Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

đánh giá hiện trạng và đề xuất các loại hình sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả theo hướng sản xuất hàng hóa tại địa bàn huyện hưng hà, tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.44 MB, 101 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN CẢNH QUYỀN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC LOẠI
HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HIỆU QUẢ
THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA TẠI ĐỊA BÀN
HUYỆN HƯNG HÀ, TỈNH THÁI BÌNH

Chuyê nngà nh:





Quảnlýđấtđai

Mã so:





60850103



Ngườihướngdẫnkhoahọc:

PGS.TS.ĐỗNguyênHải


NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu
được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy
bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn,
các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc./.

Hà Nội, ngày tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Cảnh Quyền

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, sự đóng góp
quý báu của nhiều cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này.
- Trước hết, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Đỗ Nguyên Hải
người đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành
luận văn;
- Các thầy, cô giáo khoa Quản lý đất đai – Học viện Nông nghiệp Việt Nam và
đồng nghiệp;
- Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hưng Hà, Phòng Tài nguyên

và Môi trường huyện Hưng Hà, các phòng, ban và UBND, HTX DVNN các xã, thị trấn
thuộc huyện Hưng Hà.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các cá nhân, tập thể và cơ quan nêu trên đã giúp
đỡ, khích lệ và tạo những điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.

Hà Nội, ngày tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Cảnh Quyền

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................................. v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục hình ................................................................................................................ vii
Trích yếu luận văn .......................................................................................................... viii
Thesis abstract ................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1


1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn............................................ 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu

3

2.1.

Khái niệm về sử dụng đất .................................................................................... 3

2.1.1.

Đất nông nghiệp và sử dụng đất nông nghiệp ....................................................... 3

2.1.2.

Đặc điểm sử dụng đất nông nghiệp vùng khí hậu nhiệt đới................................... 4

2.1.3.


Nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả ................................ 4

2.2.

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ......................................................... 6

2.2.1.

Khái niệm hiệu quả sử dụng đất ........................................................................... 6

2.2.2.

Đặc điểm và phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ................ 9

2.2.3.

Những xu hướng sử dụng đất nông nghiệp ......................................................... 12

2.2.4.

Những nghiên cứu liên quan đến nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp và sản xuất nông nghiệp hàng hóa .......................................................... 23

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

27

3.1.

Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................... 27


3.2.

Thời gian nghiên cứu ......................................................................................... 27

3.3.

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 27

3.4.

Nội dung nghiên cứu.......................................................................................... 27

3.4.1.

Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Hưng Hà............................. 27

iii


3.4.2.

Thực trạng sản xuất nông nghiệp tại huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình ................. 27

3.4.3.

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ............... 27

3.4.4.


Xác định các LUT sản xuất hàng hoá và hướng thị trường tiêu thụ..................... 28

3.4.5.

Định hướng và giải pháp sản xuất nông nghiệp hàng hóa huyện Hưng Hà ................ 28

3.5.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 28

3.5.1.

Phương pháp điều tra số liệu, tài liệu thứ cấp ..................................................... 28

3.5.2.

Phương pháp thu thập, điều tra số liệu sơ cấp ..................................................... 28

3.5.3.

Phương pháp xác định các LUT sản xuất hàng hóa ............................................ 29

3.5.4.

Phương pháp xử lý số liệu.................................................................................. 30

3.5.5.

Phương pháp so sánh ......................................................................................... 30


Phần 4. Kết quả và thảo luận

31

4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình .................. 31

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 31

4.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................... 36

4.1.3.

Thuận lợi ........................................................................................................... 37

4.1.4.

Khó khăn ........................................................................................................... 38

4.2.

Hiện trạng và đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp .................................. 38

4.2.1.


Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ................................................................... 38

4.2.2.

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ....................................................... 43

4.3.

Thực trạng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tại huyện Hưng Hà .......................... 55

4.3.1.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm ............................................................................. 55

4.3.2.

Thực trạng sản xuất và tiêu thụ một số mặt hàng nông sản chính ....................... 57

4.4.

Định hướng và giải pháp sản xuất nông nghiệp hàng hóa huyện Hưng Hà ................ 60

4.4.1.

Định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.................. 60

4.4.2.

Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
theo hướng sản xuất hàng hóa ............................................................................ 62


Phần 5. Kết luận và kiến nghị

64

5.1.

Kết luận ............................................................................................................. 64

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................... 66

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................... 67
Phụ lục .......................................................................................................................... 70

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BVTV
CLĐ
CNH-HĐH
CPSX
CPTG
ĐBSH

DV-TM
FAO
GCNQSDĐ
GTGT
GTSX
HTX DVNN
KHKT

LUS
LUT
NN&PTNT
NTTS
SP
SXNN
TCP
TNHH
TNT
Tr.đ
UBND
VAC
WTO

Bảo vệ thực vật
Công lao động
Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
Chi phí sản xuất
Chi phí trung gian
Đồng bằng sông Hồng
Dịch vụ - Thương mại
Tổ chức Nông nghiệp và lương thực thế giới.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Giá trị gia tăng
Giá trị sản xuất
Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp
Khoa học kỹ thuật
Lao động
Hệ thống sử dụng đất
Loại hình sử dụng đất
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Nuôi trồng thủy sản
Sản phẩm
Sản xuất nông nghiệp
Tổng chi phí
Thu nhập hỗn hợp
Thu nhập thuần
Triệu đồng
Ủy ban nhân dân
Vườn, ao, chuồng
Tổ chức thương mại thế giới

v


DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1. Diện tích và cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2015 huyện Hưng Hà ...... 39
Bảng 4.2. Diện tích, năng suất, sản lượng, tỷ lệ sử dụng sản phẩm của một số cây
trồng chính năm 2015 huyện Hưng Hà .......................................................... 40
Bảng 4.3. Tổng số gia súc – gia cầm và sản lượng sản phẩm chăn nuôi năm 2015 ................. 41
Bảng 4.4. Diện tích nuôi trồng và khai thác thuỷ sản năm 2015 ..................................... 42

