Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề đa HSG sử 8 huyện bình xuyên 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.68 KB, 3 trang )

UBND HUYỆN BÌNH XUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: LỊCH SỬ, LỚP 8
Thời gian làm bài: 150 phút ( không kể thời gian giao đề)

Câu 1. (2,0 điểm)
Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai và ý nghĩa của chiến thắng chống chủ
nghĩa phát xít.
Câu 2. (3,0 điểm)
Lập bảng so sánh điểm khác nhau giữa cách mạng tư sản với cách mạng vô sản
và nhận xét về các cuộc cách mạng đó?
Câu 3. (2,0 điểm)
Trình bày những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu
nước đến năm 1918? Hướng đi của Người có gì mới so với những nhà yêu nước
chống Pháp trước đó?
Câu 4. (3,0 điểm)
Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta? Tại sao Pháp chọn Đà Nẵng
làm điểm tấn công đầu tiên mở đầu cho quá trình xâm lược Việt Nam? Bằng kiến
thức đã học, em hãy trình bày những nét chính về tình hình chiến sự ở Đà Nẵng trong
những năm 1858-1859?
-----------HẾT-------------

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh:…………………….………....; Số báo danh……………

/>


UBND HUYỆN BÌNH XUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 8 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2015-2016
MÔN: LỊCH SỬ

Câu 1 : (2,0 điểm)
Yêu cầu kiến thức
a, Kết cục Chiến tranh thế giới thứ hai:
- Chiến tranh kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít. Đây là cuộc
chiến tranh thế giới lớn nhất, khốc liệt nhất, có sức tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử
nhân loại.
- Chiến tranh đã để lại những hậu quả thảm khốc: Hơn 70 nước bị lôi vào vòng chiến,
60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với
Chiến tranh thế giới thứ nhất và bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước
cộng lại.
- Thắng lợi của chiến tranh thuộc về các nước Đồng minh và nhân dân yêu chuộng hòa
bình trên thế giới. Liên Xô là lực lượng chủ lực trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
b, Ý nghĩa của chiến thắng chống chủ nghĩa phát xít:
- Thắng lợi của lực lượng Đồng minh và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới trong
cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít có ý nghĩa lịch sử trọng đại, tạo nên những
biến dổi căn bản của tình hình thế giới sau chiến tranh: XHCN trở thành hệ thống thế
giới, chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt; Anh, Pháp đều suy yếu. Riêng Mỹ vượt trội về mọi
mặt và đứng đầu hệ thống TBCN.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ và phát triển sau
Chiến tranh thế giới thứ hai...

Điểm

0,5
0,5

0,25
0,5

0,25

Câu 2 (3,0 điểm)
a, Bảng so sánh (2.0 điểm)
Khác nhau
Cách mạng tư sản
Cách mạng vô sản
Mục đích, nhiệm vụ Lật đổ chế dộ phong kiến, mở đường
Lật đổ chế độ TBCN, xây dựng
(0,5 điểm)
cho CNTB phát triển
chế độ XHCN
Lãnh đạo
Giai cấp vô sản, đứng đầu là Đảng
Tư sản, quý tộc mới
(0,5 điểm)
Cộng sản
Lực lượng
Tư sản, nông dân, thợ thủ công, nô Quần chúng nhân dân: công nhân,
(0,5 điểm)
lệ...
nông dân, binh lính, học sinh...
Xu hướng phát triển
Thiết lập chế độ TBCN

Thiết lập chế độ XHCN
(0,5 điểm)
b, Nhận xét (1,0 điểm)
Yêu cầu kiến thức
Điểm
- Cuộc cách mạng tư sản và cách mạng vô sản cùng giải quyết nhiệm vụ dân chủ là lật
0,5
đổ giai cấp thống trị, nên thu hút đông đảo lực lượng quần chúng nhân dân tham gia
cách mạng, nhất là giai cấp nông dân.
- Cuộc cách mạng tư sản do giai cấp tư sản hay quý tộc tư sản hóa lãnh đạo, nên sau
0,25
khi giành chính quyền, họ thiết lập nền chuyên chính tư sản tiếp tục duy trì chế độ bóc
lột đối với nhân dân lao động...
- Cuộc cách mạng vô sản do giai cấp vô sản lãnh đạo, sau khi cách mạng thắng lợi đã
0,25
thiết lập nền chuyên chính vô sản, đem lại quyền lợi cho nhân dân lao động...
Câu 3 (2,0 điểm)
Yêu cầu kiến thức
a, Hoạt động của Nguyễn Tất Thành đến năm 1918:
- Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19-5-1890 trong một gia đình trí thức yêu nước ở Kim
Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Người sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà bị mất
/>
Điểm
1,5


