Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Mô - Đun 1 Tìm Hiểu Thực Tế Toàn Cầu Chuyện Gì Đang Xảy Ra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.73 KB, 18 trang )

Teaching and Learning for a Sustainable Future
© UNESCO 2010

MÔ - ĐUN 1: TÌM HIỂU THỰC TẾ TOÀN CẦU: CHUYỆN GÌ
ĐANG XẢY RA
GIỚI THIỆU
Mô - đun 1 sẽ giới thiệu một số vấn đề lớn, thực tế đang diễn ra toàn cầu và là các vấn đề
cần được giải quyết để xây dựng một tương lai bền vững. Như vậy, mô - đun này là nền
tảng giúp chúng ta nghiên cứu sâu hơn ở các phần tiếp theo. Nội dung mô - đun sẽ làm rõ
mối quan hệ phụ thuộc giữa các vấn đề với nhau cũng như mối quan hệ hàng ngày của
chúng ta, những cư dân của thế giới này, có liên quan như thế nào với các quá trình xã hội,
kinh tế, môi trường. Mô - đun này cũng giải thích rắng, chúng ta có thể thay đổi cách sử
dụng các tài nguyên, có thể giải quyết các vấn đề môi trường, xã hội và chúng ta có khả
năng cùng nhau kết hợp lại để có thể vượt qua các vấn đề toàn cầu.

MỤC TIÊU




Tìm hiểu các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường mà thế giới ngày nay đang phải đối
mặt
Tìm hiểu mối quan hệ phụ thuộc giữa các vấn đề khác nhau
Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục trong việc thúc đẩy con người hành
động vì một tương lai bền vững

CÁC HOẠT ĐỘNG
1.
2.
3.
4.


5.

Đằng sau tin tức
Tìm hiểu sự kết nối giữa các vấn đề
Hành động địa phương
Câu hỏi chiến lược
Hoạt động tổng kết

TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ CÁC TRANG INTERNET
Brown, L.R. et al. (Annual) State of the World Report, Worldwatch Institute, Washington DC.
Reuters.com State of the World
UN-HABITAT (Annual) State of the World’s Cities, Earthscan Publications, London.
United Nations Children’s Fund (Annual) State of the World’s Children Report, UNICEF, New
York.
United Nations Development Programme (Annual) Human Development Report, Oxford
University Press, New York.
United Nations Environment Programme (Annual) UNEP Yearbook, UNEP, Nairobi.


United Nations Population Fund (Annual) State of World Population, United Nations
Publications, New York.
World Bank (Annual) World Bank Development Report, World Bank, Washington DC.
World Bank (Annual) World Bank Development Indicators, World Bank, Washington DC.
World Resources Institute, United Nations Environment Programme, United Nations
Development Programme and World Bank (2008) World Resources 2008, Oxford University
Press, New York

XÂY DỰNG MÔ - ĐUN
Mô - đun này do John Fien viết cho UNESCO, xuất phát từ ý tưởng giảng dạy vì một thế giới
bền vững (Chương trình Giáo dục môi trường quốc tế UNESCO – UNEP)


8


HOẠT ĐỘNG 1: ĐẰNG SAU TIN TỨC
Hãy mở sổ tay học tập của bạn để bắt đầu hoạt động này.

LÁ THƯ TỪ TƯƠNG LAI
Điều gì sẽ xảy ra nếu thế hệ tương lại có thể nói chuyện được với chúng ta? Nếu được, họ
sẽ nói cho chúng ta biết điều gì? Và nếu họ có quyền trong ngày hôm nay, thì họ sẽ đòi hỏi
chúng ta phải làm gì cho tương lai?
Họ có quan tâm đến những tin tức đầy bi quan trên báo chí và TV hàng ngày không? Chiến
tranh và xung đột leo thang. Gia tăng bất đồng quan điểm và xung đột giữa các nhóm văn
hoá, dân tộc và tôn giáo. Nạn đói triền miên, suy dinh dưỡng và chết đói. Ngày càng có
nhiều tỉ phú và các buổi biểu diễn thời trang trong khi có hàng triệu người đang phải sống
dưới mức 1 đô la 1 ngày. Các cuộc đàn áp liên tục diễn ra đối với phụ nữ, người tị nạn, trẻ
em ở một thời kì mà nhẽ ra phải trở nên dân chủ hơn. Ngày càng nhiều những bão lụt, thiên
tai xảy ra do sự nóng lên toàn cầu. Các cánh rừng nhiệt đới bị tàn phá. Sự xâm lấn của sa
mạc. Hàng triệu loài bị tuyệt chủng.Các thành phố ngạt khói, các dòng chảy nhỏ giọt và hàng
loạt đại dương chết do ô nhiễm dầu và các sản phẩm không thể tiêu huỷ khác từ cuộc sống
của loài người
Hay họ có thấy chúng ta đang thực sự nỗ lực, chúng ta đang đạt được nhiều tiến bộ trong
việc cải thiện chất lượng môi trường, xoá đói giảm nghèo, quan tâm đến những người yếu
thế và những người không may mắn, và chúng ta đang cố gắng xây dựng các điều kiện cho
một nền hoà bình chứ không phải chiến tranh hay không?
Họ sẽ nói gì với chúng ta hôm nay? Họ sẽ cám ơn chúng ta chăng vì chúng ta đã tìm cách
sống cuộc sống của chúng ta nhưng vẫn đảm bảo cho con cháu, cho các thế hệ tương lai có
được một môi trường an toàn và sạch sẽ, có được tất cả các tài nguyên cần thiết để đảm
bảo một cuộc sống chất lượng.
“Một lá thư đến từ tương lai” đã được gửi đến cho chúng ta

