HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
LÊ BÁ HOÀNG ANH
ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI
ĐẤT Ở MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN TĨNH GIA – TỈNH THANH HÓA
Chuyên ngành:
Quản lý đất đai
Mã số:
60 85 01 03
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Trần Văn Chính
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Lê Bá Hoàng Anh
i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn
sâu sắc tới Thầy giáo – PGS.TS Trần Văn Chính đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Khoa học đất, Khoa Quản lý đất đai - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức phòng Tài nguyên và
Môi trường huyện Tĩnh Gia, Ban quản lý dự án huyện Tĩnh Gia, Ban Giải Phóng Mặt
Bằng... đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Lê Bá Hoàng Anh
ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Danh mục hình ...........................................................................................................viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix
Thesis abstract .............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2
1.3.
Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2
1.4.
Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn........................................ 2
1.4.1.
Đóng góp mới .................................................................................................. 2
1.4.2.
Ý nghĩa khoa học ............................................................................................. 2
1.4.3.
Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................. 2
Phần 2. Tổng quan tài liệu .......................................................................................... 3
2.1.
Cơ sở pháp lý và thực tiễn về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ............................ 3
2.1.1.
Khái niệm chung.............................................................................................. 3
2.1.2.
Đặc điểm của quá trinh bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ................................. 3
2.1.3.
Vai trò của công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư .......................................... 5
2.1.4.
Những nội dung cơ bản của chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ................ 7
2.2.
Cơ sở lý luận và thực tiễn định mức bồi thường, hỗ trợ , tái định cư. .............. 10
2.2.1.
Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của các tố chức tài trợ ............... 10
2.2.2.
Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của một số nước ........................ 14
2.3.
Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại
việt nam. .................................................................................................................18
iii
2.3.1.
Cơ sở pháp lý về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư qua các
thời kỳ nhà nước Việt Nam ............................................................................ 18
2.3.2.
Thực trạng việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ....... 21
2.3.3.
Một số yếu tố tác động đến việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư ................................................................................................. 26
2.4.
Đánh giá chung và xác định nghiên cưu đề tài................................................ 27
Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 29
3.1.
Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................... 29
3.2.
Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 29
3.3.
Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 29
3.4.
Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 29
3.4.1.
Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Tĩnh Gia. ................................ 29
3.4.2.
Thực trạng quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Tĩnh Gia,
tỉnh Thanh Hóa. ..................................................................................... 29
3.4.3.
Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
tại 2 dự án trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. .............................. 29
3.4.4. Đề xuất một số giải pháp góp phần thực hiện tốt chính sách bồi thường khi
Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. .............. 30
3.5.
Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 30
3.5.1.
Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 30
3.5.2.
Phương pháp xử lý số liệu điều tra ................................................................. 30
3.5.3.
Phương pháp so sánh ..................................................................................... 30
Phần 4. Kết quả và thảo luận .................................................................................... 31
4.1.
Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện tính gia .................... 31
4.1.1.
Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 31
4.1.2.
Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................... 33
4.2.
Thực trạng quản lý đất đai của huyện tĩnh gia – tỉnh thanh hóa ...................... 39
4.2.1.
Công tác lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất .............................. 39
4.2.2.
Giao đất, cho thuê và thu hồi đất .................................................................... 40
4.2.3.
Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất ....................................................................... 43
iv
4.2.4.
Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành luật pháp và giải quyết khiếu nại tố
cáo trong quản lý và sử dụng đất đai .............................................................. 46
4.3.
Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất
đối với 2 dự án. .............................................................................................. 46
4.3.1.
Khái quát các dự án nghiên cứu ..................................................................... 46
4.3.2.
Các văn bản chính sách liên quan đến thu hồi đất, bồi thường giải
phóng mặt bằng thực hiện 2 dự án ................................................................. 47
4.3.3.
Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ ở 2 dự án .............................................. 47
4.3.4.
Những ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân do quá trình thực hiện
chính GPMB gây ra ....................................................................................... 61
4.4.
Nhận xét chung của 2 dự án ........................................................................... 62
4.4.1.
Việc làm, thu nhập, đời sống của người dân bị thu hồi đất ............................. 63
4.4.2.
Nguyên nhân dẫn đến lao động nông nghiệp có đất bị thu hồi không có
việc làm hoặc việc làm bấp bênh.................................................................... 63
4.4.3.
Người nông dân chưa biết cách sử dụng hợp lý số tiền bồi thường ................. 64
4.4.4.
Chính sách tài chính hỗ trợ người nông dân mất đất có thể tái sản xuất,
tái thu nhập ổn định đời sống ......................................................................... 64
4.5.
Một số giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư........................................................................................................... 65
4.5.1.
Nhóm giải pháp về hành chính ....................................................................... 65
4.5.2.
Nhóm giải pháp về tài chính .......................................................................... 66
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 68
5.1.
Kết luận ......................................................................................................... 68
5.2.
