Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

CHUYÊN ĐỀ 1 HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP Phần II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (519.39 KB, 16 trang )


2

CHUYÊN ĐỀ 1
Khái quát về sở hữu công nghiệp và pháp luật về
bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
Phần II


3

MỤC LỤC
Câu hỏi 16. Tên thương mại là gì?.........................................................................4
Câu hỏi 17. Những yêu cầu của tên thương mại?..................................................4
Câu hỏi 18. Cần lưu ý điểm gì khi lựa chọn tên thương mại?...............................5
Câu hỏi 19. Chủ doanh nghiệp có những quyền sở hữu cơng nghiệp nào đối
với tên thương mại của mình?..............................................................................6
Câu hỏi 20. Đề nghị giải thích về chỉ dẫn địa lý. Chỉ dẫn địa lý phải đăng
ký không?...............................................................................................................6
Câu hỏi 21. Đối tượng nào không được bảo hộ là chỉ dẫn địa lý?........................7
Câu hỏi 22. Ai là chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý, người có quyền đăng ký chỉ dẫn
chỉ dẫn địa lý và gồm những quyền gì?..................................................................7
Câu hỏi 23. Thế nào là bí mật kinh doanh?...........................................................8
Câu Câu hỏi 24. Tên thương mại, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý có vai trị như
thế nào trong hoạt động của doanh nghiệp?.........................................................8
Câu hỏi 25. Tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý mang lại lợi ích gì
cho doanh nghiệp?..................................................................................................8
Câu hỏi 26. Phải tiến hành những thủ tục gì để xác lập chủ quyền đối với các
đối tượng sở hữu công nghiệp?..............................................................................9
Câu hỏi 27. Thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu
công nghiệp?.........................................................................................................10


Câu hỏi 28. Nhãn hàng hố là gì?.......................................................................11
Câu hỏi 29. Cần lưu ý gì khi đầu tư cho các đối tượng sở hữu công nghiệp?11
Câu hỏi 30. Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là gì?...........................12
Câu hỏi 31. Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu cơng nghiệp là gì?13
Câu hỏi 32. Đề nghị cho biết các dạng của hợp đồng sử dụng các đối tượng sở
hữu công nghiệp?....................................................................................................14


Câu hỏi 16. Tên thương mại là
gì?

4

Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân sử dụng
trong hoạt động kinh doanh, dùng để nhận biết và phân biệt
chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh
khác trong cùng lĩnh vực (Điều 4.21 Luật SHTT).
Tên thương mại phải là tập hợp các chữ, phát âm được và
có nghĩa.
Tên thương mại bao gồm hai phần: Phần mô tả và phần
phân biệt.
Phần mô tả là một tập hợp các từ có nghĩa mơ tả tóm tắt
loại hình doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh.
Phần phân biệt là tập hợp các chữ cái phát âm được, có thể
có nghĩa hoặc khơng có nghĩa. Phần mơ tả khơng có khả
năng tạo nên tính phân biệt cho tên thương mại (hai doanh
nghiệp có tên thương mại khác nhau có thể có phần mơ tả
giống nhau). Ví dụ: Với tên Cơng ty TNHH xây dựng
Thành Đô. Phần mô tả là “Công ty TNHH xây dựng”, phần
phân biệt là “Thành Đô”, phân biệt với “Công ty TNHH

xây dựng Tiến Thành”. “Tổng công ty bưu chính viễn
thơng Việt Nam” khơng có khả năng phân biệt (Tổng cơng
ty - mơ tả loại hình cơng ty; Bưu chính viễn thơng- lĩnh vực
hoạt động; Việt Nam - khơng có khả năng phân biệt).
Vì vậy phải thêm dấu hiệu khác là “VNPT” là tên giao
dịch.
Tên thương mại thường là tên doanh nghiệp.

Câu hỏi 17. Những yêu cầu
của tên thương mại?

Quyền sở hữu tên thương mại được xác lập trên cơ sở
thực tiễn sử dụng hợp pháp tên thương mại đó tương ứng
với khu vực là lãnh thổ kinh doanh, không cần thực hiện
thủ tục đăng ký. Tên thương mại được bảo hộ khi có khả
năng phân biệt, đáp ứng các điều kiện sau:
Chứa thành phần tên riêng, trừ trưòng hợp đã được biết
rộng rãi.


