Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

TIỂU LUẬN tâm lý học CHUẨN đoán TRẮC NGHIỆM tâm lý và vấn đề sử DỤNG TRẮC NGHIỆM ở một số cơ sở THĂM KHÁM tâm lý HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.33 KB, 23 trang )

"Trắc nghiệm tâm lý và vấn đề sử dụng trắc nghiệm ở một số cơ sở thăm khám tâm
lý hiện nay"
Từ khi ra đời, các trắc nghiệm tâm lý đã trở thành một công cụ đắc lực trong
lĩnh vực chẩn đoán, trị liệu tâm lý, tham vấn nghề và trong lĩnh vực giáo dục. Việc sử
dụng các trắc nghiệm tâm lý đã trở nên phố biến trên thế giới nói chung và tại các cơ
sở thăm khám tâm lý ở Việt Nam nói riêng. Trong quá trình triển khai, các trắc
nghiệm tâm lý đã được sửa đổi theo hướng thích nghi và phù hợp hơn cho từng đối
tượng sử dụng. Đội ngũ các nhà tâm lý, các nhân viên công tác xã hội bắt đầu được
đào tạo chuyên nghiệp đế đáp ứng nhu cầu hướng dẫn, xử lý các trắc nghiệm được
ứng dụng trong thực tế. Những tiêu chuẩn đặt ra cho trắc nghiệm và những yêu cầu cụ
thế cho đổi tượng sử dụng trắc nghiệm được hình thành. Nhưng trên thực tế không
phải ở đâu cũng đạt được những chuẩn chung ấy. Thực trạng đó tại một số cơ sở thăm
khám tâm lý ở Việt Nam là ví dụ.
Một trắc nghiệm khi đưa vào sử dụng cần phải được chuấn hóa trên diện rộng. Người
sử dụng trắc nghiệm phải là những người được đào tạo trong lĩnh vực tâm lý. Tuy
nhiên, việc ứng dụng các trắc nghiệm tại các cơ sở thăm khám tâm lý ở nước ta chưa
thể làm được điều này bởi những hạn chế về nhân - tài -vật - lực. Tuy những hạn chế
đó không làm cho việc ứng dụng trắc nghiệm trong thăm khám tâm lý ở nước ta
ngưng lại nhưng những khó khăn chúng ta gặp phải tại các cơ sở thăm khám tâm lý
trong việc sử dụng các trắc nghiệm tâm lý là không nhỏ dù những trắc nghiệm đó vẫn
mang lại những hiệu quả nhất định.
1. Lịch sử phát triển của trắc nghiệm tâm lý.
Trắc nghiệm tâm lý được hình thành và phát triển trong khoảng thời gian khá
dài. Nói đến lịch sử phát triển của các trắc nghiệm tâm lý là nhắc tới những nhân vật
góp phần hình thành và phát triến các trắc nghiệm. Người tiên phong trong lĩnh vục
trắc nghiệm là nhà sinh vật học người Anh, Francis Galton. Ông là người đầu tiên


thành lập phòng thí nghiệm nhân trắc tại triển lãm quốc tế. Bằng các phương pháp đo
đạc, lượng giá mà người ta có thế biết được các chỉ số về thị giác, thính giác, sức cơ,
thời gian phản xạ cùng một số chức năng giác quan đơn giản khác. Galton cũng là


người đầu tiên áp dụng các phương pháp thang cho điểm, bảng hỏi và kỹ thuật liên
tưởng tự do. Bên cạnh đó, ông còn góp phần vào việc phát triển các phương pháp
thống kê đế phân tích các cứ liệu khác biệt cá nhân . Một gương mặt khác nữa cần nói
đến đó là James McKeen Cattell. Ông tích cực hoạt động trong việc thành lập các
phòng thực nghiệm tâm lý, nhân rộng và phát triển xu hướng trắc nghiệm tâm lý.
Cattell là người đầu tiên nói đến thuật ngữ "Mental Test" trong bài báo của mình năm
1890. Trong bài báo này Cattell mô tả một loạt các trắc nghiệm có thể dùng để khảo
sát mức độ trí tuệ của sinh viên. Vào những năm cuối thế kỷ XIX, nhiều nhà tâm lý
học ở châu Âu đã quan tâm tới các trắc nghiệm. Cùng với sự quan tâm đó, hàng loạt
các trắc nghiệm đã được đưa vào sử dụng, như: Trắc nghiệm trí nhớ, liên tưởng, trắc
nghiệm số học, trắc nghiệm hoàn thiện câu, ... Và sau này hàng loạt các trắc nghiệm
khác đã ra đời nhằm đo các yếu tố của con người như: trắc nghiệm khảo sát trí tuệ,
trắc nghiệm khảo sát nhân cách, trắc nghiệm khảo sát cảm xúc, trắc nghiệm khảo sát
tư duy, ...
1.1. Việc sử dụng các trắc nghiệm tâm lý.
* Sử dụng trắc nghiệm tâm lý trên thế giới
Thế kỷ XIX đánh dấu sự phát triển vượt bậc và nhanh chóng của tâm lý học.
Cùng với sự phát triển của các phòng thực nghiệm tâm lý là sự phát triển của các trắc
nghiệm tâm lý - giáo dục vào những năm cuối của thế kỷ XIX. Trắc nghiệm trí tuệ
của Alfred Binet (1857 - 1911) là trắc nghiệm trí tuệ cá nhân đầu tiên được Bộ giáo
dục Pháp sử dụng để phân biệt trẻ bình thường và không bình thường.
Đầu thế kỷ XX, các trắc nghiệm khả năng (năng lực) nhân cách lần lượt ra đời và có
ứng dụng rộng rãi trong việc nhận xét đánh giá cá nhân, đem lại hiệu quả rõ rệt trong


việc tư vấn và chọn nghề. Có thế nói rằng công tác hướng dẫn tư vấn nghề nghiệp có
thể tồn tại và phát triển được là nhờ sự trợ giúp của các trắc nghiệm về khả năng nhận
thức, hứng thú, trí thông minh , nhân cách, ... Những trắc nghiệm này ngày càng được
chuẩn hóa và hoàn thiện góp phần tích cực cho tất cả các loại hình tham vấn. Những
người sử dụng trắc nghiệm đầu tiên đều là những người tham gia vào công tác xã hội

và họ làm công việc tư vấn nghề nhằm giúp đỡ các cá nhân trong việc lựa chọn nghề
nghiệp, tìm ra cách bắt đầu và xây dựng một công việc một cách thành công. Họ cũng
là những người được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực sử dụng trắc nghiệm và đều
làm việc tại các trung tâm tư vấn, các cơ sở thăm khám tâm lý hay tại các bệnh viện.
Nhìn chung, việc sử dụng các trắc nghiệm tâm lý trên thế giới khá phố biến và rất
phát triển. Các trắc nghiệm liên tục được thay đối cho thích hợp với thời điếm sử
dụng trắc nghiệm đế đem lại hiệu quả thực tế. Các trắc nghiệm tâm lý dần dần được
đưa vào ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác của đời sống tâm lý chứ không chỉ dừng
lại ở việc đem lại hiệu quả cho công tác tuyến chọn và tư vấn nghề. Các trắc nghiệm
tâm lý góp phần không nhỏ vào việc chẩn đoán và trị liệu cho những cá nhân có rối
nhiễu tâm lý.
* Sử dụng trắc nghiệm tâm lý ở Việt Nam.
Ớ Việt Nam, việc sử dụng các trắc nghiệm tâm lý và những mục đích thăm
khám tâm lý còn rất mới mẻ. Ớ một vài bệnh viện lớn, trong khoa tâm thần hay khoa
thần kinh các bác sĩ đã sử dụng khá phổ biến các trắc nghiệm đế chẩn đoán bệnh. Một
số nơi như Khoa Tâm thần bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội; Viện quân y 103; Viện nhi
trung ương; ... đã có một phòng riêng làm các trắc nghiệm tâm lý. Các trắc nghiệm trí
tuệ cũng được nghiên cứu và sử dụng tại Viện Nhi Hà Nội. Các bác sĩ quân đội cũng
đã dùng các trắc nghiệm tâm lý trong công tác chữa bệnh và khám tuyển. Trong lĩnh
vực giáo dục, các trắc nghiệm trí tuệ được ứng dụng trong việc tuyến chọn sinh viên
vào các lớp tài năng như ở trường Đại học Bách khoa Hà Nội, trường Đại học Xây
dựng, ... Ngoài ra còn có một sổ các trắc nghiệm được sử dụng trong trường học đế ôn


