Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn THI học PHẦN tâm lý học PHƯƠNG PHÁP LUẬN và cặp PHẠM TRÙ tâm lý học SAU đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.26 KB, 35 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC PHẦN
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ CÁC PHẠM TRÙ TÂM LÝ HỌC
Câu 1: Các nguyên tắc phương pháp luận của TLH? Phân tích nguyên tắc quyết định luận duy vật các hiện
tượng tâm lý. Rút ra ý nghĩa ./.
a- Đặt vấn đề:
* PPL và một số quan điểm của các trường phái TLH:
- PPL là gì:
PPL lá lý luận về PP nhận thức và cải tạo hiện thực khách quan, về vận dụng các nguyên tắc của TGQ và quá
trình nhận thức và hoạt động thực tiễn.
PPL không chỉ là khoa học về logic và PP nhận thức mà còn là lập trường quan điểm g/c chỉ đạo PP nghiên
cứu và phát triển của bất cứ khoa học nào.
- Sự bế tắc về mặt PPL của nền TLH trước TLH mác xít:
+ Các quan điểm của CNDT(CTCQ, DTKQ): quan niệm TL là thế giới tinh thần đóng kín, tồn tại độc lập
không phụ thuộc vào một loại VC nào cả, không phụ thuộc vào não người, không phụ thuộc vào hoàn cảnh khách
quan bên ngoài. Đại biểu………
+ CNDV máy móc: Thừa nhận TL là sự phản ánh của VC, nhưng là sự P/a máy móc, thụ động trước những
tác động của môi trường và hoàn cảnh.
+ Phân tâm học: Quan niệm tất cả các hiện tượng tâm hồn của con người là vô thức, trong đó đam mê tình dục
là quan trọng nhất, là cội nguồn của mọi cội nguồn, là nguyên nhân của mọi bệnh tâm thần…
+ TLH hành vi: Cho rằng TL không quan tâm đến mô tả, giảng giải các trạng thái YT con người mà chỉ quan
tâm đến hành vi của con người. Đồng nhất TL với các biểu hiện hành vi bên ngoài, coi TL là hành vi bên ngoài thuần
túy…(thực chất đã tuyệt đối hóa vai trò kích thích từ bên ngoài- cái bên ngoài, phủ nhận YT, phủ nhận sự tác động
của môi trường (yếu tố XH).)
* PPL của TLH mác xít:
Cơ sở phương pháp luận của tâm lý học mxít là triết học Mác- Lênin mà trực tiếp là CNDVBC và CNDVLS
được thể hiện tập trung trên những nguyên tắc phương pháp luận cơ bản sau:
- Nguyên tắc QĐL duy vật các hiện tượng tâm lý - Nguyên tắc thống nhất TL-YT và HĐ
- Nguyên tắc phát triển của tâm lý - Nguyên tắc tiếp cận nhân cách

b- Nội dung: Phân tích nguyên tắc QĐL duy vật các hiện tượng TL:
1




* Vị trí nguyên tắc: Đây là nguyên tắc có vai trò đặc biệt quan trọng đối với TLH. Vì vấn đề QĐL có một ý
nghĩa rất lớn đối với bất kỳ lĩnh vực kiên thức nào, đặc biệt đối với TLH. Trong TLH, QĐL liên quan trực tiếp đến
vấn đề bản tính của các hiện tượng TL, đến bản chất của chúng. Cách giải quyết này, hay cách giải quyết khác vấn đề
QĐL trong TLH quy định đặc tính nhận thức và TLH của các hiện tượng tâm lý.
* Lược sử vấn đề nghiên cứu:
- Những năm 20 của TKXX:
+ QĐL được biểu hiện như là mối quan hệ tương hỗ giữa những tác động bên ngoài với các phản ứng của
con người, là mqh giữa YT và hành vi.
+ Hình thành những tư tưởng cho rằng, trong mqh qua lại với thế giới chung quanh ko phải chỉ con người
mang YT đương đầu với thế giới bên ngoài và tri giác nó mà cả con người hoạt động, tích cực tri giác HTKQ và cải
tạo nó.
+ Quá trình vận dụng một cách nhất quán QĐL để nêu lên các tác động, động lực cái phát triển TL là mối
quan hệ giữa cái SV và cái XH. Về mối tương quan giữa cái quy định bên trong và các tác động bên ngoài; mqh giữa
phát triển với huấn luyện đã trở thành trung tâm chú ý thường xuyên của các nhà TLH.
+ Một trong những hướng để thực hiện quan điểm QĐL trong TLH là việc giải quyết cho được mqh giữa tâm
lý với hoạt động của não.
- Trong những năm 50 của TkXX:
+ Quan điểm QĐL được Rubinstein khẳng định và coi nguyên tắc này có ý nghĩa là PPL; vì nó phản ánh cái
bản tính chính xác các HTTL đối với hiện thực.
Rubinstein viết: “…. Trong mối liên hệ này đã trở thành nguyên tắc PPL quy định việc hình thành kiến thức
khoa học và lý luận khoa học. Nguyên tắc QĐL trong cách hiểu DVBC của nó đã trở thành nguyên tắc PPL, vì rằng
nó phản ánh bản tính chính các hiện tượng và nó thể hiện tính chất của mối liên hệ tương hỗ giữa nó với hiện thực”
+ Nguyên tắc QĐL được Rubinstein sử dụng để phân tích bản tính và bản chất của các HTTL. Ông đã nghiên
cứu chúng trong mối liên hệ tương hỗ chung nhất của các hiện tượng của thế giới vật chất.
* Nội dung nguyên tắc:
Trong lịch sử phát triển của triết học, tâm lý học đã xuất hiện các luận thuyết khác nhau khi xem xét mối quan
hệ và sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan, đó là thuyết quyết định luận và vô định luận.
- Quyết định luận là học thuyết khẳng định về mối liên hệ và tính quy định nhân quả phổ biến của tất cả các sự

vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy con người. Theo học thuyết này, mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới
khách quan đều có liên hệ với nhau, tham gia quy định lẫn nhau. Sự vật này, trong điều kiện này sẽ là nguyên nhân tất
yếu nảy sinh ra hiện tượng kia, đó là kết quả.
- Thuyết vô định luận phủ nhận mối quan hệ và sự tồn tại có tính nhân quả của các sự vật, hiện tượng trong thế
giới khách quan và cho rằng, có những hiện tượng không có nguyên nhân, đặc biệt là các hiện tượng ngẫu nhiên và
các hành vi của con người; con người hoàn toàn tự do hành động theo ý chí của mình, không bị cái gì ràng buộc, quy
2


định. Với tâm lý con người, thuyết vô định luận cho rằng tâm lý là cái gì đó tự nhiên, có sẵn trong chủ thể, không phụ
thuộc vào các tác động bên ngoài, cũng như những biến đổi trong cơ thể. Đây là điều không phù hợp với thực tiễn.
- Dưới ánh sáng của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử và căn cứ vào kết quả các công
trình nghiên cứu thực tiễn, tâm lý học Mác xít đã đưa ra nguyên tắc phương pháp luận cho việc lý giải nguyên nhân
quyết định sự nảy sinh phát triển các hiện tượng tâm lý đó là: nguyên tắc quyết định luận duy vật các hiện tượng tâm
lý.
Nội dung nguyên tắc này nêu rõ: Mọi hiện tượng tâm lý người đều phụ thuộc một cách tất yếu và có tính quy
luật vào những nhân tố xác định, đó là các tác động từ bên ngoài, các điều kiện xã hội - lịch sử cụ thể. Các tác động
bên ngoài tác động vào con người đóng vai trò quyết định thông qua các điều kiện bên trong.
->Các tác động từ bên ngoài (cái bên ngoài, điều kiện bên ngoài) là thế giới khách quan bên ngoài con người,
bao gồm tất cả những điều kiện, hoàn cảnh xã hội - lịch sử cụ thể; các mối quan hệ xã hội mà cá nhân tham gia vào
đó; các điều kiện sống và làm việc của cá nhân và gia đình… Cái bên ngoài còn chính là các trạng thái, các quá trình
sinh vật xảy ra trong cơ thể con người ở thời điểm cụ thể. Chẳng hạn trạng thái khỏe mạnh hay ốm yếu của cơ thể con
người ở vào một thời điểm cụ thể nào đó.
-> Các điều kiện bên trong (còn gọi là cái bên trong, nhân tố bên trong) là những cái quy định đặc điểm tâm,
sinh lý cá thể, bao gồm: các đặc điểm sinh vật của cá thể (chiều cao, cân nặng; cấu trúc hệ thần kinh; độ tinh nhạy của
các giác quan...); các đặc điểm tâm lý của nhân cách biểu hiện ở trình độ hiểu biết, kinh nghiệm, vốn sống, nhu cầu,
năng lực hoạt động...
+ Nguyên tắc chỉ ra nguyên nhân quyết định việc nảy sinh các hiện tượng, diễn biến tâm lý khác nhau của con
người là do các điều kiện bên ngoài, tác động bên ngoài.
+ Chỉ ra con đường tác động: Từ bên ngoài thông qua điều kiện bên trong(tác động gián tiếp). Đây chính là

mqh giữa sinh lý và tâm lý (khác với Watson)
Nhấn mạnh tính quyết định xã hội – lịch sử trong sự nảy sinh tâm lý người, nhưng tâm lý học Mác xít không
phủ nhận vai trò của các yếu tố sinh vật trong việc nảy sinh, hình thành các hiện tượng tâm lý. Trong hoạt động tâm lý
người, yếu tố sinh vật là tiền đề vật chất đầu tiên tạo khả năng thuận lợi hay không thuận lợi cho sự nảy sinh, hình
thành, phát triển tâm lý nhưng không quyết định nội dung của nó.
+ Mối quan hệ cái bên ngoài và cái bên trong: cái bên ngoài là cái quyết định đến sự hình thành và phát triển
TL người, nhưng nó phải thông qua cái bên trong. Cái bên trong là cơ sở tiền đề VC tạo điều kiện thuận lợi hay không
thuận lợi cho sự hình thành và phát triển TL người.