5

Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên
thương mại mà tổ chức khác đã sử dụng trước trong cùng
lĩnh vực, khu vực kinh doanh.
Không thuộc các trường hợp như: Sử dụng tên gọi các cơ
quan hành chính, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã
hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp hoặc các chủ thể không
liên quan tới hoạt động kinh doanh (Điều 77, Điều 78 Luật
SHTT).

Ngồi ra những tên thương mại có thêm từ ngữ “tân”
“cựu” “mới” trước, hoặc sau các tên thương mại đã có
trước đó cũng khơng đáp ứng u cầu của tên thương mại.
Câu hỏi 18. Cần lưu ý điểm gì
khi lựa chọn tên thương mại?

Tên thương mại thuộc tài sản trí tuệ cần chú ý xây dựng
và bối đắp ngay khi doanh nghiệp ra đời. Mỗi doanh
nghiệp chỉ có một tên thương mại (dù có thể có nhiều nhãn
hiệu hàng hoá khác nhau).
Cần lưu ý khi thiết kế tên thương mại:
Phần phân biệt nên là tập hợp chữ, dễ phát âm, dễ nhớ với
số đông người giao tiếp ở thị trường doanh nghiệp kinh
doanh. Nếu có ý định hoạt động ở nước ngồi thì khơng
nên chọn tập hợp chữ có dấu vì khó phát âm. Cần chú ý
nghĩa của tập hợp các chữ, khơng có nghĩa xấu gây phản
cảm. Tên thương mại của mình khơng trùng hoạc gây
nhầm lẫn với doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực kinh
doanh, hoặc nhẫm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng của
người khác, không vi phạm điều cấm. Lựa chọn dấu hiệu
chữ tạo ấn tượng về phong cách (tin cậy, năng động).
Để đảm bảo khả năng phân biệt phải rà soát tên thương mại
của các doanh nghiệp khác hoạt động trong cùng lĩnh vực,
cùng thị trường để tránh tên thương mại của mình xung đột
(trùng, khơng có thể phân biệt) với các tên thương mại đã
có.


6
Câu hỏi 19. Chủ doanh nghiệp

có những quyền sở hữu công
Chủ doanh nghiệp sở hữu tên thương mại là tổ chức, cá
nghiệp nào đối với tên thương nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh dưới tên thương mại,
mại của mình?
có những quyền sau:

Quyền sử dụng tên thương mại vào mục đích kinh doanh
bằng cách dùng tên thương mại để xưng danh, thể hiện
trên giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm hàng hố bao bì
và quảng cáo.
Quyền chuyển giao theo hợp đồng, thừa kế cho người khác
với điều kiện việc chuyển giao phải được tiến hành cùng
toàn bộ cơ sở và hoạt động kinh doanh dưới tên thương
mại đó.

Câu hỏi 20. Đề nghị giải thích
về chỉ dẫn địa lý. Chỉ dẫn địa
lý phải đăng ký không?

Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được
bảo hộ khi chủ sở hữu cịn duy trì hoạt động với tên
thương mại này.

Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có
nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh hổ hay quốc
gia cụ thể.
Chỉ dẫn địa lý phải đảm bảo diều kiện sau thì được bảo hộ:
Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu
vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng.
Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng

hoặc đặc tính chủ yếu do diều kiện địa lý của khu vực, địa
phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn
địa lý đó quyết định (Điều 79 Luật SHTT).
Một số sản phẩm đã được mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ
như bưởi Đoan Hùng, nước mắm Phú Quốc, thanh long
Bình Thuận.


Câu hỏi 21. Đối tượng nào
không được bảo hộ là chỉ dẫn
địa lý?

7

Các đối tượng sau không được bảo hộ là chỉ dẫn địa lý:
Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hoá ở
Việt Nam.
Chỉ dẫn địa lý ở nước ngồi mà tại đó, chỉ dẫn địa lý này
không được bảo hộ, đã bị chấm dứt, hoặc khơng cịn được
sử dụng.
Chỉ dẫn địa lý tương tự với nhãn hiệu đang được bảo hộ
trong trường hợp nếu sử dụng chỉ dẫn địa lý sẽ gây nhầm
lẫn về nguồn gốc của sản phẩm.
Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về
nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý
đó (Điều 80 Luật SHTT).

