Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

TIỂU LUẬN tâm lý học cấu TRÚC NHÂN CÁCH THEO PHÂN tâm học ý NGHĨA TRONG HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH CHO TRẺ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.46 KB, 19 trang )

“Cấu trúc nhân cách theo Phân tâm học. Ý
nghĩa trong hình thành nhân cách cho trẻ”
Nhân cách không phải là một khái niệm quá mới mẻ không chỉ đối với
những ai đã làm quen với các trường phái khác nhau của tâm lý học. Việc tìm
ra và phân chia vài tỷ con người đang sống, mưu sinh trên trái đất này không
ngừng ở việc làm đơn giản cái thế giới và nhân sinh quan của chúng ta đi, mà
còn giúp làm cho khoa học nói chung và tâm lý học nói riêng, nhất là khía
cạnh trị liệu, sáng rõ hơn về đường hướng nghiên cứu cũng như tiếp cận, can
thiệp. Lĩnh vực tâm lý học có rất nhiều quan điểm khác nhau về nhân cách,
trong đó có Phân tâm học.
Phân tâm học do S. Freud(1856 - 1939), bác sỹ người Áo sáng lập.
Những công trình đầu tiên của Freud bàn về sinh lý học, giải phẩu học não bộ.
Chủ nghĩa Freud ngay từ buổi đầu đã không phải là một trường phái thống
nhất. Ngay giữa những học trò thân tín nhất của Freud vào năm 1910 đã diễn
ra cuộc tranh luận xem cái gì đóng vai trò năng lượng tâm lý cơ bản. Nếu ở
Freud năng lượng ấy là năng lượng tâm lý - tính dục, thì ở A. Adler (tâm lý
học cá thể) vai trò này thuộc về mặc cảm giá trị chưa hoàn thiện và ước muốn
tự hoàn thiện. Với K. Jung (tâm lý học phân tích) vô thức tập thể và những
nguyên mẫu (archetip) mới là cơ sở của sáng tạo, nhất là sáng tạo văn hóa,
nghệ thuật. O. Rank thì cho rằng toàn bộ hoạt động của con người luôn bị ám
ảnh bởi ý nghĩ phải vượt qua “cú sốc sinh nở ban đầu”.
Mặc dù các nhà phân tâm học sau Freud xem xét lại và bác bỏ một số
luận điểm của người sáng lập (về quy tắc, hay tiêu chuẩn nghiên cứu tâm lý,
giải thích tính chất của các quá trình tâm lý, về cơ chế tâm lý …), song nhữgn
nguyên lý cơ bản vẫn giữ nguyên: năng lượng vô thức, những khía cạnh phi
duy lý của đời sống con người, tính chất xung đột và sự phân thân của thế giới
nội tâm, tính dồn nén, tính bị ức chế, bị đàn áp và ý chí phản kháng, vấn đề suy
đồi văn hóa …
1



Phân tâm học, với bề dày lịch sử hơn 100 năm của mình, đã và đang là
một trường phái học thuật (và cả lâm sàng) gây nhiều tò mò cho giới tâm lý
cũng như những người ngoại đạo. Tại Việt Nam, phân tâm vẫn đang là một
mảng quan trọng trong tâm lý học được quan tâm, tìm hiểu và bước đầu
được nghiên cứu sao cho phù hợp với bối cảnh kinh tế-văn hóa-lịch sử-chính
trị đặc trưng của nước ta. Tạm để sang một bên vấn đề gây tranh cãi từ lâu về
việc áp dụng hiệu quả phân tâm tại Việt Nam, trong nội dung này với mục
đích giới thiệu những quan niệm cơ bản nhất về nhân cách phân theo cấu trúc
dựa trên nền tảng phân tâm học. Thế nào là cấu trúc nhân cách ? Nó có ý
nghĩa như thế nào với con người nói chung và với một nhà lâm sàng nói riêng
? Làm thế nào để phân biệt các cấu trúc nhân cách, và phân biệt để làm gì ?
NỘI DUNG
1. Quan điểm của Phân tâm học về nhân cách
Nhân cách (personality trong tiếng Anh, personnalité trong tiếng Pháp)
có nguồn gốc từ persona, từ Latinh mang nghĩa “cái mặt nạ” (chữ nguyên gốc
từ tiếng Hy Lạp là prosopon). Persona được các diễn viên đeo trong những vở
kịch trong thời kỳ Hy Lạp - La Mã cổ đại. Đó chính là một vật thể trung gian
giữa người diễn viên, vai mà anh ta đóng và người xem kịch. Với số lượng hạn
chế (khoảng 12 cái), khi khán giả nhìn thấy một persona được đeo, họ có thể
tiên đoán trước những hành động tiếp theo của nhân vật. Một điều thú vị nữa
là trong một vở kịch, một diễn viên cho một vai chỉ có thể mang một loại
persona chứ không được thay đổi theo từng tình tiết cho dù vở kịch có kịch
tính đến đâu.
Nguồn gốc này của từ vựng cho ta thấy những đặc điểm mà con người
ta quy gán cho khái niệm được gọi là “nhân cách” : một là, cho dù thế giới con
người có đa dạng như thế nào, luôn tồn tại một số thể loại nhân cách mang
tính hoàn cầu, tất nhiên trừ những trường hợp thực sự cá biệt; hai là, cho dù
cuộc sống con người có biến động đến đâu, nhân cách một khi đã hoàn chỉnh
thì vẫn không thay đổi về bản chất. Điều này chẳng đi đôi với nhân sinh quan
2