* Nghiên cứu một số vấn đề liên quan
- Nguyên tắc QĐL trong TLH và thuyết phản xạ:
Thuyết P/x của I.M. Xê-trê-nốp và I.P.Pap-lop với hạt nhân của nó là QĐL là nguyên lý mà chính Pap-lôp đã
gọi là một trong ba nguyên lý của thuyết p/x, là nguyên lý tối cao của mọi nghiên cứu khoa học, phù hợp với cách
hiểu QĐL về mối quan hệ giữa VC và YT.
3


Nhờ nguyên lý này, Pap-Lop đã chứng minh bằng PP thực nghiệm rằng, các quá trình sinh lý được quy định
bởi các tác động từ bên ngoài.
=> QĐL của thuyết p/x không chỉ là khái niệm về tác động từu bên ngoài lên cơ thể như những người đối lập
đã từng giải thích một cách đơn giản, đồng nghĩa với sơ đồ kích thích- phản ứng của thuyết hành vi, mà nó còn là lý
luận về sự hồi đáp một cách tích cực của cơ thể đối với kích thích, và cón là lý luận về các quan hệ nhân quả ngày
càng phức tạp theo thời gian giữa cơ thể và môi trường.
- Tính quy định của sinh vật và XH của tâm lý
Trong số các phương diện khác nhau của nguyên lý QĐL trong TLH, vấn đề có tính quy định SV và XH của
cái tâm lý có một ý nghĩa to lớn.
+ Vận dụng nguyên lý QĐL vào xem xét, giải thích sự phát triển của LS và sự phát triển của con người có
nghĩa là: con người trong sự phát triển LS của mình phụ thuộc vào tác động của các quy luật SV giống như ở động
vật, và tác động của các quy luật LS-XH quy định sự PT đặc thù người.
+ Quan điểm của phái XH trong TLH (Đuyc-khêm, Hôn –bách..) cho rằng con người đc hình thành bởi XH,

XH quy định YT con người.(Luận điểm này không trả lời được cau hỏi về tính chất quy định của cái tâm lý
+ TLH xô viết: Tính quy định SV và XH được biểu hiện ở 2 hình thức:
-> Sự PT của nhân loại có quan hệ gì với tiến hóa của thế giới hữu cơ.(tức là vấn đề tính kế thừa, PT và những
đặc điểm về chất của nó ở người)
-> Sự ảnh hưởng có tính quy định của môi trường tự nhiên, môi trường XH trong quá trình PT của cá thể
người.
c. Ý nghĩa;
- Về mặt PPL của nguyên tắc QĐL là ở chỗ: nó là chìa khóa để điều khiển các quá trình TL. “ Trong biểu hiện
thực tế của mình, vấn đề tính quy định của các HTTL- X.L.Rubinstein viết- là vấn đề thuộc về tính điều khiển của
chúng, về khả năng biến đổi chúng theo một hướng có chủ định. Đây là ý nghĩa cơ bản, ý nghĩa cuộc sống của vấn đề
“Sự quy định của các HTTL”. Tất nhiên việc đạt tới tính quy định các HTTL, các hoạt động tâm lý và các tính chất
TL con người có nghĩa là tìm con đường để hình thành và giáo dục con người”.
Mọi HTTL nảy sinh đều có nguyên nhân, vì thế ta có thể nhận thức và cải biến đc.
- Về thực tiễn:
+ Nghiên cứu, tìm hiểu đánh giá tâm lý cá nhân và tập thể phải nhìn thấy những yếu tố mang tính quyết định từ
trong điều kiện xã hội – lịch sử cụ thể, tức là từ các đặc điểm, môi trường, hoàn cảnh xã hội cụ thể với các quan hệ cụ
thể mà con người tham gia.
+ Xem xét, nghiên cứu các diễn biến khác nhau của đời sống tâm lý con người phải tính đến những đặc điểm
tâm, sinh lý của họ để dự báo trước những tác động của môi trường xã hội và hoàn cảnh sẽ được khúc xạ như thế nào
qua cái bên trong.
4


+ Muốn hình thành phát triển nhân cách cá nhân phải tác động vào xã hội, biến đổi môi trường và hoàn cảnh
sống theo mục tiêu, yêu cầu xác định.
Câu 2: Nguyên tắc quyết định luận trong tâm lý học của E.V. Sô-rô- khô-va? Rút ra ý nghĩa./.
a- Đặt vấn đề
Quá trình hình thành và phát triển của khoa học tâm lý luôn gắn liền với nghiên cứu, tìm kiếm, phát hiện
nhằm làm rõ những vấn đề quyết định trực tiếp đến quá trình xây dựng khoa học tâm lý học như: đối tượng của tâm
lý học; nguồn gốc, bản chất các hiện tượng tâm lý; sự tác động của điêu kiện xã hội - lịch sử đến các hiện tượng tâm

lý - ý thức. Trong quá trình đó, đã hình thành nhiều trường phái tâm lý khác nhau vối quan điểm, phương pháp luận
giải khác nhau, thậm chí đôi lập nhau dẫn đến việc đấu tranh lẫn nhau. Trong dó nổi lên cuộc đấu tranh gay gắt giữa
quan điểm, nguyên tác vô định luận và quyết định luận; giữa quyết định luận máy móc và quyết định luận duy vật
biện chứng. Đây là quá trình đấu tranh nhằm khăng định hay phủ định quan điểm duy vật các hiện tượng tâm lý nói
chung, tâm lý - ý thức nói riêng. Ngay cả trong TLH Mácxít, việc hiểu và luận giải về quyết định luận cũng chưa
thống nhất mà còn bao gồm nhiêu hướng, nhiều cách tiếp cận khác nhau; hoặc ở các giai đoạn khác nhau cũng có
những quan niệm, nhận thức và luận giải chưa đầy đủ, thiếu nhất quán về vấn đề này. Vì vậy, để thông nhất nhận thức
và hình thành quanđiểm, nguyên tắc và phương pháp luận chỉ đạo quá trình nghiên cứu về tâm lý - ý thức,
E.V.Sôrôkhôva đã viêt tác phẩm "Nguyên tắc quyết định luận trong tâm lý học" nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển
của khoa học tâm lý cả trước mắt và lâu dài vể mặt lý luận củng như thực tiễn; giải quyết một cách triệt để những
khác biệt vê mặt nhận thức, quan điểm giữa các trường phái tâm lý học.
* Khái quát về tác giả
E.V.Sô-khô-va, tiến sĩ triết học, phó chủ tịch Hội TLH Xô viết, Phó viện trưởng Viện TLH thuộc Viện Hàn
lâm khoa học Liên Xô. Các công trình nghiên cứu của Bà tập trung vào những vấn đề cơ sở triết học của tâm lý học
và mối quan hệ của tâm lý học với triết học mác –Lenin.
b- Nội dung
* Khái quát phân tích nội dung nguyên tắc
a) Những hướng chủ yếu nghiên cửu nguyên tắc quyết định luận trong tám lý học Xôviết
Trong phân này, tác giả đã khẳng định vai trò to lớn của quyết định luận đôì với việc luận giải
về bản tính (bản chất) các hiện tượng tám lý; giải quyết môì quan hộ giữa vât chất và tinh
thán, giữa thể chât và tâm lý. Quyết định luận được coi như là chìa khóa để giải quyết một

cách đúng đắn, khoa học vấn để vé nguổn gốc, bản chất, quá trình hình thành và phát triển
các hiện tượng tâm lý, nhất là tâm lý - ý thức; đổng thời, quyết định luận là cơ sỏ đấu tranh
với các quan điểm sai trâi, phản khoa học.
Khi phân tích vấn đề vô định luận và quyết định luận máy móc trong tâm lý học, tác giả
phê phán quan điểm của tâm lý học ý thức; tâm lý học liên tương và tâm lý học cấu trúc.
Theo tác giả, "cốc quan niệm cái tâm lý, ý thức được tách ra từ tồn tại thực của con người
và được coi như là chủ thể lý tương nội tại đóng kín và bản thân chủ thể này tách rời khỏi
thê giới khách quan, hoạt động thực tiễn và hành vi thực của con ngưòi hoặc chia ý thức ra

5


thành các yếu tô" giản đơn rồi kết hợp chúng lại một cách máy móc là rơi vào vô định
luận"1. Tác giả khái quát quá trình hình thành, phát triển quan điểm quyết định luận (máy
móc) trong tâm lý học mà đại biểu là Đề-các-tơ; luận giải cơ sỏ hình thành của thuyết này là
thế giới quan duy tồm và phương pháp luận siêu hình hoặc phương pháp nội quan; khái quát
về đặc trưng và nhừng biểu hiện cụ thể của thuyết quyết định luận máy móc cũng như tác
hại của thuyết này đối với tâm lý học.
Tác giả khai quát các hướng, cốc giai đoạn nghiên cứu nguyên tắc quyết định luện trong tâm lý
học Xôviết. Theo đó* việc hiểu và vện dụng nguyên tắc này đã từng bước được hoàn thiện và
phát triển gán liền với quá trình hình thành, phát triển của khoa học tâm lý Xôviết. Điều đó được diễn ra ỏ cốc thời kỳ
chủ yếu sau đây:
Từ năm 1920 của thế kỷ XX, vấn để nguyên tắc quyết định luận ban đầu được hiểu như là môi quan hệ tương
hỗ giữa những tác động bên ngoài với các phản ứng của con người, như mốì liên hệ giữa ý thức và hành vi. Về sau,
vấn để này được hiểu một cách đầy đủ và chính xác hơn rằng ”... trong các môi quan hệ với thê giới xung quanh,
không phải chỉ con người mang ý thức đương đầu với thế giới bên ngoài và tri giác nó, mà cả con người hoạt động,
tích cực tri giác hiện thực khách quan và cải tạo nó"1. Hai nhà tâm lý học là X.L. Rubinstein và A.N. Lêônchiep là
người có công lao lớn nhất trong việc phân tích và khẳng định về vấn đề này.
Từ năm 1930 trở đi, trên cờ sở các thực nghiệm cụ thể về sự hình thành tính thụ cảm, cảm giác, tri giác, biểu

tượng, trí nhớ, chú ý, tư duy, ngôn ngữ, năng lực và tính cách thì vấn để quyết định luận
được phát triển lên trình độ cao hơn. Các nhà tâm lý học khẳng định, quá trình hình thành, phát triển các quá
trình tâm lý, vê thuộc tính và trạng thái của nó phụ thuộc vào mối quan hệ giữa chủ thể hoạt động vối môi
trường. Như vậy, QĐL đã được hiểu một cách đầy đủ, chính xác –QĐL DVBC. Lúc này ,
vấn đề nguồn gốc, bản chất các hiện tượng, các quá trình TL cũng như quá trình hình thành
và PT chúng được luận giải một cách khách quan, khoa học và duy vật triệt để.
Từ năm 1950. QĐL được coi là PPL của TLH. « Nguyên tắc QĐL DVBC –XL.RuBinstein
viết – trong mối liên hệ này đã trở thành nguyên tắc PPL quy định việc hình thành kiến thức
khoa học và lý luận khoa học.. ». Đặc biệt, tác giả khẳng định sự khác nhau về chất của

QĐL Dv so với QĐL máy móc ở chỗ cho rằng : « bất cứ một tác động nào cũng là tác động
qua lại lẫn nhau, các tác động bên ngoài thông qua các điều kiện bên trong ».
b- Thuyết phản xạ và nguyên lý QĐL trong TLH
Thuyết phản xạ của I.M. Xê trê nôp và I.P. Paplop với hạt nhân là quyết định luậnnguyên lý tối cao về mối quan hệ giữa vật chất và YT đã giải quyết một cách khoa học về mqh,
liên hệ giữa hoạt động của não và tâm lý. Trên cơ sở thực nghiệm và tiến hành đo đạc các hoạt
động phản xạ có đk của bộ não khi có các kích thích từ bên ngoài. Các nhà khoa học đã chứng
minh rằng các quá trình sinh lý được tạo bởi các tác động bên ngoài và các quá trình , hiện tượng
TL hình thành do mqh hoạt động chức năng của não với môi trường bên ngoài. Từ đó khẳng định
hệ TK chính là cơ quan mà nhớ nó, sự quy định bên ngoài của hành vi được thực hiện ; đồng thời
cói QĐL là một trong 3 nguyên lý của thuyết PX và là nguyên lý tối cao của mọi NCKH.
1

Học viện Chính trị quân sự, Những vấn đẻ phương pháp luận và lý
luận của tâm lý học. 1984. tr. 203.
________
________
6

