Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

phát triển thương hiệu điện tử công ty cổ phần đầu tư sản xuất An Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.07 KB, 12 trang )

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

Những khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm thương hiệu, thương hiệu điện tử
1.1.1.1.
Khái niệm thương hiệu

Cho đến nay vẫn có nhiều quan điểm khác nhau về thương hiệu, song trong khuôn
khổ đề tài này, tôi xin được tiếp cận theo hướng sau: .
Theo định nghĩa của Hiệp hội Marketing Hoa Kì: “Thương hiệu là một cái tên, một
từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ hay tổng thể các yếu tố kể trên
nhằm xác định một sản phẩm hay một dịch vụ của một (hay một nhóm) sản phẩm
hay dịch vụ của một (một nhóm) người bán và phân biệt các sản phẩm (dịch vụ) đó
với các đối thủ cạnh tranh”.
Theo định nghĩa của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): “Thương hiệu là một
dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay
một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ
chức. Đối với doanh nghiệp, thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản
phẩm, dịch vụ với dấu hiệu của doanh nghiệpgắn lên bề mặt sản phẩm dịch vụ
nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ. Thương hiệu là một tài sản vô hình quan
trọng và đối với các doanh nghiệplớn, giá trị thương hiệu của doanh nghiệpchiếm
một phần đáng kể trong tổng giá trị của doanh nghiệp”
Như vậy, theo tôi có thể hiểu thương hiệu một cách tương đối như sau:
Thương hiệu, trước hết là một thuật ngữ dùng nhiều trong marketing; là hình ảnh
về một cơ sở sản xuất, kinh doanh (gọi tắt là doanh nghiệp) hoặc hình ảnh về một
loại hoặc một nhóm hàng hóa, dịch vụ; là tập hợp các dấu hiệu để phân biệt hàng
hóa, dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp khác.
Không những thế, Thương hiệu là hình ảnh về hàng hóa (sản phẩm) hoặc doanh
nghiệp. Tuy vậy, nếu chỉ là hình ảnh với cái tên, biểu trưng thôi thì chưa đủ; đằng
sau nó cần phải là chất lượng hàng hóa, dịch vụ, cách ứng xử của doanh nghiệp với


khách hàng, cộng đồng, những hiệu quả tiện ích đích thực cho người tiêu dùng do
hàng hóa và dịch vụ mà nó mang lại... thì thương hiệu đó mới đi sâu vào tâm trí
khách hàng. Các dấu hiệu có thể là các biểu tượng, biểu ngữ, logo, sự thể hiện màu
sắc, âm thanh.... hoặc sự kết hợp giữa các yếu tố đó. Nói đến thương hiệu không chỉ


nhìn nhận và xem xét trên góc độ pháp lý của thuật ngữ này mà quan trọng hơn,
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng của Việt Nam cần nhìn nhận nó
dưới góc độ quản trị doanh nghiệp và marketing. Như vậy, Thương hiệu là một
thuật ngữ với nội hàm rộng.
1.1.1.2.

Sự thể hiện của thương hiệu trên môi trường
Internet

Sự ra đời của internet đã tạo ra cho các doanh nghiệp có nhiều cơ hội lựa chọn
môi trường thể hiện thương hiệu của mình.Không chỉ dừng lại ở môi trường truyền
thống mà doanh nghiệp có thể lựa chọn môi trường internet để thể hiện thương
hiệu.Đây là xu thế tất yếu của các doanh nghiệp khi muốn quảng bá và phát triển
thương hiệu doanh nghiệp sâu rộng trên thị trường và trong tâm trí khách hàng.
Sự thể hiện thương hiệu trên internet được tiếp cận như là một điểm tiếp xúc
thương hiệu, hay nói khác đi internet được coi như là một thành tố trong hệ thống nhận
diện thương hiệu.Nhưng cũng có quan điểm cho rằng đó chính là thương hiệu điện
tử.Sự thể hiện của thương hiệu trên internet được thể hiện qua tên miền (hay tên
website)

