Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO NHỮNG NHÀ tâm LÝ HỌC nổi TIẾNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.28 KB, 37 trang )

Alfred Adler?
Sinh ở Vienna năm 1870 và chết ở Aberdeen,
Scotland năm 1937, là một nhà tâm thần học, thành
viên của Hội Phân Tâm học của Áo, sau đó là chủ
tịch của Hội.
Ông đi theo phân tâm học của Freud rồi chấm dứt
liên hệ với Phân tâm học ấy và thành lập một nhóm
riêng gọi là “Tâm lý học cá nhân” (Individual
Psychology). Adler đã xuất bản hơn một trăm tập sách, trong đó tập ‘thực hành và
lý thuyết của Tâm lý cá nhân’ có lẽ là tập giới thiệu tốt nhất về lý thuyết Nhân Tính
của Adler.
Calvin S. Hall và Gardner Lindzey đánh giá rằng:
“Trái ngược với giả định của Freud cho rằng tánh hạnh của con người là các bản
năng bẩm sinh kích động, trái ngược hẳn với tiền đề chính của Jung cho rằng tánh
hạnh của con người là do các mẫu hình tâm lý bẩm sinh chế ngự. Adler thì cho
rằng con người chủ yếu bị kích động bởi các thúc đẩy xã hội. Con người tự mình
liên hệ với những người khác, dấn thân vào các hoạt động có tính cách hợp tác và
xã hội, đặt sự an lạc của xã hội lên trên cái lợi của cá thể ích kỷ, và có một nếp
sống nổi bật sắc thái xã hội... Freud nhấn mạnh dục tính, Jung nhấn mạnh mẫu tư
tưởng từ ban sơ, và Adler nhấn mạnh lợi ích xã hội.
Sự đóng góp lớn thứ hai của Adler vào lý thuyết Nhân Tính là lý thuyết của ông về
cái ngã sáng tạo...
Nét đặc trưng thứ ba của tâm lý học của Adler làm tâm lý học ấy khác hẳn Phân
tâm học cổ điển là điểm nhấn mạnh vào tính độc đáo của Nhân Tính...
Sau cùng Adler xem ý thức là trung tâm của Nhân Tính, khiến Adler trở nên người
tiên phong trong việc phát triển một tâm lý học - hướng - đến - ý thức (ego)”.
Sự khám phá hữu ích nhất của lý thuyết Nhân Tính của Adler là nhấn mạnh vào lợi
ích xã hội, cái ngã sáng tạo và ý thức là trung tâm của Nhân Tính. Khám phá này
đem lại một sự đóng góp ý nghĩa vào lãnh vực các lý thuyết Nhân Tính. Tuy nhiên,
dưới ánh sáng duyên khởi, ý thức chỉ là hậu quả của sự vận hành của hai chi phần
Vô minh và Hành, mà không phải là trung tâm điểm của Nhân Tính. Bằng cách




nào rồi lý thuyết của Adler cũng cần được điều chỉnh như lý thuyết của Freud và
Jung.
Carl Gustav Jung
Carl

Gustav

Jung (1875-1961) chào

đời



Kesswill,

trên

bờ

hồ Constance phía Thuỵ Sĩ. Cha ông là một mục sư Tin lành, bởi vậy đã có ảnh
hưởng tinh thần đến tác phẩm của ông. Họ đến ở gần Schloss-Laufen, bên bờ thác
nước sông Rhin, rồi ở gần Bâle, thành phố nơi chàng thanh niên Carl Gustav học
tập và nhận chức vị thầy thuốc.
Jung tự đặt ra cho mình, ngay từ những năm đầu, câu hỏi kép vốn chế ngự
cuộc sống của ông: “Thế giới là gì và ta là ai?”và, mặc dù sự tò mò mãnh liệt đưa
ông về phía hiện thực bên ngoài, nhưng ông dự
đoán rằng câu trả lời nằm ở bên trong ông chứ
không phải bên ngoài. Đối với ông, Thiên Chúa

giáo và khái niệm về một Thượng đế toàn ái không
đủ để giải đáp thoả đáng những vấn đề ấy. Tâm
thần học có vẻ như đã tặng ông một phương tiện để
tiếp cận tổng thể con người.
Để cho những nghiên cứu của mình được trọn
vẹn, ông vào Burghölzli, bệnh viện tâm thần của
tổng Zurich, nơi ông là học trò của Eugen Bleuler.
Sau khi bảo vệ luận án về “bệnh học tâm thần của
những hiện tượng được gọi là bí ẩn” (1902), ông chuẩn bị cho việc xuất bản đầu
tiên: nghiên cứu về liên tưởng (1903) và sự sa sút trí tuệ sớm (1907). Jung nỗ lực
vượt qua thái độ chỉ thuần tuý mô tả căn bệnh tinh thần và cố gắng hiểu nội tâm.
Những công trình của Freud khiến ông chú ý, ông gắn bó với tác giả của
cuốn Giải mộng bằng một tinh thần nhiệt thành kéo dài bảy năm, đến nỗi Freud
muốn chọn ông làm người kế nghiệp. Nhưng hệ tư tưởng của bậc đàn anh càng
ngày càng xa cách ông: Jung không thể chấp nhận một quan niệm về năng lực tâm
thần (libido) giới hạn cho nhu cầu của một học thuyết ở xung năng tình dục.
Ông cũng ngờ vực thuyết của Freud về môn cận tâm lý học (parapsychologie)
và khoa thần thoại học so sánh (mythologio comparée), thế rồi sự rạn vỡ giữa hai


con người trở nên không thể tránh khỏi sau khi cuốn Những biến thái và biểu
tượng của libido (1912) được xuất bản. Cũng chính trong thời kỳ này, Jung đến ở
Küsnacht, gần Zurich, bên bờ hồ, nơi ông hành nghề cho đến lúc mất, rời bỏ chức
vị Privatdozent ở đại học Zurich. Chỉ từ đó trở đi và trong việc nghiên cứu theo
một định hướng, ông mới cảm thấy rằng, để khám phá thế giới bên ngoài, ông cần
phải đương đầu với thế giới tăm tối trong chính bản thân mình.
Carl Rogers

Carl Rogers (8/1/1902 – 4/2/1987) được biết đến như là một trong những
người đặt nền tảng cho việc nghiên cứu liệu pháp tâm lý và được vinh danh vì

những cống hiến tiên phong của ông về cách tiếp cận Nhân văn có tầm ảnh
hưởng sâu rộng trong Tâm lý học.
Rogers được xem là một trong sáu nhà tâm lý học kiệt suất nhất của thế kỷ 20,
và được xếp thứ hai sau Sigmund Freud.
Carl Ransom Rogers sinh vào ngày 8 tháng 1 năm 1902, tại Oak Park, ngoại ô
Chicago. Cha của ông Walter Rogers là một kỹ sư, mẹ ông làm nội trợ và là người
sùng đạo Thiên Chúa.
Rogers từ nhỏ đã tỏ ra thông minh và nổi bật. Theo học nền giáo dục tôn giáo
nghiêm khắc trong nhà xứ Jimpley, môi trường đạo đức đã nuôi dưỡng Rogers.
Ông sống khá tách biệt, độc lập và có kỷ luật, ham thích với kiến thức và
cách đánh giá khoa học về thế giới thực nghiệm.
Năm 1931, ông lấy bằng tiến sĩ.
Năm 1930, ông là giám đốc Hội Phòng chống Bạo hành Trẻ em tại Rochester, New
York.
Năm 1940, ông là giáo sư tâm lý lâm sàng tại trường đại học tiểu bang Ohio.
Từ năm 1945-1957, ông được mời thành lập nên Trung tâm Tham vấn tại
trường Đại học Chicago và giảng dạy tâm lý học tại đây.


