S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
TÌM HIỂU THỰC TRẠNG, KĨ NĂNG TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ HỌC CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỈ HUY LỚP
VÀ ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH Ở KHỐI 4 - 5 BẬC TIỂU HỌC.
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Học sinh tiểu học là lứa tuổi mà theo Xu-khôm-lin-xki: “Đang diễn ra sự
hình thành con người, đó là quãng thời gian phát triển mạnh mẽ nhất của đời sống
con người”. Đó là thời kỳ mà đứa trẻ không chỉ có nhiệm vụ mới mẻ và đầy khó
khăn với chúng là học tập, mà các em còn phải sống một cuộc sống tâm hồn phong
phú. Nói cách khác, học sinh tiểu học phải học được những kỹ năng vững chắc về
học tập, học cách suy nghĩ và diễn đạt ý nghĩa bằng lời, học cách tham gia hoạt
động của tập thể lớp. Tóm lại, để hình thành một cách toàn diện ngay từ tiểu học,
phải chú ý thực hiện một cách đồng bộ các hoạt động giáo dục. Chỉ có như vậy trẻ
mới thực sự được sống trong thế giới trẻ thơ của mình - một thế giới riêng biệt của
riêng chúng.
Nói cách khác học sinh tiểu học có nhu cầu rất lớn về hoạt động. Bất kỳ lúc
nào trong giờ học, ngoài sân trường các em đều không thể để yên chân tay được.
Điều đó dễ hiểu vì: học sinh tiểu học “đang trải qua thời kỳ mãnh liệt của sự trưởng
thành của hệ thần kinh”. Vì vậy việc tổ chức học tập cho học sinh ở trường tiểu học
phải theo phương châm “Học mà vui - vui mà học”. Và trong kế hoạch dạy học của
nhà trường bên cạnh hoạt động dạy - học, các hoạt động giáo dục học sinh ngoài
giờ học cũng được dành một khoảng thời gian và sự quan tâm thích đáng.
Tuy nhiên, trên thực tế giáo dục ở các trường tiểu học, các hoạt động ngoài
giờ học của học sinh đã được tổ chức thật sự phong phú và mang lại hiệu quả
chưa?. Các em chỉ huy đã thực sự phát huy được khả năng tự quản, tự tổ chức các
hoạt động ngoài giờ học cho tập thể lớp mình, chi đội mình hay chưa?. Nhằm góp
phần tìm hiểu thực trạng trên ở trường tiểu học, tôi đã chọn đề tài: “Tìm hiểu thực
trạng kỹ năng tổ chức hoạt động ngoài giờ học của đội ngũ cán bộ chỉ huy lớp và
Đội TNTP Hồ Chí Minh ở khối 4-5 bậc tiểu học”.
II. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU:
Việc rèn luyện kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ học cho đội ngũ cán
bộ lớp, Đội TNTP Hồ Chí Minh mà thực ra là vấn đề rèn luyện năng lực tổ chức,
kỹ năng tự quản ở các em thiếu niên đã xuất hiện từ khá lâu ở nước ngoài.
Ở nước ta hiện nay, đây là một vấn đề tương đối mới mẻ, nó xuất hiện cùng
lúc với tư tưởng dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của
hệ tư tưởng cũ trong việc xem người thầy là nhân vật chính trong toàn bộ quá trình
giáo dục nên việc tổ chức các hoạt động giáo dục (kể cả trong và ngoài giờ học)
gần như được “khoán trắng” cho người giáo viên. Việc các hoạt động ngoài giờ học
của một tập thể học sinh diễn ra như thế nào là phụ thuộc vào năng lực tổ chức của
giáo viên chủ nhiệm lớp đó. Giáo trình công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp
1
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
(Nguyễn Hữu Hợp, Nguyễn Dục Quang. Trường ĐHSP Hà Nội I), Một số vấn đề
về giáo dục đạo đức và giáo dục công dân cho học sinh tiểu học (Viện khoa học
giáo dục Việt Nam).
Cho đến nay vẫn chưa có một tài liệu cụ thể nào hướng dẫn việc tìm hiểu và
hình thành kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ học cho đội ngũ cán bộ chỉ huy
lớp - Đội TNTP Hồ Chí Minh ở khối 4-5 bậc tiểu học.
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Tìm hiểu kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ học của đội ngũ cán bộ
chỉ huy lớp và Đội TNTP Hồ Chí Minh ở khối 4-5 bậc tiểu học để từ đó đưa ra
những kết luận và kiến nghị.
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
Đề tài đặt ra các nhiệm vụ sau:
1. Tìm hiểu cơ sở lý luận của vấn đề kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ học ở
học sinh khối 4-5 bậc tiểu học.
2. Điều tra thực trạng về kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ học ở đội ngũ
cán bộ chỉ huy lớp và Đội TNTP Hồ Chí Minh ở khối 4-5 bậc tiểu học.
3. Đưa ra những kết luận và kiến nghị cần thiết.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Trong đề tài này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Các phương pháp nghiên cứu lý luận như: Sưu tầm, tập hợp tài liệu, phân tích, lý
giải...
- Các phương pháp phát hiện như: Quan sát, trao đổi, điều tra bằng lý thuyết, điều
tra bằng thực tiễn tiếp xúc...
- Ngoài ra tôi còn sử dụng các phương pháp toán thống kê để xử lý kết quả.
VI. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI:
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục nghiên cứu đề tài
có hai nội dung chính:
* Chương I: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
* Chương II: Thực trạng kỹ năng tổ chức hoạt động ngoài giờ học của đội ngũ cán
bộ chỉ huy lớp và Đội TNTP Hồ Chí Minh ở khối 4-5 bậc tiểu học.
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
I. HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC.
1. Thế nào là hoạt động ngoài giờ học ?
Tâm lý học hiện đại đã chỉ ra rằng, nhân cách chỉ có thể được hình thành và
phát triển thông qua các loại hình hoạt động phong phú và đa dạng. Chính vì vậy,
mặc dù ở bậc tiểu học hoạt động chủ đạo của học sinh là hoạt động học tập, nhưng
hoạt động chơi vẫn vẫn là hoạt động chính và chiếm đa số thời gian của các em.
Các em vui chơi như một nhu cầu không thể thiếu được ngoài giờ học. Hoạt động
2
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
học tập và hoạt động vui chơi (hoạt động ngoài giờ học) là hai hoạt động quan
trọng như nhau trong việc hình thành một nhân cách hài hoà và toàn diện ở học
sinh tiểu học, do đó không thể xem nhẹ một hoạt động nào.
Nếu như hoạt động học tập nhằm vào mục đích chủ yếu là hình thành tri thức
và phát triển trí tuệ ở học sinh, thì các hoạt động ngoài giờ học lại hướng vào mục
đích chủ yếu là giáo dục các hành vi và phẩm chất đạo đức. Bởi khi xét bản chất
quá trình giáo dục (theo nghĩa hẹp) ta đã biết: “Bản chất của quá trình giáo dục là
quá trình tổ chức cuộc sống một cách phong phú và hấp dẫn cho trẻ để thông qua
đó trẻ hình thành và phát triển các phẩm chất và hành vi đạo đức”.