Bảng 4.5 . Hiện trạng các loại hình sử dụng đất chủ yếu của huyện Hưng Hà ................. 43
Bảng 4.6. Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất vùng 1 ................................................ 46
Bảng 4.7. Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất vùng 2 ................................................ 47
Bảng 4.8. Tổng hợp hiệu quả kinh tế bình quân theo các loại hình sử dụng đất
huyện Hưng Hà ............................................................................................. 48
Bảng 4.9. Số công lao động và thu nhập trên ngày công lao động vùng 1 ...................... 50
Bảng 4.10. Số công lao động và thu nhập trên ngày công lao động vùng 2 ...................... 51
Bảng 4.11. Bảng tổng hợp mức độ và liều lượng sử dụng NPK, thuốc BVTV trên
các LUT hàng hóa ......................................................................................... 53
Bảng 4.12. So sánh mức đầu tư phân bón thực tế tại địa phương với tiêu chuẩn bón
phân cân đối và hợp lý ................................................................................... 54
Bảng 4.13. Bảng tổng hợp hệ thống tiêu thụ sản phẩm nông sản trên địa bàn huyện
Hưng Hà........................................................................................................ 56
Bảng 4.14. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Hưng Hà ................................... 61

vi


DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1.

Sơ đồ huyện Hưng Hà trong tỉnh Thái Bình. ................................................ 31

Hình 4.2.

Sơ đồ các loại đất nông nghiệp năm 2015 huyện Hưng Hà .......................... 38

Hình 4.3.


Giá trị gia tăng trên một ha của một số cây trồng chính huyện Hưng Hà ...... 45

Hình 4.4.

Tổng hợp hiệu quả kinh tế trên một ha của các loại hình sử dụng đất
huyện Hưng Hà ........................................................................................... 48

Hình 4.5.

Nhà máy xay xát gạo và chế biến nông sản công ty TNHH Hưng Cúc ........ 57

Hình 4.6.

Sản xuất, thu mua cây Phát lộc tại xã Hồng Lĩnh trên QL39 ........................ 59

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Cảnh Quyền
Tên luận văn: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các loại hình sử dụng đất nông nghiệp
hiệu quả theo hướng sản xuất hàng hóa tại địa bàn huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình”
Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 60 85 01 03

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và xác định các loại hình sản xuất
hàng hóa tại huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

- Định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Hưng Hà.
Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, sơ cấp kết hợp với khảo sát
thực địa.
- Sử dụng phương pháp tính toán hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường từ đó xác
định LUT sản xuất hàng hóa
Kết quả chính và kết luận
- Huyện Hưng Hà là huyện thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, nằm ở phía Tây Bắc
của tỉnh Thái Bình, tổng diện tích tự nhiên 21.028,68 ha gồm 33 xã và 02 thị trấn trong đó
diện tích đất nông nghiệp của huyện là 14.631,84 ha chiếm 69,58% so với tổng diện tích
tự nhiên. Hưng Hà tiếp giáp với các huyện Đông Hưng (phía Đông Nam), Vũ Thư (phía
Nam), Quỳnh Phụ (phía Đông Bắc) và hai tỉnh Hưng Yên ở phía Tây Bắc, Hà Nam
(huyện Lý Nhân) ở phía Tây Nam. Hưng Hà có ba mặt giáp sông Hồng (phía Tây) cùng
hai phân lưu của nó là sông Luộc (phía Bắc) và sông Trà Lý (phía Nam). Ngoài ra huyện
có một mạng lưới các con sông nhỏ, kênh rạch nhỏ, nối thông với các sông Hồng, sông
Luộc, sông Trà Lý. Huyện có vị trí thuận lợi, hệ thống giao thông quốc lộ QL39 chạy qua
7 xã, tuyến đường bộ cấp 2 đồng bằng nối 2 tỉnh Thái Bình – Hà Nam với đường cao tốc
Cầu Giẽ (đường Thái Hà) đã hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi cho huyện trong việc giao
lưu kinh tế, văn hóa, kinh tế chính trị và thu hút đầu tư đẩy mạnh thông thương hàng hóa
đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa. Nhìn chung là với điều kiện tự nhiên,
kinh tế, xã hội đã phần nào đáp ứng được nhu cầu phát triển cho ngành nông nghiệp nói
riêng và toàn bộ nền kinh tế của huyện Hưng Hà nói chung.

viii


- Tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện Hưng Hà là 14.631,84 ha chiếm
69,58% so với tổng diện tích tự nhiên, trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp 13.234,50 ha
chiếm 90,45% đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản 1.300,7 ha chiếm 8,89 % so đất

nông nghiệp, đất nông nghiệp khác 96,7 ha chiếm 0.66% đất nông nghiệp. Toàn huyện có
04 loại hình sử dụng đất (LUT) chính: LUT Chuyên lúa, LUT Lúa – Rau, màu, LUT
Chuyên rau, màu, LUT Hoa cây cảnh được chia thành 2 tiểu vùng gồm tiểu vùng đồng
bằng trong đê và tiểu vùng đồng bằng ngoài đê. Thực trạng sản xuất nông nghiệp trên địa
bàn huyện Hưng Hà còn nhỏ lẻ, chưa tập trung chuyên canh hệ thống cây trồng, phương
thức sản xuất nông nghiệp theo cách truyền thống, áp dụng tiến bộ khoa học chậm do đó
chưa hình thành mô hình nông nghiệp tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa.
- Đánh giá được hiệu quả sử dụng đất của huyện Hưng Hà:
+ Về hiệu quả kinh tế, qua nghiên cứu ta thấy tiểu vùng I có hiệu quả kinh tế cao
nhất ở LUT 4 (Hoa, cây cảnh) và LUT 3 (chuyên Rau, màu). Thấp nhất là LUT 1 (chuyên
lúa). Tiểu vùng II (chuyên Rau-màu) có hiệu quả kinh tế tương đối cao do có lợi thế về đất
đai chủ yếu là đất phù sa có độ phì khá màu mỡ, song lại chịu ảnh hưởng lớn của mưa bão
về mùa mưa.
+ Về hiệu quả xã hội, ở cả 2 tiểu vùng nghiên cứu thì LUT Hoa, cây cảnh, LUT
chuyên Rau-màu cho hiệu quả xã hội cao thu hút được nhiều lao động, giá trị ngày công
lao động tương đối cao và ổn định. Hiệu quả xã hội ở mức thấp là kiểu sử dụng đất Lúa
xuân – Lúa mùa.
+ Về hiệu quả môi trường: Trên địa bàn huyện Hưng Hà sử dụng các chủng loại
thuốc bảo vệ thực vật thuộc nhóm thuốc được phép sử dụng, kết quả điều tra người dân
không sử dụng chất cấm để bảo quản nông sản. Tiều vùng 1 LUT Hoa, cây cảnh sử dụng
phân bón và thuốc bảo vệ thực vật với liều lượng cao và thời gian cách ly thấp. Tiểu vùng
2 sử dụng phân bón ở mức trung bình, song việc sử dụng liều lượng thuốc bảo vệ thực vật
tương đối cao.
- Định hướng sản xuất cho huyện Hưng Hà trong vài năm tới sẽ phát triển mở rộng
LUT Hoa, cây cảnh tại các xã ven thị trấn, thị tứ, LUT chuyên rau màu, LUT Lúa-Rau
màu cho thu nhập khá, thu hút được lao động nông thôn. Giảm diện tích chuyên lúa cho
năng suất thấp, chiếm diện tích nhiều.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng
sản xuất hàng hóa tại huyện Hưng Hà: giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, giải
pháp về vốn; giải pháp về ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; giải pháp về chất