Năm 1956 Rogers trở thành chủ tịch đầu tiên của Viện Hàn Lâm các nhà Trị
liệu Tâm lý Mỹ.
Khoảng 1957- 1963, Ông giảng dạy tâm lý học tại đại học Wisconsin. Ông
trở thành chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu vì Con người tại La Jolla năm 1963, và
làm việc tại đây cho đến cuối đời. Cùng với con gái của mình, Natalie Rogers,
những năm 1975-1980, ông đã xây dựng hàng loạt chương trình dân sự (residential
programme) tại Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, làm việc theo tiếp cận đặt con người làm
trọng tâm, chú trọng đến những cách thức giao tiếp có tính giao lưu văn hóa (crosscultural communications), sự trưởng thành của con người, tăng nội lực, thay đổi xã
hội. Rogers mất năm 1987, sau một cơn đau tim đột ngột.
Năm 1956 ông được Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ trao giải Cống hiến Khoa
học Nổi bật (Distinguished Scientific Contributions). Và tiếp tục nhận giải Người

có cống hiến nổi bật về Tâm lý học (Distinguished Professional Contributions to
Psychology) năm 1972.
Các tác phẩm nổi tiếng
- Trị liệu lâm sàng các vấn đề của trẻ em (The Clinical Treatment of the
Problem Child) năm 1939
- Tham vấn và Trị liệu Tâm lý (Counseling and Psychotherapy) năm 1942
- Liệu pháp Thân chủ Trọng tâm (Client-Centered Therapy) năm 1951
- Liệu pháp Tâm lý và sự Thay đổi Nhân cách (Psychotherapy and Personality
Change) năm 1954
- Tiến trình thành nhân (On Becoming a Person) năm 1961
- Nội lực (Personal Power) năm 1977
- Tự do để học tập trong thập kỷ 80 (Freedom to Learn for the 80’s) năm 1983
Là một nhà tâm lý đã khởi xướng cách tiếp cận trị liệu không hướng dẫn,
thân chủ trọng tâm, nhấn mạnh đến quan hệ liên cá nhân giữa nhà trị liệu và thân
chủ, Rogers cũng xác định tiến trình, tốc độ và sự dai dẳng của việc điều trị.
Tiếp cận Thân chủ Trọng tâm là cách tiếp cận tâm lý đặc trưng của ông
nhắm đến sự thông hiểu bản tính con người và các mối quan hệ nhân bản, được
ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực có liên quan khác như Trị liệu Tâm lý và
Tham vấn (Liệu pháp thân chủ trọng tâm), Giáo dục (phương pháp người học trọng
tâm), tổ chức nhân sự, thiết lập nhóm.
Albert Ellis


Albert Ellis sinh ngày 17-9-1913 ở Pittsburgh, cha mẹ ông là những người Do
Thái.
Ông là anh cả, một người em trai kém ông 2 tuổi và một em gái kém ông 4
tuổi. Cha của Ellis là một doanh nhân không mấy thành công; ông ít quan tâm tới
các con và thường xuyên vắng nhà đi làm ăn xa trong suốt tuổi thơ của các con.
Trong tiểu sử của mình, Ellis miêu tả mẹ mình là một phụ nữ chỉ quan tâm
đến thế giới riêng của bà với một cảm xúc lưỡng cực. Theo Ellis, bà là một người

nói luyên thuyên rất nhiều mà không bao giờ lắng nghe, bà sẽ trình bày các quan
điểm mạnh mẽ của bà về hầu như mọi chủ đề nhưng hiếm khi đưa ra một nền tảng
thực tế nào cho những quan điểm đó. Giống như
người cha, mẹ của Ellis rất xa cách với các con
mình. Ellis kể lại rất chi tiết rằng mẹ luôn ngủ
khi ông đi tới trường và thường không ở nhà khi
ông trở về. Thay thế cho cảm giác cay đắng đó,
ông tự nhận trách nhiệm chăm sóc cho các em
mình. Ông tự mua một chiếc đồng hồ báo thức
bằng tiền riêng để thức dậy sớm và mặc đồ cho
các em. Dù thiếu thốn tình cảm, gia đình ông
vẫn đủ sống cho đến khi sa sút. Lúc đó cả ba đứa
trẻ cần phải tìm việc làm để trợ giúp cho gia đình.
Cậu bé Albert vốn yếu ớt và trải qua nhiều vấn đề về sức khỏe trong suốt tuổi trẻ
của mình. Lúc 5 tuổi, cậu phải vào viện để làm một tiểu phẫu về thận, cậu cũng
phải vào viện vì viêm amidan cấp. Albert kể rằng ông đã 8 lần nhập viện chỉ trong
độ tuổi từ 5 đến 7, có lần nhập viện kéo dài tới gần một năm. Cha mẹ ông rất ít
hoặc hầu như không biểu lộ tình cảm gì để nâng đỡ cho ông trong suốt những năm
đó, hiếm khi thăm nom hay khuyên nhủ ông. Ông nói mình đã học để đương đầu
với những nghịch cảnh theo như cách ông nói là "tạo thành một sự trưởng thành
dửng dưng với tình trạng bị bỏ rơi". Cha mẹ đã ly hôn khi ông 12 tuổi.


Thời trung học ông đã mơ ước trở thành người viết tiểu thuyết nổi tiếng nhất
nước Mỹ. Kế hoạch cuộc đời ông đặt ra là hoàn thành việc học trung học, kiếm
tiền đủ để có thể nghỉ hưu năm 30 tuổi và tự do viết mà không phụ thuộc vào tiền
bạc. Cuộc suy thoái kinh tế thời đó đã làm ông không thể thực hiện mong ước,
nhưng ông vẫn hoàn thành việc học với tấm bằng trung cấp về quản trị kinh doanh
từ đại học thành phố New York. Năm 1938 ông trở thành người quản lý nhân sự
của một hãng bán quà tặng và đồ trang trí.

Ellis dùng thời gian rỗi để viết truyện ngắn, kịch, tiểu thuyết, thơ vui, tiểu
luận và sách tả thực. Ông cũng tìm cách viết về thể loại văn viễn tưởng vồn không
phải xu hướng của ông, nhưng nhờ đó mà ông nhận ra tài năng của mình về văn tả
thực. Năm 28 tuổi, ông đã hoàn thành khoảng hai tá bản thảo viết tay nhưng chưa
có dịp đưa đi xuất bản.
Khả năng viết văn tả thực hướng ông viết về lĩnh vực bản năng giới tính của
con người, và ông đã thu được nhiều hiểu biết cho chuyên luận về tự do tình dục.
Rất nhiều bạn bè bắt đầu tìm tới ông để hỏi lời khuyên, và Ellis nhận ra rằng mình
có thể tham vấn tốt như là việc viết. Năm 1942, ông bắt đầu việc nghiên cứu để đạt
tấm bằng thạc sỹ tâm lý lâm sàng tại đại học Columbia nơi đã đào tạo những nhà
tâm lý học theo trường phái phân tâm cổ điển. Ông bắt đầu tự thực hành bán thời
gian về tham vấn giới tính và gia đình không lâu sau khi nhận bằng vào tháng 61943, trong khi vẫn học tập để đạt học vị tiến sĩ. Ellis bắt đầu xuất bản những bài
viết mới ngay trước khi nhận bằng tiến sĩ. Vào năm 1946, ông đã viết một bài phê
bình các trắc nghiệm nhân cách phóng chiếu dùng bút và giấy đang được sử dụng
rộng rãi mà không được chuẩn hóa. Ông kết luận rằng chỉ có Bảng khảo sát nhân
cách của đại học Minnesota (MMPI) mới là công cụ nghiên cứu chuẩn về nhân
cách (Ellis,1946).
Sau khi đạt học vị tiến sĩ, Ellis tìm kiếm thêm cơ hội học tập về phân tâm
học. Như hầu hết các nhà tâm lý học thời đó cảm thấy hấp dẫn bởi tính huyền bí và
phức tạp của các lý thuyết của Freud. Không lâu sau khi nhận bằng tiến sĩ năm
1947, Ellis bắt đầu tiến hành tự phân tâm với sự giám sát của Richard Hulbeck
(người đã được Herman Rorschach phân tâm) và lúc ấy là lãnh đạo khóa huấn


luyện phân tâm tại Viện Karen Horney. Horney cũng để lại dấu ấn lớn trong tư
tưởng của ông, dù là chỉ qua các tác phẩm của Alfred Adler, Erich Fromm và Hary
Stack Sullivan cũng đóng vai trò định hình nên kiểu thức tâm lý học của ông.
Sự gia tăng về hiểu biết và kinh nghiệm trong phân tâm học càng làm cho
ông băn khoăn về nguyên tắc khoa học và tính hiệu lực của nó. Đầu năm 1947,
Ellis xuất bản bài viết "Thần giao cách cảm và Phân tâm học: Một bài phê bình về