“Non sông dễ đổi, bản tính khó dời” của phương Đông? Phân tâm học, cùng
với các trường phái khác trong tâm lý học và các ngành khoa học tự nhiên xã hội khác, cũng không tách khái niệm “nhân cách” ra khỏi cách nhìn nhận
này.
Điểm đặc biệt cơ bản nhất của phân tâm học khi nó đưa ra những giả
thiết về nhân cách so với các trường phái tâm lý và ngoại tâm lý khác chính là
việc xem nhân cách không chỉ là một thể loại tính cách con người trong đó
cộng gộp lại một số những đặc điểm riêng biệt, mà còn là việc đưa khái niệm
nhân cách vào trong khía cạnh cấu trúc. Câu hỏi được đặt ra ngay lúc này khó
có thể khác hơn : thế nào là cấu trúc? Nhân cách và cấu trúc liên hệ với nhau
như thế nào ? … Dựa trên nền tảng chủ nghĩa cấu trúc và xây dựng
(structuralisme và constructivisme) do Claude Lévi - Strauss khởi xướng giữa
thế kỷ XX và những tiền đề triết học trước đó, định nghĩa cấu trúc trong phân
tâm học có thể được miêu tả vắn tắt bằng những yếu tố sau :
Các chi tiết, yếu tố đơn lẻ hợp thành.
Một trật tự sắp xếp giữa những yếu tố đó, cùng với các nguyên lý, quy
tắc tổ chức giữa chúng.
Một lịch sử, quá trình xây dựng, hình thành nên những yếu tố và nguyên
lý đó.
Theo đó, ngôn ngữ là một cấu trúc, với các yếu tố đơn lẻ chính là tập
hợp những từ vựng mà ta dễ dàng tìm thấy trong các cuốn từ điển, một trật
tự và quy tắc quy định bởi hệ thống ngữ pháp và cú pháp. Ngoài ra, bất kỳ
một thứ tiếng nào cũng trải qua những biến đổi trong quá trình biến động
trải qua năm tháng.
Vô thức cũng là một loại cấu trúc, hợp thành bởi những hình tượng
được lưu lại sau những trải nghiệm (những dấu vết hình ảnh, âm thanh, bối
cảnh …), được sắp xếp theo một logic phi lý tính nhưng rất chủ quan (luật
vào/ra, chủ động/bị động …), theo một trật tự thời gian tiềm tàng đặc biệt, và
được xây dựng từ thuở ấu thơ từ những mối quan hệ trong gia đình. Có cùng

3


những cơ chế hoạt động như một thứ ngôn ngữ (ẩn dụ, hoán dụ …) với những
cách thức rất riêng của mình (chuyển vị, cô đọng …), Jacques Lacan (1965)
mạnh dạn đưa ra một phát biểu nổi tiếng : “Vô thức được cấu trúc như một
thứ ngôn ngữ”.
Jean Bergeret, bác sĩ tâm thần và phân tâm gia người Pháp thề kỷ XX,
khi đề cập đến cấu trúc nhân cách theo học phái Phân tâm, có đề nghị một
cách tóm lược những yếu tố cần phải lưu tâm như sau (1974):
Thứ nhất: Bản chất của các lo hãi tiềm ẩn.
Thứ hai: Kiểu quan hệ đối tượng.
Thứ ba: Các cơ chế phòng vệ chủ đạo.
Thứ tư: Các dạng triệu chứng thường gặp.
Đối với 4 yếu tố nêu trên, mỗi dạng cấu trúc nhân cách đều có những
đặc trưng riêng biệt khiến việc chẩn đoán và định hướng làm việc trở nên ít
phức tạp hơn. Các đặc điểm của từng cấu trúc theo kiểu phân loại theo yếu tố
của Bergeret sẽ được đề cập chi tiết trong bảng đính kèm.
* Phân tâm học cổ điển chia ra 3 cấu trúc nhân cách lớn như sau:
Cấu trúc nhiễu tâm : gồm 4 loại : ám ảnh, hysteri, ám sợ và lo hãi
Cấu trúc loạn tâm : gồm các loại : hưng cảm và sầu uất (maniacodépressive), hoang tưởng (paranoiaque) và phân liệt (schizoide/paranoide)
Tranh cãi lớn về tính duy nhất của cấu trúc “thứ 3”: lệch lạc
(perversions) và các nhân cách ranh giới (états-limites). Các lệch lạc rất đa
dạng (thị dâm, phô trương, bái vật, bạo/khổ dâm …), bên cạnh các nhân cách
ranh giới phi cấu trúc hay mang tính ái kỷ.
Ngoài ra, các học giả phân tâm còn nhiều tranh cãi lớn xung quanh cấu
trúc “thứ 4”: tự kỷ. Liệu tự kỷ là một cấu trúc độc lập, hay là một biểu hiện đặc
biệt của nhóm loạn tâm vẫn còn là một đề tài tranh luận triết học sôi nổi.
Hai bộ ba (topique) của Freud
Sẽ là một thiếu sót nghiêm trọng nếu đề cập đến các cấu trúc nhân cách

mà không nhắc lại hai bộ ba mà Freud đã xây dựng để hệ thống hóa bộ máy
4


tâm trí con người, dù đó không phải là một chủ đề quá lạ lẫm với đa số quý vị.
Cần nhấn mạnh là cho dù một con người được cấu trúc như thế nào, các yếu
tố trong hai bộ ba này đều tồn tại và tham gia vào đời sống nội tâm của con
người và cả những mối quan hệ xã hội của người đó. Điều khác nhau của các
cấu trúc chính là tính năng động, sự tương tác và “liều lượng” mà mỗi yếu tố
được khai triển và kiềm tỏa. Ta sẽ phân tích vấn đề này sâu xa hơn.
Bộ ba thứ nhất của Freud được ông khái niệm hóa vào năm 1900.
Trong bộ ba này, Freud phân biệt 3 thành tố chính yếu trong tâm trí bao gồm :
ý thức, tiềm thức và vô thức. Cùng với giả thiết về sự tồn tại của vô thức và về
sự ảnh hưởng dữ dội, khó cưỡng lại của vô thức lên các hành vi, ngôn ngữ con
người. Cũng chính sự ra đời giả thiết này đã làm khai sinh ra một trường phái
triết học-tâm lý mới mang tên phân tâm học.
Tuy nhiên, việc duy trì cách tiếp cận bộ máy tâm trí bằng bộ ba trên đôi
khi làm Freud gặp khó khăn trong việc lý giải một số hiện tượng tâm trí (vd
sự lặp đi lặp lại mang tính cưỡng chế của một số hành vi mặc cho sự nhận
thức của thân chủ) cũng như trong tiến trình trị liệu phân tâm cổ điển, vào
năm 1923, Freud cho phát hành cuốn “Cái Tôi và cái Ấy”. Trong quyển sách
này, Freud đề nghị một bộ ba mới nhằm tiếp cận đầy đủ hơn guồng máy tâm
trí con người, biết rằng bộ ba mới này không xóa bỏ hay mâu thuẫn với bộ ba
cũ mà ngược lại, bổ sung cho nhau. Hai bộ ba của Freud vẫn còn giữ nguyên
giá trị học thuật và trị liệu cho đến ngày nay, làm nền tảng cho phần lớn các
trường phái tâm lý hay tân phân tâm sau này, dù các trường phái ấy có lên
tiếng chống lại hay vay mượn một phần các giả thiết trên của Freud. Ta có thể
biểu diễn sự chồng chập phối hợp của hai bộ ba đó theo một hình ảnh quen
thuộc của một tảng băng trôi:
Dựa trên mô hình trên, ta có thể vắn tắt mối quan hệ giữa các thành tố

