Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Khu neo đậu TTB cho tàu cá Cửa Gianh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (759.48 KB, 87 trang )

Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
MỤC LỤC
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO
CPO:

Ban quản lý dự án Thủy lợi Trung ương.

ĐTM:

Đánh giá tác động môi trường.

TBNN:

Trung bình nhiều năm.

KTTV:

Khí tượng thủy văn.

KPH:

Không phát hiện.

NĐTB:

Nhiệt độ trung bình.

UBND:

Uỷ ban nhân dân.


WB:

Ngân hàng thế giới

Báo cáo đánh giá tác động môi trường

1


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Khu neo đậu TTB cho tàu cá Cửa Gianh

MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của dự án:
Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 288/2005/QĐ-TTg, ngày 08 tháng 11 năm
2005, về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm
2010 và tầm nhìn đến năm 2020, tỉnh Quảng Bình đã có quy hoạch xây dựng các khu neo đậu
tàu thuyền tránh trú bão, bao gồm các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá như sau: Hòn La,
Cửa Gianh, Nhật Lệ. Hiện nay, ngoài Khu neo đậu Hòn La đã hoàn thành, Dự án Khu neo đậu
Cửa Gianh đang triển khai thực hiện, sắp tới sẽ chuẩn bị đầu tư Khu neo đậu Nhật Lệ.
Việc đầu tư các bến cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền là rất quan trọng.
Mục tiêu của dự án là:
- Xây dựng một khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền và phương tiện nghề cá hoạt
động trên vùng biển Quảng Bình nhằm hạn chế thiệt hại cho người và phương tiện nghề cá.
- Góp phần hình thành hệ thống khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá trên
toàn bộ lãnh thổ Việt Nam theo “Điều chỉnh quy hoạch các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu
thuyền nghề cá hoạt động trên biển đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020” đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2880/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005.
- Xây dựng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá kết hợp với các cảng cá, các công trình
hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ hậu cần nghề cá lớn tại phía bắc tỉnh Quảng Bình.
Các hạng mục dự kiến sẽ được đầu tư trong tiểu dự án "Xây dựng khu neo đậu tránh trú

bão cho tàu cá Cửa Gianh, xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình" thuộc Dự án
quản lý rủi ro thiên tai do WB tài trợ:
(1).

Nạo vét khu neo đậu tàu.

(2).

Nạo vét luồng tàu.

(3).

Đê chắn cát, ngăn sóng.

(4).

Trụ neo tàu.

(5).

Kè bảo vệ bờ.

(6).

San lấp mặt bằng.

(7).

Xây dựng hệ thống đường bãi nội bộ và đường ngoài khu neo đậu.


(8).

Xây dựng hệ thống cấp, thoát nước cho khu vực dự án.

(9).

Hệ thống cấp điện liên lạc.

2. Mục tiêu lập Báo cáo ĐTM:
Hiện nay, Ban quản lý dự án Phát triển nuôi trồng thủy sản Quảng Bình đang tiến hành
thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư dự án "Xây dựng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá
Cửa Gianh, xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình", trong đó có lập Báo cáo đánh
giá tác động môi trường (ĐTM). Việc lập báo cáo ĐTM được thực hiện với sự tư vấn của
Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Quảng Bình.

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường


Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
Báo cáo ĐTM của Dự án Xây dựng khu neo đậu tránh trú bão cho tầu cá Cửa Gianh, xã
Bắc Trạch được lập trên cơ sở các tài liệu dự án đầu tư xây dựng của tư vấn thiết kế, các tài
liệu điều tra, khảo sát thực địa dân sinh kinh tế xã hội, các tài liệu khảo chất lượng hiện trạng
môi trường nước, không khí, chất lượng môi trường sống, kiểm kê về hiện trạng sử dụng đất,
kiểm kê sơ bộ diện tích đất bị ảnh hưởng của dự án. Các số liệu, thông tin phản hồi của chính
quyền địa phương và nhân dân trong vùng ảnh hưởng của dự án. Báo cáo đánh giá tác động
môi trường được chuẩn bị trong khuôn khổ pháp lý của Việt nam và tài liệu hướng dẫn của
WB.
Báo cáo ĐTM được thực hiện nhằm đảm bảo những mục tiêu sau:
(1) Phân tích các tác động tiêu cực và tích cực khi thực hiện dự án đến các yếu
tố môi trường, kinh tế - xã hội và sức khỏe cộng đồng trong tương lai.

(2) Trên cơ sở các ảnh hưởng của dự án được phân tích, đề xuất các biện pháp
giảm thiểu phù hợp nhằm hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đến chất lượng môi
trường và kinh tế - xã hội. Đảo bảo mục tiêu phát triển bền vững của dự án.
(3) Quy định rõ trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong việc thực hiện,
kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường của dự án
trong quá trình thi công xây dựng cũng như khi dự án đi vào hoạt động.

(4)

Kết luận và kiến nghị của báo cáo.

3. Khung chính sách lập báo cáo đánh giá tác động môi trường:
3.1. Chính sách trong nước:
- Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo
vệ môi trường;
- Luật Bảo vệ môi trường do Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam khoá XI thông qua
tại kỳ họp thứ 8 ngày 18/11/2005 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2006 (Luật BVMT
2005);
- Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT ngày 09/8/2006;
- Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 2 năm 2008 về sửa đổi bổ sung một số điều
của Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Nghị định 140/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ về qui định
việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các
chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;
- Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo
vệ môi trường;

- Luật Tài nguyên nước ban hành ngày 20/5/1998;

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường

3


Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
- Nghị định số 179/1999/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ Quy định
việc thi hành Luật Tài nguyên nước;
- Luật Đất đai ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2003;.
- Các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.
- Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25/06/2002 của Bộ Khoa học, Công
nghệ và Môi trường về việc công bố Bộ tiêu chuẩn.
- Quyết định số 30/1999/QĐ-UBND ngày 30 tháng 9 năm 1999 của UBND tỉnh Quảng
Bình về việc "Ban hành Quy chế Bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Bình".
3.2. Chính sách an toàn về môi trường của Ngân hàng Thế giới.
OP4.01

Đánh giá tác động môi trường;

3.3. Khung thể chế quản lý môi trường của dự án.
- Trách nhiệm quản lý chung về môi trường
Quản lý chung về môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Bình là trách nhiệm của sở Tài
Nguyên - Môi Trường tỉnh Quảng Bình.
- Trách nhiện quản lý môi trường trong quá trình thực hiện dự án
Trách nhiện quản lý môi trường trong quá trình thực hiện dự án là của các cơ quan, đơn
vị tham gia thực hiện dự án, trong đó:
+ Ban quản lý dự án Phát triển nuôi trồng thủy sản chịu trách nhiệm quản lý chung các
vấn đề môi trường trong phạm vi dự án; đồng thời chịu trách nhiệm thực hiện quản lý và giám

sát môi trường hàng ngày;
+ Các nhà thầu xây lắp thực hiện các biện pháp giảm thiểu môi trường thông qua một số
điều khoản trong hợp đồng xây lắp đã ký với chủ đầu tư;
+ Ban CPO chịu trách nhiệm quản lý và giám sát môi trường của tất cả các tiểu dự án
thuộc Dự án Quản lý Rủi ro Giảm nhẹ thiên tai.
- Giám sát môi trường: Tư vấn được CPO thuê để giám sát môi trường chung của tất cả
các tiểu dự án trong giai đoạn thi công.

