Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

Báo cáo kinh tế đất sử dụng đất hợp lý làm bãi rác trên địa bàn TPHCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.98 KB, 53 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT BÃI RÁC
THẢI HỢP LÝ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO MÔN KINH TẾ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT
KHOA KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 04/2017


DANH SÁCH NHÓM

STT

Mã sinh viên

1
2
3
4
5
6
7
8
9


10
11
1.

Họ lót

Tên

Mã lớp

Tên lớp

14120074

Đỗ Ngọc Phương

Anh

DH14KM Kinh tế tài nguyên môi trường

14120093

Trần Phạm Quỳnh

Duyên

DH14KM Kinh tế tài nguyên môi trường

14120108


Võ Thị Xuân

Hiếu

DH14KM Kinh tế tài nguyên môi trường

14120116

Nguyễn Minh

Huy

DH14KM Kinh tế tài nguyên môi trường

14120032

Nguyễn Kim

Ngân

DH14KM Kinh tế tài nguyên môi trường

14120038

Huỳnh Nguyễn Phú Nông

DH14KM Kinh tế tài nguyên môi trường

14120044


Võ Khánh

Quỳnh

DH14KM Kinh tế tài nguyên môi trường

14120178

Phạm Hoàng

Thu

DH14KM Kinh tế tài nguyên môi trường

14120179

Bồ Thụy Ngọc

Thuận

DH14KM Kinh tế tài nguyên môi trường

14120055

Nguyễn Thị Cẩm

Tiên

DH14KM Kinh tế tài nguyên môi trường


14120057

Lê Thị

Trang

DH14KM Kinh tế tài nguyên môi trường


MỤC LỤC


CHƯƠNG 1.
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đất đai là nguồn tài nguyên Quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc
biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bổ các
khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh quốc phòng.
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 1992
ở chương II, điều 18 đã quy định rõ: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất
đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.
Nhà nước giao đất cho các tổ chức, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài”.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế của đất nước, đặc biệt trong
những giai đoạn gần đây thì rác thải của các ngành sản xuất cũng như rác thải
sinh hoạt hàng ngày của người dân tăng lên nhanh chóng. Vì thế, việc đánh giá
và đề xuất quản lý, sử dụng đất bãi rác thải sao cho vừa tiết kiệm đất tối đa đồng
thời đảm bảo được vệ sinh môi trường là một yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay.
Thành phố Hồ Chí Minh là gồm bao gồm 19 quận và 5 huyện, nhiều doanh nghiệp
và hộ sản xuất kinh doanh cá thể. Trong những năm gần đây nhờ các chính sách đầu tư
của Nhà nước cũng như xu thế phát triển chung của cả nước, nền kinh tế của huyện đã có

những bước phát triển rõ rệt. Tuy nhiên cũng chính vì vậy đã làm cho lượng rác thải tăng
lên nhanh chóng. Chính vì vậy công tác đánh giá và đề xuất hướng sử dụng hợp lý đất bãi
rác thải đảm bảo được tính cấp thiết trong công tác chống ô nhiễm và đảm bảo vệ sinh
môi trường trong toàn thành phố.
Xuất phát từ yêu cầu trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá và đề
xuất quản lý sử dụng đất bãi rác thải hợp lý trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”.

4


1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
1.2.1. Mục tiêu chung
“ Đánh giá và đề xuất quản lý sử dụng đất bãi rác thải hợp lý trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh”.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng sử dụng đất bãi rác thải, tình hình rác thải
trên địa bàn thành phố.
- Trên cơ sở hiện trạng sử dụng đất bãi rác thải trên địa bàn thành phố, đưa ra đánh giá về
mức độ hợp lý của các bãi rác thải từ đó đề xuất sử dụng đất bãi rác hợp lý trên địa bàn
huyện thành phố.
- Nâng cao ý thức của người dân trong sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất cũng như bảo vệ
môi trường.

5


CHƯƠNG 2.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ LÝ THUYẾT ÁP DỤNG

2.1. Đối tượng nghiên cứu.


Đất dùng làm bãi rác thải trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

2.2. Phạm vi nghiên cứu.

Phạm vi nghiên cứu bao gồm toàn bộ TPHCM với tổng diện tích tự nhiên
2.095,06 km².

2.3. Nội dung nghiên cứu.

• Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và điều kiện kinh tế - xã
hội tác động đến sử dụng đất.
• Đánh giá thực trạng tình hình quản lý đất bãi rác thải trên địa bàn thành phố.
• Đánh giá hiện trạng bãi rác thải trên địa bàn thành phố.
• Đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất bãi rác thải hợp lý trên địa bàn
thành phố.
2.4. Lý thuyết áp dụng.
2.4.1. Lý thuyết cung cầu trong sử dụng đất
2.4.1.1. Lý thuyết cầu
Đô thị hóa ngày càng nhanh, dẫn đến nhiều hệ lụy, một trong số đó là lượng chất
thải rắn ngày càng tăng do dân số tăng nhanh. Do đó, nhu cầu vè việc quy hoạch sử dụng
đất làm bãi rác để xử lý chất thải rắn cũng ngày một tăng cao. Cầu về đất để làm bãi rác
tăng.
6


