Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện ba vì, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 120 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHÙNG HẢI TRUNG

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ
ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Trần Văn Chính

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 04 tháng 5 năm 2016


Tác giả luận văn

Phùng Hải Trung

i


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần Văn Chính đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Trắc địa bản đồ Khoa Quản lý đất đai - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức UBND huyện Ba Vì đã
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày 04 tháng 5 năm 2016
Tác giả luận văn

Phùng Hải Trung

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt....................................................................................................v
Danh mục bảng ........................................................................................................... vi
Danh mục đồ thị, sơ đồ ............................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ..................................................................................................... viii
Thesis abstract ...............................................................................................................x
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn........................................2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ..........................................................................................3
2.1.


Khái niệm đánh giá tiềm năng đất đai ..............................................................3

2.1.1.

Khái niệm về đất, đánh giá đất đai, sử dụng đất, hệ thống sử dụng đất .............3

2.1.2.

Tiềm năng đất đai và đánh giá tiềm năng đất đai ..............................................4

2.2.

Tình hình đánh giá đất đai trên thế giới ............................................................5

2.2.1.

Khái quát chung về tình hình đánh giá đất đai trên thế giới ..............................5

2.2.2.

Một số phương pháp đánh giá đất đai trên thế giới ...........................................6

2.3.

Quan điểm sử dụng đất và phương pháp đánh giá đất đai ở Việt Nam ............16

2.3.1.

Các quan điểm sử dụng đất ............................................................................18


2.3.2.

Các phương pháp đánh giá đất đai ở Việt Nam ..............................................22

2.4.

Nhận xét chung ..............................................................................................22

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ..........................................................25
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................25

3.2.

Thời gian nghiên cứu .....................................................................................25

3.3.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................25

3.4.

Nội dung nghiên cứu......................................................................................25

3.4.1.

Đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội .............................................25

3.4.2.


Đánh giá tiềm năng đất đai.............................................................................25

iii


3.4.3.

Đề xuất định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội......25

3.5.

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................25

3.5.1.

Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu.............................................................25

3.5.2.

Phương pháp tổng hợp và xử lý tài liệu, số liệu ..............................................26

3.5.3.

Phương pháp xây dựng bản đồ .......................................................................26

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................27
4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội huyện Ba Vì ...........................................27


4.1.1.

Điều kiện tự nhiên .........................................................................................27

4.1.2.

Điều kiện kinh tế- xã hội ................................................................................35

4.1.3.

Thực trạng phát triển kinh tế các ngành nông nghiệp .....................................37

4.1.4.

Dân số, lao động, việc làm và thu nhập ..........................................................39

4.1.5.

Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng ................................................................40

4.1.6.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường ............41

4.1.7.

Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Ba Vì ..........................................42

4.1.8.


Đất chưa sử dụng ...........................................................................................44

4.2.

Đánh giá tiềm năng đất nông nghiệp huyện Ba Vì ..........................................45

4.2.1.

Xây dựng bản đồ dơn vị đất đai huyện Ba Vì .................................................45

4.2.2.

Mô tả các đơn vị đất của huyện Ba Vì ............................................................65

4.2.3.

Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính của huyện Ba Vì ......................69

4.2.4.

Yêu cầu sử dụng đất các loại hình sử dụng đất ...............................................71

4.2.5.

Xác định mức độ thích hợp đất đai các loại hình sử dụng đất .........................73

4.3.

Định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Ba Vì ........................................76


4.3.1.

Tiềm năng đất nông nghiệp huyện Ba Vì .......................................................76

4.3.2.

Định hướng sử dụng đất nông nghiệp.............................................................77

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................81
5.1.

Kết luận .........................................................................................................81

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................82

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................83

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ĐGĐĐ


Đánh giá đất đai

ĐVĐĐ

Đơn vị đất đai

GTSX

Giá trị sản xuất

GTTT

Giá trị tăng thêm

LMU

Đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Unit)

LUT

Loại hình sử dụng đất (Land Utilization Type)

QH&TKNN

Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp

SS94

Giá so sánh năm 1994


TCN

Tiêu chuẩn ngành

THCS

Nghĩa tiếng Việt

THPT

Trung học phổ thông

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Ủy ban nhân dân

v


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1.

Phân hạng đất ở Bulgaria.........................................................................11


Bảng 4.1.

Một số chỉ tiêu kinh tế huyện Ba Vì giai đoạn năm 2008 - 2014 ..............36

Bảng 4.2.

Một số chỉ tiêu về dân số huyện Ba Vì giai đoạn năm 2008 - 2014 ..........39

Bảng 4.3.

Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Ba Vì năm 2014....................43

Bảng 4.4.

Tổng hợp các yếu tố, chỉ tiêu và ngưỡng phân cấp phục vụ
xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ...............................................................45

Bảng 4.5.

Phân loại đất huyện Ba Vì .......................................................................49

Bảng 4.6.

Diện tích đất theo các cấp độ dốc ở huyện Ba Vì .....................................51

Bảng 4.7.

Diện tích đất theo các cấp độ dày tầng đất mịn ở huyện Ba Vì .................53

Bảng 4.9.


Diện tích đất theo các cấp thành phần cơ giới ở huyện Ba Vì...................55

Bảng 4.10. Diện tích theo cấp độ chua của tầng đất mặt huyện Ba Vì ........................57
Bảng 4.11. Diện tích đất có khả năng tưới theo các mức độ ở huyện Ba Vì ...............59
Bảng 4.12. Diện tích đất theo khả năng tiêu thoát nước mặt ở huyện Ba Vì ...............61
Bảng 4.13. Số lượng và các đặc tính của các đơn vị đất đai .......................................64
Bảng 4.14. Hiện trạng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp và kiểu sử dụng
đất nông nghiệp chính của huyện Ba Vì năm 2014 ..................................70
Bảng 4.15.