tập và thi cử. Trên các báo như Hoa học trò, Mực tím, ... cũng có đăng tải các trắc
nghiệm nhằm giúp các bạn học sinh lựa chọn ngành học phù hợp khi họ đang phân
vân không biết nên lựa chọn ngành học nào, sau này ra làm gì. Từ năm 1984, chuyên
đề Khoa học chẩn đoán tâm lý đã bắt đầu được giảng dạy cho hệ sau Đại học của
khoa Tâm lý học trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Năm 1996, các môn học như: khoa
học chấn đoán tâm lý, tâm lý học lâm sàng, tâm lý học trị liệu, tham vấn tâm lý, ...

được đưa vào giảng dạy ở khoa Tâm lý học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học quốc gia Hà Nội. Việc đưa vào giảng dạy những môn học đó góp phần
vào việc đào tạo những người sử dụng trắc nghiệm, chủ yếu là những nhà tâm lý lâm
sàng hoạt động trong lĩnh vực này. Hiện nay đã có một số trung tâm tư vấn, bệnh
viện, trung tâm nghiên cún có sử dụng các trắc nghiệm tâm lý đế chấn đoán và đã tổ
chức huấn luyện kỹ thuật viên về trắc nghiệm. Có thể kế đến: Trung tâm nghiên cún
trẻ em N - T; Viện Nhi trung ương; Viện sức khỏe tâm thần quốc gia; Bệnh viện tâm
thần trung ương; Viện quân y 103;... Nhìn chung, chúng ta mới đang ở giai đoạn thử
nghiệm và thích nghi hóa các trắc nghiệm nước ngoài. Việc nghiên cứu lý luận và xây
dựng các trắc nghiệm riêng thuần túy của nước ta mới đang ở giai đoạn manh nha,
thực tế chưa có một trắc nghiệm nào được đem vào ứng dụng thăm khám tâm lý.
1.2. Các khái niệm có liên quan
*Khái niệm về trắc nghiệm tâm lý
Test theo nghĩa tiếng Hy Lạp, đó là phép thử, phép đo. Trong rất nhiều tài liệu
ở nước ta, thuật ngữ "trắc nghiệm" và "test" được sử dụng tương đương nhau .
Trắc nghiệm được coi là nhóm các phương pháp nghiên cứu đang được sử dụng rộng
rãi nhất trong tâm lý học. Nó là một trong những công cụ đặc biệt, giữ vai trò chủ yếu
đế giải quyết các nhiệm vụ của chấn đoán tâm lý lâm sàng. Trắc nghiệm tâm lý là hệ
thống các biện pháp đã được chuẩn hóa về kỹ thuật, được quy định về nội dung và
quy trình thực hiện nhằm đánh giá hành vi và kết quả hoạt động của một người hoặc


nhóm người. Có ba lĩnh vực chính hay sử dụng trắc nghiệm là giáo dục, dạy nghề;
tuyển nhân viên và tham vấn tâm lý.
Trắc nghiệm cho phép với độ chính xác nhất định, xác định mức độ hiện tại của sự
phát triển các kỹ năng cần thiết, các hiểu biết và đặc điểm nhân cách của đối tượng
nghiên cứu.
Quá trình trắc nghiệm có thế chia làm 3 giai đoạn:
- Chọn lựa trắc nghiệm: xác định mục đích trắc nghiệm và mức độ của độ tin
cậy, độ xác thực của trắc nghiệm.

- Tiến hành thực nghiệm.
- Xử lý kết quả thu được.
Cả 3 giai đoạn này phải do các chuyên gia tâm lý học giỏi, được đào tạo chuyên sâu
và có kinh nghiệm tiến hành.
Mồi trắc nghiệm tâm lý phải đáp ứng 3 yêu cầu sau:
- Tính quy chuẩn: Trắc nghiệm phải được chuấn hóa về mặt kỹ thuật (về trình
tự các thao tác, điều kiện thực hiện trắc nghiệm .... ). Điếm chuấn của trắc nghiệm
phải được xác lập trên một nhóm đông người, đại diện cho một quần thể về lứa tuổi,
văn hóa, nghề nghiệp, sắc tộc, giới tính,...
- Tính hiệu lực: Trắc nghiệm phải đo được cái cần nghiên cứu và hiệu quả đo
lường của nó phải đạt đến mức độ cần thiết. Tính hiệu lực của trắc nghiệm một mặt
được đo bằng hệ số tương quan giữa các chỉ số trắc nghiệm. Mặt khác, được đo bằng
sự đánh giá một cách khách quan các phẩm chất tâm lý của khách thể nghiên
cứu.


Tính hiệu lực của trắc nghiệm bao gồm bốn loại: tính hiệu lực về nội dung, về khả
năng dự đoán của trắc nghiệm, về quan niệm tâm lý học của các tác giả và về độ xác
định qua đối chiếu với tiêu chuân bên ngoài của các phấm chất tâm lý.
- Độ tin cậy: Đây chính là sự ổn định của kết quả trắc nghiệm, nghĩa là khi sử
dụng những hình thức khác nhau của một trắc nghiệm hoặc khi tiến hành một trắc
nghiệm lặp lại nhiều lần trên cùng một khách thể nghiên cứu hay trên nhữngkhách thể
tương đương nhau thì kết quả trắc nghiệm đều giống nhau.Nét đặc trưng của trắc
nghiệm tâm lý lâm sàng là không đòi hỏi những quy trình, những tài liệu, dụng cụ ...
thực hiện phức tạp mà các kết quả trắc nghiệm thường được ghi lại một cách trực tiếp
bằng giấy, bút, ghi âm, ghi hình...
Ket quả trắc nghiệm tâm lý lâm sàng thường được so sánh với chuẩn chung hoặc
chuẩn trong điều kiện bình thường. Các trắc nghiệm tâm lý lâm sàng chủ yếu sử dụng
kiếu dành cho cá nhân. Các yêu cầu đối với trắc nghiệm tâm lý lâm sàng thế hiện ở
người làm trắc nghiệm và quá trình thực hiện trắc nghiệm:

Khi đối tượng có nhu cầu thăm khám và giúp đỡ về mặt tâm lý, nếu đối tượng có
những biểu hiện rối loạn tâm lý, các nhà tham vấn hoặc nhà tâm lý lâm sàng sẽ sử
dụng trắc nghiệm đế kiếm tra thực chất mức độ rối loạn tâm lý của đối tượng. Sau khi
làm trắcnghiệm, đối tượng sẽ có một bản đánh giá tương đối đầy đủ về tình trạng rối
loạn tâm lý của mình.  Người làm trắc nghiệm cần xây dựng mối quan hệ họp tác,
tin cậy với người bệnh; có thái độ chân thành, hòa nhã, lịch sự, khiêm tốn, tôn trọng
người bệnh. Người làm trắc nghiệm cần có lời nói rõ ràng, dứt khoát, dễ nghe, âm
lượng và tốc độ trung bình, không nói bóng gió... Không phải nhà tâm lý nào cũng sử
dụng được trắc nghiệm cho thăm khám tâm lý, vì lĩnh vục này chủ yếu dành cho
chuyên ngành tâm lý học lâm sàng. Việc lựa chọn những trắc nghiệm phù hợp và thực
hiện đúng các quy trình của trắc nghiệm.