những nghiên cứu gần đây", bài đầu tiên trong một loạt bài về chủ nghĩa huyền bí
phản khoa học và tôn giáo tính trong tâm lý học.
Sự tin tưởng của Ellis vào phân tâm học nhanh chóng thay đổi. Ông khám phá ra
rằng khi ông gặp thân chủ chỉ một lần mỗi tuần hoặc thậm chỉ vài tuần một lần, họ
vẫn tiến triển giống như khi ông gặp họ hàng ngày. Ông tạo thêm một vai trò năng
động hơn, khuyên bảo và trực tiếp giải thích như khi ông tham vấn về lĩnh vực gia
đình và giới tính. Thân chủ của ông dường như tiến triển tốt hơn là khi ông chỉ
dùng kỹ thuật phân tâm một cách thụ động.
Khi kết thúc việc thực hành bán thời gian ở New York, Ellis làm việc toàn
thời gian như một nhà tâm lý cho bang New Jersey và trở thành nhà tâm lý học
hàng đầu của bang vào năm 1950. Tuy nhiên, ông rời cương vị lãnh đạo của Trung
tâm Chẩn đoán New Jersey và phát triển công việc thực hành toàn thời gian của
mình như một chuyên gia về tính dục. Ông là nhà tâm lý học ủng hộ cho xu hướng
tự do tính dục và tính dục đồng giới.
Trong suốt thời gian đầu của sự nghiệp, ông kết hôn hai lần và cả hai đều kết
thúc. Những người vợ và những người phụ nữ ông yêu đều không đem tới cho ông
đứa con nào. Tất cả các cuộc tình đều chóng vánh và kết thúc trong nhiều xung
đột. Đó cũng là bối cảnh để ông viết nên nhiều tác phẩm về chủ đề tính dục.
Do được nổi tiếng nhờ các tác phẩm đã xuất bản và lại có chuyên môn tinh thông
về lĩnh vực tính dục con người, Ellis là một trong những nhà tâm lý học ít ỏi
ở New York có khả năng kiếm tiền từ việc thực hành tâm lý. Ông nhận thấy rằng,
hầu như tất cả những người nhiễu tâm thông thường đều có xu hướng viện dẫn ra
những suy nghĩ không hợp lý và cứng nhắc. Điều mà Ellis nhận thấy là một khám
phá lớn từ tác phẩm "Sự đau khổ, sự ngu ngốc và các triệu chứng" của Dollard và
Miller (1950). Trong sự kết hợp của họ về các khái niệm phân tâm và hành vi, họ


cho rằng tình trạng nhiễu tâm bị gây ra bởi sự ức chế có điều kiện các suy nghĩ và
hành vi vốn đưa đến lo âu.
Tháng 1-1953, Ellis tách rời khỏi cách tiếp cận phân tâm và có xu hướng về

trị liệu nhận thức. Ông đang chủ trương một cách tiếp cận tâm lý trị liệu mới mẻ,
năng động và trực tiếp hơn. Năm 1955, ông đặt tên cho cách tiếp cận mới của mình
là Trị liệu cảm xúc hợp lý (Rational-Emotive Therapy: RET), nó đòi hỏi nhà trị
liệu giúp thân chủ hiểu biết rằng triết lý sống của họ bao gồm nhiều niềm tin gây ra
cảm giác đau khổ của họ và họ cần thay thế những niềm tin phi lý bằng những
niềm tin thích nghi hơn. Năm tiếp theo, Ellis bắt đầu giảng dạy kỹ thuật mới của
mình cho những nhà trị liệu khác và vào năm 1957, ông công bố chính thức điều
đầu tiên là trường phái trị liệu nhận thức hành vi đề nghị các nhà trị liệu giúp con
người chỉnh sửa hành vi và suy nghĩ của họ như là sự trị liệu cho các nhiễu tâm.
Hai năm sau, Elllis xuất bản cuốn sách "Làm sao để sống cùng với chứng nhiễu
tâm" dựa trên phương pháp mới của mình. Năm sau đó, Ellis giới thiệu một bài báo
về cách tiếp cận mới của mình trong hội nghị của Hiệp hội Tâm lý học Mỹ
ở Chicago. Vào thời kỳ đó, đang thịnh hành trong tâm lý học thực nghiệm là chủ
nghĩa hành vi, còn trong tâm lý học lâm sàng là các trường phái phân tâm học của
Freud, Jung, Adler và Perls. Mặc dù cách tiếp cận của Ellis nhấn mạnh vào các
phương pháp nhận thức, cảm xúc và hành vi, sự nhấn mạnh nhận thức của ông đã
kích động hầu hết mọi người phản đối những ai theo tư tưởng của Alfred Adler. Do
đó, ông thường được tiếp đón với sự thù nghịch tại các cuộc hội thảo chuyên môn
và trong các bài viết. Đáng chú ý là trong các cơ hội ở nhiều cuộc hội nghị của
APA, Pritz Perls người xây dựng nên liệu pháp Gestal thích viện dẫn tới "sự hợp
lý" của Ellis một cách châm biếm trong khi hoàn toàn lờ đi các thành tố về hành vi
và có trải nghiệm của RET.
Dù rằng việc phổ biến cách tiếp cận của mình khá chậm nhưng Ellis cũng đã
lập được học viện của riêng mình. Học viện về trị liệu cảm xúc hợp lý được lập
như một tổ chức không chính thức vào năm 1959. Năm 1968 nó được chính
quyềnNew York gọi là một học viện tập huấn và làm lâm sàng tâm lý.
Cuốn sách thành công đầu tiên của ông là "Nghệ thuật và khoa học về tình yêu"
xuất bản năm 1960, cho tới nay ông đã có hàng chục cuốn sách được xuất bản và



hơn 600 bài viết về REBT, gia đình và giới. Năm 2005, cuốn sách thứ 78 của ông
"Huyền thoại về lòng tự trọng" được xuất bản. Ông vẫn đảm nhận cương vị chủ
tịch danh dự của viện mang tên ông ở New York, nơi cung cấp những chương trình
tập huấn chuyên nghiệp và trị liệu cho cá nhân, gia đình và nhóm.
Albert Ellis mất ngày 24-7-2007 sau một thời gian dài lâm bệnh.

Erik Erikson
Erik Erikson sinh năm 1905 tại Franfurt (Đức). Ông đã từng học nghệ thuật
và vẽ chân dung trẻ em. Sau đó ông vào học tại viện phân tâm học của thành phố
Viên (Áo) và được đào tạo trực tiếp bởi S.Freud, Anna Freud và nhiều nhà phân
tâm tài năng khác.
Năm 1933, ông trở thành nhà phân tâm trẻ em đầu
tiên của Boston (Mỹ), giảng dạy tại trường y
Harvard và nhiều viện danh tiếng khác, cuối cùng
ông làm việc tại bệnh viện ở San Fracisco.
Các tác phẩm chính: Trẻ em và xã hội(1950), Bản
sắc, Tuổi trẻ và khủng hoảng (1968).
Với việc rời khỏi cách tiếp cận sinh học của Freud,
ông xem xét nhiều hơn ảnh hưởng to lớn của yếu tố
văn hoá xã hội tới sự phát triển của nhân cách.
Lý thuyết phân tâm học của S.Freud là nền tảng cho sự ra đời của hàng loạt các lý
thuyết tâm lý khác nhau, trong đó có lý thuyết tâm lý xã hội (psychosocial theory)
của Erikson.
Ông chia quá trình phát triển con người thành 8 giai đoạn trong đó có 5 giai đoạn
tâm lý xã hội mô tả đặc điểm quá trình phát triển nhân cách trẻ. Trong mỗi giai
đoạn có một mâu thuẫn trọng tâm cần được giải quyết dứt điểm để có thể ứng phó
thắng lợi với các mâu thuẫn ở các giai đoạn sau.
Theo Erik Erikson, hoàn cảnh chung quanh ảnh hưởng rất mãnh liệt trong việc
phát triển tính tình con người. Ông nhấn mạnh rằng người ta chỉ có thể phát triển
đầy đủ ở một giai đoạn nào đó về phương diện tình cảm, tâm lý, xã hội, nếu giai



đoạn trước đó không bị gián đoạn bởi các mâu thuẫn. Có thể hiểu rằng khi mâu
thuẫn ở một giai đoạn được giải quyết, con người phát triển sang giai đoạn kế tiếp.
Nếu nó không được giải quyết, con người có thể thoái lui về thời kỳ trước đó.
8 giai đoạn và các mâu thuẫn đó là:
Giai đoạn 1: Từ khi mới sinh đến 1 tuổi rưỡi - Mâu thuẫn giữa niềm tin và nghi
ngờ.
Giai đoạn 2: Từ 1 tuổi rưỡi đến 3 tuổi - Mâu thuẫn giữa tự chủ và tự hoài nghi và
xấu

hổ.