lượng nông sản.....

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Mr. Nguyen Canh Quyen
Thesis title: “Assess the current situation and propose the type of agricultural
land use efficiency in the direction of commodity production in Hung Ha district , Thai
Binh province”
Major: Land Management
Code: 60 85 01 03
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
- Evaluate the effectiveness of use of agricultural land and identifying the type of goods
produced in Hung Ha district, Thai Binh province.
- Orientation and propose solutions to improve the efficiency of use of agricultural land
in the direction of producing goods Hung Ha district.
Materials and Methods
- Using secondary data collection, combined with the primary field surveys.
- Using the method of calculation of economic efficiency, social and
environmental thereby determining LUT producing goods.
Main findings and conclusions
- Hung Ha District is a district of the Red River Delta, located in the Pacific
Northwest of the province, a total area of 21028.68 hectares consisting of 33 natural and
02 communes and towns in the area of agricultural land in the district is 14.631,84 ha
accounted for 69,58% of the total natural area. Hung Ha adjacent to the Dong Hung
District (southeast), Vu Thu (south), Quynh Phu (northeast) and Hung Yen provinces in
the northwest, Ha Nam (Ly Nhan district) in the southwest. Hung Ha has three sides of the
Red River (west) along its two distributaries Luoc (north) and Tra Ly (south). Also the

district has a network of small rivers, small canals, connect it to the Red River, Boiled
River, Tra Ly River. The district has a favorable location, highway transportation system
runs through 7 QL39 commune roads connecting 2 level 2 delta province of Thai Binh Ha Nam Cau Gie highway (Thai Ha Street) perfected facilitate districts in facilitating
economic exchanges, cultural, economic, political and investment boost trade goods
especially agricultural products goods. Generally the natural conditions, economic, social
partly meet the development needs of the agricultural sector in particular and the whole
economy in general Hung Ha district.
- The total area of agricultural land of Hung Ha District is 14631.84 hectares,
accounting for 69.58% of the total natural area, of which agricultural land accounted for
x


90.45% 13234.50 hectares of agricultural land, aquaculture land 1300.7 hectares,
accounting for 8.89% of agricultural land, other agricultural land 96.7 hectares, accounting
for 0.66% of agricultural land. The district has 04 land use type (LUT) main rice
Professionals LUT, LUT Rice - Vegetables cultivation, LUT Vegetables cultivation, LUT
Flowers and bonsai is divided into two sub-regions included in the delta primary and
primary dike plains outside the dike. Current situation of agricultural production in Hung
Ha district may be small, not concentrated intensive cropping systems, methods of
agricultural production in the traditional way, applying scientific advances slowly so no
tissue formation Figure agricultural focus towards commercial production.
- Evaluate the efficiency of land use Hung Ha district:
+ In terms of economic efficiency, through sub-regional research I have seen the
highest economic efficiency in the LUT 4 (Flowers and bonsai) and LUT 3(Vegetables
cultivation). LUT 1 is lowest (special rice). Subregion II (Vegetables cultivation) with
economic efficiency is relatively high due to the advantages of land mainly alluvial soil
fertility quite fertile, but are heavily influenced by the typhoon on the rainy season.
+ On social performance, in both studies, the sub-region 2 LUT Flowers, bonsai,
specialized Vegetables cultivation LUT for high social efficiency attracted many workers,
labor day values are relatively high and stable nail. Social efficiency is low land use spring

rice - Rice seasons.
+ Regarding environmental effectiveness: On Hung Ha district, the vaccine used in
plant protection group is allowed to use drugs, a survey of people do not use banned
substances for preserving agricultural products. Subregion 1 LUT States, bonsai fertilizer
and plant protection drugs in high doses and low-entry times. Subregion 2 fertilizer use in
the average, but the use of doses of plant protection products is relatively high.
- Orientation production for Hung Ha district in the next few years will be
expanded LUT Flowers and bonsai at the edge of town communes, towns, specialized
vegetable LUT, LUT Rice-Vegetables for good income, attracting rural workers are.
Reduce specialized area for low-yield rice, occupying an area of more.
- Propose some solutions to improve the efficiency of agricultural land in the
direction of commodity production in Hung Ha District: solutions expand agricultural
markets, measures of capital; solutions for scientific and technical applications in
production; Solutions for the quality of agricultural products .....