Việc tiến hành trắc nghiệm phải đạt tiêu chuấn về nhiệt độ, âm thanh, ánh sáng. Bài
trí của phòng trắc nghiệm phải nhẹ nhàng, không nên có những tranh, ảnh, hình
vẽ...thu hút, phân tán chú ý của người bệnh, cần ghi đầy đủ thời gian và không khí
tâm lý lúc thực hiện trắc nghiệm.
Trong quá trình thực hiện trắc nghiệm, ghi chép tỉ mỉ, cụ thế các hành vi cũng như
phản ứng cảm xúc của người bệnh. Vì điều này thường rất khó thực hiện nên phải sử
dụng cách viết tắt và ngay sau trắc nghiệm phải ghi lại đầy đủ, chi tiết.
* Khái niệm thăm khám tâm lý.
Thăm khám tâm lý là nhiệm vụ đầu tiên trong quá trình can thiệp điều trị cho
bệnh nhân. Vậy thăm khám tâm lý được hiếu là gì?
Thăm khám tâm lý là quá trình tìm hiểu bản chất của những rối nhiễu tâm lý, nguyên
nhân, nguồn gốc, hoàn cảnh phát sinh những rối loạn tâm trí. Dựa trên những biếu
hiện về triệu chứng, xây dựng một hay nhiều giả thuyết về nguồn gốc có thế có của
bệnh lý. Sau đó truy tìm các căn nguyên cụ thế, những yếu tố đã và đang duy trì trạng
thái bệnh lý của đối tượng.
Khi tiến hành thăm khám tâm lý, các nhà tâm lý, các nhà tham vấn các bác sĩ tâm thần
sử dụng các kỹ thuật lâm sàng khác nhau như: các trắc nghiệm, các thang đo, phương

pháp quan sát, hỏi chuyện ... đê thu thập những thông tin về đời sống tâm lý của thân
chủ. Sau đó là sự lý giải, cắt nghĩa những thông tin thu được đế rồi sau đó đưa ra
được kết quả chẩn đoán, trị liệu cho thân chủ. 
Trong quá trình thăm khám tâm lý, càng sử dụng nhiều phương pháp đế thu thập
thông tin về đời sống của thân chủ, càng thu thập được nhiều thông tin phong phú và
đa dạng. Có cả những thông tin định tính và những thông tin định lượng. Điều đó cho
phép các nhà tâm lý lâm sàng, các bác sĩ tâm thần đưa ra hững chấn đoán, nhận định
về tâm lý thân chủ một cách chính xác. Có những khái niệm rất gần gũi với thăm


khám tâm lý mà chúng ta cần phân biệt, đó là khái niệm lâm sàng, khái niệm tham
vấn và trị liệu tâm lý.
* Khái niệm tham vấn tâm lý
Tham vấn là một thuật ngữ mà các nhà chuyên môn cho rằng không dễ dàng
định nghĩa được. Bởi khái niệm tham vấn vẫn còn là khá mới mẻ với nhiều người dân
Việt Nam. Thuật ngữ tham vấn mới chỉ xuất hiện trong vài năm gần đây. Chúng ta có
thể tìm hiếu khái niệm tham vấn qua một số định nghĩa của một vài tác giả sau đây:
Theo tiến sĩ tâm lý Nguyễn Thị Giồng, tham vấn là tiến trình tương tác giữa nhà tham
vấn và thân chủ, trong quá trình này nhà tham vấn sử dụng các kỹ năng chuyên môn
giúp thân chủ khơi dậy tiềm năng đế họ có thể tự giải quyết các vấn đề của mình. Nhà
tham vấn lỗi lạc Carl Roger cho rằng: Tham vấn là hoạt động nhằm giúp đỡ con
người đế họ tụ’ giúp chính mình. Hoạt động tham vấn sẽ giúp họ nâng cao khả năng
tụ' tìm giải pháp đối phó với vấn đề và thực hiện tốt chức năng của mình trong cuộc
sống.
Như vậy, hoạt động tham vấn không chỉ đơn thuần là sự trợ giúp bằng lời khuyên như
nhiều người lầm tưởng (quan điếm đồng nhất hóa khái niệm tham vấn với tư vấn) mà
đó là quá trình tương tác tích cực giữa nhà tham vấn và thân chủ. Trong quá trình đó
thân chủ là người chủ động trong quá trình đưa ra quyết định và giải pháp cho vấn đề
của chính mình. Như thế có nghĩa là nhà tham vấn khơi gợi những yếu tố nội sinh và
thân chủ phải tụ’ chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Công việc của nhà tham

vấn tâm lý có thế là tư vấn (có ác kỹ năng cho lời khuyên), làm tham vấn và trị liệu.
Nhà thâm vấn có thế dùng các trắc nghiệm nếu đối tượng có những rối loạn tâm lý
nặng. Ớ các nước phát triển về lĩnh vực trợ giúp tinh thần, nhà tham vấn thường tốt
nghiệp từ ngành tham vấn, ngành công tác xã hội cá nhân hoặc ngành tâm lý học lâm
sàng.
1.3. Một số trắc nghiệm được sử dụng trên thế giới


* Các trắc nghiệm trí tuệ
- Các phương pháp chấn đoán trí tuệ của Staníord - Binet
Năm 1916, Terman (1877 - 1956), giáo sư trường Đại học Staníbrd của Mỹ đã
cải tiến trắc nghiệm Binet - Simon đế dùng cho trẻ em Mỹ, người ta gọi hình thức cải
tiến này là Staníbrd - Binet. Nó được dùng làin kiếu inẫu đế phát triển những trắc
nghiệm trí thông minh khác. 
Trắc nghiệm Staníbrd - Binet được đổi mới nhiều lần qua các lần xuất bản, đó
là vào các năm: 1916, 1937, 1960. Những nội dung không phù hợp trong trắc nghiệm
này đã được sửa đổi và đưa vào sử dụng rộng rãi.
Trắc nghiệm Stanford - Binet 1960 là trắc nghiệm cá nhân chuyên dùng cho trẻ em.
Nó gồm một loạt các tiểu nghiệm sắp đặt theo tùng hạng tuối từ 2 đến 14. Ngoài ra
cũng có 4 tiểu nghiệm dùng cho người lớn. Các khoản trong tiểu nghiệm thuộc một
hạng tuổi là những khoản lựa chọn đế trẻ ở hạng tuổi đó hay lớn hơn mới làm được, ít
tuối hơn sẽ không làm nổi.
- Trắc nghiệm khuôn hình tiếp diễn Raven
Tác giả của trắc nghiệm này là J. c. Raven (Anh). Lần đầu tiên ông mô tả trắc
nghiệm này vào năm 1936. Phương pháp này thuộc vào loại gọi là trắc nghiệm phi
ngôn ngữ về trí thông minh, và theo tác giả nó được dùng đế đo các năng lực tư duy
trên bình diện rộng nhất. Theo ý kiến của các nhà nghiên cứu thì sự vắng mặt của các
bài tập phi ngôn ngữ trong trắc nghiệm Raven có một ý nghĩa tốt là : nó cho phép san
bằng, trong một mức độ nào đó, ảnh hưởng của trình độ học vấn và kinh nghiệm sổng
của người được nghiên cứu. Toàn bộ trắc nghiệm gồm 60 bài tập, chia làm 5 loạt (A,

B, c, D, E), mỗi loạt 12 bài tập. Mỗi loạt đều được bắt đầu tù’ bài tập dễ và được kết
thúc bằng bài tập phức tạp nhất. Những nhiệm vụ từ loạt này sang loạt kia cũng được
phức tạp hóa dần như vậy. Có thế sử dụng phương pháp này cho cả cá nhân và nhóm.