Yêu cầu về sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất huyện Ba Vì .............71

Bảng 4.16. Tổng hợp mức độ thích hợp đất đai hiện tại của các loại hình sử dụng đất ..........74
Bảng 4.17. Mức độ thích hợp đất đai hiện tại của các loại hình sử dụng đất...............76

vi


DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ

Hình 4.1. Cơ cấu diện tích các loại đất chính huyện Ba Vì năm 2014.........................43
Hình 4.2. Sơ đồ thổ nhưỡng huyện Ba Vì ..................................................................50
Hình 4.3. Sơ đồ độ dốc huyện Ba Vì ..........................................................................52
Hình 4.4. Sơ đồ độ dày tầng đất mịn huyện Ba Vì .....................................................54
Hình 4.5. Sơ đồ thành phần cơ giới huyện Ba Vì .......................................................56
Hình 4.6. Sơ đồ độ chua tầng đất mặt huyện Ba Vì ....................................................58
Hình 4.7. Sơ đồ khả năng tưới huyện Ba Vì ...............................................................60
Hình 4.8. Sơ đồ khả năng tiêu huyện Ba Vì ...............................................................62
Hình 4.9. Sơ đồ đơn vị đất đai huyện Ba Vì ...............................................................63


vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phùng Hải Trung
Tên Luận văn: Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất nông
nghiệp huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 60.85.01.03

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ quy hoạch sử dụng đất huyện Ba Vì,
thành phố Hà Nội.
- Đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Ba Vì.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu: Nguồn số liệu thứ cấp: Thu thập
tư liệu, số liệu có sẵn từ các cơ quan Nhà nước, Viện Quy hoạch và Thiết kế
Nông Nghiệp, phòng Tài Nguyên và Môi Trường, phòng Kinh tế, phòng Thông
kê, phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Ba Vì, Xí nghiệp thủy lợi Ba Vì – Công
ty TNHH một thành viên Thủy lợi sông Tích.
- Phương pháp tổng hợp và xử lý tài liệu, số liệu: Các số liệu được xử lý
và tổng hợp bằng phần mềm EXCEL.
- Phương pháp xây dựng bản đồ: Phương pháp bản đồ được ứng dụng để
thực hiện các kết quả nghiên cứu thông qua các bản đồ hiện trạng sử dụng đất,
bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ đơn vị đất đai, bản đồ địa hình, bản đồ độ dốc...
Kết quả nghiên cứu
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Ba Vì.

- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Ba Vì tỉ lệ 1/25.000 với 7 chỉ tiêu
phân cấp: loại đất, độ dốc, thành phần cơ giới, độ dày tầng đất mịn, độ chua tầng
đất mặt, khả năng tưới, khả năng tiêu qua đó dánh giá tiềm năng đất đai huyện Ba
Vì và đưa ra định hướng sử dụng đất nông nghiệp của huyện.
Kết luận
- Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa, nằm về phía tây bắc thủ đô Hà

viii


Nội với tổng diện tích đất là 42.402,69 ha, có đất đai vùng ven sông màu mỡ, phì
nhiêu, vùng đồi gò đa dạng kết hợp với nguồn nước dồi dào, phong phú tạo điều
kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp.
- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Ba Vì gồm 07 chỉ tiêu phân cấp: Bản
đồ loại đất, bản đồ độ dốc, bản đồ thành phần cơ giới, bản đồ độ dày tầng đất, bản
đồ độ chua tầng mặt, bản đồ khả năng tưới và bản đồ khả năng tiêu.
- Huyện Ba Vì có 29.176,56 ha đất nông nghiệp chiếm 68,81% tổng diện tích
tự nhiên. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp đang được áp dụng 08 loại hình sử
dụng đất chính sau: Chuyên lúa; Lúa – màu; Lúa – cá; Chuyên rau màu; Đất cỏ
dùng vào chăn nuôi; Cây lâu năm; Nuôi trồng thủy sản; Rừng các loại.
- Kết quả tham chiếu các yêu cầu sử dụng đất với các đơn vị đất đai được
thành lập, đã đánh giá tiềm năng đất nông nghiệp theo các mức: rất thích hợp,
thích hợp, kém thích hợp và không thích hợp của từng loại hình sử dụng đất.
- Trên cơ sở hiện trạng sử dụng đất và kết quả đánh giá tiềm năng đất đai
huyện Ba Vì, nghiên cứu đã đưa ra hướng sử dụng và cải tạo đất nông nghiệp
huyện Ba Vì.

ix



THESIS ABSTRACT

Master candidate: Phung Hai Trung
Thesis title: Assessing the potentials of the land and clove using agricultural land
in Ba Vi District, Ha Noi city.
Major: Land Management

Code: 60.85.01.03

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research purposes
- Assessing the potentials of the land to serve the plan of using land in Ba
Vi district.
- Proposing some ways of using agricultural land in Ba Vi District.
Research Methods
- Methods of data collection and documentation (secondary data
sources): Data collection, data available from the State Authorities, Planning
and Designing Institute of Agriculture, Natural Resources and Environmental
Department, Economics Department, Statistics Department, Ba Vì Finance Planning department, Ba Vi Irrigation Factory - A limited liability company
with one member - Tich River Irrigation Company.
- Methods of synthesizing and analyzing document and data: the data has
been analyzed and synthesized by the Excel software.
- Method of mapping: mapping method is used to implement research
findings through maps of land use, soil map, soil units map, topographic map,
slope map,...
Research Results
- Giving an assessment of the natural, economic and social conditions of
Ba Vi district.
- Creating the land units map of Ba Vi District in the rate of 1/25,000 with
7 ranking indicators which are based on the soil type, slope degree, mechanical

composition, the fine soil thickness, the acidity of the topsoil, irrigation capacity.
Therefore, an evaluation of the potential of the land in Ba Vi district and the

