Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

SKNN Giải Pháp Đưa Phương Pháp Bàn Tay Nặn Bột Vào Dạy Học Vật Lí Cấp Trung Học Cơ Sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 26 trang )

TÊN ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP ĐƯA PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT VÀO DẠY
HỌC VẬT LÍ CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong năm học 2012-2013 ngành giáo dục tỉnh Bến Tre bắt đầu triển khai phương
pháp “bàn tay nặn bột” trong dạy học cấp tiểu học, và đến năm học 2013-2014 phương pháp
này được triển khai đến cấp trung học. Trong năm học 2014-2015 thực hiện dạy học và
kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Tinh thần đổi mới này nhằm thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp
cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chổ quan tâm đến việc học
sinh học được cái gì đến chổ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Sự
chuyển giao đó là động lực thúc đẩy người thầy phải “học nữa, học mãi” nhằm trao dồi kiến
thức chuyên môn để thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối
truyền thụ một chiều sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình
thành năng lực và phẩm chất, đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng
về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề.
Đối với giáo viên THCS tại Bến Tre thời gian tiếp cận với tinh thần đổi mới này là
không nhiều, và cũng chỉ được tiếp thu qua các lớp tập huấn ngắn hạn do sở giáo dục và đào
tạo Bến Tre tổ chức. Khi tiếp cận phương pháp “bàn tay nặn bột” cùng với “dạy học và
kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh” tôi rất băn
khoăn và nhiều trăn trở, liệu người thầy phải làm thế nào để thực hiện thành công bài dạy
của mình theo đúng tinh thần đổi mới mà không gây quá tải, không tạo áp lực cho cả người
dạy và người học trước khó khăn hiện nay:
+ Chủ đề dạy học theo phương pháp “bàn tay nặn bột” có thể thực hiện vượt quá số
tiết qui định của khung phân phối chương trình, vậy thời gian nào dùng để lấp vào?
+ Nhiều trường thực hiện theo chỉ đạo của Sở giáo dục là thực hiện dạy hai buổi trên
ngày, nên quỹ thời gian dành cho học sinh nghiên cứu, tìm tòi quả thật là điều nan giải.
+ Đối với các trường thiếu nhân viên phục vụ phòng thực hành thí nghiệm thì việc
cung cấp dụng cụ thí nghiệm cho học sinh là khó khăn, nếu học sinh chỉ trông chờ vào giáo
viên bộ môn thì khó vào được phòng thực hành để tìm học cụ phục vụ cho việc tự nghiên
cứu.


1


+ Nguồn lực phụ vụ cho quá trình đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường
như: cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, hạ tầng công nghệ thông tin- truyền thông còn thiếu,
chưa đồng bộ, làm hạn chế việc áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại.
“Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” câu nói này tôn
vinh người thầy; nhưng với tôi nó lại là lời nhắc nhở: nhắc nhở tôi “phải luôn tự học” và
“phải luôn sáng tạo” để mỗi thầy cô giáo là một tấm gương học sinh noi theo. “Không có
việc gì khó chỉ sợ lòng không bền”, sau các lớp tập huấn chuyên môn tôi bắt tay ngay vào
thực hiện, với vốn tích lũy của tôi là từ thành công của các sáng kiến kinh nghiệm: “Một số
hình thức hoạt động đưa học sinh vào môi trường học tập thân thiện” đạt giải B cấp phòng
trong năm học 2008-2009; “Kinh nghiệm viết các kiểu câu hỏi trắc nghiệm khách quan
trong dạy học vật lí” đạt giải A cấp phòng, giải B cấp tỉnh, trong năm học 2009-2010;
“Thực hành thí nghiệm trong dạy học vật lí” đạt giải A cấp phòng trong năm học 20102011, đạt giải cấp tỉnh trong năm học 2011-2012; “Tích cực đổi mới kiểm tra đánh giá kết
quả học tập của học sinh, dần tiếp cận với phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy học vật
lý” đạt giải cấp phòng trong năm học 2013-2014, cùng với gần hai mươi năm kinh nghiệm
tôi đã mạnh dạn đưa phương pháp “bàn tay nặn bột” vào trong tiết dạy bằng cách lồng ghép
với kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Số lần mà tôi đã thực
hiện là không nhiều lắm, và chưa thật sự nhuần nhuyễn, kinh nghiệm chưa đủ để kết thành
“sáng kiến” hay, nhưng tôi vẫn mạnh dạn chấp bút báo cáo lại với tập thể sư phạm một sáng
kiến tôi đã nghĩ ra, bản thân đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện và hoàn chỉnh“Giải pháp đưa
phương pháp bàn tay nặn bột vào dạy học môn vật lí cấp trung học cơ sở”
Xin được chia sẻ cùng quí đồng nghiệp.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Cơ sở lí luận của vấn đề:
1.1. Đánh giá trong giáo dục
Đánh giá trong giáo dục là quá trình thu thập và xử lí kịp thời, có hệ thống thông tin
về hiện trạng, chất lượng, hiệu quả giáo dục. Đánh giá là một khâu quan trọng không thể
thiếu được trong quá trình giáo dục.

Đánh giá chất lượng giáo dục gồm nhiều vấn đề trong đó hai vấn đề cơ bản nhất là
đánh giá chất lượng dạy của thầy và đánh giá chất lượng học của trò. Trong bài viết này tôi
chỉ tập trung vào đánh giá chất lượng học của trò.

2


Đánh giá chất lượng học của trò là đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua
các loại hình kiểm tra, có các loại hình kiểm tra như sau:
1. Kiểm tra miệng:
Đây là loại hình kiểm tra thường được tiến hành vào đầu mỗi tiết học. Nội dung kiểm
tra thường chỉ yêu cầu học sinh nhắc lại các kiến thức đã học bằng 1 hay 2 câu hỏi tự luận
hoặc có kết hợp giữa trắc nghiệm khách quan với trắc nghiệm tự luận. Hình thức kiểm tra là
học sinh trực tiếp trả lời câu hỏi mà giáo viên đưa ra.
2. Kiểm tra viết 15 phút:
Đây là loại hình kiểm tra mà học sinh phải viết trên giấy, và thực hiện ở 15 phút đầu
hay cuối một tiết học. Nội dung kiểm tra thường là nội dung của một hoặc vài bài vừa học
với những câu hỏi mức độ biết (ghi nhớ, tái hiện); hiểu (giải thích, chứng minh,..) và bài tập
vận dụng đơn giản. Đề kiểm tra 15 phút có thể là những câu hỏi tự luận, trắc nghiệm khách
quan hoặc kết hợp cả hai kiểu câu hỏi trên tuỳ theo nội dung và kinh nghiệm của giáo viên.
3. Kiểm tra viết 45 phút:
Đây là loại hình kiểm tra mà học sinh phải viết trên giấy trong 1 tiết học. Nội dung
kiểm tra là nội dung của một chương, hay của một học kì. Đề kiểm tra viết 45 phút bao gồm
cả trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận. Đây là bài kiểm tra viết có vai trò quyết
định trong hệ thống các bài kiểm tra của vật lí.
4. Bài kiểm tra thực hành:
Đây là loại hình kiểm tra được tiến hành trong giờ thực hành. Nội dung bài kiểm tra
này được qui định và hướng dẫn rõ trong sách giáo khoa. Phần lớn điểm (7điểm/10 điểm)
của bài thực hành này được đánh giá trên bản báo cáo của cá nhân học sinh (học sinh viết
theo mẫu báo cáo); 3đ còn lại giáo viên sẽ căn cứ vào thái độ tham gia vào giờ kiểm tra để