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất không thể
thay thế được, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố
khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng, là yếu tố cấu
thành lãnh thổ của mỗi quốc gia.
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất xuất hiện sớm nhất trong lịch sử
phát triển của nhân loại. Từ bao đời nay nông nghiệp là ngành sản xuất quan
trọng trong nền kinh tế nhằm đảm bảo nhu cầu cuộc sống của con người. Đất đai
là tư liệu sản xuất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Trong quá trình phát
triển xã hội, gắn liền với các hoạt động mở rộng sản xuất công nghiệp, dịch vụ
đất đai không chỉ sử dụng vào trồng trọt, chăn nuôi mà còn sử dụng ngày càng

nhiều để phát triển các ngành nghề khác. Điều đó có nghĩa là trong quá trình phát
triển kinh tế gắn liền với việc chuyển dịch đất đai trong nông nghiệp sang các
ngành khác, phản ánh quy luật tất yếu của chủ trương giảm diện tích đất trong
sản xuất nông nghiệp. Điều này phản ánh sự tiến bộ của xã hội, song đó lại là
mối đe dọa cho cuộc sống loài người trong việc sản xuất ra lương thực, thực
phẩm nhằm đảm bảo cho nhu cầu lương thực ngày càng tăng và người nông dân
gắn bó với đất nông nghiệp như ở Việt Nam.
Hưng Hà, là huyện nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thái Bình, bao gồm 35
xã và thị trấn (33 xã và 02 thị trấn) với tổng diện tích tự nhiên là 21.028,68 ha,
chiếm 12,96% tổng diện tích tỉnh Thái Bình, do sự gia tăng về dân số, và áp lực
về nhà ở đã làm cho diện tích đất dùng trong nông nghiệp giảm mạnh trong
những năm gần đây. Hưng Hà là huyện có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng diễn
ra nhanh chóng, đã tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá. Tuy nhiên, sản xuất nông
nghiệp tại địa phương theo hướng hàng hoá còn nhỏ lẻ, mang tính tự phát, chưa
có quy hoạch và phương án giải quyết đầu ra nên chưa phát huy hết các tiềm
năng sẵn có.
Từ thực tế trên, cho thấy việc nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp, đưa ra những loại hình sử dụng đất đất nông nghiệp có hiệu quả
kinh tế cao, có tính hàng hoá và bền vững cho huyện Hưng Hà là rất cần thiết.

1


Để góp phần giải quyết vấn đề này, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh
giá hiện trạng và đề xuất các loại hình sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả theo
hướng sản xuất hàng hóa tại địa bàn huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và xác định các loại hình sản
xuất hàng hoá trên địa bàn huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
- Định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá tại

địa bàn nghiên cứu.
- Đề xuất được những giải pháp có tính khả thi phù hợp với điều kiện kinh
tế xã hội và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của vùng nghiên cứu.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu các loại hình sử dụng đất nông nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hóa của huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình từ năm 2015
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Đề tài giúp đánh giá các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính của
huyện và có ý nghĩa trong việc định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng
sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
Góp phần giải quyết vấn đề lựa chon các loại hình sử dụng đất để mang lại
hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường đạt kết quả cao nhất cho người dân

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. KHÁI NIỆM VỀ SỬ DỤNG ĐẤT
2.1.1. Đất nông nghiệp và sử dụng đất nông nghiệp
Theo Luật đất đai năm 2013, đất nông nghiệp được chia ra làm các nhóm đất
chính sau: đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm
muối và đất nông nghiệp khác được sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí
nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích
bảo vệ, phát triển rừng, bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất sản xuất lâm nghiệp,
đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác.
Cùng với việc phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội, công nghệ, khoa học và
kỹ thuật, công năng của đất được mở rộng và có vai trò quan trọng đối với cuộc
sống của con người. Nhân loại đã có những bước tiến kỳ diệu làm thay đổi bộ mặt
trái đất và mức sống hằng ngày. Nhưng do chạy theo lợi nhuận tối đa, không có một
chiến lược phát triển chung nên đã gây ra những hậu quả tiêu cực như: ô nhiễm môi

trường, xói mòn đất, thoái hoá đất. Theo Hà Văn Đổng (2013) qua 3 cuộc Tổng điều
tra đất đai (năm 2000, 2005 và 2010) cho thấy, một số tỉnh, thành phố có sự suy
giảm đáng kể về diện tích đất nông nghiệp, ví dụ như vùng Đồng bằng sông Hồng
giảm tới 32.000 ha chỉ sau 5 năm (2005-2010). Cùng với đó là sự gia tăng về quy
mô diện tích đất sử dụng cho các mục đích phi nông nghiệp. Sự suy giảm này là do
một phần diện tích đất sản xuất nông nghiệp đã được chuyển sang sử dụng cho các
mục đích phi nông nghiệp và mục đích khác, như: xây dựng các công trình công
nghiệp, công trình thủy lợi, giao thông, nhà ở, các công trình hạ tầng xã hội, trong cơ
cấu đất sản xuất nông nghiệp, diện tích đất trồng lúa có sự suy giảm đáng kể (trên
340.000 ha), trung bình mỗi năm giảm trên 34.000 ha. Có 41/63 tỉnh giảm diện tích
đất trồng lúa. Nguyên nhân giảm chủ yếu do chuyển từ đất trồng lúa kém hiệu quả
sang các loại đất nông nghiệp khác, như: đất trồng rau, màu hoặc trồng cây công
nghiệp (cao su, cà phê), trồng cây cảnh, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản và các loại
đất phi nông nghiệp (công trình công cộng, phát triển đô thị và các khu dân cư nông
thôn, hoặc đất sản xuất, kinh doanh).
Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong tình hình
hiện nay nhằm thoả mãn nhu cầu của xã hội về nông sản đang trở thành một
trong các mối quan tâm lớn đối với các nhà quản lý, quy hoạch đất đai, các nhà
hoạch định chính sách và người sử dụng đất đai.

3


2.1.2. Đặc điểm sử dụng đất nông nghiệp vùng khí hậu nhiệt đới
Vùng khí hậu nhiệt đới ẩm là một vùng chiếm một diện tích rộng lớn của
thế giới và chứa các phần lãnh thổ của khoảng 60 quốc gia. Việc sử dụng sáng
suốt tài nguyên đất và nước trong vùng nhiệt đới ẩm là những vấn đề chủ yếu của
toàn thế giới hiện tại, vì những sự tương tác giữa dân số con người, các yếu tố xã
hội - kinh tế và chính sách, với tài nguyên thiên nhiên của các vùng sinh thái
mong manh này. Quản lý sai lầm tài nguyên đất và các hệ thống nông nghiệp dựa