1.1.1.3.
Khái niệm thương hiệu điện tử
Từ cách tiếp cận về thương hiệu như trên, trong phạm vi đề tài này tôi xin tiếp cận


thương hiệu điện tử ở khía cạnh sau: thương hiệu điện tử là thương hiệu được xây
dựng, tương tác và thể hiện thông qua internet.
Theo cách tiếp cận trên thì Thương hiệu điện tử gắn liền với internet và các sản phẩm
trên internet.
Thương hiệu điện tử được xây dựng và thể hiện không chỉ thông qua tên miền mà còn
thông qua giao diện, nội dung và khả năng tương tác của website, các liên kết trên
mạng thông tin toàn cầu và các liên kết khác. Hay nói cách khác, Thương hiệu điện tử
không chỉ thuần túy là sự thể hiện của thương hiệu trên mạng internet, mà quan trọng
hơn là đề cập đến khả năng nhận biết và phân biệt của thương hiệu trên mạng, khả
năng ghi nhớ, truyền thông của thương hiệu, khả năng giao tiếp của thương hiệu với
công chúng qua website và những hình ảnh thương hiệu được thể hiện.
Thương hiệu điện tử được xem như là một hình thái đặc thù của thương hiệu, hàm
chứa các thành tố như thương hiệu theo cách hiểu thông thường và gắn bó mật thiết


với thương hiệu thông thường. Do đó, hoàn toàn không nên tách rời Thương hiệu điện
tử với thương hiệu thông thường.
1.1.2. Khái niệm phát triển thương hiệu điện tử
Phát triển thương hiệu được hiểu là tổng hợp các hoạt động nhằm gia tăng
hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng thông qua việc tăng cường các hoạt
động truyền thông và mở rộng thương hiệu doanh nghiệp.
Phát triển thương hiệu điện tử là việc phát triển thương hiệu thông qua internet,
việc phát triển thương hiệu bao gồm hai vấn đề lớn là: gia tăng hình ảnh thương
hiệu doanh nghiệp tới khách hàng và mở rộng thương hiệu của doanh nghiệp.
1.2.

Đặc điểm và yếu tố cấu thành của thương hiệu điện tử
1.2.1. Đặc điểm của thương hiệu điện tử

Thương hiệu điện tử ( E-brand) có những đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, E-brand luôn gắn liền với mạng internet. Đặc điểm này xuất phát
từ tính không có giới hạn về không gian và thời gian của internet, chính vì vậy Eband cũng có đặc điểm này. Tuy nhiên đối tượng tiếp nhận thông điệp lại hẹp và
không phải sản phẩm nào cũng thích hợp để phát triển E-brand.
Thứ hai, E-brand phụ thuộc vào tính duy nhất của tên miền. Tên miền là một
thành tố quan trọng của E-brand, do đó tên miền phải có khả năng bao quát thương
hiệu. Vấn đề pháp lý về tên miền cũng là một trong những yếu tố giúp chống xâm
phạm thương hiệu. Tuy nhiên đặc điểm này lại gây khó khăn cho doanh nghiệp khi
doanh nghiệp muốn mở rộng thương hiệu.
Thứ ba, E-brand không tách rời với thương hiệu thông thường. E-brand là
hình thái thể hiện đặc thù của thương hiệu, như một môi trường thể hiện thương
hiệu và trong chiến lược thương hiệu của bất kỳ một doanh nghiệp nào thì E-brand
và thương hiệu thông thường luôn luôn được kết hợp hài hòa, phối hợp chặt chẽ và
bổ sung cho nhau.
Thứ tư, E-brand chịu sự ràng buộc pháp lý về tên miền. Cũng tương tự như
thương hiệu thông thường, E-brand cũng chịu sự ràng buộc pháp lý về tên miền bởi
luật sở hữu trí tuệ, quy định quản lý tên miền, nhằm tránh sự cạnh tranh không
lành mạnh.


1.2.2.