2.4.1.2. Lý thuyết cung
Như đã biết, đất đai là nguồn tài nguyên có giới hạn, không thể sinh ra thêm được.
nhu cầu sử dụng đất trong các lĩnh vực đều tăng cao. Việc xem xét sử dụng đất để làm bãi
rác cũng trở nên khó khăn hơn. Hơn nữa, việc quy hoạch làm bãi rác đúng tiêu chuẩn cần

vốn đầu tư. Phần lớn các bãi chôn lấp hợp vệ sinh đều được xây dựng bằng nguồn vốn
ODA, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách là hết sức khó khăn và hạn chế.
2.4.2. Các quy luật kinh tế cơ bản và ảnh hưởng đến lựa chọn kinh tế
2.4.2.1. Quy luật khan hiếm
Việc dân số gia tăng nhanh đồng nghĩa với việc tăng nhu cầu, đây chính là hai cơ
sở dẫn đến trình trạng khan hiếm tài nguyên diễn ra sau này. Đất đai ngày càng trở nên
khan hiếm nên việc xem xét quy hoạch bãi rác phải cẩn thận, phù hợp với thực tiễn xã
hội.
2.4.2.2. Quy luật hiệu suất biên giảm dần:
Với một diện tích đất có trước, cần xem xét sử dụng yếu tố đầu vào (lao động,
vốn,..) hợp lý để hiệu quả sử dụng đất bãi rác đạt tối ưu. Không lãng phí nguyên liệu đầu
vào.
Nguyên tắc:
MVP=MFC (giá trị sản lượng biên bằng chi phí yếu tố sản xuất biên) -> Mỗi đơn
vị sản lượng đầu ra (rác thải qua xử lý) phải bằng với chi phí yếu tố sản xuất biên ( lao
động, vốn,..)
MR=MC ( doanh thu biên = chi phí biên ) -> Mỗi đơn vị doanh thu mang lại từ
việc sử dụng bãi rác phải bằng với chi phí biên đầu tư vào.
2.4.3. Phương pháp phân tích kinh tế đất
2.4.3.1. chi phí cơ hội trong sử dụng đất

7


Chi phí cơ hội là một thuật ngữ được sử dụng để xem xét khả năng lựa chọn trong
các quyết định sản xuất. Chi phí cơ hội để đầu tư vào một dự án A nào đó bao gồm giá trị
tối đa của các dự án khác có thể được đầu tư nếu chúng ta không dùng các nguồn lực để
đầu tư vào dự án A đó. Trong nghiên cứu này, ta vận dụng lý thuyết chi phí cơ hội để xem
xét có nên dầu tư dự án quy hoạch đất làm bãi rác hay sử dụng nguồn ngân sách đó để đầu
tư vào dự án khác.

2.4.3.2. Phương pháp phân tích chi phí lợi ích
Đánh giá giá trị kinh tế của đất bãi rác có nền tảng từ kinh tế học phúc lợi. Mục tiêu
là làm tổng phúc lợi xã hội tăng lên, trong nghiên cứu này xem xét lợi ích và chi phí khi
có dự án quy hoạch đất làm bãi rác mang lại. Thấy được những lợi ích và chi phí đó,
quyết định đầu tư hay không đầu tư.
2.4.4. Lý thuyết tối ưu và bảo tồn tài nguyên đất

Sử dụng nguồn tài nguyên đất với mục tiêu tối đa hóa lợi ích: Tối ưu hóa trong
sử dụng tài nguyên đất theo thời gian và tối đa hóa lợi ích xã hội theo thời gian.
Sử dụng tài nguyên đất sao cho bền vững: Quản lý sử dụng hiệu quả và hợp lý
tài nguyên đất theo thời gian, giữ gìn và phát triển giá trị sử dụng cho cả thế hệ hiện
tại và tương lai

8


CHƯƠNG 3.
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận của việc đánh giá và đề xuất quản lý đất bãi rác thải hợp lý
3.1.1. Vị trí, vai trò của đất đai đối với sự phát triển kinh tế-xã hội
Đất (hay còn gọi là thổ nhưỡng) là phần tơi xốp của lớp vỏ Trái đất mà trên đó có
các hoạt động của sinh vật. Độ dày thường được quy định từ 120 – 150 cm kể từ lớp đất
mặt. Ở những nơi có tầng đất mỏng thì được tính từ lớp đá mẹ hay tầng cứng rắn mà rễ
cây không thể xuyên qua được trở lên, có khi chỉ 10 –20 cm.
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động. Trong quá trình lao động, con
người tác động vào đất đai để tạo ra các sản phẩm cần thiết phục vụ cho con người, vì vậy
đất đai vừa là sản phẩm của tự nhiên, đồng thời vừa là sản phẩm lao động của con người.
Đất đai là điều kiện chung đối với mọi quá trình sản xuất của các ngành kinh tế
quốc doanh và hoạt động của con người. Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là điều
kiện cho sự sống của động - thực vật và con người trên trái đất. Đất đai là điều kiện rất

cần thiết để con người tồn tại và tái sản xuất các thế hệ kế tiếp nhau của loài người. Bởi
vậy việc sử dụng đất tiết kiệm có hiệu quả và bảo vệ lâu bền nguồn tài nguyên vô giá này
là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp bách đối với mỗi quốc gia.
3.1.2. Ảnh hưởng của rác thải; đất bãi thải, xử lý chất thải đối với sự phát
triển kinh tế, xã hội và môi trường
3.1.2.1. Khái niệm rác thải, đất bãi rác thải
a. Khái niệm rác thải
Rác thải là các chất được loại ra trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất hoặc
trong các hoạt động khác. Rác thải có thể ở dạng rắn, khí, lỏng hoặc các dạng khác. Rác
thải gao gồm các loại sau:
9