đánh giá ghi điểm.
Trong thời gian qua việc thực hiện kiểm tra đánh giá của giáo viên trong dạy học Vật
lí thường được áp dụng đúng theo qui trình trên, tuy nhiên riêng đối với bộ môn Vật lí thì
việc kiểm tra đánh giá như thế thì theo tôi chưa là “đủ”, vì lí do bộ môn Vật lí là bộ môn
khoa học thực nghiệm, nói đến môn Vật lí là nghĩ ngay đến thực hành thí nghiệm, mà việc
kiểm tra như trên chỉ chủ yếu là kiểm tra về mặt kiến thức lí thuyết thuộc lòng của học sinh,
còn về kĩ năng thực hành và thái độ thì hầu như chưa được đề cập đến trong các đề kiểm tra.
1.2. Phương pháp dạy học:

3


Các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tập luôn là
những phương pháp quan trọng trong dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học không có
nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học truyền thống quen thuộc mà cần bắt đầu bằng
việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng. Các phương pháp dạy
học truyền thống có những hạn chế tất yếu vì thế bên cạnh các phương pháp dạy học truyền
thống cần kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học mới. Không có phương pháp dạy học
toàn năng phù hợp với mọi mục tiêu và nội dung dạy học, mỗi phương pháp và hình thức
dạy học có những ưu nhược điểm và giới hạn sử dụng riêng. Vì vậy việc phối hợp đa dạng
các phương pháp và hình thức dạy học trong toàn bộ quá trình dạy học là phương hướng
quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng dạy học.
2. Thực trạng của vấn đề:
* Thuận lợi:
- Thực hiện theo công văn số 1866/SGD&ĐT-GDTrH ngày 15/8/2014 của Sở giáo
dục và đào tạo Bến Tre về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học
2014-2015, phòng GD&ĐT Châu Thành ban hành công văn số 812/PGD&ĐT-THCS ngày
29/8/2014 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục THCS, tại mục II của công văn:
+ “Đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng chú trọng đánh giá phẩm chất và năng lực
học sinh. Các hình thức kiểm tra và đánh giá đều hướng tới phát triển năng lực của học

sinh” (trích)
+ “ Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực chủ động
sang tạo và vận dụng kiến thức kỹ năng của học sinh theo tinh thần công văn số
3535/BGD&ĐT-GDTrH ngày 27/5/2013 về áp dụng phương pháp “bàn tay nặn bột” và các
phương pháp dạy học tích cực khác” ( trích)
- Rất may mắn tôi dạy môn Vật lí, đây là môn khoa học thực nghiệm, những gì mà
tôi dẫn học trò tìm hiểu phần lớn là đi từ thực nghiệm: thực nghiệm để kiểm chứng hoặc
thực nghiệm để tìm tòi. Để có một thực nghiệm thành công thì đầu tiên phải có vấn đề, có
vấn đề rồi tìm hiểu, đến thực nghiệm và cuối cùng là kết luận vấn đề đó, điều này hoàn toàn
phù phù hợp với tiến trình năm bước của phương pháp “bàn tay nặn bột”. Mặt khác kiến
thức của vật lí là kiến thức của đời sống, do đó hoàn toàn phù hợp với việc xây dựng hệ
thống câu hỏi theo định hướng phát triển năng lực người học.
* Khó khăn:

4


Tuy nhiên tại các cơ sở giáo dục việc thực hiện theo tinh thần của công văn chỉ dừng
lại ở mức độ thử nghiệm là chủ yếu với nhiều lí do:
+ Nhận thức về sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra
đánh giá trong đội ngủ giáo viên còn chưa đồng đều. Năng lực vận dụng các phương pháp
dạy học tích cực, sử dụng thiết bị dạy học trong giáo viên còn hạn chế.
+ Lí luận về phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá chưa được giáo viên nghiên
cứu và vận dụng một cách có hệ thống, còn tình trạng vận dụng lí luận một cách chắp vá
nên chưa tạo sự đồng bộ, hiệu quả; còn nghèo nàn các hình thức tổ chức hoạt động dạy học,
giáo dục.
+ Giáo viên chưa thật sự có tâm huyết với nghề, chưa tận tụy với công việc vì khi
được tham gia các lớp tập huấn về chuyên môn thì chủ yếu chỉ được nghe báo cáo chung về
lí thuyết, do đó để thực hiện theo đúng tinh thần của lớp tập huấn thì người giáo viên phải
mất khá nhiều thời gian đầu tư nghiên cứu tài liệu, thực hiện thử nghiệm, trải nghiệm mới

đúc kết kinh nghiệm thì mới thành thạo được trong công việc.
+ Giáo viên còn ngại khó, ngại vất vả và chưa hết lòng vì học sinh. Các trường qui
mô nhỏ, thiếu nhân viên phục vụ phòng thực hành thí nghiệm thì việc hổ trợ học cụ để học
sinh nghiên cứu thì chỉ trong chờ vào giáo viên bộ môn, điều này sẽ làm mất nhiều thời gian
quý báu của người thầy.
+ Giáo viên còn e dè trong trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp trong nghiên cứu
thực hiện, đây là vấn đề tế nhị và cũng khá là nan giải vì sợ bị đồng nghiệp chê cười.
+ Giáo viên chưa mạnh dạn chủ động ứng dụng công nghệ thông tin- truyền thông,
các phương tiện hiện đại vào trong dạy học.
+ Chỉ chú trọng đến đánh giá cuối kì mà chưa chú trọng việc đánh giá thường xuyên
trong quá trình dạy học, giáo dục.
Giáo dục phổ thong nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục
tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. trước bối cảnh đó và để chuẩn bị
cho quá trình đổi mới chương trình, cần thiết phải đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học
và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục.
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
“Thi gì học nấy” luôn là tiêu chí lựa chọn của đại đa số mọi người, các bài thi và
kiểm tra hiện nay chủ yếu vẫn là kiểm tra sự ghi nhớ và vận dụng kiến thức lí thuyết của

5


học sinh. Do đó việc rèn luyện kĩ năng tự chủ trong thực hành thí nghiệm của học sinh trong
học tập bộ môn Vật lí hay việc khai phá một số vấn đề mấu chốt trong từng thí nghiệm Vật
lí thì hầu như đã bị giáo viên Vật lí lãng quên. Trong năm học 2012-2013 Sở giáo dục đã
triển khai nhiều cuộc thi trong đó tôi tâm đắc nhất là cuộc thi “khoa học kĩ thuật dành cho
học sinh trung học”, bởi vì cuộc thi này đã làm “thức dậy” điều mà giáo viên vật lí đã để
quên. Từ đó tôi mạnh dạn “tăng cường đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định
hướng phát triển năng lực học sinh nhằm đưa phương pháp bàn tay nặn bột vào dạy học
môn vật lí cấp trung học cơ sở” vì theo tôi cách thực hiện kiểm tra, đánh giá kiến thức của

học sinh hiện nay cũng là một vấn đề gây cản trở đến việc đổi mới phương pháp dạy học.
Xin được trao đổi với quí thầy cô đồng nghiệp.
3.1. Đổi mới trong kiểm tra miệng:
Tôi không thực hiện kiểm tra miệng như đã trình bày mà tôi thay thế bằng “đánh giá
quá trình”. “Đánh giá quá trình” được sử dụng trong “suốt thời gian học” của môn học,
“suốt thời gian học” của môn học được hiểu là suốt một tiết học, suốt một học kì, suốt một
năm học và suốt cả một cấp học. “Đánh giá quá trình” là cách đánh giá mà giáo viên hoặc
học sinh cung cấp thông tin phản hồi về hoạt động học của người học giúp giáo viên điều
chỉnh hoạt động dạy phù hợp hơn, giúp học sinh có những thông tin về hoạt động học và từ
đó cải thiện những tồn tại.
Thực hiện “đánh giá quá trình” sẽ giúp cho giáo viên và học sinh tiếp cận với năm
bước của phương pháp “bàn tay nặn bột”, đó là:
Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề.
Bước 2: Bộc lộ quan niện ban đầu của học sinh
Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm.
Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu.
Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức
Xin minh chứng bằng các trãi nghiệm sau:
3.1.1. Đánh giá trong bài lí thuyết (không có thực hành thí nghiệm): trong tiết học
của bài hay trong giờ kiểm tra bài cũ tôi có thể đánh giá nhiều học sinh cùng lúc, mỗi học
sinh thực hiện nhiệm vụ khác nhau. Kiểu đánh giá này chỉ được thực hiện với kiểu bài có
thể ra câu hỏi mở, và nội dung kiến thức của bài vừa sức để các em có đủ trí lực để tham