trên tài nguyên không hiệu quả đang gây ra sự xuống cấp nghiêm trọng các vùng
sinh thái này cùng với tình trạng thiếu lương thực, suy dinh dưỡng và nghèo nàn
đang đeo bám dai dẳng các cộng đồng dân cư. Hiện nay nhiều diện tích rộng lớn
của rừng mưa nhiệt đới đang bị biến mất hàng năm do lửa rừng, búa rìu, cưa
xích, máy ủi, và thuốc khai quang, để sản xuất lương thực nuôi sống một dân số
không ngừng tăng lên, nguyên liệu cho công nghiệp, và nông sản hàng hoá để
xuất khẩu cũng như để phát triển cơ sở hạ tầng cho những người nhập cư mới
đến khu vực và cho nhu cầu công nghiệp hoá. Các phương pháp không tương
thích về mặt sinh thái của sự chuyển hoá rừng, các hệ thống sử dụng đất không
phù hợp, và sự quản lý đất và hoa màu không khoa học dựa trên các kỹ thuật bóc
lột độ phì của đất, đã thúc đẩy xói mòn đất, góp phần ô nhiễm các mặt nước tự
nhiên, phá vỡ cân bằng nước và năng lượng ở các hệ sinh thái với các cấp độ từ
vi mô cho đến trung và vĩ mô, và phá vỡ các chu trình của các nguyên tố (ví dụ,
C, N, và S) cùng với các hệ quả sinh thái toàn cầu. Một hệ quả toàn cầu chính
của sự mất, đốt, và chuyển hoá rừng thành các hệ thống sử dụng đất không bền
vững là sự phóng thích của những lượng lớn CO2 và các chất hoạt động phóng
xạ hay các khí gây hiệu ứng nhà kính vào khí quyển.
Hiện nay, ở các vùng nhiệt đới, việc canh tác sử dụng đất nông nghiệp
theo hướng thâm canh cao, tăng năng suất, tăng vụ, áp dụng mạnh mẽ các tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đây là những nguyên nhân gây tình trạng thoái
hoá đất, đất bị mất khả năng sản xuất. Điều đó đặt ra vấn đề là phát triển sản xuất
nông nghiệp đi đôi với bảo vệ cải tạo đất, xây dựng nền nông nghiệp hiệu quả và
bền vững.
2.1.3. Nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả
2.1.3.1. Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả
Ngày nay nhu cầu sử dụng đất của con người ngày càng tăng trong khi
quỹ đất chỉ có hạn. Đất đai đang là nguồn tài nguyên được con người khai thác

4



với nhiều mục đích khác nhau, một phần lớn diện tích đất nông nghiệp đang
được chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác. Do đó, cũng như các nước trên thế
giới thì mục tiêu sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta cũng là nâng cao hiệu quả
kinh tế xã hội trên cơ sở đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, tăng cường
nguyên liệu cho công nghiệp và hướng tới xuất khẩu. Sử dụng đất nông nghiệp
trong sản xuất trên cơ sở cân nhắc các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, tận dụng
tối đa lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái và không làm ảnh hưởng xấu đến môi
trường là những nguyên tắc cơ bản và cần thiết để đảm bảo cho khai thác sử dụng
bền vững tài nguyên đất đai. Chính vì vậy, đất nông nghiệp cần được sử dụng
theo nguyên tắc “đầy đủ, hợp lý và hiệu quả”, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ
thể của từng vùng.
Sử dụng linh hoạt đất nông nghiệp có nghĩa là có thể chuyển đổi việc sử
dụng đất vào nhiều mục đích sản xuất khác nhau phù hợp với điều kiện và cơ hội
sản xuất khác nhau nhằm đa dạng hóa cây trồng. Việc sử dụng đất linh hoạt cho
phép nông dân có thể ứng xử với các tín hiệu thị trường như là giá cả của các yếu
tố đầu vào và đầu ra. Nông dân sẽ có lợi nhiều khi sử dụng đất linh hoạt và sẽ
giúp họ giảm thiểu rủi ro, đồng thời tiết kiệm chi phí, giảm thiểu tổn thất và do
đó tăng thu nhập cho họ.
2.1.3.2. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả
Hiện nay, vấn đề sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả là vấn đề thời sự được
nhiều nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực quan tâm. Đi cùng với vấn đề phát triển
nông nghiệp là sử dụng đất hiệu quả. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất phải theo
quan điểm sử dụng đất bền vững hướng vào 3 tiêu chuẩn chung như sau:
* Bền vững về mặt kinh tế
Loại cây trồng nào cho hiệu quả kinh tế cao, phát triển ổn định và đáp ứng
tốt nhu cầu của nhân dân trong vùng thì sẽ được thị trường chấp nhận. Do đó,
phát triển sản xuất nông nghiệp cần được thực hiện tập trung, chuyên canh kết
hợp với đa dạng hóa sản phẩm.
* Bền vững về mặt xã hội

Là đáp ứng được nhu cầu lao động, thu hút được nguồn lao động trong
nông nghiệp, tăng thu nhập cho người dân trong vùng, đảm bảo đời sống xã hội.
Thỏa mãn được các nhu cầu của nông hộ là điều cần quan tâm trước tiên nếu
muốn họ quan tâm đến lợi ích chung của toàn xã hội (bảo vệ đất, môi trường…).

5


* Bảo vệ môi trường
Loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được độ phì đất, ngăn ngừa sự thoái
hóa, xói mòn đất, bảo vệ môi trường sinh thái.
Theo Khổng Ngọc Thuận, (2009) sử dụng đất hiệu quả được dựa trên 5
quan điểm sau:
- Tận dụng triệt để các nguồn lực, khai thác lợi thế so sánh về khoa học,
kỹ thuật, đất đai, lao động để phát triển cây trồng, vật nuôi có tỉ suất hàng hoá
cao, tăng sức cạnh tranh và hướng tới xuất khẩu.
- Thực hiện sử dụng đất nông nghiệp theo hướng tập trung chuyên môn
hoá, sản xuất hàng hoá theo hướng ngành hàng, nhóm sản phẩm, thực hiện thâm
canh toàn diện và liên tục.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở thực hiện đa dạng
hoá hình thức sở hữu, tổ chức sử dụng đất nông nghiệp, đa dạng hoá cây trồng
vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với sinh thái và bảo vệ
môi trường.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phù hợp và gắn liền với định
hướng phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
- Chú ý đầu tư có trọng điểm để tạo ra các vùng kinh tế làm động lực lôi
cuốn nhưng không lãng quên đầu tư diện rộng nhằm giảm bớt sự chênh lệch giữa
thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư.
2.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
2.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng đất