- Rác thải công nghiệp, xây dựng:
+ Rác thải công nghiệp là tất cả các loại chất thải loại ra từ dây chuyền sản xuất
của các cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (Vũ Quyết Thắng, Lê Đông Phương,
2002).
+ Rác thải xây dựng bao gồm các phế thải được loại ra từ quá trình xây dựng, các
công trình dân dụng; công nghiệp, an ninh quốc phòng, hạ tầng kỹ thuật cũng như các
công trình xây dựng khác. Bùn cặn được sinh ra từ các hệ thống xử lý nước và từ hệ
thống cống thoát nước của thành phố (Vũ Quyết Thắng, Lê Đông Phương, 2002).
- Rác thải y tế: Rác thải y tế gồm tất cả các rác thải phát sinh trong mọi hoạt động của
bệnh viện và các cơ sở y tế. Trong rác thải ở bệnh viện có chất thải rắn nguy hại phát sinh
từ các hoạt động chuyên môn, trong quá trình khám chữa bệnh, xét nghiệm tại bệnh viện
và các cơ sở y tế (Vũ Quyết Thắng, Lê Đông Phương, 2002).
- Rác thải nông nghiệp: là tất cả các chất thải phát sinh trong hoạt động sản xuất nông
nghiệp, đây chủ yếu là rác thải hữu cơ đốt cháy được. Trong sản xuất nông nghiệp hiện
nay ở các địa phương, việc lạm dụng phân bón hóa học và hóa chất bảo vệ thực vật đang
trở nên rất phổ biến, những tàn dư này đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường
đất, nước và sản phẩm nông nghiệp (Vũ Quyết Thắng, Lê Đông Phương, 2002).

- Rác thải sinh hoạt: Rác thải sinh hoạt là các loại chất thải phát sinh trong mọi hoạt động
của con người ở gia đình, công sở, trường học, khu vực đóng quân của các lực lượng vũ
trang, chợ, trung tâm thương mại, khu du lịch, các nơi sinh hoạt và vui chơi giải trí công
cộng (Vũ Quyết Thắng, Lê Đông Phương, 2002).

b. Khái niệm đất bãi thải, xử lý chất thải
10


Đất bãi thải, xử lý chất thải là loại đất được sử dụng vào mục đích tập kết
rác thải hay sử dụng vào mục đích chôn lấp, xử lý rác thải phát sinh từ các hoạt
động của con người như sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt…
Các hình thức cụ thể sau:
- Điểm tập kết chất thải rắn tập trung của xã: là khu đất được chọn làm nơi
tạm thời tập kết chất thải rắn từ các hộ gia đình để chuyển đi chôn lấp, xử lý tại
điểm xử lý chất thải rắn thải tập trung.
- Điểm xử lý chất thải rắn tập trung của huyện: là khu đất được chọn xây
dựng điểm xử lý chất thải rắn tập trung của huyện với quy mô chôn lấp chất thải
rắn, phù hợp với quy hoạch của Huyện và Thành phố.
- Điểm chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh là điểm xử lý chất thải rắn tập
trung của huyện có sử dụng hình thức chôn lấp chất thải rắn và áp dụng các
biện pháp đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
- Khu xử lý chất thải rắn tập trung bao gồm:
+ Khu liên hợp xử lý chất thải rắn: là tổ hợp của một hoặc nhiều hạng mục
công trình xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn và bãi chôn lấp chất thải rắn.
+ Nhà máy xử lý chất thải rắn: là cơ sở xử lý chất thải rắn bao gồm đất đai,
nhà xưởng, dây chuyền công nghệ, trang thiết bị và các hạng mục công trình phụ
trợ được sử dụng cho hoạt động xử lý chất thải rắn.
3.1.2.2. Ảnh hưởng của đất bãi rác thải đối với sự phát triển kinh tế- xã hội.
Đất bãi rác thải nếu không được quy hoạch và quản lý một cách thích hợp

thì sẽ vừa gây lãng phí quỹ đất vừa ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển kinh tế
11


- xã hội của một địa phương nói riêng hay một vùng huyện, tỉnh nói chung
(Nguyễn Văn Phước, 2008).
Ở trong những khu dân cư xuất hiện các bãi rác tự phát không phù hợp với
quy hoạch sẽ gây ra các mùi hôi thối, mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường làm kìm
hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của người dân và làm mất cảnh quan trong khu
dân cư nơi có các bãi rác thải tự phát và các vùng lân cận (Nguyễn Văn Phước,
2008).
Hiện nay, các bãi chất thải tự phát trong các khu dân cư, không được quy
hoạch hợp lý không những gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí mà còn
ảnh hưởng đến vấn đề giao thông. Với một lượng lớn chất thải sẽ cản trở việc lưu
thông của các phương tiện tham gia giao thông trên quốc lộ. Chất thải thường khi
mưa xuống sẽ trôi vào các cống rãnh làm cho nước mưa không thoát được, gây ngập
lụt và ùn tắc giao thông. Việc thu gom, vận chuyển chất thải cũng làm cho mạng
lưới giao thông dày lên, làm cho việc lưu thông trở nên khó khăn, phức tạp, đồng
thời làm ảnh hướng đến hệ thống công trình giao thông như đường xá, cầu cống
(Nguyễn Văn Phước, 2008).
Tại các bãi chất thải lộ thiên, nếu không được quản lý tốt sẽ gây ra nhiều
vấn đề nghiêm trọng cho bãi rác và cộng đồng dân cư trong khu vực: gây ô
nhiễm không khí, các nguồn nước, ô nhiễm đất và là nơi nuôi dưỡng các vật chủ
trung gian truyền bệnh cho người. Chất thải nếu không được thu gom tốt cũng là
một trong những yếu tố gây cản trở dòng chảy, làm giảm khả năng thoát nước
của các sông rạch và hệ thống thoát nước khu dân cư (Nguyễn Văn Phước, 2008).
3.1.2.3. Ảnh hưởng của đất bãi rác thải tới môi trường
a. Ảnh hưởng của các bãi chất thải sinh hoạt đối với môi trường nước
Các bãi tập kết rác thải hay các khu đất được sử dụng làm bãi chon lấp hoặc xử lý
chất thải nếu không được quy hoạch, bố trị tại những vị trí thích hợp sẽ là cho các chất