Đối với trẻ em và những người trên 65 tuối thì thường dùng một loại đặc biệt gọi là
"Những khuôn hình mẫu của Raven". Thông thường thì thời gian thực hiện không bị
hạn chế, nghiệm thể làm theo nhịp độ vốn có của mình.
-Trắc nghiệm phân tích đế nghiên cứu trí tuệ của Richard Meili
Nhà tâm lý học Thụy Sĩ R. Meili đề ra phương pháp này năm 1928 để sử dụng trước
hết trong tư vấn nghề và tư vấn học đường. Trắc nghiệm này có thế dùng khi nghiên
cứu nghiệm thể trên 11 tuổi. Theo ý đồ của tác giả, phương pháp này phải xác định
được cả các hình thức và sự thế hiện khác nhau của trí thông minh thông qua mức độ
chung của trí tuệ. Trắc nghiệm Meili gồm 6 bài tập (tiểu nghiệm) mà mỗi tiểu nghiệm
đều là một phương pháp khá quen biết trong tâm lý học thực nghiệm.
Trong việc đánh giá các kết quả trắc nghiệm, Meili đã chỉ ra sự cần thiết phải tính đến
những đặc điếm nhân cách của nghiệm thế, thái độ của họ đối với công việc, khuynh
hướng cầu kỳ, tỉ mỉ trong việc thực hiện bài tập hay ngược lại, thái độ chưa nghiêm
túc đối với các bài tập.
* Các trắc nghiệm nhân cách
- Phưong pháp nghiên cứu nhân cách của Eysenck.
Giáo sư tâm lý học người Anh H.J.Eysenck (1947) đã phát hiện có 2 nhân tố
chính trong cấu trúc nhân cách: tính thần kinh (dễ bị kích thích) và tính hướng ngoại hướng nội. Đe đo 2 nhân tố đó như là 2 nhân tổ bất biến và đại diện (tiêu biếu) nhất,
Eysenck đã đưa ra một bảng câu hỏi gọi là "Bảng kiếm kê nhân cách của Eysenck"
(Eysenck Personality Inventory). Đó là sự phát triến của "Bảng kiểm kê nhân cách
của Maudsley" (Maudsley Personality Inventory) và cũng đế đo tính hướng ngoại và
tính thần kinh. Tất cả có 57 câu hỏi (cả 2 loại A và B đều như vậy), đòi hỏi trả lời có
hoặc không, trong đó có 24 câu hỏi về nhân tố tính hướng nội - hướng ngoại (nhân tố
I), 24 câu hỏi về nhân tố tính thần kinh - tính ốn định về cảm xúc (nhân tố N) và 9 câu



hỏi kiểm tra độ tin cậy của các câu trả lời (L). Có một bảng câu hỏi riêng đế nghiên
cứu trẻ em {7, 8}.
- Phương pháp xác định yếu tố nhân cách của Cattell.
R.B.Cattell và các cộng sự lần đầu tiên đã gắn công trình nghiên cứu của mình với
việc nghiên cứu các tương quan (phương pháp phân tích nhân tố) giữa sự đánh giá
con người của những người khác. Bằng những nghiên cứu này, sau đó cả trên cơ sở
của những bảng câu hỏi và một loạt các phương pháp khách quan, các tác giả đã tách
ra cái gọi là những nhân tố, hay những hội chứng phức hợp, chúng tương ứng với
nhóm thuộc tính nhất định của nhân cách. Bảng câu hỏi của Cattell nhằm vạch ra 16
nhân tố của nhân cách (16 PF), nói lên cấu trúc của nó. Có 2 loại bảng câu hởi song
song A và B đã được soạn thảo (cũng có cả loại rút gọn c nữa), mỗi loại gồm 187 câu
hỏi. Có thể sử dụng đối với từng cá nhân hay nhóm. Đối với trẻ em có một loại câu
hỏi riêng.
- Phưong pháp "Kiểm kê nhân cách đa diện Minnesota" (MMPI).
Phương pháp "Kiểm kê nhân cách đa diện Minnesota" (Minnesota Multiphasic
Personality Inventory - MMPI) lần đầu tiên ra đời vào năm 1943, do các nhà nghiên
cún của khoa tâm lý học trường Đại học Tống hợp Minnesota ở Mỹ soạn thảo. Năm
1946 ra đời một bản MMPI mới, hoàn thiện hơn trước nhiều. Một trong những người
chỉ đạo MMPI đầy đủ nhất là w. Dahlstrom và G.Welsh. Bảng kiếm kê gồm 550 câu
khắng định có liên quan đến một loạt các hội chứng lâm sàng cũng như những mặt
nhân cách thuộc tâm thế xã hội, sự tự đánh giá và những mặt nhân cách khác. Theo
các tài liệu của Mỹ thì trắc nghiệm này chỉ dùng đế nghiên cứu những người tù’ 16
đến 55 tuối, có IQ (theo Wechsler) không dưới 80. MMPI có thế sử dụng đối với cá
nhân hay một nhóm nghiệm thế. Nghiệm thể chọn 1 trong 3 cách trả lời : "đồng ý",
"không đồng ý", và "không nói được". Ngoài 10 thang hiệu lực người ta còn lập nhiều
thang gọi là thang "hiệu lực". Mục đích của thang này là : Kiếm tra xem cá nhân có


trả lời chân thực hay không; Kiểm tra xem cá nhân có trả lời một cách chu đáo, cẩn

thận không; Lượng định sự tự vệ hay các định hướng giá trị và thái độ của cá nhân khi
trả lời câu hỏi. Dùng các thang hiệu lực này ta có thế người được trắc nghiệm giả vờ
đau yếu hay bát thường về tâm lý hoặc tìm cách gây cảm tưởng tốt đẹp hay xấu hơn
bình thường
- Trắc nghiệm hứng thú nghề nghiệp của Strong.
Giáo sư người Mỹ Strong cho rằng : để xác định các hứng thú cần thiết cho một nghề
nghiệp nào đó thì cần phải đo lường những hứng thú đặc biệt của những người đã
thành công trong nghề đó. Muốn vậy thì phải tìm xem những người trong một nghề có
những hứng thú gì, rồi chỉ chọn những hứng thú nào khiến họ khác biệt với những
người trong nghề khác. Phải chấp nhận một giả thuyết rằng những hứng thú đặc biệt
này cần thiết cho sự thành công trong nghề. Trên cơ sở lập luận như vậy, Strong đã
soạn ra " Trắc nghiệm hứng thú nghề nghiệp Strong". Dưới hình thức thông dụng, trắc
nghiệm Strong gồm 400 khoản, nó có thể dùng với 47 loại nghề của đàn ông và 28
loại nghề của đàn bà.
- Trắc nghiệm tổng giác chủ đề (TAT) :
Test TAT mà ngày nay chúng ta sử dụng là do nhà tâm lý học người Mỹ Henry
A. Murray xây dựng nên (1935), như là một test nhân cách, dựa trên cơ sở nghiên cứu
trí tưởng tượng trước đó. Bản test ngày nay được phát hành năm 1943, sau nhiều lần
cải biên.
Mấu chốt của phương pháp này là nghiệm thế tìm cho mỗi bức tranh một câu chuyện.
Nghiệm thể sử dụng những thành tố của những ý tưởng thoả nguyện và của những tác
hại do ý thức lo hãi, và đưa các thành tố này vào câu chuyện. Ngoài cơ chế phóng
chiếu theo đúng nghĩa của nó, chống lại sự căng thẳng về tình cảm, và xung động do
bức tranh gây ra, các cơ chế phòng vệ khác cũng được sử dụng và biếu lộ qua sự hư
cấu chuyện. Từ những thành tố này, trên nền căng thẳng âm ỉ, nghiệm thể chọn ra


