Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Âu 1992-1993

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (590.98 KB, 44 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Sự phát triển của hệ thống tài chính toàn cầu bên cạnh việc mang lại những
cơ hội lớn cho mỗi quốc gia, mỗi dân tộc thì đồng thời cũng tiềm ẩn những rủi ro
cho nền kinh tế. Sự thay đổi của các thị trường tài chính cùng với mức độ mở cửa
thương mại và tài chính của các nước và những điều kiện bên trong của mỗi quốc
gia đều có thể dẫn đến nguy cơ khủng hoảng. Khủng hoảng tài chính - tiền tệ có
một lịch sử khá dài gắn liền với sự ra đời và phát triển của hệ thống tài chính
trong nền kinh tế thế giới.
Có thể nói, những năm đầu thập niên 90 thế giới chứng kiến nhiều cuộc
khủng hoảng tài chính tiền tệ trên khắp các nước, từ châu Á, châu Âu, đến châu
Mỹ (như khủng khoảng dầu mỏ tại Mỹ năm 1973, khủng hoảng kinh tế tại Nhật
Bản đầu những năm 90....).Tất cả tuy đều nảy sinh từ nhiều nguyên nhân khác
nhau nhưng lại dẫn đến những hệ quả như nhau- đó là sự suy thoái kinh tế. Một
trong những cuộc khủng hoảng có tác động lớn nhất đến thế giới thời gian này
chính là cuộc khủng hoảng châu Âu 1992-1993. Cơn bão tài chính tiền tệ ở khu
vực này đã làm chấn động cả nền kinh tế khu vực và thế giới. Phạm vi và mức độ
thiệt hại của nó là rất lớn. Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ Đức, sau đó lan sang các
nước Anh, Pháp, Ý và ảnh hưởng hầu hết khu vực liên minh châu Âu. Thực chất
của cuộc khủng hoảng này là cuộc khủng hoảng tiền tệ mà căn nguyên là do sự
thống nhất Đông Đức và Tây Đức năm 1992, làm ảnh hưởng đến chính sách tiền
tệ Đức và từ đó, khiến nhiều mâu thuẫn nảy sinh trong chế độ tỷ giá hối đoái của
cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC- sau này là Liên minh châu Âu EU)
Với những hiểu biết và sự nghiên cứu chuyên sâu về cuộc khủng hoảng
này, nhóm chúng tôi chọn đề tài : "Cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Âu 19921993", qua đó chúng tôi sẽ phân tích về những nguyên nhân, diễn biến, tác động
của cuộc khủng hoảng thời kì này, đồng thời, cũng đưa ra các biện pháp mà các
nước đã áp dụng để vượt qua khó khăn khủng hoảng và bài học kinh nghiệm.


Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện tiểu luận này,
song chắc chắn chúng tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự
góp ý, phê bình của thầy cô và các bạn !


Bài tiểu luận được chia làm 5 phần chính:
Phần 1: Bối cảnh Châu Âu ( vào thời điểm 1990s)
Phần 2: Nguyên nhân, diễn biến của cuộc khủng hoảng
Phần 3: Tác động của cuộc khủng hoảng đến các nước
Phần 4: Giải pháp cho cuộc khủng hoảng
Phần 5: Bài học kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng châu Âu 1992-1993
Phần 6: Liên hệ


PHẦN I: BỐI CẢNH CHUNG CHÂU ÂU NHỮNG NĂM
1990.
1. Hệ thống tiền tệ Châu Âu
Như chúng ta đã biết, Liên minh châu Âu hay Liên hiệp châu Âu ( European
Union), viết tắt là EU, là một liên minh kinh tế chính trị bao gồm 27 quốc gia thành
viên thuộc châu Âu. Liên minh này được thành lập bởi Hiệp ước Maastricht vào
ngày 1 tháng 11 năm 1993 dựa trên Cộng đồng châu Âu (EC) Với hơn 500 triệu
dân, Liên minh châu Âu chiếm 30% GDP danh nghĩa và khoảng 22% GDP sức
mua tương đương của thế giới. EU là một tổ chức kinh tế hùng mạnh trên thế giới,
là một trong ba trung tâm lớn nhất trong nền kinh tế thế giới (Hoa Kỳ, Nhật và
EU).
Lịch sử hình thành của Liên minh châu Âu bắt đầu từ sau chiến tranh thế giới
thứ 2. Ngày 18-4-1951, tiền thân của Liên minh châu Âu là Cộng đồng Than Thép
châu Âu (ECSC) ra đời bao gồm 6 quốc gia thành viên:
Bỉ, Đức, Ý, Luxembourg, Pháp, Hà Lan. Ngày 25- 3-1957, sáu quốc gia này ký tiếp
các hiệp ước thành lập Cộng đồng kinh tế chung châu Âu (EEC) và Cộng đồng
nguyên tử Châu Âu (EURATOM) tại Rome. Mục đích của EEC là thiết lập nên
một thị trường chung làm nền tảng cho những bước hội nhập tiếp theo. EEC là một
liên minh thuế quan, thương mại hàng hoá giữa các quốc gia thành viên được miễn
thuế và có một hệ thống thuế quan chung đối với thị trường các quốc gia ngoài
Liên minh. Năm 1967, cả 3 khối EEC, EURATOM và ECSC hợp lại thành Cộng

đồng châu Âu (EC), trong đó hướng tập trung chính là về phát triển kinh tế và nông
nghiệp. Năm 1968, Liên minh thuế quan Châu Âu ra đời cho phép tự do hóa
thương mại giữa các nước thành viên và áp dụng 1 mức thuế quan thống nhất giữa
các nước đối với hàng hóa từ các nước ngoài khu vực. Việc thành lập liên minh
thuế quan này khiến cho việc hòa nhập kinh tế giữa các nước trong khu vực đã có
những bước tiến dài. Vào năm 1970, Thủ tướng Luxembourg, Pierre Werner và
một số chuyên gia kinh tế đã soạn thảo một kế hoạch đầy tham vọng là lập ra một
Liên minh Kinh tế và Tiền tệ châu Âu với tiền tệ thống nhất trong vòng 10 năm.


