Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

BÁO CÁO TOUR THỰC TẾ CÁC TỈNH MIỀN TÂY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.81 KB, 31 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN
KHOA DU LỊCH
NGÀNH: QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH


BÀI BÁO CÁO CHUYẾN THỰC TẾ CÁC
TỈNH MIỀN TÂY

Họ Tên: Cao Duyên
Lớp: 132A560
MSSV: 132A5600

Thành phố Hồ Chí Minh
5/1/2015


I/ Dẫn nhập
Sau quá trình học tập trên sách vở, chúng tôi đã được nhà trường tạo điều kiện để
có những trải nghiệm thực tế mà không có bất kì con chữ nào có thể mô tả được. Đây là
chuyến đi thứ 2 sau chuyến đi Tây Ninh – Củ Chi học kì I năm học vừa qua, và cũng là
chuyến đi dài ngày đầu tiên của lớp. Lần này, đoàn đã di chuyển theo cung đường Thành
phố Hồ Chí Minh – Tiền Giang – Long Xuyên – Châu Đốc – Hà Tiên – Rạch Giá – Cà
Mau – Bạc Liêu – Sóc Trăng – Cần Thơ.
Qua 7 ngày 6 đêm, chúng tôi được tận mắt nhìn thấy những cảnh đẹp lâu nay chỉ
được biết qua sách vở hoặc các phương tiện truyền thông, được trực tiếp tiếp xúc với nền
văn hóa đã có từ lâu đời của người dân miền Tây Nam Bộ cũng như hiểu thêm về nghề
nghiệp và những gì mình sẽ phải làm trong tương lai. Sau đây là những điều tôi đã thu
hoạch được



II/ Nội dung chính
Ngày 1: Thành phố Hồ Chí Minh – Tiền Giang – Đồng Tháp – Long Xuyên
Một số điểm tham quan chính
a. Chùa Vĩnh Tràng
Đây là một ngôi chùa nổi tiếng ở vùng đất Mỹ Tho, Tiền Giang, được xây
dựng vào đầu thế kỉ 19 bởi ông Bùi Công Đạt. Đến năm 1849, hòa thượng
Thích Huệ Đăng về trụ trì đã tổ chức xây dựng lại và đặt tên là chùa Vĩnh
Trường với ngụ ý trường tồn vĩnh viễn, nhưng người dân vẫn quen gọi là chùa
Vĩnh Tràng. Đến năm 1907, hòa thượng Chánh Hậu đã trùng tu lại ngôi chùa
một lần nữa. Ngôi chùa mang kiến trúc Á- Âu kết hợp, tạo nên sự độc đáo, tinh
vi từ Pháp, Mã Lai, Miên, Chàm, Thái nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng
truyền thống của Việt Nam. Chùa được kiến trúc theo dạng chữ Quốc, gồm 4
gian ( tiền đường, chánh điện, nhà tổ và nhà hậu ) rộng 14000 mét vuông, dài
70m rộng 20m, xây bằng xi măng và gỗ quý. Trước chùa có 2 cổng tam quan
kiểu võ tinh xảo, xây theo kiểu cổ lầu để hình hòa thượng Lê Ngọc Xuyên
đứng trên bậc đúc bằng xi măng, của ngõ này cẩn toàn bộ bằng đồ sứ có giá trị
in hình long, lân, quy, phụng, canh, mục, ngư tiều, mấy câu đối cũng cẩn bằng
miếng chai nổi màu sắc đẹp mắt.Chùa được trang bị trên dưới 60 tượng Phật
đúc bằng gỗ, đồng, đất nung, xi măng, đa số tượng bằng gỗ, đặc biệt có Đại
Hồng Chung mang tên Pháp Bảo Chuông cao 12cm, nặng 150kg được đúc
giữa tháng 5 năm 1854 trên đó khắc chữ “ Vĩnh Trường Tự”
Tóm lại, những kiến trúc và nhà điêu khắc cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20 đã
chạm khắc những hình tượng mang màu sắc tôn giáo huyền ảo, thoáng đượm
vẻ vương quyền, qua đó ta thấy được những công trình điêu khắc của người
nhưa – qua đó ta thấy được những hình tượng sống động về cuocj sống tươi
vui của dân tộc Việt Nam
Đây là điểm du lịch, hành hương nổi tiếng của rất nhiều Phật tử, và cũng được
xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia
b. Cồn Thới Sơn – Cồn Phụng – Đạo Dừa
Cồn Thới Sơn hay còn gọi là cồn Lân, thuộc xã Thới Sơn, thành phố Mỹ Tho,

Tiền Giang. Đây là cồn lớn nhất trong số 4 cồn trên sông Mỹ Tho ( một đoạn
của sông Tiền ) có diện tích khỏag 1200 ha với nhiều mương, rạch chằn chịt.
Dân cư chủ yếu sống bằng nghề trồng cây ăn quả ( nhiều nhất là nhãn và


sapoche ), nuôi ong, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Đến thăm cồn Lân, du
khách sẽ được thưởng thức trà mật ong rừng, tham quan cách làm kẹo dừa Bến
Tre, mua sắm vật dụng, quà lưu niệm làm từ dừa cũng như đồ thủ công mỹ
nghệ. Đặc biệt, du khách còn được ăn các loại trái cây đặc sản và giao lưu đàn
ca tài tử Nam Bộ.
Cồn Phụng, một cồn nổi giữa sông Mỹ Tho thuộc xã Tân Trạch, huyện Châu
Thành, tỉnh Bến Tre, các trung tâm thị xã Bến Tre 12km đường bộ và 25km
đường sông. Trước đây cồn Phụng có tên là cồn Tân Vinh, về sau nó có một
tên khác là cù lao đạo Dừa. Nguyên nhân là do ông Nguyễn Thành Nam
( 1909-1990 ) đã đến đây xây chùa Nam Quốc Phật và thành lập một tôn giáo
gọi là đạo Vừa ( nhưng người dân đọc trại thành đạo Dừa ) vào đầu thế kỉ 20.
Trong thời gian xây dựng ngôi chùa ấy, những người thợ nhặt được 1 chén cổ
hình con chim phụng, nên đặt tên nó là cồn Phụng và tên gọi này phổ biến đến
ngày nay. Ban đầu cồn Phụng chỉ là một cồn nhỏ nổi giữa sông Mỹ Tho,
khoảng 28 ha, nhưng do phù sa bồi đắp mà nay đã lên tới 50ha. Đến đây du
khách có thể thăm các vườn cây ăn trái và thưởng thức đặc sản và tham quan
khu di tích đạo Dừa. Khu di tích này rông khoảng 1500ha do Nguyễn Thành
Nam thành lập.
c. Nhà cồ Huỳnh Thủy Lê
Nhà cồ Huỳnh Thủy Lê ngụ tại đường Nguyễn Huệ, thành phố Sa Đéc, tỉnh
Đồng Tháp. Ngôi nhà cổ do ông Huỳnh Cẩm Thuận, một thương gia người
Hoa (Phúc Kiến, Trung Quốc) nổi tiếng giàu có một thời ở Sa Đéc, xây dựng
vào năm 1895 giữa khu thị tứ mua bán náo nhiệt nằm ven sông Sa Đéc.
Ban đầu, đây là một ngôi nhà ba gian kiểu truyền thống của miền Tây Nam Bộ,
rộng 258 m2 , với nguyên vật liệu chính là gỗ quý, và mái nhà

hình thuyền lợp ngói âm dương (xem ảnh 1).
Đến năm 1917, chủ nhân lại cho trùng tu lại ngôi nhà bằng gạch đặc bao lấy
khung gỗ bên trong. Do đó, trông bề ngoài là một ngôi biệt thự kiểu Pháp,
nhưng vào bên trong, lại thấy một lối kiến trúc mang đậm màu sắc Trung Hoa.
Về sau, người con trai út của ông là Huỳnh Thủy Lê nhận quyền thừa kế ngôi
nhà. Và từ đó đến nay, ngôi nhà vẫn còn khá nguyên vẹn. Năm 2008, nhà cổ đã
được chứng nhận là di tích cấp tỉnh, và đã được công nhận là di tích cấp quốc
gia vào năm 2009.


Hiện nay, Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, đã được giao cho Công ty CP Du
Lịch Đồng Tháp bảo quản, và làm điểm tham quan. Hàng năm, nơi đây đã đón
tiếp hàng ngàn lượt du khách trong và ngoài nước
Ban đầu (1895), đây là một ngôi nhà gỗ ba gian kiểu truyền thống của miền
Tây Nam Bộ. Đến năm 1917, các vách gỗ được thay bằng tường dầy (như
phong cách kiến trúc đặc trưng của những căn biệt thự Pháp) ôm lấy kết cấu
các cột gỗ còn được giữ lại.
Sau lần trùng tu lớn này, ngôi nhà mang nét pha trộn hài hòa của ba phong
cách kiến trúc Pháp, Việt, Hoa. Thoạt nhìn thì thấy bề ngoài ngôi nhà là lối
kiến trúc La Mã phục hưng ở thế kỷ 17 với các cổng vòm, hệ thống cột với các
hoa văn và phù điêu hoa lá. Tuy nhiên, ở bên trong nhà vẫn còn giữ được kiểu
ba gian truyền thống của người Việt. Riêng lối bài trí của các bao lam sơn son
thiếp vàng trong nhà lại là các chủ đề trong mỹ thuật truyền thống Trung Hoa.
Như trên đã nói, ngoài giá trị kết hợp giữa hai lối kiến trúc Đông – Tây, ngôi
nhà cổ còn nổi tiếng bởi liên quan với một cuộc tình không biên giới của
nữ nhà văn Marguerite Duras và người tình đầu tiên của bà là ông Huỳnh Thủy
Lê (chủ nhân ngôi nhà). Câu chuyện tình buồn ấy, về sau đã được bà kể lại
trong tác phẩm của mình (L’Amant, tiếng Việt là Người tình). Năm 1984, cuốn
tiểu thuyết được xuất bản, gây tiếng vang lớn, được dịch ra 43 thứ tiếng trên
thế giới và đoạt được giải thưởng Goncourt (giải thưởng văn học danh giá nhất