x


orientation of using the district's agricultural land have been given.
Conclusion
- It can be seen that Ba Vi district is a half mountainous area and located
in the Northwest of Hanoi capital with a total land area of 42,402.69ha. Its fertile
riverside land, diverse hills together with the abundant source of water has
created favorable conditions for the development of the district’s agricultural
production.
- The land mapping of Bavi district including 7 indicators: soil type map,
slope degree map, map of mechanical composition, fine soil depth map, map of
topsoil acidity, the map of possibilities for irrigation has been also created.
- The research shows that 29,176.56 ha of Ba Vi district agricultural land
accounts for 68.81 % of the total natural area. The current use of agricultural land
has applied 8 main types of land use: only for rice ; both rice and crops ; rice –
fish, only vegetable cultivation ; grazing land; planting long – living trees; land
for the seafood; and other types of forest land.
- Basing on the results referenced from the land use requirements with
land unit, an evaluation of the levels of the potential agricultural land: very
suitable, suitable, less suitable and not suitable for each kind land use has
therefore been figured out.
- From the above current use of land and the evaluation of land potentials in
Ba Vi district, the orientation in using and improving agricultural land has been
worked out.

xi



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất là sản phẩm của tự nhiên, là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là
thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, xây
dựng các công trình văn hóa, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, là yếu tố cấu
thành lãnh thổ của mỗi quốc gia. Trong quá trình lao động, đất đai là tư liệu sản
xuất và đối với ngành Nông nghiệp thì đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt. Ta có
thể thấy vai trò vô cùng quan trọng của đất đai – một yếu tố không thể không có
trong tự nhiên.
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên nên bị giới hạn về số lượng. Con người
có thể cải tạo tính chất, thay đổi mục đích sử dụng của đất song lại không thể làm
tăng hay giảm diện tích đất theo ý muốn. Bên cạnh đó, kinh tế - xã hội phát triển
mạnh, cùng với sự bùng nổ dân số đã làm cho mối quan hệ giữa con người và đất
đai ngày càng trở nên căng thẳng. Những sai lầm của con người trong quá trình sử
dụng đất cùng với sự tác động của thiên nhiên đã và đang làm hủy hoại môi trường
đất, một số công năng của đất đai bị suy yếu đi.
Nhằm ngăn chặn những suy thoái về tài nguyên đất đai đồng thời cung
cấp căn cứ khoa học cho việc sử dụng đất, quản lý đất hợp lý, bền vững cần thiết
phải có hướng nghiên cứu đánh giá tiềm năng đất đai để biết được quỹ đất và khả
năng hiện có từ đó chỉ ra phương hướng sử dụng đất hợp lí, có hiệu quả.
Sản xuất nông nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế Việt
Nam mang lại nguồn thu nhập không nhỏ và đáp ứng các nhu cầu tối thiểu của
con người. Nhưng hiện nay diện tích đất nông nghiệp đang ngày càng giảm mạnh
do xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì vậy việc định hướng sử dụng đất
nông nghiệp là một vấn đề cấp thiết hiện nay.
Huyện Ba Vì thuộc vùng bán sơn địa, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 53
km theo đường QL32 có tổng diện tích tự nhiên 42.402,69 ha. Ba Vì có núi Ba
Vì với đỉnh cao 1.296 m và hai con sông lớn chảy vòng quanh là sông Đà và

sông Hồng, có các tiểu vùng khí hậu khác nhau vì vậy khả năng phát triển sản
xuất nông nghiệp trên địa bàn rất đa dạng. Mặc dù diện tích đất nông nghiệp của
huyện là 29.176,56 ha chiếm tới 68,81% nhưng tiềm năng đất chưa được khai

1


thác một cách hiệu quả và hợp lí.
Để đáp ứng được nhu cầu phát triển chung của đất nước, Ba Vì cần phải
có những định hướng lớn trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội một cách
toàn diện thì việc thực hiện đề tài: “Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng
sử dụng đất nông nghiệp huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội” là rất cần thiết trong
thời điểm hiện nay.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá tiềm năng đất đai phục quy hoạch sử dụng đất huyện Ba Vì,
thành phố Hà Nội.
- Đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Ba Vì.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Tổng diện tích vùng nghiên cứu là 28.191,96 ha trong đó có 28.189,84 ha
diện tích đất nông nghiệp (toàn bộ diện tích đất nông nghiệp trừ phần diện tích
đất nuôi trồng thủy sản) và 2,12 ha đất bằng chưa sử dụng và điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng đất của huyện Ba Vì.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Xây dựng bản đồ đất đai huyện Ba Vì.
- Đánh giá tiềm năng đất đai huyện Ba Vì phục vụ quy hoạch sử dụng đất .
- Đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với tiềm năng đất đai,
nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Ba Vì.

2



PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. KHÁI NIỆM ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI
2.1.1. Khái niệm về đất, đánh giá đất đai, sử dụng đất, loại hình sử dụng đất
- Đất (sold): Docuchaev (1846 - 1903) đã đưa ra một định nghĩa tương đối
hoàn chỉnh về đất: “Đất là lớp vỏ phong hóa trên cùng của trái đất, được hình
thành do tổng hợp của năm yếu tố sinh vật, khí hậu, đá mẹ, đại hình và thời gian.
Nếu là đất đã sử dụng thì có thêm sự tác động của con người là yếu tố hình thành
đất thứ sáu”. Giống như vật thể khác, đất cũng có quá trình phát sinh, phát triển
và thoái hóa vì các hoạt động về vật lý, hóa học và sinh học luôn xảy ra trong nó
(Đỗ Nguyên Hải, 2000).
- Đất đai (land): Là những vùng đất có danh giới, vị trí, diện tích cụ thể và
có các thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi nhưng tính chất chu kỳ có thể
dự đoán được ảnh hưởng có ảnh hưởng tới việc sử dụng đất trong hiện tại và
tương lai của các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội như thổ nhưỡng, khí hậu, địa
hình, địa mạo, địa chất, thủy văn, thực vật, động vật cư trú và hoạt động sản xuất
của con người (Viện tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam, 2011). Theo học thuyết
sinh thái học cảnh qua, đất đai được coi là vật mang của hệ sinh thái. Trong đánh
giá phân hạng, đất đai được định nghĩa như sau: “Một vùng hay khoanh đất được
xác định về mặt địa lý là một diện tích bề mặt của trái đất với những thuộc tính
ổn định hoặc thay đổi có tính chu kỳ có thể dự đoán được sinh quyển bên trên,
bên trong và bên dưới nó như là: không khí, đất, điều kiện địa chất, thủy văn,
thực vật, động vật cư trú, những hoạt động hiện nay và trước đây của con người,
ở chừng mực mà những thuộc tính này có ảnh hưởng, có ý nghĩa tới việc sử dụng
đất đó của con người hiện tại và tương lai”.
- Đánh giá đất đai là quá trình xem xét khả năng thích hợp của đất đai với
những loại hình sử dụng đất khác nhau. Nhằm cung cấp những thông tin về sự
thuận lợi và khó khăn của việc sử dụng đất lafm căn cứ cho việc đưa ra những
quyết định về việc sử dụng đất một cách hợp lý. Thực chất công tác đánh giá đất
đai là quá trình đối chiếu giữa chất lượng đất đai với các yêu cầu sử dụng đất.