Các yếu tố cấu thành của thương hiệu điện tử
1.2.2.1.
Tên thương hiệu

Dưới góc độ xây dựng và phát triển thương hiệu, tên gọi là thành tố cơ bản vì
nó là yếu tố chính xác hoặc là liên hệ chính của sản phẩm một cách cô đọng và tinh
tế. Tên gọi là ấn tượng đầu tiên về một doanh nghiệp hay một loại sản phẩm, dịch
vụ trong nhận thức của người tiêu dùng. Vì thế, tên nhãn hiệu là một yếu tố quan
trọng thể hiện khả năng phân biệt của người tiêu dùng khi đã nghe hoặc nhìn thấy

nhãn hiệu và cũng là yếu tố cơ bản gợi nhớ sản phẩm/dịch vụ trong những tình
huống mua hàng.
Một số quy tắc để lựa chọn thành tố tên thương hiệu là: dễ nhớ, có ý nghĩa, dễ
chuyển đổi, gây ấn tượng, đáp ứng yêu cầu bảo hộ.
1.2.4.2. Logo
Dưới góc độ xây dựng thương hiệu, logo là thành tố đồ họa của thương hiệu
góp phần quan trọng trong nhận thức của khách hàng về thương hiệu. Cùng với tên
gọi, logo là cách giới thiệu bằng hình ảnh về công ty. So với tên thương hiệu, logo
trừu tượng, độc đáo và dễ nhận biết hơn nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ khách hàng
không hiểu logo có ý nghĩa gì, liên hệ gì nếu không được giải thích thông qua
chương trình tiếp thị hỗ trợ.
Các yêu cầu đối với một logo: có ý nghĩa văn hóa đặc thù, dễ hiểu, phải đảm
bảo tính cân đối và hài hòa.
1.2.4.3. Khẩu hiệu (Slogan)
Khẩu hiệu là một đoạn ngắn thông tin mô tả hoặc thuyết phục về thương hiệu
theo một cách nào đó.
Các yêu cầu đối với Slogan: dễ nhớ, thể hiện được những đặc tính và lợi ích chủ
yếu của sản phẩm dịch vụ, phải ấn tượng và tạo nên sự khác biệt.
1.2.4.4. Các thành tố khác
-

Tên miền: Đối với thương hiệu truyền thống tên miền không phải là một thành
tố, nhưng đối với thương hiệu điện tử đây lại là một thành tố rất quan trọng mang
tính quyết định tới thành công hay thất bại của thương hiệu điệnt tử.


-

Âm thanh: âm thanh cũng có khả năng làm cho người tiêu dùng nhận biết ra
hàng hóa, giúp phân biệt được nguồn gốc sản xuất khác nhau của các sản phẩm

cùng loại, ngay cả khi người tiêu dùng chưa nhìn thấy hàng hóa.

-

Các yếu tố vô hình: phần hồn của thương hiệu. Các yếu tố vô hình của thương
hiệu là sự trải nghiệm của người tiêu dùng về tổng hợp các yếu tố hữu hình đó
thông qua các tác nghiệp nhằm đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng và gắn bó
với người tiêu dùng, như chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng, văn hóa kinh
doanh.

1.3.

Vai trò của phát triển thương hiệu điện tử đối với các doanh
nghiệp

Trong sự phát triển và bùng nổ thông tin toàn cầu và sự cạnh tranh ngày
càng khốc liệt của thị trường truyền thống và trực tuyến như hiện nay, người ta
càng nhận ra vai trò quan trọng của thương hiệu điện tử đối với sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
E-brand gia tăng khả năng đối thoại doanh nghiệp
Không chỉ là điểm tiếp xúc, nhận biết thương hiệu, E-brand còn làm tăng khả
năng đối thoại thương hiệu. Khả năng đối thoại của doanh nghiệp thông qua Ebrand được thể hiện ở sự tương tác với khách hàng qua website.
E-brand giúp thiết lập kênh riêng phát triển doanh nghiệp
Một trong những chức năng quan trọng của E-brand là chức năng thông tin
và chỉ dẫn, do đó có thể nói rằng E-brand là một kênh truyền thông quan trọng của
doanh nghiệp. E-brand của mỗi một doanh nghiệp là đặc trưng cho doanh nghiệp
đó, trong khi các kênh truyền thông truyền thống được dùng chung cho các doanh
nghiệp thì E-brand sẽ tạo ra một kênh riêng biệt phát triển cho doanh nghiệp đó mà
thôi. Đồng thời thông qua đó giúp quáng bá thương hiệu doanh nghiệp, đưa thương
hiệu doanh nghiệp đến gần hơn với người tiêu dùng, thu hút họ đến với doanh