6


gia. Thực hiện cách đánh giá này là bồi dưỡng học sinh “kỹ năng phản biện” để các em
thực hiện tốt bước hai của phương pháp “bàn tay nặn bột”.
Ví dụ 1: Khi dạy bài “Nhận biết ánh sáng-nguồn sáng và vật sáng” (vật lí 7), tôi thực
hiện hoạt động đánh giá như sau: gọi 02 học sinh:

Học sinh 1: Ra đề bài bằng cách nêu 1 số vật sáng
Học sinh 2: Phân loại trong các vật sáng đó đâu là nguồn sáng, đâu là vật hắt sáng,
đâu là nguồn sáng nhân tạo, đâu là nguồn sáng tự nhiên, đâu là nguồn sáng nóng, đâu là
nguồn sáng lạnh.
Sau đó học sinh 1 chấm bài học sinh 2. tập thể lớp và giáo viên là người ra kết quả
cuối cùng.
Ví dụ 2: Để trực quan hơn và làm cho không khí của lớp học sinh động hơn, vui vẽ
hơn khi dạy bài “Các máy cơ đơn giản” (vật lí 6), tôi chuẩn bị một số vật như: kìm, kéo,
dũa, dao, muỗng, đũa, gương, … và gọi 3 học sinh cùng lúc để tìm trong các vật trên vật
nào có dạng của mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc. Hay tôi cho học sinh tự tìm trong
học cụ của mình dụng cụ nào có thể hoạt động được như một trong các loại máy cơ đơn
giản đã học.
3.1.2. Đánh giá trong bài có thực hành thí nghiệm: tôi chọn phương án đánh giá
bằng việc cho học sinh tiến hành lại thí nghiệm mà các em đã có dịp thao tác ở nhóm. Tuy
nhiên giáo viên nên tạo tình huống có vấn đề trong phần kiểm tra này để rèn năng lực xử lí
vấn đề cho học sinh. Thực hiện cách đánh giá này là bồi dưỡng học sinh để các em thực
hiện tốt bước bốn của phương pháp “bàn tay nặn bột”.
Ví dụ 1: Khi dạy bài “sơ đồ mạch điện, chiều dòng điện” (vật lí 7) tôi gọi học sinh
lắp lại sơ đồ mạch điện đơn giản sao cho khi đóng công tắc đảm bảo đèn sáng. Dụng cụ
được tháo rời và bày sẵn trên bàn, tình huống cố tình tạo ra có thể như sau:
+Dụng cụ bị thiếu 1 bộ phận nào đó.
+Có 1 sợi dây điện bị đứt ngầm lõi bên trong.
+Dùng pin cũ (đã hết pin)
+Dùng đèn bị đứt dây tóc
+Dùng giá 2 pin, giáo viên lắp sẵn pin nhưng bị ngược cực

7


Ví dụ 2: Khi dạy bài “Sự nhiễm điện do cọ sát” (vật lí 7) tôi gọi đồng thời 02 học

sinh cùng thực hiện lại thí nghiệm cọ sát vật và kiểm chứng vật có bị nhiễm điện không.
Tình huống tạo ra có thể như:
+ Mảnh vải dùng để cọ sát bị ẩm.
+ Mảnh polyêtylen đã bị cọ sát nhiều lần liên tục (bị nhão điện)
+ Vụn giấy là loại giấy bìa dày, bị ẩm,…
Khi thực hiện đánh giá như trên, tình huống “có vấn đề” trong thí nghiệm giáo viên
chỉ nên tạo ra tối đa là 2 tình huống / 1 thí nghiệm để học sinh không bị “toát mồ hôi”, để
các em có đủ tự tin “giải quyết tình huống” và đảm bảo thời lượng của hoạt động. Nếu “vấn
đề” các em không thể tự nhận ra thì các em có thể chon bạn mà mình tin tưởng để xin trợ
giúp.
3.1.3. Đánh giá trong quá trình hình thành kiến thức bài mới: Hình thức đánh giá
này ít được giáo viên chú ý thực hiện, vì theo thầy cô sẽ rất mất công nhất là trong việc ghi
nhận điểm vào sổ, hay thầy cô lại cho rằng kiểm tra như thế thì tiến trình sư phạm của bài
học mới sẽ bị khập khễnh, bị gián đoạn. Tôi thì lại nghĩ khác, xin chia sẽ: nếu chúng ta chỉ
tập trung kiểm tra bài cũ vào đầu tiết, thì sẽ tạo nhiều áp lực cho học sinh, vì các em sợ lắm
mỗi khi thầy cô bước vào lớp, mở sổ “phong thần” ra, và các em xanh tái cả mặt khi thầy cô
xướng tên của mình, các em lên trả bài trong tâm trạng run rẩy, lo sợ, áp lực rất lớn cho học
sinh, sẽ dễ dẫn đến các em quên nhớ kiến thức và sẽ dễ bị đánh giá là không thuộc bài. Do
đó tôi chọn phương án đánh giá trong quá trình hình thành kiến thức bài mới là cách đánh
giá trọng điểm trong hình thức kiểm tra miệng. Thực hiện cách đánh giá này là bồi dưỡng
học sinh để các em thực hiện tốt bước hai của phương pháp “bàn tay nặn bột”.
Có nhiều thời điểm để đánh giá học sinh trong quá trình hình thành kiến thức bài
mới, chẳng hạn như:
- Đánh giá học sinh trong quá trình thảo luận, trình bày, phát biểu ý kiến tại lớp:
Tại lớp học trong quá trình hình thành kiến thức bài mới, các vấn đề được đặt ra tôi
đều mạnh dạn cho học sinh trình bày ý kiến giải quyết, kết quả câu trả lời của học sinh là cơ
sở để giáo viên ghi điểm hay không ghi điểm mà còn là thông tin phản hồi về hoạt động học
của học sinh giúp giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy phù hợp hơn. Với cách làm này còn
giúp giáo viên phát triển năng lực chuyên biệt của bộ môn cho các em và cũng là dịp giúp
giáo viên phát hiện và nuôi dưỡng nhân tài của bộ môn.