kia trong mỗi cấu trúc nhân cách như sau :

5


Nhiễu tâm: cái Tôi bị kẹp giữa cái Siêu tôi/cái Thực tế (bên ngoài) đè
nặng bên trên và cái Ấy bị vùi nén ở tận cùng, là một trong những đường
hướng trị liệu chính là khơi gợi cái Ấy ra khỏi sự dồn nén ngạt thở ấy.
Loạn tâm: cái Thực tế (bên ngoài) bị vùi nén ở tận cùng bởi cái Tôi và
trên đó nữa là cái Ấy đè đường hướng trị liệu mô phỏng là hỗ trợ sao cho cái
thực tế kia được tiếp cận mà không gây lo hãi quá khích và hạn chế khéo léo
sự ngự trị của cái Ấy.
Ở một con người bình thường - nhiễu tâm: có một chút nhiễu tâm và
một chút loạn tâm nhưng phần nhiễu tâm nổi trội hơn. Người bình thườngnhiễu tâm cần được phân biệt với người bị nhiễu tâm ở chỗ: thứ nhất, ở
người bình thường-nhiễu tâm không có những triệu chứng chức năng gây
phiền hà đến cuộc sống của chính bản thân người ấy; thứ hai, tâm trì người
bình thường-nhiễu tâm có sự linh hoạt trong việc sử dụng các cơ chế phòng vệ
cũng như trong cách thức đối mặt, giải quyết các lo hãi, trong khi người bị
nhiễu tâm thường cứng nhắc, bị đóng khung trong những cách thức đối mặt
không hiệu quả và sử dụng những cơ chế phòng vệ nhiễu tâm một cách quá
mức đến độ gây nên sự đau khổ chủ quan.
Các cấu trúc nhân cách được định hình từ thuở ấu thơ, trong mối quan
hệ trong gia đình (mở rộng). Mấu chốt của việc xây dựng cấu trúc nhân cách
theo Freud chính là thời kỳ Oedipe. Trong thời kỳ của mối quan hệ tam giác
này, việc đối diện và giải quyết mặc cảm và nỗi lo hãi bị thiến (complexe và
angoisse de firtration) là tiên quyết cho một cấu trúc nhiễu tâm. Trọng tâm
của cấu trúc loạn tâm không đạt đến điểm này mà loay hoay trong thời kỳ cổ
xưa tiền Oedipe. Vấn đề của cấu trúc lệch lạc lại nằm ở ngưỡng cửa bước vào
Oedipe : không thừa nhận việc người mẹ không có bộ phân sinh dục nam (qua
đó, một cách vô thức, gặp khó khăn trong sự phân biệt giới tính) và khỏa lấp

nỗi lo hãi đó bằng những cách thức riêng biệt. Nhân cách ranh giới đối diện
với sự mất mát, trống vắng tiền Oedipe và phải dựa vào những mối quan hệ
tích cực theo hướng nâng đỡ để có thể tiếp tục bước đi trong cuộc sống.
6


Sau đây là bảng tóm tắt ngắn gọn các đặc điểm chính của các cấu trúc
trên:
Cấu

trúc Thời kỳ chủ đạo

nhân cách
Nhiễu tâm

Oedipe

Lo hãi chủ đạo

Cơ chế phòng vệ

Bị thiến

chủ đạo
Dồn nén
(refoulement), phủ

Loạn tâm

Tiền Oedipe


nhận (dénégation)
Bị ăn thịt, bị tan rã, bị Phóng chiếu
mất trọng lực, bị tan

Lệch lạc

vào nước,
Ngưỡng trước Oedipe (rằng người mẹ mất

(projection), chối
bỏ (déni)
Chối bỏ (déni)

cái biểu tượng quyền
Ranh giới

Tiền Oedipe

năng)
Bị mất mát

[Quan hệ nương
tựa] (relation
d’étayage)

* Đóng góp của Jacques Lacan vào các câu trúc nhân cách
Jacques Lacan (1901-1981) là một bác sĩ tâm thần - nhà phân tâm học
người Pháp, người đã cải cách các học thuyết phân tâm của Freud theo định
hướng triết học Hégel (theo cách diễn giải của Alexander Kozhevnikov) và vận

dụng những nghiên cứu từ ngôn ngữ học để làm sáng tỏ thêm hai bộ ba của
Freud, đưa ra thêm một cấu trúc khác nhằm miêu tả bộ máy tâm trí con
người trong những khía cạnh mà hai bộ ba kia vẫn chưa hình tượng hóa
được.
Dựa trên hình ảnh vòng nơ của dòng họ Borromée (Ý), Lacan đề nghị
một cách tiếp cận mới về tâm trí, nhất là vô thức, theo cách sau: Trong đó:
Cái Thực (Réel): những thứ hiện hữu về mặt vật chất, bên ngoài; bản
chất của nó không bao giờ ta có thể hiểu được, nắm bắt được hay giải thích
được; đó là những thứ không thể thiếu và cũng không thể tránh được. Cái
7