Trước khi đọc, bạn hãy thử nghĩ xem lá thư này có thể sẽ nhắn nhủ điều gì?
Câu hỏi 1: Bạn hãy nghĩ xem các thế hệ tương lai sẽ suy nghĩ ra sao về cách mà loài
người đang khai thác thế giới, tài sản mà tương lai sẽ được thừa kế từ hiện tại? Theo
bạn, thông điệp chính mà lá thư gửi gắm là gì?
Hãy sử dụng sổ tay học tập của bạn để mường tượng thế hệ tương lai có thể cảm nhận gì
về chúng ta và về những gì mà họ sẽ nói.

ĐỌC LÁ THƯ
Hãy lắng nghe “Lá thư từ tương lai”. Bạn có 2 lựa chọn:
1. Một là, lắng nghe trực tiếp ngay trong trang web
2. Hai là, tải file và sử dụng phần mềm audio player
hay đơn giản là chỉ đọc nội dung “Lá thư từ tương lai”.

9


Câu hỏi 2: Hãy nêu ra ba thông điệp của “Lá thư từ tương lai” mà quan trọng nhất đối
với bạn?
Câu hỏi 3: Bạn có mong đợi lá thư sẽ rất tích cực như vậy không? Tại sao?

KIỂM TRA THỰC TIỄN
Mục đích của chương trình “Dạy và học vì một tương lai bền vững” là thúc đẩy được sự cam
kết và các kĩ năng xuyên suốt công việc giảng dạy trên toàn thế giới để cho thanh niên và trẻ
em có thể phát triển hiểu biết về thế nào là hành động vì một tương lai bền vững, nâng cao
tính trách nhiệm đối với thế hệ tương lai, và có tinh thần lạc quan và hi vọng về một tương
lai bền vững.
Tuy nhiên, dù có sự tiến triển trên nhiều lĩnh vực, và dù có sự lạc quan trong “Lá thư từ
tương lai” thì vẫn còn rất nhiều vấn đề và các lo lắng, quan ngại khác cần phải giải quyết. Ví
dụ, có nhiều người ở nhiều nơi trên thế giới đang phải hứng chịu hậu quả từ sự suy thoái hệ
thống sinh thái. Trong đó bao gồm thiếu nước ở Australia, ở Ấn Độ và các nước Trung

Đông; nguồn nước không an toàn tại các thị trấn và đô thị ở châu Phi; các làng đánh bắt cá
xa bờ suy giảm ở Cannada, sạt lở đất ở vùng đất dốc do chặt phá rừng tại Honduras; cháy
rừng ở Indonesia, sự xâm lấn của các vùng đất sa mạc ở các nước Bắc Phi… và rất nhiều,
rất nhiều các ví dụ khác chưa liệt kê ở đây.
Vì thế, Ngài Ban-Ki-Moon, Tổng thư kí Liên Hiệp Quốc đã phát biểu như sau:

“Sự thay đổi nhanh chóng của môi trường đang diễn ra xung quanh chúng ta. Vấn đề nổi bật
nhất chính là biến đổi khí hậu - đây là một trong những ưu tiên hàng đầu của tôi trên cương
vị là Tổng thư kí Liên Hiệp Quốc. Nhưng đó không phải là mối đe doạ duy nhất. Còn rất
nhiều các mối đe doạ khác nữa như thiếu hụt nước, sự thoái hoá đất và suy giảm đa dạng
sinh học. Sự tấn công đồng loạt của các vấn đề môi trường toàn cầu có nguy cơ phá huỷ
những tiến bộ nhân loại đã đạt được trong những thập kỉ qua. Nó đang làm suy giảm nỗ lực
xoá đói giảm nghèo. Và thậm chí nó có thể gây nguy hiểm đến an ninh và hoà bình thế giới.”
Trích lời nói đầu của Ngài Ban-Ki-Moon trong GEO4, Chương trình Môi trường Liên Hiệp
Quốc.
Hãy đọc Báo cáo viễn cảnh môi trường toàn cầu 4, Chương trình Môi trường Liên Hiệp
Quốc về hiện trạng hành tinh chúng ta, và hãy xem báo cáo đó nói gì về các vấn đề môi
trường toàn cầu sau đây:





Không khí
Đất
Nước
Đa dạng sinh học.

Sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên, theo mô tả trong các tình hình và xu hướng trong
GEO4, đang đe doạ cuộc sống và sinh kế của rất nhiều người, đặc biệt là những người

nghèo và dễ bị tổn thương. Sức khoẻ của con người đang bị đe doạ nghiêm trọng bởi ô
nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí đô thị, ô nhiễm do sử dụng các chất hoá học trong
nông nghiệp. Thực tế cho thấy, sức khoẻ con người và các phúc lợi nói chung ngày càng
chịu tác động bởi các điều kiện môi trường. Ví dụ, trong báo cáo GEO4 có đoạn:
“Dưới tác động của các điều kiện và khuynh hướng môi trường này, báo cáo GEO3 đưa ra
kết luận:

10










Ở một số nơi, biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ
con người, sản xuất lương thực, an ninh và các nguồn lực khác
Điều kiện thời tiết khắc nghiệt đang tác động ngày càng lớn đến những người
dễ bị tổn thương, đặc biệt là người nghèo
Ô nhiễm không khí bên trong và bên ngoài đều gây ra nguy cơ chết sớm
Sự thoái hoá đất đang làm giảm năng suất nông nghiệp, kéo theo giảm thu
nhập và ảnh hưởng đến an ninh lương thực
Nguồn nước sạch bị suy giảm đang gây nguy hiểm đến sức khoẻ con người
và các hoạt động kinh tế
Quần thể cá bị cạn kiệt đang gây thiệt hại cả về kinh tế và nguồn lương thực
Tỉ lệ các loài tuyệt chủng gia tăng đang đe doạ đến việc mất đi các nguồn gen
quý hiếm. Đây là nguồn gen có triển vọng cho việc tìm ra các ứng dụng tiến

bộ trong nông nghiệp và y học tương lai

Sự lựa chọn ngày hôm nay sẽ quyết định xem những mối đe doạ này sẽ chuyển biến
như thế nào trong tương lai. Đây là 1 thách thức vô cùng to lớn để có thể đảo ngược
lại được các xu hướng môi trường suy thoái. Và nếu không có một hành động nào
được thực hiện, thì chắc chắn các hệ sinh thái sẽ sụp đổ. Do đó, tìm ra giải pháp cho
những vấn đề này là một yêu cầu cấp bách hiện nay.”
Nguồn: GEO4, UNEP

NĂM VẤN ĐỀ CẤP THIẾT
Thật không may, thiên nhiên không phải là vấn đề duy nhất! Khi chúng ta nghĩ đến các vấn
đề môi trường, hẳn chúng ta sẽ nghĩ ngay đến việc ô nhiễm môi trường tự nhiên – gồm
không khí, sông ngòi, biển và đại dương – và các vấn đề về biến đổi khí hậu, chặt phá rừng,
xử lí rác thải…
Tuy nhiên, còn có rất nhiều các vấn đề liên quan đến hệ thống kinh tế xã hội cũng đang gây
ra khó khăn cho con người trên toàn thế giới. Do đó, chúng ta đang phải đối mặt với rất
nhiều vấn đề cấp bách.
UNESCO đã nghiên cứu hàng loạt các vấn đề và tìm ra 5 vấn đề nghiêm trọng nhất sau đây:






Dân số tăng nhanh và phân bổ dân số thay đổi
Sự kéo dài của đói nghèo
Sức ép ngày càng lớn đối với môi trường tự nhiên
Sự phủ nhận quyền con người và quyền dân chủ vẫn tiếp diễn, cùng với đó là sự gia
tăng các tranh chấp và xung đột
Quan điểm về “phát triển”


Nhiều vấn đề cấp thiết khác đã được xác định trong “Các dân tộc chúng ta: Vai trò của Liên
Hiệp Quốc trong thế kỉ 21”, báo cáo thiên niên kỉ của Tổng thư kí Liên Hiệp Quốc. Có các
Thông tin tóm tắt về 19 vấn đề cấp thiết từ báo cáo này. Mỗi Thông tin tóm tắt là nội dung về
một vấn đề hiện tại của thế giới và sự tham gia của Liên Hiệp Quốc. Nội dung gồm 6 phần:
tổng quan, các kết quả đạt được, điểm nhấn hay sự kiện cụ thể, các bước tiếp theo, các
hoạt động của học sinh và tài liệu tham khảo.
Giáo viên và học sinh có thể tải và in các biểu đồ, tài liệu về các vấn đề này ở trang web
chương trình CyberSchoolBus của Liên Hiệp Quốc. Những bảng biểu này cung cấp một cái
nhìn trực quan về những gì đang diễn ra trên thế giới. Các chủ đề bao gồm: Dân số, Sức
khoẻ, Lương thực và nông nghiệp, Phụ nữ, Trẻ em, Phát triển kinh tế, Khí hậu và môi
11


trường và Các chỉ báo xã hội. Ngoài tài liệu này, trên trang web của CyberSchoolBus còn có
Thông tin của quốc gia InfoNation, đây là một hệ thống dữ liệu rất dễ sử dụng, để xem và so
sánh các dữ liệu thống kê cập nhật của các nước thành viên Liên Hiệp Quốc.
Rất quan trọng cần nhận ra sự liên quan chặt chẽ giữa 5 vấn đề cấp thiết trên. Thực tế, sẽ
không thể:
“…nghiên cứu một vấn đề độc lập khỏi các vấn đề khác. Các vấn đề nằm trong mối
quan hệ tương tác lẫn nhau. Ví dụ, bạo lực sẽ gây ra đói nghèo và cũng là hậu quả
của đói nghèo. Dân số phát triển sẽ làm tăng sức ép lên hệ sinh thái, nhưng các hoạt
động con người khi góp phần vào biến đổi khí hậu, như mực nước biển dâng lên, sa
mạc hoá thì sẽ làm gia tăng áp lực với dân số. Hơn thế nữa, các vấn đề này không
chỉ đơn thuần liên quan về mặt kĩ thuật mà còn về mặt tâm lí, xã hội. Cách mọi người
suy nghĩ về các vấn đề, như kiến thức, niềm tin, quan điểm, đặc biệt là giá trị sống,
có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm ra giải pháp cũng như là việc đối diện với “hiện
thực khách quan.”
Nguồn: UNESCO (1997), Giáo dục vì một tương lai bền vững: Tầm nhìn xuyên suốt cho
Hành động phối hợp, trích đoạn thứ 24