_______


Cái quy định TL từ bên ngoài và thuyết PX, trên cơ sở phân tích cụ thể các HĐ PX của cơ thể đối với
các tác động từ bên ngoài, đã khẳng định sự xuất hiện tương ứng các HTTL có hình thức, mức độ phức tạp
khác nhau, phản ánh sự tác động của các kích thích bên ngoài vào cơ thể với vai trò là hệ thống
tín hiệu, là những cái điều chỉnh hành vi. Tuy nhiên, theo tác giả cần hiểu đầy đủ và đứng đắn
vế mối quan hệ giữa cơ thê và môi trường bén ngoài không thuần túy là phản ứng thụ động của
cơ thế đáp lại các kích thích mà là sự tác động qua lại giữa chúng. Trong đó, các tác động bên
ngoài là nguyên nhân trực tiếp tạo nên các phản xạ của cơ thể và nguyên nhân gián tiếp tạo
nên các phản ứng tâm lý - ý thức: "Các tác động từ bên ngoài vào cơ thể mang tính nguyên nhản
gây ảnh hưởng của mình lên hành vi cơ thể, nhưng lại gián tiếp thông qua hoạt động thần kinh của

hệ thần kinh" 1 .
Mối quan hệ giữa cái tâm lý và sinh lý, quá trình phân tích, luận giải môi quan hệ biện
chứng các tác động bên ngoài và phản ứng của cơ thể (thông qua hoạt động phản xạ của hệ thần

kinh) đã đem đên nhận thứcmới đúng đắn ví môi quan hệ giữa cái tâm lý và sinh lý Tác giả
khẳng định: "Hoạt động phản xạ, phản ánh chứa đựng các hiện tượng sinh lý và tầm lý. Bỏi
vậy, nó đã được nghiên cứu như là một hoạt động sinh lý với cac quy luật sinh lý đặc thù như: lan
toa, tập trung, cảm ứng lẫn nhau, hưng phấn, ức chẻ, và như là một hoạt động tâm lý với các quá
trình tri giác, tư duy... được quy định bởi các quy luật tâm lý học khách quan"1.
c- Quan hệ giữa cái bên ngoài và cái bên trong trong sự quy định tâm lý
Trong tâm lý học, vấn đề quan hệ giữa ý thức và hoat động, giữa tâm lý và hành vi liên hệ trực tiếp với việc giải
quyết môi quan hệ, liên hệ giữa cái bên ngoài với cái bên trong. Tuy nhiên, trong lịch sử tâm ly học,
vấn để
này được xem xét và giải quyết không giông nhau, thậm chí đối lập nhau. Thuyết hành vi với sơ đồ
kích thích - phản ứng (S - R) thể hiện quan điểm tuyệt đôi hóa cái bên ngoài và phủ nhận hoàn toàn
vai trò cái bên trong. Theo đó, thuyết này quan niệm: .. cái bên ngoài ở đây là hệ thống các kích
thích, hệ thống các phản ứng có thể đo đạc được chính xác và khách quan. Còn cái bên trong
thì không hể có trong chương trình..."1.
Đối với phép BCDV, môi quan hệ cái bên ngoài và cái bên trong được hiểu đúng đắn

và sâu sắc rằng, những tác động từ bên ngoài là xuất phát điểm quy định các quá trình tâm lý
và sự phát triển tâm lý của nhân cách. Các nguyên nhân bên ngoài gây ảnh hưởng chỉ trong
quá trình tác động thưòng xuyên của con người với các tác động bên ngoài, các tác động
trong cuộc sống thực hàng ngày, trong quá trình hoạt động của con người.
Cái bên ngoài trong sự quy định tâm lý cần được hiểu là tất cả những đôi tượng, hiện tượng, quá trình, quy
luật của hiện thực khách quan xung quanh con người bao gồm toàn bộ các tác động của điểu kiện xã

hội - lịch sử; môi trường, điểu kiện sông - hoạt động cụ thể của con người, các tác động kích
thích cụ thê... tác động đến con ngưòi; cái bên ngoài còn được hiểu là bao gồm cả những trạng
thái, các quá trình xảy ra bên trong cơ thể con người. Như vậy, nội hàm cái bên ngoài là rất rộng

lớn tạo nên một hoàn cảnh, điều kiện sống - hoạt động cụ thể của mỗi chủ thể và được phân
định rõ ranh giới với cái bên trong írong sự quy định tâm lý.
Cái bên trong (các điểu kiện bên trong) trong sự quy định tâm lý cần được hiểu là những đặc điểm
cá thể, hoạt động chức năng của hệ thần kinh và các quy luật hoạt động thần kinh cấp cao
cùng với các đặc điểm của chủ thể như nhận thức, nhu cầu, tâm thế, tình cảm, năng lực, khí chất,
7


kiến thức, kỷ xảo, kỹ năng... Cái bên trong quy định đến đặc điểm tâm lý riêng của nhân
cách. Việc hiểu và phân định cái bên ngoài và cái bên trong cũng chỉ mang tính chất tương
đối khi ta xem xét trong các môì quan hệ cụ thể của con ngưòi (chủ thể cụ thể) với môi
trường, điều kiện sống và hoạt động cụ thể. Trong mốỉ quan hệ này, cái này là bên ngoài
nhưng trong mối quan hệ khác lại là bên trong và ngược lại; vì vậy, cần phải hiểu một cách
biện chứng vấn đề này mới đánh giá đúng vê tâm lý - ý thức.
Đứng vững trên lập trường duy vật và phương pháp luận biện chứng, tác giả đã giải quyết đúng
đắn mối quan hệ cái bên ngoài và cái bên trong trong sự quy định tâm lý mà trực tiếp lấy cơ
sở là mốỉ quan hệ giữa ý thức và hoạt động, giữa tâm lý và hành vi; từ mốỉ quan hệ ý thức hoạt động thì quan hệ cái bên trong với cái bên ngoài trở thành sự liên hệ giữa hoạt động
tâm lýbbên trong và hoạt động tâm lý bên ngoài. Trên cơ sỏ đó, tác giả khẳng định cái bên
ngoài và cái bên trong quan hệ chặt chẽ biện chứng vói nhau, xâm nhập và chuyển hóa lẫn
nhau, tác dộng ảnh hưởng và quy định lẫn nhau, trong đó cái bên ngoài đóng vai trò quyết
định nhưng phải thông qua các điều kiện bên trong: "Trong phép biện chứng của cái bên
ngoài và cái bên trong cũng như trong sự quy định của hành vi, tâm lý ngưòi và hoạt động
của nó có vai trò đặc biệt. Những tác động từ bên ngoài là xuất phát điểm quy định các quá
trình tâm lý và sự phát triển tâm lý của nhân cách”.
d) Tính quy định của yếu tô' sinh vật và xã hội với tâm lý con người
Nguyên lý quyết định luận trong tâm lý học được thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau, trong

đó vấn đề tính quy định sinh vật và xã hội của cái tâm lý có một ý nghĩa quan trọng đặc biệt,
khẳng định cơ sở vật chất cũng như khẳng định nội dung, nguồn gốc xã hội của các hiện
tượng, quá trình tâm lý - ý thức. Tuy nhiên, trong lịch sử tâm lý học vấn đề này có những

quan niệm khác nhau do thế giới quan và phương pháp luận cũng như cách tiếp cận không
giống nhau.
Đứng vững trên lập trường duy vật triệt để và phương pháp luận biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tâm lý
học Xôviết đã thừa nhận môi trường xã hội, điều kiện xã hội - lịch sử cụ thể quy định tâm lý – ý thức người; đồng
thời, thấy được vai trò là cơ sở, tiền đề vật chất của cái sinh lý, sinh vật trong sự quy định đó. Vấn đề cái sinh vật, xã
hội được biểu hiện ở hai hình thức: thứ nhất, sự phát triển của nhân loại (con người nói chung) mang tính kế thừa và
phát triển tiến hóa của thế giới hữu cơ trước đó và những đặc điểm về chất của nó ở người (dưới dạng kinh

nghiệm xã hội – lịch sư); thư hai, sự phát triển của cá thê người chịu sự quy định cua môi
trường tự nhiên, môi trường xà hội mà họ đang sông, hoạt động. Trong quá trình tiến hóa
người, sự xuất hiện của tính XH được biểu hiện trong hoạt động lao động và các hình thức giao
tiếp, các hình thức hoạt động này do cấu trúc sinh vật quy định: "Con người có một lịch sử, vì họ phải
sản xuất ra đời sống của họ và hơn nữa họ phải sản xuất như vậy theo một phương thức nhất định: đó
là do tổ chức thể xác của họ quy định; ý thức của họ cũng bị quy định giông như vậy" 1. Việc

khẳng định cái sinh lý, sinh vật là cơ sỏ vật chất của các quá trình tâm lý bởi lẽ, những tổ
chức về mặt thể xác, nhất là tô chức và hoạt động chức năng của hệ thần kinh - bộ não cùng
vói những đặc điểm sinh vật tạo thành tiền đề vật chất cho sự phát triển con người, đặc biệt
là sự phát triển tâm lý - ý thức. Tuy nhiên, sự phát triển đó phải được thực hiện dưới sự tác
8


động, ảnh hưỏng và quy định của cái xã hội - các nhân tô" xã hội, đặc biệt là lao động. Hay
nói cách khác, cái xã hội quy định nội dung tâm lý trong sự phát triển chung đó, nguồn gôc và

bản chất các hiện tượng, quá trình tâm lý là mang tính xả hội, tính lịch sử. Thông qua lao
động và bằng lao động, con người tác động vào thê giới đôi tượng, làm biên đổi chúng đáp
ứng nhu cầu bản thân và qua đó con người làm biẻn đôi chính ban thân mình.
Đồng thời, cũng chính nhờ lao động mà cấu trúc hình thể và các khí quan của con người ngày càng được hoàn
thiện, phát triên như (bộ não, đôi bàn tay, các giác quan). Môi trường xã hội, hoạt động - lao động của

con người đã tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của hệ thần kinh, vào quá trình tiên
hóa của hệ thẩn kinh, hình thành các cơ quan cảm giác và làm cho khả năng tri giác được ngày một
tốt hơn. khác về chất so vói động vật: "Cảm giác cùa con người xã hội là những cảm giác khác với những
cảm giác của con người phi xã hội. Chỉ có thông qua sự phong phú đã được phát triển về mặt vật chất của bản chất
con người thì sự phong phú của tính cảm giác chủ quan của con người mới được phát triển.
* Rút ra ý nghĩa
Nội dung quan điểm 'Nguyên tắc quyết định luận trong tâm lý học” của E.V. Sô Rô Khô Va
có một ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát triển của khoa học TL . Nguyên tác khắng
định nhất quán triệt để và phương pháp luận biện chứng về nguồn gốc, bản chất, cơ chế hình

