Tải bản đầy đủ (.docx) (76 trang)

quy trinh sản xuất chả giò chay _ công ty HXK cầu tre (có file cad)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 76 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
KHOA CƠ KHÍ CÔNG NGHỆ

BÁO CÁO THỰC TẬP
THỰC TẾ NGHỀ CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH

ĐỀ TÀI : QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHẢ GIÒ
CHAY

Đvtt: Công ty chế biến hàng xuất khẩu thực phẩm Cầu Tre
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Quốc Sinh
Tống Thị Quỳnh Anh
Sinh viên:

Lê Vĩnh Đại

Lớp

CNSTH47

:

Huế , tháng 01/2017


MỤC LỤC

2


Danh mục bảng biểu



3


Danh mục hình ảnh

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong lịch sử loài người, cuộc sống luôn luôn phát triển. Con người chúng ta từ
ăn lông ở lỗ đã tiến lên ăn no mặc ấm, giờ chúng ta đang hướng tới ăn ngon mặc
đep. Nên các sản phẩm phải đa dạng, hấp dẫn, an toàn, ngon, đẹp và tiện lợi. Để
đáp ứng được các nhu cầu đó và được người tiêu dùng yêu thích các công ty thục
phẩm không ngừng nghiên cứu, cải tiến để cho ra các sản phẩm hợp mới, hợp với
thị hiếu người tiêu dùng mà lại an toàn vệ sinh thực phẩm.
Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre – một danh nghiệp uy tín và có
kinh nghiệm về thực phẩm đã ra mắt hàng loạt các sản phẩm có chất lượng cao
như: chả giò xúc xích, mì, cháo, hải sản đông lạnh, trà…
Chả giò là món ăn lâu đời của nước ta, có nhiều biến tấu và các chế biến, nhưng
trong những bữa tiệc mà được ăn những cuộn chả giò dòn tan của bánh tráng, béo
của thịt, bùi của khoai môn, ăn thêm rau sống thì không gì bằng. Nước ta theo
phật giáo rất đông nên nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng công ty đã cho ra sản
phẩm chả giò chay, kết hợp nguyên liệu từ rau củ tươi và bàn tay khéo léo của
người công nhân và trình độ công nghệ đã. Sản phẩm vừa tiện lợi như bảo quản
lâu mà còn tươi ngon khi sử dụng.
Trong đợt thực tập chuyên môn vừa qua, được sự tạo điều kiện của khoa Cơ khí –
Công nghệ trường Đại học Nông Lâm Huế, cùng ban lãnh đạo của Công ty cổ
phần chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre và sự hướng dẫn của Thầy Nguyễn Quốc
Sinh, tôi được trực tiếp tham gia và quy trình sản xuất, biết về cách sản xuất, các
quy định trong nhà máy,cách thức làm ra sản phẩm và hơn hết là biết sự khó nhọc
của người công nhân. Thấy mình cần cố gắng nhiều hơn để trở thành người kĩ sư
thực phẩm.


4


PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU
CẦU TRE
1.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU
CẦU TRE : [1]

Tên tiếng Việt : CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU CẦU
TRE
Tên tiếng Anh:CAUTRE EXPORT GOODS PROCESSING JOINT STOCK
COMPANY
Tên viết tắt: CTE JSCO
Tổng Giám đốc: Trần Thị Hòa Bình
Mã số Thuế: 0300629913
Số tài khoản VND: 007.1.00.00.05397 NH TMCP Ngoại Thương Chi nhánh
TPHCM.
Tài khoản ngoại tệ: 007.1.37.00.81949 NH TMCP Ngọai Thương Chi nhánh
TPHCM.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số : 4103005762 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
TP. HCM Cấp ngày 21 tháng 12 năm 2006
Địa chỉ : 125/208 Lương Thế Vinh, P. Tân Thới Hòa, Q. Tân Phú, Thành phố Hồ
Chí Minh.
Điện thoại: (84-8) 39612293 - 38560640 - 38558297 - 39612086 -39612543
Fax: (84-8) 39612057 - 39615180.
Facebook : www.facebook.com/thucphamcautre.
Email: ; ;
Website : www.cautre.com.vn ;