Thực khác với Thực tế nội tâm (Réalité psychique) mang tính chủ quan và là
cách mà ta tiếp cận với cái Thực đó. Vd : thân thể, cái chết, một vết thương,
một thiên tai ….
Cái Ảo (hay Tưởng – Imaginaire) : bao gồm những hình ảnh, những sự
đồng nhất hóa, cơ thể … Đó là cách mà ta hiện diện trước và trong mắt người
khác. Nói cách khác, khi ta tiếp xúc với người khác, ta đang hoạt động trong
khái cạnh Ảo (Tưởng).
Cái Biểu tượng (Symbolique) : giúp sắp xếp, tổ chức. Ngôn ngữ là một
trong số đó. Chính tính biểu tượng hệ thống lại thế giới này cho chúng ta. Nền
tảng của tính biểu tượng là ngôn ngữ, nhưng ngôn ngữ không phải là yếu tố
duy nhất trong tính biểu tượng.
Các chỗ giao của 3 vòng xuyến này cũng là đại diện cho những yếu tố
sau:
Nơi Ảo giao Biểu tượng gọi là ý nghĩa (sens), hay là một sự sắp xếp các
hình tượng tưởng tượng theo một trật tự nhất định sao cho nó mang một ý
nghĩa. Sự rối loạn của các hình tượng (do Biểu tượng không giúp sắp xếp các
yếu tố trong phần Ảo) là một trong những nguyên căn của các dấu hiệu bệnh
lý. Cái ý nghĩa tiếp xúc trực tiếp với cái Thực: đó là cách mà con người tiếp

cận đến cái Thực khó hiểu, ngoài tầm với. Vd: các tôn giáo cho cái chết một ý
nghĩa nào đó. Các ngành khoa học chính xác hay lĩnh vực y khoa đào sâu
nghiên cứu, đưa ra những giả thiết để tìm hiểu thế giới tự nhiên, vũ trụ, thân
thể. Khi cái Thực di chuyển tự do, vòng Ảo và Biểu tượng đứt rời nhau, cái ý
nghĩa bị biến mất. Đó chính là khi ta gặp một sang chấn tâm lý. Mô hình này
của Lacan cho ta thấy rõ triết lý trị liệu : thiết lập lại cùng với thân chủ ý
nghĩa của sang chấn đó chứ không để họ đối mặt với sự vô nghĩa, trống rỗng.
Ý nghĩa đó, cho dù nó hợp lý hay không về mặt khoa học, nhưng nó rất đáng
quý trong trị liệu, nhất là khi nó được lồng ghép với một ý nghĩa mang tính
cộng đồng.
8


Nơi Thực giao với Biểu tượng được gọi là Khoái lạc phallic (jouissance
phallique - Jp): một khoái lạc có chừng mực, được sắp xếp và giới hạn bởi
những lề luật. Nó tiếp xúc với vòng Ảo, làm rào cản cho vòng Ảo di chuyển tự
do. Nói cách khác, nó khiến cho các huyễn tưởng, tưởng tượng chỉ dừng lại ở
mức đó chứ không thể hiện ra bên ngoài dưới dạng hành động. Khi trục Ảo bị
đứt ra khỏi bộ ba, di chuyển lên xuống tự do, trục Biểu tượng và Thực tách rời
nhau, Khoái lạc phallic bị xóa sổ. Khi ấy, ta đề cập đến những rối loạn hoang
tưởng, loạn tâm. Trong loạn tâm, sự Khoái lạc bị thiến này không được đạt
đến. Các xung năng trong cơ thể bộc lộ ra bên ngoài mà không có sự kiểm soát
nào. Cần phải nói thêm là các hoang tưởng, điên sảng không phải chỉ là dấu
hiệu bệnh lý, mà còn là một nỗ lực của người bệnh để tự giải thoát ra khỏi căn
bệnh (tuy nhiên, điều đáng buồn là nó không phải lúc nào cũng tương thích
với các hình tượng xã hội). Triết lý trị liệu ở đây có thể thấy rõ là giúp cho
thân chủ nắm bắt những yếu tố mang tính biểu tượng để kiểm soát lại cái
Thực. Lacan nghĩ là không nên loại bỏ các hoang tưởng, mà ngược lại phải
đồng hành cùng thân chủ để tìm ra một cái ý nghĩa cho nó, giúp cho những
hoang tưởng đó, từ chỗ khó hiểu, bí ẩn, trở nên có thể chia sẻ được. Điều quan

trọng là tâm lý gia không bị cuốn trôi theo hay chìm ngập vào hoang tưởng
của thân chủ.
Nơi Ảo và Thực giao nhau, Lacan gọi đó là Khoái lạc Khác (jouissance
Autre - JA): nằm song song và kèm theo Khoái lạc phallic (Jp). Nó hoàn toàn
nằm bên ngoài Biểu tượng, nghĩa là nó không được sắp xếp, tổ chức, hệ thống
hóa, không thể diễn đạt hoàn toàn bằng bất kỳ hệ thống ngôn ngữ nào. Đây là
mội Khoái lạc vô biên, không giới hạn; giới hạn duy nhất có thể đề cập đến là
giới hạn của cơ thể con người. Khi vòng Biểu tượng tách ra khỏi bộ 3, nó đè
bẹp Khoái lạc Khác, hai vòng Thực và Ảo trở nên tự do, ta có thể nói đến tính
lệch lạc với triết lý sau : đưa một trật tự biểu tượng (bất kỳ nào đó) giẫm đạp
lên khoái lạc của người khác (nhất là người mẹ thuở ấu thơ). Người “lệch lạc”
chối bỏ sự thiếu hụt nơi người khác, cho rằng người đó hoàn mỹ, chẳng thiếu
9


hụt thứ gì. Làm như vậy, chính người “lệch lạc” sẽ nhận được cho mình khoái
cảm hoàn thiện từ trong mối quan hệ với một người khác được cho là hoàn
thiện. Định hướng trị liệu khá rõ ràng : phục dựng nơi người đó ý tưởng rằng
người khác cũng có những thiếu hụt, và trong chính sự thiếu hụt đó sẽ làm
nảy sinh những khoái cảm tuy không hoàn thiện nhưng nó thúc đẩy con người
ta tìm kiếm.
* Cách nào ta nhận biết các cấu trúc nhân cách.
Ta có thể nhận biết cấu trúc nhân cách theo bảng tóm tắt sau:
Mục
Giấc mơ