Sau thời hạn đó, cộng đồng châu Âu sẽ có một thực thể tiền tệ riêng biệt trong hệ
thống tiền tệ quốc tế. Ngày 22- 3-1971, Hội đồng EC thông qua Kế hoạch Werner
nhằm tăng cường phối hợp các chính sách kinh tế. Các quốc gia thành viên cam kết
hài hoà các chính sách ngân sách của họ và làm giảm biên độ tỷ giá các loại tiền tệ
của họ. Tuy nhiên hàng loạt các biến cố đã làm tiêu tan kế hoạch đầy tham vọng
này. Đầu tiên phải kể đến đó là sự tan vỡ của hệ thống tiền tệ Bretton Woods. Hệ
thống tỷ giá hối đoái Bretton Woods sụp đổ đã dẫn đến việc tỷ giá hối đoái dao
động mạnh mà theo như cách nhìn của giới chính trị thì đã cản trở thương mại.Tiếp
đó là sự suy thoái kinh tế toàn cầu, khủng hoảng dầu lửa...
Thay vào đó năm 1972 Liên minh Tỷ giá hối đoái châu Âu được thành lập
và sau đó là Hệ thống Tiền tệ Châu Âu (European Monetary System - EMS). EMS
được thành lập vào ngày 13/3/1979. Ban đầu hệ thống tiền tệ được đưa ra nhằm ổn
định lạm phát và ngăn chặn sự dao động quá lớn trong tỷ giá hối đoái giữa các
nước thành viên vì hầu hết các nước này đều tiến hành việc hạn chế biến động tỷ
giá hối đoái của mình ở mức (+) hoặc (-) 2,25% giá trung tâm. Với mục tiêu tạo ra
một khu vực ổn định tiền tệ ở châu Âu tránh các dao động lớn, tạo điều kiện thuận
lợi cho nền kinh tế các nước thành viên xích lại gần nhau hơn, Hệ thống tiền tệ
châu Âu đã vận hành tốt và tạo ra một vùng tiền tệ ổn định và giảm được các rủi ro
gây ra do sự biến động tiêu cực của đồng USD và đồng Yên Nhật .
Ra đời nhằm nâng cao tầm quan trọng của Châu Âu trong nền kinh tế toàn

cầu, EMS là một phương thức mới cho các nước thành viên trong liên minh xử lý
một số vấn đề tiền tệ giữa các nước với nhau hơn là dựa trên một hệ thống trên toàn
thế giới. EMS được thành lập vì 1 mục tiêu tạo ra một châu Âu thống nhất và loại
bỏ tất cả các rào cản đối với các chuyển động của thương mại và vốn đầu tư trên
khắp các nước châu Âu, cải thiện hoạt động của chính sách nông nghiệp chung .
Điều này về cơ bản đảm bảo rằng biến động tỷ giá hối đoái sẽ không ảnh hưởng
đến thu nhập thực tế giữa các quốc gia áp dụng ERM. Sự ra đời của cơ chế tỉ giá
hối đoái và đồng tiền Châu Âu là tất cả các bước trên đường đi đến thành lập Liên
minh tiền tệ toàn châu Âu vì nó làm giảm sự biến động của tiền tệ và cải thiện sự
phối hợp của các quyết định chính sách tiền tệ giữa các nước thành viên.


2. Chế độ tỉ giá hối đoái:
Cùng với sự ra đời của EMS, Hệ thống tỷ giá Châu Âu (Exchange Rate
Mechanism – ERM ) cũng được thiết lập. Đây là một trong hai thành phần cơ bản
của EMS (bao gồm ECU là đơn vị tiền tệ châu Âu và ERM). ERM là một hệ thống
mà theo đó các thành viên của Hệ thống tiền tệ châu Âu buộc phải duy trì tỷ giá hối
đoái của họ trong những mức nhất định. Hầu hết các đồng tiền của EU bị buộc vào
nhau theo Cơ chế Tỷ giá Hối đoái. Hệ thống tỷ giá song phương giữa các đồng tiền
thành viên được dao động trong một biên độ nhất định(2.25%). Riêng nước Anh và
Ý là 6%. Chỉ có 11 nước trong số 15 thành viên EU đã sẵn sàng cam kết với mức tỷ
giá hối đoái trở thành một phần của ERM ( trừ Áo, Phần Lan, Hy Lạp, Thụy Điển).
Đơn vị tiền tệ Châu Âu - ECU
Loại tiền tệ

%tham gia

Loại tiền tệ

%tham gia


Marks Đức (DEM)
Francs Pháp (FFR)
Bảng Anh (GBP)
Đồng Lira Ý (ITL)
Guilders Hà Lan(NLG)
Francs Bỉ (BEF)

30.1
19.0
13.0
10.15
9.4
7.6

PesetaTâyBanNha (ESP)
KronesĐan Mạch (DKK)
Punts Ireland (IP)
Drachmas Hy Lạp (GRD)
Escudos Bồ ĐàoNha (PTE)
Francs Luxembourg (LUF)

5.3
2.45
1.1
0.8
0.8
0.3

ECU được sử dụng như :

- Một công thức trung gian trong tỷ giá ngoại thương;
- Một điểm nhận biết trong giao dịch;
- Được xem như là một công thức chug cho sự can thiệp vào chính trị và mậu
dịch thương mại;
- Được xem như là một phương tiện thanh toán chung giữa các đồng tiền của
các thành viên trong EC.
Sau đây là một số mốc sự kiện quan trọng của Liên minh Châu Âu diễn ra
từ khi thành lập cho tới khủng hoảng 1993:
Ngày 10-6-1985: Ủy ban các thống đốc Ngân hàng Trung ương của các nước
thành viên EC thông qua các biện pháp được thiết kế để tăng cường EMS.