www.cautre.vn

Tổng số cán bộ công nhân viên : (31/12/2014) 1512 người

5


Công ty Cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre (Tiền thân là Xí nghiệp
Chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre) được xây dựng từ năm 1982, trên diện tích gần
80.000m2, trong đó hơn 30.000m2 là các xưởng sản xuất với nhiều trang thiết bị
hiện đại. Sản phẩm của Công ty rất đa dạng và phong phú, chế biến từ các nguyên
liệu thủy hải sản và nông sản được tiêu thụ trên toàn quốc thông qua các hệ thống
siêu thị và đại lý phân phối. Ngoài ra sản phẩm của Cầu Tre được xuất đi qua
nhiều nước trên thế giới như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Đức,
Ý, Thụy Sĩ, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Mỹ, Canada,…Công ty đang áp
dụng chương trình quản lý chất lượng sản phẩm theo HACCP, áp dụng ISO
9001:2000 được công nhận bởi tổ chức TUV cho hoạt động sản xuất kinh doanh
của mình. Với kinh nghiệm gần 30 năm sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu, Cầu
Tre chúng tôi có thể sản xuất ra những sản phẩm thích hợp với thị hiếu của từng
thị trường, cũng như những yêu cầu của khách hàng. Trong những năm qua.
Công ty đã từng bước khẳng định vị trí của mình trên thị trường, đặc biệt trong
lĩnh vực chế biến xuất khẩu, chất lượng sản phẩm là vấn đề hàng đầu được Công
ty hết sức coi trọng.

6


1.1.1 CƠ CẤU, HỆ THỐNG TỔ CHỨC


ĐHĐCĐ
Ban Kiểm Soát
HĐQT

Tổng GĐĐH

Kế Toán Trưởng

Phó Tổng Giám Đốc

Giám đốc Kinh Doanh
(NĐ)
Giám
đốc Kinh Doanh (QT)

Phòng kinh Doanh NĐ
Phòng kinh Doanh QT

Giám Đốc Sản Xuất Giám Đốc Chất lượng

Nhà máy CBTP BP. KHSX

Xưởng 1
Phòng KSNB

Phòng Tài Chính

Phòng R & D

Xưởng 2


Xưởng 3

Ban ISO HACCP

Các hệ thống QLCL

Phòng tổ chức nhân sự

Phòng Kĩ Thuật

Nông trường và nhà máy trà
Phòng ĐBCL

Phòng Kho vận

Cập nhật 19/8/2016 Người soạn TP. TCNS

7


1.1.1.1 Các phòng ban:
1-

Phòng Tổ chức Nhân sự
Giám đốc Nhân sự: Bà Đoàn Thị Đặng
Điện thoại: 08 – 39612544 - 313
Fax: 08 – 39612057
Email:


2-

Phòng Tài chính
Giám đốc Tài chính: Bà Đào Mai Thảo
Điện thoại: 08 – 39612544 - 379
Fax: 08 – 39612057
Email:

3- Kế toán Trưởng
KTT: Ông Nguyễn Xuân Vũ
Điện thoại: 08 – 39612544-414
Fax: 08 – 39612057
Email:
4- Phòng Kinh Doanh Quốc tế
Trưởng phòng: Bà Trần Cung Bích Ngân
Điện thoại: 08 – 39612544 - 125
Fax: 08 – 39612057
Email:
5- Phòng Kỹ thuật
Giám đốc Kỹ thuật Cơ điện: Bà Lê Thị Bé Sáu
Điện thoại: 08 – 39612544 - 339

8


Fax: 08 – 39612057
Email:
6- Phòng Kinh doanh (Nội địa)
Giám đốc KD: Ông Trần Quốc Dũng
Điện thoại : 08 – 39618400

Fax : 08 – 39612057
Email :
7- Phòng Nghiên cứu và Phát triển
Giám đốc R&D: Ông Đặng Vân Lâm
Điện thoại: 08 – 39612544-448
Fax: 08 – 39612057
Email:
8- Phòng Đảm Bảo Chất Lượng
Trưởng phòng: Ông Trần Vũ Bảo
Điện thoại: 08 – 39612544 - 283
Fax: 08 – 39612057
Email:
9- Phòng Kho vận
Trưởng phòng: Ông Nguyễn Ngọc Tấn
Điện thoại: 08 – 39612543 - 269
Fax: 08 – 39612057
Email:
10- Phòng Marketing
Trưởng phòng:
Điện thoại: 08 – 39612544 - 808
9


Fax: 08 – 39612057
Email:
11- Phòng KSNB
Trưởng phòng: Ông Nguyễn Hiệp
Điện thoại: 08 – 39612544 - 123
Fax: 08 – 39612057
Email:

12- Nhà máy Chế Biến Thực Phẩm
Giám đốc NM: Bà Vũ Thị Phương Dung
Điện thoại: 08 – 39612544 - 555
Fax: 08 – 39612057
Email:
13- Nông trường & Nhà Máy Trà
Giám đốc NM: Ông Đặng Ngọc Cẩn
Điện thoại - Fax: 063 3751 924
Email:
14- Giám đốc Sản xuất
Giám đốc SX: Ông Văn Nguyễn Thái Bình
Điện thoại: 08 – 39612544 - 115
Fax: 08 – 39612057
Email:
15- Giám đốc Kinh doanh (Quốc tế)
Giám đốc KDQT: Bà Nguyễn Thị Bích Thuận
Điện thoại: 08 – 39612544 - 568