Các hoạt động ngoài giờ học: Là một khái niệm sống đề cập đến tất cả các
hoạt động không chính khoá của học sinh. Các hoạt động có thể có hay không có sự
tổ chức chỉ đạo, điều khiển, điều chỉnh trực tiếp hoặc gián tiếp của nhà sư phạm.
Nhưng ở đây, do giới hạn của đề tài chúng ta chỉ đề cập tới các hoạt động của tập
thể học sinh có sự tổ của đội ngũ cán bộ lớp - Đội TNTP Hồ Chí Minh với tư cách
là người chỉ huy tập thể. Vì vậy, khái niệm hoạt động ngoài giờ học của học sinh
được định nghĩa như sau:
Các hoạt động ngoài giờ học của học sinh là các hoạt động không nằm trong
chính khoá, nhưng được tổ chức và thực hiện phù hợp với các yêu cầu sư phạm, để
góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo của nhà trường.
2. Đặc điểm chính của hoạt động ngoài giờ học ở trường tiểu học nói chung và
khối 4-5 nói riêng.
Từ khái niệm hoạt động ngoài giờ học đã được nêu ở trên, ta có thể rút ra các
đặc điểm của nó như sau:
+ Đó là những hoạt động không nằm trong quy định chính khoá, nhưng được tổ
chức một cách có kế hoạch, theo kế hoạch đào tạo chung của nhà trường hướng vào
mục đích giáo dục đạo đức và phát triển toàn diện nhân cách của học sinh.
+ Hoạt động ngoài giờ học có thể mở rộng thời gian hơn nhiều so với các hoạt động
trong giờ học. Do vì hoạt động này không bị bó hẹp trong phạm vi tiết học, buổi
học.
+ Hoạt động ngoài giờ học có sự mở rộng về không gian hơn so với hoạt động
trong giờ học. Đặc điểm này rất dễ thấy, do vì chúng có thể diễn ra trong không
gian lớp học, nhưng cũng có thể vượt qua khỏi không gian ấy như ngoài lớp, ngoài
trường, ngoài xã hội, cộng đồng.v.v...
+ Hoạt động ngoài giờ học gắn bó chặt chẽ với hoàn cảnh sống, học tập và sinh
hoạt của học sinh. Vì vậy, nó mang đậm tính xã hội.
+ Hoạt động ngoài giờ học liên quan nhiều đến các yếu tố xã hội. Điều đó biểu hiện
ở: lực lượng, thành phần tham gia, mục đích hoạt động, phạm vi hoạt động, kết quả
hoạt động...
+ Hoạt động ngoài giờ học đề cao vai trò chủ thể của học sinh với tư cách là một
thành viên của tập thể, xã hội.
+ Hoạt động ngoài giờ học gắn bó chặt chẽ với các hoạt động trong giờ học. Đặc
điểm này thể hiện ở chỗ: Hoạt động ngoài giờ học hỗ trợ cho các hoạt động trong
giờ học, tăng cường hiệu quả của các hoạt động trong giờ học, vận dụng kiến thức
của học sinh trong giờ học vào thực tiễn. Tăng cường ý nghĩa giáo dục của dạy học
nhất là ở phương diện thực tiễn.v.v...
3
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
+ Hoạt động ngoài giờ học có thể vận dụng thời gian và lao động nhàn rỗi ở các em
học sinh vào mục đích giáo dục.
Ngoài những đặc điểm chung của hoạt động ngoài giờ học ở trường tiểu học
đã nêu ở trên, ở khối 4-5 các hoạt động ngoài giờ học còn có một số đặc điểm sau
đây:
+ Hoạt động ngoài giờ học ở khối 4-5 bước đầu đã có sự chủ động tổ chức dưới sự
chỉ huy của người cán bộ lớp và Đội TNTP Hồ Chí Minh tương đối độc lập với
giáo viên.
+ Hoạt động ngoài giờ học ở khối 4-5 đã có sự phong phú, đa dạng hơn về loại hình
hoạt động và đạt được kết quả cao hơn do có sự chủ động, tự giác tham gia hoạt
động và ý thức kỷ luật đã được hình thành ở các em.
3. Các loại hình hoạt động ngoài giờ học ở trường tiểu học.
a) Nhóm ngoại khoá về môn học:
- Nhóm ngoại khoá ngoài môn học được lặp ra nhằm giúp các em tiếp cận với thế
giới khoa học và kỹ thuật. Phát triển năng khiếu và khả năng sáng tạo, hình thành
kỹ năng và kỷ xảo thực tiễn. Vận dụng tri thức thu lượm được trên giờ học vào thực
tiễn giờ học của nhóm.
- Hoạt động của các nhóm phải được tổ chức một cách chặt chẽ. Trong các nhóm
phải có nhóm trưởng, thư ký và các thành viên. Các nhóm phải có nội quy, kế
hoạch hoạt động và thời khoá biểu.
b) Hoạt động vui chơi:
- Như đã trình bày ở trên, hoạt động vui chơi là cực kỳ cần thiết đối với sự phát
triển và hoàn thiện nhân cách trẻ em về tất cả các mặt: Đức - Trí - Thể - Mĩ và lao
động.
- Ở tiểu học, học sinh có thể chơi ở giờ ra chơi ở trường, ở khu tập thể, sinh hoạt
câu lạc bộ...
c) Hoạt động văn nghệ:
- Tiềm năng văn nghệ ở học sinh tiểu học là rất lớn. Thực tiễn cho thấy, các em rất
thích thú về việc có khả năng tham gia các loại hình văn nghệ khác nhau như: hát,
múa, đọc thơ, chơi các loại nhạc cụ, đóng vai các hoạt cảnh, kịch ngắn.v.v...
- Hoạt động văn nghệ có thể được tổ chức trong tiết hoạt động tập thể, hay trong
các lễ hội theo chủ đề, đợt thi đua hưởng ứng các chủ điểm do nhà trường tổ chức.
d) Hoạt động lao động công ích:
- Hoạt động lao động công ích có ý nghĩa tích cực trong việc rèn luyện thể lực và
lòng yêu lao động, kỹ năng sử dụng các dụng cụ lao động và có thái độ đúng đắn
với thành quả lao động ở các em, từ đó giáo dục thái độ tôn trọng yêu quý người
lao động.
- Hoạt động lao động công ích có thể được tổ chức dưới các hình thức:
+ Dọn dẹp vệ sinh sân trường, đường phố, lớp học, lao động vườn trường, xây
dựng công trình măng non.v.v...
+ Ngoài những loại hình hoạt động kể trên, hoạt động ngoài giờ học có thể thực
hiện thông qua nhiều loại hình hoạt động khác như: Thể dục - thể thao, hoạt động
xã hội -chính trị. Tổ chức các cuộc triển lãm, tham quan...
4
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
II. KỸ NĂNG TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ HỌC Ở ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ CHỈ HUY LỚP VÀ ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH.
1. Thế nào là kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ học?
a) Kỹ năng tổ chức là kỹ năng hoạt động thực tiễn thuộc năng lực tổ chức của
người chỉ huy.