của Pháp). Năm 1986, cuốn tiểu thuyết đã được đạo diễn Jean-Jacques Annaud
dựng thành phim cùng tên.
Phim Người tình được dàn dựng khá công phu với diễn viên chính là Jane
March, Lương Gia Huy.... Trong phim có nhiều cảnh quay tại Việt Nam như:
dòng sông Tiền thơ mộng, bến phà Mỹ Thuận náo nhiệt, thành phố Sài
Gòn hoa lệ..., và đặc biệt là ngôi nhà cổ Huỳnh Thủy Lê được lấy làm bối cảnh
chính trong phim
d. Chùa Kiến An Cung
Kiến An Cung, tục gọi là chùa ông Quách, là một ngôi đền tọa lạc tại trung tâm
thành phố Sa Đéc, đối diện với con rạch Cái Sơn. Đền được xây từ
năm 1924 đến năm 1927 bởi những người Hoa từ Phúc Kiến.
Chùa một cung điện thu nhỏ, bao gồm có 6 cung điện. Toàn bộ chùa không
có kèo, chỉ có đòn tay ráp mộng lại chịu lực trên những cột gỗ tròn. Trên
những bức tường của chùa là những hình ảnh trong Tây du kí, Tam Quốc Diễn
Nghĩa,... Phía cổng vào là hai con Kì Lân bằng đá xanh rất lớn, phía trên là tấm
hoành phi sơn son thếp vàng lộng lẫy.


Từ khi xây dựng đến nay, chùa đã được trùng tu ba lần nhưng vẫn nằm tại vị
trí cũ. Mỗi năm chùa có hai lễ hội lớn vào ngày 22-2 Âm lịch và 22-8 Âm lịch.
Với lối kiến trúc mang đậm phong cách Trung Hoa, với một nền văn hóa
truyền thống đặc sắc, Kiến An Cung đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận
là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia vào ngày 27-4-1990.

Ngày 2: Long Xuyên – Châu Đốc – Hà Tiên
Một số điểm tham quan chính
a. Tây An cồ tự
Chùa Tây An còn được gọi là Chùa Tây An Núi Sam hay Tây An cổ tự, là một
ngôi chùa Phật giáo tọa lạc tại ngã ba, dưới chân núinúi Sam (nay
thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang).

Ngôi chùa này đã được Bộ Văn Hóa xếp hạng là di tích "kiến trúc nghệ thuật
cấp quốc gia" theo quyết định số: 92/VH.QĐ ngày 10 tháng 07 năm 1980; và
đã được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam chính thức công nhận đây là "ngôi
chùa có kiến trúc kết hợp phong cách nghệ thuật Ấn Độ và kiến trúc cổ dân tộc
đầu tiên tại Việt Nam"
Năm 1847, Tổng đốc An-Hà (An Giang và Hà Tiên) là Doãn Uẩn (1795-1850)
vui mừng vì lập được đại công đánh đuổi được quân Xiêm La, bình định
được Chân Lạp, nên đã cho xây dựng một ngôi chùa bằng tường gạch, nền
cuốn đá xanh, mái lợp ngói; và đặt tên là Tây An tự với hàm ý trấn yên bời
cõi phía Tây
Chùa Tây An tọa lạc trên nền cao, thoáng rộng, trong khuôn viên có diện tích
15.000 m2. Phía sau có núi Sam như bức bình phong nổi bật lên với màu xanh
thẫm. Điểm ấn tượng nhất của chùa là mặt chính với ba ngôi cổ lầu nóc tròn
hình củ hành, màu sắc sặc sỡ nhưng hài hòa.
Chùa cất theo lối chữ "tam", có kiến trúc kết hợp phong cách nghệ thuật Ấn
Độ và kiến trúc cổ dân tộc Việt. Chùa được xây dựng với các vật liệu bền chắc
như gạch ngói, xi măng. Nơi cổng tam quan là tượng Quan Âm Thị Kính, bên
trong cổng là một sân chùa nhỏ có một cột phướn cao 16 m.
Mặt tiền chùa, ở giữa là tháp thờ Phật cao hai tầng. Tầng trên là
tượng Phật đứng giữa lầu cao, mái tròn cong, đỉnh nhọn như các tháp xưa ở Ấn


Độ. Bốn cột tháp ở tầng dưới có các hộ pháp trấn giữ, phía trước có tượng hai
con voi: bạch tượng và hắc tượng.
Chính điện là dãy nhà rộng, hai tầng mái, lợp ngói đại ống, cột gỗ căm xe, nền
lát gạch bông. Hai bên là lầu chiêng và lầu trống hình tứ giác, trên đỉnh trang
trí các tượng tứ linh(long, lân, qui, phụng) rất mỹ thuật. Đại hồng chung ở lầu
chuông được tạo vào năm Tự Đức thứ 32 (1879).
Trong chính điện có khoảng 150 pho tượng lớn nhỏ: tượng Phật, Bồ tát, La
hán, Bát bộ kim cang, Ngọc hoàng, Huỳnh đế, Thần nông v.v...Đa số tượng

đều làm bằng danh mộc, chạm trổ công phu và mỹ thuật, tiêu biểu cho nghệ
thuật điêu khắc Việt Nam vào thế kỷ 19. Ngoài ra chùa còn có nhiều hoành phi
và câu đối, màu sắc rực rỡ.
b. Lăng Thoại Ngọc Hầu
Lăng Thoại Ngọc Hầu còn gọi là Sơn Lăng, trước thuộc xã Vĩnh Tế, nay thuộc
phường Núi Sam, thành Phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Đây là một danh thắng,
một công trình kiến trúc cổ tiêu biểu dưới thời phong kiến, và là một di
tích lịch sử cấp quốc gia Việt Nam (xếp hạng năm 1997)
Sơn Lăng tọa lạc tại vị trí mà Thoại Ngọc Hầu (tên thật là Nguyễn Văn Thoại)
đã chọn để làm nơi yên nghỉ vĩnh viễn cho ông về sau.
Công trình này được khởi dựng vào năm nào chưa rõ, chỉ biết rằng khi người
vợ thứ của ông là Trương Thị Miệt mất (tháng 7 năm Tân Tỵ, 1821), ông đã
cho an táng bà tại đây (nằm bên trái ngôi mộ của ông trong tương lai).
Đến tháng 10 năm Bính Tuất (1826), bà vợ chính của ông là Châu Thị Tế mất,
cũng được ông đem an táng tại đây (nằm bên phải ngôi mộ của ông trong
tương lai). Như vậy, có thể nói Sơn Lăng đã được Thoại Ngọc Hầu cho xây
đúc (chưa rõ đã cơ bản hoàn thành hay chỉ một phần) trước khi ông qua đời
vàotháng 6 năm Kỷ Sửu (1829)
Sơn Lăng nằm nơi chân núi Sam, và kề bên quốc lộ 91 ngày nay. Đây là một
khối kiến trúc to lớn nhưng hài hòa. Muốn lên lăng, phải qua chín bậc đá
ong dài trên trăm mét, xây hình thang rồi mới đến sân.
Sân lăng bằng phẳng, rộng thênh thang, có hai tiểu đình do người đời sau xây
dựng: một dùng để chứa tấm bia Thoại Sơn (bản sao) bằng đá cẩm thạch trắng;
hai dùng để tượng ngựa và người lính hầu...Tiếp đến là vòng thành và hai cổng
vào lăng hình bán nguyệt được đúc dày, nên trông lăng thật bề thế, vững vàng.


Hiện vật đáng chú ý nơi tường thành có cổng ra vào, là năm tấm bia đá do
người sau qui tập về và gắn chặt vào tường thành. Bia ở chính giữa rất có thể là
bia Vĩnh Tế Sơn được dựng lên từ năm 1828, tức bốn năm sau khi đào

xong kênh Vĩnh Tế. Bia cao hơn đầu người, bằng loại đá sa thạch, khắc
730 chữ Hán. Do để ngoài trời, không chăm sóc, nên mặt đá đã bị rạn nứt, bị
bào mòn nên chữ đã không còn đọc được. Bốn tấm bia còn lại cũng đã bị thời
gian làm cho nhẵn nhụi, nên không rõ tung tích...
Qua khỏi cổng là ba phần mộ nằm giữa vuông lăng. Mộ Thoại Ngọc Hầu nằm
giữa, hai bên là mộ bà chính thất Châu Thị Tế và mộ bà thứ thất Trương Thị
Miệt (được xây lùi lại một chút để tỏ sự kính nhường). Tất cả đều được xây
bằng hồ ô dước vì thời đó chưa có xi-măng. Phía đầu ba ngôi mộ là bình phong
có đắp chi chít những chữ Hán. Phía chân các ngôi mộ đều có bi kí.
Theo bậc thang lên cao, ra khỏi vuông lăng là đền thờ ông Thoại. Đền tựa lưng
vào núi Sam, và được dựng lên về sau này. Trong đền bày trí đẹp, có tượng
bán thân Thoại Ngọc Hầu với đủ đồ lễ bộ, tạo không gian ấm cúng và trang
nghiêm...
Nơi nội lăng và hai bên phải trái vuông lăng còn có hai khu đất rộng, cũng có
vòng thành ngăn chắn xung quanh dày cả mét. Ở đây có trên 50 ngôi mộ xây
bằng hồ ô dước, có mộ xây hình voi phục, có mộ xây hình bầu dài hoặc vuông
vắn, v.v...Những ngôi mộ này đều vô danh, đa số là những hài cốt của những
người đã bỏ mình trong lúc đào kênh Vĩnh Tế được ông Thoại cho qui tập về.
c. Miếu Bà Chúa xứ núi Sam
Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam tọa lạc nơi chân núi Sam, trước thuộc xã Vĩnh Tế,
nay thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnhAn Giang, Việt Nam.
Đây là một di tích (lịch sử, kiến trúc và tâm linh) quan trọng của tỉnh và của
khu vực.
Cách đây khoảng 200 năm, tượng Bà (sau được gọi tôn là Bà Chúa Xứ) được
dân địa phương phát hiện và khiêng xuống từ đỉnh núi Sam bằng 9 (có nguồn
nói 12 hoặc hơn nữa) cô gái đồng trinh, theo như lời dạy của Bà qua miệng "cô
đồng", nên người dân đã lập miếu để tôn thờ
Ban đầu miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam được cất đơn sơ bằng tre lá, nằm trên
vùng đất trũng phía tây bắc núi Sam, lưng quay về vách núi, chính điện nhìn ra
con đường và cánh đồng làng.