Câu hỏi 22. Ai là chủ sở hữu
chỉ dẫn địa lý, người có quyền
Những cơ quan sau đây có quyền sở hữu chỉ dẫn địa lý:

đăng ký chỉ dẫn chỉ dẫn địa lý
Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố nơi có khu vực địa lý
và gồm những quyền gì?
tương ứng với chỉ dẫn địa lý được cơng nhận thuộc phạm
vi một tỉnh.
Uỷ ban Nhan dân một tỉnh, được Uỷ ban nhân dân tỉnh
khác uỷ quyền khi khu vực địa lý được công nhận thuộc
nhiều địa phương.
Cơ quan, tổ chức được Uỷ ban nhân dân tỉnh uỷ quyền
quản lý chỉ dẫn địa lý với điều kiện cơ quan, tổ chức này
đại diện cho quyền lợi của tất cả tổ chức, cá nhân được
trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý (Điều 121.4 Luật SHTT,
Điều 18.1 Nghị định 103/2006/NĐ-CP).
Mọi tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất hàng
hoá tại lãnh thổ quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương
có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý đó với điều kiện hàng hố
do tổ chức, cá nhân đó sản xuất phải đảm bảo uy tín hoặc
danh tiếng vốn có của hàng hố này.
Khi tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý thì
họ có quyền thể hiện chỉ dẫn đó trên hàng hố, bao bì hàng
hố, giấy tờ giao dịch nhằm mua bán hàng hoá và quảng
cáo cho hàng hoá này.


Câu hỏi 23. Thế nào là bí mật
kinh doanh?

8

Bí mật kinh doanh là thành quả đầu tư dưới dạng thông

tin đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Không phải là hiểu biết thông thường.
Khi sử dụng trong kinh doanh tạo cho người nắm giữ
thơng tin có lợi thế so với người khơng nắm giữ hoặc
khơng sử dụng bí mật kinh doanh đó.
Được chủ thơng tin bảo mật bằng các biện pháp cần thiết
để thơng tin đó khơng bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận
được (Điều 84 Luật SHTT).
Sở hữu bí mật kinh doanh tự động xác lập khi có đủ các
điều kiện trên.

Câu hỏi 24. Tên thương mại,
nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý có
Các đối tượng sở hữu cơng nghiệp nói trên có vai trị
vai trị như thế nào trong hoạt quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể:
động của doanh nghiệp?
Liên quan đến pháp luật: Là đối tượng điều chỉnh của
pháp luật về sở hũu cơng nghiệp. Doanh nghiệp có thể có
quyền trong phạm vi, thời hạn nhất định, đồng thời phải
thực hiện nghĩa vụ nhất định. Trong trường hợp không
tuân thủ quy định của pháp luật về sở hữu cơng nghiệp,
doanh nghiệp có thể gập rắc rối hoặc bị thiệt hại do các
hành vi của mình có liên quan đến các đối tượng này.
Liên quan đến kinh tế:
- Khả năng cạnh tranh.
- Tăng giá trị của hàng hoá trong khi giá trị vật chất không
thay đổi.

Câu hỏi 25. Tên thương mại,
nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý mang

lại lợi ích gì cho doanh
nghiệp?

- Khơng có biện pháp và hành động phù hợp thì giá trị xói
mịn và bị triệt tiêu, thiệt hại về kinh tế.

Tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý là một thành
tố góp phần vào sự phát triển và sự thành đạt của doanh
nghiệp. Các đối tượng sở hữu công nghiệp này được coi là


9

yếu tố đầu tiên và quan trọng trong chiến lược xâm nhập
và mở rộng thị trường. Trong nhiều trường hợp quyết
định sự thành, bại của doanh nghiệp trên thị trường mới.
Các đối tượng sở hữu cơng nghiệp nói trên có tác dụng:
- Chức năng nhận biết (phân biệt), các đối tượng nói trên
ln được nhận biết bằng thị giác (thơng qua màu sắc
nhãn hiệu), thính giác (âm thanh) một cách rõ ràng để
người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn theo sở thích.
- Làm cho người tiêu dùng tiết kiệm thời gian và sức lực
trong việc lựa chọn và mua sản phẩm theo mục đích và sở
thích của họ.
- Đảm bảo hoặc sự tin cậy giúp người tiêu dùng tìm ra
chất lượng ổn định của sản phẩm, dịch vụ mang nhãn
hiệu, tên thương mại quen thuộc dù mua ở bất kỳ đâu và
bất kỳ lúc nào.
- Đảm bảo cho ngưòi tiêu dùng có thể mua sản phẩm hoặc
thuê dịch vụ tốt nhất, đảm bảo nhất trong cùng một loại.

