Tải bản đầy đủ (.ppt) (36 trang)

Chương 3: Ngữ âm Dẫn luận ngôn ngữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.71 KB, 36 trang )

DẪN LUẬN NGÔN NGỮ

CHƯƠNG II
NGỮ ÂM


NỘI DUNG
Tính chất của NN
II. Đơn vị ngữ âm đoạn tính
III. Âm tiết Tiếng Việt
IV. Âm tố Tiếng Việt
V.
Hệ thống âm vị Tiếng Việt và biến
thể của nó
VI. Các đơn vị siêu đoạn tính
I.


1.Tính chất sinh lý (về phương diện cấu
âm)
A Môi trên
B Răng cửa hàm trên
C Lơi
D Ngạc cứng (Mạc)
Đ Ngạc mềm
G Môi dưới
H Răng cửa hàm trên
I Đầu lưỡi

K Mặt lưỡi
L Gốc lưỡi


M Nắp họng
N Thanh Hầu
O Yết hầu
P Khoang miệng
Q Khoang mũi


2.Tính chất vật lý của ngữ âm
(về phương diện âm học)


Cao độ: Cao độ phụ thuộc vào tốc độ
rung động, nghĩa là phụ thuộc vào số
lượng rung động xảy ra trong một
đơn vị thời gian: số rung động càng
nhiều (tần số càng lớn) thì âm càng
cao. Cao độ của ngữ âm là yếu tố cơ
bản để tạo nên thanh điệu, ngữ điệu
và trọng âm.




Cường độ: Cường độ do biên độ dao
động của vật thể quyết định. Đơn vị
đo cường độ là decibel (viết tắt là dB).
Dây thanh chấn động mạnh so với tư
thế nghỉ ngơi thì âm phát ra lớn và
ngược lại thì âm phát ra nhỏ. Trong
một số ngôn ngữ như tiếng Anh, Nga,

cường độ đóng vai trò chủ yếu trong
việc tạo trọng âm của từ.






Âm sắc: Âm sắc là sắc thái riêng của âm
thanh. Âm thanh của lời nói cũng như hầu
hết các âm thanh của thế giới tự nhiên
không phải là một sự rung động đơn giản,
mà là hợp thể của nhiều rung động xảy ra
đồng thời.
Các khoang cộng hưởng (khoang miệng,
khoang mũi…) trong bộ máy cấu âm của
mỗi người không hoàn toàn giống nhau,
điều đó là một trong những cơ sở quan
trọng khiến mỗi người có một giọng nói
riêng.


3.Tính chất xã hội của ngữ âm
(về phương diện chức năng)




Mỗi xã hội, mỗi dân tộc có một ngôn ngữ
với hệ thống ngữ âm riêng. Có âm được xã

hội này sử dụng mà xa lạ với xã hội kia.
Trong tiếng Anh, tiếng Nga có những âm xa
lạ với người Việt, ngược lại tiếng Việt có
những âm (như ư, nh; h, th) mà tiếng Anh,
Nga không có.
Mỗi xã hội xử lý âm thanh theo cách riêng
của mình. Tiếng Việt phân biệt hai âm ô và
o trong khi đó sự phân biệt đó không có
trong tiếng Nga. Tiếng Việt cũng phân biệt
âm t và th nhưng tiếng Anh chỉ coi đó là
một mà thôi.


B. CÁC ĐƠN VỊ NGỮ ÂM ĐOẠN
TÍNH
I.


âm
âm
âm
âm
âm




KHÁI NIỆM
Các khúc đoạn trên ta gọi là các đơn vị ngữ âm
đoạn tính, gồm:

cú: Nhân dân Việt Nam rất anh hùng
đoạn: Nhân dân Việt Nam
tự: Nhân dân
tiết: Nhân
tố: Nh
Các đơn vị ngữ âm đoạn tính là các đơn vị ngữ
âm được tạo thành nhờ sự phân đoạn chuỗi lời
nói.
Trong các đơn vị ngữ âm trên, có hai đơn vị
đoạn tính quan trọng nhất là âm tiết và âm tố.