nghiệp.
Không chỉ là quảng bá, E-brand còn kết hợp xúc tiến bán với truyền thông
tương tác thương hiệu để gây dựng hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp trong tâm
trí khách hàng.


E-brand là sự cam kết của doanh nghiệp với khách hàng
Bằng việc đưa đầy đủ và chính xác các thông tin về sản phẩm/dịch vụ hiện có
của công ty lên website không chỉ giúp khách hàng có thông tin cụ thể về sản
phẩm/dịch vụ chỉ bằng một click chuột thay vì phải đến tận nơi mà qua đó còn củng
cố hơn nữa hình ảnh về sản phẩm/dịch vụ của công ty và thể hiện sự cam kết ngầm
định nào đó của doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm/dịch vụ hoặc lợi ích tiềm ẩn
từ những việc sử dụng hàng hóa mà doanh nghiệp cung cấp đến khách hàng.
E-brand là tài sản có giá của doanh nghiệp
Thương hiệu điện tử là tài sản có giá của doanh nghiệp, nó là tổng hợp của
rất nhiều các yếu tố, những thành quả mà doanh nghiệp đã tạo dựng được trong
suốt quá trình hoạt động của mình.
Thực tế, E-brand có thể đem ra trao đổi mua bán với giá trị rất cao. Một số
doanh nghiệp “đầu cơ” tên miền để kinh doanh (tuy không lành mạnh) đã bán lại
với giá rất cao khi một công ty khác muốn mua lại tên miền có liên quan đến hoạt
động sản xuất kinh doanh công ty họ mà họ chưa kịp tiến hành các thủ tục đăng ký.

1.4. Mô hình nội dung phát triển thương hiệu điện tử cho doanh nghiệp
1.4.1. Sử dụng phối hợp các công cụ Internet Marketing cho thương
hiệu của doanh nghiệp
Các công cụ marketing hiệu quả, được sử dụng thường xuyên và phổ biến nhất có
thể kể đến đó là: Website Marketing, Social Networking, SEM, Email Marketing và
các diễn đàn rao vặt, siêu thị mua bán online.
1.4.1.1. Website Marketing
Ngày nay website đóng vai trò kênh truyền thông và công cụ kinh doanh hàng

đầu cho mỗi doanh nghiệp khi bắt đầu kế hoạch Internet Marketing, nó mang lại
những lợi thế không thể phủ nhận và được xem như cơ sở hạ tầng căn bản cho việc
xây dựng một doanh nghiệp online. Vì thế xây dựng website cho công ty là một công
việc quan trọng đến nỗi trở thành tiêu điểm đầu tiên của mỗi kế hoạch kinh doanh
và là khởi đầu thành công cho một chiến lược Marketing Online.


Tầm quan trọng của website đối với doanh nghiệp :


Tạo thương hiệu riêng của doanh nghiệp trên Internet, tạo cơ hội tiếp xúc với
khách hàng ở mọi nơi và tại mọi thời điểm.



Có thể giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ một cách sinh động và mang tính
tương tác cao.



Tạo cơ hội để bán sản phẩm hàng hóa một cách chuyên nghiệp mà tiết kiệm
được chi phí.



Cơ hội phục vụ khách hàng tốt hơn, đạt được sự hài lòng lớn hơn từ khách
hàng.




Tạo một hình ảnh chuyên nghiệp trước công chúng, công cụ hiệu quả để thực
hiện các chiến dịch PR và Marketing.



Và đơn giản không có website là doanh nghiệp đã mất đi một lượng khách
hàng tiềm năng lớn.