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường

4


Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh

Chương 1
MÔ TẢ DỰ ÁN
1.1 Thông tin chung:
- Tên Dự án: Khu neo đậu tránh trú bão cho tầu cá cửa Gianh, xã Bắc Trạch, huyện Bố
Trạch, tỉnh Quảng Bình.
- Chủ Dự án: Sở Nông nghiệp & PTNT Quảng Bình.
- Địa chỉ liên hệ của chủ Dự án: số 9 Quang Trung - TP.Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình.
- Đại diện chủ Dự án: Ông Trần Thanh Hải, Chức vụ: Trưởng ban Quản lý Dự án Phát
triển nuôi trồng thủy sản.
- Địa chỉ liên lạc: số 12 Đường Dương Văn An - TP.Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình.
Điện thoại: 052. 3828352 - 3823361. Fax : 052. 3828352
1.2 Tổng quan về dự án
1.2.1 Vị trí dự án
Khu vực xây dựng dự án thuộc địa phận xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng
Bình. Công trình có tọa độ địa lí 17o57’ vị độ Bắc 105o48’ kinh độ đông, cách TP.Đồng Hới

35km về phía Bắc.
Vùng Dự án là một lạch cụt, hình thành một vũng rộng ở bờ hữu sông Gianh, cách hạ
lưu cầu Gianh khoảng 3 km, cách thượng lưu cảng cá sông Gianh khoảng 1,5 km và nằm liền
kề Quốc lộ 1A, cách cửa sông khoảng 3,5 km. Có vị trí giáp ranh giữa 2 xã Thanh Trạch và xã
Bắc Trạch.
Đây là vị trí có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho thuyền tránh trú bão: Khu nước rộng,
kín gió, lặng gió và gần các công trình hạ tầng dịch vụ phục vụ cho hoạt động nghề cá như
cảng cá sông Gianh (cách dự án 1,5km), chợ Thanh Khê (cách dự án 300m).
Khu vực có các phía tiếp giáp cụ thể như sau:
- Phía Bắc giáp sông Gianh;
- Phía Nam giáp đất nông nghiệp (Đất nuôi trồng thuỷ sản);
- Phía Đông giáp sông Thanh Ba;
- Phía Tây cách Kho Cảng xăng dầu của Công ty Xăng dầu Quảng Bình 45m và sông
Gianh.
Hình 1. Sơ đồ vị trí dự án
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường

5


Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh

1.2.2 Quy mô các hạng mục đầu tư của dự án
Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh bao gồm các khu vực đầu tư
chính như sau:
- Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền;
- Khu hậu cần dịch vụ nghề cá.
* Cấp công trình:
- Xác định cấp công trình theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP: Cấp công trình là cấp IV
(bến chờ tàu < 10.000 DWT).

- Xác định theo tiêu chuẩn thiết kế công trình bến cảng biển 22 TCN-207-92: Với chiều
sâu trước bến < 20 m, do vậy cấp công trình là cấp III.
- Xác định theo tiêu chuẩn thiết kế đe chắn sóng: Với chiều cao sóng (tại đầu đê, cửa
cảng) h1% ≤ 5m thì cấp công trình là cấp III.
Qua phân tích ở trên, kiến nghị chọn cấp công trình khu neo đậu tránh trú bão là công
trình Cấp III.
* Diện tích sử dụng đất: Tổng diện tích quy hoạch Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá
Cửa Gianh là 26 ha.
1.2.2.1 Khu neo đậu tránh trú bão cho tầu thuyền
a. Khu neo đậu tàu:
* Quy mô của Khu neo đậu tránh trú bão đáp ứng yêu cầu quy hoạch, cho 450 tàu
thuyền đánh cá các loại vào trú bão. Cơ cấu chủng loại tàu như sau:
- Loại tầu có công suất từ 150 - 300 CV :

30 chiếc

- Loại tầu có công suất từ 90 - 150 CV:

85 chiếc

- Loại tầu có công suất < 90 CV:

335 chiếc

Tổng diện tích vùng nước neo đậu qua tính toán là khoảng 15,8 ha. Hình thức neo đậu
dùng các trụ neo độc lập và neo liền bờ.
* Đội tàu tính toán:
Lựa chọn tàu tính toán dựa vào cơ cấu đội tàu đã lựa chọn ở phần trên. Tàu vào tránh trú
bão bao gồm các tàu hoạt động trên vùng biển Quảng Bình.


Các đặc trưng tàu của tính toán
TT

Loại tàu

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường

Chiều dài
LS(m)

Chiều rộng
Bs(m)

Mớn nước
Ts(m)

6


Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh

1

Tàu có công suất < 90 CV

20

4,6

1,2


2

Tàu có công suất 90 ÷ 150CV

23

5,0

1,7

3

Tàu có công suất 150 ÷ 300CV

25

6

2

Tầu tính toán

25

6

2

* Cao độ đáy khu neo đậu tầu

Cao trình đáy vũng được xác định theo công thức:
CT = MNTTK - H
Chiều sâu khu nước của khu đậu tầu xác định theo công thức sau:
H = T + Z1 + Z2 + Z3 + Z0 + Z4
Trong đó:
T: Mớn nước của tàu tính toán
Z1: Độ dự phòng chạy tàu tối thiểu;
Z2: Độ dự phòng do sóng;
Z3: Độ dự phòng do vận tốc chạy tàu;
Z0: Độ dự phòng do nghiêng lệch tàu;
Z4: Độ dự phòng do sa bồi.
Tính toán cao độ đáy vũng đậu tàu
Loại tầu phân
theo công suất

Thông số tính toán
B

L

T

Z0

Z1

Z2

Z3


Z4

H

MNTTK CT đáy
(m)
(m)

(m)

(m)

(m)

(m)

(m)

(m)

(m)

(m)

(m)

< 90CV

4.6


20

1.20

0.10

0.06

0.00

0.09

0.00

1.45

-1.00

-2.40

90 ÷ 150CV

5.0

23

1.7

0.09


0.09

0.00

0.09

0.00

1.97

-1.00

-3.00

150 ÷300CV

6.0

25

2.0

0.11

0.10

0.00

0.09


0.00

2.30

-1.00

-3.30

b. Luồng tàu
Chiều rộng luồng tàu: 26,0 m, chiều dài 500m.
Cao độ đáy luồng chạy tàu (loại tàu tính toán là 300CV): -2.70m.
c. Đê chắn cát, ngăn sóng
Để đảm bảo cho tàu thuyền neo đậu an toàn trong khu neo đậu tránh trú bão và tránh xa
bồi cho khu nước, dự kiến xây dựng đê chắn cát, chắn sóng quanh khu vực neo đậu. Tổng
chiều dài L = 1209m. Chiều rộng đỉnh B = 4,0m; thiết kế dạng mái nghiêng, hệ số mái đê m 1
= m2 = 1,5. Chọn cao trình đỉnh đê chắn cát, ngăn sóng là +2,50m. Cao trình đỉnh đê phía
sông Thanh Ba là +2,0m (hệ cao độ quốc gia). Có hai loại kết cấu như sau:

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường

7


Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
- Kết cấu đê loại 1: Sử dụng kết cấu đê dạng lỏi cát và đất đồi, bên ngoài có lớp phủ
bằng đá hộc lát khan. Thứ tự từ trên xuống như sau: Đá hộc lát khan dày 40cm (phía ngoài
vũng neo đậu), đá hộc lát khan dày 25cm (phía trong vũng neo đậu), lớp đệm đá dày 20cm,
lớp vãi địa kỹ thuật, đất lõi đê đầm chặt K = 0,95 (phần trên mực nước thi công -0,5m) và lớp
cát lấp (phía dưới mực nước thi công - 0,5m).
- Kết cấu đê loại 2: Sử dụng kết cấu đê đắp đá hộc không phân loại trọng lượng (10 50)kg/viên. Chân đê phía tiếp giáp với sông Gianh có một lớp kè đệm bằng đá học chóng xói

có kích thước 2x6m. Các kết cấu còn lại như kết cấu đê loại 1.
d. Trụ neo tàu tránh trú bão
Để đáp ứng cho 450 tàu vào neo tránh trú bão tại khu vực dự án khi có mưa bão xảy ra,
bố trí trụ neo tàu gồm 3 loại:
- Trụ neo loại 1: dùng để neo cập các tàu có công suất nhỏ hơn 90CV.
- Trụ neo loại 2 (trụ neo độc lập): dùng để neo cập các tàu có công suất nhỏ hơn 150CV.
Mỗi trụ neo có thể neo đồng thời 8 tàu đối với tàu có công suất nhỏ hơn 90CV hoặc 7 tàu đối
với tàu có công suất từ 90CV đến 150CV.
- Trụ neo loại 3 (trụ neo liền bờ): dùng để neo cập các tàu có công suất 150CV đến
300CV.
Để đảm bảo an toàn và đồng bộ với đê chắn sóng, chọn cao trình đỉnh các trụ neo là
+2,5m (hệ cao độ quốc gia).
e. Kè bảo vệ bờ
Toàn bộ chiều dài khu đất xây dựng phía tiếp giáp với khu nước và sông Thanh Ba được
thiết kế kè bảo vệ bờ. Chiều dài toàn bộ tuyến kè là 282,9m. Cao trình đỉnh + 2,5m, có hai
loại:
- Kè loại 1: Chiều dài l = 190,5m, kết cấu bằng đá hộc lát khan trên lớp đệm đá dăm,
chiều rộng gia cố đỉnh kè B = 1m, chân kè gia cố bằng lăng thể đá hộc chân khay. Kè được
thiết kế dạng mái nghiêng m = 1,5.
- Kè loại 2: Chiều dài l = 92,4m. Kết cấu như bờ loại 1 nhưng trên đỉnh lăng thể chân
khay không dùng đá hộc lát khan và đá dăm lớp đệm, cao trình đỉnh lăng thể là + 0,2m, cao
trình đáy theo tự nhiên.
1.2.2.2 Khu dịch vụ hậu cần nghề cá:
a. San lấp mặt bằng: Toàn bộ mặt bằng khu hậu cần được san lấp đến cao độ thiết kế
+2.10m (hệ cao độ quốc gia). Khối lượng san lấp 30.475m3.
b. Đường bãi trong khu dịch vụ hậu cần: Để thuận tiện giao thông đi lại bố trí hệ thống
đường bãi nội bộ với quy mô sau: đường nội bộ 385m2, bãi 2242m2, bãi dự trữ 11.020m2.
c. Nhà văn phòng: Để quản lý và điều hành Khu neo đậu tránh trú bão, cần thiết phải có
một nhà điều hành. Nhà điều hành phục vụ khối quản lý khai thác khu neo đậu. Ngoài ra còn
bố trị một phòng trực ứng cứu, bảo vệ nguồn lợi hải sản và hướng dẫn ngư trường của khu

neo đậu tránh trú bão. Tổng diện tích xây dựng 108m2.
d. Đường ngoài khu neo đậu: đường ngoài khu neo đậu nối khu neo đậu với quốc lộ 1A
cũ. Chiều dài đường là 79,5m, rộng 7m.
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường

8


Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh

1.2.3 Quy hoạch chi tiết mặt bằng
Theo thuyết minh dự án đầu tư xây dựng Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa
Gianh bao gồm 2 phương án: phương án 1 (bao gồm 1A, 1B) và phương án 2 (bao gồm 2A,
2B).
Sự khác biệt giữa các phương án:
So sánh PA1 và PA2:
- PA1: Luồng chạy tàu vào khu neo đậu bằng 1 cửa với chiều rộng cửa là 80m.
- PA2: Luồng chạy tàu vào khu neo đậu bằng 2 cửa với chiều rộng mỗi cửa vào là 50m
So sánh phương án A và B
Trong phương án 1:
- Sự khác biệt giữa phương án 1A và 1B là khu neo tàu 150-300CV được thiết kế theo
dạng trụ neo nhô với PA1A và trụ neo liền bờ (kết hợp làm kè bảo vệ bờ) với PA1B.
- Số lượng tàu neo đậu có công suất 90 - 150CV trong khu vực ở PA1A nhiều hơn so
với PA1B.
Trong phương án 2:
- Sự khác biệt giữa phương án 2A và 2B là khu neo tàu 150-300CV được thiết kế theo
dạng trụ neo nhô với PA2A và trụ neo liền bờ (kết hợp làm kè bảo vệ bờ) với PA2B.
- Số lượng tàu neo đậu có công suất 90 - 150CV trong khu vực ở PA2A nhiều hơn so
với PA2B
So sánh PA1 và PA2:

- PA1: Luồng chạy tàu vào khu neo đậu bằng 1 cửa với chiều rộng cửa là 80m.
- PA2: Luồng chạy tàu vào khu neo đậu bằng 2 cửa với chiều rộng mỗi cửa vào là 50m.
Phân tích sự lựa chọn phương án:
Về yếu tố mặt bằng: nhìn chung cả 2 phương án đều đáp ứng được các tiêu chí của khu
neo đậu tránh trú bão. Mặt bằng thuận lợi cho khai thác sử dụng, chi phí đền bù giải phóng
mặt bằng ít. Các phương án phù hợp với quy hoạch phát triển của địa phương.
Về các yếu tố môi trường bị ảnh hưởng: Khi đi vào xây dựng và vận hành dự án thì nhìn
chung cả 2 phương án nêu ra đều gây nên những tác động môi trường tương đương nhau.
Việc đánh giá lựa chọn phương án mặt bằng dựa trên cơ sở các chỉ tiêu kinh tế, kỹ
thuật, môi trường về đầu tư xây dựng và vận hành công trình. Kết quả phân tích, đánh giá
được thể hiện ở bảng 1.1.
Bảng 1.1:
T
T
1

So sánh lựa chọn phương án đầu tư

CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ
Sự phù hợp với quy hoạch phát triển

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường

PHƯƠN
PHƯƠN
PHƯƠN PHƯƠN
G ÁN
G ÁN
G ÁN 1B G ÁN 2A
1A

2B
0

0

0

0

9


Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh

2

Khả năng hoạt động của tầu thuyền trên khu
neo đậu

-

i

-

i

3

Thuận tiện cho tầu thuyền ra vào khu neo

đậu trong trường hợp khẩn cấp (gió lớn, lũ...)