Trong tâm lý học, người ta coi năng lực là những thuộc tính tâm lý của cá
nhân nhờ những thuộc tính này mà con người có khả năng hoàn thành tốt mọi hoạt
động nào đó mà mặc dù phải bỏ ra ít sức lao động nhưng vẫn đạt được kết quả cao.
Năng lực là kết quả phức hợp của những phẩm chất trí tuệ, năng khiếu bẩm sinh...
Năng lực biểu hiện và phát triển trong quá trình hoạt động. Kỹ năng tổ chức
chính là một trong những dạng biểu hiện của nó, tuy nhiên năng lực không biểu
hiện ngay ở kỹ năng mà điều đó chỉ có thể được thông qua việc chủ thể phát huy
năng lực của mình vào một hoạt động nào đó ở mức thành thạo nhất định.
Nói cách khác, rõ hơn thì kỹ năng tổ chức chính là sự biểu hiện ra bên ngoài
bằng hành động của năng lực tổ chức. Đây chính là nhóm kỹ năng quan trọng nhất
trong các nhóm kỹ năng thuộc năng lực tổ chức. Nó có vai trò quyết định trong việc
tổ chức tốt hay không các hoạt động ngoài giờ học tập thể của người chỉ huy.
Thông qua việc đánh giá kỹ năng tổ chức biểu hiện ra bên ngoài bằng hành
động của năng lực trên các mặt: Định hướng hoạt động; lập kế hoạch hoạt động;
điều khiển tập thể hoạt động; theo dõi kiểm tra, đánh giá hoạt động.v.v...
b) Kỹ năng tổ chức hoạt động ngoài giờ học của học sinh tiểu học.
Kỹ năng tổ chức là kết quả một phức hợp sự am hiểu thực tiễn hoạt động;
Am hiểu về mục đích, nhiệm vụ hoạt động; Am hiểu đối tượng tham gia hoạt động;
Am hiểu cách thức điều khiển tập thể; Am hiểu về khả năng kết quả hoạt động; Am
hiểu về tình hình thực tiễn và các biện pháp điều chỉnh hoạt động; Am hiểu về cách
thức lựa chọn hoạt động và lập kế hoạch hoạt động.v.v...
Nói một cách khái quát thì kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ học ở
học sinh tiểu học là: Khả năng lựa chọn kế hoạch hoạt động phù hợp và điều khiển
tập thể thực hiện kế hoạch hợp lý để hoạt động thu được kết quả cao nhất.
2. Cấu trúc của kỹ năng tổ chức hoạt động ngoài giờ học ở học sinh tiểu học.
Xét cấu trúc của kỹ năng tổ chức trong việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ
học cho tập thể của người chỉ huy là một vấn đề khó, bởi vì kỹ năng tổ chức không
biểu hiện rõ qua một hành vi hay một hoạt động cụ thể mà nó thể hiện trên thực tế
dưới dạng xâu chuỗi các hoạt động được tổ chức và trong khả năng phán đoán tình
hình, điều chỉnh hoạt động của người chỉ huy. Tuy nhiên nếu đặt nó trong mối quan
hệ với cấu trúc của hoạt động để xem xét thì ta có thể nhận thấy kỹ năng tổ chức
các hoạt động ngoài giờ học cho tập thể của người chỉ huy bao gồm 6 kỹ năng nhỏ
sau:
a) Kỹ năng định hướng cho hoạt động:
Kỹ năng định hướng chính là khả năng lựa chọn các hoạt động, hình dung trước
được diễn biến và kết quả hoạt động. Kỹ năng này phản ánh tính hướng đích của
hoạt động trong tư duy của người chỉ huy.
b) Kỹ năng lập kế hoạch hoạt động:
5
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Kỹ năng lập kế hoạch hoạt động chính là khả năng xây dựng một kế hoạch hoàn
chỉnh và phù hợp với hoàn cảnh thực tế, dễ dàng thực hiện được và có thể điều
chỉnh tuỳ theo những biến đổi khách quan của hoàn cảnh sắp cho hoạt động vẫn đạt
tới mục đích giáo dục đã định.
c) Kỹ năng điều khiển hoạt động:
Kỹ năng điều khiển các hoạt động ngoài giờ học của người chỉ huy chính là khả
năng điều khiển tập thể một cách thành thạo theo kế hoạch đã lập ra sao cho hoạt
động đạt tới kết quả cao nhất nhưng lại tốn ít công sức nhất.
d) Kỹ năng điều chỉnh hoạt động:
Kỹ năng điều chỉnh hoạt động chính là khả năng, sự linh hoạt trong việc điều
chỉnh kế hoạch phù hợp với tình hình khách quan nhưng không làm cho hoạt động
đi chệch hướng đã xác định. Kỹ năng điều chỉnh cũng thể hiện ở khả năng sữa chữa
sai sót, lệch lạc trong các hoạt động của từng thành viên trong tập thể của người chỉ
huy.
e) Kỹ năng theo dõi, kiểm tra hoạt động:
Kỹ năng theo dõi, kiểm tra hoạt động là khả năng phát hiện kịp thời những sai
lệch trong kế hoạch hoạt động và trong hành động của từng thành viên trong tập thể
để từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời sao cho hoạt động luôn luôn hướng đích.
g) Kỹ năng đánh giá kết quả hoạt động:
Kỹ năng đánh giá kết quả hoạt động là khả năng đánh giá một cách chính xác kết
quả hoạt động của tập thể và của từng thành viên sau những khoảng thời gian nhất
định theo kế hoạch hay sau khi toàn bộ hoạt động đã hoàn thành, để từ đó đề ra giải
pháp nâng cao hiệu quả hoạt động hay tích luỹ kinh nghiệm cho các hoạt động sau.
3. Đặc điểm của kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ học của người chỉ
huy.
Qua việc phân tích cấu trúc của kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ học
ở học sinh tiểu học, ta thấy nó có những đặc điểm sau:
- Kỹ năng tổ chức liên quan chặt chẽ với trình độ nhận thức và lãnh đạo tập thể của
người cán bộ lớp - Đội TNTP Hồ Chí Minh trong các hoạt động ngoài giờ học
được tổ chức.
- Kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ học phát huy tác dụng ngay từ trước khi
bắt tay vào tổ chức hoạt động và duy trì tác dụng trong suốt quá trình tổ chức.
- Kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ học giúp cho người chỉ huy nhanh
chống xác định mục đích, loại hình hoạt động một cách chính xác, lập kế hoạch
hoạt động và dự tính các biện pháp điều chỉnh một cách hợp lý để tổ chức hoạt
động ngoài giờ học tập cho tập thể lớp - Chi đội mình.
* Điều này giúp cho người chỉ huy xác định được:
+ Cần phải quan tâm cái gì trước? Cái gì sau?
+ Cần phải lựa chọn hình thức hoạt động nào cho phù hợp với yêu cầu giáo dục
của nhà trường.
+ Cần phải điều khiển các hoạt động đó ra sao?
+ Các hoạt động đó sẽ diễn ra như thế nào?
+ Kết quả hoạt động đạt được là gì?.v.v...