12


thải, đặc biệt là chất thải hữu cơ phân tán ra môi trường bên ngoài đặc biết là trong môi
trường nước sẽ bị phân huỷ nhanh chóng (Lê Văn Khoa, 2004).
Tại các bãi chất thải, nước có trong chất thải sẽ được tách ra kết hợp với các nguồn
nước khác như: nước mưa, nước ngầm, nước mặt hình thành nước rò rỉ,…. Nước rò rỉ di
chuyển trong bãi chất thải sẽ làm tăng khả năng phân huỷ sinh học trong rác cũng như quá
trình vận chuyển các chất gây ô nhiễm ra môi trường xung quanh. Các chất ô nhiễm trong
nước rò rỉ gồm các chất được hình thành trong quá trình phân huỷ sinh học, hoá học, …
nhìn chung mức độ ô nhiễm trong nước rò rỉ rất cao. Ngoài ra, nước rò rỉ có thể chứa các
hợp chất hữu cơ độc hại, chúng có thể gây đột biến gen, gây ung thư. Các chất này nếu
thấm vào tầng nước ngầm hoặc nước mặt sẽ xâm nhập vào chuỗi thức ăn, gây hậu quả vô
cùng nghiêm trọng cho sức khỏe con người hiện tại và cả thế hệ mai sau (Lê Văn Khoa,
2004).
b. Ảnh hưởng của các bãi chất thải đối với môi trường không khí
Các bãi tập kết rác thải của từng thôn và từng xã nếu không được thu gom,
vận chuyển tới nơi chôn lấp hoặc xử lý rác thải định kỳ theo quy định, các bãi
chôn lấp, xử lý rác thải không được xử lý kịp thời thì các chất thải đặc biệt là các
chất thải hữu cơ có trong rác thải dễ bị phân huỷ (như thực phẩm, trái cây
hỏng,…), trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (nhiệt độ tốt nhất là 35 oC
và độ ẩm 70 – 80%) sẽ được các vi sinh vật phân huỷ tạo ra mùi hôi và nhiều loại
khí ô nhiễm khác có tác động xấu đến môi trường, sức khoẻ và khả năng hoạt
động của con người (Lê Văn Khoa, 2004).
c. Ảnh hưởng của đất bãi rác thải đến môi trường đất
Thành phần chất thải khá phức tạp, bao gồm giấy, thức ăn thừa, rác làm
vườn, kim loại, thuỷ tinh, nhựa tổng hợp,… có thể xử lý chất thải bằng cách chế
biến, chôn lấp, nhưng bằng cách gì thì môi trường đất cũng sẽ bị ảnh hưởng. Các
chất thải hữu cơ sẽ được vi sinh vật phân huỷ trong môi trường đất trong hai điều

13


kiện hiếu khí và kỵ khí, khi có độ ẩm thích hợp sẽ tạo ra hàng loạt các sản phẩm
trung gian, cuối cùng hình thành các chất khoáng đơn giản (Lê Văn Khoa, 2004).
Với một lượng chất thải và nước rò rỉ vừa phải thì khả năng tự làm sạch của môi
trường đất sẽ phân huỷ các chất này trở thành các chất ít ô nhiễm hoặc không ô nhiễm.
Nhưng với lượng rác quá lớn vượt quá khả năng tự làm sạch của đất thì môi trường đất sẽ
trở nên quá tải và bị ô nhiễm. Các chất ô nhiễm này cùng với kim loại nặng, các chất độc
hại và các vi trùng theo nước trong đất chảy xuống nguồn nước ngầm làm ô nhiễm tầng
nước này. Đối với chất thải không phân huỷ (nhựa, cao su, …) nếu không có giải pháp xử
lý thích hợp là nguy cơ gây thoái hoá và giảm độ phì của đất. Ảnh hưởng quan trọng nhất
đối với đất là việc tích tụ các chất chứa kim loại nặng, sơn, các chất khó phân huỷ như
nylon, sành sứ … trong đất. Các chất này được giữ lại trong đất sẽ ảnh hưởng rất lớn
đến tính chất đất sau này (Lê Văn Khoa, 2004).