8


- Đánh giá học sinh trong quá trình làm thí nghiệm:
Trong tiến trình thực hiện thí nghiệm tại lớp, tôi theo dõi và quan sát các nhóm thực
hiện, sau đó có thể ghi điểm cho các em trong quá trình làm thí nghiệm trên lớp theo cách
như sau:
Cách 1: Nếu các thành viên trong nhóm có tinh thần hợp tác tốt, tích cực và nghiêm
túc trong thực hiện, thí nghiệm thành công tốt tôi mạnh dạn ghi 1 điểm cộng cho từng thành
viên trong nhóm, nhằm thúc đẩy tinh thần học tập của các em.
Cách 2: Sau khi các nhóm thực hiện thí nghiệm xong, tôi gọi một học sinh tiến hành
lại thí nghiệm vừa làm, trong quá trình học sinh tiến hành tôi có thể “chất vấn” học sinh
bằng một hay hai câu hỏi tự luận. Nếu học sinh thực hiện tốt, đạt yêu cầu tôi ghi điểm, nếu
học sinh chưa thực hiện tốt thì tôi chỉ động viên nhắc nhở em, tuyệt đối không ghi điểm
thấp cho em.
3.1.4. Đánh giá thông qua sự tự nghiên cứu để tiếp cận bài mới của học sinh:
Đây là hình thức đánh giá theo tôi là nên có vì rất thiết thực đối với bộ môn Vật lí, và
sẽ giúp giáo viên và học sinh thực hiện thành công bước ba, bước bốn của phương pháp
“bàn tay nặn bột”.
Để thực hiện thành công việc đánh giá thông qua sự tự nghiên cứu để tiếp cận bài
mới của học sinh đòi hỏi giáo viên phải thật sự có tâm huyết với nghề, tận tụy với công việc
vì cách đánh giá này đòi hỏi người thầy phải dành nhiều thời gian cho việc hướng dẫn học
sinh tự nghiên cứu theo định hướng để tiếp cận cái mới; cách đánh giá này còn đòi hỏi
người thầy phải khéo léo, nhạy bén trong từng tiết dạy sao cho đảm bảo đủ lượng kiến thức
truyền tải đến học sinh trong từng bài mà còn phải dành khoảng thời gian tối thiểu cần thiết
trong hoạt động cuối cùng của giáo án “hướng dẫn tự học”. Hoạt động “hướng dẫn tự học”
là hoạt động trước đây giáo viên còn xem nhẹ, trong tiết dạy chỉ dành 1 đến 2 phút, thậm chí
có tiết giáo viên quên mất hoạt động này. Kể từ năm học 2001-2002 khi thực hiện chương
trình sách giáo khoa mới cùng với việc cải tiến phương pháp dạy học truyền thống trước

đây thì hoạt động “hướng dẫn tự học” cho học sinh đặc biệt được chú trọng và chiếm
khoảng thời gian không nhỏ trong thời lượng của tiết học.
Tôi xin minh chứng bằng các ví dụ cụ thể như sau:
Ví dụ 1: Trong chương trình vật lí 6, sau khi dạy xong bài “Đo thể tích chất lỏng” tôi
hướng dẫn học sinh tự làm dụng cụ: bình chia độ. Đến tiết học sau, tôi mời học sinh dùng

9


dụng cụ tự làm tiến hành đo thể tích của một cốc nước, và độ chính xác của dụng cụ sẽ
được kiểm chứng thông qua việc so sánh kết quả vừa đo với kết quả đo được từ dụng cụ
được trang bị tại phòng bộ môn. Dụng cụ tự làm của học sinh sẽ giúp các em sử dụng để
học tiếp bài của tiết học và còn được trưng bày tại phòng bộ môn. Cách làm này không
những giúp tôi kiểm tra được kĩ năng thực hành thí nghiệm của học sinh mà còn hình thành
cho học sinh năng lực “thiết kế”, giúp tôi thực hiện thành công mục tiêu giáo dục về thái độ
và đến gần với cuộc thi “khoa học kĩ thuật”.
Hình thức đánh giá này có thể thực hiện được rất nhiều trong chương trình vật lí 6 và
7, bởi vì ở hai khối lớp này, hầu hết các dụng cụ dùng phục vụ cho thí nghiệm đa phần là
dụng cụ cơ, có cấu tạo đơn giản, dễ chế tạo bằng các nguyên vật liệu sẵn có, rẻ tiền (điều
này tôi đã trình bày trong sáng kiến kinh nghiệm “thí nghiệm thực hành trong dạy học vật
lí”), hiệu quả của hình thức đánh giá này mang lại là rất lớn vì nó giúp chúng ta thực hiện
tốt bước 4 trong phương pháp “bàn tay nặn bột” .
Ví dụ 2: Trong hoạt động hướng dẫn tự học và nghiên cứu sau khi dạy xong bài “Áp
suất chất rắn”, tôi đặt vấn đề: đối với những hồ nước lớn được sử dụng thông dụng trong
gia đình được đúc bằng pêtông, theo em cách làm nào giúp ta nhận biết được lượng nước có
trong hồ một cách nhanh nhất, đơn giản nhất?, có thể mô tả bằng sơ đồ, bằng mô hình, hay
bằng ngôn ngữ.
Đến tiết học sau tôi cho học sinh trình bày cách giải quyết vấn đề mà tôi đã đặt ra.
Cách đánh giá này theo tôi rất hay vì chúng ta thực hiện được mục tiêu dạy học ở cả
ba lĩnh vực: kiến thức, kĩ năng, thái độ. Mục tiêu kiến thức được thể hiện ở ý tưởng giải

quyết vấn đề (học sinh có kiến thức đúng mới có ý tưởng đúng), mục tiêu kĩ năng được thể
hiện ở việc mô tả cách giải quyết vấn đề và nhất là mô tả bằng mô hình, mục tiêu thái độ
được hình thành trong suốt quá trình giải quyết vấn đề. Thực hiện cách đánh giá này là bồi
dưỡng học sinh để các em thực hiện tốt ý 2 trong bước 3 của phương pháp “bàn tay nặn
bột”.
Ví dụ 3: Để chuẩn bị học bài “Sự sôi” trong chương trình vật lí 6, ở hoạt động hướng
dẫn tự học và nghiên cứu trong tiết học trước, tôi yêu cầu học sinh ở nhà xin phép người lớn
để được hổ trợ các em nghiên cứu quá trình sôi của nước, trong khi quan sát các em dùng
vở thí nghiệm chi chép lại diễn biến toàn bộ quá trình sôi của nước. Để khi tiến hành lại thí
nghiệm trên lớp các em thuận tiện hơn trong việc ghi nhận diễn biến quá trình nước sôi.

10


Với cách làm này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh thực hiện tốt bước 4 của
phương pháp “bàn tay nặn bột”.
Ví dụ 4: Trong hoạt động hướng dẫn tự học và nghiên cứu sau khi dạy xong bài “Sự
đông đặc” trong chương trình vật lí 6, tôi yêu cầu học sinh tự tiến hành thí nghiệm nghiên
cứu ở nhà để tìm hiểu: Sự bay hơi xảy ra càng nhanh khi nào? Và viết lại bản tường trình
theo qui trình đã làm.
Trong tiết học sau tôi yêu cầu học sinh nộp báo cáo kết quả làm việc ở nhà của mình
bằng ngôn ngữ viết, và sau đó tôi chọn một vài bài điển hình để học sinh trình bày trước
lớp, các bài còn lại tôi sẽ nhận xét sau, và tiết học được bắt đầu bằng việc sữa chữa bài làm
của học sinh để hoàn chỉnh kiến thức cho bài mới.
Cách đánh giá này so với thực hiện theo ví dụ ba là khó hơn nhiều, bởi lẽ ở ví dụ ba
học sinh biết trước mình sẽ tiến hành thí nghiệm gì, cách tiến hành thí nghiệm và trong thí
nghiệm tập trung nghiên cứu vấn đề nào, do đó trong bài báo cáo học sinh định hướng được
phải báo cáo như thế nào; còn với cách kiểm tra này thì hoàn toàn dựa vào năng lực của học
sinh, tuỳ theo vốn sống của học sinh, và qua trãi nghiệm, thí nghiệm các em đưa ra có hợp lí
hay không, có đáp ứng theo yêu cầu câu hỏi hay không và bài báo cáo có tập trung vào kiến

thức hay không, do đó hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng của học sinh, và việc sửa bài trên
lớp sẽ rất mất nhiều thời gian. Chính vì thế giáo viên phải lựa chọn các bài điển hình cơ bản
đúng, cơ bản sai để hướng dẫn trên lớp, các bài còn lại giáo viên chấm sau. Thực hiện cách
đánh giá này tốn thời gian nhiều hơn so với các cách đánh giá đã trình bày, tuy nhiên ở hình
thức đánh giá này đã giúp tôi phát hiện “thiên tài” của vật lí để nuôi dưỡng. Và với cách
đánh giá này sẽ đưa giáo viên dạy vật lí của chúng ta đến gần hơn với bước 5 của phương
pháp “bàn tay nặn bột”, vì cách đánh giá này giáo viên đã tạo điều kiện để học sinh tư duy,
nghiên cứu, phát hiện và tự lực tiến hành thí nghiệm, sau đó phải sử dụng ngôn ngữ của bộ
môn để diễn đạt đúng điều mà mình muốn nói. Đây chính là tinh thần cốt lõi của phương
pháp “bàn tay nặn bột”, tuy nhiên để thực hiện tốt cách đánh giá này thì giáo viên phải vất
vả vì phải chấm bài báo cáo của học sinh, những bài viết đúng, hay chúng ta nên mạnh dạn
ghi điểm cao nhất cho các em để khích lệ, động viên, các bài có ý tưởng nên khuyến khích
các em bằng điểm cộng và ghi nhận cả sự tiến bộ của học sinh.
Như vậy với cách “đánh giá quá trình” tôi đã chia nhỏ 5 bước của phương pháp
“bàn tay nặn bột” để thực hiện, mỗi bước được thực hiện ở các thời điểm khác nhau, với