Kiến nghị ....................................................................................................... 69
Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 70
Phụ lục ...................................................................................................................... 74
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nghĩa tiếng Việt
ADB
Ngân hàng phát triển châu Á
GCNQSDĐ
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
GPMB
Giải phóng mặt bằng
GRC
Hội đồng giải quyết bức xúc
GRM
Cơ chế giải quyết bức xúc
GRU
Đơn vị giải quyết bức xúc
KKBT
Kiểm kê bồi thường
KKT
Khu kinh tế
KT-XH
Kinh tế xã hội
PMU
Văn phòng ban quản lý dự án
QHSDĐ
Quy hoạch sử dụng đất
QLNN
Quản lý nhà nước
QLĐĐ
Quản lý đất đai
SDD
Sử dụng đất
TDC
Tái định cư
TW
Trung ương
UBND
Ủy ban nhân dân
WB
Ngân hàng Thế giới
XDCB
Xây dựng cơ bản
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các năm của huyện Tĩnh Gia ................... 33
Bảng 4.2.
Dân số, lao động và cơ cấu sử dụng lao động qua các năm của huyện
Tĩnh Gia ................................................................................................................35
Bảng 4.3.
Tình hình lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn từ năm 2010 đến
năm 2020 của huyện Tĩnh Gia ................................................................. 40
Bảng 4.4.
Diện tích đất ở được giao của huyện Tĩnh Gia ......................................... 41
Bảng 4.5.
Kết quả giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện. ................................... 42
Bảng 4.6.
Kết quả thu hồi đất phục vụ thực hiện các dự án huyện Tĩnh Gia ............. 42
Bảng 4.7.
Kết quả cấp giấy chứng nhận QSDĐ đến năm 2015 huyện Tĩnh Gia ............. 44
Bảng 4.8.
Đối tượng đươc bồi thường và không bồi thường tại 2 dự án
nghiên cứu .............................................................................................. 48
Bảng 4.9.
Ý kiến của người có đất bị thu hồi về việc xác định đối tượng và
điều kiện được bồi thường ....................................................................... 48
Bảng 4.10. Đơn giá bồi thường về đất và chênh lệch giữa giá thị trường với giá
bồi thường do Nhà nước quy định tại 2 dự án nghiên cứu ........................ 49
Bảng 4.11. Ý kiến của người về giá đất bồi thường .................................................. 50
Bảng 4.12. Kết quả bồi thường tài sản trên đất .......................................................... 52
Bảng 4.13. Ý kiến của người dân về bồi thường tài sản và vật kiến trúc .................... 52
Bảng 4.14. Ý kiến của người có đất bị thu hồi trong việc bố trí TĐC......................... 54
Bảng 4.15. Bảng tổng hợp các hạng mục hỗ trợ......................................................... 56
Bảng 4.16.
Ý kiến của người có đất bị thu hồi trong việc thực hiện các chính sách
hỗ trợ .................................................................................................................... 60
vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Trình tự thủ tục thu hồi đất và giải phóng mặt bằng......................................10
Hình 4.1. Khu tái định cư của Dự án Đường Đông Tây 2.............................................55
viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên luận án: Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà
nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn huyện Tĩnh Gia – tỉnh Thanh Hóa.
Tác Giả: Lê Bá Hoàng Anh
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60 85 01 03
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Trần Văn Chính
1. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu
hồi đất ở một số dự án trên địa bàn huyện Tĩnh Gia và đề xuất các giải pháp góp phần
thực hiện tốt chính sách bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Tĩnh Gia.
2. Phương pháp nghiên cứu
Thông qua các phương pháp thu thập số liệu từ các phòng, ban thuộc UBND huyện
Tĩnh Gia, và phương pháp điều tra, phỏng vấn trực tiếp các hộ dân có đất bị thu hồi.
3. Kết quả nghiên cứu
Từ đó đánh giá chi tiết việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ về đất, về tài
sản và về tái định cư. Khái quát những ảnh hưởng của công tác giải phóng mặt bằng đến
đời sống người dân, bên cạnh đó nhận xét một cách tổng thể về 2 dự án nghiên cứu.
- Việc xác định đối tượng và điều kiện được bồi thường: dự án xây dựng đường
Đông Tây 2 còn 12%, dự án Bãi tập kết thiết bị, sản xuất cấu kiện bê tông công ty Anh
Phát 14.3% số hộ dân không đồng ý với việc xác định đối tượng, điều kiện được bồi
thường của Hội đồng THĐ - BTGPMB.
- Giá bồi thường, hỗ trợ: Trong quá trình bồi thường hỗ trợ đất nông nghiệp được
tính theo hạng đất, giá bồi thường, hỗ trợ cho các tài sản và hoa màu trên đất là đồng
nhất trên toàn huyện, phần lớn được người dân ủng hộ.
- Các chính sách hỗ trợ và tái định cư: dự án đường Đông Tây 2 còn 5 %, dự án
Bãi tập kết thiết bị, sản xuất cấu kiện bê tông công ty Anh Phát 8% số hộ dân không
đồng ý với chính sách hỗ trợ của Hội đồng THĐ - BTGPMB.