10


Fax: 08 – 39612057
Email:

Ngành, nghề kinh doanh

- Công ty cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre sản xuất, chế biến, bảo quản
thịt và sản phẩm từ thịt. Chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản.
Bổ sung: sản xuất và mua bán trà các loại. Sản xuất và mua bán các loại bánh,
kẹo, thực phẩm, nước giải khát (không sản xuất nước giải khát tại trụ sở). Mua

bán thủy sản và sản phẩm từ thủy sản, nông lâm sản nguyên liệu, động vật sống
11


(trừ kinh doanh động vật hoang dã thuộc danh mục điều ước Quốc tế và Việt
Nam ký kết hoặc tham gia quy định và các loại động vật quý hiếm khác cần được
bảo vệ), lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá điếu sản xuất trong nước, vật
liệu xây dựng, đồ dùng cá nhân và gia đình, máy móc thiết bị và phụ tùng ngành
chế biến thực phẩm - ngành xây dựng. Trang trí nội thất. Cho thuê kho bãi, văn
phòng nhà ở. Kinh doanh nhà hàng ăn uống (không kinh doanh tại trụ sở). kinh
doanh bất động sản. Đào tạo nghề. Dịch vụ hỗ trợ trồng trọt. Môi giới thương
mại. Đại lý mua bán ký gửi hàng hóa. Xây dựng công trình dân dụng, công
nghiệp. Tư vấn đầu tư (trừ tư vấn tài chính kế toán). Tư vấn xây dựng ( trừ thiết
kế công trình, khảo sát xây dựng, giám sát thi công).
1.1.1.2 Hàng hóa/dịch vụ chính :
- Hải sản: nghêu, bạch tuộc, mực, cá, cua, ghẹ,...
- Thực phẩm Chế biến: Chả giò, Há cảo, Xíu mại, Chạo tôm, Bánh xếp,...
- Trà các loại ướp hương tự nhiên, Trà lài, Trà sen, Trà đen, Trà Ôlong, Trà phổ
nhĩ, Trà khổ qua,…
1.1.1.3 Thành tựu đạt được :

12


1.2 QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẦU CẦU TRE

Trong hơn hai thập kỹ qua, Công ty đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác
nhau, bên cạnh nhiều thuận lợi cũng gặp không ít khó khăn nhưng một đặc điểm
khá nhất quán là dù ở bất cứ hoàn cảnh nào Công ty cũng đều thể hiện được tính

tự lực, khả năng sáng tạo và cố gắng vượt khó của mình với tinh thần đoàn kết
cao của một tập thể luôn gắn bó với nhau và gắn bó với sự nghiệp chung của
Công ty. Nhờ vậy Cầu Tre đã vượt qua nhiều khó khăn trong trong quãng đường
dài phát triển.
1.2.1 Sơ lược về công ty Direximco, tiền thân của Công ty Cổ phần Chế biến hàng
xuất khẩu Cầu Tre:
- Nói đến Cầu Tre không thể không nhắc đến Direximco. Công Ty Direximco ra
đời trong bối cảnh của những năm 1979 - 1980, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp Thành phố lâm vào tình trạng bán đình đốn do thiếu nguyên liệu,
thiếu phụ tùng thay thế, công nhân thiếu việc làm và Nhà nước phải giải quyết
những hậu quả tất yếu của một đất nước vừa thoát ra khỏi chiến tranh kéo dài
hàng chục năm lại đang phải đương đầu với một cuộc chiến mới ở cả hai phía:
biên giới Bắc và Tây Nam.
Sau khi có Nghị quyết 06 của Trung Ương và Nghị quyết 26 của Bộ Chính
Trị, trước đòi hỏi bức xúc của tình hình chung, cuối tháng 04 năm 1980, Thành
Uỷ và Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố chủ trương cho thành lập Ban Xuất Nhập
Khẩu thuộc Liên Hiệp Xã TTCN Thành phố. Qua một năm làm thử nghiệm với
một số thương vụ xuất nhập khẩu theo cung cách mới chứng tỏ có tác dụng tích
cực và đem lại hiệu quả kinh doanh tốt, Thành phố ra Quyết định số 104/QĐ-UB
ngày 30.05.1981 cho phép thành lập Công Ty Sài gòn Direximco, cùng lúc với 3
13