Năm 1870, ngôi miếu được xây dựng lại bằng gạch hồ ô dước. Năm 1962, ngôi
miếu được tu sửa khang trang bằng đá miểng và lợp ngói âm dương.
Năm 1965, Hội quý tế cho xây nới rộng nhà khách và làm hàng rào nhà chính
điện của ngôi miếu. Năm 1972, ngôi miếu được tái thiết lớn và hoàn thành vào
năm 1976, tạo nên dáng vẻ như hiện nay, và người thiết kế là hai kiến trúc sư
Huỳnh Kim Mãng và Nguyễn Bá Lăng.
Đến khi ấy, kiến trúc miếu có dạng chữ "quốc", hình khối tháp dạng
hoa sen nở, mái tam cấp ba tầng lầu, lợp ngói đại ống màu xanh, góc mái vút
cao như mũi thuyền đang lướt sóng. Bên trong miếu có võ ca, chánh điện,
phòng khách, phòng của Ban quý tế...
Các hoa văn ở cổ lầu chính điện, thể hiện đậm nét nghệ thuật Ấn Độ. Phía trên
cao, các tượng thần khỏe mạnh, đẹp đẽ giăng tay đỡ những đầu kèo. Các khung
bao, cánh cửa đều được chạm trổ, khắc, lộng tinh xảo và nhiều liễn đối, hoành
phi ở nơi đây cũng rực rỡ vàng son. Đặc biệt, bức tường phía sau tượng Bà,
bốn cây cột cổ lầu trước chính điện gần như được giữ nguyên như cũ.
Lễ Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được tổ chức trang trọng từ ngày 23 đến 27 tháng
4 âm lịch hàng năm, trong đó ngày vía chính là ngày 25. Các lễ chính gồm:
Lễ "tắm Bà" được cử hành vào lúc 0 giờ đêm 23 rạng 24 tháng 4 âm lịch.
Lễ "thỉnh sắc" tức rước sắc và bài vị Thoại Ngọc Hầu cùng hai phu nhân từ
Sơn lăng về miếu bà, được cử hành lúc 15 giờ chiều ngày 24.
Lễ túc yết và Lễ xây chầu: Lễ "túc yết" là lễ dâng lễ vật (lễ vật chính là con
heo trắng) và tiến hành nghi thức cúng Bà, lúc 0 giờ khuya đêm 25 rạng 26.
Ngay sau đó, là "Lễ xây chầu" mở đầu cho việc hát bộ (còn gọi là hát bội hay
hát tuồng).
Lễ chánh tế được cử hành vào 4 giờ sáng ngày 27.
Lễ hồi sắc được cử hành lúc 16 giờ chiều cùng ngày, ngay sau khi Lễ chánh tế
kết thúc. Đây là lễ đem sắc và bài vị Thoại Ngọc Hầu cùng hai phu nhân về lại
Sơn lăng.

Theo tín ngưỡng của người dân, nơi đây vẫn còn có những tục như xin xăm
Bà, vay tiền Bà, thỉnh bùa Bà...
Từ năm 2001, lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được Bộ Văn hóa Thông tin và
Tổng cục Du lịch Việt Nam công nhận là Lễ hội cấp Quốc gia. Ngoài phần Lễ


được tổ chức trang trọng theo lối cổ truyền, phần Hội cũng được tổ chức trọng
thể hàng năm.
d. Thạch động
Thạch Động Hà Tiên là địa điểm du lịch Hà Tiên nổi tiếng dường như ai cũng
biết tới, nằm trong số 10 cảnh đẹp Hà Tiên xưa được ca ngợi khá nhiều trong
thơ ca.
Du khách đi du lịch Hà Tiên (Kiên Giang) hầu như ai cũng có dịp ghé tham
Thạch Động Hà Tiên và đều bị thu hút bởi cảnh quan hữu tình của nơi này.
Được gọi là Thạch Động thôn vân, núi Thạch Động Hà Tiên ngay từ khi nghe
miêu tả, du khách đã cảm nhận được vẻ đẹp lạ lùng của nó.
Nằm ở xã Mỹ Đức, cách trung tâm thị xã Hà Tiên chưa đến 5km, Núi Thạch
Động là một khối đá vôi dựng đứng với hình thù rất độc đáo, cao hơn 90m so
với mực nước biển và đường kính chân chỉ khoảng 45m. Từ dưới chân núi qua
đoạn đường dốc khoảng 50 đầy thử thách với đá lởm chởm, du khách sẽ bắt
gặp cửa động, trên cửa động có đề chữ Tiên Sơn Động. Thạch Động có hai cửa
hang chính, một cửa hướng thị xã Hà Tiên, cửa còn lại hướng về phía cánh
đồng Mỹ Đức.
Trong hang có chùa Tiên Sơn xây dựng bằng gỗ từ năm 1790 rất cổ kính, năm
2003 chùa được sửa lại ở phần chính điện và lát lại nền bằng đá hoa cương.
Trong hang còn có ngách nhỏ thông lên trên như giếng trời, nơi du khách có
thể nhìn thấy bầu trời xanh trong, mặt trời rọi nắng xuống hang như những tia
hào quang sáng rỡ, và một ngách khách thông ra tận bãi biển Mũi Nai. Hai con
đường này được người ta ví như một con đường thông lên trời và một đường
thông xuống âm phủ, nhưng để bảo đảm an toàn cho khách tham quan, sau này

đường âm phủ đã bị lấp bằng phẳng, chỉ còn lại đường lên trời. Thạch Động có
rất nhiều nhũ đã với hình thù ký thú khiến cho hang động càng trở nên thần bí,
cùng với truyền thuyết về Thạch Sanh đã cứu công chúa khỏi hang, khiến nơi
này càng trở nên lôi cuốn du khách.
Ngày 3: Hà Tiên – Rạch Giá
Một số điểm tham quan chính
a. Lăng Mạc Cửu
Khu di tịch lăng Mạc Cửu, nẳm trên đường Mạc Cửu dưới chân núi Bình San,
thị xã Hà Tiên tỉnh Kiên Giang, cách Rạch Giá 92km. Khu di tích lăng Mạc


Cửu thờ dòng họ Mạc và đứng đầu là Mạc Cửu, người có công khai phá Hà
Tiên.
Mạc Cửu là người Quảng Đông, Trung Quốc, vì không chịu để tóc và theo một
số tập tục của nhà Thanh nên đã rời bỏ đất nước để ra đi buôn bán thương mại
ở một số nước Đông Nam Á. Năm 1680, khi đến Hà Tiên, ông đã dừng lại ở
đây để xây dựng và phát triển vùng đất này. Đến 8/1708, nhận thấy vị thế rất
mạnh của nhà Nguyễn trong cuộc chiến mở mang bờ cõi phía Nam, Mạc Cửu
đã dâng vùng đất Hà Tiên cho nhà Nguyễn và được Chúa Nguyễn là Phúc Chu
chấp thuận và phong làm “Tổng trấn Hà Tiên”. Mặc dù đã dâng Hà Tiên cho
nhà Nguyễn, nhưng chúa Nguyễn Phúc Chu vẫn cho Mạc Cửu quyền tự chủ tại
vùng đất này, duy trì truyền thống cha truyền con nối như một tiểu vương và 7
đời dòng họ Mạc đã đem hết công sức của mình để biến Hà Tiên thành một
đầu mối giao thương của nước Đại Việt xưa với các nước trong vùng.
Khu di tích gồm phần đền thờ dòng họ Mạc và phần lăng mộ. Đền thờ nằm ở
chân núi Bình San, được nhà Nguyễn cho xây dựng để tưởng nhớ công ơn khai
phá mảnh đất Hà Tiên của dòng họ Mạc. Trước đền thờ là 2 ao lớn nở đầy hoa
sen mà trước kia Mạc Cửu đã cho đào để lấy nước ngọt cho dân trong vùng
dùng trong mùa khô hạn.
Bên trong cổng là một khoảng sân rộng cùng nhiều cây xanh quanh năm xào

xạc tạo cho không gian đền thờ lúc nào cũng yên tĩnh và trầm mặc. Nằm bên
phải đền thờ là nhà tiền hiền thờ những người trước ông Mạc Cửu đã đến Hà
Tiên, bên trái là nhà hậu hiền thờ những người đến sau ông. Bên trong chính
điện, bàn thờ ở giữa thờ ngai vị của ông Mạc Cửu và các hậu duệ của ông do
những người dòng họ Mạc được coi như những tiểu vương tại Hà Tiên. Bên
phải là bàn thờ các quan văn, quan võ dưới thời họ Mạc, bên trái là bàn thờ các
phu nhân của dòng họ.
Đi theo một con đường bậc thang lên núi Bình San, du khách sẽ tới phần lăng
mộ với hơn 60 ngôi mộ cổ được chia thành 4 khu riêng biệt: khu 1 là lăng mộ
các tiểu vương dòng họ Mạc, khu 2 là lăng mộ các phu nhân, khu 3 là lăng mộ
các quan và khu 4 là lăng mộ các thành viên khác của dòng họ Mạc. Lăng mộ
ông Mạc Cửu nằm ở vị trí cao nhất trong khu 1, có hình bán nguyệt và được
khoét sâu vào núi. Mộ được xây theo thuật phong thủy, lưng tựa vào núi, mặt
quay ra biển và ở 2 bên mộ có 2 vị tướng bằng đá đứng canh giữ. Khi xây lăng
mộ cho cha, con trai trưởng của Mạc Cửu là Mạc Thiên Tích đã mang đá ở bên
Malaixia về để lát.
Nằm trên đỉnh núi Bình San là đàn xã tắc, nơi hành lễ cúng tế trời đất của Hà
Tiên xưa và nay. Nền đàn xã tắc có hình bát quái lớn màu đỏ, ở giữa màu đen,