thành các hiện tượng tâm lý - ý thức; đồng thời, chỉ rõ con đường, cách thức tiếp cận và
phương thức tác động nhằm phát triển tâm lý - ý thức. Đây chính là cơ sở khoa học để đấu
tranh và khắc phục triệt để các quan điểm duy tâm, siêu hình, máy móc, sinh vật luận...
trong tâm lý học .
Nguyên tắc quyết định luận ra đời cho phép tổ chức các nghiên cứu khoa học tâm lý một cách đúng
đắn, khoa học góp phần khẳng định cơ sỏ phương pháp luận của tâm lý học Mácxít. Nguyên
tắc này đóng vai trò là cơ sở khoa học, là phương thức để luận giải một cách khách quan,
khoa học các nội dung tâm lý, các hoạt động tâm lý; đồng thời, là chìa khóa - phương thức
điều khiển và phát triển các hiện tượng tâm lý dựa trên quan điểm duy vật biện chứng. Việc
cụ thể hóa nguyên lý này cho phép xây dựng nên một loạt những luận điểm trung tâm của
tâm lý học như: hiểu tâm lý là gì; nguồn gốc, bản chất của chúng; mối quan hệ não và tâm
lý; các hình thức phản ánh tâm lý; vấn đề ý thức; mối quan hệ chủ thể - khách thể... Trong
đó, cái tâm lý được hiểu là chức năng của não, là thuộc tính của vật chất đặc biệt có tổ chức
cao đả hình thành và phát triển trong sự phát triển lâu dài của thế giới hữu cơ. Tâm lý không
phải là bản thán hiện thực khách quan mà đó là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não
và được cải biên ở trong đó; những hiện tượng tâm lý của con người được quy định bởi thê
giới hiện thực khách quan nhưng đó không phải sự phản ánh một cách thụ đọng, máy móc
mà mang tính chủ động, tích cực và sáng tạo "Là phản ánh hiện thực, cái tâm lý không phải
là hiện tượng, là quá trình thụ động, mà là hoạt động tích cực của con người. Con ngưòi
biến đổi hiện thực phù hợp với cái mà anh ta đã phản ánh thế giới đó như thế nào, định

hưóng trong đó như thế nào”1. Đốỉ vối ý thức - trình độ phản ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở
con người thì tính quy định xã hội lịch sử được thể hiện rõ nhất ở sự-phụ thuộc của ý thức
9


vào các điều kiện lịch sử cụ thể của cuộc sống xã hội và được phản ánh trong những đặc
điểm đặc thù của nhân cách thuộc mỗi giai đoạn lịch sử nhất định, trong mỗi nhóm xã hội
nhất định, mỗi loại hình hoạt động cụ thể. TỊịeo đó, nguyên tắc chỉ rõ vai trò của sự quy
định của các tác động bên ngoài (môi trường xã hội - lịch sử) vào con người, thông qua các
đặc điểm riêng củamỗi chủ thể. Do vậy, quá trình tác động nhằm hình thành, phát triển tâm
lý - ý thức nói chung, phát triển nhân cách quân nhân nói riêng cần xem xét, tính toán đến
các điều kiện hoạt động quân sự cụ thể, của môi trường của giáo dục và dạy học; đồng thời, cần tổ
chức các hoạt động tương ứng, thiết thực, phù hợp có hiệu quả cao.
Câu 3: Hệ thống nguyên tắc PPL của TLH? Phân tích nguyên tắc thống nhất tâm lý – ý thức – hoạt động.
Rút ra ý nghĩa./.
a- Đặt vấn đề: (như câu 1)
b- Nội dung:
- Lược sử vấn đề nghiên cứu:
+ TLH nội quan; cho rằng YT con người trong HĐ của nó là thế giới bên trong đóng kín, tách biệt với thế
giới bên ngoài.
+ TLH hành vi: Hành vi là tập hợp các phản ứng mù quáng không thể hiểu, không thể lý giải được các phản
ứng đó. Xem hành vi là tập hợp các phản ứng không có nội dung tâm lý.
+ Quan điểm của C.Mác: HĐ trong hình thức ban đầu và cơ bản của nó là HĐ nhận thức, HĐ thực tiễn và
qua đó con người có mqh tiếp xúc vật lý với các đối tượng thế giới chung quanh: Mác viết “YT nảy sinh một cách tất
yếu mà cái tất yếu nảy sinh ra nó đc cấu trúc bởi HĐ của con người, HĐ của lao động”.
Theo Mác, cấu trúc của HĐ của con người gồm 3 yếu tố( chủ thể; đối tượng và công cụ). 3 yếu tố đó tạo thành
yếu tố chức năng và có qh chuyển hóa chức năng cho nhau.
+ Quan điểm của Rubinstein và Leonchiev
Rubinstein cho rằng đối tượng nghiên cứu của TLH không chỉ là HĐ bên trong tnh thần, trí tuệ, mà còn chính
là hoạt động thực tiễn, công cụ để con người cải tạo tự nhiên, cải biến XH trong phương diện TLH.

Leonchiev: Lấy HĐ làm điểm xuất phát và phương hướng cơ bản để xem xét TLYT. Coi HĐ là một phạm
trù TL, là cái TL.
Theo Ông, HĐ là quá trình chuyển hóa lẫn nhau giữa 2 cực (chủ thể và khách thể). HĐ theo nghĩa rộng : là
đơn vị phân tử tạo nên toàn bộ đời sống con người, là khâu trung gian giữa con người với thế giới.
Theo nghĩa hẹp(góc độ TL) : HĐ là đơn vị của đ/s có chứa đựng TL có chức năng hướng dẫn chủ thể trong
quan hệ với đối tượng. HĐ bao giờ cũng là HĐ có đối tượng và do chủ thể quyết định.
=> Xuất phát từ luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lênnin cho rằng, con người là sản phẩm hoạt động của chính
mình; ý thức được sản xuất ra bởi con người và bằng các công trình nghiên cứu thực tiễn, tâm lý học Mác xít xây
dựng nên nguyên tắc: thống nhất giữa tâm lý- ý thức và hoạt động.
10


Nội dung nguyên tắc chỉ ra: Tâm lý con người được biểu hiện trong hoạt động và là thành phần tất yếu của
hoạt động, đóng vai trò định hướng và điều khiển hoạt động; đồng thời, thông qua hoạt động, tâm lý - ý thức con
người được nảy sinh, hình thành và phát triển. Tâm lý - ý thức và hoạt động của con người là thống nhất trong mối
quan hệ biện chứng.
- Đây là nguyên tắc quan trọng nhất, nó chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa TL-YT và HĐ.
- Nguyên tắc chỉ ra;Tâm lý- ý thức con người được nảy sinh, hình thành và phát triển trong hoạt động.
Tâm lý - ý thức của con người được nảy sinh, hình thành và phát triển trong hoạt động. Điều này được khẳng định,
chứng minh bằng nhiều thực nghiệm tâm lý học. Thông qua sự tác động qua lại giữa hai quá trình: quá trình con
người tác động vào đối tượng, đem tinh lực của con người hóa vào sản phẩm lao động do con người làm ra và quá
trình tác động trở lại từ đối tượng đến con người, làm xuất hiện ở con người những nhận thức, cảm xúc, tình cảm, ý
chí quyết tâm, kỹ xảo, kỹ năng hoạt động .v.v. mới. Các phẩm chất tâm lý mới được nảy sinh, hình thành chính trong
hoạt động của con người. Như thế, tâm lý- ý thức của con người được thể hiện trong hoạt động và hoạt động của con
người chính là cơ sở hình thành nên tâm lý - ý thức con người.
- Nguyên tắc cũng chỉ ra: Tl-YT con người biểu hiện trong hoạt động của họ
Nghiên cứu hoạt động thực tiễn của con người, chúng ta nhìn thấy rõ tư tưởng, tình cảm, suy nghĩ của chính
con người. Tâm lý của con người biểu hiện trong chính hoạt động của họ. Nhờ có động cơ (động lực thúc đẩy) mà
con người hăng say tham gia vào các hoạt động cụ thể. Động cơ là thành phần chủ đạo trong cấu trúc tâm lý hoạt
động, đóng vai trò định hướng, điều khiển hoạt động của con người.

=> Cần lưu ý rằng, sự thống nhất giữa tâm lý- ý thức và hoạt động là sự thống nhất trong cả quá trình. Cũng có
các hiện tượng tâm lý bị giữ lại phần lớn ở bên trong, phần biểu hiện ra bên ngoài rất yếu ớt và khó quan sát thấy
nhưng suy cho cùng nó vẫn bộc lộ ra bên ngoài thông qua hành vi, hoạt động cụ thể của con người. Tuy nhiên, không
được hiểu một cách đơn giản, tâm lý chỉ là cái bên trong, hoạt động chỉ là cái bên ngoài. Hoạt động là sự thống nhất
giữa cái bên trong và cái bên ngoài.
c. Ý nghĩa:
- Về mặt PPL: Phương pháp phân tích hoạt động là PP nhận thức khoa học về tâm lý con người
- Về mặt thực tiễn:
+ Nghiên cứu đánh giá tâm lý con người phải thông qua các biểu hiện trong hành vi và hoạt động cụ thể. .
V.I.Lênin chỉ rõ: “Chúng ta căn cứ vào cái gì để xét đoán những “tư tưởng và tình cảm” thực của các cá nhân có
thực? Tất nhiên, căn cứ đó chỉ có thể là những hoạt động của các cá nhân ấy...”
+ Sự thống nhất giữa tâm lý - ý thức và hoạt động là sự thống nhất trong cả quá trình. Vì vậy, cần phải chú ý
tới những hiện tượng tâm lý dường như mâu thuẫn giữa suy nghĩ bên trong và biểu hiện ra hành vi bên ngoài để thận
trọng trong xem xét, đi đến những kết luận chính xác, khách quan.
+ Muốn phát triển tâm lý con người phải tổ chức tốt các hoạt động và phát huy tính tích cực của con người
trong hoạt động đó.
Câu 4: Phân tích nguyên tắc phát triển tâm lý? Rút ra ý nghĩa./.
11


a- Đặt vấn đề: (như câu 1)
b- Nội dung:
- Đây là nguyên tắc có vai trò quan trọng, nó chỉ rõ sự vận động, biến đổi của các HTTL.
- Cơ sở của nguyên tắc:
+ Từ nguyên lý phát triển của chủ nghĩa Mác-Lenin: quan niệm mọi SVHT đều vận động và biến đổi không
ngừng.
+ Quan điểm của Vwgotski: nghiên cứu TL phải đặt trong điều kiện của cả LS loài người, trong khung cảnh
của cuộc sống thực; phải nghiên cứu TL trong HĐ
- Nội dung nguyên tắc này chỉ rõ: Mọi hiện tượng tâm lý đều là những hoạt động, đồng thời cũng là những
quá trình luôn luôn vận động, phát triển và biến đổi chứ không phải là những cái gì cố định, bất biến.

