Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

cnxhkh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.51 KB, 4 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
---------------------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 703/ SĐH ====================
Hà Nội, ngày 13 tháng 02 năm 2007
QUYẾT ĐỊNH
CỦA GIÁM ĐỐC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
V/v: Ban hành Đề cương chi tiết môn thi tuyển sinh sau đại học
Môn thi Cơ sở: Chủ nghĩa xã hội khoa học đại cương
GIÁM ĐỐC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
- Căn cứ Nghị định số 07/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2001 của Chính phủ về
Đại học Quốc gia;
- Căn cứ Quy chế về Tổ chức và Hoạt động của Đại học Quốc gia ban hành theo
Quyết định số 16/2001/QĐ-TTg ngày 12 tháng 02 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ;
- Căn cứ Quy định về Tổ chức và Hoạt động của Đại học Quốc gia Hà Nội ban hành
theo Quyết định số 600/TCCB, ngày 01 tháng 10 năm 2001 của Giám đốc Đại học Quốc gia
Hà Nội;
- Căn cứ Quy chế đào tạo sau đại học ở Đại học Quốc gia Hà Nội ban hành theo
Quyết định số 15/ĐT ngày 09 tháng 02 năm 2004 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội;
- Căn cứ công văn đề nghị số 2751/XHNV-KH&SĐH, ngày 12 tháng 12 năm 2006 của
ông Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn;
- Theo đề nghị của ông Chủ nhiệm khoa Sau đại học,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này Đề cương chi tiết môn thi tuyển sinh
sau đại học của môn thi Cơ sở: Chủ nghĩa xã hội khoa học đại cương.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày kí. Các văn bản trước đây trái với
Quyết định này bị bãi bỏ.
Điều 3: Các ông (bà) Chánh Văn phòng, Chủ nhiệm khoa Sau đại học và Thủ trưởng
các đơn vị đào tạo được phép sử dụng môn thi Cơ sở Chủ nghĩa xã hội khoa học
đại cương chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
KT. GIÁM ĐỐC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
PHÓ GIÁM ĐỐC


(Đã kí)
Nơi nhận:
- Như điều 3
- Lưu khoa SĐH, VP
GS.TSKH. Vũ Minh Giang
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC
Môn thi Cơ sở: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC ĐẠI CƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 703/SĐH, ngày 13 tháng 02 năm 2007
của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội)
A- NỘI DUNG
1. Khái niệm “chủ nghĩa xã hội”, “chủ nghĩa xã hội khoa học”.
Vị trí của chủ nghĩa xã hội khoa học (CNXHKH) trong hệ thống lí luận của
chủ nghĩa Mác-Lênin.
2. Chủ nghĩa xã hội không tưởng
- Khái niệm tư tưởng xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa xã hội không tưởng
(CNXH không tưởng).
- Giá trị lịch sử, hạn chế của CNXH không tưởng. Sự khác nhau căn bản
giữa CNXH không tưởng và CNXHKH.
3. Sự hình thành và phát triển của CNXHKH
- Những điều kiện, tiền đề cho sự ra đời CNXHKH.
- Cống hiến của Hồ Chí Minh và Đảng ta trong việc vận dụng sáng tạo
và phát triển CNXHKH.
4. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
- Khái niệm giai cấp công nhân.
- Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và cơ sở khách quan quy định
sứ mệnh lịch sử đó.
- Những nhân tố chủ quan trong việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai
cấp công nhân, nhất là vai trò của Đảng Cộng sản.
- Giai cấp công nhân Việt Nam và vai trò lịch sử của nó trong cách mạng
Việt Nam.

5. Cách mạng xã hội chủ nghĩa
- Khái niệm cách mạng xã hội chủ nghĩa
- Tính tất yếu, nội dung, động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
2
- Lí luận cách mạng không ngừng và sự vận dụng sáng tạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam.
6. Thời đại ngày nay
- Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về thời đại và thời đại ngày nay.
- Tính chất và những mâu thuẫn cơ bản của thời đại ngày nay.
- Đặc điểm xu thế phát triển của thời đại ngày nay.
7. Xã hội xã hội chủ nghĩa.
- Sự ra đời và phân kì hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa.
- Quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin và Đảng ta về đặc trưng của xã
hội xã hội chủ nghĩa.
- Quá độ lên CNXH ở Việt Nam.
8. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước XHCN
- Quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin về dân chủ, về bản chất của dân
chủ xã hội chủ nghĩa.
- Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa: kết cấu, vị trí, mối quan hệ giữa
các yếu tố hợp thành.
- Đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay.
9. Cơ cấu xã hội – giai cấp và liên minh công nhân – nông dân – trí thức
trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội
- Khái niệm cơ cấu xã hội – giai cấp, vị trí của cơ cấu xã hội – giai cấp
trong cơ cấu xã hội.
- Đặc điểm và xu hướng biến đổi của cơ cấu xã hội giai cấp trong thời kì
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.
- Tính tất yếu, nội dung liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp
nông dân và tầng lớp trí thức trong quá trình xây dựng CNXH và ở Việt
Nam hiện nay.

10. Vấn đề dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội
- Khái niệm dân tộc. Nội dung cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-
Lênin và cơ sở lí luận và thực tiễn của nó.
- Đặc điểm vấn đề dân tộc ở Việt Nam và chính sách dân tộc của Đảng
và Nhà nước ta hiện nay.
11. Vấn đề tôn giáo trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội
3
- Vấn đề tồn tại tôn giáo dưới CNXH và quan điểm cơ bản của chủ nghĩa
Mác-Lênin đối với tôn giáo.
- Đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam và chính sách tôn giáo của Đảng và nhà
nước ta hiện nay.
12. Vấn đề gia đình trong quá trình xây dựng CNXH
- Quan niệm về gia đình. Vị trí vai trò của gia đình trong quá trình xây
dựng CNXH.
- Những điều kiện xây dựng gia đình trong quá trình xây dựng CNXH.
- Vấn đề xây dựng gia đình ở Việt Nam hiện nay.
13. Nguồn lực con người trong quá trình xây dựng CNXH
- Quan niệm về nguồn lực con người. Vị trí, vai trò nguồn lực con người
trong quá trình xây dựng CNXH.
- Phát huy nguồn lực con người ở Việt Nam hiện nay.
B- TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học (dùng cho
các trường Đại học, Cao Đẳng), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006.
2. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn
khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh: Giáo trình chủ nghĩa xã hội
khoa học. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VI, VII, VIII, IX, X. Nxb Sự thật và Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1986,
1991, 1996, 2002, 2006.
4

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×