- Chính sách TĐC chưa đề cập đến quyền lợi và trách nhiệm của người bị thu hồi
đất ,dự án đường Đông Tây 2 còn 15% số hộ dân không đồng ý với việc bố trí tái định
cư của Hội đồng THĐ - BTGPMB.
ix
4. Kết luận chủ yếu
Công bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện
Tĩnh Gia ngày càng được hoàn thiện nhằm đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Trong thời
gian tới cần áp dụng đồng bộ các giải pháp về chính sách bồi thường, hỗ trợ về đất và
tài sản trên đất; Chính sách hỗ trợ ổn định đời sống người dân; Giải pháp về cải cách thủ
tục hành chính; Giải pháp tuyên truyền, phổ biến; Giải pháp nâng cao năng lực cán bộ
và Giải pháp công tác tổ chức chính quyền một cách linh hoạt.
x
THESIS ABSTRACT
Name of thesis title: Assess the implementation of the compensation policy,
supported when the State recovers land in a number of projects in the districts of Tinh
Gia - Thanh Hoa province.
Author: Le Ba Hoang Anh
Specialization: Land Management
Code: 60 85 01 03
Supervisor: Ph.Dr. Tran Van Chinh
1. Research Objectives
The thesisexamines the enforcement of the indemnity policy upon the State’s
reclamation of land for several projects in Tinh Gia District.
2. Research Methods
Using data collected from relevant divisions of Tinh Gia District People’s
Committee and direct interviews with households having land reclaimed by the
Government, the thesis focuses the specific evaluation on the enforcement of indemnity
policy for the land, properties and resettlement.
3. Findings
The paper also gives an overview on the impact of site clearance work on people’s
life and makes an overall remark on two research projects.
- Identification of beneficiaries and eligibility: 12% of households in East West 2
road construction project and 14.3% in the Anh Phat Company’s concrete members and
equipment site project remain disagreeing with the identification of beneficiaries
andeligibility of the Committee for Land Reclamation and Site Clearance Indemnity.
- The rate of indemnity: The indemnity rate is based on the type of land with the
rate for indemnification for properties and crops on land is uniform district-wide and
supported by most of people.
- Support policies and resettlement: 5% of households in East West 2 road
construction project and 8% in Anh Phat Company’s concrete members production and
equipment site project do not agree with the support policy of the Committee for Land
Reclamation and Site Clearance Indemnity.
- Resettlement policy has not included benefits and responsibilities of people
having land reclaimed: 15% of households in East West 2 road construction project do
xi
not agree with the resettlement arrangement of the Committee for Land Reclamation
and Site Clearance Indemnity.
4. Main conclusions
Public compensation, support and resettlement when the State recovers land in
Tinh Gia district increasingly being improved to meet practical needs . Critical time to
apply to all synchronization solutions on compensation policies , support for land and
assets on land; Stable policies to support people's lives ; Solutions to reform
administrative procedures ; Solution propagation and dissemination ; Solutions to
improve staff capacity and solution administration organization flexible one.
xii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá là tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành
nông nghiệp. Từ lâu con người đã nhận thấy được tầm quan trọng của đất đai và
giá trị của nó nên việc sử dụng và quản lí một cách tiết kiệm và hợp lý đất đai là
một công việc được cơ quan Nhà nước chú trọng và đã ra những biện pháp phù
hợp, vận dụng một cách linh hoạt vào từng điều kiện cụ thể trong từng giai đoạn
khác nhau.
Trong giai đoạn hiện nay, tình hình sử dụng đất rất phức tạp và có nhiều bất
cập, với nhiều biến động diễn ra với tốc độ nhanh, công tác thu hồi đất và giải
phóng mặt bằng vẫn còn nhiều bất cập, việc quản lý đất đai còn chồng chéo, thủ
tục hành chính rườm rà, sự thống nhất quản lý chưa cao. Việc nâng cao hiệu quả
công tác quản lý là hết sức cấp thiết, hạn chế những mặt tiêu cực, đẩy nhanh tiến
trình bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phát huy những mặt tích cực của nền kinh tế
thị trường, đẩy nhanh tốc độ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước.
Tĩnh Gia là một huyện phía Nam của tỉnh Thanh Hoá, có ưu thế là đất rộng
người đông, có đủ các vùng miền: Đồng bằng, miền núi, bán sơn địa và có bờ
biển dài 42km. Trên thực tế việc quản lý quỹ đất của huyện có rất nhiều khó
khăn, đặt biệt về vấn đề bồi thường giải phóng mặt bằng. Mặc dù trong những
năm qua huyện đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả trong
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Thời gian gần đây dự án kinh tế mới Nghi Sơn
nổi lên với tiềm năng thúc đẩy nền kinh tế của huyện phát triển, việc bồi thường
giải phóng mặt bằng ở khu kinh tế Nghi Sơn, và trên địa bàn huyện Tĩnh Gia là
vấn đề cần thiết được quan tâm. Để góp phần hoàn thiện chính sách bồi thường
đối với người dân bị thu hồi đất nói chung và ở Tĩnh Gia nói riêng trong việc
triển khai các dự án thực tế đang đặt ra nhiều vấn đề phải nghiên cứu nghiêm túc,
từ đó có thể đưa ra các giải pháp đúng và toàn diện, đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
ở một số dự án trên địa bàn huyện Tĩnh Gia – tỉnh Thanh Hóa”.