+ Con người được sinh ra chưa phải đã là một nhân cách, chưa có sẵn các phẩm chất tâm lý cần thiết mà mới
chỉ có những nhu cầu của cơ thể được quy định bởi di truyền với những tiền đề sinh vật tạo khả năng cho sự phát triển
tâm lý - ý thức.
+ Dưới ảnh hưởng của những điều kiện xã hội - lịch sử cụ thể, tâm lý con người dần dần được hình thành,
được định vị một cách vững chắc. Các phẩm chất, thuộc tính tâm lý của con người được hình thành chính trong quá
trình sống và hoạt động của mỗi con người. Đó là kết quả của một quá trình phát triển, chứ không phải là cái sẵn có,
bất biến.
+ Với mỗi cá nhân, ở mỗi thời điểm, hoàn cảnh khác nhau, sự biểu hiện và phát triển các phẩm chất tâm lý
cũng khác nhau.
c- Ý nghĩa:
- Nghiên cứu, đánh giá, luận giải, dự đoán tâm lý con người phải trong sự vận động, phát triển biến đổi, sự tác
động qua lại của các hiện tượng cũng như các thành phần tạo thành chúng.
- Quá trình phát triển nhân cách phải giải quyết các mặt ><, hình thành từng thuộc tính tâm lý nhân cách .
Câu 5: Phân tích nguyên tắc tiếp cận nhân cách? Rút ra ý nghĩa./.
a- Đặt vấn đề (như câu 1)
b- Nội dung
- Cơ sở: Dựa trên luận điểm nổi tiếng của C. Mác về bản chất con người; sự đa dạng, phong phú đời sống của
đời sống tinh thần con người và căn cứ vào kết quả các công trình nghiên cứu thực tiễn, tâm lý học Mác xít xây dựng
nguyên tắc: tiếp cận nhân cách trong nghiên cứu tâm lý con người.
- Nội dung của nguyên tắc này chỉ rõ: Khi nghiên cứu tâm lý con người phải tiếp cận với từng con người cụ
thể với toàn bộ các thuộc tính, phẩm chất tâm lý, cả mặt mạnh, ưu điểm lẫn mặt yếu, nhược điểm của người đó.
12


+ Nguyên tắc tiếp cận nhân cách trong nghiên cứu tâm lý người chính là sự thể hiện phép biện chứng duy vật
trong tâm lý học, thể hiện chủ nghĩa nhân văn hiện thực Mác xít. X.L. Rubinstein viết: “Việc đưa khái niệm nhân
cách vào tâm lý học có nghĩa là giải thích các hiện tượng tâm lý xuất phát từ tồn tại thật của con người như là một
thực thể vật chất trong các quan hệ của nó với thế giới vật chất. Mọi hiện tượng tâm lý trong mối quan hệ của nó
thuộc về con người cụ thể, sống, hành động”.
+ Nghiên cứu tâm lý theo nguyên tắc tiếp cận nhân cách đòi hỏi phải nhìn nhận mỗi một nhân cách cụ thể

chính là sản phẩm của điều kiện xã hội – lịch sử, sản phẩm của cuộc sống, chiến đấu; của giáo dục, rèn luyện và tự rèn
luyện của mỗi con người.
+ Tiếp cận nhân cách chính là tiếp cận với từng con người cụ thể, đang sống, hoạt động trong môi trường nhất
định. phải tiếp cận toàn diện các mặt, các phẩm chất thuộc tính của nó từ xu hướng tính cách, khí chất, năng lực; cần
làm rõ cả mặt ưu điểm và khuyết nhược điểm của các cá nhân. Phải phân tích để thấy được sự tác động qua lại của
các nhân tố xã hội và nhân tố sinh vật trong sự hình thành phát triển của mỗi nhân cách cụ thể.

c- Ý nghĩa:
Nguyên tắc tiếp cận nhân cách có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động thực tiễn , nó chỉ dẫn những bài học kinh
nghiệm thực tiễn về phương pháp công tác với con người đòi hỏi phải cụ thể, tỉ mỷ với từng người, từng việc, trong
những hoàn cảnh, điều kiện cụ thể và quan trọng hơn là không được chỉ nhìn vào một thuộc tính, phẩm chất nhân
cách mà phải tính đến toàn bộ các phẩm chất nhân cách của người đó….
Câu 6: Phạm trù ý thức trong tâm lý học? Rút ra ý nghĩa của vấn đề./.
a-Đặt vấn đề:
b- Nội dung:
1- Một số quan niệm về ý thức
* Quan niệm của TLH phi mác xít:
- TLh nội quan DT:
+ Tất cả các HTTL đều nằm trong vòng tròn cố định, tâm lý nó xuất phát từ ý thức. Cho rằng tổng giác là cái
gì đó không thể hiểu được trong thế giới nội tâm của con người.
- TLH hành vi: tập trung nghiên cứu hành vi bỏ qua việc nghiên cứu YT
- Phân tâm học: Tuyệt đối hóa vô thức, không quan tâm đến nghiên cứu YT.
* Quan niệm của TLH mác xít:
- X.L. Rubinstêin coi ý thức - đó không chỉ là sự phản ánh, mà còn là thái độ của con người đối với xung
quanh. Ý thức là sự thống nhất giữa tri thức và trải nghiệm.
13


- K.K. Platônốp cho rằng, ý thức là sự thống nhất của mọi hình thức nhận thức, trải nghiệm của con người và
thái độ của họ đối với cái mà họ phản ánh - là sự thống nhất của tất cả các quá trình, trạng thái, thuộc tính tâm lý của

con người như là một nhân cách.
- Theo E.V. Sôrôkhôva, “Ý thức được đặc trưng bởi thái độ tích cực của con người đối với thực tại, với bản
thân, với cử chỉ và hành vi, hoạt động của mình - hướng vào đạt mục đích đặt ra.
- V.N. Miaxisép nghiên cứu về thái độ, coi ý thức là sự thống nhất của phản ánh thực tại và thái độ tích cực, có
mục đích của con người đối với hiện thực xung quanh.
- Theo Phạm Minh Hạc thì ở một con người, ý thức là năng lực hiểu biết được các tri thức về thực tại khách
quan nói riêng mà người đó tiếp thu được và năng lực hiểu được thế giới chủ quan trong chính bản thân người đó

2.Khái niệm ý thức:
- Triết học: YT là phạm trù TH dùng để chỉ hình thức phản ánh cao nhất riêng có về hiện thực khách quan trên
cơ sở thực tiễn.
+ Nghĩa rộng: YT thường dùng đồng nghĩa với tinh thần, tư tưởng
+ Nghĩa hẹp; YT thường đc dùng để chỉ một cấp độ đặc biệt trong TL con người
- TLH: YT là sự phản ánh HTKQ trong đó chủ thể phản ánh nhận biết mình đang phản ánh.
+ YT là hình thức phản ánh cao nhất của TL và chỉ có ở con người
+ YT là sản phẩm của sự PT XH-LS, là SP của lao động và giao tiếp
3. Các thuộc tính cơ bản của YT.
* YT thể hiện năng lực nhận thức cao nhất của con người về thế giới
- Nhận thức bản chất, quy luật của sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan và khái quát bằng ngôn ngữ;
giúp con người dự kiến trước kế hoạch hành vi, kết quả của nó làm cho hành vi con người mang tính có chủ định.
- YT là hình thức cao nhất của p/a, nó khác về chất so với p/a nói chung, YT là sự p/a tích cực và chủ động.
* YT thể hiện thái độ của con người đối với thế giới
ý thức không chỉ phản ánh nhận thức sâu sắc của con người về thế giới mà còn thể hiện thái độ của con người
đối với thế giới. C.Mác và Ph. Ăngghen viết: “Ý thức tồn tại đối với tôi là tồn tại một thái độ nào đó đối với sự vật này
hay sự vật khác, động vật không biết tỏ thái độ đối với một sự vật nào cả..”
* YT thể hiện năng lực điều chỉnh, điều khiển hành vi của con người
Trên cơ sở nhận thức và tỏ thái độ đối với sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan, ý thức điều khiển, điều
chỉnh hành vi, hoạt động của con người tác động cải tạo hiện thực khách quan theo mục đích đã đề ra. Vì thế ý thức
14



có khả năng sáng tạo. C.Mác viết: “…toàn bộ cái gọi là lịch sử toàn thế giới chẳng qua chỉ là sự sáng tạo con người
kinh qua lao động của con người…”.
- Khả năng tự ý thức: con người không chỉ ý thức về thế giới mà ở mức độ cao hơn con người có khả năng tự
ý thức, có nghĩa là tự nhận thức về mình, tự xác định thái độ đối với bản thân, tự điều khiển, điều chỉnh, tự hoàn thiện
bản thân.
4. Cấu trúc của ý thức
Ý thức có cấu trúc tâm lý rất phức tạp, trong đó có ba mặt cơ bản thống nhất hữu cơ với nhau, điều khiển hoạt
động có ý thức của con người nói chung, người quân nhân nói riêng.
- Mặt nhận thức: có hai cấp độ là nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Trong đó nhận thức cảm tính
mang lại những tài liệu đầu tiên cho ý thức, là tầng bậc thấp của ý thức; còn nhận thức lý tính đem lại cho con người
những hiểu biết về bản chất, quy luật vận động của thế giới khách quan. Đây là nội dung cơ bản, là hạt nhân của ý
thức; giúp con người hình dung ra trước kết quả của hoạt động và hoạch định kế hoạch hành vi.
- Mặt thái độ của ý thức: nói lên thái độ lựa chọn, thái độ cảm xúc, thái độ của chủ thể đối với thế giới.
- Mặt năng động của ý thức: là khả năng điều khiển, điều chỉnh hoạt động của con người, làm cho hoạt động
của con người có ý thức. Đó là quá trình con người vận dụng những hiểu biết và tỏ thái độ của mình nhằm thích nghi,
cải tạo thế giới và cả bản thân.
Mặt khác, ý thức nảy sinh và phát triển trong hoạt động. Cấu trúc của hoạt động quy định cấu trúc của ý thức.
Vì thế nhu cầu, hứng thú, động cơ, ý chí… đều có vị trí nhất định trong ý thức.
5. Các cấp độ cúa YT:
* Cấp độ cá nhân: YT chỉ nằm ở từng cá nhân, con người cụ thể
- Cấp độ chưa YT(vô thức): Là mức độ cá nhân không nhận biết được sự p/a, không phân biệt chủ thể với đối
tượng p/a.
- Cấp độ YT: Là mức độ YT hiện rõ, dễ thấy, là mức độ biểu hiện chủ đạo trong TL con người, chỉ có ở con
người.
Mác: “Trạng thái TL bình thường của con người tương ứng với nó là trạng thái có YT”
- Cấp độ tự YT: là mức độ PT cao nhất của YT cá nhân, là năng lực nhận thức bản thân mình trong hình
thành, pT nhân cách.
* Cấp độ YT nhóm và YT tập thể:
- YT được p/a không chỉ ở một người mà ở số đông người, cộng đồng, tập thể, XH

- YT nhóm và YT tập thể là hình thức cao nhất của tự YT là YT tập thể, con người tự giác nhận thức được vị
trí thành viên của mình trong tập thể.
6- Sự hình thành, phát triển ý thức
15


Ý thức của con người không chỉ là sản phẩm trực tiếp của tiến hóa sinh vật mà còn là sản phẩm tiến hóa chung
của xã hội loài người, nảy sinh, phát triển từ các nhân tố xã hội - lịch sử chung của loài người (xét về phương diện tiến
hóa chủng loại) và của riêng mỗi con người (xét về phương diện tiến hóa cá thể). Các nhà kinh điển của chủ nghĩa
Mác - Lênin đã chỉ rõ: trước hết là lao động, sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ, đó là những nhân tố
quyết định biến bộ não con vượn thành bộ óc của con người. Đây cũng chính là hai nhân tố quyết định sự hình thành
ý thức con người.