6
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
- Kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ học không tồn tại một cách độc lập mà
liên quan chặt chẽ đến các năng lực và kỹ năng khác.
- Kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ học đòi hỏi người chỉ huy phải gắn mình
và tập thể mình vào tập hoàn cảnh và hoạt động cụ thể.
4. Vai trò của kỹ năng tổ chức trong việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ học
cho tập thể học sinh đối với người chỉ huy.
Ta biết, ở trường tiểu học người chỉ huy có vai trò rất quan trọng trong các
phong trào hoạt động ngoài giờ học ở lớp - Chi đội mình. Tuy nhiên, mặc dù là
người chịu trách nhiệm chính trong đội tự quản của lớp, chi đội, thì người chỉ huy
vẫn luôn chịu sự hướng dẫn “điều khiển” của giáo viên chủ nhiệm và Tổng phụ
trách Đội. Trong suốt quá trình làm chỉ huy, nếu em đó không độc lập làm việc với
tập thể mình, không thử lãnh đạo tập thể mình mà không có sự trợ giúp của giáo
viên chủ nhiệm hay Tổng phụ trách đội TNTP Hồ Chí Minh thì em đó chỉ có thể
nắm được một vài kiểu mẫu tầm thường và sẽ luôn bị động trong việc tổ chức các
hoạt động ngoài giờ học cho tập thể lớp mình, chi đội mình.
Thực tế cho thấy, ở trường tiểu học cũng có những em học sinh có khả năng
tổ chức rất tốt, biết cách định hướng, lựa chọn hoạt động và lập kế hoạch, điều
khiển tập thể đúng cách. Nhưng lại có nhiều em chỉ huy rất chậm chạp, lúng túng
và thường xuyên bị động với công việc. Rõ ràng, kỹ năng tổ chức các hoạt động
ngoài giờ học có tác dụng tạo cho các em chỉ huy có khả năng thể hiện tính độc lập,
tự chủ, năng lực tổ chức, cũng như sự sáng suốt của mình. Điều đó thể hiện ở
những điểm sau:
+ Kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ học giúp cho người chỉ huy lựa chọn
chính xác các hoạt động và hình dung được khả năng diễn biến cũng như kết quả
hoạt động. Nhờ có kỹ năng này, người chỉ huy biết gạt bỏ những hoạt động không
cần thiết. Hình dung trước các yếu tố có lợi và bất lợi của hoàn cảnh.
+ Kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ học giúp người chỉ huy xây dựng được
một kế hoạch hoàn chỉnh và phù hợp với hoàn cảnh thực tế của trường, lớp mình.
+ Kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ học giúp người chỉ huy điều khiển tập
thể mình một cách thuần thục theo kế hoạch đã lập ra.
+ Kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ học giúp người chỉ huy kịp thời điều
chỉnh kế hoạch hoạt động phù hợp với những thay đổi của hoàn cảnh khách quan.
+ Kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ học giúp người chỉ huy theo dõi, kiểm
tra được các hoạt động của tập thể và hoạt động của các thành viên trong tập thể
mình.
+ Kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ học giúp cho người chỉ huy đánh giá
đúng đắn những kết quả hoạt động của tập thể cũng như của từng cá nhân trong tập
thể mình.
Như vậy, kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ học cho tập thể của người
chỉ huy ở khối 4-5 bậc tiểu học, có vai trò rất quan trọng. Nó là một tiêu chí để
đánh giá năng lực của người chỉ huy.
5. Con đường hình thành các kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ học cho
đội ngũ cán bộ chỉ huy lớp và Đội TNTP Hồ Chí Minh ở khối 4-5 bậc tiểu học.
Như đã đề cập, kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ học cho tập thể của
người chỉ huy là một kỹ năng quan trọng. Do đó, việc hình thành kỹ năng này cho
7
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
các em học sinh khối 4-5 đặc biệt là đội ngũ cán bộ chỉ huy lớp và Đội TNTP Hồ
Chí Minh là vấn đề cần phải quan tâm.
Theo Ph.N.Gônôbôlin: “Kỹ năng là kết quả của học tập và rèn luyện”. Điều
đó có nghĩa là kỹ năng được hình thành thông qua hai con đường: Học tập lý luận
và thực tiễn. Cũng trên hai con đường cơ bản đó, ở tiểu học, việc hình thành kỹ
năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ học cho các em chỉ huy người ta thấy có ba
cách như sau:
+ Kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ học có được thông qua việc các em dự
lớp tập huấn cán bộ tự quản lớp, cán bộ đội, cán bộ phụ trách Sao nhi đồng.
+ Kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ học có được thông qua việc các em
được tham gia các hoạt động ngoài giờ học do người khác tổ chức.
+ Kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ học có được thông qua việc các em
trực tiếp tổ chức các hoạt động ngoài giờ học cho tập thể lớp mình, chi đội mình.
a) Hình thành kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ học cho đội ngũ cán bộ lớp
và Đội TNTP Hồ Chí Minh thông qua các lớp tập huấn cán bộ tự quản lớp, cán bộ
Đội TNTP và cán bộ phụ trách Sao nhi đồng.
* Con đường này đòi hỏi người chỉ huy phải được bồi dưỡng về các vấn đề sau:
- Để tổ chức tốt một hoạt động ngoài giờ học cho tập thể lớp, chi đội mình, người
chỉ huy phải làm những việc gì?
- Lựa chọn hoạt động như thế nào để phù hợp với tình hình lớp và yêu cầu chung
cả nhà trường.
- Làm thế nào để có một kế hoạch hoạt động hoàn chỉnh và phù hợp với điều kiện
cho phép.
- Điều khiển hoạt động của tập thể bằng cách nào và như thế nào để đạt được hiệu
quả cao nhất.
- Khi có những chệch lạc của một hay một số cá nhân do tập thể, hoặc có sự thay
đổi của các điều kiện khách quan thì người chỉ huy phải làm gì?
- Đánh giá kết quả hoạt động của tập thể và từng thành viên trong tập theo những
tiêu chí nào và để làm gì?.v.v...
Đây cũng chính là những cơ sở lý luận rất quan trọng để bản thân tôi thực
hiện việc khảo sát ở các em học sinh đang làm cán bộ lớp, Đội TNTP Hồ Chí Minh
ở khối 4-5 trường tiểu học.
b) Hình thành kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ học cho đội ngũ cán bộ lớp
và Đội TNTP Hồ Chí Minh thông qua việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ học
trong thực tiễn có sự tham gia của các em.
c) Hình thành kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ học cho đội ngũ cán bộ lớp
và Đội TNTP Hồ Chí Minh thông qua việc các em trực tiếp tổ chức các hoạt động
cho tập thể lớp, chi đội mình.
Con đường hình thành kỹ năng này thực chất chính là sự rút kinh nghiệm qua
các lần thực tế tổ chức các hoạt động ngoài giờ học cho tập thể lớp, chi đội mình
của người chỉ huy. Qua việc trực tiếp đóng vai trò chỉ huy và tổ chức các hoạt động
cho tập thể mình, các em có điều kiện ứng dụng những hiểu biết ở lớp tập huấn
cũng từ các lần tổ chức khác nhau, các em dần dần rút kinh nghiệm, có ý thức loại
bỏ sai lầm sao cho lần tổ chức sau bao giờ cũng tốt hơn lần tổ chức trước.