1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu
hồi đất ở một số dự án trên địa bàn huyện Tĩnh Gia - tỉnh Thanh Hoá.
- Đề xuất các giải pháp góp phần thực hiện tốt chính sách bồi thường khi
Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Tĩnh Gia – tỉnh Thanh Hoá.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi không gian: Địa bàn nghiên cứu được thực hiện tại 3 xã của
huyện Tĩnh Gia là: xã Hải Bình, xã Tĩnh Hải và xã Hải Yến.
- Phạm vi thời gian: Từ tháng 1/2015 đến tháng 4/2016.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Đóng góp mới
Luận án đã đánh giá khái quát được các chính sách bồi thường, hỗ trợ khi
Nhà nước thu hồi đất tại địa bàn huyện Tĩnh Gia và đưa ra phương hướng, giải
pháp để hoàn thiện các chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất.
1.4.2. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu thông qua tình hình quản lý Nhà nước và các chính sách đất
đai, chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất qua các
thời kỳ và hiện tại, đề ra phương hướng trong việc sửa đổi, bổ sung chính sách
bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất là cần thiết nhằm góp phần
đẩy nhanh tiến độ GPMB thực hiện CNH - HĐH, ổn định đời sống nhân dân.
1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần đánh giá thực tiễn, tình hình quản
lý đất đai tại địa phương. Đánh giá và đề xuất một số giải pháp góp phần thực
hiện tốt chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn
huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI
ĐỊNH CƯ
2.1.1. Khái niệm chung
- Bồi thường là đền bù những tổn thất đã gây ra. Đền bù là trả lại tương
xứng với giá trị hoặc công lao. Như vậy, bồi thường là trả lại tương xứng với giá
trị hoặc công lao cho một chủ thể nào đó bị thiệt hại vì hành vi của chủ thể khác.
- Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất: là việc Nhà nước trả lại giá trị
quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi. (Chính
Phủ,Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004).
- Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi
đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến
địa điểm mới.
- Tái định cư là việc di chuyển đến một nơi khác với nơi ở trước đây để sinh
sống và làm ăn. TĐC bắt buộc đó là sự di chuyển không thể tránh khỏi khi Nhà
nước thu hồi hoặc trưng thu đất đai để thực hiện các dự án phát triển.
- Giải phóng mặt bằng là quá trình tổ chức thực hiện các công việc liên
quan đến di dời nhà cửa, cây cối và các công trình xây dựng trên phần đất nhất
định được quy định cho việc cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng một công trình khác
trên diện tích đó.
- Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng xác lập từ khi thành lập Hội
đồng giải phóng mặt bằng cho tới khi bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư.
- Chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng là hệ thống các quy định, biện
pháp của Nhà nước phản ánh các công việc phải làm và các công việc không
được làm của các cơ quan nhà nước để thực hiện hiệu quả công tác bồi thường
giải phóng mặt bằng. Chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng chịu sự chi
phối của các điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và được thể hiện bởi sự
can thiệp của các cơ quan Nhà nước vào quá trình thực hiện công tác bồi thường
giải phóng mặt bằng. (Nguyễn Thanh Trà và Nguyễn Đình Bồng, 2005).
2.1.2. Đặc điểm của quá trinh bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có tính phức tạp và tính đa dạng cao.
3
2.1.2.1. Tính phức tạp
Đất đai là tài sản có giá trị cao, có vai trò quan trọng trọng đời sống kinh tế
- xã hội đối với mọi người dân. Đối với khu vực nông thôn, dân cư chủ yếu sống
nhờ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà đất đai lại là tư liệu sản xuất quan
trọng trong khi trình độ sản xuất của nông dân thấp, khả năng chuyển đổi nghề
nghiệp khó khăn do đó tâm lý dân cư vùng này là giữ được đất để sản xuất, thậm
chí họ cho thuê đất còn được lợi nhuận cao hơn là sản xuất nhưng họ vẫn không
cho thuê. Mặt khác, cây trồng, vật nuôi trên vùng đó cũng đa dạng dẫn đến công
tác tuyên truyền, vận động dân cư tham gia di chuyển, định giá bồi thường rất
khó khăn và việc hỗ trợ chuyển nghề nghiệp là điều cần thiết để đảm bảo đời
sống dân cư sau này (Hoàng Thị Nga, 2010).
Đối với đất ở lại càng phức tạp hơn do những nguyên nhân sau: Đất ở là tài
sản có giá trị lớn, gắn bó trực tiếp với đời sống và sinh hoạt của người dân mà
tâm lý, tập quán của người dân là ngại di chuyển chỗ ở; nguồn gốc sử dụng đất
khác nhau qua nhiều thời kỳ với chế độ quản lý khác nhau, cơ chế chính sách
không đồng bộ dẫn đến tình trạng lấn chiếm đất đai xây nhà trái phép diễn ra
thường xuyên; thiếu quỹ đất do xây dựng khu tái định cư cũng như chất lượng
khu tái định cư thấp chưa đảm bảo được yêu cầu; dân cư một số vùng sống chủ
yếu bằng nghề buôn bán nhỏ và sống bám vào các trục đường giao thông của khu
dân cư làm kế sinh nhai nay chuyển đến ở khu vực mới thì điều kiện kiếm sống
bị thay đổi nên họ không muốn di chuyển.