-

-

i

i

4

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ

0

0

0

0

5

Diện tích sử dụng đất, dự trữ cho phát triển

0

0


0

0

6

Khả năng thi công

0

0

0

0

7

Chi phí đề bù giải phóng mặt bằng

0

0

0

0

8


Đảm bảo công tác duy tu không ảnh hưởng
đến họat động của khu neo đậu

-

-

i

i

9

Tác động đến môi trường

0

0

0

0

10 Tác động đến kinh tế - xã hội địa phương

0

0

0


0

11 Kinh phí đầu tư

-

-

-

i

-

-

-

i

Tổng cộng
Ghi chú :

i - Trội hơn ;

0 - Ngang bằng

Qua phân tích ở bảng rên cho thấy phương án 2 (bao gồm 2A, 2B) có ưu điểm hơn so
với phương án 1 (bao gồm 1A, 1B). Trong đó, ưu điểm nổi bật của phương án 2 là việc tàu cá

ra vào khu neo đậu thuận lợi trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Ở phương 2B khả năng hoạt
động của tàu thuyền trên khu neo đậu tốt hơn và chi phí đầu tư ít hơn.
Kiến nghị chọn phương án 2B làm phương án thực hiện đầu tư dự án.
Quy hoạch chi tiết mặt bằng phương án chọn (Phương án 2B):
* Luồng chạy tàu:
Để đảm bảo thuận tiện cho tàu đi lại và tránh trú bão từ ngoài biển vào khu vực dự án,
luồng chạy tàu được quy hoạch là luồng một làn có chiều dài 500 m, chiều rộng luồng là 26
m. Cao độ đáy luồng tàu - 2,7m (hệ cao độ Quốc gia).
Luồng vào khu neo đậu gồm 2 cửa với chiều rộng mỗi cửa vào là 50 m.
* Khu neo đậu tàu:
Khu neo đậu tàu có diện tích 15,8ha là nơi đậu cho khoảng 450 - 470 tàu cá vào tránh
trú bão. Khu neo đậu tàu được chia làm ba khu vực theo loại tàu.
- Đối với tàu có công suất < 90 CV: Khu vực neo đậu được bố trí ở cuối khu đậu tàu.
Các tàu được neo buộc vào các trụ neo độc lập (nằm trên đê chắn cát). Số lượng tàu neo tại
khu vực này là 334 tàu.
- Đối với tàu có công suất 90 ÷ < 150 CV: Khu vực neo đậu được bố trí tại giữa khu
nước của khu đậu tàu. Số lượng tàu neo đậu tại khu vực này là 85 tàu.
- Đối với tàu có công suất 150 ÷ 300 CV: Đối với các loại tàu này được neo đậu tại trụ neo
liền bờ (kết hợp làm kè bảo vệ bờ). Số lượng tàu neo đậu tại khu vực này là 30 tàu.
* Khu dịch vụ hậu cần nghề cá:
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường

10


Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
Mặt bằng quy hoạch khu dịch vụ hậu cần nghề cá gồm các hạng mục sau:
- Nhà văn phòng
- Nhà tiếp nhận thủy sản
- Đường bãi trong khu neo đậu

- Đường ngoài khu neo đậu
- Cổng, tường rào
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật: cấp nước, thoát nước và cấp điện
- Hệ thống xử lý nước thải.
1.2.4 Hệ thống hạ tầng kỹ thuật
* Hệ thống cấp nước:
- Tính toán nhu cầu cấp nước:
Cấp nước sinh hoạt cho bộ phận quản lý và cho nhu cầu vệ sinh: 5m3/ngày.đêm.
Nước cấp cho tàu cá: 25m3/ngày.đêm.
Tổng lượng nước yêu cầu: Q = 30 m3/ngày.đêm.
- Nguồn nước và công trình cấp nước:
Nguồn nước: nguồn nước cấp phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất được lấy từ nguồn
giếng khoan. Nước sẽ được bơm lên bể lọc (xử lý cơ học), sau đó chảy về bể chứa 50m 3.
Nước sẽ được bơm từ bể chứa về nơi tiêu thụ.
Tuyến ống cấp nước được đặt sâu 0,5m so với mặt bãi. Các tuyến ống chôn ngầm sau
khi lắp đặt và thử kín nước phải đổ một lớp cát đen bảo vệ trước khi lấp rãnh đào bằng đất.
Chiều dày lớp cát đen là 20cm kể từ tim ống.
* Hệ thống thoát nước:
Hệ thống thoát nước mặt: nước mưa thoát theo độ dốc trên bề mặt cảng chảy vào hệ thống
cống và ga thu nước. Bố trí các cống tròn BTCTφ400, các hố ga thu nước, lưới chắn rác. Nước
mặt đựơc thải trực tiếp ra sông.
Hệ thống thoát nước thải:
Nước thải ở khu văn phòng, khu vệ sinh thu vào bể tự hoại.
Nước thải phải qua hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 59452:2001995-chất lượng
nước- tiêu chuẩn chất lượng nước mặt (cột B) trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
* Hệ thống cấp điện:
Nguồn điện được sử dụng từ hệ thống lưới điện quốc gia. Dự kiến điểm đấu nối với điện
lưới quốc gia tại cột M56/6 lộ 472 trạm biến áp trung gian Nam sông Gianh, điện áp 22KV.
Vị trí cột nằm tại ngã ba đường 1A cũ và 1A mới cách khu neo đậu khoảng 100m.
Phụ tải điện: Phụ tải điện của dự án gồm điện cho nhà điều hành và hệ thống chiếu sáng.

Dự kiến trong giai đoạn sau sẽ xây dựng nhà tiếp nhận thủy sản, kho đông lạnh, xưởng nước
đá trên khu đất dự trữ phát triển.