8
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Mặt khác, việc hình hành kỹ năng tổ chức cho các em qua việc cho các em
trực tiếp tổ chức các hoạt động ngoài giờ học cho tập thể mình là rất quan trọng.
Bởi vì, trên thực tế, qua quan sát, theo dõi và điều tra bằng lý thuyết của bản thân
tôi, có nhiều em biết chọn đúng hướng hoạt động, lựa chọn và lên kế hoạch hoạt
động hoàn chỉnh, nhưng khi bắt tay vào tổ chức trên thực tế thì rất lúng túng, bị
động.
III. VẤN ĐỀ ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ HỌC
CỦA NGƯỜI CHỈ HUY.
Chúng ta đã biết, kỹ năng tổ chức chính là một phức hợp sự am hiểu thực
tiễn hoạt động. Nó không chỉ thể hiện trên các hoạt động cụ thể được tổ chức mà nó
còn thể hiện ở khả năng định hướng, phán đoán tình hình, khả năng nhìn nhận
trước kết quả hoạt động trong thực tiễn của người chỉ huy. Do đó việc đánh giá một
học sinh có kỹ năng tổ chức hay không, không phải chỉ nhìn các kỹ năng hoạt động
đang được tổ chức mà còn phải biết được em đó suy nghĩ như thế nào khi lựa chọn
hoạt động ấy cho tập thể lớp, chi đội mình trong muôn vàn các hoạt động khác. Em
đó có dự đoán được những biến cố bất ngờ xẩy ra trong quá trình hoạt động và có
dự phòng các biện pháp khắc phục hay không? Em đó có thực sự tin tưởng vào kế
hoạch do mình đặt ra và thấy trước kết quả hoạt động của tập thể không?
Chính vì thế, việc đánh giá kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ học ở
học sinh là một vấn đề khó. Để đánh giá kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ
học, chúng ta phải đánh giá cả ở hai mặt: Mặt hiểu biết về kỹ năng và mặt thực
hành tổ chức hoạt động trong thực tiễn. Bên cạnh đó cũng cần hết sức quan tâm tới
mối tương quan tuyến tính giữa nhận thức và thực tiễn tổ chức các hoạt động của
các em.
Trên thực tế, để đánh giá kỹ năng tổ chức người ta thường sử dụng ba con
đường:
+ Một là: Điều tra về mặt nhận thức và năng lực.
Để tiến hành điều tra về mặt nhận thức và năng lực thông thường người ta sử dụng
các loại phiếu điều tra về các mặt: Định hướng hoạt động; Lập kế hoạch hoạt động,
điều khiển hoạt động, điều chỉnh hoạt động, theo dõi, kiểm tra hoạt động và đánh
giá hoạt động.
+ Hai là: Quan sát qua thực tiễn hoạt động.
Con đường này chủ yếu là sử dụng phương pháp quan sát, theo dõi trực tiếp các
hoạt động do các em tổ chức.
+ Ba là: Trắc nghiệm về năng khiếu tổ chức.
Trong sáng kiến này, do phạm vi nghiên cứu chỉ là tìm hiểu thực trạng kỹ năng tổ
chức các hoạt động ngoài giờ học của học sinh bản thân tôi chỉ tiến hành khảo sát,
đánh giá trên hai con đường:
- Thứ nhất là: Điều tra hiểu biết về kỹ năng tổ chức và năng lực tổ chức của các
em. Con đường này tôi sử dụng phiếu điều tra nhận thức của học sinh bằng các câu
hỏi.
- Thứ hai là: Tôi tiến hành quan sát thực tiễn tổ chức các hoạt động ngoài giờ học
cho tập thể của đội ngũ cán bộ lớp và Đội TNTP Hồ Chí Minh trong một khoảng
thời gian tương đối dài, trước và sau khi chữa các câu hỏi điều tra. Đây chính là cơ
9
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
sở trực tiếp trong việc tìm hiểu thực trạng kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ
học của các em.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KỸ NĂNG TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI
GIỜ HỌC CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỈ HUY LỚP VÀ ĐỘI TNTP HỒ CHÍ
MINH Ở KHỐI 4-5 BẬC TIỂU HỌC.
Như đã trình bày ở phần “Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu”, mỗi kỹ năng
đều được hình thành từ những tri thức tương ứng. Vì vậy trong phần này, để khảo
sát kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ học ở học sinh, tôi đã tiến hành khảo
sát ở đội ngũ cán bộ chỉ huy lớp và Đội TNTP Hồ Chí Minh ở khối 4-5 trên các
bước sau:
- Sự hiểu biết về kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ học cho tập thể ở các
em chỉ huy.
- Sự thể hiện của kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ học cho tập thể ở đội
ngũ cán bộ chỉ huy Đội TNTP Hồ Chí Minh.
- Cuối cùng tôi xét mức độ tương quan giữa sự hiểu biết về kỹ năng tổ chức và
thực tiễn thực hành kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ học ở đội ngũ các em
chỉ huy lớp và Đội TNTP Hồ Chí Minh ở khối 4-5 bậc tiểu học.
I. SỰ HIỂU BIẾT VỀ KỸ NĂNG TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ
HỌC CHO TẬP THỂ HỌC SINH CỦA CÁC EM CHỈ HUY.
Tôi tiến hành khảo sát trên một số em cán bộ chỉ huy lớp và Đội TNTP Hồ
Chí Minh ở khối 4-5 tại trường. Thông qua bảng trắc nghiệm gồm 20 câu hỏi.
* Trong phần này tôi chia nội dung khảo sát thành 6 phần:
+ Phần 1: Khảo sát về sự hiểu biết vai trò của người chỉ huy.
+ Phần 2: Khảo sát kỹ năng định hướng hoạt động ở các em chỉ huy.
+ Phần 3: Khảo sát kỹ năng lập kế hoạch hoạt động ở các em chỉ huy.
+ Phần 4: Khảo sát kỹ năng điều khiển hoạt động ở các em chỉ huy.
+ Phần 5: Khảo sát kỹ năng điều chỉnh hoạt động ở các em chỉ huy.
+ Phần 6: Khảo sát kỹ năng kiểm tra và đánh giá hoạt động ở các em chỉ huy.
Mỗi phần ở trên tôi có 5 câu hỏi điều tra, trên cơ sở kết quả khảo sát, cử trả
lời đúng 1 câu hỏi tôi cho 1 điểm. Tiến hành điểm số cho từ 1 đến 5 và xử lý kết
quả trên các số, tôi thu được các kết quả như sau:
A) Các bảng phân phối một chiều về kết quả hiểu biết kỹ năng tổ chức các
hoạt động ngoài giờ học ở học sinh khối 4-5.