Nhiễu tâm
Thường xuyên

Loạn tâm

Ranh giới/Lệch lạc
có Rất hiếm. Không Tùy vào nhân cách cụ

những giấc mơ khác mơ trong suốt quá thể mà gần giống với
nhau hay lặp đi lặp trình trị liệu, hoặc nhiễu hay loạn tâm hơn.
lại, được kể ra một cho là có những
khi công việc trị liệu giấc mơ nhưng
tiến hành được một không nhớ được
Diễn ngôn

thời gian.
nội dung.
Có tính biểu tượng, Thường là những Chuỗi biểu năng có thể
có những lỗi, va vấp, đề
nghi

hoặc,

tài

thường được tiếp diễn. Mối liên

chuỗi nhật, mang tính hệ giữa biểu nghĩa và

năng nghĩa không miêu tả hoặc cao năng nghĩa tương đối
gián đoạn mà được siêu, thần bí. Nói nhạy cảm. Khả năng
liên tưởng tiếp diễn. chỉ để nói, lắp đầy biểu tượng tốt nhưng lời
Mối tương quan biểu khoảng trống vì nói có chức năng như
nghĩa – năng nghĩa nó gây lo hãi dữ một tấm màn che đậy
chặt chẽ.


dội.
những

Sáng

tạo một cái gì đó sâu bên

từ vựng trong.

mới. Ít có những
nghi hoặc. Nếu có
nhầm
10

lẫn

thì


mang màu sắc vay
mượn. Chuỗi năng
Về triệu

nghĩa gián đoạn.
Thân chủ nói, than Cũng nói về triệu Biết là điều đó đi trái với

chứng

phiền về triệu chứng, chứng


nhưng hình tượng, đạo đức xã

về nỗi ám sợ, về không than phiền hội nhưng vẫn tiếp tục
những nghi hoặc hay gì, cho rằng nó với cơ chế nội tại.
khía cạnh tình dục. không phiền hà gì
Thể hiện sự đau khổ, đến cuộc sống hay
nỗi đau khi mang con người.
Cơ chế

triệu chứng.
Dồn nén, nghi hoặc, Phóng chiếu, đồng Chối bỏ, Tách chia

phòng vệ

tự trách móc và cảm nhất hóa phóng

chủ đạo

thấy có tội, nuối tiếc, chiếu, chối bỏ

Huyễn

phủ nhận
Thường gây ra cảm Gần

tưởng

giác có tội, sự dày vò hoang tưởng bị hơn là 1 “huyễn tưởng”,


với

những Gần với 1 “cảnh tượng”

nội tâm, đặt câu hỏi giết, bị ám hại … trong đó không có sự
… vì thường có liên được bộc lộ một phiền hà khi phải bộc lộ
quan đến khía cạnh cách dữ dội, khó ra, thậm chí có một sự
tính dục

kiểm soát

khoái lạc khi phát ngôn
về những vấn đề nhạy

Vị trí của

cảm
Nghiêng về khiá cạnh Tưởng tượng hoặc Tùy vào nhân cách cụ

tưởng

huyễn

tượng

những chủ đề như sự cái

tưởng,

về bị đóng mác trong thể


toàn năng, sự lo lắng xuất
đối với 1 số vấn đề
Chuyển

Thực,

hoặc

hiện

dưới

dạng ảo giác hay

hoang tưởng
Chuyển cảm Ảo và Chuyển cảm Thực
11

Cả 3


cảm

Biểu tượng
Ngôn ngữ chính là công cụ chuyên nhất giúp ta xác định cấu trúc nhân

cách của một thân chủ, vì theo Freud, “ngôn ngữ chính là tâm trí”. Là một nhà
lâm sàng theo định hướng phân tâm, ta làm việc trong ngôn ngữ, bằng ngôn
ngữ và cùng với ngôn ngữ. Nhưng ngôn ngữ là một phạm trù rất rộng, được

thể hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau. Làm sao và thông qua những cách
thức nào để một nhà lâm sàng có thể nhận biết đúng đắn một cấu trúc nhân
cách ? Các test phóng chiếu với tranh vẽ cụ thể (TAT, CAT, Patte Noire …) hay
thông qua lời nói (điền vào câu trống, ngụ ngôn của Duss …) giúp ta có những
cái nhìn tổng quan về những xu hướng chính yếu của tâm trí và nhân cách,
trong đó nhấn mạnh đến các cơ chế phòng vệ đặc trưng và những thuận lợi,
khó khăn mà mỗi thân chủ gặp phải trong quá trình xây dựng bộ máy tâm trí
từ thời thơ ấu đến hiện tại. Test phóng chiếu trừu tượng theo kiểu Rorschach
mang cho ta thông tin hữu ích về cấu trúc nhân cách của thân chủ, tất nhiên
khi được sử dụng phối hợp với những công cụ khác. Tuy nhiên trong lâm
sàng, nhất là trong những buổi trị liệu phân tâm cổ điển, test phóng chiếu
tương đối ít dùng. Thay vào đó, nhà lâm sàng phân tâm lắng tai nghe, quan
sát và ghi nhận những hành vi, hành động của thân chủ trong suốt chiều dài
của các buổi gặp gỡ để đắn đo và xác định cấu trúc nhân cách. Sau đây là một
bảng tóm tắt ngắn gọn (và không đầy đủ) của những dấu hiệu thường được
quan tâm nhất nhằm xác định cấu trúc nhân cách.
Mặc dù còn có những hạn chế, Phân tâm học nói chung, Phân tâm học
về nhân cách nói riêng đã có những đóng góp to lớn trong nghiên cứu về cấu
trúc nhân cách của con người. Tiêu biểu trong số đó phải kể đến Freud. Ông
đã đưa ra một lí thuyết trọn vẹn về nhân cách, nó đầy dủ và cho phép giải
quyết nhiều vấn dề tâm lý có ứng dụng thực tế mà đến nay vẫn còn được ứng
dụng.
12