Sử dụng các nguồn tài nguyên có hiệu quả cao trong sản xuất để đảm
bảo phát triển một nền nông nghiệp bền vững là xu thế tất yếu đối với các
nước trên thế giới.
Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu cây
trồng, vật nuôi là một trong những vấn đề được chú ý hiện nay của hầu hết các nước
trên thế giới. Nó không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch
định chính sách, các nhà kinh doanh nông nghiệp mà còn là sự mong muốn của
nông dân, những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp
Sử dụng đất đai có hiệu quả là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối
quan hệ người – đất trong tổ hợp các nguồn tài nguyên khác và môi trường. Căn cứ
vào nhu cầu của thị trường, thực hiện đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi trên cơ sở lựa
chọn các sản phẩm có ưu thế ở từng địa phương, từ đó nghiên cứu áp dụng công

6


nghệ mới nhằm làm cho sản phẩm có tính cạnh tranh cao, đảm bảo sự thống nhất
giữa các ngành, đó là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển nền nông
nghiệp hướng về xuất khẩu có tính ổn định và bền vững, đồng thời phát huy tối đa
công dụng của đất nhằm đạt tới hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cao nhất
Vì vậy, việc xác định bản chất và khái niệm hiệu quả sử dụng đất phải
xuất phát từ luận điểm triết học của Mác và những nhận thức lý luận của lý
thuyết hệ thống:
- Hiệu quả phải được xem xét trên 3 mặt: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội
và hiệu quả môi trường.
- Phải xem xét đến lợi ích trước mắt và lâu dài.
- Phải xem xét cả lợi ích riêng của người sử dụng đất và lợi ích chung của
cả cộng đồng.
- Phải xem xét giữa hiệu quả sử dụng đất và hiệu quả sử dụng các
nguồn lực khác.

- Đảm bảo sự phát triển thống nhất và phù hợp giữa các ngành trên toàn
lãnh thổ.
2.2.1.1. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng của các hoạt
động kinh tế. Mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế, xã hội là đáp ứng nhu
cầu ngày càng tăng về vật chất và tinh thần của toàn xã hội, khi nguồn lực sản
xuất của xã hội ngày càng trở nên khan hiếm, việc nâng cao hiệu quả là một đòi
hỏi khách quan của mọi nền sản xuât xã hội.
Theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là
quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối một cách có kế hoạch thời gian lao động
theo các ngành sản xuất khác nhau. Trên cơ sở thực hiện vấn đề “tiết kiệm và
phân phối một cách hợp lý thời gian lao động (vật hóa và lao động sống) giữa các
ngành”. Theo quan điểm của C. Mác đó là quy luật “tiết kiệm”, là “tăng năng
suất lao động xã hội”, hay đó là “tăng hiệu quả”. Ông cho rằng: “ Nâng cao năng
suất lao động vượt quá nhu cầu cá nhân của người lao động là cơ sở của hết thảy
mọi xã hội”. Như vậy theo quan điểm của Mác, tăng hiệu quả phải được hiểu
rộng và nó bao hàm cả việc tăng hiệu quả kinh tế và xã hội.
Các nhà khoa học kinh tế Samuel – Nordhuas cho rằng: “Hiệu quả có
nghĩa là không lãng phí. Nghiên cứu hiệu quả sản xuất phải xét đến chi phí cơ
hội, hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng

7


hóa này mà không cắt giảm sản lượng một loại hàng hóa khác. Mọi nền kinh tế
có hiệu quả nằm trên đường giới hạn khả năng năng suất của nó”
Theo L.M Canirop: “Hiệu quả của sản xuất xã hội được tính toán và kế
hoạch hóa trên cơ sở những nguyên tắc chung đối với nền kinh tế quốc dân bằng
cách so sánh kết quả của sản xuất với chi phí hoặc nguồn lực đã sử dụng”
Tóm lại, có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế nhưng đều

thống nhất ở bản chất của vấn đề là: Người sản xuất muốn thu được những kết
quả phải bỏ ra những chi phí nhất định, những chi phí đó là nhân lực, vật lực,
vốn… và tiêu chuẩn của hiệu quả đối với họ là sự tối đa hóa khối lượng sản
phẩm thu được với một lượng chi phí định trước, hoặc tối thiểu hóa chi phí để đạt
được một kết quả nhất định.
Mối tương quan đó cần xét cả về phần so sánh tuyệt đối và tương đối cũng
như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó. Một phương án đúng
hoặc một giải pháp kinh tế kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cao là đạt được tương
quan tối ưu giữa kết quả thu được và chi phí nguồn lực đầu tư.
2.2.1.2. Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội là phạm trù có liên quan mật thiết với hiệu quả kinh tế và thể
hiện mục tiêu hoạt động kinh tế của con người, việc lượng hóa các chỉ tiêu biểu hiện
hiệu quả xã hội còn gặp nhiều khó khăn mà chủ yếu phản ánh bằng các chỉ tiêu
mang tính chất định tính như tạo công ăn việc làm cho lao động, xóa đói giảm
nghèo, định canh, định cư, công bằng xã hội, nâng cao mức sống của toàn dân.
Trong sử dụng đất nông nghiệp, hiệu quả về mặt xã hội chủ yếu được xác
định bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp mà chỉ tiêu
quan trọng nhất là giá trị của sản phẩm nông nghiệp đạt cao nhất trên một đơn vị
diện tích.
Hiện nay, việc đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất nông
nghiệp là vấn đề đang được nhiều nhà khoa học quan tâm.
2.2.1.3. Hiệu quả môi trường
Môi trường luôn là một vấn đề nóng bỏng đang được toàn xã hội quan
tâm. Nó không chỉ bó hẹp ở một quốc gia, một vùng, một tiểu vùng mà nó mang
tính toàn cầu. Hiệu quả môi trường được các nhà môi trường học rất quan tâm
trong điều kiện hiện nay. Một hoạt động sản xuất được coi là có hiệu quả khi
hoạt động đó không gây tổn hại hay có những tác động xấu đến môi trường như