1. Sự hiểu biết về vai trò của người chỉ huy.
Tổng số phần trăm số học sinh đạt các điểm số từ 1 đến 5 thu được qua bảng sau:
Bảng 1:
Điểm số
Số lượng HS (40 em)
Tỷ số %
1
0
0%
2
3
7,5%
10
3
6
15%
4
16
40%
5
15
37,5%
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Qua kiểm tra từ bảng trên cho ta thấy: Mức độ hiểu biết của học sinh về vai
trò của người chỉ huy là khá tốt, chứng tỏ sự phân tán của các điểm số quanh giá trị
trung bình là khá thấp. Nói cách khác đi là từ độ hiểu biết của các em về vai trò của
người chỉ huy là đồng đều ở mức độ cao. Điều này còn thể hiện ở chỗ có tới 37,5%
số học sinh đạt điểm 5/5. Mặt khác số học sinh đạt điểm từ 3 đến 5 là 92,5% càng
khẳng định được điều tôi nói.
2. Kỹ năng định hướng hoạt động ở các em.
Tổng số phần trăm số học sinh đạt các điểm số từ 1 đến 5 thu được qua bảng sau:
Bảng 2:
Điểm số
1
2
3
4
5
Số lượng HS (40 em)
1
9
20
7
3
Tỷ số %
2,5%
22,5%
50%
17,5%
7,5%
Từ bảng trên ta thấy: Kỹ năng định hướng của các em chỉ ở mức độ trung
bình, chứng tỏ sự phân tán của các điểm số quanh giá trị trung bình là khá lớn, tức
là mức độ kỹ năng định hướng của các em không đồng đều.
3. Kỹ năng lập kế hoạch các hoạt động ngoài giờ học ở các em chỉ huy.
Tổng số các em đạt điểm số từ 1 đến 5 thu được qua bảng sau:
Bảng 3:
Điểm số
Số lượng HS (40 em)
Tỷ số %
1
1
2,5%
2
5
12,5%
3
18
45%
4
13
32,5%
5
3
7,5%
Từ bảng 3 này ta thấy: Kỹ năng lập kế hoạch hoạt động của các em đạt mức khá.
Nói lên độ phân tán quanh giá trị trung bình là khá ít. Nói cách khác đi, mức độ kỹ
năng lập kế hoạch có được ở các em là tương đối đồng đều ở mức khá.
Điều này còn thể hiện ở chỗ 85% các em đạt điểm từ 3 đến 5 và 45% các em đạt
điểm 3/5.
4. Kỹ năng điều khiển các hoạt động ngoài giờ học ở các em.
Tổng số phần trăm số học sinh đạt các điểm số từ 1 đến 5 trong kỹ năng này thu
được qua bảng sau:
Bảng 4:
Điểm số
Số lượng HS (40 em)
Tỷ số %
1
2
5%
2
12
30%
3
20
50%
4
5
12,5%
5
1
2,5%
Qua số liệu thu được ta thấy: Kỹ năng điều khiển các hoạt động ngoài giờ của các
em chưa cao mà chỉ ở mức trung bình. Độ lệch chuẩn là tương đối thấp chứng tỏ
đồng đều trong kỹ năng này ở các em.
5. Kỹ năng điều chỉnh kế hoạch hoạt động ngoài giờ học ở các em.
Kết quả thu được và tỉ số phần trăm các em đạt điểm số từ 1 đến 5 qua việc trả lời
các câu hỏi điều tra về kỹ năng này được thể hiện qua bảng sau:
11
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Bảng 5:
Điểm số
Số lượng HS (40 em)
Tỷ số %
1
2
5%
2
7
17,5%
3
26
65%
4
4
10%
5
1
2,5%
Qua số liệu thu được ở trên ta thấy: Kỹ năng điều chỉnh các hoạt động ngoài giờ
ở các em cũng khá đồng đều và chỉ đạt mức độ trung bình. Điều này thể hiện rõ ở
việc 65% số em đạt điểm 3/5.
6. Kỹ năng kiểm tra, đánh giá các hoạt động ở các em.
Trình tự cũng tiến hành đánh giá cho điểm từ 1 đến 5, kết quả thu được qua việc
điều tra kỹ năng này ở các em thể hiện qua bảng sau:
Bảng 6:
Điểm số
Số lượng HS (40 em)
Tỷ số %
1
1
2,5%
2
5
12,5%
3
24
60%
4
8
20%
5
2
5%
Qua số liệu thu được chứng tỏ kỹ năng kiểm tra, đánh giá hoạt động ở các
em đã ở mức độ khá, tuy nhiên độ lệch chuẩn còn khá cao, nên kỹ năng này chưa
đồng đều.
B. Tổng hợp kết quả khảo sát về sự hiểu biết kỹ năng tổ chức hoạt động ngoài
giờ học.
Trên cơ sở kết quả khảo sát qua 6 bảng phân phối một chiều trên, tôi tiến
hành cho điểm theo cách lượng giá sau:
- Tiêu chí 1: Sự hiểu biết về vai trò của người chỉ huy, tôi cho 1 điểm.
- Tiêu chí 2: Kỹ năng định hướng các hoạt động ngoài giờ học, tôi cho 1 điểm.
- Tiêu chí 3: Kỹ năng lập kế hoạch hoạt động ngoài giờ học, tôi cho 2 điểm.
- Tiêu chí 4: Kỹ năng điều khiển hoạt động ngoài giờ học, tôi cho 1 điểm.
- Tiêu chí 5: Kỹ năng điều chỉnh hoạt động ngoài giờ học, tôi cho 1 điểm.
- Tiêu chí 6: Kỹ năng kiểm tra, đánh giá hoạt động ngoài giờ học, tôi cho 2
điểm.
Kết hợp kết quả 6 bảng trên và cho điểm theo thang điểm 8, tôi có được bảng
phân phối 1 chiều sau đây:
Bảng 7:
Điểm số
1
2
3
4
12
5
6
7
8
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Số lượng
Tỷ số %
0
0%
2
5%
5
23
9
12,5% 57,5% 22,5%
1
2,5%
0
0%
0
0%
II. Thực trạng thực hành kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ học của đội
ngũ cán bộ chỉ huy lớp và Đội TNTP Hồ Chí Minh ở khối 4-5 trong việc tổ
chức các hoạt động ngoài giờ học ở trường tiểu học.
Đây là vấn đề khó nhất của công tác điều tra. Để thực hiện việc này, tôi tiến
hành khảo sát trên các phương diện sau:
- Quan sát diễn biến các hoạt động ngoài giờ học do các em tổ chức.
- Căn cứ vào kết quả các hoạt động ngoài giờ học do các em tổ chức.
- Trao đổi trực tiếp với từng em chỉ huy về một số vấn đề như: Hoạt động do em tổ
chức nhằm mục đích gì? Em có lập kế hoạch cho hoạt động đó hay không? Trong
khi tổ chức hoạt động, em gặp phải những khó khăn gì và em đã làm thế nào trước
những khó khăn đó? Kết quả hoạt động của tập thể em có đạt được như kế hoạch
không, vì sao?...
Để xử lý thông tin về vấn đề này tôi chia làm 4 mức độ sau:
1. Bị động hoàn toàn: Chỉ thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm và
Tổng phụ trách Đội. Tôi ký hiệu là mức độ I.