Công ty xuất nhập khẩu khác (Cholimex, Ramico, Ficonimex) trên địa bàn Thành
phố.
Trong tình hình ngân sách Thành phố còn rất eo hẹp, theo tinh thần chỉ đạo
của Thành Uỷ và UBND Thành phố, Direximco hoạt động tự lực cánh sinh với
phương châm ''hai được” (được phép huy động vốn trong dân và vốn nước ngoài;
được phép đề xuất chính sách cụ thể, được xét duyệt ngay) và ''hai không'' (không
lấy vốn ngân sách Nhà nước; không vay quỹ ngoại tệ xuất nhập khẩu). Đây là chủ

trương đầy tính sáng tạo và dũng cảm trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ.
Với cách làm linh hoạt, đi từ nhỏ đến lớn, lấy ngắn nuôi dài, Direximco đã
có những bước phát triển nhảy vọt về kim ngạch xuất nhập khẩu. Đồng thời,
Direximco đã tạo được khoản lãi và chênh lệch giá 1,6 tỉ đồng. Vào thời điểm đầu
thập kỹ 80, đây là một khoản tiền rất lớn.
Trong thời kỳ hoạt động của Direximco, mặc dù kinh doanh là chủ yếu,
nhưng Ban lãnh đạo Công Ty đã nhận thức được xu hướng các tỉnh sẽ dần dần
tiến lên tự làm xuất nhập khẩu, nhất là xuất thô và sơ chế, giảm dần phụ thuộc
vào Thành phố, từ đó đặt ra yêu cầu Direximco phải tổ chức cho được một số cơ
sở sản xuất của chính mình để chủ động có nguồn hàng xuất ổn định lâu đài, có
hiệu quả kinh doanh cao trên cơ sở dựa vào tiềm năng và thế mạnh về mặt khoa
học kỹ thuật, tay nghề của Thành phố thông qua làm hàng xuất khẩu tinh chế.
Quyết định đầu tư xây dựng cơ sở chế biến hàng xuất khẩu là thể hiện ý đồ chiến
lược này.
1.2.2

Chuyển thể từ Direximco sang Xí nghiệp Cầu Tre:
Sau khi có Nghị quyết 01/NQ-TW ngày 14 tháng 09 năm 1982 của Bộ
Chính Trị, căn cứ vào Nghị quyết hội nghị Ban Thường Vụ Thành Uỷ bàn về
công tác xuất nhập khẩu (Thông báo số 12/TB-TU ngày 28 tháng 04 năm 1983),
Uỷ Ban Nhân Dân Thành phố đã ra Quyết định số 73/QĐ-UB ngày 01 tháng 06
năm 1983 chuyển Công Ty xuất nhập khẩu Trực dụng Công nghiệp Saigon
Direximco thành Xí Nghiệp Quốc Doanh Chế Biến Hàng Xuất Khẩu Cầu Tre (Xí
nghiệp Cầu Tre).
Theo Quyết định nói trên, Xí Nghiệp là một đơn vị sản xuất chế biến để cung ứng
xuất khẩu trực thuộc Sở Ngoại Thương Thành phố. Mặt hàng của Xí Nghiệp gồm
14


một số loại hải sản khô, đông lạnh và một số hàng khác được quy định cụ thể

trong kế hoạch hàng năm của Xí Nghiệp.
Sau nhiều đợt tổ chức lại ngành Ngoại thương Thành phố, Xí Nghiệp lần lượt
trực thuộc Tổng Công Ty Xuất nhập khẩu Thành phố (IMEXCO), Ban Kinh tế
Đối Ngoại, Sở Kinh tế Đối Ngoại, Sở Thương Mại và Tổng Công Ty Thương
Mại Saigon.
Vào thời điểm chuyển thể, tình hình tài sản của Direximco rất khả quan, gồm
nhiều tài sản cố định có giá trị cao, nhất là một quỹ hàng hoá lớn.
Direximco đã chuyển giao toàn bộ tài sản cho Sở Ngoại Thương, trong đó riêng
hàng hoá nhập (sợi. nhựa, hoá chất, vv...) trị giá khoảng 10 triệu USD, 103 triệu
đồng hàng hoá xuất khẩu, hơn 45 triệu đồng hàng công nghệ phẩm và 77 triệu
đồng vốn bằng tiền.
Sở Ngoại Thương đã cắt giao lại cho Xí Nghiệp số vốn 218 triệu đồng, để làm
vốn kinh doanh ban đầu, trong đó:
- Vốn cố định