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường

11


Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh

Bảng 1.2: tổng hợp khối lượng đầu tư của dự án
Nội dung
Số các công Kích cỡ công trình
TT việc triển
khai

Khối lượng
công việc
triển khai

Phương án thi công

Khu neo đậu tránh trú bão
1

Nạo vét
khu neo
đậu tàu

Diện tích nạo vét

khoảng 20ha

V=388.941
m3

2

Nạo vét
luồng tàu

Cao trình đáy luồng:

- Định vị tuyến nạo vét (có thả phao dấu).

V=38.758 m3

-2,7m.
Hệ số mái dốc luồng:
m =3.

3

4

Đê chắn
cát, ngăn
sóng

Cao trình đỉnh đê +
2,5m.


- Nạo vét bằng tàu hút phun công suất
<2000CV, chiều dài phun 500m.
- Kiểm tra cao độ đáy nạo vét bằng các
máy đo sâu, máy toàn đạc theo quy trình
thi công và nghiệm thu công tác nạo vét
bằng cơ giới thuỷ lực do Bộ GTVT ban
hành.
- Đào hố móng tạo chân đê.

Chiều rộng đỉnh
B = 4,0m

- Chuẩn bị mặt bằng công trường.
- Di chuyển phương tiện, thiết bị đến
công trường.

Chiều dài nạo vét:
L=544,5m.
Bề rộng luồng tàu:
Bl=26m.

Trình tự thi công nạo vét:

- Thi công phần lõi đê
L = 1209m.

- Thi công các lớp lót bằng cần cẩu đặt
trên sà lan.
- Thi công lớp đá lát khan.


Trụ neo
tàu

- Nạo vét khu nước phục vụ thi công
đóng cọc.
- Đóng cọc thử và thi công các cấu
kiện BT đúc sẵn.

Gồm 3 loại:
- Trụ neo loại 1:
Dùng cho tàu có công
suất <90CV.

123 cái

- Trụ neo loại 2:
Dùng cho tàu có công
suất 90-150CV.

23 cái

- Thi công đóng cọc.
- Gông đầu cọc, đập đầu cọc;
- Thi công lăng thể đá gầm bến, tầng lọc
ngược và đổ bê tông bản đáy.
- Lắp dựng vòi voi.
- Đổ bê tông tường mặt và gờ chắn xe.
- Lấp cát sau trụ neo liền bờ.
- Lắp ráp hoàn thiện các đường ống


Báo cáo Đánh giá tác động môi trường

12


Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
- Trụ neo loại 3:
Dùng cho tàu có công
suất 150-300CV.

150 m

(nếu có), đệm tầu, bích neo, thiết bị kỹ
thuật.
- Thu dọn mặt bằng công trường để
nghiệm thu, bàn giao hạng mục.
- Đào đất tạo hố móng chân kè bờ.

Gồm 2 loại:
5

Kè bảo vệ
bờ

- Loại 1: 190,5m
- Loại 2: 92,4m
Cao trình đỉnh +2,5m.

Tổng chiều

dài:
L=282,9m.

- Thả đá hộc lăng thể chân khay.
- Rải vải địa kỹ thuật, cố định bằng các
cọc ghim.
- Đắp cát sau thân kè.
- Làm lớp đá hộc lát khan dày 40cm.

Khu dịch vụ hậu cần nghề cá
6

Nhà điều
hành

108 m2

7

Cổng,
tường rào

Chiều dài: 430 m

8

Bãi hàng

Diện tích: 2242 m2


9

Đường
trong khu
neo đậu

Dài: 385 m

Đường
10 ngoài khu
neo đậu

Dài: 79,5 m

Phương án thi công được chỉ dẫn cụ thể
trong hồ sơ thiết kế cơ sở.

11

San lấp
mặt bằng

30.475 m3

12

Hệ thống
cấp nước

1 HT


13

Hệ thống
thoát nước

1 HT

14

Hệ thống
cấp điện

1 HT

- Hệ thống cáp điện, nước được tiến hành
song song với việc xây dựng các hạng
mục thuộc khu dịch vụ hậu cần nghề cá.
- Thi công phần nền móng và điểm đấu
nối cấp, thoát nước, cấp điện đúng quy
định để tránh phải phá dỡ, sửa chữa.

1.2.5 Tổng mức đầu tư của dự án theo Phương án chọn:
* Tổng mức đầu tư:

63.135.528.000đồng.

Trong đó:
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường


13


Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
- Chi phí xây dựng:
- Chi phí thiết bị:
- Chi phí đền bù và GPMB:
- Chi phí QLDA:

51.729.882.000 đồng.
275.000.000 đồng
3.050.000.000 đồng
782.153.000 đồng

- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng:

2.059.378.000 đồng

- Chi phí khác:

2.344.024.000 đồng

- Chi phí dự phòng:

2.894.821.000 đồng.

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường

14



Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Khu neo đậu TTB cho tàu cá Cửa Gianh
Chương 2
ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ
KINH TẾ- XÃ HỘI
2.1 Điều kiện môi trường tự nhiên
2.1.1. Đặc điểm về địa hình, địa chất:
a) Đặc điểm địa hình
Theo bình đồ khảo sát địa hình khu vực dự án do TEDIWECCo lập tháng 4 năm 2007,
đặc điểm địa hình khu vực như sau:
- Phần trên bờ: phía tiếp giáp với quốc lộ 1A hiện tại là các đầm nuôi tôm. Cao độ
phần trên cạn thay đổi từ 0,5m đến 1,5m ở các vị trí bờ đầm. Cao độ đầm tôm từ -0,7 đến
-0,3m.
- Phần dưới nước: Sông Gianh tại khu vực dự án có chiều rộng khoảng 900 - 1000 m.
Phần gần bờ tương đối cạn, khi triều kiệt khu vực bãi cạn rộng khoảng 300 m (từ đường bờ
cao). Phần ngoài bãi cạn khu nước tiếp giáp với luồng tàu sông Gianh tương đối sâu, cho phép
tàu 2.000 DWT hàng hải. Cao độ khu vực dưới nước thay đổi từ -0,5m đến -1,63m (hệ cao độ
quốc gia).
b) Đặc điểm địa chất:
Theo số liệu báo cáo khảo sát địa chất công trình do Công ty CPTVKS Xây dựng Giao
thông thủy thực hiện năm 2006, cấu tạo địa chất công trình từ trên xuống dưới trong khu vực
dự án như sau:
- Lớp 1: Bùn cát pha lẫn sò hến. Chiều dày lớp: nhỏ nhất 0.4m, lớn nhất 1.0m.
- Lớp 2: Sét pha, màu xám xanh, xám nâu, trạng thái dẻo mềm. Chiều dày lớp: nhỏ nhất
4.3m, lớn nhất 8.3m, trung bình 7.5m.
- Lớp 3: Cát hạt trung, màu xám xanh, xám sáng, kết cấu chặt vừa. Chiều dày lớp: nhỏ
nhất 2.2m, lớn nhất 13.3m.
- Lớp 4: Sét pha, màu xám xanh, trạng thái dẻo mềm. Chiều dày lớp: nhỏ nhất 4.9m, lớn
nhất 11.0m.
- Lớp 5: Sét pha, màu xám nâu, xám xanh, trạng thái dẻo mềm.