Giai đoạn 3: Từ 3 tuổi đến 6 tuổi - Mâu thuẫn giữa việc tự khởi xướng và mặc cảm
thiếu khả năng
Giai đoạn 4: Từ 6 tuổi đến lúc dậy thì 12 tuổi - Mâu thuẫn giữa tài năng và sự tự ti
hay mâu thuẫn giữa sự chăm chỉ và sự thấp kém.
Giai đoạn 5: Thanh thiếu niên từ 13 - 20 tuổi - Mâu thuẫn giữa cái chính mình và
sự mơ hồ về vai trò bản thân.
Giai đoạn 6: Thanh niên - từ 20 đến 35 Tuổi - mâu thuẫn giữa Gắn bó và Cô lập
trong các mối quan hệ hay mâu thuẫn giữa sự thân thiện với sự tách biệt
Giai đoạn 7: Trung niên - từ 35 đến 60 tuổi - mâu thuẫn giữa Sáng tạo và đình trệ
Giai đoạn 8: Cao niên - từ 60 tuổi trở lên - mâu thuẫn giữa Hoàn thành và Thất
vọng
Trong 8 giai đoạn trên đều có 2 mặt tích cực và tiêu cực, lành mạnh và không lành
mạnh. Theo Erikson, hầu hết mọi người đều không đạt được hoàn toàn sự tích cực
trong mỗi giai đoạn phát triển của mình.
Quan điểm của Erikson được chấp nhận rộng rãi ở các nước phương Tây hiện nay
và có nhiều ứng dụng trong hoạt động giáo dục và đào tạo
Học thuyết của Erik Erikson về sự phát triển của cái tôi là một trong những

học thuyết phân tâm mới. Nếu S.Freud nhấn mạnh vai trò của yếu tố năng lượng
sinh học trong phát triển tâm lý, thì Erik Erikson lại đánh giá cao tác nhân xã hội
đối với sự phát triển tâm lý của con người. Ông chia đời người thành 8 giai đoạn.
Mỗi giai đoạn được đặc trưng bởi 1 dạng khủng hoảng tâm lý xã hội xuất phát từ
sự xung đột giữa nhu cầu của cá nhân và yêu cầu của xã hội. Nếu khủng hoảng này
được giải quyết, nó sẽ là tiền đề cho sự phát triển tâm lý của cá nhân trong giai


đoạn tiếp theo. Ngược lại, nếu con người thất bại trong việc giải quyết xung đột đó
thì sự thất bại này sẽ gây nên những rối loạn trong những giai đoạn về sau của con
người.
Giai đoạn 1 (từ 0 – 1 tuổi): Niềm tin và nghi ngờ
Trong giai đoạn này, trẻ có quan hệ xã hội chủ yếu với bố mẹ đặc biệt là
người mẹ và người thân trong gia đình. Sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ tạo cho
trẻ lòng tin, cảm giác được thỏa mãn. Tình yêu, sự âu yếm, ôm ấp của cha mẹ rất
cần thiết để giúp em bé có được tình yêu và và sự tin tưởng với con người sau này.
Lòng tin là một tình cảm tự nhiên đi kèm một mối quan hệ gắn bó khăng khít với
một ngời chăm sóc, cung cấp thức ăn, hơi ấm, và sự an toàn nhờ sự gần gũi thân
xác.
Nếu được giải quyết thoả đáng nhu cầu này, bé sẽ có ý thức cơ bản về sự an
toàn. Và ngược lại, nếu không được giải quyết thoả đáng, chẳng hạn bị đối xử
không nhất quán, thiiếu sự gần gũi và ấm áp thân xác, nhất là của ngời mẹ, hay
thường xuyên vắng mặt một ngời lớn làm nhiệm vụ chăm sóc, bé nảy sinh một
cảm giác mất lòng tin, mất an toàn, lo lắng và sợ hãi. Nếu không được âu yếm, em
bé sẽ trở nên thiếu tin tưởng nơi chính mình cũng như với người khác sau này nữa.
Như vậy, bé sẽ không được chuẩn bị cho giai đoạn thứ 2 đòi hỏi con người phải
biết phiêu lưu.
Giai đoạn 2 ( từ hơn 1 – 3 tuổi): Tự chủ và nghi ngờ, xấu hổ
Ở tuổi này, em bé bắt đầu khám phá ra những hoàn cảnh chung quanh xem
chúng liên quan với mình như thế nào. Em bắt đầu "thử xem" mình có thể làm

được những gì. Tuy nhiên vì còn quá nhỏ và chưa có kinh nghiệm để "thành công".
Những hoạt động này giúp cho các em có được cảm giác thoải mái về tính tự chủ,
trở thành một con người có năng lực và đáng tôn trọng.
Trong thời gian này, hoặc là em bé có được sự tự tin và độc lập, hoặc sẽ trở
thành con người liều lĩnh hoặc mặc cảm tự ti. Đây là giai đoạn hình thành tính tự
chủ, ý thức độc lập, mong muốn có quyền riêng ở đứa trẻ. Trẻ luôn luôn nói “để
con”, “của con”, “tự con làm”… và đôi khi chúng tỏ ra bướng bỉnh.
Những hành vi luôn ngăn cấm và phê phán quá mức hoặc hạn chế sự thể
hiện tính độc lập của trẻ sẽ làm cho trẻ dễ này sinh cảm giác nghi ngờ, xấu hổ dẫn


đến nhút nhát và lệ thuộc vào người khác. Cũng không nên có những đòi hỏi vượt
quá năng lực của trẻ, vì có thể làm nản lòng những cố gắng có thể có khi kiên trì
làm các nhiệm vụ mới. Bên cạnh đó, những đòi hỏi như vậy cũng có thể tạo ra
những đối đầu căng thẳng phá vỡ mối quan hệ nâng đỡ giữa bố mẹ và con cái. Cha
mẹ cần ủng hộ và khuyến khích em hơn là làm cho em sợ. Ngoài ra, cha mẹ cũng
không nên quá bảo vệ em đến nỗi không dám để cho em được tự do khám phá và
hành động một mình.
Giai đoạn 3 (từ 3 – 6 tuổi): Khả năng khởi sự công việc và mặc cảm thiếu khả
năng
Bé bắt đầu quan sát người khác để học hỏi và bắt chước, em cũng tìm cách
hành động theo cách riêng của mình. Em bắt đầu tập đương đầu với những khó
khăn do ngoại cảnh, tập tranh đấu và thi đua với bạn bè. Đây còn được coi là giai
đoạn của óc sang kiến – giai đoạn của sự sáng tạo, bởi trẻ khá tò mò, muốn tìm
hiểu thế giới xung quanh bằng nhiều con đường. Chính vì vậy chúng thường có
những trò chơi nguy hiểm, hay đặt ra nhiều câu hỏi “tại sao?”.
Nếu đáp ứng được những đòi hỏi này một cách thoả đáng, các em sẽ có sự
tự tin, từ đó khuyến khích tự do sáng tạo của các em. Và ngược lại, nếu cấm đoán,
chê bai hoặc để mặc các em khi thất bại, các em sẽ có cảm giác thiếu tự trọng (selfworth). Cần động viên, khuyến khích trí tưởng tượng, tò mò của trẻ dưới sự kiểm
soát của người lớn. Nếu không được sự khuyến khích, không có cơ hội để khám

phá, trẻ sẽ không biết làm, có xu hướng rụt rè và cảm giác tội lỗi. Cha mẹ và người
lớn cần phải để cho em có cơ hội thắc mắc và được hướng dẫn hơn là khiển trách
hoặc coi thường. Hơn nữa, đôi khi em cũng cần có kinh nghiệm thất bại để học hỏi
thêm, nhưng quá nhiều thất bại có thể biến em thành con người mất tự tin. Nếu làm
gì cũng bị mắng, hay hơi sai đã bị khiển trách, em sẽ dễ bị mặc cảm tội lỗi, trở nên
khép kín, dần dần đi đến bi quan và không dám tự mình làm lấy điều gì. Lối giáo
dục ép buộc, hoặc không cho phép các em khởi xướng và thực hiện các nhiệm vụ
trong giai đoạn này sẽ hạn chế sự phát triển nhân cách của các em.
Giai đoạn 4 (từ 6 – 12 tuổi): Chăm chỉ và Kém cỏi
Ở tuổi này em bắt đầu một mình bước vào xã hội với các cuộc giao tiếp và
ganh đua với bạn bè tại trường học. Em tập phát triển các tài năng và năng khiếu