11


nhiều nội dung khác nhau. Qua đó học sinh sẽ dần từng bước tiếp cận với phương pháp học
tập mới-phương pháp nghiên cứu khoa học, mà hoàn toàn không gây áp lực về mặt thời
gian cho cả thầy và trò, nhu cầu về trang thiết bị dạy học hiện đại, cũng như không cần đến
sự trợ giúp của của nhân viên phục vụ phòng thực hành thí nghiệm. Những điều mà tôi đã
và đang thực hiện hoàn toàn không phải là cái mới mà tôi chỉ cải tiến cái cũ , hoàn thiện
dần để làm giàu các hình thức tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục.
3.2: Thực hiện đổi mới trong kiểm tra viết:
Thực hiện đổi mới trong kiểm tra viết là thực hiện kiểm tra đánh giá kết quả học tập
theo định hướng phát triển năng lực. Tôi đã thực hiện:
3.2.1. Trên cơ bản tôi vẫn thực hiện kiểm tra viết như đã trình bày, tuy nhiên trong nội dung
kiểm tra tôi dành nhiều cho đánh giá năng lực hơn là đánh giá ghi nhớ.

Ví dụ 1: Trong bài kiểm tra 15 phút ở học kì 1 của vật lí 6 tôi kiểm tra:
- Trình bày qui trình đo độ dài
- Áp dụng: Tiến hành đo chiều dài của tờ giấy kiểm tra mà em đang làm bài.
- Theo em nguyên nhân nào dẫn đến kết quả đo khác nhau của các bạn trong lớp khi
đo cùng một độ dài?
Ví dụ 2: Trong bài kiểm tra 15 phút ở học kì 2 của vật lí 7 tôi kiểm tra:
Theo em nguyên nhân nào dẫn đến khi đóng công tắc của một mạch điện đơn giản
mà đèn không sáng? Nêu cách khắc phục cho từng nguyên nhân đó?
Ví dụ 3: Trong bài kiểm tra 15 phút ở học kì 2 của vật lí 6 tôi kiểm tra:
Chất lỏng bay hơi càng nhanh khi nào? Trình bày phương án tiến hành thí nghiệm
kiểm tra điều đó.
3.2.2. Đánh giá năng lực không chỉ dừng lại trong các bài kiểm tra viết mà tôi còn mạnh dạn
đưa vào bài dạy khi thực hiện “đánh giá quá trình”
Cụ thể khi dạy bài “An toàn khi sử dụng điện” vật lí 9, tôi thực hiện đánh giá với nội
dung:
Ví dụ: Hình vẽ truyên truyền về an toàn sử dụng điện trong mùa mưa bão. Em hãy
quan sát hình sau đó trả lời các câu hỏi sau:

12


Câu hỏi 1:
Em hãy cho biết bức tranh tuyên truyền trên nhắc nhở chúng ta điều nào trong số các
điều nêu ở dưới đây? Để trả lời, em hãy khoanh tròn vào một trong hai từ “Đúng” hoặc
“Sai” ứng với mỗi điều
TT
Điều nhắc nhở
Đúng hoặc sai?
A Không đứng dưới gốc cây cao khi có giông sét!
Đúng/Sai

B
Không đứng dưới cột điện khi trời mưa hoặc lúc có giông sét! Đúng/Sai
Không đứng dưới cột điện và gốc cây cao khi trời mưa hoặc
C
Đúng/Sai
lúc có giông sét!
Câu hỏi 2: Em hãy đưa ra lời giải thích cho mỗi trường hợp A, B, C nêu ở câu hỏi 1?
Câu hỏi 3: Những điều nhắc nhở nào cần thực hiện để an toàn điện khi mưa bão, lũ lụt?
TT
A

B

Điều nhắc nhở
Khi mạng điện gia đình có nguy cơ ngập nước, phải kịp thời
cắt (cầu dao, cầu chì, áp tômát…) đầu nguồn điện vào nhà !
Các đơn vị, cá nhân cần tìm hiểu và tham gia các lớp huấn

Đúng hoặc sai?
Đúng/Sai

luyện phương pháp tách người bị điện giật ra khỏi mạch điện Đúng/Sai
và sơ cấp cứu người bị điện giật!
Khi thấy đứt dây, đổ trụ, trạm điện bị ngập nước ... cần cảnh

C

báo để không cho ai lại gần, đồng thời tìm cách báo ngay cho Đúng/Sai

Đơn vị quản lý điện hoặc chính quyền địa phương gần nhất!

3.2.3. Không dừng lại ở đó trong năm học 2014-2015 này tôi đã mạnh dạn đưa câu hỏi Pisa
(câu hỏi năng lực) trong kiểm tra viết.
Cụ thể trong đề kiểm tra 15 phút học kì 1, vật lí 8, tôi kiểm nội dung:
Ví dụ: Ba bạn Hoàng, Lan, Minh ôn tập về Lực ma sát, các bạn không chỉ dùng sách
giáo khoa mà còn dùng cả internet để tìm kiếm thông tin. Các bạn phát hiện thấy các hiện
tượng liên quan tới lực ma sát rất phong phú, chẳng hạn: ma sát liên quan tới biến đổi khí
hậu, tới an toàn giao thông, … . Những câu hỏi dưới đây nêu một số nội dung mà các bạn
thảo luận.
13


Câu hỏi 1: Với các phương tiện giao thông đường bộ như xe máy, ô tô, …dạng ma sát nào
không gây tổn hao vô ích nhiên liệu của động cơ?
A. Ma sát giữa piston và si lanh của động cơ;
B. Ma sát ở trục bánh xe;
C. Ma sát giữa lốp xe và mặt đường;
D. Ma sát giữa xe và không khí khi xe chuyển động.
Câu hỏi 2: Bạn Lan nêu ý kiến: Lực ma sát ở các phương tiện giao thông cũng góp phần
dẫn tới biến đổi khí hậu. Dựa vào đâu bạn Lan nêu ý kiến đó? Các bạn Hoàng, Minh lần
lượt đưa ra ý kiến để làm cơ sở cho ý kiến của Lan như sau:
Bạn Hoàng: Ma sát làm xe nóng hơn dẫn đến làm nóng không khí xung quanh hơn.
Bạn Minh: Xe đã tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn để khắc phục ma sát, do vậy phát thải
nhiều khí cacbonđiôxit hơn!
Theo em, ý kiến của bạn Hoàng hay của bạnMinh đúng hơn?
Câu hỏi 3: Bạn Hoàng lại nêu ý kiến: Lực ma sát và an toàn giao thông cũng có liên quan
với nhau, cụ thể là ma sát giữa lốp xe và mặt đường. Để đảm bảo lái xe được an toàn, người
lái xe cần quan tâm đến lốp xe như thế nào? Em hãy cùng Lan và Minh suy nghĩ rồi khoanh
tròn vào một trong hai từ “Đúng” hoặc “Sai” ứng với các chỉ dẫn sau:
TT
Chỉ dẫn

