Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đảo Ngược Khủng Hoảng Tiền Tệ Châu Á 1997-1998

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.83 KB, 5 trang )


Dấu hiệu mới:

Đảo Ngược Khủng Hoảng Tiền Tệ Châu Á 1997-98?

GS Phạm Đỗ Chí

Tin từ Cancun (Mexico), hội nghị của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã kéo dài
hơn so với kế hoạch dưới áp lực của các nước đang phát triển, dẫn đầu là Thái lan, yêu
cầu các nước công nghệ tiên tiến cắt giảm hỗ trợ nông nghiệp cũng như các rào cản thuế
quan để giúp các nước nghèo tăng xuất khẩu, nhất là nông sản. Các nước nghèo và đang
phát triển đã bắt đầu có “phong độ” mới và chịu khó nghiên cứu các vấn đề chiến lược
cho một “trật tự kinh tế thế giới” mới, thể hiện rõ ràng hơn quyền lợi và tiếng nói của
nhóm mình. Rõ rệt nhất là trường hợp của Thái lan. Mới bị khủng hoảng tài chính trầm
trọng cách đây 5 năm và đang chập chững phục hồi kinh tế với nhiều chính sách kích cầu
táo bạo (có thể sẽ lại gây khó khăn kinh tế vĩ mô trong tương lai!) nhưng Thái Lan vừa tự
hào trả hết nợ trước hạn cho IMF và đang cố gắng tô điểm cho vai trò tự lực tự cường của
mình, xứng đáng là nước tổ chức hội nghị thượng đỉnh APEC vào tháng 10 tới.

Đồng thời cuối tuần vừa rồi, kinh tế gia trưởng của IMF, Ken Rogoff lại lên tiếng cảnh
báo về một dấu hiệu tiền tệ mới ở các nước Đông Á. Hiện tượng tích lũy ngoại tệ có thể
“gây đe dọa” cho ổn định tài chính thế giới. Thoạt nghe, những người quan tâm đến châu
Á lại lo ngại cho một cuộc khủng hoảng mới ở lục địa đang lên về kinh tế nhưng cũng
gây lắm tranh cãi này. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nhận định, đây lại là tin vui mà
IMF mang lại, chứng tỏ nền kinh tế châu Á đang trên đà hồi phục sau khủng hoảng 1997-
98, xuất khẩu tăng mạnh, cán cân thương mại dư thừa và tích luỹ ngoại tệ - dấu hiệu tốt
nhất của ngoại thương - tăng 170 tỷ đô la Mỹ (USD) lên đến 1 ngàn tỷ vào cuối năm
2002. Năm 2003, hiện tượng này tiếp tục. Điển hình là 2 nước lớn là Nhật Bản và Trung
Quốc tiếp tục tăng dự trữ, riêng TQ thêm được 60 tỷ USD vào quỹ ngoại tệ của họ trong
6 tháng đầu năm 2003.


Nhưng đối với IMF, sự tích lũy tăng nhanh của các nước châu Á chỉ là mặt trái phản ánh
mức thất thu khổng lồ của cán cân vãng lai nền kinh tế Hoa Kỳ. Chỉ riêng trong quý 1
năm nay, con số này đã lên tới 136 tỷ USD, tức là một nhân tố quan trọng có thể gây ra
bất quân bình tài chính thế giới trong vài tháng nữa hay chậm lắm là năm tới, đúng vào
mùa bầu cử Tổng Thống Mỹ.

Tại sao lại như vậy?

Trước đây, khi các nước Đông Á sắp khủng hoảng vì mang số nợ ngắn hạn bằng đô la
quá cao, IMF đã cảnh báo không nên bán ngoại tệ dự trữ để cố bảo vệ tỷ giá khỏi đi
xuống so với đô la; Tuy nhiên, các nước đã mất gần hết số ngoại tệ dự trữ trước khi thị
trường bắt buộc phải phá giá trên 100% và lâm vào khủng hoảng kinh tế. Lần này, nhân
đà phục hồi kinh tế và xuất siêu, các nước Đông Á dự trữ thật nhiều ngoại tệ, gấp tới 5
lần số nợ ngắn hạn của IMF, để đề phòng “cơn mưa” ngày nào. Nhân cơ hội này, IMF
đang “la làng” hộ các nước Âu Mỹ, nhất là Hoa kỳ, vì các nước Á châu này để tiếp tục
bán hàng mạnh cho kinh tế lên nhanh lại không chịu cho tiền của mình lên giá nhanh so
với đô la. Và chuyện trớ trêu là để làm như vậy, họ lại cho các ngân hàng trung ương mua
đô la thêm vào hầu giữ giá cho đồng đô la, và như vậy quỹ dự trữ lại càng tăng thêm.

