của người tiêu dùng Việt Nam. Hạn
chế về kiến thức dinh dưỡng, về sản phẩm dẫn đến những quan niệm sai lầm như
giá cao sẽ gắn với chất lượng tốt. Nhiều bà mẹ, dù thu nhập không cao những vẫn
sẵn sàng lựa chọn cho con mình các loại sữa đắt tiền. Và một điểm đặc biệt tồn tại
ở thị trường sữa bột Việt Nam hiện nay là khi giá bán sữa bột của các hãng đều
tăng thì sức tiêu thụ không những không giảm mà còn tăng thêm. Nếu phân tích
theo lý thuyết kinh tế vi mô thì đây là một nghịch lý. Bởi khi giá tăng, để đảm bảo
tối đa hoá hữu dụng thì sản lượng sữa bột tiêu thụ phải giảm. Nhưng điều này
được lý giải là do trước mỗi đợt tăng giá, người tiêu dùng thường mua sữa bột với
số lượng lớn để tích trữ, dẫn đến việc sản lượng tiêu thụ tăng lên.

III. Tình hình giá cả sữa bột tại Việt Nam những năm gần đây
Báo cáo của Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công
Thương) dẫn nguồn từ kết quả khảo sát mới đây của Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam (VCCI), trong ba năm từ 2008-2010, sữa bột ở nước ta tăng giá
tới 16 lần, mỗi lần tăng từ 3-10%.
Trong hơn 3, 4 năm qua, giá bán sữa ngoại tại thị trường trong nước chỉ tăng

chứ không giảm. Giá sữa bán lẻ tại Việt Nam hiện nay là 1,4 USD/lít, trong khi đó
tại Trung Quốc chỉ là 1,1 USD/lít, Ấn Độ là 0,5 USD/lít và các nước châu Âu chỉ
từ 0,5 – 0,9 USD/lít. Theo điều tra của Nhóm chuyên gia Dự án bò sữa Việt Nam
– Bỉ thì lợi nhuận kinh doanh sữa, tùy từng chủng loại nhưng có thể lên tới gần
86% - mức siêu lợi nhuận.
Với mức giá nhập nguyên liệu hiện nay, 1kg sữa bột đã bổ sung các chất vi
lượng và khoáng chất chỉ từ 50.000 - 60.000 đồng/kg, cộng thuế và chi phí đóng
5


gói, vận chuyển… cũng chỉ lên tới 120.000 - 150.000 đồng/hộp 900g. Nhưng giá
của các hãng sữa ngoại đang ở mức 305.000 - 425.000 đồng/hộp 900g, gấp 3 lần
so với chi phí thực tế.
• Cả năm 2008, các hãng sữa như Mead Johnson, Abbott, Nestlé, Dumex liên
tục đẩy giá bán mỗi lần tăng 5 – 7%. Do các hãng sữa phân phối độc quyền
và chiếm thị phần áp đảo nên mỗi khi tăng giá thì phản ứng của người tiêu
dùng và của các cơ quan quản lý là rất yếu ớt. Một hãng sữa nước ngoài vào
Việt Nam chỉ qua một nhà phân phối duy nhất nên người tiêu dùng gần như
không có quyền lựa chọn.
• Trong năm 2009, giá vốn trong ngành sữa có xu hướng giảm, thuế nhập khẩu
ổn định (đã tính biến động tỷ giá) song giá bán sữa trên thị trường vẫn không
giảm. Ngược lại, giá bán còn được xác định là gần như gấp đôi giá vốn.
Công ty Mead Johnson Nuttrition Việt Nam 100% vốn nước ngoài nhập khẩu
31 mặt hàng từ sữa, trong đó có 2 nhóm hàng dành cho trẻ em dưới 12 tháng
tuổi là Enfagrow và Enfakid. Qua kiểm tra đã phát hiện, công ty không trực
tiếp bán lẻ, không chịu trách nhiệm về giá bán sản phẩm của mình đến người
tiêu dùng. Giá bán đến nhà phân phối được xác định như sau: lấy giá vốn
cộng thêm từ 40-50% lãi gộp, cùng với tình hình thị trường và kết quả đàm
phán với nhà phân phối để xác định giá bán cho từng mặt hàng. Đáng chú ý,
công ty chỉ thông báo cho nhà phân phối, không khuyến cáo công bố giá bán