riêng nhờ các sinh hoạt chung và giao tiếp với mọi người. Trẻ ở giai đoạn này
thường cần cù, chăm chỉ, hào hứng tiếp thu những kỹ năng mới. Quan hệ xã hội
với bạn bè bắt đầu chiếm tỷ trọng lớn.
Nếu giai đoạn này thành công, em sẽ có nhiều nghị lực và kinh nghiệm để
đương đầu với những khó khăn và khủng hoảng sau này trong cuộc đời. Nếu
không phát triển trong giai đoạn này, trong tương lai, em sẽ dễ cảm thấy mình thua
kém bạn bè, co mình khi gặp những thử thách khó khăn.
Trong giai đoạn này, cơ thể của trẻ phát triển chưa cân đối. Sự điều hòa, phối
hợp chân tay chưa nhịp nhàng và ăn khớp, do vậy đôi khi trẻ tỏ ra vụng về. Không
vì vậy mà trách mắng trẻ, hãy khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động. Đây là tiền
đề cho việc hình thành cảm giác thành công ở trẻ. Sự cấm đoán sẽ làm cho trẻ
không dám giao tiếp, không có cơ hội để phát triển trí tuệ. Cảm giác tự ti, kém cỏi
cũng bắt nguồn từ chính những hạn chế này.
Giai đoạn 5 (Vị thành niên):Thể hiện bản thân và sự lẫn lộn về vai trò
Lúc này, cơ thể trẻ đã phát triển nhanh, cân đối dần và đây là thời kỳ quá độ
từ trẻ em sang người lớn. Một mặt, trẻ đang muốn thể hiện sự “ngươi lớn” ở mình
nhưng đôi khi cũng có những biểu hiện thoái bộ về thời nhỏ. Chúng đã tạo dựng

cho mình lòng tự trọng rất lớn. Khi hoạt động với bạn bè trong một nhóm, trẻ chập
chững làm người lớn, khám phá ra vai trò và địa vị mình trong mối tương quan với
con người và xã hội. Ở giai đoạn này, trẻ vị thành niên phải đối mặt với những
nhiệm vụ để trở thành người trưởng thành. Đó là xác định lại các vai trò xã hội, kể
cả việc dành quyền tự chủ đối với cha mẹ, và đưa ra các quyết định trên các mục
tiêu nghề nghiệp. Việc tạo ra một bản sắc giới tính cũng là một vấn đề rất lớn với
các em.
Erikson cho rằng bước ngoặt cốt lõi của tuổi vị thành niên là khám phá ra
bản sắc đích thực của mình giữa cái hỗn độn do đóng nhiều vai khác nhau trong xã
hội. Bản sắc cái tôi chiếm một vị trí quan trọng trong sự phát triển nhân cách của
các em độ tuổi này. Mối ràng buộc với gia đình giãn ra bởi sự mở rộng trong quan
hệ tình bạn - đặc biệt là tình bạn khác giới.
Các lực kép vừa của cha mẹ, vừa của bạn bè đôi khi bộc lộ các mâu thuẫn
thúc đẩy sự tách biệt khỏi cha mẹ và gia tăng sự đồng nhất hoá với bạn bè cùng


trang lứa. Việc quyết định lập nghiệp là một mốc quan trọng trong việc xác định
bản sắc của các em. Thông qua lựa chọn nghề nghiệp theo năng khiếu, các em có
thể phân biệt mình với người khác, đồng thời chứng minh sự chấp nhận của chính
các em với những chuẩn mực xã hội.
Nếu học hỏi và có thêm những cảm nghiệm tích cực về bản thân, trẻ bắt đầu
có lòng tự hào và tự trọng, đồng thời biết tôn trọng người khác. Nếu không được
như vậy, trẻ sẽ mất ý thức về giá trị và địa vị chính mình trong mối tương quan với
xã hội.Thái độ và hành vi thể hiện sự không tôn trọng trẻ hay những lời quở trách,
phê phán đối với trẻ dễ làm cho trẻ tự ái hay dỗi hờn.
Giai đoạn 6 (Mới trưởng thành):Gắn bó và Cô lập
Erik Erikson xem đây là tuổi của yêu thương và lao động (tình yêu nam nữ,
tình cảm gia đình, bố mẹ, con cái..), của học hành và nghề nghiệp. Trong giai đoạn
này, khả năng độc lập, tự chủ, ý chí nghị lực, tinh thần trách nhiệm của cá nhân là
khá cao. Ở lứa tuổi thanh niên này, con người có khuynh hướng tạo mối tương

quan

với

người

khác

một

cách

riêng





thân

mật

hơn.

Nếu thất bại, người thanh niên sẽ vụng về trong giao tiếp xã hội và khó kết thân
với người khác, nhất là những người khác phái. Nếu không có được sự yêu thương,
con người có xu hướng cô lập, vị kỷ, tự say mê với chính mình.
Giai đoạn 7 (Trung niên): Sáng tạo và ngừng trệ
Lứa tuổi trung niên là lứa tuổi mà phần lớn cá nhân đã có sự hoàn thiện về
gia đình, nghề nghiệp, quan hệ xã hội. Những người ở lứa tuổi này đã tích lũy

được nhiều kinh nghiệm sống cũng như kinh nghiệm trong công việc, vì vậy người
ta thường coi đây là giai đoạn của tư duy sang tạo, của sự hoàn thiện với tính độc
lập cao, khả năng tự chủ và cống hiến cho khoa học kỹ thuật cũng như cho gia đình
và xã hội. Ở tuổi trung niên, người ta bắt đầu quan tâm đến con người trong xã hội
và thế giới hơn là chính mình. Người ta muốn làm hoặc để lại một cái gì cho thế hệ
mai sau.
Nếu không được phát triển tốt, người ta sẽ có khuynh hướng ích kỉ và qui về
cuộc sống cá nhân cho riêng mình hơn là cho người khác. Nếu như cá nhân trong
giai đoạn này chưa đạt được các yêu cầu về gia đình, xã hội và nghề nghiệp, thì họ


thường rơi vào tình trạng ngưng trệ, thường có cảm giác như không làm được việc
gì đó quan trọng cho bản thân, gia đình và xã hội.
Giai đoạn 8 (Cao niên): Hoàn thành và Thất vọng
Khi đã ở giai đoạn này, con người thường có thay đổi lớn theo hướng giảm
sút về sức khỏe, về thu nhập và các mối quan hệ xã hội. Việc con cái trưởng thành,
lập gia đình và sống độc lập, hay chuyển từ hoạt động lao động sang nghỉ ngơi để
về hưu dễ làm cho họ có cảm giác hụt hẫng, thậm chí cảm thấy cô đơn, lo lắng.
Nhìn lại cuộc đời quá khứ, người ta nhìn thấy và cảm thấy rõ hơn về địa vị của
mình trong thế giới. Một là họ chấp nhận sự chết sắp đến như một điều phải đến và
hài lòng về cuộc sống quá khứ của mình; hai là họ hối hận đau buồn và bất mãn
thất vọng về quá khứ của họ.
Nếu người già mãn nguyện với những gì họ đã đạt được ở các giai đoạn
trước như sự nghiệp, gia đình, con cái,…thì họ dễ dàng chấp nhận những giảm sút
về sức khỏe, thu nhập và vị thế xã hội, họ cũng không day dứt khi cận kề cái chết.
Ngược lại, những người thấy mình chưa làm được nhiều điều, chưa hoàn thành
“nghĩa vụ” đối với gia đình và xã hội, khi về già họ thường kém thích nghi với
những thay đổi, quá trình lão hóa ở họ diễn ra nhanh hơn và họ thường hối tiếc về
quá khứ.
Quan điểm của Erikson được chấp nhận rộng rãi ở các nước phương Tây hiện nay.