A Kiểm tra xem các gân trên mặt lốp xe còn cao hay đã mòn hết!
B
Hãy kiểm tra xem lốp xe là sản phẩm của nhà sản xuất nào!
C
Hãy kiểm tra xem các gân trên lốp xe còn cao hay đã mòn hết,

Đúng hoặc sai?
Đúng/Sai
Đúng/Sai
Đúng/Sai

đồng thời lốp xe có được bơm căng đúng chỉ dẫn của nhà sản
xuất không!
Theo quan điểm phát triển năng lực, việc đánh giá kết quả học tập không lấy việc
kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá. Đánh giá kết
quả học tập theo năng lực cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những
tình huống ứng dụng khác nhau. Xét về bản chất thì không có mâu thuẫn giữa đánh giá năng
lực và đánh giá kiến thức kĩ năng, mà đánh giá năng lực được coi là bước phát triển cao hơn
so với đánh giá kiến thức kĩ năng. Để chứng minh học sinh có năng lực ở một mức độ nào
đó, phải tạo cơ hội cho học sinh được giải quyết vấn đề trong tình huống mang tính thực
tiễn. Khi đó học sinh vừa phải vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã được học ở nhà

14


trường, vừa phải dùng những kinh nghiệm của bản thân thu được từ những trải nghiệm bên
ngoài nhà trường.
Để thực hiện thành công dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển
năng lực học sinh cần sử dụng phối hợp các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá khác
nhau. Kết hợp giữa kiểm tra miệng, kiểm tra viết và bài tập thực hành. Kết hợp giữa trắc

nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan nhằm phát huy hết các ưu điểm của mỗi hình
thức đánh giá này. Phối hợp giữa đánh giá của giáo viên với tự đánh giá của học sinh, giữa
đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, cộng đồng.
Với câu hỏi Pisa trong kiểm tra là đã khắc phục được việc “kiểm tra khả năng tái
hiện kiến thức đã học của học sinh”, chuyển sang đánh giá khả năng vận dụng sáng tạo tri
thức trong tình huống đa dạng của thực tiễn cuộc sống, dần gắn kết giữa học với hành.
4. Hiệu quả của sáng kiến:
4.1. Sáng kiến đã được áp dụng tại đơn vị mà bản thân tôi đang công tác trong nhiều năm
qua kể từ khi tiếp cận với chương trình sách giáo khoa mới, và luôn được bổ sung điều
chỉnh theo tinh thần chỉ đạo của Bộ giáo dục, Sở giáo dục và Phòng giáo dục huyện nhà.
Trong quá trình thực hiện theo sáng kiến tôi cũng có dịp chia sẻ kinh nghiệm với các em
đồng nghiệp trong và ngoài huyện để cùng nhau thực nghiệm và trải nghiệm. Học sinh các
khối lớp 6, 7, 8, 9 là đối tượng mà tôi áp dụng sáng kiến và tôi đặc biệt chú trọng quan tâm
đến các em có năng khiếu.
4.2. Với quyết tâm “tăng cường đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng
phát triển năng lực học sinh nhằm đưa phương pháp bàn tay nặn bột vào dạy học môn vật
lí cấp trung học cơ sở” trong thời gian qua bước đầu tôi đã đạt được kết quả khả quan:
4.2.a. Đối với học sinh:
- Hình thành nhiều năng lực chuyên biệt dựa trên đặc thù môn học: năng lực giải
quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực tự học,
năng lực sáng tạo,…
- Học sinh được tích cực hóa về hoạt động trí tuệ và còn được chú ý rèn luyện năng
lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời
gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn; học sinh được nghĩ nhiều hơn, làm
nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn.

15


- Học sinh có ý thức sẵn sàng áp dụng những hiểu biết Vật lí của mình vào các

hoạt động trong gia đình, trong cộng đồng và trong nhà trường nhằm cải thiện điều kiện
sống, học tập cũng như để bảo vệ và giữ gìn môi trường sống tự nhiên.
- Học sinh được rèn luyện về các tri thức phương pháp để người học biết cách đọc
sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, biết cách
suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới. Được bồi dưỡng phương pháp tự học,
phương pháp học tập tích cực, tự mình hồn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức,
hướng dẫn của giáo viên.
- Đổi mới quan hệ giữa giáo viên-học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan
trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Mối quan hệ phối hợp giữa học tập cá thể với học tập
hợp tác theo phương châm trò với trò được tăng cường. Lớp học trở thành mơi trường giao
tiếp thầy – trò và trò – trò.
4.2.b. Đối với giáo viên:
- Kỹ thuật đặt câu hỏi nêu vấn đề hướng dẫn học sinh hoạt động hợp lí hơn, hay hơn,
phù hợp với trình độ học sinh, gây được mâu thuẫn trong nhận thức và kích thích tính tò
mò, thích tìm tòi, nghiên cứu của học sinh nhằm chuẩn bị tâm thế cho học sinh trước khi
khám phá, lĩnh hội kiến thức, và đây là nền tảng cơ bản đưa giáo viên đến gần hơn với
phương pháp “bàn tay nặn bột” trong dạy học.
- Giáo viên biết cách định hướng để học sinh đề xuất các giả thuyết cũng như đề xuất
cách thức giải quyết vấn đề; có kĩ năng lựa chọn nội dung kiến thức tổ chức cho học sinh
hoạt động học tập theo phương pháp “bàn tay nặn bột”
- Hình thức kiểm tra, nội dung kiểm tra ngày càng phong phú hơn, khơng gây nhàm
chán đối với người được kiểm tra. Phạm vi kiến thức kiểm tra được mở rộng hơn và quan
trọng nhất là tập trung được vào kiểm tra khả năng vận dụng trong việc giải quyết các
nhiệm vụ phức hợp của học sinh.
- Giúp giáo viên có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu của
mình, tự hồn thiện hoạt động dạy, phấn đấu khơng ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả
giáo dục.
4.2.c. Đối với nhà trường:

16



- Thực hiện thành công đổi mới giáo dục ở THCS, bao gồm việc thực hiện đổi mới
mục tiêu, nội dung, phương pháp, … và tất yếu là thực hiện được dạy học và kiểm tra đánh
giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Thành công trong xây dựng “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và
sáng tạo”.
- Có được sự cộng đồng trách nhiệm, sự gắn bó giữa thầy và trò, đây là cầu nối trong
việc xây dựng “ trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
III. KẾT LUẬN:
Việc làm mà bản thân trải nghiệm trong thời gian qua chưa phải là nhiều, nhưng đã
phần nào giảm bớt áp lực, boăn khoăn trong tôi khi tiếp cận phương pháp “bàn tay nặn bột”
với “dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh”. Sử dụng
phương pháp “bàn tay nặn bột” trong dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát
triển năng lực học sinh đã tô đậm thêm vai trò của người thầy trong xã hội học tập hiện nay:
người thầy không chỉ dạy cho người học những gì mà thầy biết mà còn phải dạy những gì
mà người học cần. Cách kiểm tra đánh giá mà tôi đã thực hiện là nền tảng vững chắc giúp
tôi thành công trong công tác bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinh, cụ thể
được thể hiện qua giải nhì cuộc thi “vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề
của thực tiễn dành cho học sinh trung học” mà thầy và trò đã đạt được trong năm học 20132014 vừa qua; và đó cũng là giải pháp giúp người giáo viên hoàn thành nhiệm vụ giáo dục
của năm học mà ngành đã giao.
Thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh
không chỉ dừng lại ở bộ môn Vật lí nói riêng hay các môn khoa học tự nhiên nói chung, mà
theo tôi với mục tiêu giáo dục toàn diện hiện nay thì tất cả các môn học trong nhà trường
trung học sơ sở đều phải thực hiện, vì có như thế sẽ đưa cả thầy và trò đến gần hơn với các
cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề thực tiễn” dành cho cả giáo
viên và học sinh và nhất là cuộc thi “Khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học” và đây
cũng là nền tảng để việc áp dụng phương pháp “bàn tay nặn bột” trong dạy học được rộng
rãi hơn mà không phải dừng lại ở mức độ thử nghiệm như hiện nay.
- Để thành công trong “tăng cường đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo

định hướng phát triển năng lực học sinh nhằm đưa phương pháp bàn tay nặn bột vào dạy
học môn vật lí cấp trung học cơ sở” đòi hỏi người giáo viên phải ý thức thực hiện ngay từ

17


lớp đầu cấp (lớp 6), vì ở lớp 6 các em bắt đầu được học môn Vật lí, kiến thức trong môn Vật
lí 6 chính là kiến thức khoa học cơ bản mà các em được học trong phân môn khoa học ở lớp
4 và lớp 5. Vì khi các em mới bước vào đầu cấp trung học cơ sở xét về phương pháp học tập
thì các em như “tờ giấy trắng” chúng ta vẽ “hình gì” thì sẽ hình thành “hình đó”, nên nếu
chúng ta rèn được phương pháp tự học, tự nghiên cứu cho các em thì sẽ hình thành cho các
em năng lực thực nghiệm (thuộc nhóm năng lực P), cũng như tạo sự yêu thích bộ môn; có
như thế ở các lớp về sau chúng ta sẽ không phải vất vả vì các em đã được “tôi luyện từ bé”.
Lúc này các em sẽ không còn lạ với việc “thiết kế” và “sáng chế”, hay các em không nản
lòng khi gặp khó khăn vì những điều này các em đã từng trải nên sẽ có đủ năng lực để vượt
qua. Để thực hiện được như thế đòi hỏi khả năng của người thầy là rất lớn, và chúng ta hãy
bắt đầu từ những việc nhỏ, từ nhiều việc nhỏ ta xâu lại thành việc lớn, giống như “một cây
làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” và xin với quí thầy cô “đừng ngại khó
mà ngã tay chèo”.
Môn Vật lí là môn khoa học thực nghiệm, với chương trình Vật lí hiện hành thì các
tiết học Vật lí diễn ra thông suốt bằng các thí nghiệm vật lí: thí nghiệm vật lí để dẫn đến
kiến thức mới, thí nghiệm vật lí để kiểm nghiệm một kiến thức đã có từ suy luận. Do đó
việc kiểm tra đánh giá chỉ dừng lại ở việc kiểm tra kiến thức lí thuyết thì theo tôi chưa đủ,
mà cần phải có kiểm tra cả kĩ năng thực hành. Trong các đề bài kiểm tra của tôi đã thực hiện
từ kiểm tra miệng đến kiểm tra viết tôi đều cố gắng đưa câu hỏi kiểm tra kiến thức về kĩ
năng thực hành vào, do tại đơn vị chưa đủ điều kiện để tôi kiểm tra cả kĩ năng thực nghiệm
của học sinh. Muốn thực hiện được điều này bản thân người giáo viên trực tiếp dạy lớp
không thể thực hiện được mà đòi hỏi phải có sự giúp sức từ các cấp lãnh đạo ngành, nhất là
sự hổ trợ về mặt chuyên môn và cơ sở vật chất, có như vậy chúng ta đã đưa cả phương pháp
“bàn tay nặn bột” vào trong quá trình học tập của học sinh. Đó là kỳ vọng tôi muốn thực

hiện trong thời gian tới.
PHỤ LỤC 1:
Giáo án minh họa đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Tăng cường dạy học và kiểm tra đánh
giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh nhằm đưa phương
pháp bàn tay nặn bột vào dạy học môn vật lí cấp trung học cơ sở”
CHỦ ĐỀ DẠY HỌC:

GƯƠNG

18


Gương phẳng, Gương cầu lồi, Gương cầu lõm
Vật lí 7- Học kì 1
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được đặc điểm về ảnh của vật tạo bởi mỗi loại gương phẳng.
- Nêu được ứng dụng chính của mỗi loại gương phẳng.
2. Kĩ năng: Vẽ được tia phản xạ khi biết tia tới đối với gương phẳng và ngược lại, theo hai
cách là vận dụng định luật phản xạ ánh sáng hoặc vận dụng đặc điểm của ảnh ảo tạo bởi
gương phẳng.
3. Thái độ:
- Từng bước hình thành hứng thú tìm hiểu về vật lí, yêu thích tìm tòi khoa học.
- Có tinh thần hợp tác trong học tập, đồng thời có ý thức bảo vệ những suy nghó và việc
làm đúng đắn.
- Có ý thức sẵn sàng áp dụng những hiểu biết vật lí của mình vào các hoạt động trong
gia đình, trong cộng đồng và trong nhà trường nhằm cải thiện điều kiện sống, học tập
cũng như để bảo vệ và giữ gìn môi trường sống tự nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
Chuẩn bị cho cả lớp: 1 gương phẳng, 1 gương cầu lồi, 1 gương cầu lõm (dùng trong phòng

thí nghiệm), 1 gương soi 2 mặt (dung trong trang điểm), 1 muỗng inox, 1 mảnh của vè xe
đạp), 1 thau nước trong.
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh:
- Phương pháp dạy học “bàn tay nặn bột”
- Thời lượng chủ đề: 03 tiết

19


Hoạt động học sinh

Trợ giúp của giáo viên
Tiết 1

Hoạt động 1: ( thời gian dự kiến 10 phút)
(Bước 1) Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề
Quan sát tranh tình 1. Làm nảy sinh vấn đề cần giải quyết từ tình huống xuất phát:
huống và trả lời Tình huống 1: Hai ảnh chụp này có điểm gì khác nhau
câu hỏi tình huống

Tình huống 2: Hai ảnh quan sát được trong gương có đặc điểm gì
khác nhau?

Tiếp thu vấn đề

2. Phát biểu vấn đề cần giải quyết:
Thế tại sao với cùng 1 quan sát trên cùng 1 gương lại có thể thấy
được 2 ảnh có kích thước khác nhau? Thế có loại gương nào cho ảnh

nhỏ hơn vật không?

Hoạt động 2: ( thời gian dự kiến 15 phút)
(Bước 2) Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh
1. Phát biểu suy nghĩ ban đầu
1. Khơi dậy suy nghĩ trong học sinh thông
qua các hình ảnh

- Tại sao mặt nước lại có thể tạo được ảnh?
- Ảnh này có đặc điểm gì so với vật?
20


- Hai mặt gương có điểm nào khác nhau?
- Tại sao cho ảnh khác nhau?
- Có gương nào cho ảnh nhỏ hơn vật không?

2. Tham gia phản biện:
Tham gia phản biện theo suy nghĩ ban đầu
Hoạt động 3: (thời gian dự kiến 20 phút)
(Bước 3) Đề xuất câu hỏi và thiết kế phương án thực nghiệm
1. Đề xuất câu hỏi:
Từ những khác biệt và phong phú về quan
- Có gương cho ảnh bằng vật, lớn hơn vật thì niệm ban đầu của học sinh và quá trình
chắc chắn rằng có gương cho ảnh nhỏ hơn vật phản biện của học sinh GV giúp học sinh
( nhận biết qua nhà cười).

đề xuất các câu hỏi từ những khác biệt đó.

- Ảnh tạo bởi các gương có điểm nào giống và
khác nhau?
- Căn cứ vào đâu để gọi tên các gương?