này trên thị trường và cho người tiêu dùng biết. Sáu tháng đầu năm 2009,
công ty này nhập khẩu Enfagrow 900g giá 108.150 đồng/hộp, cộng thêm
5.407 đồng tiền thuế (5%), giá bán lẻ là 266.818. đồng/hộp; Enfakid 900g giá
nhập khẩu là 102.893 đồng/hộp, cộng thuế 5.144 đồng thành tiền bán lẻ là
229.545 đồng/hộp. Thời kỳ từ 1/2/2009 đến 15/3/2009, công ty chiết khấu
cho nhà phân phối 25% giá bán đối với một số mặt hàng, nhưng giá bán của
sản phẩm trên thị trường không hề giảm.
Công ty Nestlé Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, mặt hàng
sữa nhập khẩu chủ yếu từ các nước Asean và Hà Lan. Kết quả thanh tra cho
thấy: giá mua vào theo ngoại tệ không tăng mà có xu hướng giảm, nhất là sáu
tháng đầu năm 2009, nhưng giá bán ra không giảm mà giữ nguyên như năm
2008. Cụ thể: sữa Lactogen3 – 900g nhập khẩu 66.950 đồng cộng thuế 5%
(3.347 đồng/hộp) giá bán lẻ 131.800 đồng; Nestle Gấu 1- 900g giá nhập
72.361 đồng cộng thuế 5% giá bán là 220.000 đồng/hộp. Trong năm 2008,
công ty này đã có khoảng 4 đợt tăng giá sữa với mỗi lần tăng từ 5-6%. Sáu
6


tháng đầu năm 2009 giá của các loại sữa vẫn giữ nguyên. Nhưng sau đó,
công ty đã có nỗ lực giảm giá sữa từ 12- 18% so với giá tháng 6/2009.
• Trong thông báo ngày 30/7/2010, công ty Công ty TNHH dược phẩm 3A,
nhà phân phối chính thức của Abbott điều chỉnh giá tăng trung bình 7% đối
với 3 dòng sản phẩm là Similac IQ, Similac Gain IQ và Gain Plus IQ.
Không chỉ có Abbott mà cả sữa XO của NamYang do công ty xuất nhập
khẩu Nam Dương phân phối cũng tăng 2,5%, sữa Dumex của công ty
Danone Việt Nam (thuộc tập đoàn Danone Pháp) cũng tăng giá 10% từ 19/7.
Cụ thể sữa bột Imperial Dream XO2 giá 187.000 đồng/hộp 400g, 342.000
đồng/hộp 800g; XO4 dành cho trẻ 12 – 36 tháng tuổi giá 198.000 đồng/hộp
400g, 369.000 đồng/hộp 800g.
Sữa Dumex tăng giá Dumex Dugro Gold số 1 hộp thiếc 800g lên thành

334.000 đồng/hộp, sữa Dugro Gold 2 hộp 800g tăng từ 298.000 đồng/hộp lên
328.000 đồng/hộp. Dumex Dugro Gold số 3 hộp thiếc 800g giá 292 ngàn
đồng/hộp. Sữa Dumex Mama Gold step 0 loại hộp 800g tăng từ 212.000
đồng/hộp lên 233.000 đồng/hộp.
Giá bán sữa Abbott như sau: Gain Plus IQ trọng lượng 1,7 kg dành cho trẻ 13 tuổi có giá 557 ngàn đồng, vài ngày sau theo giá mới là 600 ngàn đồng.
Gain IQ số 3 giá 215.000 đồng/hộp 900g, hộp 400g là 108.000 đồng. Gain
Plus IQ số 3 là 328.000 đồng/hộp 900g, 158 ngàn đồng/hộp 400g.
Gain IQ số 2 thường giá 110.000 đồng/hộp 400g, 220.000 đồng/hộp 900g. IQ
Plus số 2 giá 172.000 đồng/ hộp 400g, 353.000 đồng/hộp 900g. Khi bán đúng
giá mới thì mức giá trên sẽ nhân thêm 7%. Gain IQ Plus số 2 giá 355.000
đồng/hộp 900g, số 3 là 328.000 đồng/hộp 900g. Gain Plus IQ 1,7 kg số 3 giá
560.000 đồng lên giá thành 600.000 đồng.
• Bước vào đầu năm 2011, nhiều hãng sữa đã điều chỉnh tăng giá bán các mặt
hàng sữa bột. Từ ngày 1/3, hàng loạt các hãng sữa đã điều chỉnh giá với mức
tăng phổ biến từ 10-15% với lý do tỷ giá USD/VND tăng, chi phí đầu vào
tăng cao, thuế nhập khẩu sữa tăng từ 5% lên 10%.
Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết, ngay từ tháng 1 đã có rất nhiều
doanh nghiệp nhập khẩu và sản xuất sữa tăng giá, ít nhất tăng từ 5-10% với
nhãn hàng Friso, nhiều là 13-15% với Vinamilk, Cô gái Hà Lan... Nhãn
hàng Abbott sẽ tăng 13% từ 1/3.
Từ 15/2, giá một số nhãn sữa đã tăng ít nhất 12-18%. Dòng sữa của Abbott
như PediaSure 900g đã tăng từ 420.000 đồng lên 482.000 đồng, loại 1,8kg
tăng thêm 100.000 đồng mỗi hộp, từ 720.000 đồng tăng lên 820.000 đồng,
Ensure Gold 900g từ 450.000 đồng tăng lên 557.000 đồng, Similac Mom loại
hộp 400g cũng vọt từ 116.000 đồng lên 137.000 đồng. Sữa của Dutch Lady
7