tâm vàng, trên đặt 1 lư hương lớn bằng đồng. Vào ngày 15/1 âm lịch hàng
năm, các đàn cúng sẽ được lập nhưng mỗi năm lại khác nhau về giờ cúng.
Núi Bình San đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là thắng cảnh quốc
gia vào 21/1/1989. Và để ghi nhận công lao của ông Mạc Cửu trong việc khai
phá Hà Tiên cũng như kỷ niệm 300 năm vùng đất này được thành lập, UBND
tỉnh Kiên Giang đã tổ chức lễ khánh thành tượng đài danh nhân Mạc Cửu cao
10m vào ngày 7/9/2008 tại quảng trường cạnh cầu Tô Châu - thị xã Hà Tiên.
b. Phù Dung cổ tự
Chùa Phù Dung hiện nay tọa lạc tại chân núi Bình San, phường Bình San, thị
xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam. Trải qua bao biến đổi, giờ đây trên

nền đất cao ráo nơi chân núi Bình san, Chùa Phù Dung là một tự viện khá
khang trang gồm một phần sân và hai phần thờ cách biệt.
Phần sân có một đài cao. Trên đài là một pho tượng Phật Quan Thế Âm cao
lớn bằng xi măng, tô trắng. Kế đến là ngôi Chính điện rộng được bài trí trang
nghiêm. Chính giữa là tượng Thích-ca Mâu-ni, 2 bên là 2 đại đệ tử Anan và Ca-diếp. Ở đây còn có 4 bức phù điêu lớn (mỗi tấm cao 1,3m, ngang
2,3m) minh họa 4 cảnh trong cuộc đời đức Phật Thích-ca Mâu-ni: đản sanh,
xuất gia, thuyết pháp và nhập niết-bàn. Sau lưng ngôi Chính điện là một
khoảng sân nhỏ, sau nữa là một tòa điện cao có tên gọi Ngọc Hoàng bửu điện,
thờ Ngọc Hoàng Thượng đế cùng hai vị Nam Tào và Bắc Đẩu. Một phần do
thời gian tàn phá, một phần do ở nơi biên cảnh thường gặp nhiều bất ổn, nên
chùa đã phải trùng tu nhiều lần.
Đặc biệt, đứng ngoài nhìn vào, phía bên trái tự viện có một lối đi nhỏ men theo
triền núi. Đi khoảng 20m, sẽ gặp một ngôi mộ cổ là mộ của bà Phù Dung
Nơi đây được nổi tiếng bởi chuyện tình Phù Dung và cũng là nguồn cảm hưng
cho thơ ca.
c. Chùa Hang – Hòn Phụ Tử
Chùa Hải Sơn, tục gọi là Chùa Hang; tọa lạc nơi chân núi An Hải Sơn, thuộc
xã An Bình, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam. Đây là một di
tích, là điểm hành hương và cũng là điểm tham quan của tỉnh.
Vì là núi đá vôi bị xâm thực hàng ngàn năm, nên phía sau chùa có một hang
rộng ăn thông ra tới biển, nơi có Hòn Phụ Tử. Ngày nay chùa Hang nằm trong
hệ thống các chùa do Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt
Nam quản lý


Hang đá phía sau chùa Hải Sơn chạy theo trục Đông Bắc - Tây Nam, chiều dài
hơn 50m, cửa động nhìn ra biển. Chiều dài hang ăn thông 40m, chỗ hẹp nhất
chỉ khoảng 3-4 người đi lọt. Phía trong hang, có các hình dáng kỳ quái do nước
ăn mòn tạo nên.
Hang động trên được khám phá vào thế kỷ 18 do các nhà sư Thái Lan và các

ngư dân đến đây khẩn hoang lập nghiệp. Sau đó, các nhà sư này đã lập nên
chùa và lúc đầu chùa chưa có tên.
Năm 1771, quân Xiêm sang xâm lược nước Việt và rút quân về nước
năm 1774, các vị sư đành phải theo về. Thấy ngôi chùa bị bỏ hoang một thời
gian dài, nhân dân địa phương đã thỉnh nhà sư người Khmer đến trụ trì. Sau
này, các vị sư Khmer (chưa xác định được pháp danh) đã xây dựng thêm một
cái am ở bên ngoài cách chùa cũ không xa và đặt tên là chùa Thái
Lùa (Prakchaokia) hay chùa Ba Trại.
Năm 1800, hai anh em ruột Võ Thường Lễ và Võ Thường Nghĩa (chưa xác
định được pháp danh) trùng tu lại ngôi chùa cũ và đặt tên là Chùa Hang. Kế tục
trụ trì chùa Hang cũng là một nhà sư người Việt có pháp danh là Thiện Tông.
Năm 1920, Hòa thượng Thiện Tông viên tịch ở hang Phật Ngủ, Hòa thượng
Thượng Tố lên làm trụ trì chùa.
Từ năm 1939 đến năm 1944, trụ trì chùa Hang là Hòa Thượng Chí (không rõ
họ, được cư dân địa phương gọi thân mật là Sư Chưởng). Ngài viên tịch năm
70 tuổi.
Đến năm 1953 cư dân địa phương cung thỉnh một sư cô quen gọi là Cô Sáu
(chưa xác định được pháp danh) về trông lo việc Phật sự.
Năm 1975, Sư cô Sáu viên tịch. Hòa Thượng Thiện Hóa (Thầy Tư) tiếp tục trụ
trì cho đến khi viên tịch vào năm 1999, thọ 79 tuổi. Trong suốt 45 năm trụ trì
chùa Hang, Hòa Thượng Thiện Hóa đã nhiều lần cho trùng tu và đặc biệt đại
trùng tu vào năm 1962 theo dáng vẻ như ngày nay và được Bộ Văn Hóa Thông
Tin công nhận là điểm di tích lịch sử và tham quan thắng cảnh vào năm 1989.
Từ năm 1999 đến năm 2002, chùa do Đại đức Thích Minh Hải trụ trì. Và sau
đó là Đại Đức Thích Minh Nhẫn làm trụ trì cho đến nay.

Hòn Phụ Tử là hòn đảo gồm hai khối đá dính liền nhau đứng trên một bệ đá có
chiều cao 5m so với mặt biển. Trong đó hòn Phụ có chiều cao khoảng 33,6m



và hòn Tử cao khoảng 30m. Đó là hai trụ đá cao nghiêng nghiêng cùng một
chiều tượng trưng cho hình hai cha con quấn quýt bên nhau trông ra biển cả.
Hòn Phụ Tử nằm trên eo biển Khu du lịch Chùa Hang, thuộc xã Bình An,
huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, được xem là biểu tượng cho cảnh
đẹp Kiên Giang, và được công nhận là danh lam thắng cảnh quốc gia vào năm
1989
Theo truyền thuyết, xưa kia ở vùng biển này có con thuồng luồng rất hung dữ,
hay đánh đắm thuyền bè để ăn thịt ngư dân. Bên chân ngọn An Hải Sơn,
cạnh chùa Hang, có hai cha con làm nghề chài lưới. Quá bất bình trước tình
cảnh này, người cha quyết lòng tiêu diệt con ác thú trừ hại cho bà con. Sau khi
tính hết kế, cuối cùng ông thấy chỉ còn cách hy sinh thân mình mới mong giết
được con thuồng luồng này. Thế là ông liền tẩm thuốc độc vào mình, nằm sát
mé biển để dụ con ác thú. Thấy mồi ngon, con thuồng luồng đến cắn đứt đầu
ông, trúng độc rồi chết. Người con đi tìm cha, bắt gặp xác cha cụt đầu liền ôm
lấy khóc thương thảm thiết. Không ngờ chất độc từ người cha thấm qua khiến
người con trúng độc rồi chết. Trời nổi giông bão, mưa suốt mấy ngày liền. Và
nơi hai cha con nằm mọc lên hai hòn đá lớn và nhỏ. Hòn to là cha và hòn nhỏ
là con, người ta gọi là hòn Phụ Tử.
Hai bên hòn Phụ Tử là hai hòn đảo có hình dáng giống như một con thỏ quỳ
hai chân sau để giỡn với sóng biển và một con rùa. Thiên nhiên đã tạo nên một
cảnh quan thật kỳ lạ khéo léo. Chắc chắn rằng ai đã đến hòn Phụ Tử thì không
thể quên được cảnh non nước hữu tình.
Khoảng 3 giờ 45 phút ngày 9 tháng 8 năm 2006, phần Phụ của hòn Phụ Tử đã
đột ngột ngã xuống biển. Phần gãy của hòn Phụ Tử là phần Phụ 20 m, đường
kính 20 m, khối lượng khoảng 1.000 tấn, vị trí ngã ngang về hướng đông, phần
còn lại chỉ còn khoảng trên 13m. Hòn Phụ Tử giờ chỉ còn lại phần hòn Tử
d. Đình thần Nguyễn Trung Trực
Đình thần Nguyễn Trung Trực (Rạch Giá) hay Đền thờ Nguyễn Trung
Trực (Rạch Giá) tọa lạc ở phía Tây trung tâm TP. Rạch Giá, là ngôi đình thờ
ông sớm nhất & lớn nhất trong số 9 ngôi đền thờ ông trên địa bàn tỉnh Kiên

Giang.
Sau khi Nguyễn Trung Trực bị thực dân Pháp xử chém ngày 27 tháng
10 năm 1868 tại chợ Rạch Giá, những người dân yêu kính ông đã bí mật thờ
ông trong đền thờ Nam Hải đại tướng quân (cá voi hay cá ông).