Một số định nghĩa về đánh giá đất đai:
- Đánh giá đất đai là đánh giá khả năng thích hợp của đất đai cho việc sử dụng
đất đai của con người vào nông, lâm nghiệp, thiết kế thủy lợi, quy hoạch sản xuất.

3


- Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu giữa những tính chất vốn
có của những vạt/khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại
yêu cầu sử dụng đất đai cần phải có (FAO, 1976).
- Sử dụng đất đai (land uses): Đó là hoạt động của con người tác động vào
đất đai nhằm đạt kết quả mong muốn trong quá trình sử dụng. Trên thực tế có
nhiều loại hình sử dụng đất chủ yếu như cây trồng hàng năm, đất trồng cây lâu
năm, đất trồng cỏ, đất trồng rừng..., ngoài ra còn có đất sử dụng đa mục đích với
hai hay nhiều kiểu sử dụng đất trên cùng một diện tích đất. Kiểu sử dụng đất có
thể là trong hiện tại nhưng cũng có thể là trong tương lai, nhất là khi các điệu
kiện tụ nhiên, kinh tế, xã hội ngày càng thay đổi. Trong mỗi kiểu sử dụng đất
thường gắn với những đối tượng cây trồng hay vật nuôi cụ thể (Đào Châu Thu và
Nguyễn Khang, 1998).
- Yêu cầu sử dụng đất đai (land uses requirements): Là những đòi hỏi về
đặc tính và tính chất đất đai để đảm bảo cho mỗi loại sử dụng đất đưa vào đánh
giá có thể phát triển bền vững (Đào Châu Thu và Nguyễn Khang, 1998).
- Loại/kiểu hình sử dụng đất (land utilization type): Một loại hình sử dụng
đất đai được miêu tả hay xác định theo mức độ chi tiết từ kiểu sử dụng đất chính.
Loại sử dụng đất đai có liên quan tới mùa vụ, kết hợp mùa vụ hoặc hệ thống cây
trồng với các phương thức quản lý và tưới xác định trong môi trường kỹ thuật và
kinh tế - xã hội nhất định (Viện tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam, 2011).
- Loại hình sử dụng đất là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một
vùng đất với những thuộc tính của các LUT và các yêu cầu sử dụng đất của
chúng, LUT được cụ thể hóa bằng các kiểu sử dụng đất.

2.1.2. Tiềm năng đất đai và đánh giá tiềm năng đất đai
- Tiềm năng: thuật ngữ tiềm năng được sử dụng rất rộng rãi, tiềm năng
có thể là những tiềm ẩn, những thế mạnh còn chưa được khai thác, chưa được
biết đến hoặc chưa được sử dụng hợp lý vào các hoạt động vì mục đích của
con người (Bùi Văn Sỹ, 2012).
- Đánh giá tiềm năng đất đai: là quá trình xác định số lượng, chất lượng
đất, liên quan đến mục đích của đất được sủ dụng. Đó là việc phân chia hay phân
hạng đất đai thành các nhóm dựa trên các yếu tố thuận lợi hay hạn chế trong sử
dụng như độ dốc, độ dày tầng đất, đá lẫn, tình trạng xói mòn, khô hạn, mặn hóa,
v.v... trên cở sở đó có thể lựa chọn những loại sử dụng đất phù hợp (Đỗ Đình
Sâm và cs., 2005).
4


- Đánh giá tiềm năng cung cấp thông tin về số lượng và chất lượng đất gắn
với mục đích sử dụng, mức độ thích hợp và thuận lợi, đây là cơ sở để phân bổ, bố
trí quỹ đất hợp lý theo hướng bền vững. Đánh giá tiềm năng đất đai là cơ sở cho
hoạch định phát triển bền vững kinh tế xã hội, phát huy lợi thế so sánh theo đặc
trưng vùng, miền. Đánh giá tiềm năng đất đai là cơ sở khoa học cho công tác lập
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch
phát triển các ngành (nông – lâm nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, v.v...
(Bùi Văn Sỹ, 2012)
- Mục tiêu của việc đánh giá tiềm năng đất đai:
+ Đánh giá được sự thích hợp của vùng đất với các mục tiêu sử dụng khác
nhau theo mục đích và nhu cầu của con người.
+ Đối với mục đích sử dụng được lựa chọn thì mức độ phù hợp và hiệu
quả như thế nào.
+ có những chỉ tiêu, yếu tố hạn chế gì đối với mục đích sử dụng được lựa
chọn (Bùi Văn Sỹ, 2012).
+ Đánh giá mức độ thích hợp đất đai: là quá trình xác định mức độ thích