Viktor Emil Frankl


Viktor Emil Frankl M.D., Ph.D. ( 26/3/1905 – 2/9/1997) là nhà thần kinh học
người Áo và là nhà tâm thần học được biết đến như một nhân chứng sống của
lò diệt chủng của Đức quốc xã.
Frankl đặt nền móng cho Ý nghĩ Trị liệu (logotherapy), một liệu pháp dựa
trên sự phân tích ý nghĩa của sự tồn tại. Quyển sách “Con người đi tìm ý nghĩa
cuộc sống” (Man's Search for Meaning) (1946) kể về những trải nghiệm của ông
khi còn ở Trại tập trung và mô tả phương pháp tiếp cận có tính trị liệu trong việc
tìm kiếm ý nghĩa trong tất cả những dạng sinh tồn, ngay cả trong tình trạng khắc
nghiệt nhất vẫn có một lý do để tiếp tục sống. Ông gọi đó là một liệu pháp hiện
sinh (existential therapy).
Frankl sinh ra ở Áo trong một gia đình công chức người Do Thái. Ông đã bộc lộ
niềm yêu thích tâm lý học từ rất sớm. Sau khi
tốt nghiệp trung học ông học y khoa tại Đại học
Viên và sau đó vào chuyên khoa thần kinh học
và tâm thần học, tập trung vào những chủ đề về
trầm cảm và tự sát. Ông có những liên hệ cá
nhân với Sigmund Freud và Alfred Adler.
Năm 1924 ông là hiệu trưởng
trường Sozialistische Mittelschüler Österreich.
Trong vị trí đó ông đã cung cấp chương trình
tham vấn đặc biệt cho những sinh viên trong
suốt thời gian học cho đến lúc họ tốt nghiệp. Trong suốt nhiệm kỳ không một sinh
viên nào trong trường ông có hành vi tự sát. Thành công của chương trình này
được sự chú ý của Wilhelm Reich và ông được mời đến Berlin (Đức).
Năm 1933-1937 ông dẫn đầu chương trình Selbstmörderpavillon (suicide
pavilion), của Bệnh viện Đa khoa tại Vienna. Tại đây ông đìêu trị cho hơn 30.000

phụ nữ có xu hướng tự sát. Ông bắt đầu mang những quan điểm riêng vào trong
công việc tại bệnh viện Rothschild, nơi ông làm trưởng khoa Thần kinh học và làm
việc như một bác sĩ phẫu thuật não bộ. Trong một thời gian dài quan điểm y khoa
của ông đã giữ cho những bệnh nhân mắc bệnh nan y được bình an. Tháng 121941, ông kết hôn với Tilly Grosser.


Tháng 9-1942, ông bị chuyển đến trại tập trung Theresienstadt. Vào những
tuần cuối của cuộc chiến, Frankl được giao việc tại một trại cứu tế, tại đây ông
cùng đã cố gắng chữa trị cho những người đồng cảnh tù khỏi sự nản lòng và ngăn
chặn tự sát. Ông làm việc trong khu chăm sóc tâm thần, điểm khám thần kinh tại
khu B IV, chịu trách giữ gìn và duy trì sự sạch sẽ và chăm sóc tâm thần cho những
người bệnh, những người kiệt sức. Tháng 4 năm 1945 ông được giải phóng khỏi
trại tập trung, chỉ còn người chị của ông là sống sót, vợ và gia đình ông đều chết
trong trại tập trung Auschwitz.
Những trải nghiệm của ông và của những người đồng cảnh tù phải chịu đựng trong
trại tập trung hình thành nên quan điểm chính của ông và là nền tảng của liệu pháp
ý nghĩa (logotherapy) sau này: trong tình trạng phi lý, đau khổ cùng cực và mất cả
nhân phẩm, cuộc sống vẫn có ý nghĩa tiềm tàng và do đó sự chịu đựng là có ý
nghĩa.

Frankl đã nhìn thấy ba nguồn ý nghĩa cơ bản của đời người: thành tựu

trong công việc, sự quan tâm chăm sóc đối với những người thân yêu và lòng
can đảm khi đối mặt với những thời khắc gay go của cuộc sống. Đau khổ tự bản
thân nó không có ý nghĩa gì cả, chính cách phản ứng của chúng ta mới khoác lên
cho chúng ý nghĩa. Frankl đã viết rằng một người "có thể giữ vững lòng quả
cảm, phẩm giá và sự bao dung, hoặc người ấy có thể quên mất phẩm giá của
con người và tự đặt mình ngang hàng loài cầm thú trong cuộc đấu tranh khắc
nghiệt để sinh tồn"
Năm 1946-1971, ông được bổ nhiệm làm việc tại bệnh viện ngoại trú thần

kinh học Vienna. Năm 1947, ông kết hôn với Eleonore Kathrina Schiwindt và có
một con gái.
Năm 1955, ông được mời làm giáo sư về thần kinh học và tâm thần học tại
Đại học Vienna và Đại học Harvard.
Sau chiến tranh, ông viết hơn 32 cuốn sách (một số quyển đã được dịch ra
10-20 thứ tiếng khác nhau) và được biết đến như người sáng lập nên Liệu pháp Ý
nghĩa (logotherapy). Ông nhận 29 bằng tiến sĩ danh dự. Ông mất vì tuổi già vào
ngày 2 tháng 9 năm 1977 tại Vienna.
Các tác phẩm nổi tiếng
- On the Theory and Therapy of Mental Disorders (1938)


- Man's Search for Meaning (1945)
- Man's Search for Ultimate Meaning (1959)
- Psychotherapy and Existentialism (1967)
- The Will to Meaning. Foundations and Applications of Logotherapy (1969)

Erich Fromm
Erich Fromm (1900 – 19820) sinh ra ở Frankfurt, Đức, tại một gia đình do
thái chính thống. Ông chào đời cùng năm mà Freud xuất bản cuốn chuyên đề
đầu tiên của mình "Giải thích các giấc mơ".
Cha ông là một người nội tâm, cách biệt lo
lắng và buồn rầu, mẹ ông thì thường xuyên ủ rũ.
Ông mô tả mình là một đứa trẻ “không thể chịu
nổi và ám ảnh” . Khi Fromm 12 tuổi, ông thực
sự bị sốc bởi hành vi của một người bạn của bố
mẹ, một hoạ sĩ 25 tuổi - người chọn từ bỏ
nghiệp vẽ của mình để giành cả cuộc đời mình
cho người cha goá bụa. Có thể đơn giản chỉ là
Fromm ghen tuông, nhưng mà ông không thể

hiểu nổi tại sao người phụ nữ trẻ kia thích
người đàn ông già chẳng có gì là thu hút kia.
Một thời gian ngắn sau đó cha cô ta chết và
người phụ tự kết liễu cuộc đời mình. Cô ta mong mỏi sẽ được chôn với người cha
trong cùng một mồ. Ám ảnh bởi vụ tự tử, Fromm day dứt về quyết định của cô gái
và sức hút của cô về phía người cha.
Năm 1922, sau khi nhận bằng tiến sỹ của đại học Heidelberg, Ông được đào
tạo phân tâm học ở Viện Phân tâm học ởBerlin.
Năm 1933, ông đến Hoa Kỳ dạy ở Viện Phân tâm học Chicago và sau đó trở
thành một người hành nghề tư ở thành phố NewYork. Sau đó, ông chuyển
đến Mexico, gia nhập đội ngũ các giảng viên của đại học Quốc Gia và trở thành
giám đốc của Viện phân tâm học Mexico.


Điểm khởi đầu từ những khó khăn bản thân ông đã trải qua đó là cuộc sống
gia đình bất ổn, vụ tự tử, cách cư xử của cả một quốc gia trong chiến tranh đã
khiến Fromm mong muốn lý giải về nguyên nhân của những bất hợp lý này. Ông
viết: “Niềm say mê chính của tôi là lập kế hoạch một cách rõ ràng. Tôi muốn hiểu
những quy luật điều khiển cuộc sống cá nhân con người, và những quy luật cuả xã
hội”. Ông hoài nghi rằng nhân cách con người bị ảnh hưởng một cách sâu sắc bởi
áp lực xã hội, kinh tế, chính trị và lịch sử, và một xã hội ốm yếu sinh ra những cá
nhân ốm yếu. Vì vậy, quan điểm của ông về nhân cách được hình thành dựa trên
những phương hướng trực giác, hình thành từ kinh nghiệm của chính bản thân ông
và sau đó được trau chuốt theo những phương hướng có tính thực nghiệm.
Fromm bắt đầu nghiên cứu về những nguyên nhân của những hành vi bất
hợp lý ở trường đại học Heidelberg, nơi mà ông nghiên cứu tâm lý học, xã hội học
và triết học. Ông cưới nhà phân tích tâm lý đầu tiên của ông, Freida Reichmann,
người lớn hơn ông 10 tuổi. Một nhà viết tiểu sử của Horney viết rằng, Fromm ở
giai đoạn này đã có sự cuốn hút về người phụ nữ hơn tuổi đó, những cử chỉ của
người mẹ... Cha của Erich đã nói với Freida Reichmann trong ngày cưới rằng: Ta