: 143 triệu đồng

- Vốn lưu động : 75 triệu đồng
Thật ra, các phần vốn '' do Ngân sách cấp'' nói trên thực chất chỉ là một phần
trích trong khoản tích luỹ Direximco tạo được từ kết quả kinh doanh của mình.
Sau đợt đổi tiền năm 1985, vốn cố định được quy ra thành 14,3 triệu đồng và qua
các đợt đánh giá lại theo chủ trương của Bộ Tài Chánh và hàng năm Xí Nghiệp
trích lãi để bảo toàn vốn, phần vốn nói trên là 11,8 tỉ đồng, chiếm khoảng 11,4 %
tổng số vốn của Xí Nghiệp (Quyết toán năm 1997).
Riêng vốn lưu động (75 triệu đồng) vào cuối năm 1984, Xí Nghiệp đã hoàn trả lại
đầy đủ cho Ngân sách.
Bằng nguồn vốn khiêm tốn được giao, với nỗ lực của bản thân, Xí Nghiệp đã
từng bước đi lên, xây dựng được cơ ngơi thuộc loại quy mô tương đối lớn của
Thành phố như ngày hôm nay.
Quá trình đi lên của Xí Nghiệp thật ra không đơn giản. Qua nhiều giai đoạn khác

nhau, thuận lợi nhiều nhưng khó khăn không ít, thậm chí có lúc đòi hỏi Xí Nghiệp
phải có sự chọn lựa một cách thật sáng suốt và phải có quyết tâm cao vượt qua
thử thách để khỏi đi vào bế tắc.
1.2.3

Các giai đoạn phát triển của xí nghiệp
15


Hơn 30 năm hoạt động của Xí Nghiệp có thể chia thành ba giai đoạn chính:
1. Giai đoạn 1983- 1989: Sản xuất khẩu kết hợp kinh doanh hàng nhập khẩu.
Nét đặc trưng hoạt động giai đoạn này là kết hợp sản xuất hàng xuất khẩu với
kinh doanh hàng nhập khẩu dưới hình thức chủ yếu dùng hàng nhập để đối lưu
huy động hàng xuất, đồng thời dùng lãi và chênh lệch giá trong kinh doanh hàng
nhập để hổ trợ làm hàng xuất khẩu.
Giai đoạn này có 2 thời kỳ :
1.1 Thời kỳ 1983 -1987:
Xí nghiệp Cầu Tre là chân hàng cùa IMEXCO.
Theo Quyết định 73/QĐ-UB của UB Nhân dân Thành phố, sau khi chuyển thể từ
Direximco, Xí Nghiệp Cầu Tre cũng như nhiều đơn vị làm hàng xuất khẩu khác
của Thành phố đã trở thành ''chân hàng'' của IMEXCO, trong đó vai trò của
IMEXCO là đầu mối. Ở khâu nhập, Xí Nghiệp thông qua IMEXCO dưới hình
thức “hàng đối lưu” và trong phạm vi “quyền sử dụng ngoại tệ” của mình.
Trong điều kiện bộ máy IMEXCO chưa đủ mạnh, cơ chế quản lý còn mang tính
bao cấp, quyền tự chủ về tài chánh và kế hoạch của Xí Nghiệp chưa được giải
quyết rõ ràng, dứt khoát, hàng đối lưu thường chậm, dẫn đến trì trệ trong huy
động nguyên liệu, tạo nguồn hàng xuất. Hoạt động của Xí Nghiệp bị ảnh hưởng
không ít.
Mặt khác, trang thiết bị kỹ thuật và các phương tiện khác của Xí Nghiệp không
theo kịp đà phát triển sản xuất đòi hỏi phải được khẩn trương tăng cường.

Trong 2 năm đầu, kim ngạch xuất khẩu đã chững lại:
Bảng 1.1 : Kim Ngạch Xuất Khẩu Năm 1983 – 1984.
STT

Năm

Kim ngạch xuất khẩu

1
2

7 tháng cuối năm 1983
1984

4,2 triệu USD
7,5 triệu USD

Để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, một mặt Xí Nghiệp cố gắng tranh thủ
ủng hộ của trên, một mặt tự lực phấn đấu để tìm cách ổn định sản xuất đưa hoạt
động Xí Nghiệp đi lên.
Một trong những biện pháp chủ yếu phải làm ngay là đẩy nhanh tốc độ xây dựng
cơ sở vật chất kỹ thuật, mặc dù gặp khá nhiều khó khăn về vật tư, tiền vốn.Với
16


phương châm “vừa xây dựng, vừa sản xuất”, xây dựng xong đến đâu, đưa vào sản
xuất đến đó, Xí Nghiệp đã sử dụng mặt bằng với hiệu quả tốt hơn. Cùng với tranh
thủ sự tin cậy của khách hàng nước ngoài nhập chịu thiết bị trả chậm, Xí nghiệp
đã có điều kiện nắm bắt thời cơ. Chiến dịch sò điệp với việc huy động hơn 12.000
tấn nguyên liệu, làm ra hơn l.000 tấn sản phẩm đông lạnh và khô hay kế hoạch

làm mặt hàng thịt heo đông lạnh xuất cho Liên Xô gần 3.000 tấn trong 2 năm
1985 -1986 thành công tốt đẹp đã minh chứng cụ thể cho cách làm sáng tạo này.
Nhờ vậy, kim ngạch xuất khẩu năm 1985 - 1987 đã có sự gia tăng đáng kể:
Bảng 1.2 : Kim Ngạch Xuất Khẩu Năm 1985 – 1987
STT
1
2
3