2.1.2.2. Tính đa dạng
Mỗi dự án được tiến hành trên một vùng đất khác nhau với điều kiện tự
nhiên kinh tế, xã hội dân cư khác nhau. Khu vực nội thành, mật độ dân cư cao,
ngành nghề đa dạng, giá trị đất và tài sản trên đất lớn; khu vực ven đô, mức độ
tập trung dân cư khá cao, ngành nghề dân cư phức tạp, hoạt động sản xuất đa
dạng: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, buôn bán nhỏ; khu vực
ngoại thành, hoạt động sản xuất chủ yếu của dân cư là sản xuất nông nghiệp. Do
đó mỗi khu vực bồi thường GPMB có những đặc trưng riêng và được tiến hành
với những giải pháp riêng phù hợp với những đặc điểm riêng của mỗi khu vực và
từng dự án cụ thể. (Hoàng Thị Nga, 2010).
4
2.1.3. Vai trò của công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
2.1.3.1. Đảm bảo lợi ích công cộng
Thông qua việc thu hồi đất Nhà nước tạo được một quỹ đất sạch cần thiết
để phục vụ vào phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuât, đảm bảo an ninh quốc phòng,
an sinh xã hội và phát triển kinh tế; phát triển các cơ sở kinh tế, các khu công
nghiệp, các cơ sở sản xuất – kinh doanh, khu đô thị, khi vui chơi giải trí, công
viên cây xanh v.v.. Qua đó làm tăng thêm khả năng thu hút đầu tư từ các nhà
thầu tư trong nước và ngoài nước, phục vụ phát triển kinh tế.
Việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tốt làm tăng tiến độ
thu hồi đất góp phần gián tiếp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, tăng tỉ trọng sản xuất công nghiệp, dịch vụ.
Khi diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, Nhà nước thực hiện
các biện pháp hỗ trợ cho người nông dân bị mất đất sản xuất trong việc đào tạo
chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm mới. Qua đó, góp phần rút bớt một
lực lượng lao động ở nông thôn chuyển sang làm việc trong khu vực sản xuất phi
nông nghiệp và dịch vụ.
2.1.3.2. Đảm bảo giải quyết hài hòa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người
bị thu hồi đất
Việc thu hồi đất của Nhà nước đối với người SDĐ để sử dụng vào các
mục đích khác nhau sẽ gây ra những thiệt hại và ảnh hưởng trực tiếp đến đời
sống của những người bị thu hồi đất. Nếu không thực hiện tốt công tác bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư cho người bị thu hồi đất sẽ dẫn đến tình trạng là trong
khi các công trình phúc lợi được xây dựng trên những diện tích đất bị thu hồi
mang lại lợi ích cho cộng đồng thì trái ngược lại người bị thu hồi đất lại rơi vào
tình trang khó khăn về sản xuất và đời sống do bị mất đất sản xuất hoặc mất nhà
ở (Hoàng Thị Nga, 2010).
Khi thay đổi nơi ở đó là phải chuyển đến khu tái định cư, việc quy hoạch
khu tái định cư không quan tâm đến phong tục tập quán sinh hoạt của người dân
dẫn đến nhiều khó khăn hơn cho người dân phải tái định cư, chất lượng công
trình tái định cư cũng là một trong những nỗi ám ảnh của người dân phải tái định
cư. Do đó, vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phải
giải quyết hài hòa các mối quan hệ về lợi ích của Nhà nước, của xã hội vừa để
đảm bảo nhu cầu sử dụng đất đai phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước; vừa bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của
5
người SDĐ, bồi hoàn cho họ những thành quả lao động, kết quả đầu tư bị thiệt
hại do việc thu hồi đất gây ra.
2.1.3.3. Góp phần vào duy trì ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội
Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất có vai trò quan
trọng trong sự phát triển của đất nước. Các công trình phục vụ mục đích an ninh,
quốc phòng, lợi ích quốc gia, mục đích phát triển kinh tế đều cần tới mặt bằng.
Có thể nói công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được thực hiện nhanh
chóng, hiệu quả thì công trình thực hiện đã hoàn thành được một nửa. Quá trình
thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ảnh hưởng trực tiếp tới đời
sống của người dân tại thời điểm bị thu hồi đất và sau này. Do diện tích đất sản
xuất của người dân bị thu hồi dẫn đến tình trạng thiếu việc làm, người dân không
có thu nhập làm ảnh hưởng đến kinh tế của mỗi hộ gia đình cá nhân. Thiếu việc
làm là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mất tình hình trật tự an ninh. Đời
sống của nhân dân sau khi bị thu hồi đất có thể được nâng cao một cách nhanh
chóng nhưng không bền vững do người dân không biết sử dụng khoản tiền hỗ trợ
để chuyển đổi nghề nghiệp dẫn đến tình trạng ăn tiêu lãng phí dễ dàng mắc phải
các tệ nạn xã hội (Hoàng Thị Nga, 2010).