Chính vì thế cách thiết kế và nội dung của website chính là nguồn cung cấp thông tin
và xây dựng hình ảnh quan trọng khi bắt đầu một chiến dịch Internet Marketing.

1.4.1.2. Social Networking
Sự ra đời của mạng xã hội đánh dấu một bước phát triển cao hơn của Internet và
khẳng định sự tồn tại của thế giới thứ 2 mà ở đó thời gian và không gian được rút
ngắn tối đa so với thế giới thực, với mạng xã hội khoảng cách về địa lí dường như
"không tồn tại" ngăn cản sự quảng bá và mở rộng thương hiệu của sản phẩm đến
với khách hàng. Mạng xã hội tạo ra một thế hệ người tiêu dùng thông minh có
quyền lực trong việc lựa chọn, tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ. Mạng xã hội giúp gắn
kết tất cả mọi người trên thế giới lại gần với nhau.


Vì vậy chắc chắn doanh nghiệp không thể bỏ qua cơ hội được tận dụng những lợi
ích mà mạng xã hội đem lại để thực hiện chiến lược quảng cáo và bán hàng. Các
mạng xã hội phổ biến hiện nay như là: Facebook, Zalo, Google+....
Mạng xã hội cực kì hữu ích khi doanh nghiệp muốn những khách hàng tiềm năng
biết đến website của mình và là một phần không thể thiếu của chiến dịch Internet
Marketing.
1.4.1.3. SEM
Một trong những xu hướng hoạt động trên Internet ngày nay là việc sử dụng các
công cụ tìm kiếm nhằm tìm hiểu thông tin về các sản phẩm, tham khảo giá và mua

hàng. Sẽ thật đáng tiếc nếu các chủ shop, chủ doanh nghiệp bỏ qua điểm tiếp cận
khách hàng đầy tiềm năng này. SEM là một công cụ marketing online trên các công
cụ tìm kiếm của Google, Bing,…. Có hai hình thức chính: SEO (tối ưu hóa công cụ tìm
kiếm), hai là Paid Search (quảng cáo trên công cụ tìm kiếm) nhằm thu hút lượng
khách hàng có nhu cầu liên quan đến với website.
Trong khi SEO là lựa chọn tốn kém ít chi phí, cần có thời gian để mang lại hiệu quả
lâu dài thì các hình thức quảng cáo có thể mang lại hiệu quả ngay tức thì. Cả hai
công cụ này đều có những ưu nhược điểm nhất định, phụ thuộc vào từng loại hình
sản phẩm, dịch vụ cũng như chiến lược phát triển khác nhau mà có sự kết hợp hài
hòa.
1.4.1.4. Email marketing
Đây là phương thức cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ và thu thập phản hồi
về sản phẩm, dịch vụ từ khách hàng thông qua email. Địa chỉ email của khách hàng
tiềm năng và hiện tại có thể thu thập hoặc có thể mua. Rất nhiều phương thức được
sử dung, ví dụ như thường xuyên gửi các newsletter (thư giới thiệu sản phẩm của
doanh nghiệp) hoặc phát tán email trên diện rộng những thông tin liên quan đến
sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Email Marketing là một hình thức của
Marketing trực tiếp qua thư tín.


Hiện nay có nhiều phần mềm để hỗ trợ thực hiện Email marketing cho hiệu quả
Internet marketing tăng cao, tiết kiệm được nhiều thời gian và tác động được đúng
khách hàng tiềm năng. Đây cũng là công cụ hỗ trợ đắc lực cho chiến dịch Internet
marketing.
1.4.1.5. Diễn đàn rao văt, siêu thị mua bán online
Đây là hình thức quảng cáo sản phẩm đồng thời hỗ trợ cho công việc SEO website
chính của doanh nghiệp thông qua các bài viết và bình luận trên các diễn đàn có
chất lượng.
Tóm lại có thể nói các công cụ của Internet Marketing trên trừ những công cụ trả
phí thì đều yêu cầu người làm Internet marketing phải có sự kiên trì nhất định để

đạt được mục tiêu đề ra.