Ban đầu, đây chỉ là một ngôi đền nhỏ bằng gỗ, mái lợp lá do dân chài dựng nên
bên dòng sông Kiên (phía trước mặt) và rạch Lăng Ông (từ cổng đền nhìn vào,
ở phía bên trái) và chỉ cách biển Đông độ chừng trăm mét.
Qua lần sửa chữa vào năm 1881, ngôi đình đã khang trang hơn. Nhưng để có
diện mạo như ngày hôm nay, chính là nhờ lần khởi công sửa chữa lớn vào
ngày 20 tháng 12 năm 1964, khánh thành ngày 24 tháng 2 năm 1970, do kiến
trúc sư Nguyễn Văn Lợi thiết kế, với toàn bộ kinh phí xây dựng do nhân dân
đóng góp.
Nhân dịp này, nhân dân địa phương cũng đã tạc tượng Nguyễn Trung Trực
bằng đồng sơn đen, đặt trước khu "chợ nhà lồng" Rạch Giá.
Đình thần được xây dựng theo kiểu chữ tam, gồm có chánh điện, đông lang và
tây lang.
Cổng đền có ba cửa (tam quan), cổ kính với mái ngói hai tầng trang trí hình
"lưỡng long tranh trân châu" trên đỉnh. Hai bên là đôi câu đối bằng chữ Quốc
ngữ được đắp nổi sơn vàng trên nền đỏ.
Qua khỏi cổng, là một lư hương lớn bằng đá, và bức tượng Nguyễn Trung Trực
đúc bằng đồng, có màu nâu đỏ. Trước đây, tượng thờ này đặt trước khu "chợ
nhà lồng" Rạch Giá, nay sơn lại màu nâu đỏ, và được di dời vào đây.
Kế đến là ngôi chánh điện được thiết kế với mái ngói cong bốn góc, ở các viền
góc đều có trang trí hoa văn hình rồng và lá cúc. Mặt trước chánh điện có hai
trụ cột đắp nổi hình rồng uốn lượn từ dưới lên quấn quanh cột.
Trong chánh điện, cột và kèo đều bằng bê tông. Đền có tất cả mười cột, mà
mỗi cột đều có chân hình bát giác, phía trên có đắp nối hai lớp cánh sen. Ngoài
ra, ở nơi đây các hoành phi, câu đối đều được sơn son thiếp vàng, làm cho các

nơi thờ vừa trang nghiêm vừa lộng lẫy.
Mộ Nguyễn Trung Trực nằm trong khuôn viên, từ cổng nhìn vào, ở bên trái
đình. Ngôi mộ bằng xi măng, hình chữ nhật, mà phía sau là một tấm bia cao
khoảng 2 m, rộng hơn 1 m, trên khắc chữ: Anh hùng Nguyễn Trung Trực
(1838 - 1868). Ở góc phải mộ có một tảng đá nhỏ ghi ngày đặt viên đá đầu tiên
xây mộ là là ngày 18 tháng 10 năm 1986.
Năm 1988, Bộ Văn hóa – Thông tin đã công nhận mộ và đền Nguyễn Trung
Trực là di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia.
Ngày 4, ngày 5: Rạch Giá – Cà Mau
Một số điểm tham quan chính


a. Sân chim Cà Mau
Sân chim Cà Mau nằm trong công viên văn hóa Cà Mau, thuộc thành phố Cà
Mau, tỉnh Cà Mau, cách trung tâm thành phố 2km về phía tây
Công viên văn hóa có diện tích chừng 18,2ha, ngoài các khu vui chơi giải trí:
tượng đài, vườn hoa, cây khế, cụm nhà sàn và ao cá Bác Hồ, Lâm Viên 19/5
còn nuôi nhiều loài sinh vật đặc trưng của rừng ngập mặn: cá sấu, khỉ, kỳ đà,
trăn, rắn, ba ba... Đặc biệt, vườn chim là khu vực thu hút đông khách nhất. Từ
nhiều năm nay cứ chiều đến hàng ngàn con chim, cò bay về khu rừng có diện
tích chừng 2ha của công viên này. Thời gian sau có một số loài chim khác như
mồng, két, le le, vịt nước... cũng lấy nơi đây làm nơi cư ngụ và sinh sản. Khu
rừng dành cho chim được mở rộng tới 6ha có rào quây thành khu sinh thái biệt
lập, gồm ao nước, rừng cây nhiều tán lá, cây lúp xúp ven hồ, là nơi chim tụ hội,
sinh sôi và phát triển ngày càng đông.
b. Mũi Cà Mau
Vườn quốc gia Mũi Cà Mau là một vườn quốc gia tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc
Hiển, tỉnh Cà Mau. Được thành lập theo quyết định số 142/2003/QĐ-TTg của
Thủ tướng chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày 14 tháng
7 năm 2003 trên cơ sở nâng cấp khu bảo tồn thiên nhiên Đất Mũi (thành lập

theo quyết định số 194/CT, ngày 9 tháng 8 năm 1986).
Ngày 26 tháng 5 năm 2009, cùng với cù lao Chàm, vườn quốc gia này
được UNESCO đưa vào danh sách các khu dự trữ sinh quyển. Ngày 13 tháng 4
năm 2013, Ban thư ký Công ước Ramsar thế giới trao bằng chứng nhận vườn
quốc gia Mũi Cà Mau trở thành khu Ramsar thứ 2088 của thế giới, thứ 2
tại Đồng bằng sông Cửu Long và thứ 5 của Việt Nam
Mũi Cà Mau hướng về phía tây, thuộc địa phận xóm Mũi, xã Đất Mũi,
huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, cách thành phố Cà Mau hơn 100 km. Bên trái
mũi là biển Đông, bên phải là biển Tây, tức Vịnh Thái Lan.
Ở đây có cột mốc tọa độ quốc gia với điểm tọa độ GPS 001, Mốc tọa độ này
được xây dựng vào tháng 1 năm 1995. Đây là một cột mốc lớn, được xây dựng
rất đẹp, có hình dạng ngôi sao sáu cánh ở giữa có một cái lỗ hình vuông là tâm
của cột mốc. Khuôn viên cột mốc có một số cây xanh do tổng bí thư Nông Đức
Mạnh, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và một số nhà lãnh đạo khác trồng.
Ðặc biệt còn có biểu tượng Mũi Cà Mau hình mũi thuyền có bệ cao màu trắng,
nơi ghi: 9 độ 37’30′ vĩ độ bắc, 104 độ 43′ kinh độ đông, phía trên là lá cờ đỏ
sao vàng kiêu hãnh tung bay trong gió. Cạnh đó là cây đa do Tổng Bí thư Nông


Ðức Mạnh trồng nhân chuyến về thăm và nói chuyện với nhân dân Ðất Mũi
ngày 24-12-2004.
Ngày 6: Cà Mau – Bạc Liêu – Sóc Trăng – Cần Thơ
Một số điểm tham quan chính
a. Thánh đường Tắc Sậy
Nhà thờ Tắc Sậy nằm trên Quốc lộ 1A (tuyến Bạc Liêu - Cà Mau), thuộc Giáo
phận Cần Thơ, và nằm trên địa bàn của xã Tân Phong, huyệnGiá Rai, tỉnh Bạc
Liêu.
Nhà thờ có từ lâu đời, nhưng trước đây chỉ là một ngôi thờ được xây dựng bán
kiên cố, nhỏ hẹp và lợp tôn. Để nhà thờ và phần mộ Cha F.X Trương Bửu Diệp
đang an nghỉ trong khuôn viên được tôn nghiêm và khanh trang hơn, ngày 24

tháng 2 năm 2004, lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng ngôi nhà thờ mới đã được
tổ chức. Sau đó, nhờ sự ủng hộ của giáo dân và khách thập phương, đến nay
khu nhà thờ mới (nay có tên là Thánh đường Tắc Sậy) đã cơ bản hoàn thành
trên diện tích rộng hàng ngàn m².
Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp (thường được gọi là Cha Diệp)
(1897 - 1946) là một Linh mục Công giáo tại Việt Nam. Ngài được biết đến
nhiều bởi đã chịu chết thay cho giáo dân cùng bị bắt với mình. ăm 1909, Linh
mục Phêrô Lê Huỳnh Tiền đưa Trương Bửu Diệp vào học đạo tại Tiểu chủng
viện Cù Lao Giêng (nay thuộc xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).
Sau đó, thầy Diệp tiếp tục học đạo tại Đại chủng viện Nam Vang (Campuchia);
vì thời ấy, các họ đạo trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long đều trực thuộc
Giáo phận Nam Vang.
Năm 1924, sau thời gian học đạo, thầy Diệp được thụ phong linh mục tại Nam
Vang, thời Giám mục Valentin Herrgott cai quản. Năm 1924-1925, Linh mục
F.X Trương Bửu Diệp được bề trên bổ nhiệm làm linh mục phó của họ đạo Hố
Trư, một họ đạo của người Việt sinh sống tại Kandal (Campuchia).
Năm 1927 - 1929, Linh mục Diệp trở về nước và làm Giáo sự tại Chủng Viện
Cù Lao Giêng. Tháng 3 năm 1930, ông về nhận nhiệm sở tại Họ đạo Tắc Sậy.
Trong những năm làm nhiệm vụ tại đây, ông đã liên hệ, giúp đỡ để thành lập
thêm nhiều họ đạo lân cận như: Bà Đốc, Cam Bô, An Hải, Đầu Sấu, Chủ Chí,
Khúc Tréo, Đồng Gò, Rạch Rắn.
Năm 1945 - 1946, chiến tranh loạn lạc khiến nhiều giáo dân phải di tản. Linh
mục bề trên là Trần Minh Ký ở Bạc Liêu và cả người Pháp cũng kêu gọi Linh


mục Trương Bửu Diệp lánh mặt, khi nào tình hình yên ổn thì trở về họ đạo,
nhưng ông vẫn một mực từ chối và trả lời: “ Tôi sống giữa đoàn chiên và chết
cũng giữa đoàn chiên. Tôi không đi đâu hết.”
Theo tin tức lưu truyền trong dân gian và bổn đạo, thì ngày 12 tháng
3 năm 1946, Linh mục Trương Bửu Diệp bị bắt cùng với gần 100 giáo dân tại