Ngày 1- 7-1987: Đạo luật đơn châu Âu, trong đó cải cách Hiệp ước EEC, có
hiệu lực. Mục tiêu của nó là việc hoàn thành thị trường không biên giới vào trước
năm 1992.
Ngày 27,28 tháng 6 năm 1988, ủy ban về liên minh kinh tế và tiền tệ dưới sự
lãnh đạo của chủ tịch Ủy ban châu Âu, Jacques Delors, đã soạn thảo báo cáo Delors
bao gồm các quá trình thành lập Liên minh Kinh tế và Tiền tệ châu Âu.
Ngày 19 tháng 6 năm 1989, Peseta ( đơn vị tiền tệ của TBN ) và Escudo (BĐN)
được đưa vào rổ tiền tệ ECU.
Ngày 26 / 27 Tháng Sáu 1989: Hội nghị thượng đỉnh tổ chức ở Madrid, nhất
trí về kinh tế và tiền tệ: Thủ trưởng của Nhà nước hoặc Chính phủ phê duyệt Báo
cáo Delors, và quyết định bắt đầu giai đoạn đầu tiên của EMU vào ngày 1 tháng 7
năm 1990.
Ngày 1-7-1990: Giai đoạn đầu tiên của Liên minh kinh tế và tiền tệ (EMU)
có hiệu lực. Nó bao gồm việc loại bỏ hầu hết các hạn chế còn lại trong việc lưu
chuyển vốn giữa các nước thành viên, tăng cường phối hợp các chính sách kinh tế
cá nhân và nhiều hơn nữa hợp tác thâm canh tác giữa các ngân hàng trung ương.
Ngày 06 tháng 10 năm 1990: Bảng Anh tham gia hệ thống EMS. Ngày 9-10
tháng 12 năm 1991: Hội đồng châu Âu tại Maastricht ( Hà Lan ) đạt thỏa thuận về

dự thảo Hiệp ước về Liên minh châu Âu, chính thức khai sinh Liên Minh Châu Âu
để thay thể EC. Đồng thời, Maastricht mở rộng khái niệm liên minh châu Âu sang
những lĩnh vực mới. Nó đưa ra chính sách đối ngoại và an ninh chung, đồng thời
tiến tới chính sách điều phối EU về người tị nạn chính trị, nhập cư và khủng bố.
Quyền công dân EU cũng được đưa vào lần đầu tiên, cho phép người dân ở các
nước trong EU được đi lại tự do giữa các quốc gia thành viên. Điều quan trọng,
Maastricht đặt ra thời gian biếu để thiết lập liên minh kinh tế và tiền tệ. Nó định ra
các tiêu chuẩn kinh tế và ngân sách, để quyết định khi nào các quốc gia có đủ điều
kiện tham gia liên minh này. Maastricht cũng nêu các hình phạt cho những nước
thành viên không kiểm soát được thâm hụt ngân sách.
Ngày 1-1-1993, hiệp ước Liên minh Châu Âu chính thức có hiệu lực.
Tài liệu tham khảo:
www.calstatela.edu/faculty/rcastil/Econ462/Europe.ppt


www.wellesley.edu/Economics/weerapana/econ213/.../lect213-15.pdf
vi.wikipedia.org/.../Liên_minh_châu_Âu

PHẦN II: NGUN NHÂN, DIỄN BIẾN CỦA CUỘC
KHỦNG HOẢNG
A. NGUN NHÂN
1. Nền kinh tế của các nước châu Âu vốn đã trong tình trạng suy thối:
Vào thời điểm này, nền kinh tế của các nước châu Âu đang rơi vào tình
trạng suy yếu và có khả năng xảy ra khủng hoảng.
Ngân hàng trung ương của các nước cơng nghiệp phát triển Anh, Pháp,
Italia… đã áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ trong khi mặt bằng lãi suất của thế
giới đang tăng cao. Một ví dụ điển hình về sự suy yếu trong nền kinh tế là nước
Anh, thể hiên qua một số chỉ tiêu như sau:
Chỉ tiêu


Trung
bình

1991

1992

1988-

1990
GDP thực tế

2,3

-2,2

-1,0

Tốc độ tăng

-

-1,8

-0,1

3,5

-3,2


0,1

-3,6

-1,1

-2,1

lạm

9,5

5,9

3,8

thất

-

8,0

9,8

trưởng KT
Tổng cầu thực
tế
Cán cân tài
khoản vãng lai
Tỷ lệ

phát
Tỷ

lệ


nghiệp
Thâm hụt ngân

1,3

2,8

6,6

sách(/GDP)
Khối

lượng

-

1,7

3,2

xuất khẩu
Khối

lượng


-

-2,8

6,7

nhập khẩu
2. Bức tường Berlin sụp đổ:
Bức tường Berlin, từng được Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Đức gọi là
"Tường thành bảo vệ chống phát xít" và bị người dân Cộng Hồ Liên Bang Đức
gọi là "Bức tường ơ nhục" là một phần của biên giới nội địa nước Đức và đã chia
cắt phần Tây Berlin với phần phía đơng của thành phố và với lãnh thổ của nước
Cộng hòa Dân chủ Đức bao bọc chung quanh Tây Berlin từ ngày 13 tháng
8 năm1961. Bức tường này là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của
cuộc Chiến tranh Lạnh và của việc chia cắt nước Đức.
Sau 28 năm tồn tại, bức tường Berlin sụp đổ vào ngày 9/11/1989 thống nhất
Đơng Đức và Tây Đức. Đây là sự kiện chưa từng có trong lịch sử khi ráp nối hai
nền kinh tế phát triển khác nhau trong gần nửa thập kỷ. Vào thời điểm đó, CHLB
Đức là một quốc gia có tiềm lực kinh tế khổng lồ, có sức mạnh chính trị bậc nhất
ở Châu Âu nhưng việc phải ghé vai “gánh vác” người anh em Đơng Đức khiến
cho nền kinh tế tổng thế nước Đức lúc đó lao đao.
Đồng Mark của Tây Đức được chọn là đồng tiền chung cho đất nước. Vào
thời điểm đó, 1 đồng Mark của Tây Đức đổi được 4 đồng Mark của Đơng Đức.
Tình hình lạm phát tại Đức tăng cao do người dân ở Đơng Đức đổ xơ đi đổi tiền
Tây Đức. Để tránh sự ảnh hưởng của lạm phát cao đến nền kinh tế mới được
thống nhất, chính quyền Tây Đức đã phải thực hiện kết hợp chính sách tài khóa
mở rộng nhằm hỗ trợ miền Đơng và chính sách tiền tệ thắt chặt để ngăn chặn lạm
phát. Lãi suất Mác Đức tăng lên, trong khi các nước khác neo theo đồng Mác Đức



khiến cho lãi suất các nước này cũng tăng theo.
Những biểu đồ sau sẽ cho ta thấy rõ hơn về lạm phát, lãi suất cũng như
tăng trưởng của các nước trong ERM:

Nhận thấy rằng, lạm phát ở các nước khác cao hơn rất nhiều so với nước
Đức (Chart 7A), điều này buộc các nước đó phải nâng lãi suất cao hơn Đức (chart
7B) để ổn định tỷ giá hối đoái đối với đồng Mark Đức. Chính vì vậy, các nước
này phải hứng chịu sự sụt giảm về mặt giá trị trong ngoại thương(chart 7C) vì họ
đã mất vị thế cạnh tranh( do lạm phát cao) và sự sụt giảm cả về tăng trưởng (chart
7D) do lãi suất cao. Sự thống nhất của nước Đức đã đẩy lãi suất và lạm phát lên
cao ở Đức và gây ra khủng hoảng
3. Sự bất lực trong chính sách của chính phủ:
Khi mà chính quyền Tây Đức cũ quyết định đầu tư mạnh vào Đông Đức đã
khiến cho lãi suất trái phiếu châu Âu tăng lên. Điều này đồng nghĩa với việc các


đồng tiền khác trong ERM lên giá so với các đồng tiền ngoài khối như dollar Mỹ
hay yên Nhật…
Đồng tiền lên giá, đã làm cho cán cân vãng lai của các quốc gia này bị thâm
hụt nghiêm trọng khi mà xuất khẩu hàng hóa và nhập khẩu vốn có xu hướng giảm
, trong khi nhập khẩu hàng hóa lại tăng lên. Tình trạng này kéo dài trong một thời
gian, và các nhà đầu cơ đã nhận định rằng các nước đang cố duy trì mức lãi suất
thấp sẽ không thể cầm cự được lâu và buộc phải phá giá đồng tiền nước mình.
Chính vì vậy, tại nước Anh, họ đã quyết định hành động bằng cách vay Bảng mua
Mark, kết hợp đầu tư vào các hợp đồng tương lai và quyền chọn. Đến đầu tháng 9
năm 1992, giới đầu cơ nhanh chóng tiến hành bán và bán khống bảng Anh ra khi
nó còn có giá. Hành động đầu cơ ồ ạt này khiến bảng Anh mất giá cực nhanh.
Ngày 15 tháng 9, Bảng Anh mất giá quá 2,25%. Ngân hàng Anh đã quyết định
vay thêm 20 tỉ DEM để mua vào bảng Anh đang dư thừa trên thị trường do lượng

dự trữ trong nước không đủ nhằm bảo duy trì mức tỉ giá 1 bảng = 2.95 DEM. Thế
nhưng, các nhà đầu tư vẫn đồng loạt ồ ạt bán Bảng ra thị trường, hơn nữa, NHTW
Đức muốn kìm hãm mức lạm phát cho nước mình nên đã hạn chế bán Mark ra thị
trường. Nỗ lực can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối của chính phủ Anh trở
nên vô hiệu.
Trong cố gắng yếu ớt nhằm khôi phục sự ổn định tỷ giá, NHTW Anh quyết
định tăng lãi suất cho đồng Bảng Anh nhằm khuyến khích đầu tư. Thế nhưng,
điều này chỉ chứng tỏ rằng, Chính phủ và NHTW Anh đã hoàn toàn bất lực trong
việc giải quyết cuộc khủng hoảng, và càng khiến những nhà đầu tư mất niềm tin.
Không thể mạo hiểm tài sản của mình để đánh đổi rủi ro mất giá đồng bảng Anh
đang hiển hiện trước mắt, các nhà đầu tư tiếp tục bán bảng Anh để mua Mark,
khiến Anh buộc phải đi đến quyết định thả nổi hoàn toàn đồng bảng. Chính phủ
Anh đã bất lực cũng đồng nghĩa với việc bảng Anh không còn có thể ở lại Cơ chế
tỷ giá hối đoái châu Âu. Cuối ngày 16 tháng 9, Anh chính thức tuyên bố rút lui
khỏi cơ chế này.


Trong toàn bộ cuộc khủng hoảng này, tại Anh, Bank of England đóng vai
trò là người cho vay cuối, cứu giúp các định chế tài chính. Thế nhưng, ngân hàng
từng được quốc hữu hoá này đã phải trải qua thua lỗ và không tự cứu nổi mình.
Sau khi thất bại trong việc neo giữ tỷ giá đồng bảng với các ngoại tệ lớn tại châu
Âu do lạm phát tại Anh ở mức cao, giới đầu cơ đã bán mạnh nội tệ với hy vọng
mua lại sau khi Bank of England điều chỉnh lại chính sách. Tuy nhiên, thay vì làm
như vậy, ngân hàng này lại chống lại nhà đầu cơ bằng cách mua đồng bảng và
tăng mạnh lãi suất, hệ quả là Bank of England buộc phải rút khỏi cơ chế một tỷ
giá của hệ thống tiền tệ châu Âu, đồng thời toàn nước Anh mất đi ???
4. Năm 1930 đánh dấu sự chào đời của 2 bậc thầy về chứng khoán trên thế
giới:
Warren Buffett và George Soros. Mặc dù cùng khởi nghiệp từ hai bàn tay
trắng , cùng nắm trong tay khối tài sản khổng lồ trị giá hàng tỷ đô la chỉ bằng hoạt