* Sự hình thành, phát triển ý thức xét về tiến hóa chủng loại.
- Vai trò của lao động đối với sự hình thành YT.
Lao động là nhân tố đầu tiên, nhân tố quyết định cơ bản nhất đối với sự hình thành con người và ý thức con
người. Vai trò đó được các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin và các công trình nghiên cứu tâm lý học chỉ ra trên
những nội dung cụ thể sau:
+ Thông qua lao động và bằng lao động đã làm thay đổi cấu trúc hình thái và sinh lý của cơ thể con người.
Ăng ghen “Trong một nghĩa nào đó, lao động đã sáng tạo ra con người..”
+ Lao động làm nảy sinh, phát triển các phẩm chất tâm lý khác nhau của con người, làm cho bộ mặt tâm lý
con người ngày càng đa dạng, phong phú.
- Vai trò của ngôn ngữ đối với sự hình thành YT
Do đòi hỏi của lao động, ngôn ngữ và giao tiếp xuất hiện và đóng vai trò to lớn đối với sự hình thành phát
triển ý thức.
+ Ngôn ngữ trở thành công cụ của nhận thức.
Nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể khái quát được các thuộc tính của sự vật hiện tượng, so sánh các sự vật
hiện tượng trong thế giới khách quan để nhận thức chúng một cách sâu sắc hơn, đầy đủ hơn. Ngôn ngữ là công cụ để
con người xây dựng, hình dung ra mô hình tâm lý của sản phẩm (cái và cách làm ra sản phẩm đó). Hoạt động ngôn
ngữ còn giúp con người ý thức về việc sử dụng công cụ lao động để làm ra sản phẩm và phân tích, đối chiếu, đánh giá

sản phẩm làm ra.
+ Nhờ ngôn ngữ con người có thể giao tiếp với nhau, truyền đạt cho nhau các kiến thức, kinh nghiệm, ý nghĩ
của mình và phối hợp với nhau để làm ra sản phẩm chung. Nhờ vậy, con người có ý thức về bản thân, ý thức về
người khác (biết mình, biết người).
+ Nhờ có ngôn ngữ mà con người lưu giữ và truyền đạt được những tri thức, kinh nghiệm, vốn sống từ thế hệ
này cho thế hệ khác.
* Sự hình thành, phát triển ý thức xét về phương diện tiến hóa cá thể:
- YT cá nhân đc hình thành trong HĐ, thể hiện trong sản phẩm của các cá nhân
- YT cá nhân được hình thành trong giao tiếp với người khác và giao tiếp với XH.
16


- YT cá nhân được hình thành bằng con đường tự nhận thức, bằng tự đánh giá chính bản thân mình.
* Đặc trưng của sự hình thành, phát triển tâm lý – ý thức.
Sự phát triển tâm lý - ý thức người có những đặc trưng riêng, khác hẳn về chất với sự phát triển tâm lý trong
giới động vật. Muốn hiểu biết và xây dựng, phát triển tâm lý- ý thức người phải nắm vững các đặc trưng cơ bản đó.
- Sự phát triển tâm lý - ý thức người không phải chỉ ở sự phức tạp hơn về lượng mà điều căn bản là ở sự thay
đổi cấu tạo lại của hoạt động tâm lý
Ngoài sự tích lũy ngày càng nhiều những cái được phản ánh thì nét đặc trưng cơ bản của sự phát triển tâm lý ý thức người là sự thay đổi lại cấu tạo các hoạt động tâm lý. Đó là, cấu tạo lại tri thức; cấu tạo lại con đường đi đến
chân lý, tiếp nhận chân lý; cấu tạo thái độ đối với hiện thực và con đường, phương pháp tác động vào hiện thực.
Đứng trước môi trường, động vật chỉ hành động theo bản năng, còn con người nhờ có ý thức mà phản ánh thế
giới khách quan ngày càng đầy đủ hơn, sâu sắc hơn. Mỗi một bước phát triển trong quá trình phản ánh thế giới khách
quan đối với con người không chỉ tăng thêm vốn hiểu biết mà còn giúp con người đối chiếu với những hiểu biết cũ,
sắp xếp lại chúng để có sự hiểu biết sâu sắc hơn, đầy đủ hơn. Thông qua đó, tìm ra con đường, phương pháp mới để
đi đến chân lý và tiếp nhận chân lý, nhằm phát hiện ra các quy luật khách quan, vốn có của hiện thực. Đồng thời qua
đó, thể hiện thái độ mới và tìm ra con đường, cách thức tác động mới vào hiện thực khách quan.
- Sự nảy sinh, phát triển tâm lý - ý thức người không phải theo con đường di truyền mà theo con đường di sản.
Giới động vật truyền đạt kinh nghiệm cho đời sau bằng con đường di truyền . Với con người, sự di truyền từ
thế hệ trước cho thế hệ sau chỉ là những tố chất sinh vật cần thiết cho sự tồn tại khi mới sinh ra. Sự phát triển tâm lý - ý
thức của con người không đi theo con đường di truyền mà theo con đường di sản. Tức là, thế hệ trước giữ lại và

truyền lại cho thế hệ sau các kinh nghiệm đã tích lũy được ở dạng “vật bên ngoài” bằng các di sản văn hóa vật chất,
tinh thần của xã hội loài người đã tạo ra.--- Để phát triển tâm lý- ý thức của mình, con người phải tìm cách tiếp nhận
lại những di sản này.
- Sự nảy sinh, phát triển tâm lý - ý thức của mỗi cá nhân là kết quả của một quá trình đặc biệt - đó là quá
trình lĩnh hội nền văn hóa xã hội - lịch sử người thông qua hoạt động tích cực của chủ thể đối với đối tượng nhằm
tiếp thu di sản văn hóa tinh thần, vật chất của loài người để lại và tiếp tục khám phá, phát triển
Con người muốn tiếp thu được di sản văn hóa vật chất, tinh thần của loài người để lại, tất yếu phải có một quá
trình lĩnh hội, trong đó chủ thể phải có một hoạt động tương ứng với đối tượng lĩnh hội. Tức là, chủ thể phải thông
qua hoạt động của mình, đi lại con đường mà thế hệ trước đã đi để tạo nên các di sản văn hóa vật chất và tinh thần của
loài người.
c- Ý nghĩa vấn đề:
Câu 7: Phạm trù nhân cách trong tâm lý học? Rút ra ý nghĩa của vấn đề./.
a- Đặt vấn đề:
Vấn đề nhân cách được coi là một trong những phạm trù cơ bản song cũng là một vấn dề phức tạp nhất của
khoa hoc tâm lí nói riêng và của khoa học xã hội và nhân văn nói chung .Giải quyết đúng vấn đề nhân cách sẽ cho
17


phép giải quyết được những vấn đề khác của tâm lí học và của nhiều lĩnh vực đời sống. Đó là vì nhân cách là đỉnh cao
nhất của sự phát triển tâm lí cuả con nguòi ,của tự ý thức và tự điều chỉnh bản thân con người .
Phạm trù là một khái niệm chung nhất, cơ bản nhất, nội hàm của nó bao gồm những mặt, thuộc tính chủ yếu
nhất của đối tượn nghiên cứu.
Một phạm trù của TLH, cũng như bất kỳ một khoa học nào khác đều là sự kết tinh của sự phát triển nhân loại
về nhận thức, là sự kết hợp với kinh nghiệm của nhà khoa học, đóng vai trò công cụ để nhận thức và cải tạo hiện thực.
Các phạm trù cơ bản của TLH đã đc các nhà TLH nêu lên từ khi TLH trở thành khoa học độc lập, đặc biệt
cuối TK XIX, đầu TK XX xuất hiện một loạt các trường phái TLH khách quan => Lúc này TLH xuất hiện trào lưu đi
vào nghiên cứu các phạm trù, mỗi trường phái chọn cho mình một phạm trù trung tâm để nghiên cứu.
- một số quan niệm của các trường phái về phạm trù của TLH:
+ TLH Gestal: Phạm trù cơ bản của TLH là “hình ảnh đẹp”
+ Phân tâm học: Phạm trù cơ bản là vô thức

+ TLH hành vi: Phạm trù cơ bản là hành vi
- Vào thập kỷ thứ 2,3 của TK XX xuất hiện các nhà TLH mác xít, đồng thời số lượng các phạm trù cơ bản của
TLH cũng khác nhau ở mỗi nhà TLH)
+ K.K. Platolov: có 5 phạm trù cơ bản (P/a TL; HĐ;YT;NC; Sự phát triển TL)
+ A.N. Leonchiev: có 3 phạm trù (HĐ-YT-NC)
+ A.V. Petrovxki: có 3 phạm trù (HĐ-NC-Tập thể)
+ Iarosevxki: có 5 phạm trù cơ bản (Hình ảnh TL; giao tiếp; hành động; động cơ; cá thể cá nhân)
+ B.F. Lomov: cho rằng các phạm trù cơ bản của TLH bao gồm (HĐ; quan hệ XH; giao tiếp; YT;NC) trong
đó HĐ là phạm trù quan trọng nhất với tư cách là một phạm trù lịch sử, phạm trù này cho phép khám phá ra chế độ
XH của con người.
b- Nội dung.
1. Quan niệm phương đông cổ đại về nhân cách.
Các nhà tư tưởng triết học phương Đông cổ đại cho rằng con người là tiểu vũ trụ, mang những đặc tính của vũ
trụ. Những đặc tính này chi phối sự phát triển con người. Con người liên hệ với vũ trụ bao la nên con người cần biết
được các thông tin của vũ trụ. Thực thể con người là sản phẩm của nguyên lý âm dương, vừa đối lập vừa thống nhất,
chứa đựng và chuyển hoá lẫn nhau, trời - đất - người hợp thành một (thiên - địa - nhân hợp nhất). Tính cách của con
người chịu ảnh hưởng của ngũ hành và chia ra loại người: Kim, Hoả, Thổ, Mộc, Thuỷ. Người mệnh Kim ăn ở có
nghĩa khí, nếu Kim vượng thì tính cách cương trực. Người mệnh Hoả thì lễ nghĩa, đối với mọi người nhã nhặn, lễ độ,
thích nói lý luận; nhưng nếu Hoả vượng thì nóng nảy, vội vã, dễ hỏng việc. Người mệnh Thổ trọng chữ tín, nói là
làm; nếu Thổ vượng thì hay trầm tĩnh, không năng động, dễ bỏ thời cơ. Người mệnh Mộc hiền từ, lương thiện, độ
18


lượng; Mộc vượng thì tính cách bất khuất. Người mệnh Thuỷ thì khúc khuỷu, quanh co, nhưng thông suốt; nếu Thuỷ
vượng thì tính tình hung bạo, dễ gây tai hoạ.
Người phương Đông đánh giá con người qua chất là chủ yếu, lượng là phụ: lấy “Tâm thiện” là lý tưởng, đề
cao tính thiện, tính nhân, thích sự im lặng, nhẹ nhàng, đề cao sự cân bằng không thái quá. Mọi tu nhân, xử thế, chính
trị đều hướng tới Thiện. Biết đủ là giàu, giản dị ở vật chất, giản dị trong nội tâm, trong ngôn từ.... Khổng Tử quan
niệm về nhân cách con người thể hiện ở Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Trong đó Nhân là gốc và chỉ có người “Đại nhân”
mới có Nhân.