IMF đưa ra hai khuyến cáo: về phần Mỹ cần bớt chi tiêu nhằm giảm thất thu cán cân
thương mại; về phần các nước châu Á cần cho mức cung cầu của thị trường tự do ấn định
tỷ giá nhiều hơn và cho phép các ngoại tệ mạnh của châu Á lên giá. Khuyên Mỹ thì Mỹ ít
nghe hơn vì TT Bush cũng đang lo cho chuyện tranh cử của mình và cần kinh tế Hoa kỳ
phục hồi chắc chắn và nhanh chóng hơn. Quay sang Á châu, IMF mới khuyên như trên là
bớt dự trữ đô la đi và nên dùng tiền để trả các món nợ cao tiền lãi.

Phản ứng từ châu Á

Nhật Bản đang có cơ hội hiếm hoi từ nhiều năm nay là mới nhìn thấy các dấu hiệu kinh tế
phục hồi nên không thể dễ dàng để đồng yen lên quá nhanh, làm mất đà xuất khẩu. TQ

thì không muốn tỏ ra bị áp lực chính trị của Hoa kỳ, mặc dù quốc hội Hoa kỳ đang đe dọa
sẽ áp đặt mức thuế quan nhập khẩu 27% nếu TQ không chịu cho đồng nhân dân tệ lên giá
đúng mức.

Trong thực tế, các nước Thái lan, Singapore, Hàn quốc và Đài loan đã để tỷ giá của mình
lên đến mức cao nhất từ trên một năm nay. Đồng ti ền châu Á mạnh nhất là tiền baht của
Thái lan, đã tăng 5,5% so với đồng đô la và gần đạt mức cao nhất từ 3 năm nay. Tiền
mạnh lên giá cũng phản ánh tình trạng kinh tế đang lên của các nước này, dựa theo chỉ số
chứng khoán lên cao đến mức kỷ lục từ 5-6 năm nay, trở lại mức của các năm 1997-98.
Như vậy, ở các nước châu Á đang diễn ra một tình trạng khả quan, đảo ngược lại hiện
tượng khủng hoảng tài chính của các năm đó.

Ảnh hưởng gì cho Việt Nam ?

• Phản ứng thích hợp của hệ thống ngân hàng về chính sách dự trữ ngoại tệ theo
thay đổi tỷ giá. Vì triển vọng xuống giá của đô la Mỹ và lên giá của các đồng tiền
mạnh Á châu, nhất là nếu tiền nhân dân tệ của TQ sau cùng bị áp lực phải lên giá,
Ngân hàng Nhà nước cũng như các ngân hàng thương mại quốc doanh và tư nhân có
thể nghĩ đến việc duyệt lại khối dự trữ ngoại tệ và cơ cấu thành phần của nó, cũng
như cơ cấu các món nợ bằng ngoại tệ.

• Hưởng lợi thương mại từ việc tiền lên giá của các nước châu Á. Đã từ lâu có một
khuynh hướng làVN nên phá giá thêm tiền Đồng (trong đó có ý kiến của người viết
1
)
để khuyến khích ngoại thương và nâng cao mức giá nội địa cho nông sản. Nay việc
đó có thể thực hiện được qua việc các tiền Á châu lên giá và giữ tiền Đồng trượt giá
từ từ như trong vài tháng nay. Điều quan trọng là ngoài thuận lợi tỷ giá, cần tăng gia
nỗ lực tiếp cận thị trường (nhất là Hoa kỳ) và các cải tổ cơ cấu trong nước cho kịp
thách đố hội nhập. Ngoài ra, qua bài học vụ kiện cá tra và basa, cần giữ chủ động các

thương lượng chống các hàng rào phi quan thuế.