- Cá tính hố, tính cách, hình ảnh riêng cho từng người
tiêu dùng trong con mắt của người khác. Tạo phong cách
riêng cho người tiêu dùng và từ đó làm cho họ u thích
hàng hố mang nhãn hiệu đó.
- Tính liên tục được quan niệm là người tiêu dùng hài
lòng với một sản phẩm mang tên thương mại, nhãn hiệu
mà họ đang sử dụng nhiều năm.
- Khía cạnh đạo đức là sự hài lòng của người tiêu dùng
với chủ nhãn hiệu và mối liên hệ của chúng với xã hội
(quảng cáo hấp dẫn).
Câu hỏi 26. Phải tiến hành
những thủ tục gì để xác lập chủ
Các đối tượng sở hữu công nghiệp ngay khi sáng tạo,
quyền đối với các đối tượng sở
hình thành phải tiến hành đăng ký bảo hộ theo trình tự
hữu công nghiệp?
sau:


10

Nộp đơn: Tờ khai đơn đăng ký đối tượng sở hữu công
nghiệp với các thông tin: Tên và địa chỉ người đứng đơn;
tuỳ thuộc đối tượng sở hữu công nghiệp mà kèm theo mẫu
nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, bản mô tả sáng chế
hoặc bản thiết kế và các tài liệu khác (theo hướng dẫn
trong hồ sơ đơn nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ phù hợp từng
loại đối tưọng sở hữu cơng nghiệp) và kèm theo lệ phí
theo quy định.
Chủ thể có thể trực tiếp nộp đơn hoặc thơng qua người đại

diện.
Xử lý đơn: Là công việc của Cục Sở hữu trí tuệ. Đơn phải
qua giai đoạn thẩm định. Trong q trình thẩm định, Cục
Sở hữu trí tuệ có thể có các yêu cầu bổ sung và từ chối
chấp nhận đơn. Tổ chức, cá nhân người nộp đơn có thể
khiếu nại, tố cáo những vi phạm trong qua trình tiếp nhận,
thẩm định đơn của Cục Sở hữu trí tuệ.
Cấp văn bằng bảo hộ: Nếu đơn đạt yêu cầu, Cục Sở hữu
trí tuệ sẽ cấp văn bằng bảo hộ.
Sau khi được cấp văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu các đối
tượng sở hữu cơng nghiệp có các quyền trong phạm vi
bảo hộ ghi tại văn bằng theo quy định của pháp luật bảo
hộ quyền sở hữu công nghiệp. Trong thời gian văn bằng
bảo hộ có hiệu lực, người khác khơng được phép sử dụng
các đối tượng này nếu không được chủ văn bằng cho
phép, trừ một số trường hợp đặc biệt do pháp luật quy
định (Điều 108, Điều 109, Điều 118 Luật SHTT).
Câu hỏi 27. Thời hạn hiệu lực
của văn bằng bảo hộ các đối
Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp
tượng sở hữu công nghiệp?
luật đảm bảo độc quyền khai thác nhằm mục đích thương
mại trong thời gian hiệu lực của văn bằng bảo hộ được
quy định như sau:
Đối với sáng chế là 20 năm.
Đối với giải pháp hữu ích là 10 năm.
Đối với kiểu dáng công nghiệp tối đa là 15 năm


11


Đối với nhãn hiệu là 10 năm, nhưng có thể được gia hạn
liên tiếp 10 năm 1 lần và không giới hạn số lần gia hạn.
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể bị đình chỉ
hiệu lực theo u cầu của người khác trong trường hợp
chủ sở hữu nhãn hiệu khơng sử dụng nhãn hiệu đó trong 5
năm liên tục. Giấy chứng nhận này cung có thể bị huỷ bỏ
hiệu lực theo yêu cầu của người khác trong trường hợp
Giấy chứng nhận này được cấp cho ngươì khơng có
quyền nộp đơn đăng ký hoặc nhãn hiệu không đáp ứng
tiêu chuẩn bảo hộ.
Đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp có giá trị từ ngày cấp
đến ngày sớm nhất trong những này sau:
Ngày kết thúc 10 năm, kể từ ngày được cấp văn bằng.
hoặc ngày kết thúc 10 năm kể từ ngày người có quyền
nộp đơn, hoặc người được người có có quyền nộp đơn
cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi
nào, hoặc ngày kết thúc 15 năm (Điều 93 Luật SHTT).
Câu hỏi 28. Nhãn hàng hố là
gì?