2. Quan niệm về nhân cách trong tâm lý học phương Tây.
Trong tâm lý học phương Tây có nhiều học thuyết khác nhau về nhân cách. Trong đó nổi bật có các trường
phái như Phân tâm học, trường phái Gestalt, tâm lý học nhân văn về nhân cách, tâm lý học nhận thức của Piagiê về
nhân cách…
*Phân tâm học về nhân cách
- Quan niệm của S.Freud về nhân cách
+ Về cấu trúc của nhân cách.
Theo S.Freud (1856 - 1939) người sáng lập ra trường phái Phân tâm học, cấu trúc nhân cách con người gồm 3
khối: Cái nó, cái tôi và cái siêu tôi, tương ứng với 3 cấp độ vô thức, ý thức và siêu thức.
Từ quan niệm như trên S.Freud nêu ra cơ chế hoạt động tâm lý của con người. Đó là cơ chế kiểm duyệt, chèn
ép, cơ chế biến dạng, cơ chế siêu thăng, cơ chế suy thoái.
+ Các giai đoạn phát triển nhân cách
S.Freud chia sự phát triển nhân cách con người thành bốn giai đoạn, trong đó, ba giai đoạn đầu gọi là tiền sinh
dục( Giai đoạn lỗ miệng (Oral); Giai đoạn hậu môn (Anles); Giai đoạn âm vật và dương vật:; giai đoạn thứ tư, cá
nhân hướng ra đối tượng bên ngoài bắt đầu từ tuổi dậy thì )
=> Học thuyết phân tâm của S.Freud đã đưa ra giả thuyết về vô thức, tiềm thức là những mặt quan trọng trong
đời sống tâm lý của con người. S.Freud đã khám phá một thế giới vô thức mà trước đây chưa được khám phá. Mặt
khác, đóng góp của S.Freud còn ở chỗ đưa ra một số cơ chế tâm lý như cơ chế tự vệ, dồn nén, mặc cảm, đồng nhất
hoá, các giai đoạn phát triển nhân cách
Tuy nhiên, S.Freud đã quá nhấn mạnh đến mặt vô thức trong con người, không thấy được mặt bản chất trong
ý thức tâm lý của con người, không thấy được bản chất xã hội - lịch sử của các hiện tượng tâm lý người. Mặt khác,
quan niệm về con người và nhân cách con người của S.Freud bộc lộ những khía cạnh không đúng đắn: con người
trong học thuyết phân tâm là con người sinh vật, con người cơ thể bị phân ly ra nhiều mảng, con người với những
mong muốn là những đam mê tính dục và luôn đối lập với xã hội.

- Phân tâm học mới về nhân cách
19


+ K.Jung (1879 - 1961) cho rằng hành vi con người được điều chỉnh bằng vô thức và cả ý thức. Đó là quá

trình điều chỉnh tổng hợp, là một hệ thống tự điều chỉnh.
+ K.Jung không thừa nhận bản năng tình dục là quyết định tâm lý con người như S.Freud quan niệm, nhưng
ông lại thừa nhận trong con người có vô thức. Vì vậy, bản chất học thuyết của K.Jung vẫn là học thuyết phân tâm
được cải biến thành học thuyết phân tâm mới.
+ Trong cấu trúc nhân cách của K.Jung, cái tôi là trung tâm của ý thức. Nhân cách là mẹ của ý thức. Vô thức là
mẹ của tâm lý tập thể và tâm lý cá nhân. Quan điểm của Jung về nhân cách còn gọi là lý luận nhân cách tầng sâu. Lý
luận nhân cách tầng sâu xuất phát từ quan niệm vô thức. Vô thức được xác định bằng những sự kiện của hành vi. Đó
là những bản năng trực tiếp và bản năng tức thời. Lý luận nhân cách tầng sâu là một khám phá mới về vô thức. Song
điều này chưa đủ để nói lên bộ mặt nhân cách con người. Nhân cách con người còn thể hiện những phẩm chất cũng
như bộ mặt đạo đức trong nó.
+ A. Adller là nhà tâm lý học người Áo. Ông cho rằng tất cả hành vi của con người đều chịu ảnh hưởng xã
hội. Nhân cách thống nhất với hoàn cảnh và môi trường xã hội. Ông vẫn cho vô thức bản năng hay năng lượng tâm
hồn là những cơ chế của tính tích cực, xung đột và bảo vệ. Theo ông, con người luôn muốn hơn người khác, khi có
nhược điểm trong lĩnh vực này lại siêu đẳng trong lĩnh vực khác. Đó là cơ chế bù trừ xuất phát từ động cơ xã hội
( Freud xuất phát từ động cơ tình dục). Ở đây, Adller quá thổi phồng tính chất bù trừ trong con người, mà không thấy
vai trò hoạt động của con người trong xã hội.
+ E.Fromm là nhà tâm lý học. Về tâm lý học, Fromm cho rằng cơ chế tự nhiên và xã hội trong con người là
vô thức, đó là cái phi lý, hạt nhân của nhân cách. . Ông đưa ra mô hình con người mới giữa các đặc điểm sau: Con
người mới phải từ bỏ vật chất để sống thanh thản; Con người phải làm cho cuộc đời có ý nghĩa; Phải có lòng yêu
thương và trân trọng cuộc sống; Phải trau dồi tình yêu thương vốn có; Phải khắc phục được tính tự yêu mình và chấp
nhận tính chất hạn chế trong cuộc sống con người. Tuy nhiên, đây chỉ là con người trừu tượng, chung chung không
thể thực hiện trong xã hội tư bản
- Trường phái Gestalt về nhân cách
+ Tâm lý học Gestalt hay còn gọi là tâm lý học cấu trúc nghiên cứu, xem xét hình ảnh tâm lý trong trong một
cấu trúc trọn vẹn, hoàn chỉnh.
+ K.Lewin quan tâm đến vấn đề động cơ, nhân cách và tâm lý học xã hội. Ông đưa ra thuyết trường tâm lý,
cho rằng con người luôn luôn tồn tại trong một hoàn cảnh, một trường tâm lý nào đó. Về thuyết “trường tâm lý”, ông
cho rằng thế giới xung quanh ta là thế giới của các sự vật và có những trình tự nhất định, con người luôn luôn tồn tại
trong một hoàn cảnh, một trường tâm lý nào đó.
=> Quan điểm của K.Lewin là quan điểm của trường phái Gestalt mang cấu trúc trọn vẹn. Nhân cách được

xét trong hoàn cảnh, trong nhóm, nhưng những quy định về chính trị, kinh tế đối với hành vi nhân cách không được
ông để ý đến một cách thoả đáng. Vì vậy, lý luận nhân cách của ông không tránh khỏi sự sơ lược trong quan niệm của
Gestalt.
- Tâm lý học nhân văn về nhân cách
Trường phái tâm lý học nhân văn hình thành ở Mỹ như là một khuynh hướng đối lập với tâm lý học hành vi
và phân tâm học. Tâm lý học nhân văn khác với hai khuynh hướng trên là ở chỗ nó không tạo nên một bộ mặt lý
20


luận thống nhất về nhân cách. Những nhà tâm lý học nhân văn đều có chung những tư tưởng là tôn trọng con người,
tôn trọng những phẩm giá cá nhân về con người.
Từ những quan điểm trên ta thấy tâm lý học nhân văn đã nhìn thấy được bản chất tốt đẹp trong con người. Đề
cao hoài bão và nỗ lực vươn lên của con người. Tuy vậy tâm lý học nhân văn đã dựa vào những kinh nghiệm chủ
quan để phân tích nhân cách con người, quay về với truyền thống tôn giáo nên rơi vào quan điểm duy tâm phản khoa
học. Con người được tâm lý học nhân văn quan niệm giống như kiểu người được mô tả trong văn chương, tôn giáo
diễn tả kiểu tư duy ước ao, mong muốn, không có những cơ sở thực tiễn để hiện thực hoá.
Đại biểu A.Maslow (1908 - 1970) . Về nhân cách, ông đưa ra hệ thống nhu cầu, quá trình nhận thức triệu
chứng nhân cách và năng lực. Động cơ thúc đẩy mạnh mẽ nhất là nhu cầu. Maslow cho rằng tính xã hội nằm trong
bản năng của con người. Những nhu cầu như giao tiếp, lòng kính trọng đều có tính chất bản năng đặc trưng cho giống
người. Các nhu cầu đều dựa trên cơ sở di truyền nhất định. Chính vì vậy, học thuyết nhu cầu của A.Maslow có những
điểm giống học thuyết của S.Freud.
- Quan niệm về nhân cách của J.Piagiê
J.Piagiê nhà tâm lý học Thuỵ Sỹ chủ yếu nghiên cứu về tâm lý trẻ em, sự hình thành và phát triển trí tuệ, mối
quan hệ giữa chủ thể và khách thể. Ông cho rằng phải nghiên cứu cá nhân con người, đó là chủ thể của mối quan hệ
xã hội.
Khái niệm “cân bằng” là khái niệm trung tâm trong học thuyết về nhân cách của ông. Ông dùng khái niệm
“cân bằng” đề giải thích nguồn gốc của các cấu trúc thao tác. Nhờ có luật bù trừ mà có sự cân bằng trong tâm lý. Qua
những công trình nghiên cứu về trí tuệ trẻ em, ông đã rút ra những bài học quý về nhân cách. Đó là sự cân bằng tâm
lý, tính tự kỷ trung tâm sơ khai và con đường phát triển nhân cách. Ông khẳng định giáo dục đúng đắn là yếu tố quan
trọng nhất trong việc phát triển nhân cách, cùng với nó là tôn trọng quyền con người.

* Các xu hướng nghiên cứu nhân cách ở Liên Xô cũ
- Xu hướng thứ nhất: xây dựng nhân cách trên cơ sở thâm nhập một cách hữu cơ các khoa học nghiên cứu về
con người (xu hướng phức hợp).
Tiêu biểu là B.G. Ananiev, Ông cho rằng muốn xây dựng khoa học nhân cách phải dựa trên các khoa học
nghiên cứu về con người. Đó là: nghiên cứu con người với tư cách là một sinh vật; với tư cách chủng loài; nghiên cứu
sự tiến hóa các cá thể; nghiên cứu con người như là một nhân cách. Theo hướng này , muốn nghiên cứu nhân cách
phải kết hợp nhiều khoa học nghiên cứu về con người
- Xu hướng thứ hai: tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu cụ thể:
Chủ trương của xu hướng này cho rằng nhân cách không phải là thành phần riêng rẽ, mà là một cấu tạo chỉnh
thể bao gồm các thành phần gắn bó với nhau theo một quan hệ nhất định. Platonov cho rằng: người ta không thể hiểu
đc các thành phần, đặc điểm, trạng thái một HTTL nếu như không tính đến sự quy định của nhân cách. Vì vậy khi
nghiên cứu một HTTL nào đó phải có một biểu tượng về cấu trúc toàn bộ của nhân cách.
Đối với con người khi xét nó theo hệ thống phải bao gồm các mặt sinh vật và XH. Cấu trúc nhân cách đc coi
là sự thống nhất giữa mặt tự nhiên và mặt XH, trong đó mặt Xh đc coi là bản chất của nhân cách.
21