II. ÂM TIẾT
1. Khái niệm
 Âm tiết là đơn vị phát âm tự nhiên
nhỏ nhất. Dù phát âm chậm đến đâu,
cũng chỉ tách đến âm tiết là hết.
Ví dụ: từ “đẹp đẽ” có hai âm tiết:
“đẹp”, “đẽ”
 Âm tiết còn là đơn vị mang các sự
kiện ngôn điệu như thanh điệu, trọng
âm.


2. Phân loại âm tiết
Âm tiết mở: là âm tiết tận cùng bằng
nguyên âm
Ví dụ: cha, mẹ, see (thấy), we (chúng tôi)
 Âm tiết khép: là âm tiết tận cùng bằng
phụ âm

Ví dụ: độc, lập, mắt, meat (thịt), keep (giữ)
 Giữa hai loại âm tiết này còn có những loại
trung gian tùy theo từng ngôn ngữ. Ví dụ,
trong tiếng Việt, ngoài hai loại trên còn có
các loại trung gian là âm tiết nửa mở và âm
tiết nửa khép.



III. ÂM TỐ
1. Khái niệm
 Âm tố là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất,
không thể phân chia được nữa.
 Để ghi lại âm tố, người ta đặt ký hiệu
ngữ âm giữa hai dấu ngoặc vuông:
[a], [t ], [ s] (x) , [ɤ] (ơ) ...


2. Phân loại âm tố


Số lượng âm tố là vô hạn, tuy nhiên
giữa chúng có một số đặc trưng cấu
âm – âm học chung, cho phép phân
loại chúng thành những tập hợp mà
hai tập hợp lớn đầu tiên là nguyên âm
và phụ âm.


3. Nguyên âm

Phân loại trên cơ sở cấu âm:
+ Độ mở của miệng: tùy theo miệng mở ra ít hay nhiều mà ta
có các nguyên âm khác nhau. Có bốn độ mở chính: hẹp
(khép), nửa hẹp (khép vừa), nửa rộng (mở vừa) và rộng
(mở); do đó các nguyên âm được phân ra thành bốn loại
tương ứng sau:
1. Nguyên âm hẹp: [i ] ty , [u] lu đù , [Ɯ] tư lự
2. Nguyên âm nửa hẹp: [e] lê, [ o] tô , [ɤ] lơ mơ
3. Nguyên âm nửa rộng: [ε] le te , [ɔ] lo , [٨] trong từ but của
tiếng Anh
4. Nguyên âm rộng: [a] ta , [ɑ] pâté (patê) của tiếng Pháp, [ɐ]
hot (nóng) của tiếng Anh
 Độ mở của miệng phụ thuộc vào vị trí của lưỡi, lưỡi nâng
cao, miệng sẽ mở hẹp; lưỡi hạ thấp miệng sẽ mở rộng. Do
đó có khi người ta gọi nguyên âm hẹp là nguyên âm cao và
nguyên âm rộng là nguyên âm thấp.



+ Chiều hướng của lưỡi:
Tùy theo chiều hướng của lưỡi nhích ra trước, lùi về
sau hay ở giữa mà ta có các loại nguyên âm sau:
1. Nguyên âm dòng (hàng) trước: lưỡi đưa ra phía
trước, mặt lưỡi nâng lên về phía ngạc: [ i] , [ e] ,
[ε]
2. Nguyên âm dòng (hàng) sau: lưỡi lùi về phía sau,
gốc lưỡi đưa lên về phía ngạc: [u] , [o] , [ɔ]
3. Nguyên âm dòng (hàng) giữa: lưỡi ở giữa: [ə]
trong từ about (về ...) của tiếng Anh, [ɨ] trong từ
“bích” theo cách phát âm của người miền Nam Việt

Nam.


+ Hình dáng của môi:
1. Nguyên âm tròn môi: môi chúm tròn
lại: [u], [o] [ɔ]
2. Nguyên âm không tròn môi: môi
không chúm tròn, ở tư thế bình
thường, nhệch ra: [ i ] , [e] , [ε] , [Ɯ]
, [ɤ] ...