3.2. Tình hình nghiên cứu quản lý đất bãi rác thải ở Việt Nam
Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển công nhiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Công nghiệp hóa, đô thị hóa và dân số tăng nhanh cùng với mức sốngđược nâng
cao là những nguyên nhân chính dẫn đến lượng rác thải phát sinh ngày càng lớn. Chính
do tốc độ phát triển kinh tế - xã hội khả năng đầu tư có hạn, việc quản lý chưa chặt chẽ
cho nên việc quản lý tại các khu đô thị, các nơi tập chung dân cư với số lượng lớn, các
khu công nghiệp, mức độ ô nhiễm do chất thải rắn gây ra thường vượt quá tiêu chuẩn cho
phép nhiều lần.
Hầu hết các bãi rác trong các đô thị từ trước đến nay không theo quy
hoạch tổng thể, nhiều thành phố, thị xã, thị trấn chưa có quy hoạch bãi chôn lấp
chất thải. Các bãi rác tự phát trong các khu dân cư đã và đang hình thành thêm
từng ngày gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống và sự phát
triển kinh tế của nhân dân. Chỉ một số ít tỉnh, thành có quy hoạch đất bãi rác cụ
thể và quản lý tốt đất bãi rác, không để phát sinh các bãi rác trong khu dân cư.

14


Việc thiết kế và xử lý chất thải hiện tại ở các đô thị đã có bãi chôn lấp lại chưa
thích hợp, chưa được đầu tư quy mô để đáp ứng được nhu cầu xử lý rác thải của
địa phương và vùng đó, chỉ là những nơi đổ rác không được chèn lót kỹ, không
được che đậy, do vậy đang tạo ra sự ô nhiễm nặng nề tới môi trường đất, nước,
không khí… ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng.
Hiện nay, ở tất cả các thành phố, thị xã, đã thành lập các công ty môi trường đô thị
có chức năng thu gom và quản lý rác thải. Nhưng hiệu quả của công việc thu gom, quản
lý rác thải còn kém, chỉ đạt từ 30-70% do khối lượng rác phát sinh hàng ngày còn rất lớn.
Trừ lượng rác thải đã quản lý số còn lại người ta đổ bừa bãi xuống các sông, hồ, ngòi, ao,
khu đất trống làm ô nhiễm môi trường nước và không khí. Phương thức xử lý rác thải chủ
yếu là chôn lấp. Cả nước có 91 bãi chôn lấp rác thải thì có đến 70 bãi chôn lấp không đạt
tiêu chuẩn kỹ thuật, không hợp vệ sinh. có 21 trong tổng số 91 bãi chôn lấp hiện có trong
cả nước là bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Phần lớn các bãi chôn lấp hợp vệ sinh đều được xây
dựng bằng nguồn vốn ODA, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách là hết sức khó khăn và hạn
chế.
Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh đã trở thành
nhân tố tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, bên
cạnh những lợi ích về kinh tế - xã hội, đô thị hóa quá nhanh đã tạo ra sức ép về
nhiều mặt, dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường và phát triển không bền
vững. Lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp ngày càng
nhiều với thành phần phức tạp. Để quản lý tốt nguồn chất thải này, đòi hỏi các cơ
quan hữu quan cần đặc biệt quan tâm hơn nữa đến các khâu giảm thiểu tại nguồn,
tăng cường tái chế, và đặc biệt là quản lý chặt chẽ quỹ đất sử dụng làm đất bãi
thải, xử lý rác thải một cách thích hợp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường
do chất thải gây ra bằng việc áp dũng các quy định cụ thể về việc thu gom và xử
lý rác thải cũng như có các chế tài đủ sức răn đe đối với các trường hợp vứt rác


15


bừa bãi, kiên quyết không để hình thành các bãi rác tự phát trong khu dân cư.
3.3. Tình hình nghiên cứu quản lý đất bãi rác thải trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, hệ thống các quy định về việc
quản lý rác thải, đất bãi rác thải đang ngày càng hoàn thiện và đồng bộ hơn góp
phần làm giảm một cách đáng kể áp lực về rác thải phát sinh trong quá trình sản
xuất và sinh hoạt của nhân dân thành phố và các vùng lân cận. Một số các quy
định về việc quản lý rác thải và đất bãi rác thải trên địa bàn thành phố:
3.3.1. Thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải
Các tổ chức, cá nhân có phương tiện, dụng cụ để tự thu gom chất thải rắn,
lưu giữ đảm bảo vệ sinh môi trường ở trong nhà hoặc nơi sản xuất và chuyển đến
các điểm tập kết rác thải hoặc phương tiện thu gom của đơn vị vệ sinh môi
trường đúng thời gian, đúng nơi quy định.
Các đơn vị vệ sinh môi trường thực hiện hàng ngày việc thu gom, vận
chuyển chất thải rắn từ các tổ chức, hộ gia đình, các điểm tập kết về nơi xử lý
theo quy định và có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc thu gom, vận chuyển
đảm bảo vệ sinh môi trường. Không thu gom và vận chuyển chất thải trong giờ
cao điểm: Từ 6 giờ đến 8 giờ và 16 giờ 30 đến 19 giờ hàng ngày (trừ trường hợp
đột xuất); không tập kết xe gom, xe vận chuyển tại các địa điểm dễ gây ùn tắc
giao thông.
Chất thải được đơn vị vệ sinh môi trường vận chuyển về các khu xử lý để
tái chế, tái sử dụng, xử lý, tiêu hủy hoặc chôn lấp theo quy định. Phương tiện vận
chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải là phương tiện chuyên dụng, đảm bảo các yêu
cầu kỹ thuật và an toàn, đã được kiểm định và được các cơ quan chức năng cấp
phép lưu hành. Trong quá trình vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, các phương
16