hợp cao hay thấp của các kiểu sử dụng đất cho một đơn vị đất đai và tổng hợp
cho toàn khu vực dựa trên yêu cầu so sánh kiểu sử dụng đất với đặc điểm các đơn
vị đất đai (Đỗ Đình Sâm và cs., 2005).
2.2. TÌNH HÌNH ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI TRÊN THẾ GIỚI
2.2.1. Khái quát chung về tình hình đánh giá đất đai trên thế giới
Các phương pháp đánh giá đất đai được rất nhiều nhà khoa học và các tổ
chức quốc tế quan tâm do vậy nó trở thành một trong những chuyên ngành
nghiên cứu quan trọng và nó gắn liền với công tác quy hoạch sử dụng đất, trở nên
gần gũi với người sử dụng đất.
Một quốc gia hay một dân tộc sử dụng đất đai của họ như thế nào là tùy
thuộc vào những nhân tố tổng hợp có quan hệ mật thiết với nhau bao gồm cả các
đặc tính của đất, các yếu tố kinh tế - xã hội, hành chính và những hạn chế về
chính trị cũng như nhu cầu và mục tiêu của con người.
Các phương pháp đánh giá đất đai mới đã dần dần phát triển thành lĩnh
vực nghiên cứu liên ngành mang tính hệ thống (tự nhiên - kinh tế - xã hội) nhằm
kết hợp các kiến thức khoa học về tài nguyên đất và sử dụng đất (Đào Châu Thu
và Nguyễn Khang, 1998).
5


Các nhà thổ nhưỡng học trên thế giới đã đi sâu nghiên cứu các đặc tính
cấu tạo, các quy luật và quá trình hình thành đất, điều tra và lập các bản đồ toàn
thế giới với tỷ lệ 1/5.000.000. Đồng thời từ thực tế lao động sản xuất trên đồng
ruộng các nhà khoa học và cả những người nông dân đã đi sâu nghiên cứu, xem
xét nhiều khía cạnh có liên quan trực tiếp tới quá trình sản xuất trên từng vạt đất.
Nói cách khác là họ tiến hành đánh giá đất đai.
Như vậy việc đánh giá đất đai phải được xem xét trên phạm vi rất rộng,
bao gồm cả không gian, thời gian, tự nhiên và xã hội. Cho nên đánh giá đất đai
không chỉ là lĩnh vực khoa học tự nhiên mà còn là kinh tế, kỹ thuật nữa. Vì vậy
cần phải kết hợp chuyên gia của nhiều ngành tham gia đánh giá đất (Nguyễn

Đình Bồng và cs., 1995).
Trong đánh giá, phân hạng đất những tính chất của đất đai có thể đo lường
và ước lượng được. Có rất nhiều đặc điểm, tính chất nhưng khi đánh giá tùy theo
khu vực nghiên cứu cần lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá đất thích hợp, có vai trò
tác động trực tiếp và có ý nghĩa tới đất đai và vùng nghiên cứu.
Hiện nay, công tác đánh giá đất dai được thực hiện trên nhiều quốc gia và
trở thành một khâu trọng yếu trong các hoạt động đánh giá tài nguyên hay quy
hoạch sử dụng đất. Công tác đánh giá đất đai trên thế giới đã đạt được nhiều
thành tựu to lớn trong nghiên cứu khoa học cũng như áp dụng ngoài thực tế sản
xuất nông nghiệp. Cùng với sự hỗ trợ mạnh mẽ của kỹ thuật máy tính và hệ
thống thông tin địa lý công tác đánh giá đất đai đã trở thành công cụ cần thiết cho
mục tiêu phát triển bền vững (Trần An Phong, 1995).
2.2.2. Một số phương pháp đánh giá đất đai trên thế giới
Tùy theo mục đích và điều kiện cụ thể mà mỗi quốc gia sẽ đề ra nội dung
và phương pháp đánh giá đất đai của mình. Có rất nhiều phương pháp đánh giá
đất đai khác nhau nhưng xét về mặt tổng quan có 2 hướng chính: Đánh giá đất
theo điều kiện tự nhiên có xem xét tới điều kiện kinh tế xã hội và đánh giá kinh tế
đất đai có xem xét tới điều kiện tự nhiên. dù là phương pháp nào thì cũng phải
lấy đất đai làm nền và loại sử dụng đất cụ thể để đánh giá, kết quả được thể hiện
bằng các bản đồ, báo cáo và các số liệu thống kê (Nguyễn Văn Tân, 1994).
Hiện nay có 3 phương pháp đánh giá đất chính:
- Đánh giá đất dựa vào sự mô tả và xét đoán trực tiếp – định tính.
- Đánh giá đất theo cách cho điểm các chỉ tiêu từ (0 đến 100 điểm).

6


- Đánh giá đất trên cơ sở tính thích hợp của các loại sử dụng đất đối với
điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội – định lượng.
Sau đây là một số phương pháp đánh giá đất đai ở một số nước và các cơ