động đầu tư, và hiện nay đều được biết đến như những nhà hoạt động từ thiện tích
cực cũng với những nhận định có khả năng làm chao đảo cả thị trường chứng
khoán, thế nhưng, phương pháp đầu tư của 2 con người vĩ đại này lại hoàn thoàn
mâu thuẫn với nhau. Buffett dùng tiền mặt để mua những cổ phiếu và cả các
doanh nghiệp được định giá thấp hơn đáng kể so với giá trị thực của chúng, rồi sở
hữu chúng vĩnh viễn; còn Soros nổi tiếng nhờ những vụ mua bán khổng lồ và
chớp nhoáng tại các thị trường tiền tệ. George Soros cũng đồng thời nằm trong
“danh sách đen” của rất nhiều quốc gia như Nhật Bản, Thái Lan, Myanma hay
Malayxia vì là “tác giả” của rất nhiều vụ khủng hoảng trên thị trường chứng
khoán, gây suy thoái kinh tế nghiêm trọng, lạm phát và thất nghiệp gia tăng. Nổi
tiếng nhất chính là vụ đầu cơ quy mô lớn gây ra cuộc khủng hoảng tại châu Âu
những năm 1992-1993.
Chúng ta đều đã biết hoạt động của các nhà đầu cơ đã góp một phần quan
trọng khiến các đồng tiền ERM mất giá. Thế nhưng, người cầm đầu đã buộc Anh
phải rút khỏi ERM đó chính là George Soros. Sau khi nước Đức thống nhất, bằng


nhận định chính xác rằng, việc chính phủ Đức tăng lãi suất Mark Đức, làm tăng
giá đồng Mark, sẽ khiến cho các nền kinh tế trong ERM vốn đang suy yếu với tỷ
lệ thất nghiệp cao buộc phải tăng lãi suất của đồng tiền nước mình, nhằm duy trì
tỷ giá quy định. Với dự đoán nổi tiếng rằng, sớm muộn gì nước Anh cũng chỉ có
thể thực hiện một trong hai hành động sau: hoặc là nước Anh sẽ bán phá giá đồng
Bảng nếu muốn tiếp tục tham gia ERM, hoặc là rút khỏi ERM; dù nước Anh có
hành động nào đi nữa thì chắc chắn là đồng Bảng cũng sẽ mất giá, ông quyết định
đầu tư một khoản khổng lồ - 10 tỷ USD vào đồng bảng Anh.
Quá trình đầu cơ

Vay GBP

chuyển đổi


trả tiền vay

GBP

Lợi nhuận (GBP)

DEM

bán


Cùng với các nhà đầu tư khác, ông đầu cơ giá xuống vào đồng bảng và đầu
cơ giá lên vào đồng Mác bằng cách vay bảng mua Mác, đồng thời còn đầu tư vào
các hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn. Khi Soros và các nhà đầu tư
khác thực hiện hợp đồng, họ bán đồng bảng, do vậy tạo nên sức ép giảm giá với
đồng bảng. Sau phi vụ béo bở này, “Soros và những người bạn” đã kiếm được
một khoản lợi nhuận khủng khiếp “1.1 tỷ đô la”.
Tỷ giá Et
GBP/DEM

RET D

RET DRET F

1

RET F2

Epar=2.778


RET F3

1
2

3

i D2

iD3

1’

i D1

Lãi suất tiền gửi

Rõ ràng, một mình chính sách của Soros và các nhà đầu tư thì không thể
tạo ra một cuộc khủng hoảng trên quy mô lớn như vậy. Các mô hình “Lý thuyết
khủng hoảng tiền tệ” trong những thập kỷ gần đây đã trả lời một cách thuyết phục
cho cuộc khủng hoảng tại châu Âu năm 1992- 1993 này, về mối quan hệ giữa
những chính sách của NHTW và phản ứng của các nhà đầu tư. Theo đó, nếu ngân
hàng trung ương đưa ra thông điệp sẽ bảo vệ tỷ giá cố định và thực hiện những
động thái chính sách tương ứng thì lợi ích sẽ là uy tín về chính sách của ngân
hàng trung ương trong dài hạn.
Để làm được điều này thì ngân hàng trung ương phải chứng tỏ mình có đủ


dự trữ ngoại tệ để can thiệp, nhưng dẫu có đủ khả năng đó thì nhiều nước vẫn

không làm như vậy vì quan ngại lãi suất sẽ tăng cao làm thu hẹp đầu tư và gia
tăng thất nghiệp. Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng cũng phải đối mặt với rủi ro
do nợ quá hạn tăng cao và sự suy yếu của năng lực tài chính. Rõ ràng, đứng trước
lợi ích và chi phí, NHTW buộc phải lựa chọn: thả nổi hay tiếp tục bảo vệ tỷ giá.
Trong khi đó, các nhà đầu cơ cũng có hai sự lựa chọn: hoặc là tấn công tiền tệ
hoặc không. Và họ sẽ đồng loạt tấn công vào kho dự trữ ngoại hối của NHTW
một khi kỳ vọng rằng sắp đến thời điểm mà chi phí kinh tế của việc bảo vệ tỷ giá
là quá lớn và NHTW buộc phải thả nổi tỷ giá để giảm lãi suất và thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. Nó cho thấy kỳ vọng của nhà đầu tư tùy thuộc vào sự suy đoán về
phản ứng của chính phủ, còn những phản ứng của chính phủ lại phụ thuộc vào
các biến số kinh tế vĩ mô mà những biến số này lại chịu không ít tác động từ sự
kỳ vọng của nhà đầu tư. Những hệ quả nối tiếp có tính xoay vòng như vậy là
nguy cơ của một cuộc khủng hoảng tiền tệ. Đây chính là kịch bản đã xảy ra với và
cộng động các nước ERM trong cuộc khủng hoảng 1992-1993.
B. DIỄN BIẾN CUỘC KHỦNG HOẢNG
Ngày 9/11/1989 : Bức tường Berlin sụp đổ vào thống nhất Đông Đức Tây Đức.
Đây là sự kiện chưa từng có trong lịch sử khi ráp nối hai nền kinh tế phát triển
khác nhau trong gần nửa thập kỷ.
Gần một nửa số tiền dự trữ phía Đông và thâm hụt ngân sách chính phủ
Đức đã tăng từ 5% đến 13,2%.
Năm 1991: Bundesbank lo ngại về khả năng lạm phát cao ở Đức và bắt đầu thực
hiện chính sách tiền tệ thắt chặt.
Sự kết hợp giữa chính sách tài khóa mở rộng và tiền tệ thắt chặt đã khiến lãi
suất ở Đức tăng một cách nhanh chóng, khoảng 3% vào năm 1991 và 1992
Lãi suất cao ở Đức khiến tình hình các nước Anh, Pháp, Ý và các ước châu
âu khác trở nên tồi tệ hơn vì các nước này không thể thực thi chính sách tiền tệ