Freud còn được đánh giá cao khi là người đã khám phá ra một lĩnh vực
nghiên cứu mới của tâm lý học: vô thức. Có công lớn trong việc nghiên cứu
động lực hành vi vủa con người là động cơ vô thức. Và đưa ra những khái
niệm: Sự dồn nén, cơ chế tự vệ, sự đồng nhất hoá, xung đột, sự xã hội
hoá… Vấn đề các động cơ bị che giấu của bệnh nhân trong lâm sàng và ý

nghĩa của nhân tố này đối với các nhà lâm sàng. Có nhận xét: Ông được coi là
người dũng cảm nhất thế giới bởi dám vạch trần bộ mặt đao đức giả của
nhân loại.
Tuy nhiên Phân tâm học cũng bộc lộ những nhược điểm. Phân tâm học
đã đối lập hoàn toàn với các nguyên tắc cơ bản của tâm lý học duy vật biện
chứng.Nó tách biệt hoàn toàn nhân cách với những điều kiện xã hội của sự
hình thành nhân cách, đề cao cái vô thức, cái sinh vật lên hàng đầu. Yếu tố
sinh học thuần tuý là bât biến. Đây là chủ nghĩa sinh vật điển hình. Hạ thấp
vai trò của ý thức, không xem ý thức là đối tượng của tâm lý học.
Thuyết phân tâm của Freud về sau được phát triển thành phân tâm học
mới (phân tâm học hiện đại) với các tên tuổi Jung, Iromm…đã đưa ra một số
cải biến cho mô hình truyền thống. Freud đã có thiên tài phát hiện ra nhiều
vấn đề mới, đề xuất một số khái niệm tâm lý giúp con người hiểu sâu về con
người, và bất kỳ ai quan tâm đến con người đều phải nắm được. Mặt khác
trong lúc chuyển sang suy luận và vận dụng cho thực tiễn, Freud và các đồ đệ
về sau đã có nhiều kết luận và cách làm khó chấp nhận đứng về khoa học.
2. Ý nghĩa của Phân tâm học trong hình thành nhân cách cho trẻ.
Thuyết cấu trúc nhân cách với cốt lõi là thuyết phân tâm học cảu
Sigmund Frued, có vai trò rất lớn đối hình thành nhân cách cho trẻ đặc biệt là
xã hội hiện đại ngày nay khi mà vấn đề hình thành nhân cách cho trẻ đang đặt
ra nhiều vấn đề. Vai trò của nó đối với các khâu đánh giá, tiếp cận vấn đề ngày
càng được thể hiện rõ nét.Trong xã hội hiện đại khi mà cuộc sống ngày càng
đầy đủ, nhu cầu vật chất được đặt lên hang đầu, lấn át đi các giá trị tinh
thần.Con người càng có nhiều nguy cơ mắc đến những hội chứng khủng
13


hoảng liên quan đến vấn đề tâm lý, có thể nói đây là một trong những mảng
nổi cộm của công tác giáo dục hiện nay. Mọi thành phần mọi tầng lớp trong
xã hội đều có thể mắc những vấn đề như trên, một trong những đối tượng dễ

gặp những vấn đề về tâm lý nhất chính là trẻ em, đặc biệt là trong giai đoạn
tiểu học từ (6-12 tuổi).trong giai đoạn này quá trình hình thành nhân cách
cũng như phát triển tâm lý đang có những thay đổi lớn. Những ca rối nhiễu
khủng hoảng tâm lý đặc biệt cần sự trợ giúp của thuyết cấu trúc nhân cách,
chẳng hạn em A là đang học lớp 4 là con trong một gia đình giàu có. Bố mẹ
thương yêu và luôn dành cho em những điều kiện tốt nhất về vật chất để em
sống và học tập trong một điều kiện thích hợp và phát triển tốt nhất. Đây có
thể nói là một gia đình kiểu mẫu, hoà hợp, hạnh phúc nếu nhìn từ góc độ bên
ngoài vào.Tuy nhiên sự thật là bố mẹ cô bé sống không hạnh phúc với nhau,
mỗi người theo đuổi một con đường riêng. Do phải kiếm tiền làm công việc
kinh doanh nên thường xuyên họ phải vắng nhà, ít thời gian quan tâm trò
chuyện, chăm sóc kỹ lưỡng về mặt tinh thần cho con cái. Cô bé thì ngược lại
rất cần sự âu yếm, quan tâm của cha mẹ hơn là những đò chơi thú bông, hay
những khoản tiền mà bố mẹ đưa cho. Câu chuyện sẽ không dừng lại ở đó, nếu
một hôm cô bé không phát hiện ra bố mẹ mình cãi nhau, họ không hạnh phúc
như cô vẫn tưởng. Tất cả sự chiều chuộng về vật chất bên ngoài dường như
chỉ để che đậy sự đổ vỡ từ lâu bên trong. Và cô bé đã gặp vấn đề về tâm lý,
khủng hoảng thất vọng và đổ vỡ. Có thể nói khi phát hiện ra sự không hạnh
phúc trong gia đình. Cô bé trở nên khép kín, tự thu mình lại, ít tiếp xúc với mọi
người. Đặc biệt là xa lánh và không chịu nói chuyện với bạn bè và rất ngại đến
trường. Hơn thế nữa những tổn thương về tinh thần đã gây nên những tổn
thương về mặt thực thể như buồn nôn, chóng mặt. Nhà giáo dục tiếp xúc và
tìm ra nguyên nhân của các triệu chứng trên là do sự thiếu hụt về tình cảm
gia đình. Nhà giáo dục sử dụng phương pháp màn ảnh trắng, và chuyển dịch
ngược cho cô bé dãi bày những tâm sự, uẩn ức của mình vào đó, từ đó chuyển
dịch lại những lời khuyên răn, hướng cô bé đến chiều hướng tích cực hơn.
14