những thành tố cần thiết cho câu chuyện, mà trong đó các phức cảm đã bị lãng quên
hiện ra một cách chuyến thể, được cô đặc hoá, được kịch tính hoá giống như chất liệu
ấn tàng của giấc mộng trong nội dung mà giấc mộng thế hiện . Vậy có thê phân tích

câu chuyện của các bức tranh như phân tích giấc mộng, hoặc tác phẩm văn học hay
như bất kỳ một sản phẩm nào đó, và như vậy có thể áp dụng trong chẩn đoán lâm
sàng và nhất là trong “các bước mở màn” của trị liệu tâm lý (Psychotherapy).
- Phương pháp những vết mực đen của Rorschach.
Trắc nghiệm vết mực đen là một trong những trắc nghiệm phóng ngoại phố biến nhất
do nhà tâm thần học Thụy Sĩ Hermann Rorschach xây dựng năm 1921. H. Rorschach
là người đầu tiên nhận thấy mối liên hệ giữa sản phẩm tưởng tượng với kiểu nhân
cách.
Trắc nghiệm Rorchach gồm tất cả 10 vết mực. Mỗi vết mực đều có hai phần đối xứng
theo trục thẳng đứng ở chính giữa. Mồi tấm có một sắc thái riêng biệt. Ba tấm cuối
cùng là tấm VIII, IX, X có nhiều màu sắc khác nhau. Những tấm khác phần lớn là
những vết mực đen loang lố (màu đen - trắng). Tấm số II và III có những vết đỏ (đen đỏ). Những vết đỏ này không có mục đích kích thích trục tiếp những câu trả lời về
màu sắc như trong 3 tấm cuối cùng. Sự có mặt của chúng chỉ muốn tạo nên khó khăn
cho hoàn cảnh thực nghiệm, đặc biệt ở những người nhạy cảm hay có cơ cấu tinh thần
suy yếu, momg manh. Trong một số trường hợp, trước những vết mực này bệnh nhân
có thái độ sửng sốt, tê liệt, thâm tím. Những phản ứng như chối từ, tránh né cũng
thường xảy ra ở những người có nhân cách nghi kị, sợ sệt người khác{7, 9, 12) .
- Phương pháp liên tưởng bằng lời.
Trắc nghiệm này gồm 100 từ được chọn lọc với tư cách là những kích thích, trong đó
có 20 tù’ trung tính và 10 tù’ phải được liên tưởng với một trong 8 thuộc tính của hội
chứng xa lánh. Sau mỗi từ được chiếu trên màn ảnh, trong vòng 20 giây nghiệm thế
phải ghi lại một chuỗi những liên tưởng diễn ra trong đầu.  Các từ được phân tích và


xếp vào 9 phạm trù có thế có; tất cả 9 phạm trù này đều được quy thành 3 loại : xa
lánh, không có sự xa lánh và số lượng chung các câu trả lời về sự xa lánh chia cho số
lượng các từ về mồi phạm trù trong 8 phạm trù trên (trù’ các tù’ pha trộn), ta sẽ được
mức độ cuối cùng của sự xa lánh.
- Trắc nghiệm điền thế câu.
Trắc nghiệm gồm 100 câu, trong đó có 20 câu trung tính và 10 câu có quan hệ với hội

chứng xa lánh. Trong đó 50 câu được phát biếu tù' ngôi thứ nhất còn 50 câu tù' ngôi
thứ ba. Các câu trả lời sẽ được chia làm 9 phạm trù. Cuối cùng mỗi chủ thế sẽ nhận
được mức độ về hội chứng xa lánh cả trong những câu từ ngôi thứ nhất và thứ ba lẫn
trong tổng số chung.
* Các trắc nghiệm khảo sát cảm xúc.
- Thang trầm cảm Hamilton.
Thang trầm cảm Hamilton dùng để đánh giá, cho điểm khi phỏng vấn người bệnh, nên
thang này còn được gọi là "Sự phỏng vấn có cấu trúc" hoặc "Thang lượng giá". Trên
cơ sở phỏng vấn người bệnh, tiến hành đánh giá tình trạng trầm cảm của họ.
Thang Hamilton gồm có 77 câu thế hiện 21 mục nhằm đo 5 yếu tố, đó là: Lo âu; Sút
cân; Những thay đổi trong ngày và đêm; Rối loạn nhận thức; Chậm chạp; Rối loạn
giấc ngủ. Nghiệm viên đặt những câu hỏi cho bệnh nhân nhưng không đặt những câu
hỏi trục tiếp nhằm đánh giá bệnh nhân theo hướng đánh giá bệnh lý trầm cảm mà đưa
ra những gợi ý đế người bệnh tự trình bày những vấn đề của mình. Chỉ hởi sâu theo
hướng bệnh lý nếu thấy có những dấu hiệu bệnh lý.
- Thang trầm cảm Beck.
Thang trầm cảm Beck được sử dụng nhằm đánh giá cảm xúc nói chung và mức độ
trầm cảm nói riêng thông qua sự tự đánh giá của người bệnh. Thang đo này gồm 13
mục được ký hiệu theo thứ tự’ bảng chữ cái tù' A đến M. Có 54 câu khẳng định phản


ánh tình trạng hiện tại của bệnh nhân. Người bệnh lần lượt đọc tòng mục và đánh dấu
vào câu phù hợp với tình trạng hiện tại của mình nhất. Bệnh nhân cũng có thể đánh
dấu vào các câu khác trong mục nếu như câu đó cũng phù hợp với bản thân người
bệnh. Mức độ trầm cảm sẽ được đánh giá trên tống số điếm mà bệnh nhân có được
qua tùng mục.
- Thang lo âu Spielberger.
Sử dụng thang lo âu Spielberger nhằm đánh giá những nét nhân cách lo âu của
người bệnh. Thang này gồm 2 phần trong đó có 40 câu khắng định mô tả trạng thái
tâm lý hiện tại và những điều mà người bệnh thường xuyên cảm thấy. Bệnh nhân lần