khi lãi suất ở mức cao như thế
Các nhà phân tích nhận định rằng các nước ở châu Âu có thể sẽ không chấp

nhận đồng tiền của nước mình neo theo đồng Mark Đức nữa
16/9/1992: Sự kiện “ Ngày thứ tư đen tối” xảy ra
- thủ tướng Anh và các thành viên trong chính phủ đã nỗ lực cả ngày để
cứu vãn đồng bảng Anh đang sụt giá và tránh việc rút khỏi ERM
- chính phủ Anh chính thức thông báo tăng lãi suất cơ bản từ 10% đến 12%
để khuyến khích nhà đầu tư mua bảng Anh, sau đó lại tiếp tục tăng tới 15%, đây
là mức lãi suất cao kỷ lục, do ngân hàng TƯ Anh không có đủ lượng dự trữ đồng
DEM để giữ ấn định mức giá neo 2.95DEM/1bảng. Nhưng các nhà đầu tư vẫn
bán đồng bảng Anh.
- Việc duy trì lãi suất cao của đồng bảng Anh không thể kéo dài được.
- Nước Anh buộc phải thực hiện thả nổi đồng Bảng và đồng bảng rớt giá
ngay lập tức.
-Anh buộc phải rút khỏi ERM
Sự kiện tượng tự xảy ra với nước Ý, đồng Lira Ý cũng rút khỏi ERM
Các cuộc tấn công đầu cơ đã giúp các nhà đầu tư kiếm được hàng tỷ, khoản
tiền khổng lồ này ngân hang trung ương châu Âu phải chi trả, điều này cũng thúc
đẩy Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha phá giá đồng tiền so với Mark Đức.
Đồng Franc Pháp là mục tiêu tiếp theo của cuộc đầu cơ. Các ngân hàng
Pháp đã tăng lãi suất để bảo vệ đồng Franc. Cả ngân hàng trung ương Pháp và
Đức vẫn tiếp tục can thiệp để bảo vệ đồng Franc. Ngân hang trung ương Đức đã
dung 60 tỷ Mark( 35 tỷ USD) để cứu vãn đồng Franc.
Một lần nữa các nhà đầu cơ đã chiến thắng và chốt lợi nhuận của mình
bằng cách mua lại đồng Franc Pháp phá giá.

PHẦN III: TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG


I. TÁC ĐỘNG ĐẾN NỀN KINH TẾ NƯỚC ANH
Nước Anh là tâm điểm và đã chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng
hoảng tiền tệ châu Âu 1992-1993. Lạm phát những năm 90 ở nước này đã vượt ra

ngoài tầm kiểm soát của chính phủ (9.5% năm 1990). Chính phủ tìm kiếm giải
pháp gián tiếp cho vấn đề này bằng cách gia nhập hệ thống ERM. Chính phủ Anh
hi vọng với việc neo đồng bảng Anh (GBP) vào đồng Mác Đức (DM):
1GBP=2.95DM (+/-6%) sẽ giúp nước này đối phó với vấn đề lạm phát. Tuy
nhiên, với quyết định này thì nước Anh lại vướng phải một cuộc suy thoái trầm
trọng hơn nhiều. Các yếu tố chủ quan (như nền kinh tế vốn đã suy thoái trước thời
điểm khủng hoảng và các quyết định sai lầm của chính quyền Anh) và yếu tố
khách quan (như sự kiện “Bức tường Berlin sụp đổ”, các nhà đầu cơ tấn công
đồng bảng Anh trong sự kiện Black Wednesday – “ngày thứ Tư đen tối”) đã
khiến cho nước này rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất kể từ sau Thế
chiến II.
1. Quá trình đồng bảng Anh buộc phải phá giá – Sự kiện ngày thứ Tư đen tối
Vào thời điểm đó, mặt bằng chung lãi suất trên thế giới đang tăng lên và
đồng bảng Anh đang bị suy yếu trên thị trường ngoại hối do tình hình lạm phát
cao trong nước. Khi sự kiện “Bức tường Berlin sụp đổ” xảy ra, nước Đức thực thi
chính sách tài khóa mở rộng, chính sách tiền tệ thắt chặt và tình huống này buộc
chính phủ Anh phải nâng mức lãi suất để bảo vệ giá trị đồng bảng Anh. Dù đối
mặt với hiện trạng suy thoái của nền kinh tế, chính phủ vẫn không giảm lãi suất
để kích thích tăng trưởng mà ngược lại, tăng mức lãi suất, bởi vì họ ưu tiên mục
tiêu tỷ giá hơn mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế.
Việc đồng bảng Anh đang được neo với đồng Mác Đức ở mức cao hơn giá
trị thực của nó đã là một nghịch lý trên thị trường. Vì vậy, các nhà đầu cơ tích cực
bán ra bảng Anh khiến cho chính phủ nước này phải chật vật để giữ được tỷ giá
cố định với đồng Mác Đức bằng cách tăng lãi suất trong nước từ 12% dần lên


15% và sử dụng dự trữ ngoại hối quốc gia mua vào bảng Anh. Chính phủ cam kết
sẽ cố giữ đồng bảng Anh trong hệ thống ERM bằng mọi cách. Trên lý thuyết,
mức lãi suất cao sẽ ngăn được sự sụt giá của đồng bảng Anh. Tuy nhiên, thị
trường lại coi đây là nỗ lực tuyệt vọng của chính phủ trong việc giữ tỷ giá. Họ