Năm
1985
1986
1987

Kim Ngạch Xuất Khẩu
10,3 triệu USD/R
16,5 triệu USD/R
22,1 triệu USD/R

1.2 Thời kỳ 1988 – 1989: Xí Nghiệp bắt đầu làm xuất nhập khẩu trực tiếp.
Bảng 1.3 : Kim Ngạch Xuất Khẩu Năm 1988 – 1989
STT
1
2

Năm
1988
1989

Kim Ngạch Xuất Khẩu

18,2triệu USD/R
25 triệu USD/R

Kim Ngạch Nhập Khẩu
22,3 triệu USD/R
18,4 triệu USD/R

Tình hình kinh tế cuối năm 1988 đầu năm 1989 của khu vực nói riêng và cả nước
nói chung bước sang giai đoạn mới với nhiều khó khăn:
- Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp bị đình đốn hàng nhập lậu tràn
lan. Nhiều đơn vị nhập ồ ạt, thiếu kế hoạch khiến nguyên liệu, vật tư nhập về
phục vụ sản xuất (sợi, nhựa, hoá chất, vv...) bị tồn đọng, tồn kho lâu, vốn quay
chậm, buộc lòng phải bán lỗ để có vốn tiếp tục sản xuất. Tỷ suất bán hàng nhập
khẩu thường thấp hơn tỷ suất làm hàng xuất khẩu.
- Kinh doanh hàng nhập khẩu trên thực tế đã mất tác dụng hổ trợ xuất khẩu.
- Về mặt sản xuất hàng xuất khẩu Xí Nghiệp cũng có những khó khăn riêng:
+ Giá nguyên liệu trong nước ngày càng tăng theo tốc độ giảm giá của đồng
bạc Việt Nam.
+ Thị trường thế giới biến động bất lợi: giá xuất nhiều mặt hàng chủ lực của
Xí Nghiệp như tôm đông lạnh sụt giảm do sức thu hút của thị trường yếu.
17


+ Lãi suất ngân hàng cao.
+ Hiệu ứng vỡ nợ nhiều doanh nghiệp trong nước làm cho Xí Nghiệp khó thu
hồi nợ, hàng tồn kho giải tỏa chậm, các khoản nộp nghĩa vụ cao, chính sách
thuế xuất nhập khẩu chưa hợp lý.
+ Thiếu điện cho sản xuất vv...
Tất cả những yếu tố nói trên đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất
kinh doanh Xí Nghiệp: năm 1989 tỉ giá hàng xuất bình quân lên đến 4.408

ĐVN/1USD-R trong khi tỷ giá bán hàng nhập bình quân (sau khi loại trừ thuế
nhập khẩu và phí lưu thông) là 4.281 ĐVN/1USD-R.
2. Giai đoạn 1990 - 1998: Đi vào tinh chế xuất khẩu, chấm dứt kinh doanh hàng
nhập. Những nét lớn của sách lược kinh doanh mới có thể tóm lược như sau:
- Tập trung đi vào tinh chế sản xuất, không huy động hàng xuất thô từ bên
ngoài.
- Phấn đấu nhanh chóng giảm và đi đến chấm dứt nhập hàng để kinh doanh, tập
trung sản xuất hàng xuất khẩu.
- Cơ cấu hàng nhập chỉ gồm chủ yếu nguyên liệu, vật tư phục vụ sản xuất của
XN
- Rà soát lại cơ cấu mặt hàng xuất, chọn lọc một số sản phẩm Xí Nghiệp có điều
kiện và ưu thế làm tốt, hiệu quả kinh doanh cao, triển vọng phát triển lâu dài kể
cả mặt hàng mới để tập trung đầu tư.
- Đặt chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh lên hàng đầu. Cân nhắc thận trọng hiệu quả
kinh tế khi xây dựng kế hoạch và triển khai làm các mặt hàng xuất hhẩu, không
nhất thiết chạy theo doanh số.
Nhờ vậy, Xí Nghiệp đã sớm khắc phục tình trạng khó khăn và liên tục làm ăn có
lãi. Từ năm 1991 trở đi mặc dù kim ngạch xuất khẩu trực tiếp từng lúc tuy có biến
động lên xuống .
Bảng 1.4 ; Kim Ngạch Xuất Nhập Khẩu 1990 – 1998
STT
1
2