tiện vận chuyển phải an toàn, đi đúng tuyến đường, không làm rò rỉ, rơi vãi chất
thải, gây phát tán bụi, mùi; khi vào khu xử lý chất thải phải tuân thủ quy định của
đơn vị quản lý khu xử lý chất thải.
Chất thải được xử lý theo các công nghệ: chôn lấp hợp vệ sinh, đốt, chế
biến thành phân hữu cơ, viên đốt hoặc các công nghệ khác phù hợp với đặc tính
chất thải rắn sinh hoạt đã phân loại. Công nghệ xử lý phải đảm bảo vệ sinh môi
trường, đáp ứng các Quy chuẩn quốc gia về môi trường và được cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
Tùy theo hình thức đầu tư và thực trạng vận hành, các khu xử lý chất thải
tập trung quy mô cấp huyện và cấp thành phố được giao cho các tổ chức, doanh
nghiệp có đủ năng lực, kinh nghiệm hoặc đơn vị sự nghiệp có chức năng thực
hiện công tác duy trì quản lý, vận hành. Đơn vị được giao quản lý, vận hành có
trách nhiệm thực hiện đúng quy trình công nghệ, đảm bảo vận hành an toàn và
tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.
3.3.2. Việc lựa chọn vị trí, đầu tư xây dựng và quản lý đất bãi rác thải
a. Các điểm tập kết/trung chuyển chất thải rắn tại các quận và huyện
Mạng lưới các điểm tập kết/trung chuyển rác thải tại các xã phải phù hợp
với quy hoạch xây dựng của Thành phố, quy hoạch ngành và quy hoạch chung
của Huyện được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Có vị trí thuận lợi về giao thông hoặc trên các trục giao thông chính của
Huyện để đảm bảo việc thu gom được thuận lợi và đáp ứng được các quy định về
khoảng cách an toàn đến khu vực dân cư sinh sống tập trung theo quy định.
Có sự phù hợp về địa hình, địa chất theo quy định và cự ly vận chuyển đến
các khu xử lý; được thiết kế theo đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng;
17


đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường đất, không khí và nguồn nước trong quá
trình khai thác.

b. Đầu tư xây dựng các điểm/bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh quy mô cấp
huyện
Địa điểm lựa chọn đầu tư xây dựng các điểm/bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh phải
phù hợp với quy hoạch xây dựng của Thành phố, quy hoạch ngành và quy hoạch chung
của Huyện được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Có khoảng cách an toàn đến khu vực dân
cư tập trung, trường học, bệnh viện, trung tâm văn hóa xã hội, di tích lịch sử, trung tâm
công nghiệp, các nguồn nước, sông, hồ tối thiểu 500m.
Có điều kiện địa chất, thủy văn phù hợp; không nằm trong khu vực thường
xuyên bị ngập sâu trong nước, vùng phân lũ của các lưu vực sông; không nằm ở
vị trí đầu nguồn nước.
Diện tích tối thiểu cho các điểm/bãi chôn lấp đầu tư xây dựng mới là
5.000m2, thời gian sử dụng bãi tối thiểu 2-5 năm. Khuyến khích việc cải tạo,
nâng cấp các bãi chôn lấp rác thải không hợp vệ sinh thành bãi chôn lấp có kiểm
soát, hợp vệ sinh của huyện.
c. Đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải rắn thông thường quy mô cấp huyện
và thành phố
Việc đầu tư xây dựng các khu xử lý chất thải rắn thông thường phải thực
hiện theo quy hoạch chung, quy hoạch chuyên ngành của Thành phố; tuân thủ
các quy định của pháp luật hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng và bảo vệ
môi trường.
Khuyến khích việc lựa chọn đầu tư xây dựng khu xử lý tập trung quy mô
cấp huyện, cấp thành phố có công suất xử lý tối thiểu 200 tấn/ngày; áp dụng các
18


công nghệ xử lý chất thải tiên tiến, hiện đại trong nước và thế giới, nhằm giảm tỷ
lệ chôn lấp, không gây ô nhiễm môi trường.

19



CHƯƠNG 4.
PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và điều kiện kinh tế xã hội tác động đến sử dụng đất.
4.1.1. Điều kiện tự nhiên:
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) gồm 19 quận và 5 huyện, nằm trong vùng chuyển
tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, có toạ độ 10°10' – 10°38'
Bắc và 106°22' – 106°54' Đông, có vị trí địa lý như sau:
- Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương
- Phía Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh
- Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và
Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.