lượt đọc tùng câu và lựa chọn các mức độ phù hợp với mình. Người bệnh không cần
phải suy nghĩ rằng mình trả lời đúng hay sai mà trả lời theo ý đầu tiên xuất hiện trong
đầu. Các mức độ lo âu được xác định bởi thang đo này là: Lo âu mức độ thấp; Lo âu
mức độ vừa; Lo âu mức độ cao và Lo âu có xu hướng bệnh lý.
2. Vấn đề sử dụng trắc nghiệm ở một số cơ sở thăm khám tâm lý hiện nay
2.1. Đánh giá về mức độ phù hợp của những trắc nghiệm nước ngoài đang
được sử dụng tại các cơ sở thăm khám tại Việt Nam .
Tuy còn nhiều hạn chế trong việc sử dụng trắc nghiệm nhưng 100% ý kiến
đồng ý rằng các trắc nghiệm đang được sử dụng tại cơ sở mình, qua thích nghi là phù
hợp với người Việt Nam và mang lại những kết quả trong việc đánh giá kết quả trị
liệu cũng như bố sung kết quả thăm khám lâm sàng. Họ đều nhận thấy trong những
trắc nghiệm mà cơ sở sử dụng có những un điếm cần được phát huy và những nhược
điểm cần hạn chế. Trắc nghiệm được sử dụng như một công cụ khách quan bên cạnh
những đánh giá chủ quan của thăm khám lâm sàng. Dùng trắc nghiệm đế lượng giá,
đế kiếm nghiệm và bố sung về mặt chấn đoán. Bên cạnh đó, trắc nghiệm còn có tác
dụng đánh giá kết quả trị liệu, mức độ thuyên giảm của bệnh từ khi sử dụng các liệu
pháp trị liệu. Một trắc nghiệm được coi là có tính ứng dụng cao nhưng cũng không


tránh khỏi có những nhược điểm bởi đó là những trắc nghiệm nước ngoài được thích
nghi ở Việt Nam. Quá trình thích nghi lại không đảm bảo tính khoa học nên những
bất cập, hạn chế trong một trắc nghiệm là điều không tránh khỏi. Sự khác nhau về lối
sống, văn hoá giữa người phương Tây và người phương Đông chính là điểm mấu chốt
cần tháo gỡ trong việc thích nghi các trắc nghiệm vào Việt Nam. Có những câu hỏi
trong trắc nghiệm đòi hỏi sự bộc bạch bản thân, nhưng với bản tính kín đáo, không
cởi mở không cho phép người Việt Nam trả lời những câu hỏi mang tính chất riêng tư
về cuộc sống mình. Do vậy trắc nghiệm không thế khai thác hết các khía cạnh tâm lý
của đối tượng. Hơn nữa, chúng ta không có những trắc nghiệm dành cho người Việt
Nam, phải vay mượn những trắc nghiệm của nước ngoài vào thăm khám nên việc
thích nghi cho phù hợp với người Việt Nam là điều cần thiết. Bởi vậy những trắc

nghiệm đó đều được đánh giá là phù họp với đổi tượng bệnh nhân của chúng ta.
Quá trình thích nghi các trắc nghiệm một cách đồng bộ, thống nhất giữa các cơ sở sẽ
tạo điều kiện cho trắc nghiệm phát huy những ưu điểm của mình trong thăm khám
tâm lý. Việc cập nhật những trắc nghiệm mới và thích nghi chúng kịp thời sẽ tạo điều
kiện cho trắc nghiệm có tính ứng dụng cao hơn. Thực tế có nơi trước đây có sử dụng
trắc nghiệm, nhưng đến nay họ không sử dụng nữa, ở Trung tâm nghiên cứu tâm lý
trẻ em N - T (giai đoạn 1997 - 2001) là một ví dụ. Họ không sử dụng trắc nghiệm nữa
bởi những cán bộ ở đây nhận thấy những điều không phù hợp giữa các trắc nghiệm
của nước ngoài đối với đối tượng bệnh nhân là người Việt Nam. Anh ĐC cho biết lý
do của việc ngừng sử dụng trắc nghiệm tại cơ sở như sau: “Những trắc nghiệm mà
chúng ta đang sử dụng đều là những trắc nghiệm nước ngoài, không phù hợp với văn
hoá và tư duy của người Việt Nam, chúng tôi nhận thấy đó là điều không phù hợp của
các trắc nghiệm. Chúng tôi có sử dụng nhưng không thấy hiệu quả nên hiện tại không
dùng trắc nghiệm trong thăm khám tâm lý nữa”


Mồi nơi thích nghi một khác nên việc nhận thấy trắc nghiệm có phù hợp với đối
tượng bệnh nhân hay không phụ thuộc vào những cán bộ sử dụng trắc nghiệm của
từng cơ sở.
2.2.Vấn đề chuẩn hoá, thích nghi các trắc nghiệm nước ngoài
Trong khi chúng ta chưa thế xây dựng cho mình một trắc nghiệm mang
“thương hiệu Việt Nam”, dù chỉ ở mức chuẩn hoá các trắc nghiệm nước ngoài. Quá
trình thăm khám tâm lý phải sử dụng hầu hết là các trắc nghiệm nước ngoài đã và
đang được thích nghi, tuy nhiên các cơ sở lại không cùng hợp tác trong quá trình thích
ứng các trắc nghiệm.
Các trắc nghiệm nước ngoài được sử dụng do nhiều nguồn khác nhau, như chúng tôi
đã trình bày ở phần trên, do vậy không ai trả lời chính xác được các trắc nghiệm đó
bắt đầu được sử dụng ở đâu và tù' khi nào. Đó quả thực là một nghịch lý, khi mà
người sử dụng không nắm rõ được những thông tin về nguồn gốc của trắc nghiệm mà
mình đang sử dụng. Cũng vì tính chất nhỏ lẻ, manh nha của việc sử dụng trắc nghiệm

nên chúng ta khó có thế nói đến việc chuấn hoá một trắc nghiệm nước ngoài trên diện
rộng, chúng ta mới chỉ thích nghi được những trắc nghiệm ấy mà thôi. Nhưng việc
làm này cũng còn chưa đầy đủ. Chúng ta thích nghi chỉ ở mức câu chữ trong trắc
nghiệm, mới chỉ chuyến từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà chưa thế làm cho trắc
nghiệm ấy mang những nét Việt Nam. Trắc nghiệm TAT mà chúng ta đang sử dụng
là một ví dụ. Các cơ sở vẫn sử dụng bộ tranh với hình vẽ là người nước ngoài và bệnh
nhân phóng chiếu cảm xúc, nhân cách của mình qua đó. Như thế là việc làm trắc
nghiệm không đảm bảo tính quy chuẩn của một trắc nghiệm.
Một trắc nghiệm được thế giới sử dụng, nghĩa là trắc nghiệm đó đã được chuẩn hoá ở
nước sử dụng. Chỉ có điều những trắc nghiệm ấy là do người phương Tây hoặc người
Mỹ soạn thảo nên những khác biệt về văn hoá không cho phép chúng ta áp dụng hoàn
toàn nội dung của trắc nghiệm. Đe chuấn hoá trắc nghiệm ấy cho người Việt Nam thì


những thông số của trắc nghiệm phải được mã hoá lại, phải diễn ra trên diện rộng, mà
điều này chúng ta không thể làm ngay được, nếu như không muốn nói rằng chúng ta
còn phải mất một thời gian khá lâu nữa. Khi được hỏi về vấn đề này, TS.BS. HCT
cho biết ý kiến của mình như sau: “Không phải chúng ta không nghĩ đến việc chuẩn
hoá các trắc nghiệm nhưng việc đó là rất khó trong điều kiện nước ta hiện nay. Việc
chuẩn hoá các trắc nghiệm đòi hỏi nguồn kinh phí lớn và nhiều cán bộ có chuyên môn
về các lĩnh vực như tâm lý, tâm thần, ngôn ngữ, ... Mà chúng ta lại chưa thế đáp ứng
những yêu cầu này... Đó thực sự là những khó khăn của chúng ta”. Việc chuẩn hoá,
thích nghi các trắc nghiệm còn gặp nhiều khó khăn bởi một lý do khác nữa. Đó là việc
chúng ta không cịu áp dụng những trắc nghiệm mới vào thực tế. Chúng ta quen dùng
những trắc nghiệm được đánh giá là đã phù hợp, nếu đưa trắc nghiệm mới vào thì mất
thời gian và công sức đế thích nghi. Do đó những trắc nghiệm mới ít được dùng,
những trắc nghiệm quen thuộc cũng không được thích nghi, chuẩn hoá một cách khoa
học. Bởi những khó khăn về nhân - tài - vật - lực ấy mà cho đến nay vẫn chưa có một
trắc nghiệm nào được thực sự chuẩn hoá trên diện rộng ở Việt Nam. Các cơ sở vẫn sử
dụng các trắc nghiệm nước ngoài, vừa sử dụng vừa thích nghi dần theo hướng phù