như Friso Gold 1 hộp 900g cũng tăng từ 365.000 đồng lên 395.000 đồng,
Friso Gold 2 và 3 loại 900g cũng tăng thêm 30.000 đồng so với giá cũ.

Với nguồn cung chủ yếu là từ nước ngoài, lẽ ra giá sữa bột tại Việt Nam phải
có sự liên kết chặt chẽ với giá sữa bột trên thị trường thế giới. Nhưng từ những số
liệu thực tế trên, ta có thể thấy trong khi giá sữa bột thế giới giảm, thuế nhập khẩu
sữa chúng ta đang áp dụng chỉ từ 10 - 15% tùy từng mặt hàng, thấp h ơn mức cam
kết với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) áp dụng từ năm 2009 là 18% thì giá
sữa bột tại Việt Nam lại liên tục tăng lên và tại thời điểm hiện tại gần như đắt nhất
thế giới. Vậy nguyên nhân là do đâu?

IV. Những yếu tố ảnh hưởng đến giá cả sữa bột
1. Tâm lý người tiêu dùng
Sữa bột ngoại nhập rõ ràng không hoàn toàn tốt một cách quá đẳng cấp so với
sữa bột sản xuất trong nước. Nhưng đa phần người tiêu dùng Việt Nam vẫn
chuộng sản phẩm nước ngoài vì họ cho rằng đó là sản phẩm tốt nhất và họ có một
sự quy án tương đồng rất đặc biệt là: sản phẩm đắt nhất là sản phẩm tốt nhất.
Chính vì vậy mặc dù giá sữa bột ở Việt Nam tăng cao một cách vô lý nhưng các
ông bố bà mẹ vẫn chấp nhận bỏ tiền ra mua. Ông Đặng Minh Tuấn, nguyên Phó
Giám đốc một công ty sữa ở Hà Nội, nói: “Có thời điểm các hãng điều tra thăm dò
thị trường cho thấy khách hàng Việt Nam chấp nhận mức giá đó. Thời điểm năm
2008, có những lúc giá sữa trong một tháng tăng lên có thể là từ 2 – 3 lần và người
tiêu dùng cứ như thế chấp nhận và đến bây giờ tạo ra mức giá vô lý”.
Các hãng sản xuất sữa ngoại đã có những cuộc thăm dò thị trường và nắm bắt
được tâm lý này của người tiêu dùng Việt Nam nên họ càng đẩy giá sữa lên cao
hơn. Thêm vào đó, đối tượng mà các hãng này nhắm tới là các bệnh viện sản khoa
và lão khoa, họ sẵn sàng chi đậm cho các bác sĩ khoa sản, chuyên khoa dinh
dưỡng để kê các loại sữa ngoại đắt tiền cho em bé sơ sinh mà mẹ thiếu sữa và
những người bệnh, người già. Khi các em bé đã dùng quen một loại sữa thì các bà
mẹ đành lòng “thắt lưng buộc bụng” mua sữa giá cao về cho trẻ.
2. Tỷ giá USD/VND
Tỷ giá USD/VND tăng là một nguyên nhân dẫn đến việc tăng giá các loại sữa
bột, bởi phần lớn các loại sữa hiện nay trên thị trường đều là nhập khẩu nguyên

lon hoặc nhập nguyên liệu từ nước ngoài, chủ yếu là Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc...
Thậm chí, một số loại sữa còn phải nhập khẩu qua nước thứ 3 nên giá cũng cao
hơn nhiều so với các loại sữa khác.
8