Hình 1: Bản đồ địa giới TPHCM
4.1.1.2. Khí hậu
20


- Một năm chia làm 2 mùa rõ rệt: : mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng
5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau.
- Nhiệt độ không khí trung bình năm 270C.
- Lượng mưa trung bình hàng năm 1.949 mm/năm.
4.1.2. Các nguồn tài nguyên
4.1.2.1. Tài nguyên đất
Đất đai của thành phố được chia thành 4 nhóm đất chính: nhóm đất phèn, nhóm đất
phù sa, nhóm đất xám và nhóm đất mặn.
- Nhóm đất phèn chiếm 27,5% tổng diện tích tự nhiên. Loại đất phèn trung bình đang
được khai thác để trồng lúa.
- Nhóm đất phù sa ít bị nhiễm phèn chiếm 12,6% tổng diện tích đất đai. Tuy nhiên, đây là

nhóm đất thích hợp cho việc trồng lúa, trong đó có 5,2 nghìn ha đất phù sa ngọt trồng lúa
cho năng suất cao.
- Nhóm đất xám phát triển trên phù sa cổ chiếm 19,3%, thuận lợi cho việc trồng cây công
nghiệp hàng năm, cây thực phẩm…
- Nhóm đất mặn chiếm 12,2%, tập trung ở huyện Cần Giờ hiện nay đang khai thác để
trồng rừng, đặc biệt là đước.
4.1.2.2. Tài nguyên nước
Nước mặt: Là nguốn nước từ các sông lớn như sông Đồng Nai, Sài Gòn, Vàm Cỏ
Đông với hệ thống kênh rạch dài khoảng 7.880 km, tổng diện tích mặt nước 35.500 ha.
Nước nhạt được khai thác phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất.
Nước dưới đất: Riêng trên địa bàn TP.HCM có trên 100.000 giếng, trữ lượng nước
tiềm năng dưới đất tại các tầng chứa nước là 2.501.059m 3/ngày.
4.1.3. Thực trạng môi trường:
Trong giai đoạn vừa qua, hòa chung với công cuộc đổi mới của Thế giới, TPHCM
đã và đang diễn ra quá trình chuyển dịch mạnh mẽ về kinh tế - xã hội. Các khu vực thị
21


trấn và các trung tâm kinh tế xã hội, các khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng đang được xây
dựng và phát triển mạnh, đang đe dọa đến mức độ ô nhiễm tới môi trường đất, nước,
không khí của địa phương.
Với tốc độ gia tăng dân số quá nhanh, cơ sở hạ tầng chưa kịp quy hoạch nâng cấp
tổng thể, ý thức một số người dân lại quá kém trong nhận thức và bảo vệ môi trường
chung... Vì vậy, TP.HCM hiện nay đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường rất
lớn.
Hiện trạng nước thải không được xử lý đổ thẳng vào hệ thống sông ngòi đang diễn
ra phổ biến. Nhiều cơ sở sản xuất, bệnh viện và cơ sở y tế chưa có hệ thống xử lý nước
thải là một thực trạng đáng báo động.
Tổng khối lượng chất thải rắn đô thị của TP.HCM lên tới 8.000 tấn/ngày, trong đó
một phần lượng rác thải rắn không được thu gom hết. Tỷ lệ gia tăng khối lượng hàng năm

là 7% - 8%. Các phương tiện giao thông, hoạt động xây dựng, sản xuất... còn góp phần
gây ô nhiễm không khí. Khu vực ngoại thành, đất cũng bị ô nhiễm do tồn đọng thuốc bảo
vệ thực vật từ sản xuất nông nghiệp gây nên.
Tình trạng ngập lụt trong trung tâm thành phố đang ở mức báo động cao, xảy ra cả
trong mùa khô. Diện tích khu vực ngập lụt khoảng 140 km2 với 85% điểm ngập nước
nằm ở khu vực trung tâm thành phố. Nguyên nhân là do hệ thống cống thoát nước được
xây cách đây 50 năm đã xuống cấp.
Mật độ cây xanh của thành phố chỉ khoảng 1–2 m²/người, thuộc hàng rất thấp so với
các thành phố trên thế giới (Stockholm trên 70 m²/người). Việc thiếu cây xanh gây ảnh
hưởng xấu đến chất lượng không khí của thành phố.
4.1.4. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
4.1.4.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Từ năm 2000 đến nay, nền kinh tế xã hội của huyện đã đạt được nhiều
thành tựu to lớn với nhiều bước tiến vượt bậc, tạo đà tốt để huyện hoàn thành
mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá vào năm 2020. Hệ thống kết cấu hạ tầng
22


như giao thông, thuỷ lợi, trường học, bệnh viện và các công trình công cộng tiếp
tục phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao.
Về cơ cấu kinh tế: khu vực nông lâm thuỷ sản chiếm tỷ trọng 0,76%; khu vực công
nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng 26,87%; khu vực thương mại dịch vụ chiếm 58,23%
(thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 14,14%).
Biểu đồ 1: Cơ cấu kinh tế TPHCM tháng 03 năm 2017
4.1.4.2. Dân số, lao động, giáo dục, y tế
a, Dân số, lao động
Năm 2016, TPHCM có dân số 8.224.000 người.
b, Giáo dục, đào tạo
Về tình hình giáo dục TPHCM có tổng số trường 1.972 ,tổng số giáo viên 78.112,
và tổng số học sinh là 1.693.962 được phân bổ rộng rãi tại các trường trên địa bàn.

c, Y tế.
Tách ra thành 3 bộ phận: Bệnh viện quận huyện, Phòng y tế quận huyện và Trung
tâm y tế dự phòng quận huyện. Đến nay, hệ thống mạng lưới y tế cơ sở được phát triển
rộng khắp với 23 bệnh viện quận huyện; 24 Phòng y tế quận huyện, 24 Trung tâm y tế dự
phòng quận huyện, 319 trạm y tế xã, phường, thị trấn và mạng lưới nhân viên y tế thôn
bản.
4.1.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và điều
kiện kinh tế - xã hội tác động đến sử dụng đất của TPHCM.
a, Những tiềm năng và thuận lợi
TPHCM có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, việc xây dựng và phát
triển nhanh, toàn diện huyện có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với toàn thành phố
TPHCM mà còn đối với cả nước. Trong những năm tiếp theo thành phố sẽ có sự phát
triển mạnh mẽ, sự phát triển đó dựa vào những thuận lợi sau:
23