Nhãn hàng hố là bản viết, bảng in, hình ảnh, dấu hiệu
in chìm, in nổi trực tiếp hoặc được dán, đính, cài chắc
chắn trên hàng hố hoặc bao bì để thể hiện các thơng tin
cần thiết, chủ yếu về hàng hố (thơng tin này theo quy
định gồm một số nội dung như: tên hàng hoá, địa chỉ sản
xuất, thành phần, công dụng, cách sử dụng, thời hạn sử
dụng….).
Nhãn hàng hố khơng phải là đối tượng sở hữu công
nghiệp, không được bảo hộ, không phải đăng ký mà chỉ

công bố (Nghị định 89/2006/NĐ-CP).

Câu hỏi 29. Cần lưu ý gì khi
đầu tư cho các đối tượng sở
hữu cơng nghiệp?

Từ lợi ích cơ bản của sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu
dáng công nghiệp, tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa
lý cần phải xây dựng chiến lược đầu tư cho các đối tượng
này:


12

Đầu tư vào sản xuất, nghiên cúu khoa học và phát triển
công nghệ để tạo ra ưu thế về công nghệ, để tạo ra sáng
chế, giải pháp hữu ích và kiểu dáng công nghiệp mới.
Đầu tư vào nghiên cứu và điều tra thị trường nhằm thăm
dò, nhận xét về thị hiếu, khẩu vị của người tiêu dùng,
phong cách sống, nhằm xác định những sự đổi mới trong
tiêu dùng trong từng giai đoạn.
Đầu tư cho việc đưa thông tin đến người tiêu dùng nhằm
khuyến khích tính độc đáo của tên thương mại, nhãn hiệu
hàng hoá, chỉ dẫn địa lý, tạo ra sự vượt trội (sự nhận biết)
đối với các đối tượng sở hữu cơng nghiệp của mình so với
người khác. Nếu thiếu sự quảng cáo thì khơng phát huy
được giá trị tiềm ẩn của các đối tượng này, không làm
cho người khác biết. Đầu tư cho các đối tượng này chỉ
sinh lợi nếu như thơng tin nhanh chóng về đến được với
quảng đại cơng chúng.

Vì vậy cần đánh giá, nghiên cứu, có chiến lược quản lý và
phát triển các đối tượng sở hữu cơng nghiệp sao cho có
hiệu quả.
Câu hỏi 30. Chuyển nhượng
quyền sở hữu công nghiệp là
Chuyển nhượng quyền sở hữu cơng nghiệp là việc chủ
gì?
sở hữu quyền sở hữu cơng nghiệp chuyển giao quyền sở
hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác.
Việc chuyển nhượng quyền này phải thực hiện bởi hình
thức hợp đồng bằng văn bản gọi là hợp đồng chuyển
nhượng quyền sở hữu cơng nghiệp.
Có một số hạn chế trong việc chuyển nhượng quyền sở
hữu công nghiệp như:
Chỉ được chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
trong phạm vi được bảo hộ.
Quyền sử dụng chỉ dẫn điạ lý không được chuyển
nhượng.


13

Quyền sở hữu tên thương mại chỉ được chuyển nhượng
kèm theo toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh
doanh với tên thương mại đó.
Quyền sở hữu nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng nếu
không gây sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng
hố, dịch vụ mang nhãn hiệu đó. Quyền đối với nhãn hiệu
chỉ được chuyển giao cho tổ chức cá nhân đáp ứng điều
kiện đối vói người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó (Điều

138, Điều139 Luật SHTT).
Câu hỏi 31. Chuyển quyền sử
dụng đối tượng sở hữu công
Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là
nghiệp là gì?
việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép
tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công
nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.
Việc chuyển quyền sử dụng cũng phải thực hiện bởi hình
thức hợp đồng bằng văn bản gọi là hợp đồng sử dụng đối
tượng sở hữu công nghiệp.
Việc chuyển quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công
nghiệp phải tuân thủ:
Không được chuyển giao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý,
tên thương mại.
Không được chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể
cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở
hữu nhãn hiệu tập thể đó.
Bên được chuyển giao quyền sử dụng khơng được ký kết
hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ trường hợp được bên
chuyển quyền cho phép.
Bên được chuyển quyền có nghĩa vụ ghi trên hàng hố,
bao bì hàng hố việc hàng hố đó được sản xuất theo hợp
đồng sử dụng nhãn hiệu.
Bên được chuyển quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng
độc quyền có nghĩa vụ phải sử dụng sáng chế như chủ sở
hữu sáng chế (Điều 142, Điều 143 Luật SHTT).