2.1.2 Đặc điểm về khí hậu, thuỷ văn
a) Đặc điểm khí hậu
Khu vực thực hiện dự án (thuộc xã Bắc Trạch) nằm về phía Bắc của tỉnh Quảng
Bình nên khí hậu mang những đặc tính chung của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa thuộc
tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên, ngoài những đặc điểm chung của khí hậu tỉnh Quảng Bình,
khí hậu khu vực xã Bắc Trạch còn có những đặc điểm riêng:
Khí hậu của khu vực xây dựng dự án (thuộc xã Bắc Trạch) có 2 mùa rỏ rệt: Mùa
nóng: Bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 với nắng nóng do chịu ảnh hưởng của
gió Tây Nam khô nóng, lượng bốc hơi lớn nên gây ra hạn hán. Nhiệt độ trung bình từ
25,2-270C, cao nhất 400C. Mùa này có lượng mưa xấp xỉ 30% tổng lượng mưa cả năm.
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường


Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
Thời gian nóng nhất vào tháng 5 đến tháng 7. Nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 và cao nhất
cũng là tháng 5 và tháng 7.
- Mùa lạnh: Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ
trung bình từ 17oC đến 20oC, lạnh nhất 11oC.
* Nhiệt độ không khí:
Trong năm nhiệt độ không khí cao vào các tháng giữa năm (tháng 6, 7, 8) và giảm
vào các tháng cuối năm.
+ Nhiệt độ trung bình năm: 25 0C
+ Nhiệt độ trung bình năm cao nhất: 29,70C (vào khoảng tháng 6, 7)
+ Nhiệt độ trung bình năm thấp nhất: 18,3 0C (tháng 12, 1)
(Nguồn: Theo số liệu quan trắc của đài khí tượng thủy văn Ba Đồn)
* Độ ẩm không khí:
Độ ẩm tuyệt đối trung bình theo các tháng trong năm phân bố không đều. Độ ẩm
trung bình năm của khu vực là 83%. Tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 3 (90%), tháng có
độ ẩm thấp nhất là tháng 7 (72%). Số liệu về độ ẩm các tháng của khu vực được thể hiện ở
bảng sau:

Bảng 2.1 Độ ẩm trung bình tại khu vực xây dựng dự án
Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Độ ẩm (%)

88


85

90

87

79

73

72

76

85

87

88

87

Nguồn: Trung tâm dự báo Khí tượng - thuỷ văn Quảng Bình
Qua bảng trên cho thấy tại khu vực có sự hình thành hai thời kỳ khô ẩm khác nhau
trong năm. Thời kỳ ẩm kéo dài từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau, trùng với thời
kỳ hoạt động của không khí lạnh cực đới biến tính. Trong những tháng này độ ẩm tương
đối đạt từ 85% đến 90%. Từ tháng 5 đến tháng 7 là thời kỳ khô ráo, tức là trùng với thời
kỳ hoạt động mạnh của gió Tây Nam. Đây cũng là thời kỳ các chất ô nhiễm khuếch tán
mạnh nhất.

* Chế độ mưa
Xét chung trên địa bàn thời kỳ từ tháng 1 đến tháng 7 thường ít mưa. Tổng lượng
mưa của tháng này chỉ chiếm từ 15% đến 20% lượng mưa cả năm. Thời kỳ ít mưa nhất là
các tháng 1, 2, 3.
Lượng mưa chủ yếu tập trung vào các tháng 9, 10, 11 chiếm từ 65% đến 70% tổng
lượng mưa cả năm.
Bảng 2.2 Lượng mưa trung bình qua các tháng trong năm (mm)
Tháng

1

2

3

4

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường

5

6

7

8

9

10


11

12


Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
Lượng mưa TB
(mm)

54

50

49

54

106 80

80

163

488 644 360

133

Nguồn: Trung tâm dự báo Khí tượng - thuỷ văn Quảng Bình
Tổng lượng mưa cả năm (trung bình) là 2.149 mm. Cường độ trận mưa Q = 346 lít

giây/ha.
* Chế độ gió
Theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng thuỷ văn Ba Đồn, chế độ gió ở khu vực
Dự án diễn biến khá phức tạp. Trong năm hướng gió chủ đạo thay đổi nhiều. Những tháng
đầu năm và cuối năm gió mạnh ở các hướng Đông và Đông Bắc. Từ tháng 5 đến tháng 10
gió mạnh xuất hiện ở các hướng Tây Bắc và Tây Nam. Tốc độ gió lớn nhất xảy ra ở hướng
Tây Bắc và Tây Nam.
Bảng 2.3 Vận tốc gió lớn nhất theo các hướng
Hướng gió

N

NE

E

SE

S

SW

W

NW

Vmax(m/s)

20


20

12

10

20

34

22

40

Nguồn: Trung tâm dự báo Khí tượng - thuỷ văn Quảng Bình
* Tầm nhìn xa và sương mù
Số ngày có sương mù trung bình trong năm chỉ xảy ra rất ít (19 ngày). Những ngày sương
mù thường tập trung vào các tháng đầu năm và cuối năm. Số ngày sương mù trong năm ít nên
tầm nhìn xa về phía biển không bị hạn chế.
* Bão và áp thấp nhiệt đới
Theo tài liệu nghiên cứu về thu thập và chỉnh lý số liệu KTTV Quảng Bình từ năm
1956 đến năm 2005 cho thấy khu vực Trung trung bộ tuy số lượng bão và áp thấp nhiệt
đới ít hơn khu vực phía Bắc Trung bộ nhưng diễn biến của chúng rất phức tạp do địa hình
cũng như các tháng có bão chính thức ở khu vực này thường xuất hiện những hệ thống
thời tiết khác tác động kết hợp: như gió mùa đông bắc, đới gió đông…
Bảng 2.4 Số lượng bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp vào các khu
vực từ năm 1956 đến 2005
Đặc trưng

Phía bắc tỉnh


Quảng Bình

Phía Nam tỉnh

Tổng số

Tổng số cơn

139

27

131

297

Tần suất

46.8

9.1

44.1

100

Tuy nhiên một số cơn bão không nằm trong một phạm vi ảnh hưởng của một khu
vực nhất định, một địa phương nhất định. Có những cơn bão ảnh hưởng cả mấy tỉnh, có
những cơn đi dọc bờ biển, phạm vi ảnh hưởng của bão là rất rộng. Vì vậy, việc xác định

cụ thể phạm vi ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới đối với một địa phương
nhất định, một khu vực cụ thể chỉ ở phạm vi tương đối.
Nếu quy định mùa bão bao gồm những tháng có số bão trung bình đạt từ 8% số bão
trung bình năm trở lên thì mùa bão ở Việt Nam bắt từ tháng VII đến tháng XI. Riêng khu
vực Quảng Bình mùa bão từ tháng VIII đến tháng X. Tần suất bão lớn nhất trong tháng
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường


Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
IX: 41%, tháng VIII: 17%, tháng X: 26%. Tuy vậy đã có năm xuất hiện bão trong các
tháng VI, VII.
Chế độ thủy văn chủ yếu của khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy văn
của Sông Gianh, con sông chính của khu vực và đồng thời cửa sông cũng chính là địa
điểm lựa chọn cho dự án, hiện nay quanh khu vực cũng có một số ao hồ, đầm và nước mặt
sông Thanh Ba (phía Đông Nam dự án). Theo tài liệu khảo sát địa chất, nước ngầm được
cung cấp chủ yếu từ nguồn nước mặt và nước nằm trong các lớp cát hạt trung.
Chế độ thuỷ văn Sông Gianh.
Sông Gianh bắt nguồn từ Phần cobi có tọa độ 17 049'20" vĩ độ bắc và 105 041'30" độ
kinh đông, có độ cao 1350m, với diện tích lưu vực 4462km 2, chiều dài sông 158km, chiều
dài lưu vực 121km, chiều rộng bình quân lưu vực 38.8km, mật độ lưới sông 1,54. Sông
chảy qua 3 huyện Tuyên Hóa, Quảng Trạch và một phần của huyện Bố Trạch theo hướng
Tây Bắc Đông Nam rồi đổ ra biển Đông ở Cửa Gianh. Sông có 16 phụ lưu cấp 1, 20 phụ
lưu cấp 2 và 10 phụ lưu cấp 3.
Vùng dự án là một lạch cụt, hình thành một vũng rộng ở bờ hữu sông Gianh, cách hạ
lưu cầu Gianh khoảng 3km, cách cửa sông Gianh khoảng 3,5km. Đây là vị trí có điều kiện
tự nhiên thuận lợi cho thuyền tránh trú bão: khu nước rộng, kín gió và gần các công trình
hạ tầng dịch vụ hậu cần phục vụ cho hoạt động nghề cá.
Bảng 2.5 Bảng tra tần suất lũy tích mực nước đỉnh triều, giờ, trung bình ngày,
chân triều Trạm hải văn Tân Mỹ, sông Gianh từ năm 1990 đến năm 1994.
Hệ cao độ Quốc gia

Năm
MN
triều

P%
1

2

3

5

7

10 15 20 25 30 40 50 60 70 80 85 90 95 97 98

đỉnh 10 10 94 86 81 73 65 60 55 52 46 40 36 32 28 25 22 17 12 9
9 0

MN giờ

77 67 59 50 44 38 31 25 20 16 7
2

-2

99
6


- -27 -44 -54 -63 -76 -81 -86 -91
13

MN
bình

trung 48 38 33 27 22 17 10 6

-2 -7 -12 - -19 -22 -23 -26 -29 -31 -32 -35
15

MN
triều

chân -3 - -23 - -34 -40 -45 - -53 -56 - -68 - -79 -85 -88 -91 -96 -99 -105
16
29
49
63
74
101
* Mực nước và chế độ thuỷ triều : Theo tài liệu "Thu thập và chỉnh lý số liệu Khí
tương thủy văn tỉnh Quảng Bình từ 1956 - 2005" vùng cửa sông Gianh thuộc dạng nhật
triều không đều với biên độ nhỏ và ảnh hưởng của bán nhật triều là quan trọng. Phần lớn
số ngày trong tháng xuất hiện hai lần nước lên (nước lớn), và hai lần nước xuống (nước
ròng) trong ngày.
Bảng 2.6. Biên độ dao động mực nước trong năm TBNN của các trạm trên sông
Gianh.
Trạm


Biên độ mực nước đặc trưng TBNN (cm)

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường


Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
ΔHtb

ΔHmax

ΔHmin

Mai Hóa

667

960

374

Tân Mỹ

242

341

202

Hầu hết thủy triều ở các cửa sông Quảng Bình là vùng bán nhật triều không đều có
thời gian triều lên ngắn hơn thời gian triều xuống và chế độ triều ở đây thuộc dạng chế độ

triều hổn hợp với bán nhật triều là chủ yếu.
- Biên độ triều và thời gian triều: (Bảng 2.7 và 2.8)
Nhìn chung, triều ở Quảng Bình thuộc loại triều yếu, theo số liệu quan trắc (từ 19612005) tại các trạm thủy văn gần sông cho thấy: biên độ triều trung bình khoảng 0,70 - 0,80m,
lớn nhất đạt trên 1,61m và nhỏ nhất là 0,05m.
Trong các tháng không ảnh hưởng lũ, dạng đường quá trình mực nước triều thường
khá ổn định. Còn những tháng ảnh hưởng lũ thì tùy thuộc vào mức độ dòng chảy ở thượng
nguồn mà quy luật triều có thể bị phá vỡ.
+ Những ngày nhật triều không đều thời gian triều lên trung bình 8.30 giờ, lớn nhất
lên đến 10 giờ, ngắn nhất là 6 giờ, thời gian triều xuống trung bình 16 giờ, dài nhất là 18
giờ, ngắn nhất là 13 giờ.
+ Những ngày bán nhật triều thời gian triều lên trung bình 5-6 giờ, thời gian triều
xuống trung bình 6-7giờ. Thời gian triều lên hoặc xuống ngắn nhất là 2-3 giờ, dài nhất là
10-12 giờ.
- Phạm vi ảnh hưởng triều: Tại sông Gianh, biên độ mực nước triều trong một năm
lớn nhất tại cửa Gianh (Tân Mỹ cách cửa sông 2km) là 1.66m, trung bình 0.75m. Dọc theo
sông tại trạm thủy văn Mai Hóa cách cửa sông khoảng 40km, biên độ triều giảm đi một ít.
Do sông Gianh rộng và độ dốc lòng sông phần hạ lưu không lớn, nên thủy triều ảnh hưởng
suốt dọc từ cửa sông đến xã Thạch Hóa, huyện Tuyên Hóa (cách sông biển khoảng 60km).
Trên nhánh Rào Trổ triều ảnh hưởng đến tận Thác Ỹ, thôn Lạc Hóa, xã Mai Hóa.
Bảng 2.7 Thời gian và biên độ triều lên, triều xuống của nhật triều.
(Trạm Mai Hóa và Tân Mỹ trên sông Gianh)
TT

1

2

Tên
trạm


Mai
Hóa

Tân
Mỹ

Đặc trưng

ΔH1 (cm)

ΔHx (cm)

ΔT1 (giờ)

ΔTx (giờ)

BQ

96

96

8

16

Max

127


134

11

18

Th/gian

04/6/2004

02/7/2004

03/7/2001

12/01/2001

Min

22

21

6

13

Th/gian

07/01/2004


07/01/2004

12/01/2001

06/01/2004

BQ

118

121

8.30

15.30

Max

166

160

10

17.00

Th/gian

27/11/2003


11/01/2005

06/4/2005

11/3/2005

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường


Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
Min

47

42

8.00

13.00

Th/gian

17/5/2001

25/7/2003

24/2/2002

05/4/2005


Bảng 2.8 Thời gian và biên độ triều lên, triều xuống của bán
nhật triều.
TT

1

2

Tên
trạm

Đặc trưng

ΔH1 (cm)