2. Lúng túng trong việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ học và chưa xử lý tốt
các tình huống. Thường xuyên phải hỏi ý kiến giáo viên chủ nhiệm hoặc Tổng phụ
trách Đội. Tôi ký hiệu là mức độ II.
3. Đã có sự độc lập, chủ động trong tổ chức các hoạt động ngoài giờ học nhưng
còn rụt rè, chưa thật sự quyết đoán, nhanh nhạy và kết quả hoạt động chưa thật tốt.
Tôi ký hiệu là mức độ III.
4. Có sự độc lập, chủ động và sáng tạo. Đã biết xác định hoạt động, lựa chọn kế
hoạch hoạt động, điều khiển điều chỉnh hoạt động, biết kiểm tra đánh giá hoạt động
và hoạt động đã đạt kết quả như mong muốn.
Tổng hợp kết quả, tôi có bảng sau:
Bảng 8:
Mức độ
Số lượng
Tỷ số %
I
5
12,5%
II
19
47,5%
III
12
30%
IV
4
10%
Từ kết quả trên cho thấy:
- Có tới 60% (12,5% + 47,5%) các em chỉ huy chưa có khả năng tổ chức các hoạt
động ngoài giờ học trong thực tiễn cho tập thể lớp mình, chi đội mình.
- Có 30% các em chỉ huy đạt mức độ trung bình và chỉ có 10% các em chỉ huy đã
làm khá tốt việc này. Qua đó ta thấy: Nhìn chung việc thực hành kỹ năng tổ chức
các hoạt động ngoài giờ học ở các em chỉ huy còn yếu và chưa đạt yêu cầu cần thiết
của một người chỉ huy. Điều đó quyết định trực tiếp tới kết quả hoạt động ngoài giờ
học của tập thể lớp, chi đội các em.
Thông qua những kết quả trên cho ta thấy điều này chứng tỏ mối liện hệ phụ
thuộc lẫn nhau về sự hiểu biết kỹ năng tổ chức và thực hành kỹ năng tổ chức các
13
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
hoạt động ngoài giờ học của cán bộ chỉ huy lớp và Đội TNTP Hồ Chí Minh ở khối
4-5 là quá thấp. Nói một cách dễ hiểu là ở học sinh chưa có sự liện hệ mật thiết
giữa sự hiểu biết về kỹ năng tổ chức và thực hành kỹ năng tổ chức hoạt động ngoài
giờ học để tổ chức hoạt động cho tập thể.
Thực tế này cho phép chúng ta kết luận:
+ Rất nhiều cán bộ chỉ huy có ít nhiều hiểu biết về tri thức tổ chức nhưng thực hành
hoạt động tổ chức trong thực tiễn thì lại yếu và ngược lại.
+ Chỉ có một số ít chỉ huy có sự kết hợp hài hoà giữa hiểu biết tri thức (ở mức độ
tiểu học) và thực hành tổ chức các hoạt động ngoài giờ học cho tập thể.
C. PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TIỄN NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH
Em vui lòng trả lời các câu hỏi sau và đánh dấu “ X” vào ô mà em cho là đúng
nhất hoặc điền số thứ tự mà em thấy hợp lý nhất.
Câu 1: Hiện nay em học lớp mấy ?..................................
Câu 2: Em học ở trường nào ? .........................................
Câu 3: Em giữ chức vụ gì trong tập thể lớp, chi đội em ? ..........................
Câu 4: Theo em một hoạt động ngoài giờ thành công nhờ vào:
a. Huynh trưởng.
b. Tập thể lớp.
c. Người chỉ huy.
d. Tổng phụ trách Đội.
e. Bao gồm các điều trên.
Câu 5: Để có một hoạt động tốt thì điều trước tiên người chỉ huy phải làm là:
a. Lập kế hoạch hoạt động.
b. Phân công từng người vào những công việc cụ thể.
c. Định hướng hoạt động cho tập thể mình.
d. Kiểm tra quá trình chuẩn bị của các thành viên.
e. Điều khiển tập thể hoạt động.
Câu 6: Để điều khiển một hoạt động tốt người chỉ huy cần:
a. Nắm vững yêu cầu của hoạt động.
b. Nắm vững tình hình tập thể.
c. Phân công việc hợp lý.
d. Biết đặt mình vào các vị trí của thành viên.
e. Cả 4 nội dung trên.
Câu 7: Để một hoạt động luôn luôn diễn ra trôi chảy, người chỉ huy cần:
a. Kiên quyết giữ nguyên kế hoạch đã lập ra.
b. Khiến trách các thành viên có hành động chưa nghiêm túc.
c. Vận dụng linh hoạt kế hoạch cho phù hợp với tình hình.
d. Nhờ tới sự giúp đỡ của huynh trưởng.
e. Có cách giải quyết khác.
Câu 8: Để một kế hoạch hoạt động tốt người chỉ huy cần:
a. Lựa chọn những hoạt động phù hợp với tập thể mình.
14
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
b. Bố trí người vào công việc hợp lý.
c. Sắp xếp các công việc theo trình tự hợp lý.
d. Dự đoán được những thay đổi trong hoạt động.
e. Thực hiện cả 4 điều trên.
Câu 9: Hưởng ứng chủ điểm “Kính yêu - biết ơn thầy cô giáo” nhân ngày 20 11 do nhà trường tổ chức. Em chọn hoạt động nào cho chi đội mình.
a. Tổ chức ngày hội hoá trang.
b. Thăm gia đình chính sách.
c. Lao động làm sạch - đẹp khuôn viên trường.
d. Phát động thi đua lập thành tích chào mừng ngày 20-11.
e. Cả 4 hoạt động trên.
Câu 10: Em chọn hoạt động nào tốt nhất cho chi đội mình để hướng ứng chủ
điểm “Bác Hồ kính yêu” nhằm lập thành tích chào mừng ngày sinh nhật Bác.
a. Múa hát chào mừng sinh nhật Bác.
b. Tìm hiểu những nơi Bác đã đến trên thế giới.
c. Tìm hiểu về các tên Bác Hồ đã mang.
d. Thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
e. Cả 4 hoạt động trên.
Câu 11: Để hoạt động ngoài giờ luôn đảm bảo yêu cầu của nhà trường, người
chỉ huy cần nắm vững:
a. Mục đích yêu cầu hoạt động.
b. Kế hoạch hoạt động.
c. Cách thức điều khiển tập thể hoạt động.
d. Phương pháp theo dõi kiểm tra hoạt động.
e. Đánh giá hoạt động.
g. Cả 5 điều trên.
Câu 12: Hưởng ứng chủ điểm “Em là mầm non của Đảng” chào mừng ngày
sinh nhật Đảng 3-2. Em chọn hoạt động nào cho chi đội mình.
a. Tổ chức cuộc thi “Em tìm địa chỉ đỏ”.
b. Xây dựng công trình măng non.
c. Giúp đỡ gia đình chính sách.
d. Thi đua tháng “Vở sạch - chữ đẹp” để chào mừng.
e. Cả 4 hoạt động trên.