- Tại sao mỗi gương lại được sử dụng trong
các lĩnh vực khác nhau?
- Làm thế nào để vẽ được ảnh của vật tạo bởi
gương?
2. Đề xuất phương án thực nghiệm nghiên
cứu:

Đặt vấn đề để học sinh đưa ra phương án

Đưa ra phương án thực nghiệm để trả lời các giải quyết các câu hỏi
câu hỏi

GV chọn phương án mà học sinh đã đưa
ra hợp lí để lớp ghi nhận
Tiết 2

Hoạt động 4: (thời gian dự kiến 45 phút)
(Bước 4) Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu
1. Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu
Trang bị dụng cụ thí nghiệm cho mỗi
21


nhóm:
- Nhóm ghi nhận dụng cụ cần sử dụng vào - Phát phiếu dụng cụ
phiếu học tập.
- Đại diện nhóm lên bàn dụng cụ dùng chung
nhận dụng cụ theo phiếu
- Nhận phiếu học tập (đính kèm phụ lục 2)


- Phát phiếu học tập

- Tiến hành thí nghiệm để trả lời câu hỏi ở Các thí nghiệm cần thực hiện để trả lời
bước 3

các câu hỏi:
1. Căn cứ nào giúp gọi tên các gương?
(phiếu trợ giúp số 1 - Đính kèm phụ lục
3)
2. Đặc điểm của ảnh tạo bởi các gương
(phiếu trợ giúp số 2-Đính kèm phụ lục 4)
3. Tại sao mỗi gương lại được sử dụng
trong các lĩnh vực khác nhau?
(phiếu trợ giúp số 3- Đính kèm phụ lục 5)

2. Trả lời các vấn đề đã đặt ra:

Tổ chức các nhóm trả lời các câu hỏi đã
đặt ra theo phiếu học tập
Tiết 3

Hoạt động 5: (thời gian dự kiến 45 phút)
(Bước 5) Kết luận và hợp thức hóa kiến thức
1. Kết luận và hợp thức hóa kiến thức
Báo cáo kết quả

- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả làm
việc ở tiết 2 thông qua phiếu học tập và
vở ghi thí nghiệm của cá nhân và GV kết
luận và hệ thống hóa để HS tự ghi vào vở.


2. Vẽ ảnh của vật tạo bởi gương?

- Hướng dẫn học sinhvẽ ảnh của vật tạo
bởi gương bằng 2 cách khác nhau: dùng
định luật phản xạ ánh sáng và tính chất
ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.

3. Bài tập vận dụng:

- Nêu yêu cầu bài tập:

Thực hiện bài tập

+ Dạng 1: Nhận biết 1 số mẫu vật để tìm

22


vật nào có dạng của gương
+ Dạng 2: Tìm và nêu 1 số vật dụng dùng
trong sinh hoạt có dạng của gương
- Hướng dẫn tự học
4. Ghi nhận tự học tiết sau:
- Chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành: SGK
- Chuẩn bị dụng cụ thực hành: gương phẳng
- Chuẩn bị nội dung thực hành:
+ Định luật phản xạ ánh sáng
+ Tính chất ảnh của vật qua gương phẳng
+ Phép vẽ ảnh của vật qua gương.

5. Đánh giá chủ đề:

- Phát phiếu đánh giá (đính kèm phụ lục

HS làm bài trong phiếu đánh giá
PHỤ LỤC 2:

6)

PHIẾU HỌC TẬP
CHỦ ĐỀ BÀI HỌC:

GƯƠNG
Gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm

GƯƠNG
ĐẶC ĐIỂM
ĐẶC ĐIỂM MẶT

GƯƠNG

GƯƠNG CẦU

GƯƠNG CẦU

PHẲNG

LỒI

LÕM


GHI CHÚ

PHẢN XẠ
ĐẶC ĐIỂM ẢNH
ỨNG DỤNG
PHỤ LỤC 3:
PHIẾU TRỢ GIÚP SỐ 1:
TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM HÌNH DẠNG MẶT PHẢN XẠ CỦA MỖI GƯƠNG
Dùng tay sờ ( hoặc dùng mắt quan sát) để biết mặt phản xạ của mỗi gương có đặc
điểm gì đặc biệt. ( phẳng, lồi, lõm)
PHỤ LỤC 4:
PHIẾU TRỢ GIÚP SỐ 2:

TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM ẢNH CỦA VẬT TẠO BỞI MỖI GƯƠNG
23


- Lần lượt đặt vật (vật có thể là 1 cây viết, 1 viên phấn, …) trước mỗi gương.
- Nhìn vào trong gương sẽ thấy ảnh của vật.
- So sánh độ lớn của vật và ảnh ( lớn, bé, bằng)
- Cách nhận biết ảnh là thật hay ảo:
Đặt vật sáng trước gương.
Dùng tấm bìa trắng làm màn chắn đặt phía sau gương.
Di chuyền từ từ màn chắn ra xa gương.
Cẩn thận quan sát trên màn chắn, nếu:
+ Thấy ảnh của vật hiện trên màn: đó là ảnh thật.
+ Không thấy ảnh của vật hiện trên màn: đó là ảnh ảo.
PHỤ LỤC 5:
PHIẾU TRỢ GIÚP SỐ 3:

1. Ứng dụng của gương phẳng:
Ảnh tạo bởi gương phẳng có đặc điểm gì đặc biệt? Từ đó cho biết gương phẳng được ứng
dụng để làm gì?
2. Ứng dụng của gương cầu lồi:
+ Tìm hiểu vùng nhìn thấy trên mỗi gương
- Đặt gương thẳng đứng trước mặt, ghi nhớ bề rộng vùng nhìn thấy của gương.
- Thay gương phẳng bằng gương cầu lồi có cùng kích thước và ngay đúng vị trí của
gương phẳng, ghi nhớ và so sánh bề rộng vùng nhìn thấy của gương phẳng với gương cầu
lồi.
- Thay gương cầu lồi bằng gương cầu lõm có cùng kích thước và ngay đúng vị trí của
gương cầu lồi, ghi nhớ và so sánh bề rộng vùng nhìn thấy của các gương với nhau.
+ Trong 3 gương gương nào có vùng nhìn thấy rộng nhất? gương đó được ứng dụng trong
bộ phận nào của xe gắn máy? Để làm gì?
2. Ứng dụng của gương cầu lõm:
a. Tìm hiểu sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm
- Chiếu chùm tia tới song song đi là là trên 1 màn chắn tới mặt phản xạ của 1 gương cầu
lõm. Quan sát chùm tia phản xạ xem có điểm nào đặc biệt?
Tìm ứng dụng của gương cầu lõm thông qua đặc điểm này ?

24


- Điều chỉnh đèn để tạo ra một chùm tia sáng phân kì xuất phát từ 1 điểm ở gần gương tới
mặt phản xạ của 1 gương cầu lõm. Bằng cách di chuyển đèn pin để thu được chùm tia phản
xạ là chùm tia song song.
Tìm ứng dụng của gương cầu lõm thông qua đặc điểm này ? (là 1 bộ phận có trong
đèn pin)
PHỤ LỤC 6:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ: GƯƠNG PHẲNG
Gương phẳng là một mặt phẳng có thể phản xạ hoàn toàn ánh sáng chiếu đến nó.

Câu hỏi 1: Quan sát hai ảnh chụp dưới đây và cho biết kết luận nào sau đây đúng?

a)
A. Mặt nước ở hình (a) và (b) được coi là gương phẳng.

b)

B. Mặt nước ở hình (a) được coi là gương phẳng.
C. Mặt nước ở hình (b) được coi là gương phẳng.
D. Mặt nước ở hình (a) và (b) không được coi là gương phẳng.
Câu hỏi 2: Ảnh của vật hứng được trên mặt nước phẳng lặng có tính chất gì?
A. Lớn bằng vật.
B. Nhỏ hơn vật.
C. Lớn hơn vật.
Câu hỏi 3: Chiếu một tia sáng đến một gương phẳng, trường hợp nào sau đây cho tia phản
xạ trùng với tia tới?
A. Góc tới bằng 600
B. Góc tới bằng 00
C. Góc tới bằng 900
D. Góc tới bằng 400

25


×