HÌNH XOẮN ỐC ĐI XUỐNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN KHÔNG BÈN VỮNG

Nguồn: Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc
Điều kiện sống của rất nhiều người trên thế giới thực sự là không đảm bảo. Mặc dù tổng sản
lượng kinh tế toàn cầu trên toàn thế giới là rất lớn, nhưng đa số sản phẩm lại được phân
phối không đồng đều. Ví dụ, 20% những người có thu nhập nhiều nhất thế giới, là những
người sống ở phương Bắc, đang sống rất đầy đủ trong khi phần lớn những người đang ở
trong hoàn cảnh nghèo đói lại sống trong nhiều quốc gia phương Nam. Thực tế cho thấy, ba
tỉ phú giàu nhất thế giới có giá trị tài sản cao hơn thu nhập hàng năm của 600 triệu người
nghèo nhất thế giới gộp lại.

12


Thực tế đã cho thấy, rất nhiều người trên thế giới đang nằm trong hình xoắn ốc đi xuống của
chất lượng sống và chất lượng môi trường suy thoái.
Hình xoắn ốc đi xuống của sự phát triển không bền vững không phải là kết quả từ một vấn
đề mà là kết quả của các tương tác qua lại từ nhiều vấn đề. Điều này được ghi nhận trong
Báo cáo của Uỷ ban môi trường và phát triển của Liên Hiệp Quốc năm 1987, thường được
gọi là Báo cáo Brundtland sau khi bà Gro Harlem Brundtland của Na Uy giữ cương vị chủ
tịch Uỷ ban.
Cách đây không lâu, hành tinh của chúng ta là một thế giới rộng lớn trong đó các
hoạt động của con người và ảnh hưởng của chúng đã được chia nhỏ trong phạm vi
quốc gia và trong từng lĩnh vực quan tâm khác nhau (môi trường, kinh tế, xã hội).
Những phần này bắt đầu hoà nhập vào với nhau. Điều này không chỉ đúng đối với
các cuộc “khủng hoảng” toàn cầu mà cộng đồng quốc tế đang quan ngại, đặc biệt là
trong thập kỉ vừa qua. Các cuộc khủng hoảng này không phải là của riêng ai, trong
riêng lĩnh vực nào: Khủng hoảng môi trường, khủng hoảng phát triển, khủng hoảng
năng lượng. Tất cả chúng đều là một.

Nguồn: “Tương lai chung của chúng ta” của Uỷ ban môi trường và phát triển thế giới (1987),
Nhà xuất bản đại học Oxford, Oxford, trang 4. (World Commission on Environment and
Development (1987) Our Common Future, Oxford University Press, Oxford, p. 4.)
Các thành viên Ủy ban báo cáo rằng từ thực tế này, họ tập trung vào một chủ đề trọng tâm:
nhiều xu hướng phát triển hiện nay đang để lại số lượng người nghèo và dễ bị tổn thương
ngày càng cao và đồng thời làm suy thoái môi trường tự nhiên. Kết quả là, chỉ có thể đảo
ngược lại hình xoắn ốc đi xuống của sự phát triển không bền vững khi có những hành động
phối hợp đồng thời để đáp ứng các mục tiêu xã hội, kinh tế và môi trường:
Không có một chiến lược xoá đói giảm nghèo lâu dài nào có thể thành công nếu các
sức ép môi trường liên tục thúc đẩy quá trình xói mòn các nguồn tài nguyên thiên
nhiên mà tất cả loài người đều phụ thuộc vào đó. Và cũng không có chương trình
bảo vệ môi trường nào có thể tiến triển được nếu không loại bỏ đi những áp lực đói
nghèo hàng ngày, những áp lực làm cho người dân không có nhiều sự lựa chọn,
không thể suy nghĩ nhiều đến tương lai và không bảo vệ được các cơ sở tài nguyên
cần thiết cho sự sống còn của chính bản thân và cho sự phát triển của con cháu.
Nguồn: “Hành tinh chúng ta” của Dowdswell, E.(1995) Editorial, 7(2) trang 2 (Dowdswell, E.
(1995) Editorial, Our Planet, 7(2), p. 2.)
Ngày nay chúng ta đang đối mặt với nhiều thách thức của PTBV. Chúng ta có thể thấy mức
độ sống thiếu thốn không thể chấp nhận được của nhiều người trên thế giới. Hiện có hơn 6
tỉ người trên thế giới, và 4,6 tỉ người sống trong các quốc gia đang phát triển của phương
Nam. Trong số này, hơn 850 triệu người là mù chữ, gần một tỉ người không được dùng
nước sạch, và 2,4 tỉ người thiếu các điều kiện vệ sinh cơ bản. Gần 325 triệu trẻ em gái và
trai không được đi học. Và 11 triệu trẻ em dưới năm tuổi chết mỗi năm do các bệnh đã có
thuốc phòng ngừa - tương đương với hơn 30.000 trẻ em mỗi ngày.
Khoảng 1,2 tỉ người sống dưới mức 1 đô la một ngày và 2,8 tỉ người sống dưới mức 2 đô la
một ngày. Đó là 2/3 dân số thế giới! Tuy nhiên, đói nghèo không chỉ giới hạn ở các nước
phương Nam. Trong các nước công nghiệp ở phương Bắc, hơn 130 triệu người có thu nhập
thấp, 34 triệu người thất nghiệp, và tỉ lệ mù chữ chức năng của người lớn trung bình là 15%.