14

Câu hỏi 32. Đề nghị cho biết
các dạng của hợp đồng sử
Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp có các
dụng các đối tượng sở hữu dạng sau:
cơng nghiệp?
Hợp đồng độc quyền là hình thức hợp đồng mà theo đó
bên được chuyển quyền được độc quyền sử dụng đối
tượng sở hữu công nghiệp ở phạm vi và trong một thời
hạn nhất định do hai bên thoả thuận. Bên chuyển quyền
khơng có quyền chuyển giao cho bên thứ ba và chỉ được
sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó nếu được phép
của bên được chuyển quyền.

Hợp đồng khơng độc quyền là hình thức hợp đồng mà
theo nội dung hợp đồng, ở phạm vi và trong một thời hạn
chuyển giao quyền do hai bên thoả thuận, bên nhận
không được độc quyền đối tượng sở hữu cơng nghiệp. Có
nghĩa là bên giao quyền sử dụng vẫn có quyền sử dụng
hoặc cho người khác sử dụng đối tượng sở hữu công
nghiệp đã được chuyển giao.
Hợp đồng thứ cấp là hợp đồng mà theo đó thì bên chuyển
giao quyền sử dụng chính là bên nhận trong một hợp
đồng trước đó, nay được tiếp tục chuyển giao quyền sử
dụng theo một hợp đồng khác (Điều 143 Luật SHTT).
Để chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu
công nghiệp bên chuyển quyền và bên được chuyển
quyền tiến hành đàm phán về nội dung hợp đồng và ký
kết Hợp đồng bằng văn bản với nội dung và hình thức
phù hợp với quy định của pháp luật. Sau đó tiến hành
đăng ký hợp đồng chuyển giao với cơ quan nhà nước có

thẩm quyền. Việc đăng ký là thủ tục bắt buộc để Hợp
đồng chuyển giao có hiệu lực pháp lý. Việc ký kết hợp
đồng chuyển giao mà khơng đăng ký thì khơng được
pháp luật thừa nhận (Điều 148.1.2 Luật SHTT).

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO):


15

Câu hỏi 33. Việt Nam đã tham
gia các Hiệp định, thỏa ước, - Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại
công ước và hiệp ước về sở của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS)
hữu trí tuệ nào?
Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO):
- Cơng ước thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới
(Cơng ước Stockholm)
- Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp
- Hiệp ước hợp tác sáng chế (PCT)
- Hiệp ước Budapest về sự công nhận quốc tế đối với việc
nộp lưu chủng vi sinh nhằm tiến hành các thủ tục về
patent
- Hiệp ước Washington về sở hữu trí tuệ đối với mạch
tích hợp

- Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng
hóa
- Nghị định thư liên quan đến Thảo ước Madrid về đăng
ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa
- Hiệp ước Luật nhãn hiệu hàng hóa

- Cơng ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ
thuật
- Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất
bản ghi âm và tổ chức phát sóng
- Thỏa ước La Hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công
nghiệp
- Hiệp định Lisbon về bảo hộ tên gọi xuất xứ và đăng ký
quốc tế tên gọi xuất xứ
- Thỏa ước Nice về phân loại quốc tế hàng hóa và dịch vụ
dùng để đăng ký nhãn hiệu

- Thỏa ước Vienna về phân loại quốc tế các yếu tố hình
của nhãn hiệu


16

- Thỏa ước Locarno về phân loại quốc tế cho kiểu dáng công nghiệp
- Thỏa ước Strasbourg về phân loại sáng chế quốc tế
- Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới
ASEAN
Hiệp định khung ASEAN về hợp tác sở hữu trí tuệ
- ASEAN Economic Community Blueprint
- ASEAN-Japan Comprehensive Economic Partnership Agreement
- ASEAN-Australia-New Zealand Free Trade Agreement (IP provisions)
Hiệp định song phương
- Hiệp định song phương Việt-Mỹ (BTA)
- Hiệp định hợp tác khoa học và công nghệ giữa Việt Nam và Mỹ (phần sở hữu trí
tuệ)
- Hiệp định Việt Nam- Thụy Sỹ về bảo hộ sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực

sở hữu trí tuệ
- Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam- Nhật Bản (Phần sở hữu trí tuệ)

TÀI LIỆU THAM KHẢO
215 câu hỏi-đáp pháp luật về bảo vệ
quyền sở hữu công nghiệp



×