1
Xin xem Phạm Đỗ Chí, Trần Nam Bình và Vũ Quang Việt (chủ biên), “Những Vấn Đề Kinh Tế Việt Nam:
Thử Thách Của Hội Nhập”, Thời Báo Kinh Tế Sài gòn xuất bản, 2002.
• Các vấn đề chiến lược cho kỳ họp APEC. Cùng với các nước châu Á, VN sẽ phải
đối phó với nhiều đề xuất kinh tế tài chính mới trong cuộc họp thượng đỉnh vài tuần
tới đây, ngoài chuyện tiếp tục họp bàn chống khủng bố và phong tỏa tài chính các tổ
chức liên hệ:

 Việc áp dụng một chế độ ấn định tỷ giá linh hoạt hơn trong tương lai. VN không phải
chịu áp lực nhiều về vấn đề này như các nước khác.

 Việc lập cơ chế mới Quĩ Tiền Tệ Á Châu (Asian Monetary Fund--AMF). Đây là lúc
thích hợp nhất cho ra đời tổ chức này với sự ủng hộ của Nhật Bản và TQ vì các nước
ASEAN và Hàn quốc đang dư dả ngoại tệ để đóng góp và có tư thế mạnh với các
nước Âu Mỹ và IMF.

 Việc thương thuyết bỏ bớt trợ nông trong hàng ngũ APEC, nhân đà trợ lực của kỳ
họp WTO vừa rồi. VN có thể được hưởng rất nhiều mối lợi trực tiếp và trước mắt với
các mặt hàng nông sản.

 Việc thương thuyết sơ thảo về một hiệp hội tương lai : ASEAN+Hàn quốc +TQ
+Nhật Bản. Tổ chức này sẽ đóng vai trò quan trọng về thương mại thế giới, nhất là
với Mỹ, và sẽ ảnh hưởng xâu xa đến thế chính trị vùng. TQ và Nhật Bản đều dựa vào
VN, là nước đông dân sau Indonesia trong nhóm ASEAN, để thúc đẩy ý kiến này.
VN sẽ đạt được các nhường nhịn gì về kinh tế và thương mại trong vai trò này, chẳng
hạn với Nhật Bản còn duy trì rất nhiều hàng rào quan thuế và phi quan thuế với hàng

xuất khẩu VN?























Thứ năm, 25/9/2003, 11:25 GMT+7

VN cần tận dụng thời cơ khi đồng tiền châu Á tăng
Giáo sư Phạm Đỗ Chí, cố vấn kinh tế Chính phủ Lào, đã nhấn mạnh như
vậy trước tình hình thị trường tiền tệ thế giới đang biến động. Trong bối
cảnh đó, các khoản nợ nước ngoài và xuất khẩu của VN sẽ chịu ảnh hưởng

lớn.
- Theo ông, tại sao đồng yen biến động mạnh ngày 22/9?
- G-7 vừa họp cuối tuần qua sửa soạn cho kỳ họp thường niên của IMF-WB vào tuần này,
đã ra thông cáo sẽ áp dụng hệ thống tỷ giá uyển chuyển cho phép thay đổi tỷ giá dễ dàng
hơn. Nhất là Nhật Bản với sự bổ nhiệm một bộ trưởng tài chính mới
- ông Sadakazu
Tanigaki - có khuynh hướng sẽ ít can thiệp vào thị trường ngoại tệ, tức là cho phép tiền
yen được lên giá dễ dàng hơn so với đôla.
Ngân hàng Quốc gia Nhật đã từng bỏ ra 81 tỷ USD trong 7
tháng đầu năm 2003 để giữ cho đôla không xuống giá quá
nhiều nhằm tránh thiệt hại cho xuất khẩu của Nhật.
Thị trường chứng khoán Tokyo xuống giá như vừa qua,
nhất là cổ phiếu của các hãng chuyên về xuất khẩu, vì e
ngại đồng yen lên mạnh sẽ làm hại xuất khẩu của Nhật và
chặn đà phục hồi mới nhen nhúm của Nhật Bản từ hai quý
qua (GDP tăng 3,9% trong quý 2, lần đầu tiên tăng mạnh
như vậy từ nhiều năm nay).
- Ông đã từng tiên đoán về thay đổi tiền tệ lớn ở châu Á
sắp xảy ra, đây có phải là các dấu hiệu bắt đầu?
- Đúng thế. Thật ra các tiền baht, won, Đài tệ đã đạt mức
cao nhất từ gần ba năm qua so với tiền Mỹ. Nay với triển
vọng các ngân hàng trung ương ở châu Á sẽ bớt can thiệp
để chặn sự xuống giá của đôla, giới đầu tư cũng như đầu cơ
ngoại tệ "ưu ái" các đồng tiền này mà bớt đi e ngại bị các ngân hàng trung ương can thiệp
phản pháo bất ngờ, nhất là trước thềm hội nghị IMF tuần này.
Ông Phạm Đỗ Chí tốt nghiệp tiến
sỹ kinh tế tại Trường University of
Pennsylvania, hiện là cố vấn kinh
tế của Chính phủ Lào và tại Ngân
hàng Nhà nước Lào.