Phối hợp 3 hệ thống gia đình, nhà trường bạn bè để có sự trợ giúp tổng hợp

đến cô bé. Làm cho cô bé hiểu rằng cô rất quan trọng đối với cha mẹ và mọi
người xung quanh. Khi cô như vậy thì họ sẽ rất buồn. Bên cạnh đó, phải tác
động đến cha mẹ cô bé, làm cho họ hiểu rằng cần phải dành cho cô vé nhiều
tình cảm hơn. Yêu thương không chỉ là những yếu tố vật chất không thôi, mà
sư thể hiện tình yêu đó mới là quan trọng, đây mới là điều cô bé đang cần. Khi
phối hợp để giải quyết nhà giáo dục không chỉ sử dụng tới một lý thuyết một
phương pháp trị liệu không thôi mà cần phải kết hợp, nhiều phương pháp
khác nhau nhằm đạt hiệu quả tốt nhất.
Một ví dụ khác về sự thay đổi tâm sinh lý của trẻ em trong lứa tuổi vào
lớp một. Một số trẻ vào độ tuổi bước vào lớp 1 thương có những triệu chứng
như đau bụng , buồn nôn, căng thẳng khi bước vào lớp 1. Nguyên nhân ở đây
chủ yếu là do sự thay đổi môi trường từ nhà trẻ, gia đình sang một môi
trường mới, môi trường học tập, thay đổi về không gian và thời gian sinh
hoạt. Thêm đó việc kiểm tra đánh giá của giáo viên, học nhiều gây nên nhiều
áp lực cho các em.Trong những trường hợp thế này, việc lắng nghe, chia sẻ có
vai trò rất quan trọng để nắm được tâm tư, tình cảm, mong muốn của các em.
Vai trò của gia đình, đặc biệt là các bậc phụ huynh có vai trò quyết định để
giúp trẻ thay đổi thói quen và hoà nhập với hoàn cảnh mơi. Ngoài việc quan
tâm chăm sóc trẻ kỹ hơn, cha mẹ cần phải có những biện pháp hữu hiệu để
giúp trẻ vượt qua thời kỳ khó khăn này. Có thể sử dụng một số cách như sau:
Giúp trẻ quen dần với giờ giấc mới. Khi bắt đầu vào lớp 1, con bạn cần làm
quen với nhịp sống mới. Vài ngày trước khi khai giảng, hãy cho cháu lên
giường và thức dậy sớm hơn. Chuẩn bị tâm lý cho trẻ. Vào những ngày gần lễ
khai giảng hãy nói với con bạn về năm học mới. Hãy giải thích cho con hiểu
tại sao lại cần phải đến trường và cháu sẽ được lợi gì khi đi học. Cha mẹ phải
là người xây dựng cho bé những viễn cảnh mà bé cảm thấy thích thú và hào
hứng khi chuẩn bị nhập học. Động viên con bạn thấy lo lắng và khóc sụt sùi
khi bạn nói với cháu về chuyện học hành. Đây là chuyện hết sức bình thường.
15



Hãy nói với con là bạn hiểu nỗi lo lắng của cháu, và khi còn nhỏ bạn cũng đã
từng có cảm giác như vậy. Hãy bảo con nếu gặp khó khăn cháu đã có bạn luôn
sát cánh để giải quyết. Chuẩn bị cho con tác phong tự lập. Những đứa trẻ
không có thói quen sống tự lập thường bị stress khi không có bố mẹ ở bên. Để
tránh điều đó, bạn cần dạy con cách xoay xở một mình như tự mặc quần áo,
tự đi vệ sinh...Kiểm tra sức khỏe cho trẻ trước năm học mới. Kiểm tra thị lực,
thính giác, răng miệng và tiêm chủng là những việc rất quan trọng với tương
lai con bạn, vì một đứa trẻ có thể trở thành học trò kém chỉ vì có vấn đề về thị
lực hoặc thính giác.- Giúp con làm quen trước với môi trường mới. Hãy đưa
con bạn đến trường vài lần trước khi khai giảng và giới thiệu cho cháu đâu là
phòng học, nhà ăn... để con bạn cảm thấy tự tin hơn khi một mình đến trường.
Sắm những vật dụng cần thiết. Bọn trẻ thường thích tưởng tượng mình là
nhân vật trong các câu chuyện mang tính giáo dục. Bạn nên mua cho con
mình các cuốn sách viết về các hoạt động ở nhà trường và nhất là lễ khai
giảng. Chuẩn bị cặp sách và những đồ dùng cá nhân... Những đồ vật mới tạo
cho trẻ hào hứng và một tâm trạng yên tâm khi vào lớp.- Tự đưa con đến
trường. Đừng để con đến trường một mình vào ngày khai giảng hoặc nhờ một
người quen nào đó đưa con bạn đến trường. Nếu có thể hãy đưa cháu đến tận
cửa lớp. Tối về hãy nghe trẻ kể lại những gì đã diễn ra vào những buổi học
đầu tiên, chia sẻ những lo lắng, suy nghĩ của trẻ. Trấn an chúng và tạo điều
kiện để trẻ bộc bạch hết những lo lắng ấy. Những sự quan tâm và những
phương pháp tác động đúng cách là những liệu pháp tuyệt vời nhất giúp trẻ
vượt qua những lo lắng và tác động tốt đến quá trình phát triển tâm lý của
trẻ.
Như vậy qua việc lý giải trên ta thấy Phân tâm học do Freud sáng lập có
ý nghĩa rất lớn trong hình thành nhân cách cho trẻ.
Trước tiên, Freud đã khiến chúng ta nghĩ đến hai thái cực xung lực và
những ảnh hưởng của chúng lên tâm thức con người. Vào thời đó con người
được tin là có khả năng lý luận. Ông đã mạnh dạn chỉ ra rằng hành vi của con