họp với người Việt Nam.
2.3. Đánh giá về việc sử dụng những trắc nghiệm từ quá lâu
Vì sự không thống nhất về thời điếm thích nghi trắc nghiệm nên có những nơi
vẫn sử dụng các trắc nghiệm được thích nghi từ quá lâu rồi mà không có sự sửa đối.
Trắc nghiêm Denver I là một ví dụ. Theo TS.BS. HCT cho biết: trắc nghiệm này đã
được thích nghi trên diện rộng tù’ những năm 90 của thế kỷ XX nhưng đến nay không
có bất kỳ một sự sửa đối nào về các mục trong trắc nghiệm đó. Tại một số cơ sở (Viện
nhi trung ương) vẫn sử dụng trắc nghiệm này đế đánh giá sự phát triển tâm vận động
của trẻ em. Trên thế giới hiện nay đang sử dụng trắc nghiệm Denver II vậy mà chúng
ta vẫn đang sử dụng Denver I. Đánh giá thực trạng này Ths. NHT cho biết: “Thực tế ở
các cơ sở thăm khám tâm lý của chúng ta có không ít các trắc nghiệm đã được thích


nghi tù' lâu mà không được sửa đối. Những trắc nghiệm ấy coi như là không còn phù
hợp với người Việt Nam hiện tại nữa. Nhưng chúng ta vẫn phải sử dụng vì chưa có
trắc nghiệm nào thay thế cho những trắc nghiệm đã cũ ấy”.
Có một thực tế là chúng ta đi sau các nước trên thế giới rất nhiều về tốc độ thích nghi
các trắc nghiệm mới. Khi chúng ta được biết về các trắc nghiệm đang được sử dụng
trên thế giới, cố gắng tìm kiếm, học hởi cách thức sử dụng rồi đưa vào thích nghi,thì
khi đó thế giới đã dùng đến phiên bản khác rồi. Rõ ràng là chúng ta còn nhiều hạn
chế trong việc cập nhật những thông tin về việc sử dụng trắc nghiệm trên thế giới. Và
như thế đương nhiên là các trắc nghiệm mà chúng ta sử dụng lạc hậu hơn nhiều so với
thế giới. Vì vậy nên cho đến nay, trắc nghiệm dù có rất nhiều tác dụng trong khai thác
thông tin tò phía bệnh nhân, có những hiệu quả nhất định trong thăm khám tâm lý
nhưng không được dùng như công cụ chính trong thăm khám tâm lý. Hiện nay, tại các
cơ sở, trắc nghiệm chỉ được coi là công cụ hỗ trợ trong chẩn đoán, thăm khám tâm lý
bên cạnh các phương pháp khác như quan sát, hỏi chuyện lâm sàng. Ths. NHT: “Các
trắc nghiệm được sử dụng tại khoa tâm thần viện nhi chỉ mang tính chất như là những
chỉ báo, những kết quả bố sung cho thăm khám lâm sàng mà thôi”.
Những hạn chế về việc ứng dụng trắc nghiệm trong thăm khám tâm lý còn bởi chúng

ta chưa nắm rõ quy trình xử lý trắc nghiệm. Việc mà chúng ta gọi là xử lý trắc nghiệm
hiện nay chỉ mang tính chất thô sơ mà không theo quy trình chuẩn của thế giới.
Chúng ta không hề có tiểu ban đánh giá trắc nghiệm, không có một tổ chức nào chịu
trách nhiệm làm việc này. Vì vậy những kết quả thu được không thực sự hiệu quả
trong thăm khám tâm lý bằng việc ứng dụng các trắc nghiệm, về việc xử lý các trắc
nghiệm, theo PGS.TS. NSP cho biết: “Việc xử lý trắc nghiệm chủ yếu do những
người làm trắc nghiệm tiến hành mà những đối tượng đó phần lớn là chưa được đào
tạo trong lĩnh vực này, do vậy còn nhiều bất cập trong quá trình xử lý trắc nghiệm”.
2.4. Đánh giá về đội ngũ cán bộ thực hiện trắc nghiệm tại các cơ sở thăm
khám tâm lý và mức độ hiểu biết các trắc nghiệm.


Hiệu quả của việc sử dụng trắc nghiệm phụ thuộc rất lớn vào tay nghề của
những người thực hiện trắc nghiệm. Ớ nước ngoài, những người thực hiện trắc
nghiệm phải được đào tạo chuyên ngành tâm lý học lâm sàng, tham vấn tâm lý ở cấp
độ tối thiểu là thạc sĩ thực hành, các bác sĩ tâm thần có thể là người hiểu biết tốt về
tâm bệnh tuy nhiên về nguyên tắc, các bác sĩ tâm thần không được sử dụng các trắc
nghiệm trong thăm khám tâm lý. Đe sử dụng trắc nghiệm một cách hiệu quả và đúng
tiêu chuẩn họ còn phải được học một khoá đào tạo về các trắc nghiệm và quy trình xử
lý trắc nghiệm. Các nhà tâm lý lâm sàng, các nhà tham vấn tâm lý họ được tìm hiểu
về các trắc nghiệm trên các khía cạnh: nguồn gốc của trắc nghiệm, tính ứng dụng của
trắc nghiệm (trắc nghiệm đó dùng đế đo yếu tố gì), cách xử lý trắc nghiệm, ... nghĩa là
họ được học một cách chuyên sâu và có những hiểu biết về trắc nghiệm mà họ sử
dụng. Ngoài việc học lý thuyết họ còn phải thực hành một thời gian khá lâu đế đảm
bảo việc sử dụng trắc nghiệm một cách hiệu quả và đúng tiêu chuân. Những người
làm việc trong lĩnh vực tâm lý lâm sàng, tham vấn tâm lý đều là những người sử dụng
trắc nghiệm một cách thành thạo. Do vậy, trắc nghiệm mang lại hiệu quả cao trong
thăm khám tâm lý. Ở Việt Nam, những người sử dụng trắc nghiệm hiện nay thật sự
chưa được đào tạo một cách bài bản về sử dụng trắc nghiệm dù họ đều là những người
được đào tạo tù' chuyên ngành tâm lý học. Họ thường ngộ nhận về trình độ của mình,

họ cho rằng được đào tạo và cấp bằng chuyên ngành tâm lý là có thế sử dụng trắc
nghiệm một cách khoa học và bài bản. Trên thực tế, hiệu quả công việc trong việc sử
dụng trắc nghiệm như công cụ chẩn đoán tâm lý làkhông cao.
Như đã trình bày ở trên, do không được đào trạo chuyên sâu về các trắc nghiệm
nên mức độ hiểu biết các trắc nghiệm của các trắc nghiệm viên, các nhà tâm lý học
còn có nhiều hạn chế. Người sử dụng trắc nghiệm biết trắc nghiệm mà mình sử dụng
nhằm đo yếu tố nào, nhưng không ít cán bộ sử dụng trắc nghiệm thường xuyên nhưng
không hề biết về thời điểm trắc nghiệm đó được đưa vào sử dụng ở Việt Nam, về thời
điếm thích nghi hay quy trình xử lý trắc nghiệm đó như thế nào cũng không biết. Với
các sinh viên chuyên ngành tâm lý học, việc xử lý trắc nghiệm chỉ mang tính chất