8



đất, nước, không khí và hệ sinh học, là hiệu quả đạt được khi quá trình sản xuất
kinh doanh diễn ra không làm cho môi trường xấu đi mà ngược lại, quá trình sản
xuất đó làm cho môi trường tốt hơn, mang lại một môi trường xanh, sạch, đẹp
hơn trước.
Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả môi trường là hiệu quả mang
tính lâu dài, vừa đảm bảo lợi ích hiện tại mà không làm ảnh hưởng xấu đến
tương lai, nó gắn với quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất
và môi trường sinh thái.
Bên cạnh cách phân loại hiệu quả sử dụng đất nói trên người ta còn căn cứ
vào những yếu tố như: tổ chức và quản lý kinh tế , tổ chức sản xuất, phương
hướng để tác động vào sản xuất, kế hoạch sản xuất, căn cứ vào mặt không gian
và thời gian. Tuy nhiên, nếu xem xét ở bất kỳ góc độ nào thì việc đánh giá hiệu
quả sử dụng đất đều bao gồm hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi
trường. Cả ba mặt này có một mối quan hệ tương tác, thống nhất và không thể
tách rời nhau. Trong đó, hiệu quả kinh tế là trọng tâm.
Độ phì nhiêu của đất tăng dần là yêu cầu bắt buộc đối với việc quản lý và
sử dụng đất nông nghiệp bền vững. Độ che phủ rừng phải đạt ngưỡng an toàn
sinh thái (>35%). Trong đó đa dạng sinh học cũng là một giải pháp quan trọng.
2.2.2. Đặc điểm và phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
2.2.2.1 Nguyên tắc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Việc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần
phải dựa trên những nguyên tắc cụ thể:
- Hệ thống chỉ tiêu phải có tính thống nhất, tính toàn diện và tính hệ
thống. Các chỉ tiêu có mối quan hệ hữu cơ với nhau, đảm bảo tính so sánh có
thang bậc.
- Để đánh giá chính xác, toàn diện cần phải xác định chỉ tiêu chính, chỉ
tiêu cơ bản, biểu hiện mặt cốt yếu của hiệu quả theo quan điểm và tiêu chuẩn đã
chọn, các chỉ tiêu bổ sung để hiệu chỉnh chỉ tiêu chính, làm cho nội dung kinh tế
biểu hiện đầy đủ hơn, cụ thể hơn.

Các chỉ tiêu phải phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển nông nghiệp
ở nước ta, đồng thời có khả năng so sánh quốc tế trong quan hệ đối ngoại, nhất là
những sản phẩm có khả năng hướng tới xuất khẩu.
Hệ thống chỉ tiêu phải đảm bảo tính thực tiễn và tính khoa học, phải có tác
dụng kích thích sản xuất phát triển.

9


2.2.2.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Xuất phát từ bản chất của hiệu quả là nói lên mối quan hệ giữa kết quả và
chi phí, mối quan hệ này có thể là quan hệ hiệu số hoặc quan hệ thương số
nên dạng tổng quát của hệ thống chỉ tiêu hiệu quả là:
H=K-C
H = (K - C)/C
Trong đó, H : hiệu quả

H = K/C
H = (K1 - K0)/(C1 - C0)

K : kết quả
C : chi phí
0 và 1 là chỉ số về thời gian
Tùy vào các hệ thống tính toán khác nhau mà các chỉ tiêu kết quả và hiệu
quả sẽ khác nhau. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế đất nông nghiệp có
những sự khác nhau tùy vào từng hệ thống kinh tế.
* Hiệu quả kinh tế
- Hiệu quả kinh tế trên 1 ha đất nông nghiệp gồm:
+ Giá trị sản xuất (GTSX)
Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời

kỳ nhất định, thường là 1 năm. GTSX chính là giá trị sản lượng trên một đơn vị
diện tích đất nông nghiệp.
+ Chi phí trung gian (CPTG)
Bao gồm toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra
để thuê và mua các yếu tố đầu vào (trừ khấu hao tài sản cố định) và dịch vụ sử
dụng trong quá trình sản xuất.
+ Giá trị gia tăng (GTGT)
Giá trị gia tăng được tính theo công thức:
GTGT = GTSX – CPTG
- Hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi phí trung gian (GTSX/CPTG,
GTGT/CPTG): Đây là chỉ tiêu tương đối của hiệu quả, nó chỉ ra hiệu quả sử
dụng các chi phí biến đổi và thu dịch vụ.
- Hiệu quả kinh tế trên ngày công lao động quy đổi, bao gồm: GTSX/LĐ,
GTGT/LĐ, TNHH/LĐ. Thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho
từng kiểu sử dụng đất và từng cây trồng làm cơ sở để so sánh với chi phí cơ hội
của người lao động.

10


+ Thu nhập hỗn hợp (TNHH): là phần thu nhập từ công lao động của một
gia đình và lợi nhuận có thể nhận được trong năm.
Trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất rất quan tâm đến GTGT, đặc
biệt trong các quyết định ngắn hạn. Nó là kết quả của việc đầu tư các chi phí vật
chất và lao động sống của từng hộ và khả năng quản lý của người chủ hộ.
Các chỉ tiêu được phân tích, đánh giá định lượng bằng tiền theo thời giá
hiện hành và định tính được tính bằng mức độ cao, thấp. Các chỉ tiêu đạt mức
càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.
+ Thu nhập thuần (TNT): là phần thu nhập từ công lao động của một gia
đình và lao động thuê mướn và lợi nhuận có thể nhận được trong năm.

* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội được phân tích bởi các chỉ tiêu sau:
+ Trình độ dân trí, trình độ hiểu biết xã hội, khoa học, kỹ thuật;
+ Đảm bảo an toàn lương thực, gia tăng lợi ích của người nông dân;
+ Đáp ứng được mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của vùng;
+ Thu hút được nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân;
+ Góp phần định canh, định cư, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật;
+ Tăng cường sản phẩm hàng hoá, đặc biệt là hàng hoá xuất khẩu.
* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường.
Trong sử dụng đất luôn có sự mâu thuẫn giữa những lợi ích vật chất, cá
nhân trước mắt với những lợi ích xã hội, lâu dài. Việc người dân khai thác từ đất
nhiều hơn, trong khi cung cấp cho đất lượng phân hữu cơ ít và tăng các dạng
phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật đều là những nguyên nhân làm tổn hại môi
trường. Sử dụng đất thực sự đạt hiệu quả khi nó không có mâu thuẫn trên. Vì vậy,
chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường trong sử dụng đất là:
+ Đánh giá hệ thống cây trồng;
+ Đánh giá về tính bền vững đối với việc duy trì độ phì nhiêu của đất và
bảo vệ cây trồng;
+ Mức đầu tư phân bón, thuốc trừ sâu và các hóa chất khác;
+ Sự thích hợp của môi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất.