họ Tắc Sậy. Tất cả bị lùa đi và nhốt chung tại lẫm lúa (kho lúa) của ông giáo
Châu Văn Sự ở Cây Gừa. Theo lời kể của ông Ba Lập thì họ chất rơm chung
quanh tính đốt tất cả, nhưng Linh mục Diệp đứng ra tranh đấu cho dân, đồng
thời an ủi những người cùng bị giam. Từ xưa đến nay vẫn theo lời đồn miệng
từ dân Cà mau thì ông đã bị Việt minh giết vì ông đã hy sinh để cứu giáo dân
của mình. Ông bị mời đi làm việc ba lần và lần thứ ba thì không thấy trở về
nữa. Bổn đạo thấy cửa lẫm để mở ngỏ và họ đã trốn thoát.
Sau đó vài ngày giáo dân đã tìm thấy xác ông dưới một cái ao tại phần đất của
ông giáo Sự, với vết chém sau ót ngang mang tai và thân xác trần trụi, và họ đã
đem chôn cất trong phòng Thánh của nhà thờ Khúc Tréo (nay thuộc xã An
Trạch, huyện Ðông Hải, tỉnh Bạc Liêu).
Năm 1969, hài cốt Cha F.X Trương Bửu Diệp được cải táng về trong khuôn
viên nhà thờ Tắc Sậy (ảnh 1 và 2), là nơi Ngài mục vụ trong 16 năm (Ngài là
linh mục chánh sở thứ nhì của họ đạo Tắc Sậy). Ngày 4 tháng 3 năm 2010, hài
cốt của Ngài táng lại được cải táng lần nữa, nhưng chỉ cách chỗ cũ khoảng hơn
chục mét, và cũng ở trong khuôn viên nhà thờ Tắc Sậy.
Hàng năm, nhất là ngày 11 và 12 tháng 3 dương lịch (ngày Cha Diệp thọ nạn),
đông đảo người dân từ nhiều nơi đến hành hương và tham quan Thánh đường
Tắc Sậy và phần mộ của Cha Diệp.
Ngày 31 tháng 10 năm 2014, Bộ Giáo lý Đức tin ra tuyên bố nihil
obstat (không có gì ngăn trở) chấp thuận việc tiến hành hồ sơ tuyên thánh cho
cha Diệp
b. Khu lưu niệm cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu
Khu lưu niệm cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu nằm ở thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc
Liêu. Cao Văn Lầu, thường gọi Sáu Lầu, (22 tháng 12 năm 1890 - 13 tháng
8 năm 1976) là một nhạc sĩ và là tác giả bài "Dạ cổ hoài lang", một bài ca độc
đáo và nổi tiếng nhất trong nghệ thuật cải lương Việt Nam Mộ Cao Văn Lầu
tọa lạc ngay trên đất nhà của gia đình cố nhạc sĩ. Khu đất diện tích gần 3ha này
vừa được chính quyền Bạc Liêu trùng tu tôn tạo với kinh phí 6 tỉ đồng thành
“Di tích lịch sử văn hóa Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu” (gọi tắt Khu lưu

niệm), chính thức đi vào hoạt động vào ngày rằm tháng 8 âm lịch năm Kỷ Sửu
(29/9/2009) nhân kỷ niệm 90 năm ngày ra đời bản “Dạ cổ hoài lang” do chính


tay nhạc sĩ Cao Văn Lầu trước tác. Vào Khu lưu niệm, qua chiếc cổng khá mỹ
quan, đi thẳng đến khu mộ gia đình nhạc sĩ quá cố tài danh Cao Văn Lầu. Đó là
bốn ngôi mộ xây gạch tô đá mài đẹp, chia làm hai cặp: Bà Trần Thị Tấn (vợ
nhạc sĩ Cao Văn Lầu) - nhạc sĩ Cao Văn Lầu và bà Thạch Thị Tài - nhạc sĩ Cao
Văn Giỏi, là thân sinh nhạc sĩ Cao Văn Lầu.
Từ khu mộ gia đình nhạc sĩ Cao Văn Lầu, bước thêm vài bước là đến Nhà
trưng bày hiện vật, tại đây ta sẽ tiếp cận nhiều điều lý thú. Cô thuyết minh trẻ
trung xinh đẹp Diệu Hiền vừa hướng dẫn khách vừa linh hoạt trình bày làm rõ
hơn những điều khách cần biết. Đó là sơ nét về cổ nhạc Bạc Liêu và thân thế
sự nghiệp cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Qua đó ta biết: Nhạc sĩ Cao Văn Lầu sinh
năm 1892 tại xóm Cái Cui, làng Chí Mỹ, quận Vàm Cỏ, tỉnh Long An. Sống
tại quê nhà không được 4 năm, nhạc sĩ Cao Văn Lầu theo cha mẹ tới thị xã Bạc
Liêu mong tìm sự đổi đời nhưng không ổn, phải di dời đi nơi khác rồi trở lại
nơi đây. Tại đây, Hòa thượng Minh Bảo, trụ trì chùa Vĩnh Phước An, cám cảnh
gia đình ông, đã cho mảnh đất trú thân gần chùa. Hòa thượng giàu đức từ bi
này còn dạy chữ Nho cho ông nữa. Rồi ông học thêm chữ Quốc ngữ, được vài
năm, vì phải làm mướn kiếm tiền giúp gia đình độ nhật. Từ nhỏ, ông có tư chất
thông minh và có năng khiếu về âm nhạc. Có lẽ năng khiếu này của ông là do
tố chất của người cha cũng là nhạc sĩ - ông Cao Văn Giỏi. Vì vậy mà Cao Văn
Lầu vừa đi làm, nhưng cũng dành thời gian thỏa mãn niềm đam mê cổ nhạc
bằng cách xin thụ giáo một nhạc sĩ tài danh xứ này: Nhạc Khị... Cuộc sống
cơm áo đã khó khăn mà cuộc sống vợ chồng ông càng ảm đạm. Bà vợ ông, sau
3 năm chung sống không có được đứa con nào, khiến cha mẹ ông buồn bã, đi
đến quyết định chia cắt lương duyên khiến vợ chồng ông chịu cảnh “én nhạn
lìa đôi”! Điều này khiến ông buồn bã, luôn thương nhớ người xưa. Một đêm
rằm Trung thu năm 1918, nghe tiếng trống công phu từ ngôi chùa Vĩnh Phước

An Tự gần đó vọng vang buồn thảm, ông đã sáng tác bài “Dạ cổ hoài lang”...
Nhạc sĩ Cao Văn Lầu qua đời năm 1976 tại TP.HCM, thọ 84 tuổi.
Tại Nhà trưng bày hiện vật này, ta còn được biết quá trình phát triển từ bản
“Dạ cổ hoài lang” đến bản vọng cổ nổi tiếng - bản nhạc “tổ” của nghệ thuật sân
khấu cải lương Nam Bộ. Bên cạnh đó còn có nhiều tư liệu quý (ảnh chụp) một
số tham luận về việc bảo tồn và phát huy giá trị bản “Dạ cổ hoài lang”, một số
hình ảnh nhạc sĩ, nghệ nhân tiêu biểu quê hương Bạc Liêu, cảnh đờn ca tài tử
phục dựng bằng sáp, một số phục trang sân khấu cải lương của một số nghệ sĩ
cải lương nổi tiếng, nhạc cụ cổ nhạc, trong đó có cây ghi-ta phím lõm của “Đệ
nhất danh cầm miền Nam” - nhạc sĩ ưu tú Văn Giỏi dùng để sáng tác từ năm
1976 (tặng ngày 25/7/2009), dàn nhạc lễ nhạc sĩ Cao Văn Lầu từng sử dụng:
cò, gáo, tranh, trống, trống cơm, tum, chập chã...; bút tích nhạc sĩ Cao Văn Lầu
và chiếc lục lạc nhạc sĩ đeo ngày thơ bé khi ở quê nhà Long An... Đặc biệt,
giữa Phòng trưng bày có tượng nhạc sĩ Cao Văn Lầu khói hương nghi ngút, hai
bên tường là hai bản “Dạ cổ hoài lang” (nhịp 2), phần lời và phần nhạc cùng


vài tác phẩm khác của ông bằng nét bút thư pháp bay bướm trên nền vải hoa
sang trọng...
Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu tọa lạc tại Phường 2, TP. Bạc Liêu, tỉnh
Bạc Liêu. Đã được UBND tỉnh Bạc Liêu công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa
cấp tỉnh năm 1997. Tháng 4-2014, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có
quyết định công nhận Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
c. Nhà Công tử Bạc Liêu
Công tử Bạc Liêu là cụm từ dân gian ở miền Nam Việt Nam đặt ra vào cuối thế
kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 để chỉ các công tử, con của những gia đình giàu có
sống ở tỉnh Bạc Liêu, trong thời kỳ xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc. Thời
đó, thực dân Pháp đã ổn định về tổ chức của vùng đất thuộc địa Nam Kỳ. Do
việc phân chia lại ruộng đất, đã làm nảy sinh rất nhiều đại điền chủ ở vùng đất
này. Theo phong trào khi ấy, các đại điền chủ, hào phú quyền quý khắp Nam