cho rằng mức lãi suất hấp dẫn này không thể duy trì được lâu nên tiếp tục bán ra
bảng Anh. Chính phủ buộc phải tiếp tục sử dụng dự trữ ngoại hối quốc gia để
mua vào bảng Anh, đồng thời với việc giữ lãi suất trong nước ở mức cao. Theo
ước tính, chính phủ Anh đã phải bỏ ra lượng ngoại hối trị giá 27 tỷ bảng Anh để
giữ cho đồng tiền này không bị rớt giá. Tuy vậy, lượng dự trữ ngoại hối của Anh
được bỏ ra không thể so với hàng nghìn tỷ bảng Anh bị bán ra trên thị trường
ngoại hối. Thứ Tư ngày 16 tháng 9 năm 1992, được biết đến với cái tên “ngày thứ
Tư đen tối”, khi chính phủ Anh buộc phải từ bỏ nỗ lực giữ mức tỷ giá cố định, thả
đồng bảng Anh rớt giá 15%; hạ mức lãi suất và rời khỏi ERM. Bộ Tài chính Anh
ước tính con số tổn thất cuối cùng mà những người nộp thuế phải gánh là 3.4 tỷ
bảng Anh.
Sau 5 tháng kể từ khi Anh rời khỏi ERM, mức lãi suất ngắn hạn của đồng
bảng Anh giảm khoảng 4% (400 basis points) nhưng vẫn cao hơn so với đồng
Mác Đức; trong khi đó lợi suất trái phiếu lại tăng hơn 1% cho thấy kì vọng mức
lạm phát trong dài hạn sẽ tăng. Những hậu quả nặng nề của việc nước Anh tham
gia ERM ở thời điểm không thích hợp (trong nước tình trạng lạm phát cao, thâm
hụt cán cân thanh toán trầm trọng, tồn tại những bất ổn về chính trị) với mức tỷ
giá neo không hợp lý – 2.95 – quá cao, đóng một vai trò quan trọng trong việc sau
này Anh từ chối tham gia khối các quốc gia sử dụng đồng tiền chung Euro. Sự
việc này cũng chỉ ra được sai lầm của chính phủ Anh trong việc lựa chọn mục
tiêu kiềm chế lạm phát thông qua mục tiêu trung gian là tỷ giá.
2. Những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Âu 1992-2993 đến
nền kinh tế nước Anh
Bức tranh tổng thể về nền kinh tế nước Anh trong giai đoạn đỉnh điểm của


cuộc khủng hoảng tài chính được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Trung
Chỉ tiêu


bình

1988-

1991

1992

2,3

-2,2

-1,0

-

-1,8

-0,1

3,5

-3,2

0,1

-3,6

-1,1


-2,1

1990
GDP thực tế
Tốc

độ

tăng

trưởng KT
Tổng cầu thực tế
Cán cân tài khoản
vãng lai
Tỷ lệ lạm phát

9,5

5,9

3,8

Tỷ lệ thất nghiệp

-

8,0

9,8


1,3

2,8

6,6

-

1,7

3,2

-

-

6,7

Thâm

hụt

ngân

sách(/GDP)
Khối lượng xuất khẩu
Khối

lượng


khẩu

nhập

2,8

2.1. Lạm phát trong nước
Vào thời điểm năm 1990 ở nước Anh, tỉ lệ lạm phát và mức lãi suất đạt tới
ngưỡng cao nhất gây nhiều hệ lụy cho nền kinh tế. Vì vậy, khi rời khỏi ERM vào
năm 1990, chính phủ quyết định áp dụng tỉ lệ lạm phát mục tiêu (inflation target)
với nỗ lực hạ thấp mức lạm phát kỳ vọng. Trong chính sách này, mức lạm phát
mục tiêu là từ 1% đến 4%; và hàng quý Ngân hàng Anh Quốc (The Bank of
England) sẽ phát hành một bản Báo cáo về tình hình lạm phát (Inflation Report)
trong đó chỉ ra hiện trạng nền kinh tế, mức lạm phát thời điểm đó và đưa ra mức
lạm phát dự báo cho thời gian sắp tới. Tình hình lạm phát được thể hiện qua chỉ
số RPI (Retail Price Index) cho thấy nỗ lực ổn định lạm phát của chính phủ Anh
đã đạt được hiệu quả.


Biểu đồ chỉ số RPI của Anh từ 1970-2000
(Nguồn: “Inflation targeting in the United Kingdom (1992-2000)” của
William A.Allen)
2.2. Tăng trưởng của nền kinh tế
Mức lạm phát ổn định là điều kiện rất thuận lợi cho nền kinh tế hồi phục
sau giai đoạn khủng hoảng, thể hiện qua chỉ số tăng trưởng GDP dương. Mặc dù
trước đó, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng mà tỉ lệ tăng trưởng GDP rơi từ
2.1% năm 1989 xuống -2.2% năm 1991 và đến năm 1992 là -0.6% biểu hiện cho
sự ảm đạm của nền kinh tế.



Biểu đồ tỉ lệ tăng trưởng GDP của Anh từ 1970-2000
(Nguồn: “Inflation targeting in the United Kingdom (1992-2000)” của
William A.Allen)
2.3. Cán cân thương mại
Cuối năm 1992, đồng bảng Anh bị giảm giá trị gần 15% và nước Anh ra
khỏi ERM. Sự giảm mạnh trong tỷ giá của đồng bảng Anh đã tạo nên lợi thế, tính
cạnh tranh cho các nhà sản xuất Anh. Tuy nhiên trong ngắn hạn, cán cân thương
mại lại tồi tệ hơn do các nhà xuất khẩu còn chậm phản ứng với tính cạnh tranh
mới của đồng bảng Anh sau khi bị giảm giá trị. Đồng thời do khối lượng hàng
hóa nhập khẩu vẫn giữ nguyên dù sự giảm giá đồng nội tệ khiến cho hàng nhập
khẩu trở nên đắt hơn tương đối. Cho đến giai đoạn 1993 – 1994, việc phá giá
đồng nội tệ bắt đầu có hiệu quả dẫn đến xuất hiện những tín hiệu tăng trưởng
nhanh chóng trong khối lượng hàng hóa được xuất khẩu và sự tăng chậm chạp
của hàng hóa nhập khẩu. Kết quả là cán cân thương mại đã chuyển hướng tích


cực hơn, dù vẫn chưa đủ đến mức thặng dư.