quan tổ chức trên thế giới cũng như ở Việt Nam:
2.2.2.1. Công tác đánh giá đất ở Mỹ
Tại Mỹ hiện nay đang ứng dụng rộng rãi hai phương pháp: phương pháp
tổng hợp và phương pháp yếu tố, chủ yếu dựa trên khả năng khai thác và hiểu quả
kinh tế sử dụng đất. Ở mức tổng quát, Mỹ đã phân hạng đất đai bằng phương pháp
quy nhóm đất phục vụ sản xuất nông – lâm nghiệp gọi là đánh giá tiềm năng đất.
- Phương pháp tổng hợp: Phân chia lãnh thổ tự nhiên và đánh giá đất
thông qua năng suất cây trồng nhiều năm (10 năm).
- Phương pháp yếu tố: Thống kê các yếu tố tự nhiên, xác định tính chất và
phương hướng cải tạo. Các yếu tố đánh giá là: Độ dày tầng đất, thành phần cơ
giới, độ thẩm thấu, chất lẫn vào, hàm lượng các độc tố, muối, địa hình, mức độ
xói mòn và khí hậu. Việc đánh giá đất này không chỉ dựa trên năng suất cây
trồng trên các loại đất mà còn thống kê các chi phí và thu nhập. Trong trường
hợp này lợi nhuận tối đa được chọn làm mốc so sánh cho các loại hình khác nhau
trên cùng một loại đất.
Bằng việc quy nhóm đất sản xuất phục vụ sản xuất đất nông – lâm nghiệp,
toàn bộ nước Mỹ được chia làm 8 lớp. Bốn lớp đầu có khả năng sản xuất nông
nghiệp, trong đó lớp I ít hoặc không có hạn chế và hạn chế tăng dần ở các lớp II,
III, IV. Ba lớp V, VI, VII không có khả năng sản xuất đất nông nghiệp mà chỉ có
khả năng sản xuất đất lâm nghiệp hoặc chăn thả gia súc. Lớp thử VII là các vùng
đất hoàn toàn không có khả năng sản xuất đất nông – lâm nghiệp như đầm lầy,
khe vực, cát trắng…
Trong hệ thóng đánh giá đất đai này, khả năng sản xuất của đất đai giảm
dần và những hạn chế tăng dần từ lớp I dến lớp VIII. Mức độ chi tiết hơn, các lớp
được chia nhỏ thành những lớp phụ. Những lớp phụ trong một lớp khác nhau về
tính chất các hạn chế. Chi tiết hơn nữa các lớp phụ lại chia nhỏ hơn thành các
đơn vị khả năng đất đai.
Ngoài ra ở Mỹ còn có hệ thống đánh giá đất đai dành riêng cho công tác
thủy lợi. Do dành riêng cho một mục đích sử dụng nên phương pháp này đã xem
xét đến mặt kinh tế và đánh giá theo định lượng.

7


2.2.2.2. Công tác đánh giá đất ở Canada
Canada đánh giá đất theo các yếu tố tự nhiên của đất và theo năng suất cây
trồng (ngũ cốc) nhiều năm. Trong đó lấy cây lúa mỳ làm tiêu chuẩn để đánh giá.
Nếu trong đợn vị sản xuất có nhiều loại cây trồng thì được dùng hệ số chuyển đổi
ra cây lúa mỳ. Các chỉ tiêu dùng trong đánh giá đất được chú ý là: thành phần cơ
giới, cấu trúc đất, mức độ muối độc, mức độ xói mòn đất và chất lẫn vào (Liên
Hiệp Quốc, 2012).
Trên cơ sở đó đất ở Canada được chia làm 7 nhóm:
- Nhóm 1: Thích hợp với nhiều loại cây hơn cả, ít và không có hạn chế.
- Nhóm 2: Khả năng thích hợp với một số cây trồng. Có hạn chế chính là
xói mòn, khí hậu không thuận lợi, nghèo dinh dưỡng.
- Nhóm 3: Chỉ thích hợp với một số ít cây trồng, có nhiều hạn chế về: độ
dốc lớn, xói mòn mạnh, thành phần cơ giới nặng, nghèo dinh dưỡng.
- Nhóm 4: Thích hợp với rất ít cây trồng. Hạn chế chính là khí hậu khắc
nghiệt, bi xói mòn mạnh không có khả năng giữ nước.
- Nhóm 5: Ít trồng được cây hàng năm, chỉ trồng được cây lâu năm nhưng
yêu cầu đầu tư cao.
- Nhóm 6: Đất chỉ dùng được vào chăn thả gia súc.
- Nhóm 7: Hoàn toàn không có khả năng sản xuất nông nghiệp.
2.2.2.3. Công tác đánh giá đất ở Anh
Ở Anh tổn tại 2 phương pháp đánh giá đất:
Đánh giá đất dựa hoàn toàn vào điều kiện tự nhiên. Phương pháp này
không chú ý đến sự tham gia của con người mà chỉ chủ yếu dựa vào độ phì tự
nhiên và được chia làm 3 nhóm (Huỳnh Thanh Hiền, 2015):
- Nhóm yếu tố con người không thể thay thế được như khí hậu, vị trí, địa
hình, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới.
- Nhóm các yếu tố mà còn người có thể cải tạo được nhưng cần phải đầu

tư cao như tưới tiêu, thau chua rửa mặn,…
- Nhóm các yếu tố mà con người có thể cải tạo được bằng các biện pháp
canh tác thông thường như điều hòa dinh dưỡng trong đất, cải thiện độ chua,…
Đánh giá đất căn cứ hoàn toàn vào năng suất thực tế: Kết quả đánh giá
dựa trên số liệu thống kê năng suất cây trồng thực tế qua nhiều năm. Việc đánh
8


giá này gặp nhiều khó khăn và không khách quan vì năng suất cây trồng phụ
thuộc vào loại cây trồng được chọn và khả năng của người sử dụng. Trên cở sở
phương pháp đánh giá đất đai thứ nhất, đất đai ở Anh được chia làm 5 nhóm:
- Nhóm 1: gồm các loại đất thuận lợi nhiều mặt để sản xuất đất nông
nghiệp, trồng được nhiều loại cây và cho năng suất cao.
- Nhóm 2: đất có một số yếu tố hạn chế nhưng ảnh hưởng không lớn, có
khả năng thích hợp với nhiều loại cây trồng trừ các loại cây ăn quả.
- Nhóm 3: đất có chất lượng trung bình, thích hợp cho đồng cỏ và một số
ít cây lương thực, tầng đất mỏng, địa hình mấp mô, khí hậu lạnh.
- Nhóm 4: nghèo dinh dưỡng canh tác khó khăn, chỉ thích hợp với các cây
trồng không cần đầu tư cao.
- Nhóm 5: đất đồng cỏ chăn nuôi, không trồng được cây lương thực.
2.2.2.4. Đánh giá đất ở Ấn Độ
Ở Ấn Độ đánh giá đát dựa trên phương trình được Mêta và Raychaudhuri
xây dựng năm 1961:
Y (sức sản xuất)= FA X FB X FC X FX
Trong đó:
- A: Độ dày tầng đất và đặc tính của nó;
- B: Thành phần cơ giới của lớp đất mặt;
- C: Độ dốc bề mặt;
- X: Các yếu tố biến động như tưới tiêu, kiềm, mức độ dinh dưỡng, độ xói
mòn;

- Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của vùng đánh giá mà chọn các yếu tố
thích hợp. Mỗi yếu tố chia thành nhiều cấp và tính theo phần trăm (%).
Bằng phương pháp này, đất đai ở Ấn Độ được chia thành 6 nhóm:
- Nhóm siêu tốt: đạt 80 – 100 điểm, đất có thể trồng bất kỳ loại cây nào
cũng cho năng suất cao.
- Nhóm tốt: 60 – 79 điểm, đất có thể trồng bất kỳ loại cây trồng nào nhưng
cho năng suất khá.
- Nhóm trung bình: đạt 40 – 59 điểm, đất có thể trồng được một số nhóm
cây trồng nhưng cho năng suất trung bình.
9


- Nhóm nghèo: đạt 20 – 39 điểm, đất chỉ trồng được một số loại cây cỏ.
- Nhóm rất nghèo: 10 – 19 điểm, đất chỉ làm đồng cỏ chăn thả gia súc.
- Nhóm cuối cùng: đạt <10 điểm, đất không thể dùng vào sản xuất nông
nghiệp được mà phải sử dụng cho các mục đích khác (Đỗ Nguyên Hải, 2000).
2.2.2.5. Đánh giá đất ở Balan
Balan tiến hành đánh giá đất trên cơ sở đánh giá các yếu tố tự nhiên như
thành phần cơ giới, độ dày tầng canh tác, cấu trúc đất, độ chua, mức độ gley, chế
độ nước trong đất, địa hình, năng suất cây trồng,…
Trên cơ sở đó đất Ba Lan được chia thành 8 nhóm:
- Nhóm 1: đất có phẩm chất cao, có đầy đủ các tính chất tối ưu, có đủ mọi
điều kiện để phát triển tất cả các loại cây trồng nông nghiệp.
- Nhóm 2: gồm các loại đất có phẩm chất cao nhưng có một số tính chất
kém hơn nhóm 1, trong đó có một số hạn chế đối với cây trồng.
- Nhóm 3: gồm các loại đất có phẩm chất khá phát triển trên sét và hoàng
thổ, thành phần cơ giới trung bình, mực nước ngầm có ảnh hưởng đến phẩm chất
đất. Các đất ở nhóm này thường được trồng lúa mì cho năng suất cao nên còn gọi
là đất lúa mì.
- Nhóm 4: đất có phẩm chất trung bình, phần lớn đất có thành phần cơ

giới nhẹ, thuận lợi cho việc trồng khoai tây nên còn gọi là đất khoai tây.
- Nhóm 5: đất xấu phẩm chất thấp, thuộc đất Renzin, thịt nặng, gley mạnh.
- Nhóm 6: đất rất xấu, gồm các loại đất nhóm 5 nhưng tính chất hóa
học kém.
- Nhóm 7: đất không dùng vào nông nghiệp được, chỉ cho lâm nghiệp.
- Nhóm 8: đất đồi núi dùng cho lâm nghiệp.
2.2.2.6. Đánh giá đất ở Bulgaria
Đánh giá đất ở Bulgaria thường chú ý đến các chỉ tiêu có tính chất tự
nhiên, nó ảnh hưởng đến độ phì của đất và ảnh hưởng tới sự phát triển, sinh
trưởng của các loại cây nông nghiệp. Mỗi loại đất có một thang điểm riêng cho
từng yếu tố. Các loại cây trồng chính đều được nghiên cứu và xây dựng thành
các thang điểm về đất như cây lúa mì.
Phương pháp này không chú ý đến hiệu quả kinh tế, tổng lợi nhuận và vấn
đề xã hội, môi trường. Bằng phương pháp cho điểm, đất Bungaria được chia
thành 10 hạng:
10


Bảng 2.1. Phân hạng đất ở Bulgaria
NHÓM ĐẤT

LOẠI HẠNG ĐẤT

THANG ĐIẺM

1

90 – 100

2

3
4
5

80 – 90
70 – 80
60 – 70
50 – 60

6
7
8
9
10

40 – 50
30 – 40
20 – 30
10 – 20
0 – 10

1. Đất rất tốt
2. Đất tốt

3. Đất trung bình
4. Đất xấu
5. Đất không sử dụng được

2.2.2.7. Đánh giá đất ở Liên Xô cũ
Đây là trường phái đánh giá đất đai theo quan điểm phát sinh, phát triển

của V.V.Đôcuchaev. Trường phái này cho rằng, đánh giá đất đai trước hết phải
để cập đến loại thổ nhưỡng và chất lượng tự nhiên của đất là những chỉ tiêu mang
tính khách quan và đáng tin cậy. Phải có sự đánh giá thống kê kinh tế và thống kê
nông học của đất đai mới có giá trị trong việc đề ra những biện pháp sử dụng đất
tối ưu. Trong đánh giá đất thường áp dụng phương pháp cho điểm các yếu tố trên
cơ sở thang điểm chuẩn đã được xây dựng thống nhất. Đối chiếu giữa tính chất
đất và điều kiện tự nhiên với yêu cầu của hệ thống cây trồng được lựa chọn để
phân hạng đánh giá đất (Huỳnh Thanh Hiền, 2015).
Công tác điều tra đánh giá đất ở Liên Xô cũ phát triển rất sớm từ thế kỷ
XVIII nhưng mãi đến năm 1967 Liên Xô mới xuất bản cuốn “Phân hạng đất toàn
Liên Bang”. Trong cuốn này đánh giá đất được hiểu như sau: “Đánh giá đất là sự
phân hạng đất chuyên môn hóa theo sức sản xuất của đất được cấu thành bởi
những đặc tính khách quan và những tính chất tự nhiên rất cần thiết cho sự phát
triển và sinh trưởng của cây trồng và có tương quan với năng suất trung bình
nhiều năm”.
Theo quyết định của Chính phủ, công tác đánh giá đất đai được tiến hành
trên toàn Liên Bang và do Bộ Nông Nghiệp chủ trì (Bộ Nông Nghiệp Liên Xô,
1980). Nội dung cơ bản là:
- Xác định hiệu quả kinh tế sử dụng đất đai.
- Đánh giá và so sánh hoạt động kinh doanh của các xí nghiệp.