3. Giá nguyên liệu đầu vào
Chi phí mua nguyên liệu (lon thiếc, thùng giấy...) tăng 10-30%; chi phí lao
động trực tiếp tăng 11% và chi phí lao động gián tiếp tăng 18%. Ngoài ra, các loại
chi phí khác như vay vốn ngân hàng, kho bãi vận chuyển tăng cao… cũng gây áp
lực tăng giá.
4. Chi phí cho marketing
Các hãng sữa ngoại đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào quảng cáo, tiếp thị sản
phẩm, hội thảo khoa học để làm sao cho thương hiệu sữa của họ thâm nhập vào
người tiêu dùng. Việc đưa thông tin cho thêm chất này, chất khác là nhằm đánh
vào tâm lý người tiêu dùng mong muốn cho con mình tăng chiều cao, phát triển trí
tuệ, khả năng miễn dịch tốt. Người tiêu dùng vì tin vào những thông tin đó nên chỉ
biết chấp nhận mức giá cao ngất ngưỡng mà các hãng sữa ấn định, rất ít người tiêu
dùng biết được rằng tất cả các chi phí quảng cáo trên được các nhãn sữa ngoại đẩy
ngược lại vào giá bán tới tay họ.
Kết luận thanh tra cho thấy: tại Nestlé Việt Nam, chi phí tiếp thị quảng cáo
năm 2008 lên tới 20,56 tỷ đồng (chiếm 38% trong chi phí kinh doanh). Sáu tháng
đầu năm 2009, khoản chi này là 14,04 tỷ đồng (chiếm 27% tổng chi phí kinh
doanh). Như vậy, chi phí quảng cáo, tiếp thị của công ty chiếm khoảng 30% chi
phí kinh doanh.
Với Công ty Mead Johnson Nuttrition Việt Nam, chi phí bán hàng, chi phí
quảng cáo của công ty luôn ở mức "chót vót". Sáu tháng cuối năm 2008 chi phí
này là 53,46%. Trong đó quảng cáo chiếm 25,66% (tương ứng 83,4 tỷ đồng). Nửa
đầu năm 2009 là 36,2%, trong đó quảng cáo chiếm 26,2 % (tương ứng 52,78 tỷ
đồng).

Đối với công ty Phân phối Tiên Tiến, chi phí bán hàng trên tổng chi phí sáu
tháng đầu năm 2009 so với sáu tháng đầu năm 2008 đã tăng từ 62,65% lên
85,08%. Trong đó tiền lương tăng từ 29,53- 35,84%, chí phí tiếp thị quảng cáo
tăng từ 21,21- 42,75% (từ 17 tỷ đồng lên tới 60,357 tỷ đồng).
5. Cơ chế quản lý giá của nhà nước
Sữa là mặt hàng thiết yếu nằm trong danh mục bình ổn giá, vì thế, năm 2008,
Bộ Tài chính đã có thông tư 75 quy định khi có biến động, Nhà nước có quyền can
thiệp bình ổn giá, thậm chí có quyền áp đặt giá khung, giá trần. Tuy nhiên, điều
kiện để có thể bình ổn giá lại rất… “khó”, đó là nếu giá sữa tăng liên tục trong 15
ngày và mức tăng lên đến trên 20% so với thời điểm trước tăng giá. Nắm được
tinh thần này, các doanh nghiệp phân phối sữa bắt đầu áp dụng “chiêu bài” tăng
giá nhỏ giọt và đều đặn! Nhiều hãng sữa đã tăng giá vài ba lần, mỗi lần từ vài đến
hơn chục phần trăm! Như vậy không thể áp dụng được biện pháp bình ổn giá.
9