rất vui vì bây giờ con sẽ chăm sóc con ta. Là đứa con yêu của mẹ, Erich rất phụ
thuộc, một hoàng tử cần được chăm nom”.
Vào những năm 30, Fromm đã viết những bài phê bình tranh luận về sự phủ
nhận của Freud đối với việc thừa nhận ảnh hưởng kinh tế xã hội tới nhân cách.
Cũng giống Horney, ngay từ lúc đầu Fromm tin tưởng những bài phê bình của ông
về phân tâm học Freud chỉ là để trình bày chi tiết về vị trí của Freud chứ không
phải để thay thế nó. Ông coi bản thân mình “như một học sinh và một nhà phiên
dịch về Freud, người đang cố gắng đem tất cả những khám phá quan trọng nhất
của mình để làm giàu thêm chúng và nghiên cứu sâu thêm bằng cách giải phóng
chúng khỏi một vaì thuyết libido hạn hẹp”.
Tuy nhiên Fromm tiến xa hơn tầm nhìn của Freud trong việc phát triển việc
tiếp cận của ông tới nhân cách đến nỗi ông trở nên “ghét trong sự thiết lập học
thuyết Frued với một niềm say mê đặc biệt”.
Vào năm 1934, Fromm di cư tới Mỹ để trốn mối đe doạ của Đức quốc xã ở
Đức. Ông tới Chicago làm việc với Horney và sau đó theo bà tới NewYork. Ông ly


dị vợ và cặp bồ với Horney. Trong những năm đó, những ý tưởng của Horney tác
động rất lớn đến công việc của Fromm, cái ơn mà ông ít khi đền đáp.
Fromm giới thiệu học thuyết của mình trong một vài cuốn sách được viết
với văn phong phổ thông với ý định cho công chúng hơn là cho các trường đại học.
Ông dạy tại các trường đại học ở Columpia và Yale, và thiết lập trụ sở đào tạo phân
tâm học tại trường dược của Đaij học quốc gia Mexico. Ông hoạt động tích cực
trong hoạt động vì hoà bình vào những năm 1960 và 1970 và giúp đỡ thiết lập
SANE , tổ chức về một chính sách hạt nhân lành mạnh. Ông chống lại chiến tranh
lạnh, trang bị vũ khí hạt nhân và chiến tranh Việt Nam.
Ông mất tại nhà riêng ở Thuỵ Điển vào năm 1980.

L.X Vugotxki (1896 1934)
Lép Xê-mi-ôn-vích Vư-gôt-xki sinh

ngày 5-11-1896 ở thị trấn Ooc-sa, nước
cộng hà Bạch Nga, sau chuyển về sinh sống
ở thị trấn Gô-men, gần biên giới Bạch Nga
- Ba Lan và tốt nghiệp phổ thông trung học
(lớp 10) ở đó. Cho đến năm 1913 thì ông được vào trường Đại học tổng hợp Mátxcơ-va. Tốt nghiệp Đại học tổng hợp Mát-xcơ-va ông lại quay về Gô-men làm giáo
viên. Bố là một nhân viên ngân hàng, mẹ là người có học thức.
Khi học phổ thông trung học, ông đã khởi xướng tổ chức các cuộc hội thảo về văn
học, lịch sử và triết học, đề xướng các chủ đề hội thảo thường được tập thể tán
thưởng, điều khiển các hội thảo tất thành công, bản thân trình bày các báo cáo có
nội dung sâu sắc và hấp dẫn, kết luận hội thảo rất rành mạch, đầy thuyết phục. Nhờ
vậy, sau này ông đã trở thành một nhà giáo dục nổi tiếng và người tổ chức giỏi,
nghiên cứu khoa học.


Ngay từ phổ thông trung học, Vư-gôt-xki đã rất quan tâm đến tri thức lịch sử
và mặt triết học của lịch sử. Ông sớm đi sâu nghiên cứu tác phẩm “Đạo đức học”
của Spi-nô-da và sau này ông nhiều lần quay lại tác phẩm này. Ông rất thích môn
nghệ thuật và thơ, nhất là thơ của Pus-kin, nhà thơ Nga vĩ đại, kịch “Hăm-lét” của
Sếch-pia. Sau này, lúc mới gần 30 tuổi, ông đã hoàn thành tác phẩm đồ sộ “Tâm lý
học nghệ thuật” rất nổi tiếng, đã dịch sang tiếng Việt và xuất bản hai lần. Ông cũng
chịu ảnh hưởng sâu sắc của tác phẩm “Ý tưởng và ngôn ngữ” của A.A. Po-tep-nhia.
Năm 1913 Vư-gốt-xki thi vào đại học tổng hợp Mat-xcơ-va. Đúng năm đó,
Viện Tâm lý học được thành lập trong khoa sử-văn, do Su-kin tài trợ và G.I Trenpa-nốp làm viện trưởng.
Cùng một lúc, Vư-gốt-xki học cả trường Đại học Tổng hợp Mát-xcơ-va và
cả trường Đại học tư thục của Sa-nhi-áp-xki. Vư-gốt-xki đi sâu vào lịch sử, triết
học và phê bình văn học. Công trình khoa học đầu tiên của ông phân tích tác phẩm
“A-na Ka-rê-ni-a” của Tôn-xtôi và tác phẩm “Phê-ô-đo” của Đốt-xtô-ép-ki. Ngay
từ lúc còn là sinh viên, ông đã công bố một số bài viết về trường phái tượng trưng
cho nghệ thuật Nga và phê bình một số vở kịch.
Những năm ông học ở đại học là những năm sau cách mạng 1905 và trước

cách mạng 1917.
Từ trường phổ thông trung học, ông đã chú ý đọc và nghiên cứu “Hăm-let”,
bây giờ là sinh viên lại càng nghiên cứu nhiều hơn lẽ sống và cái chết của nhân vật
trong kịch Sếch-pia.
Năm 1917, trước khi cách mạng tháng 10 đại thắng, Vư-gốt-xki tốt nghiệp
khoa luật trường Đại học tổng hợp Mát-xcơ-va. Ông rời thủ đô về Gô-men. Ở đây
bị bọn Bạch vệ Ba-lan đe dọa, đầu 1918, quân Đức tấn công và chiếm đóng. Nước
Nga nội chiến. Vài tháng sau đó Gô-men được giải phóng, chính quyền Xô Viết
được thiết lập, ông trở về quê hương, bắt đầu làm giáo viên dạy môn văn, đồng
thời cùng với người em họ D.I. Vư-gốt-xki và bạn S.F.Đốp-kin mở nhà xuất bản
“Các thế kỷ trước và hôm nay”.
Vư-gốt-xki vẫn tiếp tục dạy học, dạy văn, lịch sử nghệ thuật, tâm lý học.
Nhưng phần lớn năng lực của mình ông vẫn tập trung vào tâm lý học, nhất là tâm


lý học sư phạm. Ông được cử làm giảng viên thường trực về tâm lý học duy vật và
giáo dục học Mác-xít hiện đại, dạy văn ở các khoa công nông. Đây cũng là thời kỳ
ông có những thay đổi cực kỳ quan trọng trong thế giới quan theo quan điểm duy
vật biện chứng.
Tháng 8-1922, ông có tham luận tại Hội nghị khoa học thành phố “Về
phương pháp giảng dạy văn ở trường trung học”. Ông đã đặt vấn đề phương pháp
giảng dạy văn theo các đặc điểm ý thức của trẻ, nhấn mạnh khía cạnh giáo dục đạo
đức trong dạy văn (ví dụ qua các bài thơ ngụ ngôn), chú ý nghiên cứu cơ chế tâm
lý, khí chất của trẻ trong các tranh vẽ của các em.
Trong thời kỳ này, ông đã đi vào một đề tài nghiên cứu cụ thể: mối quan hệ giữa
các sự kiện ý thức với các sự kiện ngôn ngữ, mối quan hệ giữa ý tưởng và ngôn từ.
Ý tưởng thì không thấy được nhưng ngôn từ thì lại là một hiện tượng có thể
phân tích khách quan được. Chính ở đây đã hé ra một con đường tiến tới thực
nghiệm phân tích thế giới tâm lý bên trong.
Năm 1924, ông viết ‘Tóm tắt tâm lý học sư phạm”, “Lý thuyết phản xạ có

điều kiện”.
Năm 1926, vừa tròn 30 tuổi, ông viết cuốn sách đầu tiên là “Tâm lý học sư
phạm” phản ánh kết quả nghiên cứu và những suy nghĩ về khoa học này từ hồi ở
Gô-men.
Năm 1925, Lu-na-tra-xki, bộ trưởng Bộ giáo dục, cử Vư-gôt-xki sang Anh
dự hội nghị khoa học quốc tế về đào tạo và giáo dục trẻ em câm - điếc. Tại hội
nghị này, ông đã có một báo cáo khoa học trình bày các nguyên tắc của nhà trường
lao động dạy các em học sinh khuyết tật, nói lên sự thống nhất tinh thần khoa học
sâu sắc, sáng tạo với tinh thần trách nhiệm xã hội rất cao, luôn luôn gắn khoa học
phục vụ cuộc sống, gắn sinh mệnh của bản thân với sự phát triển của xã hội.
Năm 1925-1926, Vư-gôt-xki sáng lập phòng thí nghiệm tâm lý học trẻ em có
khuyết tật đặt trong trạm y tế học đường của Bộ giáo dục. Sau đến năm 1929,
phòng thí nghiệm này chuyển thành Viện nghiên cứu thực nghiệm tật học trực
thuộc Bộ giáo dục (nay là Viện tật học thuộc Viện hàn lâm giáo dục Nga).