Câu 13: Hưởng ứng chủ điểm “Thi đua học tốt, tiến bước lên Đoàn” do nhà
trường tổ chức. Em chọn hoạt động nào cho tập thể mình.
a. Thực hiện tháng học giỏi, nói lời hay làm việc tốt.
b. Thi đố vui: “Em hiểu về Đoàn”.
c. Tập luyện nghi thức Đội.
d. Tham gia lao động xây dựng “Công trình tuổi trẻ”.
e. Cả 4 hoạt động trên.
Câu 14: Để buổi sinh hoạt Sao nhi đồng do bạn phụ trách đạt kết quả tốt bạn
sẽ điều khiển các em sinh hoạt theo trình tự như thế nào?
15
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
a. Tập bài múa hát mới hoặc trò chơi mới.
b. Tập trung các Sao, phổ biến nội dung sinh hoạt.
c. Bắt các Sao mắc khuyết điểm hứa sửa chữa.
d. Nhận xét buổi sinh hoạt, dặn dò động viên các Sao học tập rèn luyện tốt.
e. Cho các Sao tự nêu ưu, khuyết điểm trong tuần của mình.
Câu 15: Nội dung nào là quan trọng nhất trong việc lập kế hoạch hoạt động.
a. Lựa chọn những hoạt động phù hợp với tập thể mình.
b. Bố trí người vào các công việc hợp lý.
c. Sắp xếp các công việc hợp lý.
d. Dự đoán được những thay đổi trong hoạt động.
e. Ý kiến khác.
Câu 16: Để đánh giá kết quả hoạt động của từng thành viên trong lớp, em dựa
vào:
a. Theo dõi của chính em về quá trình hoạt động.
b. Dựa vào ý kiến của các thành viên.
c. Kết quả theo dõi của Đội cờ đỏ.
d. Căn cứ vào sản phẩm hoạt động của từng thành viên.
e. Cả 4 vấn đề trên.
Câu 17: Trong một buổi thi văn nghệ giữa các thành viên trong lớp, nếu có
một bạn đến chậm, là chỉ huy em sẽ:
a. Không cho bạn ấy hát nữa vì đã quá lượt.
b. Cho bạn ấy hát nhưng trừ điểm.
c. Xin ý kiến quyết định của cả lớp.
d. Cho rằng việc bạn ấy đến muộn là bình thường.
e. Có cách giải quyết khác.
Câu 18: Khi đang tổ chức một trò chơi, có một bạn không chú ý tập trung, là
chỉ huy em sẽ:
a. Phạt bạn ấy.
b. Báo cáo với huynh trưởng.
c. Để yên coi như không thấy.
d. Làm cho không khí cuộc chơi vui và hấp dẫn hơn để kích thích các bạn.
e. Ý kiến khác.
Câu 19: Khi đánh giá hoạt động của tập thể, em cần:
a. Đánh giá chung về những mặt chưa tốt.
b. Đánh giá chung những ưu điểm.
c. Khen thưởng những thành viên có thành tích tốt.
d. Chỉ ra khuyết điểm của những thành viên chưa tích cực và động viên
bạn khắc phục.
e. Kết hợp các hình thức trên.
Câu 20: Khi một thành viên trong lớp đạt kết quả cao trong hoạt động nào đó
em sẽ:
a. Cho đó là một điều bình thường.
16
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
b. Đánh giá cao kết quả của bạn và khuyến khích mọi người học tập.
c. Đánh giá chỉ để động viên bạn.
d. Đánh giá cụ thể kết quả để có hình thức khen thưởng phù hợp.
e. Đề nghị nhà trường hoặc Liên Đội có hình thức khen thưởng.
D. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN:
- Kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ học cho tập thể của người cán bộ chỉ
huy lớp và Đội TNTP Hồ Chí Minh là một kỹ năng quan trọng cần phải được quan
tâm chú ý hơn nữa trong việc đào tạo các em cán bộ chỉ huy lớp và Đội TNTP Hồ
Chí Minh ở bậc tiểu học nói chung và khối 4-5 nói riêng.
- Đa số các em chỉ huy đã có được một số hiểu biết về kỹ năng tổ chức các hoạt
động ngoài giờ học (điều này thể hiện ở phần lớn các em đạt điểm trung bình - khá
trong điều tra bằng các hoạt động của các em).
- Việc thực hành kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ học cho tập thể trong
thực tiễn ở trường tiểu học còn yếu. Cụ thể là:
+ Vì học sinh chưa nắm được các bước cụ thể cho việc tổ chức một hoạt động
ngoài giờ học cho tập thể lớp, chi đội mình.
+ Số chỉ huy tổ chức các hoạt động ngoài giờ phụ thuộc vào sự hướng dẫn của
giáo viên chủ nhiệm lớp và Tổng phụ trách Đội còn nhiều. Nhiều em lúng túng
trong việc xử lý các tình huống xảy ra trong quá trình tổ chức hoạt động.
+ Kỹ năng điều khiển và điều chỉnh các hoạt động ngoài giờ của các em chỉ huy
còn yếu.
+ Đa phần các em chưa thiết lập được mối quan hệ hữu cơ giữa lý luận và thực
tiễn để thực hành tổ chức các hoạt động ngoài giờ học. Các em tổ chức hoạt động
ngoài giờ học một cách thụ động và mang nặng yếu tố cảm tính.
+ Hiệu quả của các hoạt động ngoài giờ học còn thấp...
II. KIẾN NGHỊ:
Để rèn luyện kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ học cho đội ngũ cán bộ
chỉ huy, nhà trường, Liên đội TNTP Hồ Chí Minh cần thiết phải:
- Mở các lớp tập huấn cán bộ tự quản lớp - Đội TNTP theo định kỳ với nội dung
đa dạng để qua đó các em hiểu được: Vai trò của các em trong việc tổ chức các
hoạt động ngoài giờ học cho tập thể lớp, chi đội mình; Mục đích của hoạt động;
Cách thức lựa chọn và tiến hành tổ chức một hoạt động cho tập thể...
- Thường xuyên có lịch sinh hoạt cán bộ lớp, Đội TNTP Hồ Chí Minh với sự chỉ
đạo của Tổng phụ trách để đánh giá các hoạt động ngoài giờ học dưới sự điều khiển
của các em. Cũng để các em trao đổi kinh nghiệm với nhau, học hỏi lẫn nhau trong
quá trình tổ chức các hoạt động ngoài giờ học.
- Tăng cường đưa các em chỉ huy vào những tình huống khó xử trong quá trình
tổ chức (cả tình huống giả định và tình huống có thật), tạo cho các em phản ứng
nhanh nhạy trong quá trình tổ chức các hoạt động ngoài giờ học. Điều này cũng có
tác dụng gắn liền lý luận với thực tiễn.
- Thường xuyên tổ chức phát động thi đua (đặc biệt là các hình thức hoạt động
thi đua theo chủ điểm) để đưa người chỉ huy vào hoàn cảnh thực tế nhằm nâng cao
kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ học ở các em.
17
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
- Nhà trường cần có hình thức đánh giá đúng đắn vai trò, năng lực tổ chức của
các em chỉ huy, từ đó có chính sách động viên khuyến khích các em./.
18