1.4.2. Xây dựng cộng đồng khách hàng sử dụng sản phẩm của doanh
nghiệp trên các diễn đàn, mạng xã hội
Doanh nghiệp là người đứng ra chịu trách nhiệm trong việc phát triển và tìm
kiếm thêm những khách hàng vào cộng động này. Những người đồng ý tham gia
công đồng khách hàng chắc hẳn sẽ là những người đang sử dụng sản phẩm của
doanh nghiệp và có sự ủng hộ nhất định.
Nếu có được một cộng đồng khách hàng trung thành, những bài viết nội dung
của doanh nghiệp sẽ liên tục nhận được những lượt like, share, comment . . . từ họ.
Vì thế mà khi tiến đến mục tiêu phát triển mô hình kinh doanh trực tuyến thì điều
cần thiết là doanh nghiệp sẽ tìm kiếm, xây dựng cộng đồng khách hàng tiềm năng
cho mình.
Doanh nghiệp sẽ tương tác với cộng đồng khách hàng của mình trên mạng xã hội
thông qua những comment, hay inbox. Những tương tác này đều được xem là
những cuộc trò chuyện. Trò chuyện với khách khách hàng là cách để doanh nghiệp
duy trì sự phát triển ổn định của cộng đồng khách hàng này. Trong những cuộc trò
chuyện như thế, doanh nghiệp phải là người làm chủ cuộc trò chuyện đó, hướng


khách hàng đến những nội dung liên quan mà nó có thể mang lại lợi ích cho doanh
nghiệp. Tương tác với khách hàng trên mạng xã hội là hoàn toàn miễn phí và chỉ
cần doanh nghiệp dành ra một chút thời gian, hiệu quả mang lại từ nó là rất lớn.
Trong những cuộc trò chuyện hay tương tác trên mạng xã hội, việc doanh nghiệp
dành những lời cảm ơn đến những khách hàng của mình sẽ khiến cho họ có cảm
giác họ được tôn trọng, từ đó họ sẽ gắn kết với sản phẩm của doanh nghiệp dài lâu
hơn. Đối với những khách hàng trung thành, doanh nghiệp cũng có thể thể hiện
những lời cảm ơn của mình bằng những chương trình khuyến mãi hay giảm giá cho
các sản phẩm. Quan tâm đến tâm lý của họ nhiều hơn càng giúp cho cộng đồng
khách hàng trở nên bền chặt, có được một sự phát triển ổn định.

Ngoài việc tự mình nắm bắt tâm lý khách hàng, triển khai các chiến dịch
marketing thì một cách làm hiệu quả nữa lúc này chính là tạo điều kiện để khách
hàng nói lên được suy nghĩ của mình. Để biết rằng họ muốn gì, cần gì, qua đó mà có
kế hoạch tiếp thị phục vụ tốt những nhu cầu của họ. Cộng đồng khách hàng trung
thành sẽ là những đối tượng nói lên những điều cần phải thay đổi để thu hút được
lượng khách hàng tiềm năng nhiều hơn. Khách hàng càng có tiếng nói thì doanh
nghiệp mới có được những cái nhìn tốt hơn từ chiến dịch kinh doanh của mình.
Phát triển kinh doanh hiệu quả hơn khi doanh nghiệp có trong tay một cộng đồng
khách hàng trung thành. Đó sẽ là nền tảng cho một sự phát triển lâu dài, một sự
tăng trưởng ổn định.
1.4.3. Tận dụng ảnh hưởng của các khách hàng trung thành để truyền
thông thương hiệu cho doanh nghiệp
Lòng trung thành là tài sản đặc biệt có ý nghĩa quan trọng với doanh nghiệp.
Lòng trung thành có mối quan hệ chặt chẽ với chất lượng được cảm nhận và cảm
nhận về giá cả của khách hàng.
Lợi ích của lòng trung thành thể hiện đó là : giảm chi phí phục vụ khách hàng;
giảm chi phí của khách hàng và tăng giá trị cảm nhận của khách hàng; khách hàng
ít nhạy cảm về giá; thu hút khách hàng mới; tích lũy mối quan hệ, tăng giá trị hình
ảnh của thương hiệu; tăng hiệu quả cảm nhận giá trị; dòng doanh thu ổ định; tăng
tổng lợi nhuận cho doanh nghiệp.