13



HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU SỰ KẾT NỐI GIỮA CÁC VẤN ĐỀ
Hãy mở sổ tay học tập của bạn để bắt đầu hoạt động này.
Các hoạt động sau đây tạo cơ hội cho bạn khám phá những mối liên hệ giữa rất nhiều các
vấn đề xã hội, kinh tế và môi trường mà con người ngày nay đang đối mặt. Một số những
vấn đề toàn cầu được thể hiện trong sơ đồ sau:

Hãy in sơ đồ vì bạn sẽ phải sử dụng đến bút chì và giấy cho hoạt động này



In sơ đồ
Sơ đồ có 9 vấn đề toàn cầu lớn. Trong bản in của bạn, hãy vẽ 1 đường thẳng nối bất
kì 2 vấn đề nào có liên quan tới nhau

Hãy giải thích tại sao bạn lại nghĩ 2 vấn đề này liên quan với nhau. Bạn có thể đưa ra một ví
dụ được không?




Bây giờ, hãy bắt đầu từ vấn đề thứ hai mà bạn chọn, vẽ một đường thẳng đến một
vấn đề khác mà bạn nghĩ có liên quan. Một lần nữa, hãy đưa ra một ví dụ giải thích
tại sao hay như thế nào mà bạn cho rằng hai vấn đề đó liên quan với nhau
Bắt đầu từ vấn đề thứ ba, hãy kẻ một đường thẳng đến một vấn đề khác mà bạn
nghĩ là nó liên quan đến. Một lần nữa, hãy đưa ra một ví dụ giải thích giải thích tại
sao hay như thế nào mà bạn cho rằng hai vấn đề đó có liên quan với nhau
Hãy tiếp tục vẽ các đường liên kết, và đưa ra các ví dụ, cho đến khi bạn không thể
kết nối các vấn đề lại với nhau được nữa.


Câu hỏi 4: Hãy phân tích các mối liên kết mà bạn vừa vẽ qua các câu hỏi sau:




Bạn tạo ra được bao nhiêu liên kết?
Bạn có tin rằng một liên kết nào đó sẽ quan trọng hơn những liên kết khác
không? Đó là liên kết nào? Tại sao?
Những liên kết này có ảnh hưởng như thế nào đến cách giải quyết các vấn đề
kinh tế, xã hội, môi trường?

14




Bài học quan trọng mà bạn rút ra được từ hoạt động này là gì?

15


HOẠT ĐỘNG 3: HÀNH ĐỘNG ĐỊA PHƯƠNG
Hãy mở sổ tay học tập của bạn để bắt đầu hoạt động này.
Kết luận của Uỷ ban Môi trường và Phát triển Thế giới đưa ra là chúng ta cần một cách tiếp
cận mới đối với phát triển. Uỷ ban Thế giới gọi đó là "phát triển bền vững”.
Thông điệp của PTBV có thể được tóm tắt trong ba chủ đề sau:





Tất cả mọi thứ đều liên quan với nhau
Chất lượng cuộc sống của con người cũng quan trọng như sự phát triển kinh
tế
Không có một sự phát triển kinh tế dài hạn nào mà lại không cần quan tâm
đến sự phát triển của nhân loại và chất lượng môi trường.

Điều quan trọng cần nhớ ở đây là những ý tưởng về phát triển bền vững không phải
là 'mới'. Những ý tưởng này là trung tâm của trí tuệ và các giá trị mang đến cách
sống bền vững, và là đặc trưng của cộng đồng bản địa và người nông dân ở nhiều
nơi trên thế giới hàng ngàn năm qua. Những ý tưởng này cũng được tìm thấy trong
các chương trình và chiến dịch phát triển phong trào sinh thái bền vững và thích hợp
trên toàn cầu, và đặc biệt là trong phong trào sinh thái của phụ nữ ở các nước
phương Nam.
Bởi vì những ý tưởng này không 'mới' và đã được áp dụng tại nhiều nơi trên thế giới,
nên có thể thay đổi chiều hướng của hình xoắn ốc đi xuống của sự phát triển không
bền vững thành hình xoắn ốc đi lên của tính bền vững.
Nguồn: Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc
Câu hỏi đến đây tất nhiên sẽ là: điều này có thể được thực hiện như thế nào? Đây là một
câu hỏi quan trọng cho chính phủ, cũng như các doanh nghiệp, trường học, cộng đồng, gia
đình và cá nhân. Tất cả chúng ta đều có vai trò trong việc đảo ngược hình xoắn ốc đang đi
xuống này và cùng thiết lập một thế giới trên con đường tiến đến một tương lai bền vững.
Một lí do cho điều này đó là những vấn đề lớn như trong bài tập kết nối thì không chỉ mang
tính toàn cầu – mà còn là thực tế rõ ràng ở quốc gia và địa phương - và chúng ta cần xác
định các hành động của chúng ta ở mức độ nào là phù hợp nhất.