Việc thu hồi đất không đúng mục đích, các dự án treo dẫn đến mất đất sản
xuất, người dân không có việc làm đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến
tình trạng người dân bị kích động bởi các thế lực chống đối gây mất trật tự an
ninh quốc phòng, mất niềm tin của Nhân dân vào Đảng và Nhà nước. Chính vì
vậy, vai trò của công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư rất quan trọng, công
tác bồi thường hỗ trợ, và tái định cư với mục tiêu không chỉ là làm thế nào để
thực hiện thu hồi đất một cách nhanh chóng mà phải tạo ra được bài toán ổn định
và phát triển bền vững cho người dân sau khi bị thu hồi đất.
Việc giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện từ việc thực hiện bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất cho thấy nếu không giải quyết tốt việc
bồi thường tổn thất, hỗ trợ tái định cư nhằm hỗ trợ họ vượt qua khó khăn trước
mắt để nhanh chóng ổn định đời sống và sản xuất thì sẽ phát sinh nhiều tranh
chấp, khiếu kiện kéo dài, vượt cấp với số đông người dân tham gia, đây là một
thực trạng đang diễn ra. Đây cũng là nguyên nhân cơ bản phát sinh những tụ
điểm gây mất trật tự ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội và dễ bị kẻ xấu lợi
dụng kích động. Do vậy thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư góp
6
phần vào ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tránh nguy cơ nảy sinh các
xung đột xã hội (Nguyễn Quang Tuyến, 2013).
2.1.4. Những nội dung cơ bản của chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
2.1.4.1. Nguyên tắc chung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu
hổi đất
* Việc đền bù tài sản để giải phóng mặt bằng xây dựng phải bảo đảm lợi
ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan.
Ðối với nhà ở của tổ chức, cá nhân phải giải quyết chỗ ở mới ổn định, có điều
kiện chỗ ở bằng hoặc tốt hơn chỗ ở cũ, hỗ trợ tạo việc làm, ổn định cuộc sống
cho người phải di chuyển, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa các bên liên
quan (Chính phủ, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 Về bồi thường
thiệt hại và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.).
* Việc đền bù tài sản để giải phóng mặt bằng xây dựng được thực hiện
thông qua một hoặc kết hợp các hình thức bằng tiền, quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và phải bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch, đúng pháp luật
(Chính phủ, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004).
* Trong trường hợp đền bù tài sản để giải phóng mặt bằng xây dựng các
công trình hạ tầng kỹ thuật trong đô thị thì phương án giải phóng mặt bằng phải
bảo đảm vừa xây dựng được công trình mới, vừa chỉnh trang được các công trình
mặt phố theo quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; bảo đảm Nhà nước điều
tiết được giá trị chênh lệch về đất sau khi giải phóng mặt bằng và đầu tư xây
dựng công trình.
* Không đền bù trong các trường hợp sau đây:
- Ðất lấn chiếm;
- Công trình xây dựng trái phép, vật kiến trúc, cây cối, hoa màu và tài sản
khác xuất hiện, hoặc phát sinh trong phạm vi mặt bằng quy hoạch xây dựng sau
thời điểm công bố quy hoạch xây dựng;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về đất đai (Chính phủ,
Nghị định số 84/2007/NĐ-CP).
2.1.4.2. Những nội dung cơ bản của chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
a. Đối tượng áp dụng
- Tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, hộ gia đình, cá nhân trong
nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đang
7
sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi đất (Chính phủ, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP
ngày 03/12/2004).
- Người bị thu hồi đất, bị thiệt hại tài sản gắn liền với đất bị thu hồi, được
bồi thường đất, tài sản, được hỗ trợ và bố trí tái định cư (Chính phủ, Nghị định số
197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004).
b. Chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
- Nhà nước tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và giải
phóng mặt bằng:
+ Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất thì tiền bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư và kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư được tính vào vốn đầu tư của dự án;
+ Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho
thuê đất có trách nhiệm chi trả trước tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và kinh
phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và được trừ vào số tiền sử
dụng đất, tiền thuê đất phải nộp;
+ Tổ chức , cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu
tư vào Việt Nam thì không phải trả tiền bồi thường hỗ trợ tái định cư; trường hợp đã
chi trả thì được trừ số tiền đã trả vào tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp
(Chính phủ, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004).
- Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được xác định thành một mục
riêng trong tổng vốn đầu tư của dự án (Chính phủ, Nghị định số 197/2004/NĐCP ngày 03/12/2004).
c. Tái định cư
Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì
được bố trí tái định cư bằng một trong các hình thức sau:
- Bồi thường bằng nhà ở.
- Bồi thường bằng giao đất ở mới.
- Bồi thường bằng tiền để tự lo chỗ ở mới (Chính phủ, Nghị định số
197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004).
d. Bồi thường, hỗ trợ
Bồi thường, hỗ trợ cho người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất được
quy định như sau:
- Bồi thường hoặc hỗ trợ đối với toàn bộ diện tích đất Nhà nước thu hồi.