Khi doanh nghiệp đã có được lượng khách hàng trung thành nhất định, doanh
nghiệp nên tận dụng ảnh hưởng từ họ để truyền thông thương hiệu cho mình.
Những khách hàng mới khi tìm kiếm sản phẩm, họ có thể lựa chọn bất cứ nhà cung
cấp nào dựa trên doanh nghiệp mà họ cho là đáng tin cậy. Tuy nhiên rất ít công ty
cho phép khách hàng sử dụng mẫu thử để biết sản phẩm có phù hợp không, vì vậy,
khách hàng thường phải tìm kiếm ở các nguồn khác như phản hồi và đánh giá dịch
vụ khách hàng để đưa ra quyết định.
Những khách hàng trung thành, khi họ đã được sử dụng và trải nghiệm sản

phẩm của bạn trước đó, họ có sự tin tưởng và hài lòng, họ sẽ để lại những phản hồi
tích cực trên trang web của doanh nghiệp, trên các diễn đàn, nhóm, mạng xã hội...
Hoặc lan truyền cho những người thân của họ. Mức độ trung thành càng lớn thì chi
phí marketing càng nhỏ vì các khách hàng trung thành với thương hiệu đã tự
quảng bá thương hiệu một cách hiệu quả.
1.4.4. Tổ chức các sự kiện trực tuyến
Các sự kiện trực tuyến được thiết kế để thu hút và tập hợp những người sử
dụng có cùng sở thích và gia tăng số lượng người tuy cập website. Ý nghĩa của hoạt
động này là dùng những hoạt động mang tính chiến lược, tạo cơ hội cho khách
hàng có dịp giao lưu, đối thoại với doanh nghiệp, thương hiệu nhằm tạo niềm tin và
tình cảm tốt đẹp với thương hiệu và sản phẩm.
Trong đó, các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Zingme... luôn là một trong
những kênh để các nhà tổ chức sự kiện online lựa chọn để tổ chức. Quy trình và kế
hoạch để thực hiện gồm các giai đoạn: Lên ý tưởng, lựa chọn mạng xã hội, tiến hành
chạy sự kiện và cuối cùng là kiểm tra khi tổ chức sự kiện.
1.4.5. Gia tăng hiện diện thương hiệu điện tử thông qua dịch vụ chia sẻ
của doanh nghiệp( video, game, bài viết, thông tin)
Dù thương hiệu của một công ty chủ yếu được đánh giá bởi nhận thức của người
tiêu dùng, công ty vẫn có thể tác động đến những cảm nhận đó bằng các chiến lược
đúng đắn cũng như các hình ảnh và thông điệp thay thế.


Để thu hút được khách hàng, công ty cần xây dựng và đăng tải những nội dung
độc đáo nhằm thu hút khách hàng đến với thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của
doanh nghiệp. Cần thống nhất về logo, màu sắc và đồ họa và thông điệp truyền tải
qua các hình thức truyền thông (ví dụ như các bài viết trên website, tweet hay bản
tin,..) vì đó là chìa khóa để xây dựng thương hiệu một cách chính xác và hiệu quả.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tham khảo thêm cách sử dụng video để giúp truyền
tải nhận thức về thương hiệu.
Mạng xã hội chắc chắn sẽ là một phần quan trọng bởi đây là nơi tốt nhất để trực

tiếp tương tác và thu hút khách hàng. Tìm hiểu nơi khách hàng mục tiêu thường trò
chuyện và lắng nghe chia sẻ của họ. Đó là cách công ty có thể tiếp cận và chia sẻ tự
nhiên nhất với họ vấn đề thương hiệu có thể hỗ trợ. Đăng ảnh, đầu tư vào việc sáng
tạo ra nội dung và phát triển hashtag thương hiệu của công ty. Xuất hiện đúng lúc
và tương tác phù hợp với khách hàng – họ sẽ cảm nhận được sự chân thành của
công ty.



×