Kỳ thường cho con lên Sài Gòn học ở các trường Pháp, thậm chí du học bên
Phá. Tuy nhiên, vị công tử giàu có này ảnh hưởng bởi sự phồn hoa đô hội, sẵn
tiền, nên thường đi vào con đường ăn chơi để thể hiện mình. Ngày nay,Công tử
Bạc Liêu trở thành một thành ngữ để chỉ những kẻ ăn chơi, tiêu tiền như nước
Trần Trinh Huy, tên thật là Trần Trinh Quy sinh ngày 22 tháng 6 năm 1900,
nhưng do cho rằng cái tên "Quy" không sang trọng nên ông đổi lại thành
"Huy". Ngoài tên Công tử Bạc Liêu, Trần Trinh Huy còn mang nhiều tên khác
như Ba Huy, Hội đồng Ba
Trần Trinh Huy từng đi du học ở Pháp, sau ba năm về nước không một mảnh
bằng, để lại một người vợ Pháp và một đứa con ở lại Paris. Khi Ba Huy về
nước ông Trạch kéo gia đình lên Sài Gòn đón quí tử. Chiếc xe Ford đang dùng
tốt nhưng ông nói nhân sự kiện đặc biệt này phải sắm thêm một chiếc xe mới,
cho xứng với học hàm, học vị của cậu Ba, cho rạng mặt Trần gia.
Trần Trinh Huy là người cao lớn, khoảng 1,70 m, lực lưỡng nhưng không cục
mịch, trái lại dáng người rất thanh thoát, sang trọng, da đen, mày rậm... người
đầy sinh lực. Tính tình Huy rất dễ dãi và hào phóng. Người trong nhà lầm lỗi,
Huy cũng ít rầy la. Bà con ở xa lên thăm, Huy đều cho tiền. Tá điền không thấy
Huy đòi nợ ai bao giờ, ai nghèo quá, năn nỉ Huy còn bớt lúa ruộng. Cho nên tá
điền Bàu Sàng ít ai oán ghét Ba Huy.
Trong các mối quan hệ, Ba Huy là người khoáng đạt, không dè dặt và mưu
toan gì. Thời đó, các cậu công tử lẫn điền chủ điều chơi với người Pháp thì rất
khúm núm, nịnh nọt, gọi là "chơi thế". Riêng Ba Huy thì cứ "toa toa" "moa


moa"[4] sòng phẳng, ngang hàng. Nếu như trong mắt giới giang hồ tứ chiếng,
Ba Huy là một người ngon nhất Nam bộ, thì trong mắt người Pháp, Huy được
nể trọng vì có vợ đầm và mướn người Pháp làm công cho mình. Tánh của Ba
Huy vị tha và coi tiền như rơm rác. Bút tích của Huy cho thấy tuy nét chữ bay
bướm nhưng lại rất xấu, chứng tỏ đó là một con người thông minh, từng trải
nhưng đường học vấn không đến nơi đến chốn.

Ba Huy còn rất nhiều con với các nhân tình. Tuy những người đó không phải
vợ chính thức nhưng con cái của họ đều được Trần gia thừa nhận. Ông mất
năm 1974 ở Sài Gòn và được đưa về an táng trong phần mộ gia đình tại ấp Cái
Dầy, xã Châu Hưng, huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu.
Công tử Bạc Liêu trở thành một thương hiệu du lịch hấp dẫn của tỉnh Bạc Liêu.
Tòa biệt thự của Ba Huy khi xưa nay trở thành Khách sạn Công tử Bạc Liêu.
Ngôi biệt thự của công tử Bạc Liêu được xây dựng từ năm 1919, do kỹ sư
người Pháp thiết kế. Để đảm bảo độ bền và diện mạo kiến trúc, chủ nhân đã đặt
hàng và cho chuyên chở toàn bộ vật liệu xây dựng như thép đúc, cửa, cẩm
thạch lát nền, gạch, khung sắt trang trí từ Pháp qua. Các bù loong, ốc vít cho
các chi tiết xây dựng đều được đóng dấu chìm mẫu tự P rất hoa mỹ, chứng
thực sản xuất tại thủ đô Paris. Người dân Bạc Liêu gọi đây là "Nhà Lớn".
Không chỉ đẹp về kiến trúc, nội thất mà nhà Hội đồng Trạch cũng qui tụ vô số
đồ gỗ, sứ, đồng... quý giá. Những bảo vật đó đến nay không còn do con cháu
không giữ được, do mất mát vì chiến tranh hoặc những nguyên nhân khác. Có
hai món đồ quí hiện được giữ nguyên vẹn ở chùa Chén Kiểu, Sóc Trăng là
chiếc giường ngủ chạm khắc tuyệt mỹ và bộ bàn ghế cũng chạm trổ công phu.
Đây là hai món quà do Ba Huy hào phóng tặng nhà chùa.
Hiện nay, ngôi biệt thự đó trở thành khách sạn Công Tử Bạc Liêu (trực thuộc
Văn phòng Tỉnh ủy Bạc Liêu) với 6 phòng ngủ. Trong đó 5 phòng bình thường
và căn phòng Ba Huy từng ở trước đây có giá gấp đôi. "Phòng công tử" có một
giường đôi, ti vi, máy lạnh, một bàn viết, một tủ áo và toilet khá rộng kế bên.
Điểm độc đáo nhất của căn phòng này là chiếc máy điện thoại có từ đời Pháp
thuộc đến giờ vẫn sử dụng tốt. Căn "phòng công tử" luôn đắt khách, nhất là
người nước ngoài. Du khách muốn nghỉ đêm tại đây buộc phải đặt phòng trước
cả tháng. Cách khách sạn Công Tử Bạc Liêu không xa, còn có một cụm khách
sạn, nhà hàng khác cũng mang tên Công Tử. Nhà Công tử Bạc Liêu hiện nay
được bày biện, phục tráng gần như nguyên trạng. Tuy nhiên do qua nhiều giai
đoạn lịch sử khác nhau vật dụng trong gia đình đã thất lạc rất nhiều.



Sau sự kiện 30 tháng 4, 1975, gia đình bị chính quyền tịch thu gia sản, Ba Huy
mất đã 2 năm, gia đình còn lại của Ba Huy lâm vào cảnh khốn khó, anh em,
con cháu trong gia đình bỏ đi tứ xứ. Một người con của Công tử bạc Liêu là
ông Trần Trinh Đức phải trôi dạt lên Sài Gòn và sau khi cô con gái lớn của ông
bị lừa tình và mắc nợ, bị bệnh tâm thần phân liệt, phải bán nhà trả nợ, gia đình
ông làm đủ thứ nghề để mưu sinh như bán giày cũ, chạy xe ôm.... Năm 2009,
gia đình ông được sự giúp đỡ của các mạnh thường quân đã trở về Bạc Liêu
sinh sống.
d. Chùa Dơi
Chùa Mã Tộc (hay chùa Dơi, chùa Wathsêrâytecho Mahatup) được xây dựng
cách đây 400 năm tại tỉnh Sóc Trăng. Chùa có hàng ngàn bảo vật quý gồm
tượng Phật và tứ linh Long-Ly-Quy-Phượng đều được nặn bằng đất sét.
Chùa còn có tên là chùa Dơi vì ngôi chùa này từ lâu đã là nơi trú ẩn của
khoảng 1 triệu con dơi, phần lớn có sải cánh 1-1,2 m, những con lớn nhất có
sải cánh lên tới 1,5 m
Cụm từ “Mã Tộc” cũng chính là địa danh (tính từ ngã ba đường cho đến lối rẽ
vào Chùa Dơi) coi như là một làng nhỏ. Dân cư ở đây gồm 3 dân tộc (Kinh,
Hoa, Khmer) cùng sinh sống.
Chùa Dơi là một tổng thể kiến trúc gồm có: Ngôi chánh điện, Sala, nhà hội của
sư sãi và tín đồ, phòng ở của sư sãi và trụ trì, các tháp để tro người chết, phòng
khách… Toàn bộ các công trình toạ lạc trong một khuôn viên rộng có nhiều
cây cổ thụ, diện tích khoảng 04 hecta.
Theo người Khmer, Mahatup là trận kháng cự lớn (Tup: kháng cự; Maha: lớn).
Nơi đây đã diễn ra một trận đánh ác liệt của phong trào nông dân nổi dậy
chống bọn phong kiến ngày xưa. Sau trận đánh đó, dân chúng tản cư trở về
sinh sống, họ cho rằng vùng đất này có điềm lành (đất lành) nên xây chùa thờ
Phật. Bởi họ cần có một đấng tối cao che chở - vì các trận đánh của phong trào
nông dân ở những nơi khác đều bị thất bại, nhưng ở nơi đây trận chiến diễn ra
ác liệt nhưng họ đã giành chiến thắng.

Theo thư tịch cổ của Chùa còn để lại có ghi chép: Chùa được khởi công xây
dựng vào từ năm 1569 dương lịch, cách nay 440 năm. Do ông Thạch Út đứng
ra xây dựng. Từ trước đến nay chùa được trùng tu nhiều lần, năm 1960 Chùa
sửa chữa lớn ở chánh điện, đến năm 2008 chùa bị cháy chánh điện. Vào tháng
4 năm 2009, chánh điện chùa đã được phục chế lại như cũ.
Khi đi kiếm ăn, dơi đầu đàn bay lên dẫn đầu, sau đó là những con Dơi khác lần
lượt bay theo nhập đàn, chúng vừa bay vừa xếp hàng, lượn vài vòng trên bầu


trời khu vực Chùa, như cầu khẩn đức Phật ban phước lành trước khi đi kiếm
ăn. Quang cảnh hoàng hôn ở “Chùa Dơi” rất rộn ràng, chi chít tiếng dơi gọi
đàn, xào xạt tiếng vỗ cánh va chạm vào cành cây, tạo nên không khí khẩn
trương; từng đàn dơi lượn bay trên bầu trời hoàng hôn, sau vài lần lượn bay
chúng dần dần lẫn vào bóng đêm, chúng bay theo hướng đã định, bay theo
đường nào thì về đường ấy. Khi thời tiết tốt thì dơi bay cao, thời tiết xấu thì dơi
bay thấp. Dơi đi ăn suốt cả đêm đến bình minh thì trở về, dơi không bao giờ
bay qua nóc ngôi chánh điện (lúc đi cũng như lúc về). Đặc biệt hơn là dơi chỉ
đậu trên những tán cây của khuôn viên Chùa, những tán cây bên ngoài khu dân
cư sát ngay Chùa thì chúng không đậu; sự việc trên được các sư giải thích: Đó
là chuyện thường thôi, vì trong khuôn viên của Chùa quang cảnh yên tịnh, con
dơi thích nghi với môi trường hoang dã gần gũi với thiên nhiên, còn bên ngoài
bị vây đuổi, săn bắt nên nó không trú ngụ và có một điều mà không ai lý giải
được là dơi không ăn trái cây vùng lân cận cũng như trái cây trong khuôn viên
Chùa, mà phải đi ăn rất xa.
Từ những hiện tượng gần như là huyền bí của đàn dơi ở “Chùa Dơi”, tiếng đồn
vang xa, khách thập phương ai cũng muốn tới viếng thăm để tận mắt chứng
kiến. Từ thời chiến tranh chống Mỹ “Chùa Dơi” đã vang tiếng với những điều
huyền bí , cho nên khuôn viên Chùa lúc ấy cách ly với cảnh sinh hoạt bên
ngoài. Vì vậy, cán bộ của ta thường lui tới hoạt động cách mạng.
Cái đẹp và sức thu hút của Chùa Dơi là cảnh quan gần gũi với thiên nhiên, với