16


người thực ra đã chịu sự tác động của sinh học. Giữa lúc đó mọi người cho
rằng mỗi cá nhân phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về hành vi của mình thì
ông đã cho thấy ảnh hưởng của xã hội lên những hành vi của con người. Khi
mọi người cho rằng vai trò và vị trí của phụ nữ và nam giới được chi phối bởi
tự nhiên hay Thượng Đế thì Freud đã giới thiệu ảnh hưởng của đời sống sinh
hoạt trong quan hệ gia đình. Tất nhiên xung động vô thức và siêu ngã luôn là
một bộ phận của đời sống con người ở trong một hình thái tâm thức nào đó và đây là điểm son trong học thuyết của Freud.
Thứ hai, ông đã giúp chúng ta nhận ra một điểm tích cực đáng chú ý
trong quá trình giáo dục bằng cách nêu ra rằng một tuổi thơ đầy những bạo
lực, bị hất hủi, hoặc trải qua nhiều nghịch cảnh tai ương sẽ dễ phát triển trở
thành một người trưởng thành không có hạnh phúc. Chính Freud đã là người
khởi xướng suy nghĩ cho rằng những vết thương trong quá khứ có thể sửa
chữa lành và tái thiết kế lại. Ông cho phép chúng ta cơ sở để giải thích, mổ xẻ,
và hàn gắn lại những vết thương trong quá khứ.
Thứ ba, khái niệm cơ chế tự vệ để bảo vệ cái tôi là một đóng góp quan
trọng. Theo đó, ông đã lý giải về việc chúng ta sử dụng những cân nhắc và
tính toán để đạt được sự cân bằng giữa điều kiện hoàn cảnh thực tế và nhu
cầu tư duy tâm lý cá nhân. Chính những cơ chế tự vệ mà ông nêu ra đã thật sự
giúp nhiều người có thể xác định được những vấn đề thường gặp.
KẾT LUẬN
Học thuyết Phân tâm học được xây dựng trên khái niệm vô thức. Freud
quan niệm " Tất cả các hiện tượng tâm thần của con người về bản chất là
hiện
tượng vô thức.Mọi hoạt động trong tâm trí đều bắt nguồn trong vô thức và
tuỳ theo tương quan của những lực lượng thôi thúc và ngăn cản được biểu
hiện ra theo những qui luật khác hẳn với ý thức". Trong các loại vô thức thì
đam mê tính dục có một vị trí đặc biệt quan trọng trong toàn bộ đời sống tâm

lí của con người. Đam mê tính dục tạo ra nguồn năng lượng cực kỳ mạnh mẽ
17


(gọi là libido), cội nguồn của mọi cội nguồn tinh thần, nguyên nhân mọi bệnh
tâm thần cũng như khả năng lao động sáng tạo ở con người. Đánh giá về Tâm
lý học Phân tâm học Phân tâm học của Freud ngay từ khi mới ra đời được
đánh

giá

với

nhiều thái độ khác nhau. Những nghiên cứu của Freud vẫn còn có giá trị ứng
dụng phổ biến cho đến ngày nay.
Một số ý tưởng của Freud gắn liền với thời đại và văn hóa nơi ông đã
sống. Nhiều ý tưởng tuy khó có thể kiểm chứng được trong bối cảnh lúc ấy
nhưng có thể hiểu dễ dàng hơn ở hôm nay. Nhiều ý tưởng của ông được coi là
kinh nghiệm cá nhân và được lấy ra từ nhân cách riêng của ông. Tuy nhiên dù
sao ông vẫn xứng đáng là một trong những nhà quan sát có trách nhiệm về
những điều kiện sinh hoạt của con người. Ngay cả những nhà học thuyết mới
khi xây dựng những học thuyết nhân cách của mình đã luôn luôn so sánh và
đối chiếu học thuyết của ông. Trong một ngành như tâm lý học đòi hỏi tiếp
cận con người một cách tổng hợp theo kiểu tâm lý học thực nghiệm phân tích
từng điểm, đi từng bước là ít hấp dẫn; những học giả các trường phái này cho
rằng phải đành vậy, đi từng bước, phải bắt đầu với những điều đơn giản nhất,
vô vị, và thường phải thú nhận, điều này chưa thể biết được. Trái lại tư duy
theo kiểu phân tâm học gây cảm tưởng là đi sâu, nhằm đúng vào những gì cơ
bản nhất của con người như nắm được những chìa khóa có tính quyết định
giúp cho soi sáng vào những ngõ ngách thầm kín nhất; kết hợp được hai lối tư

duy không phải dễ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Từ điển tâm lý học”. A. V . Pêtơrôpxki và M. G. Iarôsepxki chủ biên,NXB
Chính trị Quốc gia, Matxcơva 1990.
2. Lịch sử tâm lý học và tâm lý học quân sự, Nxb QĐND, H 2015.
3. “ Thăm dò tiềm thức” của Carl Gustav Jung, Vũ Đình Lưu dịch. Hoàng
Đông Phương xuất bản. Trang thư Hoàng Phương Đông.
18


4.“Phân tâm học nhập môn” của Sigmund Freud, dịch giả: Nguyễn Xuân
Hiến.
5. Xem David Staford - Clark, Freud đã thực sự nói gì, NXB Thế giới, Hà
Nội 1998.
6.“Lịch sử tâm lý học”.GS. TS. Nguyễn Ngọc Phú. NXB ĐH QGHN.
7.“ Nhập môn tâm lý học” của Phạm Minh Hạc. NXB Giáo dục 1980.
8.“ Nhập môn tâm lý học” của GS.TS Nguyễn Quang Uẩn, Khoa “Tâm lý Giáo dục” - Trường ĐH SPHN, năm 2005.

19



×