Trước đây, ông là đại diện thường
trú và chuyên viên kinh tế cấp cao
của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ở
Lào, và giáo sư kinh tế và tài chính
tại American University,
Washington, D.C.
Ông là chủ biên của ba cuốn sách
kinh tế: Đánh thức con rồng ngủ
quên (2001 và tái bản 2002), Thử
thách của hội nhập (2002), Hành
trình một kinh tế gia Việt (2003).
- Ông nhận định diễn biến đồng nhân dân tệ ra sao?
- Với sức phát triển trên 8% của GDP năm nay và xuất khẩu tăng vọt, Trung Quốc tiếp
tục tăng dự trữ thêm được 60 tỷ USD trong sáu tháng đầu năm. Giới doanh thương Mỹ
đang tạo áp lực mạnh với Tổng thống Bush để đòi Trung Quốc điều chỉnh tỷ giá, bắt đầu
bằng việc áp dụng một hệ thống uyển chuyển hơn như trong thông cáo của G-7. Về lâu
dài, Trung Quốc khó từ chối việc đẩy giá tiền nhân dân tệ lên 6,5-7 yuan/USD so với
mức 8,3 yuan/USD như bây giờ.
Các nước châu Á cũng có lý do đòi Trung Quốc lên giá tiền yuan để giữ sức cạnh tranh
của họ, và sẵn sàng để tiền của họ lên giá hơn so với đồng đôla. Lúc đó, tiền Đài Loan,
Hàn Quốc, Singapore và Thái Lan sẽ vọt lên.
- Liệu thời điểm này có phải lúc lập Quỹ tiền tệ châu Á?
- Đây là thời điểm thuận lợi nhất cho sự ra đời tổ chức này. Các nước châu Á đang dư dả
ngoại tệ để đóng góp gây vốn thành lập quỹ và đang có tư thế mạnh với các nước Âu Mỹ
và với IMF. Định chế quốc tế mới này sẽ giúp châu Á bớt bị ảnh hưởng của phương Tây
lúc có khó khăn về kinh tế tài chính hơn là nhờ đến IMF như trong quá khứ.
- Các thay đổi tiền tệ trên sẽ có ảnh hưởng gì đến VN?
- Vì sự lên giá của các đồng tiền mạnh châu Á, nhất là tiền nhân dân tệ của Trung Quốc,
Ngân hàng Nhà nước cũng như các ngân hàng thương mại quốc doanh và tư nhân trong
nước có thể phải nghĩ đến việc duyệt lại cơ cấu thành phần khối dự trữ ngoại tệ cũng như

cơ cấu các món nợ bằng ngoại tệ.
Ngoài ra, VN có thể hưởng lợi nhiều về vấn đề xuất khẩu. Qua việc các đồng tiền châu Á
lên giá và VN vẫn giữ tiền đồng trượt giá từ từ như vài năm nay sẽ giúp tiền VN xuống
giá thêm, nhất là so với USD, để tăng giá xuất khẩu và nâng cao giá nội địa cho các mặt
hàng nông sản.
(Theo Tuổi Trẻ )


×