một quần thể kiến trúc mở, hoà quyện với môi trường sống của con người thực vật - động vật nơi đây đã gắn bó với con người từ lâu đời. Hơn nữa, cộng
đồng dân cư ở đây có sự giao lưu giữa ba dân tộc Việt - Khmer – Hoa kết hợp
với tinh hoa văn hoá, nghệ thuật trong cuộc sống, học hỏi lẫn nhau cùng phát
triển. Ngoài ra, Chùa Dơi còn là trung tâm sinh hoạt giáo dục - văn hoá và các
lễ thức cúng kiếng, lễ hội của đồng bào Khmer, vừa là tụ điểm sinh hoạt văn
hoá của cộng đồng cư dân địa phương. Ngày 12 tháng 02 năm 1999, Bộ Văn
hóa - Thông tin đã ra Quyết định số 05/1999/QĐ-BVHTT công nhận Chùa Dơi
là di tích nghệ thuật cấp quốc gia.
e. Chùa Đất Sét
Chùa Đất Sét (tên chính thức là Bửu Sơn Tự,) tọa lạc tại 286 đường Tôn Đức
Thắng, thuộc phường 5, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam. Đây
là một ngôi chùa nổi tiếng của tỉnh, vì có hàng ngàn pho tượng bằng đất sét và
4 đôi nến (đèn cầy) cao lớn.
Chùa Đất Sét được xây dựng vào đầu thế kỷ 20, do dòng họ Ngô tự lập để tu
tại gia. Ban đầu, chỉ là một am nhỏ bằng cây lá trên một diện tích nhỏ hẹp, và


trong sảnh điện thờ cũng rất đơn sơ. Mãi đến đời trụ trì thứ tư là ông Ngô Kim
Tòng, am nhỏ mới được tôn tạo, mở rộng và có thêm nhiều tượng thờ như ngày
nay.
Chùa hiện nay tọa lạc trên một diện tích khoảng 400 m2. Cổng tam quan được
xây kiên cố, lợp ngói. Ngôi chánh điện ngó về hướng Đông. Phần mặt tiền của
điện được xây kiến cố bằng vật liệu thời hiện đại, hai cột chính có đắp nổi
hình rồng uốn lượn khá tỉnh xảo. Phần còn còn lại của điện chỉ là "cột gỗ, mái
tôn", không lầu và có kết cấu đơn giản. Cả mái chùa được chống đỡ bằng 24
cây cột cây. Mỗi cây được ốp bằng đất sét, đắp hình rồng uốn lượn và những
hoa văn trang trí khác.
Trong nội điện không rộng, và vì chứa nhiều thứ nên chật chội. Ở đây có trên
ngàn tượng pho tượng các vị Phật, Tiên, Thánh, Thần...và linh thú do ông Ngô
Kim Tòng làm ra trong suốt 42 năm (từ 1928 đến 1970) để thờ và trang trí. Tất

cả được làm chủ yếu từ đất sét, có pha trộn bột hương (nhang) cùng với keo ô
dước để không bị nứt nẻ, và đều được sơn phết tỉ mỉ bằng sơn và dầu bóng.
Qua sự sắp xếp các pho tượng thờ: A Di Đà, Di Lặc, Quan Thế Âm, Khổng
Tử, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Lão Tử, Diêu Trì Kim Mẫu, v.v... đã nói lên tư
tưởng "Tam giáo đồng nguyên" (Phật, Nho, Lão) của người lập chùa và các thế
hệ truyền thừa. Và cũng vì chùa Đất Sét lập ra để tu tại gia nên chùa không có
sư, không nhận tiền công đức của khách thập phương. Hiện nay chùa do người
trong gia đình thay nhau quản lý
Chùa Đất Sét không chỉ nổi tiếng bởi hàng ngàn pho tượng làm bằng đất sét,
cột chùa cũng được ốp bằng đất sét, mà còn được nhiều người biết đến bởi 4
đôi nến (đèn cầy) cao lớn được đúc năm 1940. Trong đó, có ba đôi mà mỗi cây
cao 2,6 m, ngang 1 m, và được đúc bằng 200 kg sáp. Cặp còn lại nhỏ hơn, và
mỗi cây được đúc bằng 100 kg sáp. Tổng cộng là 1,4 tấn sáp. Để đúc được nó
phải dùng sáp nguyên chất, chặt nhỏ, cho vào chảo nấu lỏng, đổ vào khuôn
(dùng tôn lợp nhà cuộn lại). Sau một tháng, nến nguội rồi mới gỡ khuôn ra và
trang trí. Hiện nay, hai nến nhỏ vẫn cháy suốt ngày đêm từ khi ông Ngô Kim
Tòng qua đời (ngày 18 tháng 7 năm 1970) mà vẫn chưa hết. Phỏng tính bình
quân mỗi cây nến cháy suốt ngày đêm phải mất 70-80 năm. Ngoài ra, tại đây
còn có 3 cây hương (nhang), mỗi cây cao 1,5 m, nặng 50 kg và hiện chưa được
đốt.
Về phần các hiện vật khác (cũng đều làm bằng đất sét), đáng chú ý có:
-Pho tượng "Bảo tòa thỉnh Phật trụ thế truyền tháp luận" có đến 1000 cánh sen,
mỗi cánh sen là một vị thần ngự. Phía dưới đài sen lại có "Bát quái Thiên tiên"


gồm 8 cung, đó là Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài". Mỗi cung có
hai tiên nữ đứng hầu; dưới đài sen và Bát quái có Tứ Đại Thiên vương trấn giữ.
-Tháp Đa Bảo cao 3,5 m, có 13 tầng với 208 cửa vị thần, và dưới chân tháp có
126 con rồng nâng đỡ tháp.
Ngoài ra, còn có lục long đăng (có 3 chóp đỉnh lớn), 7 lư hương nhỏ và các cặp

Kim Lân, Thanh Sư, Bạch Tượng, Bạch Hổ, Long Mã... đều là những hiện vật
được tạo tác khá tinh xảo.
Tháng 3 năm 2011, chùa Đất Sét đã được UBND tỉnh Sóc Trăng công nhận
là Di tích lịch sử – văn hóa (thuộc lĩnh vực kiến trúc – nghệ thuật) cấp tỉnh
f. Nhà cổ Bình Thủy
Có một điểm tham quan ở Cần Thơ, du khách có dịp về đòng bằng sông Cửu
Long không nên bỏ qua là ngôi nhà cổ của gia đình họ Dương xây từ năm 1870
tại số 26/1A đường Bùi Hữu Nghĩa, phường Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.
Ngôi nhà cổ 5 gian 2 mái này được gia đình họ Dương xây dựng theo kiến trúc
Pháp đến nay gần 150 năm, vẫn còn khá nguyên vẹn. Địa chỉ này còn có một
tên gọi khác là vườn lan Bình Thủy, bởi hậu duệ đời thứ 5 sinh trưởng trong
ngôi nhà này là ông Dương Văn Ngôn có thú chơi hoa kiểng, xương rồng. Vào
thập niên 1960, ông Ngôn sưu tầm được nhiều giống hoa lan quý hiếm rồi bắt
đầu tổ chức các hội chơi lan và kết hợp đón khách du lịch đến tham quan ngôi
nhà cổ vào những năm 1980 để những người cùng sở thích có dịp trao đổi kinh
nghiệm tìm hiểu và cùng thưởng thức thú chơi hoa và làm thơ. Hiện nay, hậu
duệ đời thứ 6 là ông Dương Minh Hiển cùng gia đình tiếp tục kế thừa và giữ
gìn ngôi nhà.
Căn nhà rộng 5 gian 2 chái, ngang 22m, sâu 16m, nằm trên lô đất có diện tích
6.000m2. Trước sân có hòn non bộ, hoa kiểng. Bên phải là vườn lan, góc bên
trái có cây xương rồng Mexico Kim Lăng Trụ cao khoảng 8 mét có độ tuổi
khoảng 40. Sau nhà là vườn cây ăn trái. Sân rộng lót gạch tàu, lối vào nhà xây
bốn cầu thang hình cánh cung. Nhà rộng thênh thang với 6 hàng 24 chiếc cột
gỗ lim đen bóng, đường kính khoảng 30 cm. Kết nối giữa hệ thống cột, xà là
những chi tiết gỗ màu nâu chạm trổ hết sức tinh vi. Khi xây dựng, để chống
mối mọt và giữ độ lạnh cho ngôi nhà, chủ nhân đã cho rải đều bên dưới nền
gạch một lớp muối hột dày hơn 10 cm. Cùng với hệ thống cửa và cửa sổ
thoáng đãng nên trời nắng chang chang mà trong nhà rất mát mẻ.
Ngôi nhà được bày trí theo phong cách đặc trưng Nam bộ. Bàn thờ uy nghi
ngay gian giữa, khánh thờ được sơn son thếp vàng, giường thờ, tủ chè, sạp gụ,

trường kỷ đều cẩn ốc xà cừ. Du khách sẽ tìm thấy ở đây sự bài trí rất hài hòa
xen lẫn bộ bàn ghế Trung Quốc, bộ xa lông khảm trai kiểu Pháp đời Louis
XIV, cặp đèn treo thế kỷ XIX, lavabô, cùng bốn trụ đèn dầu đặt ở bốn góc nhà


×