11


- Dự kiến số lượng và giá thành sản phẩm, là cơ sở để đảm bảo công bằng
trong thu mua và giao nộp sản phẩm.
- Hoàn thiện kế hoạch sản xuất và xây dựng các đồ án quy hoạch.
- Đánh giá đất được thực hiện theo hai hướng: đánh giá chung và đánh giá
riêng (theo hiệu suất của từng loại cây trồng). Chỉ tiêu đánh giá là:
Năng suất – giá thành sản phẩm

Mức hoàn vốn.
Địa tô cấp sai (phần lãi thuần túy).
- Cây trồng lấy làm gốc để đánh giá nhất thiết phải là cây ngũ cốc và cây
họ đậu, đơn vị đánh giá là các chủng đất.
- Nội dung tiến hành gồm 7 công đoạn:
Chuẩn bị.
Tổng hợp tài liệu.
Phân vùng đánh giá đất.
Xác định đơn vị đánh giá đất đai.
Xác định các thông số cơ bản cho từng nhóm chủng đất.
Xây dựng thang đánh giá đất đai.
Xác định các tiêu chuẩn đánh giá đất đai cho từng cơ sở sản xuất.
Ngoài ra có quy định đánh giá cụ thể cho: đất có tưới, đất được tiêu úng,
đất trồng cây lâu năm, đất đồng cỏ cắt và đồng cỏ chăn thả…
2.2.2.8. Đánh giá đất theo FAO
Nhận thức rõ vai trò quan trọng, cấp thiết của thực tiễn sản xuất là phải có
những giải pháp hợp lý trong sử dụng đất nhằm hạn chế và ngăn chặn những tổn
thất đối với tài nguyên đất đai, về tính cấp thiết của đánh giá đất đai, qua quá
trình nghiên cứu, các chuyên gia về đánh giá đất đai đã nhận thấy cần có những
cuộc hội thảo quốc tế nhằm đạt được sự thống nhất và tiêu chuẩn hóa các phương
pháp đánh giá đất. Tổ chức FAO đã tổ chức tổng hợp kinh nghiệm của nhiều
nước và đề ra các phương pháp đánh giá đất đai dựa trên cơ sở phân hạng thích
hợp đất. Cơ sở của phương pháp này là so sánh yêu cầu sử dụng đất với chất
lượng đất, gắn với phân tích các khía cạnh về kinh tế - xã hội, môi trường để lựa

12


chọn phương án sử dụng đất tối ưu. Năm 1970, tổ chức FAO đã tập hợp các
chuyên gia nông nghiệp hàng đầu ở nhiều quốc gia tổng hợp xây dựng “Đề

cương đánh giá đất đai”. Kết quả là Ủy ban Quốc tế nghiên cứu tổ chức FAO đã
cho ra đời bản dự thảo đánh giá đất lần đầu tiên vào năm 1972. Sau đó Blikman
và Smyth biên soạn và cho in ấn chính thức và năm 1973.
Năm 1975 bản dự thảo đã dược các chuyên gia đánh giá đất của tổ chức
FAO tham gia đóng góp, năm 1976 đề cương đánh giá đất đã ra đời. Qua những
thử nghiệm ban đầu ở các nước đang phát triển đề cương này tiếp tục được bổ
sung và hoàn thiện vào các năm sau đó để áp dụng cho từng đối tượng sản xuất
nông nghiệp, có thể liệt kê như sau :
- Đánh giá đất cho nông nghiệp nhờ nước mưa (FAO, 1983);
- Đánh giá đất cho vùng đất rừng (FAO, 1984);
- Đánh giá đất cho vùng nông nghiệp được tưới (FAO, 1985);
- Đánh giá đất cho phát triển nông thôn (FAO, 1988);
- Đánh giá đất cho đồng cỏ chăn thả (FAO, 1989);
- Đánh giá đất đai cho sự phát triển (FAO, 1990);
- Đánh giá đất cho vùng cỏ quảng canh (FAO, 1991);
- Đánh giá đất và phân tích hệ thống canh tác cho quy hoạch sử dụng đất
(FAO, 1992).
Trong quy trình đánh giá đất của FAO, điều tra đất được xem như là một
phần thiết yếu và yêu cầu thu thập thông tin từ nhiều phương diện của đất đai bao
gồm: thổ nhưỡng, địa hình, địa mạo, các điều kiện địa chất, khí hậu, thủy văn,
lớp phủ thực vật và cả các điều kiện kinh tế - xã hội liên quan đến mục đích sử
dụng đất. Năm 1996, tổng kết về các hệ thống đánh giá đất trên đây, FAO đã có
nhận định: các nhân tố kinh tế - xã hội, môi trường yêu cầu phải cân nhắc kỹ
trong quá trình đánh giá đất. Tiêu chí đánh giá sử dụng bền vững đất của FAO,
1976 như sau:
Hiệu quả kinh tế:
- Giá trị sản xuất (sản lượng * giá trị sản phẩm).
- Tổng chi phí biến đổi (đầu tư cơ bản và hằng năm).
- Thu nhập hỗn hợp.
- Hiệu quả đồng vốn.

- Giá trị ngày công lao động.

13


×