vào tay thực dân Pháp, nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào cách mạng nổ ra liên tục,
song không đi đến thắng lợi.
- Người tuy khâm phục tinh thần yêu nước của Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám,
Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh nhưng không tán thành con đương cứu nước của họ

nên quyết định tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.
- Giữa năm 1911, Nguyễn Tất Thành từ cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu
nước. Cuộc hành trình của Người kéo dài nhiều năm, qua nhiều nước ở nhiều châu lục.
- Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp. Ở đây, Người đã làm rất nhiều nghề, học
tập, rèn luyện trong quần chúng lao động và giai cấp công nhân Pháp. Hoạt động trong
Hội những người Việt Nam yêu nước, Người viết báo, truyền đơn để tố cáo thực dân
và tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam...
- Sống và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của Cách
mạng tháng Mười Nga, tư tưởng của Nguyễn Tất Thành dần có những chuyển biến.
Những hoạt động yêu nước của Người tuy mới chỉ bước đầu, nhưng là điều kiện quan
trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng cho dân tộc Việt Nam.
b, Nét mới trong hoạt động của Nguyễn Tất Thành
- Khác với thế hệ cha anh hướng về Trung Quốc, Nhật Bản, Nguyễn Tất Thành quyết
định sang phương Tây nơi có khẩu hiệu: “tự do”, “bình đẳng”, “bác ái”... để tìm con
đường cứu nước
- Từ khảo sát thực tiễn, Người đã đúc kết thành kinh nghiệm rồi quyết định đi theo chủ
nghĩa Mác- Lênin.Nguyễn Tất Thành là vị cứu tinh của dân tộc Việt Nam. Bước đầu
hoạt động của Người mở ra chân trời mới cho cách mạng nước ta.

0,25
0,25
0,25

0,25
0,5
0,5
0,25
0,25

Câu 4 (3,0 điểm)

Yêu cầu kiến thức
a, Nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam:
+ Giữa thế kỷ XIX, CNTB phát triển mạnh, các nước đế quốc đua nhau tìm kiếm thị
trường, tư bản Pháp cũng không nằm ngoài sự việc này.
+ Việt Nam có vị trí địa lý quan trọng, đất rộng, người đông, tài nguyên thiên nhiên
phong phú từ lâu đã là miếng mồi béo bở để các nước phương Tây nhòm ngó, trong đó
có tư bản Pháp.
+ Triều đình nhà Nguyễn cấm đạo, giết đạo, bế quan tỏa cảng là cái cớ để Pháp xâm
lược Việt Nam.
- Lý do Pháp lại chọn Đà Nẵng làm điểm tấn công đầu tiên:
+ Đà Nẵng có cửa biển nước sâu thuận lợi cho tàu chiến Pháp hoạt động, có đồng bằng
Quảng Nam rộng lớn, đất rộng người đông.
+ Đà Nẵng cách Huế không xa (100km về phía bắc), chiếm được Đà Nẵng, Pháp sẽ tạo
được bàn đạp tiến thẳng ra Huế buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng.
=> Như vậy, việc chọn Đà Nẵng làm điểm tấn công đầu tiên nằm trong kế hoạch đánh
nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp.
b, Tình hình chiến sự ở Đà Nẵng 1858-1859:
- Chiều 31/8/1858, 3000 quân Pháp- Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
Rạng sáng 01/9/1858, Pháp gửi tối hậu thư cho quan trấn thủ của ta đòi nộp thành rồi
không đợi trả lời, nổ súng tấn công Đà Nẵng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.
- Nguyễn Tri Phương được cử vào làm tổng chỉ huy mặt trận Quảng Nam- Đà Nẵng đã
cùng nhân dân tích cực kháng chiến: Thực hiện sơ tán, làm “vườn không nhà trống”,
bất hợp tác với giặc đồng thời xây dựng phòng tuyến cản giặc...
- Sau 5 tháng xâm lược, thực dân Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. Kế hoạch
đánh nhanh thắng nhanh của chúng bị thất bại. Thực dân Pháp buộc phải chuyển
hướng tấn công.
--------------HẾT-------------

/>
Điểm

0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,5



×