8
- Bồi thường hoặc hỗ trợ về tài sản hiện có gắn liền với đất và các chi phí
đầu tư vào đất bị Nhà nước thu hồi.
- Hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ ổn định đời sống, hỗ trợ đào tạo chuyển đổi
nghề và hỗ trợ khác cho người bị thu hồi đất .
- Hỗ trợ để ổn định sản xuất và đời sống tại khu tái định cư (Chính phủ,
Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004).
2.1.4.3. Trình tự, thủ tục các bước thực hiện công tác thu hồi đất giải phóng
mặt bằng
(Chính phủ, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 Về bồi
thường thiệt hại và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.), (Bộ Tài nguyên và
Môi trường (2009), Thông tư 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 quy định
chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao
đất, cho thuê đất). Trình tự các bước thực hiện công tác thu hồi đất giải phóng
mặt bằng:
Bước 1. Công bố thông báo chủ trương thu hồi đất và chuẩn bị hồ sơ địa
chính cho khu đất bị thu hồi
Bước 2. Ra quyết định thu hồi đất
Bước 3. Xây dựng khu tái định cư và khu đất làm mặt bằng sản xuất, kinh
doanh dịch vụ phi nông nghiệp
Bước 4. Thành lập Hội đồng bồi thường, giải phóng mặt bằng
Bước 5. Kê khai, kiểm kê và xác định nguồn gốc đất đai
Bước 6. Lập, thẩm định, xét duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư
Bước 7. Công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Bước 8. Thực hiện việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư
Bước 9. Thời điểm bàn giao đất
Bước 10. Cưỡng chế thu hồi đất
Bước 11. Giải quyết khiếu nại đối với quyết định bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư hoặc quyết định cưỡng chế
Việc giải quyết khiếu nại thực hiện theo các Điều 138 Luật Đất đai, Điều
63, Điều 64 Nghị định 84 và các quy định về giải quyết khiếu nại tại Nghị định
136/2006/NĐ-CP. Trình tự, thủ tục các bước thực hiện công tác thu hồi đất giải
phóng mặt bằng được thể hiện qua hình 2.1.
9
CÔNG BỐ THÔNG BÁO CHỦ TRƯƠNG THU HỒI ĐẤT
QUYẾT ĐỊNH THU HỒI ĐẤT
XÂY DỤNG KHU TÁI ĐỊNH CƯ VÀ KHU ĐẤT LÀM MẶT
BẰNG
THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG BỒI THƯỜNG HỖ TRỢ VÀ TĐC
KÊ KHAI, KIỂM KÊ VÀ XÁC ĐỊNH NGUỒN GỐC ĐẤT
LẬP, THẨM ĐỊNH VÀ XÉT DUYỆT PHƯƠNG ÁN BỒI
CÔNG KHAI PHƯƠNG ÁN BỒI THƯỜNG HỖ TRỢ VÀ
THỰC HIỆN CHI TRẢ TIỀN BỒI THƯỜNG HỖ TRỢ
VÀ TÁI ĐỊNH CƯ
GIAO MẶT BẰNG CHO DỰ ÁN
CƯỠNG CHẾ THU HỒI ĐẤT
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
Hình 2.1. Trình tự thủ tục thu hồi đất và giải phóng mặt bằng
2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỊNH MỨC BỒI THƯỜNG, HỖ
TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ
2.2.1. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của các tố chức tài trợ
Quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Ngân hàng Thế giới (World
bank) và Ngân hàng Phát triển châu Á (Asian Development Bank)
Đối với chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Ngân hàng Thế giới
(WB) và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) thì mục tiêu là việc bồi thường tái
định cư sẽ được giảm thiểu càng nhiều càng tốt và đưa ra những biện pháp khôi
phục để giúp người bị ảnh hưởng cải thiện hoặc ít ra vẫn giữ được mức sống, khả
năng thu nhập và mức độ sản xuất như trước khi có dự án, phải đảm bảo cho các
10
hộ di chuyển được bồi thường và hỗ trợ cao cho tương lai, kinh tế xã hội của họ
được thuận lợi tương tự như trường hợp không có dự án. Các biện pháp thu hồi
được cung cấp là bồi thường theo giá thay thế nhà cửa và các kết cấu khác, bồi
thường đất nông nghiệp là lấy đất có cùng hiệu suất và phải thật gần với đất bị
thu hồi, thổ cư có cùng diện tích được người bị ảnh hưởng chấp thuận, giao đất
tái định cư với thời hạn ngắn nhất (Đào Trung Chính, 2010).
Đối với đất đai và tài sản được bồi thường chính sách của WB và ADB là
phải bồi thường theo giá xây dựng mới đối với các công trình xây dựng và quy
định thời hạn bồi thường tái định cư hoàn thành trước một tháng khi dự án triển
khai thực hiện. Đối với chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Việt Nam
thì tùy từng trường hợp cụ thể mà bồi thường theo giá xây dựng mới hoặc theo
giá trị sử dụng còn lại. WB và ADB quy định các thông tin về dự án cũng như
chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án phải được thông báo đầy đủ,
công khai để tham khảo ý kiến, hợp tác và tìm mọi cách thỏa mãn nhu cầu chính
đáng của người bị thu hồi trong suốt quá trình lập kế hoạch bồi thường tái định
cư cho tới khi thực hiện công tác kế hoạch.