Các phân loại trên được tóm tắt bằng một
đa giác, gọi là hình thang nguyên âm quốc
tế. Trong hình thang, người ta qui ước như
sau:
1.Ba vạch đứng biểu thị ba hàng nguyên âm
trước, giữa, sau theo thứ tự lần lượt từ trái
qua phải.
2.Bên trái mỗi vạch đứng là các nguyên âm
không tròn môi, bên phải mỗi vạch đứng là
các nguyên âm tròn môi.
3.Trên mỗi vạch đứng, từ trên xuống dưới lần
lượt ghi các nguyên âm hẹp, nửa hẹp, nửa
rộng, rộng.




Trong hình thang nguyên âm quốc tế

- Nguyên âm dòng trước:
 i : trong tiếng Việt : li ti
 Y : trong tiếng Pháp : tu (mày)
 e : trong tiếng Việt: lê thê
 θ : trong tiếng Pháp: deux (hai)
 I : trong tiếng Việt: mẹ , tiếng Anh : men (đàn
ông, số nhiều)
 oe: trong tiếng Pháp: peur (sợ)
 a : trong tiếng Việt: ta , tiếng Pháp : patte (chân)
 I : trong tiếng Anh: sit (chỗ ngồi) , ill (đau ốm)
 æ : trong tiếng Anh: cat (mèo)


- Nguyên âm dòng giữa:
 ɨ : trong tiếng Việt , phương ngữ Nam
: bích , kịch
 ɨɨ : như ɨ nhưng tròn môi
 ə : trong tiếng Anh: about, father


- Nguyên âm dòng sau:
 Ɯ: trong tiếng Việt : thư từ
 u : trong tiếng Việt : tu hú
 ɤ : trong tiếng Việt : lơ thơ
 o : trong tiếng Việt : cô , tiếng Anh : home (nhà)
 ٨ : trong tiếng Anh : but
 ɔ : trong tiếng Việt : lo , tiếng Anh : law (luật)
 ɑ : như trong tiếng Pháp : pâté (patê) , Việt : sáng
 ɐ : trong tiếng Anh : not , dog (chó)
 ʊ : trong tiếng Anh, là âm như âm u nhưng miệng

mở rộng hơn: good


- Phân loại trên cơ sở âm học
+ Trường độ: các nguyên âm có thể
khác nhau về độ dài thời gian của
chúng.
 Người ta phân biệt các độ dài sau:
1. ngắn : [ ă ]
2. bình thường : [a]
3. hơi dài : [ a ]
4. dài : [ a:]



+ Cao độ: theo tiêu chí này, nguyên âm
được phân thành ba loại:
1. Nguyên âm bổng: là các nguyên âm
dòng trước: [i, e, ε] ...
2. Nguyên âm trầm là các nguyên âm
dòng sau: [u , o , ɔ]...
3. Nguyên âm trung hòa là nguyên âm
dòng giữa: [ə]...


+ Cao độ: theo tiêu chí này, nguyên âm
được phân thành ba loại:
1. Nguyên âm bổng: là các nguyên âm
dòng trước: [i, e, ε] ...
2. Nguyên âm trầm là các nguyên âm

dòng sau: [u , o , ɔ]...
3. Nguyên âm trung hòa là nguyên âm
dòng giữa: [ə]...


Miêu tả nguyên âm:
Miêu tả một nguyên âm là nói rõ
nguyên âm đó thuộc nhóm nào, theo
các tiêu chí ta vừa phân loại, trong đó
các tiêu chí cấu âm được chú ý hơn
các tiêu chí âm học:
 Ví dụ [i] có thể được miêu tả như sau:
[i]: hẹp, dòng trước, không tròn môi,
bổng, độ vang nhỏ.



Nguyên âm đôi




Khi phát ra nguyên âm đôi, lưỡi sẽ lướt từ
vị thế của nguyên âm này sang vị thế của
nguyên âm khác. Ví dụ: [ie ] trong các từ
Việt: miến, tia. Thực tế đó là hai nguyên âm
đi liên tiếp nhau. Theo quan niệm âm vị
học, hai âm này phát liền nhau và ở trong
phạm vi một âm tiết nên người ta coi chúng
chỉ có giá trị một đơn vị âm.

Nếu ba nguyên âm đi liên tiếp nhau trong
phạm vi một âm tiết thì gọi là nguyên âm
ba, như [auə] trong power, [aiə] trong fire
của tiếng Anh.


×