Quy mô của hành động
Chúng ta cần phải nhận ra những khía cạnh mang tính quốc gia và địa phương của các vấn
đề toàn cầu nếu chúng ta có thể xác định được các hành động mà chúng ta, với tư cách là
giáo viên và học sinh, có thể thực hiện được. Hoạt động này cũng sử dụng 9 vấn đề tương

tự như trong hoạt động 2.
Câu hỏi 5: Đưa ra các ví dụ mang tính toàn cầu, quốc gia và địa phương trong 9 vấn
đề lớn trên.
Hãy khám phá các cách thức sáng tạo mà người dân trên thế giới đang sử dụng để giải
quyết các vấn đề địa phương, bằng cách trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trong chương trình
giáo dục Thách thức Phát triển của Ngân hàng thế giới.
16


HOẠT ĐỘNG 4: KĨ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI CHIẾN LƯỢC
Hãy mở sổ tay học tập của bạn để bắt đầu hoạt động này.
Cá nhân, gia đình và cộng đồng ở vị trí thích hợp nhất để giải quyết các vấn đề toàn cầu tại
cấp độ địa phương - và chính là ở cấp địa phương thì các giáo viên, trường học và học sinh
có thể học các kĩ năng cho việc xây dựng một tương lai bền vững.
Bước đầu tiên trong việc học các kĩ năng này là phải đưa ra được đúng các câu hỏi, câu hỏi
đó sẽ dẫn đến kế hoạch hành động cho sự thay đổi. Một kĩ năng rất bổ ích ở đây là Đặt câu
hỏi Chiến lược.
Đặt câu hỏi Chiến lược là một dạng tư duy về sự thay đổi do Fran Peavey phát triển, ông là
một người làm công tác xã hội tại Bắc Mỹ. Thay đổi đôi khi gây ra những cảm xúc khó chịu
như từ chối, sợ hãi và kháng cự. Tuy nhiên, thay đổi cũng tạo ra cơ hội cho những ý tưởng
mới xuất hiện. Kĩ năng Đặt câu hỏi Chiến lược sẽ hỗ trợ việc tích hợp các ý tưởng và chiến
lược mới vào sự phát triển của cộng đồng theo cách thức mà con người nhận thấy sự thay
đổi đó là tích cực.
Sáu nhóm câu hỏi được sử dụng trong kĩ thuật Đặt câu hỏi Chiến lược. Bao gồm từ những
câu hỏi có tính tính chất giới thiệu đến các câu hỏi mang tính động và chiêm nghiệm hơn. 6
nhóm câu hỏi này là:
1.
2.
3.
4.

5.
6.

Câu hỏi quan sát
Câu hỏi cảm xúc
Câu hỏi tầm nhìn
Câu hỏi thay đổi
Câu hỏi hỗ trợ và kiểm tra cá nhân
Câu hỏi hành động cá nhân.

Nguồn: Được trích dẫn từ Peavey, F. (1994) By Life’s Grace: Musings on the Essence of
Social Change, New Society Publishers, Philadelphia, trang 86-111
Kĩ năng Đặt câu hỏi Chiến lược giúp con người đưa ra các giải pháp của họ cho những vấn
đề của chính họ. Ví dụ, Đặt câu hỏi Chiến lược đã được sử dụng ở Ấn Độ để xác định các
chiến lược cải thiện chất lượng nước sông Hằng. Người dân địa phương hợp tác với chính
phủ, đang xây dựng những phương pháp, cách thức mới để làm sạch dòng sông cho thế hệ
hiện nay và con cái họ.
Trong kĩ thuật Đặt câu hỏi chiến lược, mọi người thường làm việc theo cặp, một người là
“người nói” và một người là “người nghe”, để cùng thảo luận về một vấn đề liên quan đến
người nói.
Câu hỏi 6: Cách tốt nhất để đánh giá sức mạnh của kĩ năng Đặt câu hỏi Chiến lược là
thực hành. Có ba cách để làm điều này. Hoặc là:




Viết câu trả lời của bạn cho câu hỏi; hoặc
In ra các câu hỏi và tham gia bài tập Đặt câu hỏi chiến lược với một người bạn;
hoặc
Bạn có thể thử cả hai.


17


Câu hỏi 7: Hãy phân tích kinh nghiệm học tập của bạn thông qua hoạt động Đặt câu
hỏi Chiến lược qua các câu hỏi sau:
• Các bạn nghĩ gì về quá trình Đặt câu hỏi Chiến lược? Ví dụ: Có khó không?
Bạn có cảm thấy rằng đây là một cách giao tiếp chân thực không? Tại sao?
• Quá trình này có giúp bạn cảm thấy tự tin hơn về tương lai không?
• Sau khi tham gia quá trình Đặt câu hỏi Chiến lược, bạn có cảm thấy mình được
chuẩn bị tốt hơn để tiến tới hành động không?
• Làm thế nào để quá trình Đặt câu hỏi chiến lược được đưa vào giảng dạy
và/hoặc đưa vào trong cộng đồng của bạn?