Phạm Minh Hạc
GS, VS Phạm Minh Hạc sinh ra và lớn lên tại thôn Đông Phù, xã Đông Mỹ,
huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, nơi có truyền thống yêu nước cách mạng và
hiếu học. Hai cụ thân sinh đều là tiểu thương nhưng trong ý chí của cậu bé Hạc đã
sớm hình thành một tinh thần thượng văn. Niềm say mê học hành đó lớn dần theo
năm tháng.
Khi đang là sinh viên Văn khoa trường Đại học Văn khoa Hà Nội, Phạm
Minh Hạc đã có những suy nghĩ khoa học về tâm lý và con người. Vì vậy, sau khi
tốt nghiệp Văn khoa, ông học tâm lý học để trang bị cho mình thêm nhiều kiến
thức về tâm lý và đặc biệt là về con người.
Theo ông, khi người ta nghiên cứu về tâm lý
thì đánh mất nghiên cứu về con người nói
chung. 50 năm tâm lý học của thế kỷ 20 đã
không chú trọng đến nghiên cứu con người

trong khi tâm lý học là khoa học trung tâm
trong vấn đề con người. Trong công cuộc đổi
mới, quan niệm về con người phải đặt lên rất
cao. Cương lĩnh 91 của Đảng Cộng sản Việt Nam nói con người là mục tiêu đổi
mới. Bởi vậy, khi có cơ hội học về tâm lý, ông đã dành phần lớn thời gian dày công
nghiên cứu con người.
Từ năm 1968 đến 1970, ông có 11 bài viết về tâm lý, con người đăng ở một
số tạp chí lớn của Liên Xô, Colombia, Nhật Bản và Tạp chí Thế giới. Từ đó đến
nay, ông còn có nhiều bài viết khác đăng trên các tạp chí như Tạp chí xã hội học
Mỹ. Năm 2006, Oxford Press xuất bản một cuốn sách về nghiên cứu giá trị thế giới
trong đó có một chương của ông. Ngoài ra, còn rất nhiều báo cáo khoa học như
Báo cáo tham luận xã hội học về nghiên cứu giá trị châu Á tại Tokyo, Nhật Bản
vào tháng 12/2006. Nhờ được đào tạo có hệ thống về tâm lý học ở nước ngoài đã


giúp GS, VS Phạm Minh Hạc có được những kiến thức sâu rộng về ngành khoa
học mà ông theo đuổi.
Con người là gì? Bản chất của con người là gì? Con người trong lịch sử tư
tưởng phương Tây, phương Đông và trong lịch sử tư tưởng Việt Nam là như thế
nào? Sau Đức (thế kỷ 19), Liên Xô và Mỹ là hai trung tâm tâm lý học của thế kỷ
20. Cấu trúc người, cấu trúc nhân cách là vấn đề rất phức tạp, rất khó, phải dày
công nghiên cứu. Cấu trúc con người bao gồm cả cấu trúc nhân cách, không chỉ ở
trong con người mà còn nằm ở ngoài con người. Khi nghiên cứu cấu trúc người nói
chung, cấu trúc tâm lý, cấu trúc nhân cách nói riêng, phải đề cập đến một loạt cặp
phạm trù: tinh thần - thể xác; phẩm chất - thân thể; nhân cách - sinh thể; lý tưởng cuộc sống; động cơ - hành vi (ứng xử)…
Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 12-1986) đã mở ra một thời kỳ
mới phát triển đất nước theo đường lối đổi mới. Đường lối này đã mang lại những
kết quả to lớn, cực kỳ quan trọng trong mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn
hóa… Trong thời kỳ này, lần đầu tiên trong lịch sử phát triển khoa học nước nhà có
các Chương trình khoa học - công nghệ cấp nhà nước nghiên cứu về con người.

GS, VS Phạm Minh Hạc cùng nhiều nhà nghiên cứu tâm lý học Việt Nam đã đóng
góp đáng kể vào việc hoàn thành các chương trình trên. Trong đó, ông được giao
phụ trách 3 chương trình: KX 07.01 - Phương pháp luận nghiên cứu con người;
KHXH 04 - Phát triển toàn diện con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa; KH 05.07 - Xây dựng con người Việt Nam theo định hướng xã
hội chủ nghĩa trong điều kiện kinh tế thị trường.
Vừa giảng dạy vừa kết hợp nghiên cứu khoa học, GS, VS Phạm Minh Hạc
đã có những đóng góp to lớn vào sự phát triển nền tâm lý học, vào sự nghiệp
nghiên cứu con người Việt Nam bằng vốn tri thức về tâm lý học và giáo dục học.
Ông cùng các đồng nghiệp ở Đại học Sư phạm I viết cuốn sách giáo khoa đầu tiên
về tâm lý học tại Việt Nam trên những tư liệu của Việt Nam và tiếp thu thành tựu
của thế giới. Năm 1987, ông cùng 81 cán bộ, giáo viên làm chương trình về "Đổi
mới tư duy trong giáo dục" và sau 6 tháng xuất bản cuốn sách "10 tư tưởng đổi
mới trong giáo dục". Ông cũng đã có những thực nghiệm đo đạc về tâm lý từ năm


1963 ở trường Yên Hòa, Hà Nội; nghiên cứu tâm lý học về nhân cách các học sinh
hư tại trường phổ thông Công nông nghiệp ở Thủy Nguyên, Hải Phòng; nghiên
cứu tâm lý học (nhân cách) học sinh Bắc Lý; tổ chức hoạt động tâm lý của một số
trường như trường Ngô Sĩ Liên làm cơ sở nghiên cứu khoa học; chỉ đạo thực
nghiệm phân ban ở 2 trường Lê Hồng Phong (Nam Định) và Hoàn Kiếm (Hà Nội,
trường Trần Phú ngày nay).
Trong thời gian làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục, ông thấu hiểu nói đến con
người là phải nói đến giáo dục. Bước vào thế kỷ XXI, cả loài người đều tập trung
chăm lo giáo dục. Vấn đề giáo dục động chạm đến từng nhà, từng người, đến vận
mệnh quốc gia, tương lai dân tộc. Khi hiện nay, nền giáo dục Việt Nam đang có
nhiều bất cập cả về người học, người dạy, người quản lý và chương trình giáo dục,
để chấn hưng nền giáo dục nước nhà là một ước vọng mòn mỏi không chỉ của GS,
VS Phạm Minh Hạc mà còn của tất cả những người theo đuổi sự nghiệp trồng
người. Muốn thực hiện chất lượng giáo dục, cần đặc biệt quan tâm đổi mới nội

dung, chương trình, phương pháp giáo dục. Mà tất cả những điều đó đều tập trung
vào yếu tố con người. Theo GS, VS Phạm Minh Hạc, muốn định nghĩa về con
người phải qua ba khái niệm: cá thể; cá nhân; nhân cách. GS luận rằng, con người
với tư cách là tột đỉnh tiến hóa của thế giới sinh vật và tiếp tục phát triển con người
là đại diện của lòai mà ta gọi là cá thể; với tư cách thành viên của xã hội, ta gọi là
cá nhân như là một thực thể độc lập. Khi nó có đủ khả năng trở thành chủ thể của
hoạt động học tập, lao động, vui chơi, thì lúc đó con người trở thành nhân cách.
Khi nói "cá thể người" là thành phần của loài người đã bứt khỏi loài vật, nó vừa
chứa đựng những thành tựu tiến hóa của thế giới vật chất, thế giới sinh vật, vừa
chịu tác động các quy luật trong vũ trụ, vừa chịu tác động của các quy luật sinh
vật, đồng thời, bắt đầu chịu tác động của các quy luật xã hội.
Tiến lên một bước nữa trong thang phát triển, ta có "cá nhân người", một
thành viên của xã hội, khách thể mang tính chất "tổng hòa các mối quan hệ xã hội".
Sự tổng hòa này, vừa chịu ảnh hưởng của chúng, vừa góp phần tạo ra chúng. Từ
đây, sự phát triển tâm lý chủ yếu diễn ra ở ngoài cá thể, theo quy luật lịch sử - văn


×