Kim Ngạch Xuất

Kim Ngạch

Hiệu Quả Kinh Doanh


Năm

Khẩu (1.000

Nhập Khẩu

( Lợi Trước Thuế(lợi

1990
1991

USD).
10,916
10,346

(1.000 USD).
6.200
486

tức)) Triệu VNĐ
2.018
5.773

18


3
4
5
6

7
8
9

1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998

16,113
17,198
10,110
7,858
4,908
6,278
2,220

244
2.124
4.009
3.611
961
282
489

11.991
23.358

13.528
9.063
9.103
9.121
3.300

3. Giai đọan từ năm 1999 đến nay: Xí Nghiệp bắt đầu triển khai một số dự án
đầu tư liên doanh với nước ngoài làm hàng xuất khẩu:
Diện tích mặt bằng đã phát triển từ 3,5 hecta ban đầu, nay lên đến 7,5 hecta
trong đó có hơn 30.000m2 nhà xưởng sản xuất, kho lạnh, kho hàng và các cơ sở
phụ thuộc khác.
Trang thiết bị đã đầu tư đủ mạnh có khả năng sản xuất và chế biến nhiều mặt
hàng khác nhau về thuỷ sản, thực phẩm chế biến, trà và các loại mặt hàng nông
sản xuất khẩu đi nhiều nước như Châu Âu, Nhật, Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc… với
khối lượng xuất khẩu trung bình hàng năm trên 7.000 tấn, đạt kim ngạch xuất
khẩu trung bình hàng năm từ 17 đến 18 triệu USD/năm.
Hệ thống máy móc trang thiết bị của Xí Nghiệp dần được bổ sung và lắp
mới với công nghệ của Châu Âu và Nhật Bản cho phép Xí nghiệp cung cấp
khoảng 8.500 tấn các loại sản phẩm/năm. Hệ thống cấp đông có công suất trên 60
tấn/ngày và dung lượng của hệ thống kho lạnh là 1.000 tấn sản phẩm.
Để có thể đưa hàng thâm nhập thị trường các nước, năm 1999 Xí nghiệp đã
áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn
HACCP. Đến năm 2000, Xí nghiệp đã được phép xuất hàng thuỷ sản và nhuyễn
thể 2 mảnh vỏ vào thị trường Châu Âu. Đồng thời Xí Nghiệp đã được công nhận
đạt tiêu chuẩn ISO 9002 và năm 2003 đã nâng cấp ISO 9001:2000 của tổ chức
TUV CERT - Đức. Xí nghiệp cũng đã nhanh chóng đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
tại 25 nước và đang tiếp tục đăng ký tại 23 nước khác.
Ngày 31/03/2005, Xí Nghiệp được tiến hành Cổ phần hoá theo Quyết định
số 1398/QĐ – UB của UBND TP.HCM. Mục đích của việc cổ phần hoá là nhằm
nâng cao hiệu quả kinh doanh, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, phát huy

nội lực, sáng tạo của cán bộ, công nhân viên, huy động thêm các nguồn vốn từ
bên ngoài để phát triển doanh nghiệp, đồng thời phát huy vai trò làm chủ thực sự
của người lao động và của các cổ đông.
19


Ngày 14/04/2006, theo Quyết định số 1817/QĐ – UBND của UBND
TP.HCM về việc phê duyệt phương án và chuyển Xí nghiệp Chế biến Hàng xuất
khẩu Cầu Tre thành Công ty Cổ phần Chế biến Hàng xuất khẩu Cầu Tre.
Sau khi Cổ phần hoá Xí nghiệp Chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre có tên
tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU CẦU TRE
Tên giao dịch quốc tế: CAUTRE EXPORT GOODS PROCESSING JOINT
STOCK COMPANY
Tên viết tắt: CTE JSCO
Tổng Giám đốc: Trần Thị Hòa Bình
MST: 0300629913
Số tài khoản Việt VND: 007.1.00.00.05397 NH Ngoại Thương TPHCM.
Tài khoản ngoại tệ: 007.1.37.00.81949 NH Ngọai Thương TPHCM.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 4103005762 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
TP. HCM Cấp ngày 21 tháng 12 năm 2006.
Trụ sở chính: số 125/208 Lương Thế Vinh, Phường Tân Thới Hòa, Quận Tân
Phú, TP.HCM.
Công ty Cổ phần Chế biến Hàng xuất khẩu Cầu Tre có:
- Tư cách pháp nhân theo Pháp luật Việt Nam kể từ ngày đăng ký kinh doanh.
- Thực hiện chế độ hoạch toán kinh tế độc lập.
- Con dấu riêng, được mở tài khoản tại Ngân hàng theo quy định cùa Pháp luật.
- Tổ chức và hoạt động theo điều lệ của Công ty Cổ phần và Luật doanh nghiệp,
được đăng ký kinh doanh theo luật định.
Vốn điều lệ: 117.000.000.000 (một trăm mười bảy tỷ) đồng Cổ phần phát hành
lần đầu: 11.700.000 (mười một triệu bảy trăm ngàn) cổ phần với mệnh giá một cổ

phần là 10.000 đồng.
Qua gần 30 năm thành lập và hoạt động, Công ty cổ phần Chế biến hàng xuất
khẩu Cầu Tre là đơn vị luôn chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng và
Nhà nước, hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao hàng năm, thực hiện đầy đủ
các chỉ tiêu nộp thuế, bảo toàn và phát triển vốn, tạo việc làm ổn định và tăng thu
nhập cho người lao động.