Về việc lập kế hoạch cho công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được
WB và ADB coi là điều bắt buộc trong quá trình thẩm định dự án. Mức độ chi
tiết của kế hoạch phụ thuộc vào số lượng người bị ảnh hưởng và mức độ tác động
của dự án. Kế hoạch bồi thường tái định cư phải được coi là một phần của
chương trình phát triển cụ thể, cung cấp đầy đủ nguồn vốn và cơ hội cho các hộ
bị ảnh hưởng. Ngoài ra còn phải áp dụng các biện pháp sao cho người bị duy
chuyển hòa nhập được với cộng đồng mới. Để thực hiện các biện pháp này,
nguồn tài chính và vật chất cho việc di dân luôn chuẩn bị sẵn.
Cơ chế giải quyết khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất tại Việt Nam. Ở Nước ta trong nhiều năm qua lượng đơn thư
khiếu nại tố cáo chủ yếu liên quan đến vấn đề đất đai, theo thống kê có khoảng
70% tổng lượng khiếu kiện. Đến năm 2010 khiếu nại hành chính về giá đất để
tính bồi thường, hỗ trợ tái định cư đang chiếm tới 90% tổng lượng khiếu kiện của
dân. Quy trình thực hiện giải quyết khiếu nại nói chung và việc giải quyết các
khiếu nại hành chính về giá đất tính bồi thường, hỗ trợ, tái định cư vẫn còn nhiều
nhược điểm, chưa đáp ứng được những đòi hỏi bức xúc từ thực tế của quá trình
chuyển dịch đất đai (Ngân hàng thế giới, 2011).
Ngân hàng thế giới đã nghiên cứu đưa ra cơ chế giải quyết các bức xúc (GRM):
11
- Cam kết của tổ chức: Đội ngũ quản lý dự án phải coi việc giải quyết
khiếu nại như một phương tiện để tăng cường hành chính công, hoàn chỉnh các
quan hệ cộng đồng và đảm bảo trách nhiệm cũng như tính minh bạch.
- Các nguyên tắc: Công bằng, nguyên tắc này người khiếu nại phải được
bảo vệ, đảm bảo sự công bằng, không thiên vị và được giải quyết trong một cơ
chế minh bạch; Khách quan và độc lập; Đơn giản và dễ tiếp cận: thủ tục tiếp
nhận khiếu nại và tìm kiếm cách giải quyết phải đơn giản sao cho người khiếu
nại dễ hiểu quy trình đó; Nhanh chóng và cân đối: tất cả các khiếu nại, dù đơn
giản hay phức tạp, cần được quan tâm cụ thể và được giải quyết nhanh nhất khả
năng có thể; Sự tham gia của cộng đồng:
- Nhân lực thực hiện: đội ngũ cán bộ thực hiện trong hệ thống GRM phải
được đào tạo kỹ lưỡng, mẫn cán và tinh thông nghiệp vụ;
- Quá trình thực hiện: quá trình giải quyết các bức xúc của người bị ảnh
hưởng đóng vai trò quan trọng trong triển khai thực hiện dự án. Sáu giai đoạn
triển khai bao gồm: tiếp nhận khiếu nại; phân loại và thụ lý; thông báo cho người
khiếu nại biết; xem xét, điều tra và quyết định; giám sát và đánh giá; công khai
kết quả giải quyết;
- Phân tích hiệu quả: Ban quản lý dự án phải thường xuyên phân tích báo
cáo về khiếu nại và các số liệu của quá trình giám sát, đánh giá.
- Quá trình thực hiện trong một cơ chế giải quyết hiệu quả đối với GRM:
+ Tiếp nhận khiếu nại: Thông báo các biện pháp tiếp nhận khiếu nại của
người bị ảnh hưởng;
+ Phân loại và thụ lý: Phân loại tất cả các khiếu nại theo hệ thống quản lý
riêng như theo thẩm quyền giải quyết hay theo kiểu khiếu nại. Mỗi loại khiếu nại
cần đưa vào xử lý theo một quy trình phù hợp;
+ Thông báo cho người có khiếu nại về việc đã nhận được khiếu nại,
khiếu nại đã được thụ lý, tóm tắt quá trình được giải quyết, người chịu trách
nhiệm giải quyết và thời gian cần thiết để giải quyết.
+ Xem xét, khảo sát và quyết định: Xem xét cụ thể nội dung khiếu nại, thu
nhận thêm các thông tin có liên quan để xác định sự đúng đắn hay không của
khiếu nại và giải quyết khiếu nại;
+ Giám sát và đánh giá: Đây là một hoạt động quan trọng, có tác động tới
sự thành công quả giải quyết khiếu nại (ở nước ta quá trình này chưa có). Việc
giám sát là quá trình theo dõi việc thụ lý giải quyết và đánh giá cách thức đã thực
hiện giải quyết khiếu nại;
12