Một trong những nhiệm vụ cơ bản của cách tiếp cận cấu trúc hệ thống là nghiên cứu những đặc điểm cơ bản
của con người với tư cách là chủ thể của hoạt động. Vì vậy,vấn đề năng lực đc các nhà TLH quan tâm nghiên cứu.
Xét về mặt hệ thống cần nghiên cứu nhân cách với tư cách đóng và mở, têu biểu cho xu thế này là Platonov,
Ông đưa ra cấu trúc hệ thống của nhân cách gồm 4 cấu trúc nhỏ (cấu trúc XH; cấu trúc kinh nghiệm; cấu trúc các đặc
điểm của các hình thức phản ánh các quá trinh TL; cấu trúc đặc điểm sinh học).
- Xu hướng tiếp cận hoạt động –giao tiếp – nhân cách
Những người theo xu hướng này cho rằng khi nghien cứu nhân cách phải gắn liền với chủ thể của HĐ. HĐ
của con người là HĐ có ý thức, HĐ của con người diển ra trong XH. Vì vậy trong HĐ diễn ra mqh giữa chủ thể và
khách thể, chủ thể và chủ thể.
- Xu hướng thư tư: cách tiếp cận cá thể hóa:
Các nhà TLH Xô viết coi cá nhân không chỉ thể hiện dưới hình thức tổng quát mà còn biểu hiện dưới hình
thức cá thể hóa. Vì vậy phải nghiên cứu nhân cách trong sự quy định của điều kiện XH cụ thể của con người,đồng
thời phải nghiên cứu cụ thể các yếu tố sinh lý, tâm lý của từng cá nhân riêng rẽ, đk tự nhiên và XH có ảnh hưởng đến

nhân cách con người.
- Xu hướng thứ năm: nghiên cứu nhân cách trên cơ sở phân tích hành vi phản xạ có đk của con người.
N.Ph. Dobrunhin, Ông xuất phát từ quan điểm cho rằng TL là P/a HTKQ thông qua não.Hành vi của con
người là sự thực hiện phản xạ có đk. Hoạt động phản xạ có đk ở con người dựa trên kích thích mang tính XH.Những
tác động này mang ý nghĩa nhân cách, vì vậy muốn nghiên cứu nhân cách phải nghiên cứu các phản xạ có đk.
- Xu hướng thứ sáu: nghiên cứu nhân cách theo quan điểm của TLHXH.
Xu hướng này cho rằng việc nghiên cứu nhân cách phải nghiên cứu nó thành một lĩnh vực tri thức đặc thù. Đó
là gắn lĩnh vực TLHXH trong nghiên cứu nhân cách.
Theo Bobneva và Sorokhova đứng về góc độ TLHXH để nghiên cứu nhân cách thì phải coi giao tiếp là yếu tố
trung tâm của việc nghiên cứu này.
- Xu hướng thứ bảy: nghiên cứu con đường hình thành và phát triển nhân cách. Những công trình nghiên
cứu nhân cách đều đặt ra nhiệm vụ phải nghiên cứu mối quan hệ giữa nhân cách và giáo dục một cách có quy luật.
- Xu hướng thứ tám là nghiên cứu mặt quan hệ xã hội của nhân cách:
V.N. Miasisev: nhân cách là chủ thể của mqh xã hội. Quan hệ XH là sợi chỉ đỏ xuyên suốt từ nhận thức đến
tình cảm, ý chí của con người, từ nhóm nhỏ đến toàn bộ XH.
- Xu hướng thứ chín: nghiên cứu tâm thế với cấp độ nhân cách:
Thể hiện rõ nhất ở trường pháiTLH D.N.Uzatze ; Tiếp đó là A.X.Prangisvili, Ông coi tâm thế là khái niệm cơ
bản của nhân cách, khái niệm nhân cách cần phải mở rộng bao gồm khái niệm tâm thế.
=> nhìn chung 9 xu hướng nghiên cứu nhân cách ở LX thể hiện sự phong phú, đa dạng trong việc nghiên cứu
nhân cách. Điều đó thể hiện sự cống hiến to lớn của TLh LX trong việc nghiên cứu nhân cách.
22


* Tư tưởng C.Mác về nhân cách
- Mác về bản chất XH của con người
Theo Mác Muốn giải thích bản chất con người, trước hết hãy tìm những nét đặc trưng bao quát nhất đã trở
thành nét bền vững quyết định tính chất con người. Lao động là điều kiện tự nhiên và lâu dài trong việc hình thành
những nét đặc trưng ấy của con người. chính trong hoạt động, trong lao động và bằng lao động bản chất con người
bộc lộ ra.
Đúng như Mác nói : “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các quan hệ XH”…..

- Tư tưởng của Mác về nhân cách:
+ Nhân cách phát triển hài hòa, toàn diện
-> Nhân cách phát triển hài hòa, toàn diện không phải từ đạo đức trừu tượng,từ phẩm chất tốt đẹp và cao quý
của con người mà từ các nhu cầu của mỗi con người tham gia sáng tạo ra mối quan hệ XH.
-> Muốn nhân cách phát triển hài hòa, toàn diện thì mỗi cá nhân riêng rẽ tham gia vào các hoạt động XH.
-> Nhân cách con người đc hình thành thông qua HĐ tích cực của bản thân con người trong quá trình sáng tạo
XH, vì vậy bản chất XH của con người mới đc hình thành.
+ Điều kiện để nhân cách phát triển hài hòa, toàn diện
-> XH không còn bóc lột, hoạt động XH ko còn đối lập với HĐ cá nhân
-> Sự phong phú của cải về mặt tinh thần hoàn toàn phụ thuộc vào sự phong phú của những quan hệ thực sự
của họ.
-> XD mqh người – người mà trong đó cá nhân sáng tạo ra nhau cả về mặt thể chất và tinh thần
-> phải lĩnh hội được cái hiện thực người( là toàn bộ những kinh nghiệm của cuộc sống XH và đc ghi lại trong
các công cụ SX trong nền văn hóa và trong chính các qhxh.
+ Nghiên cứu nhân cách phải nghiên cứu phạm trù hoạt động của nhân cách.
-> CNDV cũ tách rời nhận thức khỏi HĐ cảm tính, khỏi các quan hệ thực tiễn của con người.
-> Mác: HĐ của con người trong dạng khởi đầu và cơ bản là HĐ thực tiễn cảm tính
-> HĐ của con người khác với loài vật
-> HĐ của con người mang tính XH
-> Đặc trưng cơ bản của HĐ là quan hệ giữa chủ thể và khách thể “HĐ sống của cá nhân như thế nào thì tình
hình bản thân họ cũng như vậy”.
* Tư tưởng của Lê nin về nhân cách:
- Tiêu chuẩn để xét đoán nhân cách:
23


+ Hoạt động: “ chúng ta căn cứ vào cái gì để xét đoán những tư tưởng và tình cảm thực của các cá nhân có
thực. Tất nhiên căn cứ đó chỉ có thể là những hoạt động của các cá nhân ấy:
+ Quan hệ XH:những hoạt động của cá nhân ko riêng rẽ, biệt lập mà tồn tại trong mqh lẫn nhau, trong sự tồn
tại XH.

-> Muốn cắt nghĩa HĐ cá nhân thì phải dựa vào mqh XH khác nhau, từ trình độ phát triển XH và ngược lại.
+ Phải nghiên cứu YTXH để hiểu nhân cách
QHXH quy định HĐXH nhưng ko phải trực tiếp mà chi phối một cách gián tiếp thông quaYTXH.
-> Mỗi cá nhân có YT xác định vị trí của mình trong hệ thống mqh XH.
-> YT là tiền đề chủ quan để điều chỉnh hành vi của con người
+ Đời sống XH quy định nhân cách.
+ Sự thống nhất giữa lao động chân tay và LĐ trí óc là tiêu chuẩn đánh giá nhân cách.
Leenin vận dung quan điểm của Mác: ‘Hoàn cảnh sáng tạo ra con người trong chừng mực mà con người sáng
tạo ra hoàn cảnh”
+ Tính tích cực của nhân cách:
-> Tính tích cực đc thể hiện trong nhu cầu và động cơ hành vi và phương thức HĐ đặc trưng của người đó
cũng như HĐ cải tạo thực tiễn.
->Tính tích cực đc thể hiện trong vị thế mà con người chiếm lĩnh trong cuộc sống XH
-> Nguồn gốc của tính tích cực xuất phát trong quá trình tác động với thế giới xung quanh và cải tạo nó, biến
nó phục vụ cho sự thỏa mãn nhu cầu.
* Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân cách:
- Đạo đức cách mạng là cái gốc của nhân cách
- Nhân cách là tư cách làm người(đối với tự mình; mối quan hệ cá nhân với XH với người khác; quan hệ cá
nhân với công việc).
- Nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm là những phẩm chất nhân cách cốt lõi
- Cái “Tâm” là cơ sở của nhân cách
- Quan điểm đạo đức cách mạng của HCM
- về ý chí trong nhân cách
Câu 8: Phạm trù hoạt động trong tâm lý học? Rút ra ý nghĩa của vấn đề./.
a- Đặt vấn đề:
24


b- Nội dung:
1- Khái niệm hoạt động

Khái niệm hoạt động là một trong nhừng khái niệm trung tâm của tâm ỉí học. Có nhiều cách hiểu khác nhau về
hoạt động:
Dưới góc độ triết học, hoạt động là quan hệ biện chứng của chủ thể và khách thể. Trong quan hệ đó, chủ thê là
con người và khách thê là hiện thực khách quan. ở góc độ này, hoạt động được xem là quá trình mà trong đó có sự
chuyển hóa lẫn nhau giữa hai cực “chủ thể - khách thể”.
Dưới góc độ sinh học, hoạt động là sự tiêu hao năng lượng thần kinh và cơ bắp của con người tác động vào hiện
thực khách quan, nhằm thỏa màn những nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.
Dưới góc độ tâm lý học, xuất phát từ quan đỉềm cho răng, cuộc sống của con người la chuỗi những hoạt động và
giao tiếp, bởi vậy, hoạt động được hiểu là phương thức tồn tại của con người trong thế giới. Tâm lí học xem xét một
cách toàn diện cả mặt bên trong (TL) và mặt bên ngoài (hành vi) cùa hoạt động, xem xét cả sản phẩm tinh thần của
HĐ: Từ đó có thể thấy: Hoạt động là quá trình lích cực, có mục đích của con người sản xuất ra các giả trị vật chắt,
tinh thần nhằm thoả mãn nhu cầu của bản thân, xã hội.
2. Các quan điểm khác nhau về hoạt động
a. Quan điêm của TLH phi Mác xít
Quan điểm duy tâm chủ quan cho rằng, năng lực hoạt động là tiềm tàng, vốn có ở con người, con người có khả
năng làm được mọi thứ mà mình muốn.
Quan điếm duy tâm khách quan cho rằng, năng lực hoạt động của con người bắt nguồn từ lực lượng siêu nhiên
ngoài ý muốn của con người.
Tâm lí học hành vi (J.Watson, C.Hall, E.Tolman, E.Garơđi, B.F.Skinner) cũng hiểu về hoạt động của con người
nhưng mang tính cơ giới, máy móc. Trong hoạt động của con người không có yếu tổ ý thức, đồng nhất hoạt động
cùa con người và hành vi con vật.
Phân tâm học Freud coi hoạt động của con người thực chất là hoạt động bản năng, trong đó bản năng tinh dục giữ
vai trò chù đạo, nó qui định tính tích cực cùa con người
b. Quan điểm của TLH Mác xít
* Một sẻ luận điểm triết học làm cơ sở nghiên cứu hoạt động của con người trong tâm lí học Mác xít.
Thứ nhất, hoạt động là bản thể của tinh thần.
Xuất phát từ quan điểm về mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy, Theo C.Mác và Ph.Ảnghen, tư duy của con người
chỉ được nảy sinhtrong quá trình tác động (quá trình hoạt động có đối tượng) vào tồn tại và là kết quả của quá trình đó,
giữa hoạt động của con người và tồn tại có sự chuyển hóa cho nhau:
Đối với C.Mác và Ph.Ảnghen, hoạt động có nội hàm rất rộng và biện chứng. Ở thể tĩnh, nó tồn tại có tính vật thể,

là tiềm năng. Ở thể động, nó chính là tác động của một tác nhân lên đối tượng. Đây là cơ sở để các nhà tâm lí học mác
25


×