kinh nghiệm và dựa vào số lượng ít ỏi các kiến thức về trắc nghiệm được học trong
chương trình Đại học. Những hiểu biết này chỉ được học qua việc “truyền nghề một
cách dân gian”, người không biết học người biết, học người đi trước một cách máy
móc. Chính cách học này đã dẫn đến những hạn chế trong việc khai thác các khía
cạnh khác nhau của trắc nghiệm. Hơn nữa những trắc nghiệm được giới thiệu đó lại
không ứng dụng ở Việt Nam hoặc vì đã lạc hậu nên không được sử dụng nữa. Vì vậy,
những người làm trắc nghiệm không có những kiến thức sâu về lĩnh vục mà mình làm
việc. Do đó ứng dụng trắc nghiệm trong thăm khám tâm lý còn chưa đạt được kết quả
cao. Người sử dụng trắc nghiệm chưa nhận thức đúng đắn về công việc của mình, về
vai trò và trách nhiệm của một người làm trắc nghiệm. Đối tượng được sử dụng trắc
nghiệm phải là các nhà tâm lý lâm sàng, nhà tham vấn tâm lý. Đó là nguyên tắc,
nhưng trên thực tế chúng ta chưa đảm bảo thực hiện nguyên tắc này. “Ở một số nơi,
trong các bệnh viện tâm thần, y tá cũng làm trắc nghiệm. Đó là việc làm bừa bởi họ
không phải là người được phép sử dụng trắc nghiệm. Những cách hiếu sai, không
đúng đắn về trúc nghiệm đã dẫn đến tình trạng này. Họ coi trắc nghiệm như một xét
nghiệm và cứ thế làm và đọc kết quả như đọc đơn thuốc vậy” (TS. NKQ). Thực trạng
đó thật đáng báo động. Những người sử dụng trắc nghiệm không hiểu gì về trắc
nghiệm tại các cơ sở thăm khám tâm lý hiện nay của chúng ta không ít. Do sự không

hiếu biết đó nên chúng ta sử dụng rất bừa bãi không mang lại hiệu quả thăm khám.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng làm ẩu các trắc nghiệm tại các cơ sở.
Thứ nhất, họ không được đào tạo chuyên sâu về trắc nghiệm. Thứ hai, họ không thực
sự tâm huyết với nghề. Trên thực tế, ngành tâm lý và những người được đào tạo
chuyên ngành này chưa có chỗ đứng trong xã hội. Nhà tâm lý chưa thực sự được thừa
nhận ở Việt Nam. Do vậy, những gì mà những người làm trắc nghiệm đang thực hiện
chỉ mang tính chất máy móc. Áp dụng trắc nghiệm vào thăm khám tâm lý nhưng
không mang lại hiệu quả như mong đợi. “Nghiệm viên sử dụng trắc nghiệm một cách
lung tung, sự yếu kém về chuyên môn thế hiện ở việc lựa chọn trắc nghiệm cho bệnh
nhân, đôi khi những trắc nghiệm mà bệnh nhân làm không nhằm mục đích giải quyết


vấn đề họ đang gặp phải” (TS. NKQ). Không những thế, trong quá trình làm trắc
nghiệm, nghiệm viên cũng không đảm bảo việc thực hiện trắc nghiệm một cách
nghiêm ngặt, đúng quy trình. Nét đặc trưng của trắc nghiệm tâm lý là nghiên cún trên
cá nhân.
Do vậy, ngoài việc đánh giá kết quả làm trắc nghiệm thì những biểu hiện cảm xúc của
bệnh nhân cúng là yếu tố giúp cho đánh giá trắc nghiệm chính xác. Nghiệm viên lại ít
khi có được những thông tin này vì họ không quan sát bệnh nhân trong quá trình họ
làm trắc nghiệm. Họ chỉ đưa trắc nghiệm cho bệnh nhân, giải thích cách làm và dế
mặc bệnh nhân xoay sở với trắc nghiệm. Sau một thời gian quy định nghiệm viên trở
lại và thu lại trắc nghiệm đế xử lý. Đó thực sự là cách làm không đúng, sai nguyên tắc
và như thế hiệu quả là rất hạn chế.
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ sử dụng trắc nghiệm của chúng ta hiện nay chưa đảm bảo
cho việc sử dụng trắc nghiệm hiệu quả thăm khám tâm lý. Chúng tôi một lần nữa
muốn khắng định lại rằng, “đội ngũ này còn quá mỏng và non kém về chuyên môn” .
KẾT LUẬN
Hiện nay, các trắc nghiệm tâm lý được giới thiệu không ít trên các ấn phẩm.
Các trắc nghiệm đó thường là các trắc nghiệm trí tuệ, trắc nghiệm nhân cách, trắc
nghiệm khảo sát cảm xúc. Những trắc nghiệm này được đưa vào giảng dạy trong nhà

trường trong môn khoa học chẩn đoán tâm lý tại Trường Đại học khoa học xã hội và
nhân văn và Đại học Sư phạm Hà Nội. Việc đưa các trắc nghiệm vào trong chương
trình học của sinh viên tâm lý góp phần làm cho trắc nghiệm được phố biến rộng rãi.
Các trắc nghiệm nước ngoài du nhập vào Việt Nam bằng nhiều con đường khác
nhau như: Các sinh viên du học nước ngoài gửi trắc nghiệm về trong nước; các cánbộ
làm dự án với nước ngoài có sử dụng trắc nghiệm trong điều tra, khảo sát; các chuyên
gia nước ngoài giảng dạy cho sinh viên Việt Nam; ... Việc sử dụng các trắc nghiệm
trong thăm khám tâm lý đã mang lại hiệu quả trong chẩn đoán và đánh giá kết quả trị


liệu. Các trắc nghiệm được sử dụng tại các cơ sở thăm khám tâm lý có tác dụng hỗ trợ
chẩn đoán và bổ sung kết luận thăm khám lâm sàng.
Đội ngũ sử dụng trắc nghiệm tâm lý hiện nay ở nước ta còn nhiều hạn chế về
mặt chuyên môn và kỹ thuật làm trắc nghiệm nên việc ứng dụng trắc nghiệm vào
thăm khám lâm sàng chỉ đạt kết quả ở mức nhất định. Đội ngũ này tuy được đào tạo
nhưng không chuyên sâu về trắc nghiệm nên gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý trắc
nghiệm. Các sinh viên tâm lý chuyên ngành lâm sàng có được học về trắc nghiệm
nhưng không có thời gian thực hành tại cơ sở nên không biết cách xử lý trắc nghiệm.
Những trắc nghiệm đang sử dụng tại các cơ sở chủ yếu là “truyền miệng” từ thế hệ
trước cho thế hệ sau nên kết quả sử dụng trắc nghiệm còn nhiều hạn chế.
Các trắc nghiệm được sử dụng tại các cơ sở thăm khám tâm lý hiện nay là
những trắc nghiệm nước ngoài chưa được thích nghi trên diện rộng tại Việt Nam. Có
những trắc nghiệm đã được thích nghi nhưng người làm trắc nghiệm không biết đã
được thích nghi, chuẩn hoá từ khi nào do quá trình thích nghi trắc nghiệm lại diễn ra
không đồng bộ, thống nhất và không có sự liên kết giữa các cơ sở thăm khám. Do vậy
việc thích nghi các trắc nghiệm nước ngoài trong điều kiện chưa xây dựng được trắc
nghiệm thuần tuý của Việt Nam gặp nhiều khó khăn.




×