Biểu đồ tỷ giá đồng bảng Anh và cán cân thương mại hàng hóa của Anh
giai đoạn 1990-2000
(Nguồn:Website Tutor2u.net)
2.4. Tình trạng thất nghiệp và mức lương thực tế
Từ 1990 đến 1992, số lượng người thất nghiệp ở Anh tăng 1.1 triệu người
và 9.8% số người trong lực lượng lao động của nước này đã bị rơi vào tình trạng
thất nghiệp. Cuối Quý 2 năm 1992, tỷ lệ thất nghiệp cao nhất đã được ghi nhận ở
vùng Tây Đông và Đông Bắc nước này, từ mức 4% và 3.6% năm 1990 lên mức
9.1% và 9%. Các vụ phá sản doanh nghiệp hàng năm tăng chóng mặt, từ 9.365 vụ
năm 1989 lên 35.940 vụ trong 9 tháng đầu năm 1992. Cùng thời gian đó, số lượng
doanh nghiệp quyết định thanh lý, ngừng sản xuất đã tăng từ 9.427 lên 24.825
doanh nghiệp



Biểu đồ tỷ lệ thất nghiệp ở Anh giai đoạn 1976 – 2010
(Nguồn:Website MarketOracle.co.uk)
Cuộc suy thoái của thập niên 90 được thể hiện rõ rệt qua những biến động
trên thị trường lao động. Mức tăng lương trung bình đều giảm dần với mức giảm
vào 1/1990 là 9.5% và vào 1/1992 là 7.25%. Mức thu nhập sau thuế bị đấy xuống
do gánh nặng nợ tăng lên. Điều này khiến cho các mức lương thực tế xuống thấp
hơn.
2.5. Thị trường bất động sản
Thị trường nhà đất là bộ phận của nền kinh tế phải chịu ảnh hưởng trầm
trọng nhất từ cuộc khủng hoảng. Cuối những năm 80, tỉ lệ tăng trưởng hàng năm
của giá nhà Anh là 30%. Sau khủng khoảng, thị trường này bị đóng băng, trì trệ
bởi lý do đơn giản là người dân không có khả năng chi trả cho những khoản lãi
vay mua nhà trả góp. Giá nhà ở bắt đầu rớt từ năm 1990 và vẫn tiếp tục giảm cho
đến tận năm 1995. Số lượng các giao dịch bất động sản ở Anh và xứ Wales đã
giảm 450.000 trong giai đoạn 1989 – 1992. Giá nhà sụt giảm mạnh khiến cho giá
trị thực của các bất động sản nhỏ hơn nhiều so với những khoản cho vay thế chấp


(mortgages) trước đó (hiện tượng “negative equity”). Số lượng bất động sản bị
thu lại (do người mua không thể chi trả được khoản vay mua) đã đạt đến con số
đáng kinh ngạc 75.540 trong năm 1991 và 68.540 trong năm 1992, trong khi đó
năm 1989 chỉ là 15.810. Theo tờ “The Independent” ra ngày 19/7/1993 thì có
khoảng 150.000 người mất nhà mỗi năm.

Biểu đồ giá nhà ở Anh được điều chỉnh lạm phát giai đoạn 1975 - 2009
(Nguồn:Website en.wikipedia.org)
Sự rớt giá của bất động sản, đi cùng với sự gia tăng của các tài sản âm
(negative equity), nỗi lo thất nghiệp và sự kiệt quệ về tài chính là thực trạng của

nền kinh tế nước Anh trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Âu 1992-1993
Tài liệu tham khảo:
/>
/>“Inflation targeting in the United Kingdom (1992-2000)” của William A.Allen


“The European Currency Crisis” theo FRBSF Weekly Letter ra ngày 16/10/1992
II. TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG ĐẾN NƯỚC ĐỨC.
1. Khái quát chung
Trong hệ thống tiền tệ Châu Âu (EMS), đồng Mark Đức chiếm tỷ trọng cao
nhất (30.1%), và các đồng tiền của các nước thành viên khác neo theo đồng Mark
Đức, đồng thời có thể dao động không quá 2.25% (trừ Ý là 6%). Sau khi bức
tường Berlin sụp đổ ngày 9/11/1989, hai miền Đông và Tây Đức được thống nhất
cả về địa lý lẫn chính trị và đồng Mark của Tây Đức được chọn là đồng tiền
chung cho đất nước. Vào thời điểm đó, 1 đồng Mark của Tây Đức đổi được 4
đồng Mark của Đông Đức. Tình hình lạm phát tại Đức tăng cao do người dân ở
Đông Đức đổ xô đi đổi tiền Tây Đức. Để tránh sự ảnh hưởng của lạm phát cao
đến nền kinh tế mới được thống nhất, NHTW Đức đã quyết định tăng lãi suất
đồng Mark lên cao và duy trì lãi suất cao này trong một thời gian dài. Vì đồng
Mark đóng vai trò là đồng tiền chủ đạo trong hệ thống ERM, nên khi NHTW Đức
có động thái như vậy, khiến các ngân hàng đổ xô vào nước Đức, kết quả là cuộc
khủng hoảng tỷ giá lan rộng khắp châu Âu, đặc biệt là vào “ngày thứ Tư đen tối”
(Black Wednesday), 17/09/1002, khi Anh và Ý buộc phải ra khỏi hệ thống tiền tệ
châu Âu.
2. Những tác động đến nền kinh tế nước Đức
Việc duy trì mức lãi suất cao và đồng Mark mạnh (khiến cho việc xuất
khẩu trở nên đắt đỏ hơn) đã gây ra những tác động không nhỏ đến nền kinh tế
nước Đức.
2.1. Tác động đến tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ thất nghiệp
Tốc độ tăng trưởng GDP của Đức trong năm 1992 – 1993 rơi xuống dưới

mức 0%, một mức sụt giảm qúa mạnh. Tăng trưởng kinh tế do đó rất chậm, trung
bình dưới 2%/năm.


Biểu đồ 1: Tăng trưởng GDP hàng năm của Đức từ năm 1987 – 2003
(Nguồn: OECD)
Tăng trưởng kinh tế không thuận lợi này đi kèm với sự sụt giảm đáng kể về
tỷ lệ việc làm. Trong suốt những năm 1970 và 1980, tỷ lệ thất nghiệp ở Tây Đức
thấp hơn so với tỷ lệ trung bình của OECD.

Biểu đồ 2: Tỷ lệ thất nghiệp ở Đức và OECD từ 1990 – 2002
(Nguồn: OECD)


×