Từ ngày 1/10/2010, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư 122/2010/TT-BTC để
quản lý giá sữa. Thông tư 122 tuy có nhiều thay đổi so với Thông tư 104 quá sơ
sài, nhưng vẫn có những kẽ hở để doanh nghiệp “lách luật”.
Theo TT mới, từ ngày 1/10, tất cả nhà sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu sữa
đều phải đăng ký và kê khai giá, phải thuyết minh về sự cần thiết phải thay đổi giá.
Đại diện Cục Quản lý giá cho biết, quy chế tính giá sẽ khống chế mức giá bán dựa
trên những yếu tố cấu thành giá, chi phí quảng cáo được khống chế ở mức “10%
doanh thu”. Cũng theo thông tư trên, nếu doanh nghiệp, đơn vị nào bán giá bất
hợp lý sẽ phải tạm ngưng bán sản phẩm với giá đang áp dụng. Tuy nhiên, vấn đề
đặt ra là căn cứ vào đâu để biết được mức giá tăng là bất hợp lý? Bài toán khó đặt
ra với các cơ quan quản lý là việc không nắm được chi phí và cơ cấu giá thành của
sữa nhập ngoại. Vì thế, có khả năng doanh nghiệp sẽ “làm giá” sẵn ở nước ngoài,
theo cách tính tăng tất cả các chi phí lên...
Chưa hết, thông tư 122 của Bộ Tài chính có nhiều điểm không đề cập được hết

chiều sâu của vấn đề giá sữa tại Việt Nam. Đó là chỉ tập trung quản lý các dòng
sữa bột dành cho trẻ em dưới sáu tuổi, trong khi phân khúc sữa dành cho người
bệnh, người già, phụ nữ mang thai và các loại sữa đặc thù như sữa gầy, sữa tiêu
chảy… đang có mức giá cao, lại không bắt buộc phải kê khai giá.
6. Thuế nhập khẩu
Điều hiển nhiên dễ thấy là nếu thuế nhập khẩu tăng thì giá thành của sản phẩm
ngoại nhập cũng tăng theo. Từ đầu năm 2011, thuế nhập khẩu sữa tăng từ 5% lên
10%.
7. Cấu trúc thị trường sữa bột tại Việt Nam hiện tại theo kiểu độc quyền
nhóm (6 hãng sữa lớn nắm tới gần 80% thị phần).
Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) đã đưa ra một số nguy cơ và nhận
diện về các hành vi liên kết giá trên thị trường sữa tại Việt Nam. Nguy cơ xảy ra
các hành vi hạn chế cạnh tranh đang thể hiện chủ yếu dưới 3 hình thức:

Thứ nhất là việc liên kết theo chiều ngang để ấn định giá sữa bột.
Trên thị trường Việt Nam, nguồn sữa bột nhập khẩu chiếm khoảng 80% nhu cầu
của toàn thị trường. Do vậy, giá sữa trên thị trường nội địa phải có mối liên hệ
chặt chẽ với giá sữa nguyên liệu trên thị trường thế giới. Nhưng thực tế giá sữa
bột ở Việt Nam không vận động theo quy luật của thị trường nguyên liệu mà lúc
nào cũng ở mức cao và rất cao.

Thứ hai là hành vi liên kết theo chiều dọc để đẩy giá sản phẩm sữa
từ các hãng sữa nước ngoài qua các doanh nghiệp nhập khẩu độc quyền trong
nước. Việc độc quyền tự nhiên của họ làm giảm cơ hội tham gia phân phối của
các doanh nghiệp khác muốn gia nhập thị trường. Ví dụ: qua liên kết dọc, nhà
10


xuất khẩu nước ngoài bán sản phẩm sữa bột cho nhà nhập khẩu tại Việt Nam
thông qua một nhà xuất khẩu trung gian ở nước thứ 3 (thuòng là những nước có

thuế thu nhập doanh nghiệp thấp). Trong trường hợp này, giá sữa ghi trên hoá
đơn nhập khẩu của nhà nhập khẩu Việt Nam đội lên rất nhiều.

Loại hành vi thứ ba của các hãng sữa là lạm dụng sức mạnh chiếm
thị phần để tăng giá. Với cấu trúc thị trường theo kiểu độc quyền nhóm hiện tại,
“Có khả năng có một vài doanh nghiệp lớn dẫn đầu quyết định giá bán, sau đó
hàng loạt các doanh nghiệp khác điều chỉnh giá theo”, báo cáo của Cục Quản lý
cạnh tranh cho hay.