1.3 CÁC SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG :

20


Có 3 nhóm mặt hàng được sản xuất tại Công Ty Cổ Phần Chế Biến Hàng Xuất
Khẩu Cầu Tre :
Thực phẩm Chế Biến :
Chả giò tôm, chả giò chay, chả giò thịt, chả giò thịt đặc biệt, chả lụa, chả giò rế
tôm cua, chả giò rế, bánh củ cải, càng cua bách hoa, chạo tôm, cá viên, bánh
xèo…

Hình 1.3.1 Súp hoành thánh
+ Cháo nấu sẵn: cháo nấu chín sẵn- cháo ếch, cháo tôm, cháo lươn…

Hình1.3.2 Cháo lươn
• Sản phẩm yêu thích: xôi bắp, miến xào cua…

21


Hình1.3.3 Xôi bắp
• Thực phẩm chế biến

+ Chả giò

Hình 1.3.4 Chả giò rế tôm cua

Hình 1.3.5 Chả giò đặc biệt thịt

Ngoài ra sản phẩm chả giò còn có: chả giò rế tam giác, samosa thịt bò, chả
giò hoa mai, chả giò đặc biệt, chả giò cá trích…
+ Giò chả: chả lụa tươi đặc biệt, chả bò đặc biệt…

Hình1.3.6 Chả bò đặc biệt
22


+ Dim sum: há cảo, bánh khoai môn, xíu mại…

Hình 1.3.7 Há cảo tôm cua
+ Chạo viên: chạo tôm, càng cua bách hoa…

Hình1.3.8. Càng cua bách hoa
+ Sản phẩm chay: bánh xếp chay, chả giò chay…

Hình 1.3.9 Bánh xếp chay
• Trà: trà Ô Long, trà Phổ Nhĩ, trà Lài
23


Hình 1.3.10. Trà Ô Long hộp cao cấp
• Xúc xích: xúc xích bò, xúc xích heo…


Hình 1.3.11. Xúc xích heo

24


1.4 HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY :

PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM :
Để đáp ứng sản phẩm cho người tiêu dùng một cách tốt hơn, khả năng cạnh
tranh trên thị trường, sự hoàn thiện sản phẩm hiện có được thực hiện với những
mức độ khác nhau :
- Hoàn thiện sản phẩm hiện có về hình thức : Giá trị sử dụng sản phẩm không có gí
thay đổi nhưng hình dáng bên ngoài của sản phẩ thay đổi như : nhãn mác, tên sản
phẩm…Để tạo nên sự hấp dẫn hơn đối với khách hàng, nhờ đó đã làm tăng và
duy trì lượng hàng bán.
- Hoàn thiện sản phẩm về nội dung : Có sự thay đổi về nguyên liệu sử dụng trong
sản xuất nhằm để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm mà chất
lượng sản phẩm không đổi.
Ví dụ : Sự thay đổi về công nghệ sản phẩm.
- Hoàn thiện sản phẩm cả về hình thức lẫn chất lượng : Có sự thay đổi về hình dáng
bên ngoài như : bao bì, nhãn mác sản phẩm lẫn sự thay đổi về cấu trúc, vật liệu
chế tạo sản phẩm.
- Với chính sách chất lượng : “ Sản xuất, chế tạo và cung cấp các sản phẩm đảm
bảo chất lượng, thoả mãn nhu cầu hợp lý của khách hàng mọi lúc, mọi nơi”. Cùng
hệ thống máy móc thiết bị tiên tiến hiện đại của Nhật, Châu Âu, các sản phẩm của
Công ty được sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và HACCP. Các sản phẩm
mang thương hiệu của Công ty đã quen thuộc với thị trường nội địa . Đặc biệt là
thị trường phía Nam, Công ty đã xuất khẩu sang nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ
trên Thế giới như : Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Châu Âu
và các nước trong khối Liên Minh EU…

- Để thực hiện mục tiêu xâm nhập thị trường phía Bắc, Ban Giám Đốc Công ty
cho biết , Công ty sẽ áp dụng công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm trong lĩnh vực
sản xuất các mặt hàng thực phẩm chế biến. Đồng thời phối hợp với Hapro tiến
hành sản xuất tại Hà Nội các sản sản phẩm của Công ty theo khẩu vị miền Bắc,
để đáp ứng nhu cầu của người dân Thủ Đô nói riêng và phía Bắc nói chung
25


×