18


HOẠT ĐỘNG 5: TỔNG KẾT
Hãy mở sổ tay học tập của bạn để bắt đầu hoạt động này.
Hoạt động tổng kết mô - đun: Hãy nhìn lại các hoạt động và bài tập của mô - đun để kiểm tra
xem bạn đã làm xong chưa. Bổ sung và hoàn tất các phần để kết thúc mô - đun.
Mô - đun này đã giới thiệu một số ý tưởng quan trọng đóng góp vào cơ sở lí luận cho Giáo
dục vì sự phát triển bền vững
Câu hỏi 8: Hãy đánh giá lại quá trình học của bạn trong mô - đun này bằng cách liệt kê
các thông điệp chính bạn đã rút ra được từ mỗi hoạt động.
Câu hỏi 9: Bây giờ bạn đã hoàn thành mô - đun này, hãy viết định nghĩa của bạn về
Giáo dục vì sự phát triển bền vững.
Câu hỏi 10: Hãy đọc định nghĩa UNESCO về Giáo dục vì sự phát triển bền vững. Định
nghĩa và tầm nhìn này có giống với định nghĩa của bạn?


19


Lá thư từ tương lai
Cảm ơn các bạn đã lắng nghe thông điệp này từ thế hệ tương lai – chúng tôi là những người
sẽ sống trên hành tinh đáng yêu này sau nhiều thập kỉ nữa. Tiếng nói của chúng tôi thường
không được thế hệ các bạn chú ý, vì vậy chúng tôi đánh giá rất cao khi các bạn sẵn sàng
lắng nghe quan điểm từ tương lai.
Mặc dù chúng tôi sống ở một thế kỉ rất khác với các bạn nhưng chúng tôi cũng làm việc, vui
chơi, trò chuyện, ăn uống, cười đùa, hi vọng, khóc, hát, học hỏi, tôn thờ, suy nghĩ, và lo lắng.
Các bạn đang sống tại thời khắc then chốt trong sự phát triển của nhân loại. Các bạn đang
đưa ra một số lựa chọn quan trọng nhất trong lịch sử loài người. Kỉ nguyên của các bạn
được đánh dấu bởi những tiềm năng tích cực và tiêu cực với rất nhiều điều mới mẻ và mức
độ trọng đại mà các bạn khó có thể hiểu được.
Thông qua các chính sách công và cuộc sống hàng ngày, con người ở thời đại các bạn có
quyền lực to lớn để ảnh hưởng đến tương lai của lịch sử loài người. Tất nhiên là chúng tôi
đặc biệt quan tâm đến sự lựa chọn của các bạn, vì chúng tôi trực tiếp được hưởng lợi hoặc
bị ảnh hưởng từ chúng. Chúng tôi sống ở hạ nguồn của dòng chảy thời gian; bất cứ điều gì
các bạn đưa vào dòng chảy đều sẽ trôi đến thời đại của chúng tôi.
Đây là lí do tại sao chúng tôi rất vui mừng khi các bạn đã quan tâm rất sâu sắc đến lợi ích
của các thế hệ tương lai. Đó là những gì chúng tôi muốn nhất từ các bạn: sự quan tâm đến
chúng tôi, sự lo lắng đến lợi ích sau này, sự ưu tiên của các bạn cho nhu cầu của tương lai
được đặt ngang như nhu cầu hiện tại.
Chúng tôi ngưỡng mộ và cảm ơn bạn đã lo lắng cho nhu cầu tương lai một cách nghiêm túc.
Chúng tôi sẽ trân trọng gìn giữ quá khứ và các thế hệ cha ông đi trước cũng như tương lai
của chúng tôi. Chúng tôi tôn trọng và yêu thương các bạn. Chúng tôi hi vọng rằng các bạn
và các trẻ em hiện vẫn đang đi học sẽ tiếp tục quan tâm chăm lo cho tương lai.
Đúng là đôi khi chúng tôi cũng cảm thấy thất vọng và tức giận với các bạn vì các bạn đã đi
theo những rủi ro lớn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai, và đôi khi đối xử
với chúng tôi rất thờ ơ, ích kỉ và không quan tâm. Dù vậy, ở trong sâu thẳm chúng tôi cảm

nhận một quan hệ huyết thống gắn bó mạnh mẽ với các bạn, bởi vì tất cả chúng ta đều ở
trong tiến trình không bao giờ kết thúc của các thế hệ sinh ra mất đi trải dài qua hàng thế kỉ.
Và tất cả chúng ta đều chia sẻ tình yêu dành cho gia đình của mình – là hành tinh đầy sức
sống với tên gọi Trái Đất với sự đa dạng giàu có về địa lí và cuộc sống.
Chúng tôi hi vọng và tin tưởng rằng xã hội đầu thế kỉ 21 sẽ làm mọi việc để giúp con người
cảm nhận một sự liên kết hoặc gắn kết sâu sắc với nhau, với tất cả nhân loại, với hành tinh,
với các hình thức đa dạng của cuộc sống, và với các thế hệ tương lai.
Đây là lí do tại sao chúng tôi rất vui mừng khi biết rằng Liên Hiệp Quốc đã coi những năm
2005-2014 là thập kỉ Giáo dục vì sự phát triển bền vững, và đó cũng là lí do tại sao chúng tôi
rất hạnh phúc khi có rất nhiều giáo viên đang học Chương trình UNESCO “Dạy và học vì
một tương lai bền vững”.
Nguồn: Thư này được biên soạn theo một nội dung nhỏ trong cuốn sách trên mạng của
Allen Tough, có tiêu đề “Thông điệp từ thế hệ tương lai”.