V. Những đề xuất nhằm ổn định giá sữa bột
1. Nâng cao chất lượng sữa nội, đẩy mạnh chương trình “Người Việt Nam ưu
tiên dùng hàng Việt Nam”.
2. Siết chặt quản lý giá, khống chế chi phí quảng cáo
Tổng cục Hải quan và Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính đang phối hợp trong
việc quản lý các số liệu tổng hợp chung về số lượng, giá sữa nguyên liệu và sữa
thành phẩm nhập khẩu vào Việt Nam. Tổng cục Hải quan sẽ phải cung cấp chi
tiết hóa số liệu về số lượng, giá sữa nguyên liệu và sữa thành phẩm nhập khẩu
đối với một số công ty và thương hiệu sữa bột ngoại nhập. Về lâu dài, Tổng cục
Hải quan định kì cung cấp số liệu theo định kì vào ngày 10 và ngày 20 hằng
tháng.
Về việc thanh tra giá sữa được giao cho Tổng cục Thuế triển khai, ông Hiếu
cho biết, đã có những kết quả bước đầu được báo cáo lên Bộ Tài chính. Qua
kiểm tra đã phát hiện những khoản lợi nhuận lớn của các DN và truy thu thuế
thu nhập DN. Tuy nhiên, với kết quả kiểm tra này thì mục đích lớn nhất là tìm
ra những khoản lợi nhuận không hợp lý để có thể tịch thu và sau đó buộc DN hạ
giá xuống mức phù hợp thì chưa đạt được.
Hiện cách tính giá sữa hình thành dựa trên hơn 10 yếu tố, trong đó yếu tố
quan trọng nhất là chi phí quảng cáo lại quá cao, chiếm tới 30% so với doanh
thu. Do vậy, quy định sắp tới sẽ yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh sữa chỉ
được chi cho quảng cáo tiếp thị không quá 10% doanh thu (theo Luật Doanh

nghiệp) thay cho mức chi quảng cáo tối đa đến 56% như một số doanh nghiệp
kinh doanh sữa đang áp dụng. Các doanh nghiệp mới thành lập có thể cho phép
chi phí quảng cáo từ 10% – 15%. Cần áp dụng triệt để, kiểm soát chặt chẽ việc
quảng cáo của các doanh nghiệp kinh doanh sữa theo Nghị định 21 của Chính
phủ. Theo đó, những câu quảng cáo không đúng về tác dụng của sữa như
“thông minh vượt trội”... sẽ bị cấm.
3. Áp dụng Luật Cạnh tranh
11


Luật Cạnh tranh (ra đời năm 2004) vừa có giá trị pháp lý, chế tài lại phù hợp
thông lệ quốc tế. Cụ thể như Luật cấm các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị
trường như áp đặt giá bán, thỏa thuận tăng giá bán, ấn định giá bán tối thiểu...
gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Luật cũng cấm các hành vi cạnh tranh không
lành mạnh như quảng cáo đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách
hàng. Vấn đề cần làm ngay hiện nay là phải có nghiên cứu toàn diện về thị
trường sữa từ cấu trúc thị trường, cách thức phân phối, cơ cấu giá thành, lợi
nhuận để xử lý bằng luật. Thí dụ, khi xử lý doanh nghiệp lạm dụng vị thế thống
lĩnh thị trường cần phải chứng minh một doanh nghiệp chiếm thị phần từ 30%
trở lên, tỷ lệ này từ 50% đối với hai doanh nghiệp; 65% với ba doanh nghiệp;
75% đối với bốn doanh nghiệp.
4. Thúc đẩy mở rộng chăn nuôi bò sữa trong nước
Đánh giá thách thức và sự phát triển của ngành sữa Việt Nam phụ thuộc rất
nhiều vào nguyên liệu trong nước, các chuyên gia cho rằng vấn đề cốt lỗi nằm ở
chỗ phải làm sao thúc đẩy mạnh hơn nữa việc chăn nuôi bò sữa cả nước . Trên 95%
số bò sữa hiện nay được nuôi phân tán trong nông hộ, quy mô nhỏ lẻ, tính
chuyên nghiệp chưa cao, nguồn thức ăn cho chăn nuôi bò sữa còn hạn chế, phải
nhập khẩu đến 80% là thực trạng của ngành chăn nuôi bò sữa hiện nay ở Việt
Nam. Do đó, Chính phủ cần phải có quy hoạch và chính sách dài hạn cho vùng
chăn nuôi bò sữa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế vi mô – Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
2. Báo điện tử: VOVNews, Việt Báo, Thanh niên, Phụ nữ,…
3. Thông tư 122/2010/TT-BTC

12



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×