- Thứ nhất: Thành phố có vị trí đại lý hết sức thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội và
giao lưu thương mại và hấp dẫn các nhà đầu tư do có những lợi thế về địa lý kinh tế.
-Thứ hai: Tiềm năng về thị trường hàng hoá và dịch vụ của huyện thành phố rất lớn. Là
địa bàn cận kề với các tỉnh phát triển năng động.
- Thứ ba: Nhu cầu về du lịch nghỉ dưỡng, du lịch giải trí, du lịch sinh thái của người dân
địa phương cũng như người dân nội thành ngày càng cao.
- Thứ tư: Tập trung nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Đây là tiềm năng rất lớn để
phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động.
- Thứ năm: Bằng nhiều nguồn vốn đầu tư, đến nay thành phố đã xây dựng được hệ thống
cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội
thành phố với tốc độ cao và ổn định.
- Thứsáu: Trên địa bàn huyện có các cơ sở nghiên cứu, đào tạo lớn về khoa học kỹ thuật,
Viện nghiên tiên tiến, đặc biệt là nơi thu hút nhiều học sinh trong cả nước ở bậc đại học.
b, Những khó khăn, thách thức

Bên cạnh những thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội, thành phố cũng có những
khó khăn nhất định trong tiến trình phát triển, những khó khăn và thách thức đó là:
- Thứ nhất: Với quy mô dân số lớn, mức độ gia tăng dân số và mật độ dân số cao, trong
khi diện tích đất nông nghiệp có hạn sẽ gây nhiều áp lực trong việc bố trí đất ở cho người
dân trong tương lai. Áp lực về việc làm và các vấn đề xã hội khác cũng là những thách
thức không nhỏ đối với thành phố.
- Thứ hai: Đất nông nghiệp đang có xu hướng giảm nhanh do tác động của quá trình đô
thị hoá kết hợp với gia tăng dân số cơ học cao đã và đang gây lên áp lực việc làm và thu
nhập cho một bộ phận lao động nông nghiệp, ngoại thành.
- Thứ ba: Lao động trong nghành công nghiệp chủ yếu là lao động phổ thông, trình độ kỹ
thuật hạn chế nên việc ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới gặp khó
khăn.
- Thứ tư: Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội vùng trung tâm từng bước vững mạnh sánh ngang
tầm thế giới, song ở các quận huyện ngoại thành chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển
24


kinh tế - xã hội và xây dựng đô thị mới trong bối cảnh kinh tế thị trường, lộ trình hội nhập
quốc tế và yêu cầu xây dựng TPHCM thành một trong những thành phố văn minh, tiên
tiến.
- Thứ năm: Trên địa bàn thành phố có nhiều Khu công nghiệp, nhà máy và hầu hết các
doanh nghiệp này đều xả thải một cách phi pháp, chủ yếu chất thải được thải trực tiếp ra
môi trường bên ngoài. Vấn đề này đã gây ảnh hưởng lớn cho môi trường sản xuất, sinh
hoạt và sức khỏe của người dân địa phương.
4.2. Hiện trạng sử dụng đất, biến động các loại đất và đánh giá tính hợp lý
của việc sử dụng các loại đất
4.2.1. Hiện trạng sử dụng các loại đất trên địa bàn TPHCM
Tổng diện tích tự nhiên của TPHCM gần 209.530 ha được phân ra các nhóm đất
như sau:
4.2.1.1. Đất nông nghiệp

Theo số liệu thống kê năm 2014, TPHCM có khoảng 115.770 ha đất nông nghiệp,
trong đó đất sản xuất nông nghiệp: 67.08 ha, đất lâm nghiệp có rừng: 34.88 ha, đất nuôi
trồng thủy sản: 11,4 ha, đất làm muối: 2 ha.
Năm 2014, GDP nông lâm ngư nghiệp thành phố đạt 8.628 tỷ đồng (giá thực
tế), tăng 5,9% (cùng kỳ tăng 5,7%), bằng 1,8 lần so mức tăng của cả nước (cả nước
3,3%); giai đoạn 2011 – 2014, GDP nông lâm ngư nghiệp thành phố tăng bình quân
5,8%/năm, vượt chỉ tiêu Nghị quyết đại hội Đảng bộ thành phố đề ra 5%.
Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp đạt 16.120,5 tỷ đồng (giá thực tế), tăng 6% so
cùng kỳ, bằng 1,6 lần so mức tăng của cả nước (cả nước tăng 3,6%), giai đoạn 2011 –
2014 tăng bình quân 6%/năm, bằng 1,5 lần so cả nước (cả nước tăng 3,98%); trong đó,
trồng trọt tăng 4,5% (cùng kỳ tăng 5,4%); chăn nuôi tăng 4,3% (cùng kỳ tăng 4,0%),
thủy sản tăng 9,8% (cùng kỳ tăng 9,6%), đạt chỉ tiêu Nghị quyết đại hội Đảng bộ thành
phố đề ra 6%.
25


×