20


Dành cho việc in ấn:
Chọn 'File' trong thanh công cụ trên đầu trang và chọn “Page set up’”. Chọn cỡ trang A4;
định dạng nằm ngang. Sau đó chọn 'Print from File”' để in.

21


Kĩ thuật Đặt câu hỏi Chiến lược
Nhóm câu hỏi quan sát:
Ví dụ:






Bạn biết gì về vấn đề này?
Bạn biết nó bằng cách nào?
Những người khác quan tâm gì đến nó?
Nó ảnh hưởng đến khu vực địa phương của bạn như thế nào?

Nhóm câu hỏi cảm xúc
Ví dụ:




Bạn cảm nhận như thế nào về vấn đề này?
Vấn đề này có ảnh hưởng đến tâm lí hoặc cảm xúc của bạn không?
Bạn thấy mình có cảm nhận gì khi bạn nghĩ hay nói về vấn đề này?

Nhóm câu hỏi tầm nhìn
Ví dụ:



Vấn đề này có ý nghĩa gì với cuộc sống của bạn?
Hiện trạng cần thay đổi ra sao để được như mong muốn của bạn?

Nhóm câu hỏi thay đổi:
Ví dụ:





Cần phải làm những gì để thay đổi hoàn cảnh hiện tại hướng tới tầm nhìn mong đợi
của bạn?
Chính xác có những gì cần được thay đổi?
Những sự thay đổi này cần tiến hành như thế nào? Hãy liệt kê càng nhiều cách càng
tốt

Nhóm câu hỏi cho sự tham gia của cá nhân:
Ví dụ:




Cần phải làm những gì để bạn tham gia vào sự thay đổi?
Bạn muốn làm những việc bổ ích nào để mang lại sự thay đổi?
Bạn cần hỗ trợ gì để thực hiện sự thay đổi này?

Nhóm câu hỏi cho hành động cá nhân:
Ví dụ:



Bạn cần nói chuyện với ai?
Làm thế nào để bạn có thể thu hút những người khác tham gia một buổi họp trao đổi
cách giải quyết vấn đề này?

22


Đặt câu hỏi chiến lược

Sau đây là ví dụ về sáu nhóm câu hỏi của kĩ năng Đặt câu hỏi Chiến lược và một loạt các
"các câu hỏi gợi ý” cho mỗi phần.
Để bắt đầu, chọn một vấn đề địa phương bạn đã ghi trong sổ tay học tập, có thể chọn điều
bạn quan tâm nhất. Điều quan trọng là phải nêu tên vấn đề đó rõ ràng, liên quan đến một
thực trạng cụ thể, nhìn thấy được ở địa phương, và thực sự cuốn hút bạn và những người
khác trong cộng đồng hơn là một vấn đề trừu tượng hay lí thuyết.
Ví dụ:
Quá chung chung:
“Tôi quan tâm đến tương lai của thế hệ trẻ”.
Mô tả tốt, súc tích:
“Tôi quan tâm đến tương lai của thế hệ trẻ trong thành phố của tôi, những
người không thể tìm được việc làm sau khi ra trường”.
Quá chung chung:
“Tôi quan tâm đến việc nhiều cây cối bị chặt phá quá trên thế giới”.
Mô tả tốt, và súc tích:
“Tôi quan tâm đến việc chính quyền lên kế hoạch chặt phá cây dọc theo sông
Catila để mở rộng thành đường cao tốc 4 làn đường”.

Nhóm câu hỏi quan sát:
Ví dụ:





Bạn biết gì về vấn đề này?
Bạn biết vấn đề này bằng cách nào?
Có ai khác quan tâm đến vấn đề này?
Vấn đề này ảnh hưởng đến khu vực địa phương của bạn như thế nào?


Nhóm câu hỏi cảm xúc:
Ví dụ:




Bạn cảm nhận như thế nào về chủ đề này?
Vấn đề này có ảnh hưởng đến tâm lí hay cảm xúc của bạn không?
Bạn thấy mình có cảm nhận gì khi bạn nghĩ hay nói về vấn đề này?

Nhóm câu hỏi tầm nhìn:
Ví dụ:



Vấn đề này có ý nghĩa gì với cuộc sống của bạn?
Hiện trạng cần thay đổi ra sao để được như mong muốn của bạn?

23


Nhóm câu hỏi thay đổi:
Ví dụ:




Cần phải làm những gì để thay đổi hoàn cảnh hiện tại hướng tới tầm nhìn mong đợi
của bạn?
Chính xác có những gì cần được thay đổi?

Những sự thay đổi này cần tiến hành như thế nào? Hãy liệt kê càng nhiều cách càng
tốt.

Nhóm câu hỏi cho sự tham gia của cá nhân:
Ví dụ:




Cần phải làm những gì để bạn tham gia vào sự thay đổi?
Bạn muốn làm những việc bổ ích nào để mang lại sự thay đổi?
Bạn cần hỗ trợ gì để thực hiện sự thay đổi này?

Nhóm câu hỏi cho hành động cá nhân:
Ví dụ:



Bạn cần nói chuyện với ai?
Làm thế nào để bạn có thể thu hút những người khác tham gia một buổi họp trao đổi
cách giải quyết vấn đề này?

Nguồn: Peavey, F. (1994) By Life’s Grace: Musings on the Essence of Social Change, New
Society Publishers, Philadelphia, trang 86-111

24




×