11


* Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng đất nông nghiệp:
- Tạo điều kiện sử dụng đất đai ngày càng tốt hơn, lâu dài hơn, phục vụ
cho các mục tiêu phát triển nền kinh tế - xã hội.
- Nâng cao thu nhập, tạo ra nhiều lợi ích cho người sử dụng đất.
- Bảo đảm nguồn lực và động lực cho đầu tư bảo vệ, bồi dưỡng và cải tạo đất.
- Thực hiện phân bổ sử dụng đất hợp lý cho các mục tiêu phát triển kinh tế

- xã hội của đất nước.
2.2.3. Những xu hướng sử dụng đất nông nghiệp
2.2.3.1. Những xu hướng phát triển nông nghiệp trên thế giới
Theo Đường Hồng Dật (1995), trên con đường phát triển nông nghiệp,
mỗi nước đều chịu ảnh hưởng của các điều kiện khác nhau, nhưng phải giải
quyết vấn đề sau:
- Không ngừng nâng cao chất lượng nông sản, năng suất lao động trong
nông nghiệp, nâng cao hiệu quả đầu tư;
- Mức độ và phương thức đầu tư vốn, lao động, khoa học và quá trình phát
triển nông nghiệp. Chiều hướng chung nhất là phấn đấu giảm lao động chân tay
phải thay thế bằng máy móc, đầu tư nhiều lao động trí óc, tăng cường hiệu quả
của lao động quản lý và tổ chức;
- Mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp và môi trường.
Từ những vấn đề chung trên, mỗi nước lại có chiến lược phát triển nông
nghiệp khác nhau và có thể chia làm hai xu hướng:
* Công nghiệp hóa nông nghiệp: là quá trình chuyển đổi sản xuất nông
nghiệp theo hướng công nghiệp một cách toàn diện về mọi mặt như thực hiện
việc chăn nuôi công nghiệp, hay cơ giới hóa nông nghiệp, hiện đại hóa quá
trình canh tác, sản xuất theo hình thức canh tác hiện đại (thâm canh, tăng vụ, bón
thúc... trong trồng trọt), hiệu quả nhờ vào việc ứng dụng khoa học công nghệ,
khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực nông nghiệp để nâng cao năng suất của nông sản
như gia súc, cá, gia cầm và cây trồng. Các phương pháp gồm cả về mặt thể
chế kinh tế (các quy luật kinh tế như cung cầu, giá trị, cạnh tranh...) và thể chế
chính trị pháp lý (các quy định của pháp luật phải tạo hành lang pháp lý cho hoạt
động sản xuất nông nghiệp).
* Nông nghiệp sinh thái: Khái niệm nông nghiệp sinh thái được đưa ra
nhằm khắc phục những nhược điểm của nông nghiệp công nghiệp hoá. Nông

12



nghiệp sinh thái nhấn mạnh việc đảm bảo tuân thủ những nguyên tắc về sinh học
trong nông nghiệp. (Đường Hồng Dật và cộng sự, 1994)
Mục tiêu của nông nghiệp sinh thái là:
- Tránh những tác hại do sử dụng hoá chất và phương pháp công nghiệp gây ra;
- Cải thiện chất lượng dinh dưỡng thức ăn;
- Nâng cao độ phì nhiêu của đất bằng phân bón hữu cơ, tăng hàm lượng mùn
trong đất…
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.
Trong thực tế phát triển theo những dạng tổng hợp, đan xen các xu hướng
vào nhau ở nhiều mức độ khác nhau. Cụ thể như:
- “Cách mạng xanh” đã được thực hiện ở các nước đang phát triển ở Châu
Á, Mỹ la tinh và đã đem lại những bước phát triển lớn ở những nước đó và
những năm của thập kỷ 60. Thực chất cuộc cách mạng này dựa chủ yếu vào việc
áp dụng các giống cây lương thực có năng suất lúa cao (lúa nước, mì, ngô,…)
xây dựng hệ thống thủy lợi, sử dụng nhiều loại phân hóa học. “Cách mạng xanh”
đã dựa vào cả một số yếu tố sinh học, một số yếu tố hóa học và cả thành tựu của
công nghiệp.
- “Cách mạng trắng” được thực hiện dựa vào việc tạo ra các giống gia súc
có tiềm năng cho sữa cao, vào những tiến bộ khoa học đạt được trong việc tăng
năng suất và chất lượng các loại gia súc, trong các phương thức chăn nuôi mang
ít nhiều tính chất công nghiệp. Cuộc cách mạng này đã tạo được những bước
phát triển lớn trong chăn nuôi ở một số nước và được thực hiện trong mối quan
hệ chặt chẽ với “Cách mạng xanh”.
- “Cách mạng nâu” diễn ra trên cơ sở giải quyết mối quan hệ giữa nông dân
với ruộng đất. Trên cơ sở khơi dậy lòng yêu quý của nông dân với đất đai, khuyến
khích tính cần cù của họ để tăng năng suất và sản lượng trong nông nghiệp.
Cả ba cuộc cách mạng này mới chỉ dừng lại ở việc tháo gỡ những khó khăn
trước mắt, chứ chưa thể là cơ sở cho một chiến lược phát triển nông nghiệp lâu dài
và bền vững. Giai đoạn hiện nay muốn đưa nông nghiệp đi lên phải xây dựng và

thực hiện một nền nông nghiệp trí tuệ. Nông nghiệp trí tuệ là bước phát triển ở mức
độ cao, là sự kết hợp ở đỉnh cao các thành tựu sinh học, công nghiệp, kinh tế, quản
lý được vận dụng phù hợp, với điều kiện cụ thể của mỗi nước, mỗi vùng.

13


×