ΔHx (cm)

ΔT1 (giờ)

ΔTx (giờ)

BQ

54

53

5

7


Max

128

122

11

12

Th/gian

10/4/2004

23/2/2004

13/7/2001

27/6/2005

Min

5

5

2

3


Th/gian

14/4/2001

04/12/2001

4/3/2001

10/5/2001

BQ

61

61

6

7

Max

151

153

10

10


Th/gian

29/11/2003

02/8/2004

13/01/2001

17/5/2001

Min

5

10

2

3

Th/gian

10/01/2001

01/5/2004

10/01/2001

15/01/2001


Mai
Hóa

Tân
Mỹ

2.1.3 Hiện trạng các thành phần môi trường vật lý
2.1.3.1 Môi trường không khí, tiếng ồn
Khu vực xây dựng dự án nằm liền kề tuyến Quốc lộ 1A cũ, cách cửa sông Gianh
khoảng 3,5km. Có vị trí giáp ranh giữa 2 xã Thanh Trạch và xã Bắc Trạch thuộc huyện
Bố Trạch, nguồn gây ô nhiễm không khí ở đây chủ yếu là do khí thải giao thông (đường
bộ cũng như đường thủy), hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của khu vực, hoạt
động sinh hoạt của dân cư, sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ hải sản,...
Môi trường nền là cơ sở cho quá trình đánh giá các tác động sau này khi dự án đi
vào hoạt động. Vì vậy, để đánh giá hiện trạng môi trường nền Trung tâm Quan trắc và
Kỹ thuật Môi trường đã tiến hành đo nhanh tại hiện trường một số chỉ tiêu chất lượng không
khí. Kết quả thể hiện ở Bảng 2.9.

Bảng 2.9. Chất lượng môi trường không khí, tiếng ồn
TT

Chỉ tiêu đo

ĐVT

Kết quả
K1

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường


K2

K3

K4

K5

K6


Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh

1

CO

mg/m3

KPH

KPH

1,25

KPH

1,25


2,5

2

NO2

mg/m3

KPH

KPH

KPH

KPH

KPH

KPH

3

SO2

mg/m3

KPH

KPH


KPH

KPH

KPH

KPH

4

Hàm lượng bụi

mg/m3

0,013

0,012

0,018

0,015

0,023

0,021

5

Độ ồn


dBA

57,9

57,6

60,1

58,3

60,3

59,8

Ghi chú: KPH: Không phát hiện.
Thời gian đo: Từ 8h30 - 10h, ngày 21/6/2007. Hướng gió Tây Nam.
Vị trí đo: (được thể hiện qua sơ đồ vị trí lấy mẫu trong phần phụ lục)
K1: Phía Tây dự án cách Kho Cảng xăng dầu sông Gianh Quảng Bình khoảng 45m.
K2: Phía Tây Nam dự án giáp nhà ông Cước.
K3: Tại ngã ba đường vào Kho Cảng xăng dầu sông Gianh Quảng Bình.
K4: Phía Đông Nam dự án giáp các hộ dân cư.
K5: Tại cầu Thanh Ba cách điểm K3 khoảng 100m về phía Đông.
K6: Tại điểm trên đường Quốc lộ 1A cách điểm K3 khoảng 100 m về phía Tây dự án.
Do đặc điểm hoạt động của khu vưc không có nguồn phát sinh ô nhiễm không khí lớn,
chất lượng không khí khu vực dự án còn thương đối tốt thể hiện qua kết quả đo đạc :
- Nồng độ các khí độc, hàm lượng bụi: Kết quả đo được ở bảng trên so sánh với TCVN
5937: 2005 - Chất lượng không khí - Chất lượng không khí xung quanh (TB giờ), cho thấy các
chỉ tiêu đo được đều nằm trong giới hạn cho phép.
- Đối với độ ồn: . Mức ồn đo được tại khu vực dự án dao động trong khoảng từ 57,6 60,3 dBA, so sánh với tiêu chuẩn TCVN 5949 - 1995: Âm học - tiếng ồn khu vực công cộng
và khu dân cư cho thấy, tại các điểm K 3, K5, mức áp âm có vượt so với tiêu chuẩn tuy nhiên

mức vượt không đáng kể, tiếng ồn đo được tại các vị trí còn lại đều nằm trong tiêu chuẩn cho
phép.
2.1.3.2 Chất lượng nước mặt
Khu vực dự án hiện nay là các hồ nuôi trồng thủy sản với diện tích khoảng 300-400
m2/hồ. Khi tiến hành xây dựng, một phần các hồ nuôi tôm này sẽ được san lấp và chuyển đổi
mục đích sử dụng đất: từ đất NTTS thành đất xây dựng khu neo đậu tránh trú bão (trong đó có
cả khu dịch vụ nghề cá). Nước nuôi trồng thủy sản được lấy vào từ sông Thanh Ba và đổ định
kỳ xả ra các lạch nhỏ nối ra sông Gianh
Để đánh giá chất lượng nước mặt khu vực, Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi
trường đã tiến hành lấy mẫu, phân tích một số chỉ tiêu liên quan tại một số điểm, kết quả thu
được thể hiện ở Bảng 2.10a và 2.10b.
Bảng 2.10a Chất lượng nước mặt
TT

Chỉ tiêu phân tích

ĐVT

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường

Kết quả

TCVN


Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
M1

M2


M3

M4

5942:1995
(Cột B)

8,16

8,14

8,12

8,13

5,5 - 9

1

pH

2

DO

mg/l

4,48

4,74


4,52

4,82

≥2

3

BOD5

mg/l

12,4

13,2

12,7

13,6

< 25

4

COD

mg/l

18,6


19,8

19

20,4

< 35

5

Chất rắn lơ lửng

mg/l

18

21

19

24

≤ 80

6

Fe tổng số

mg/l


0,05

0,07

0,06

0,07

≤2

7

Mangan

mg/l

0,03

0,02

0,03

0,04

≤ 0,8

8

Đồng


mg/l

0,08

0,1

0,09

0,12

≤1

9

Nitrit (tính theo N)

mg/l

<0,001 0,001

<0,001

0,001

≤ 0,05

10

Nitrat (tính theo N)


mg/l

0,4

0,6

0,4

0,5

≤ 15

mg/l

0,05

0,06

0,05

0,07

≤1

mg/l

KHP

KPH


KPH

KPH

Xác định cảm
quan

11
12

Amoniac(tính theoN)
Váng dầu mỡ

Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường
Ghi chú: KPH: Không phát hiện
Vị trí lấy mẫu: Thôn 1, xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. (các điểm
quan trắc được thể hiện trong sơ đồ vị trí lấy mẫu phần phụ lục)
M1: Nước mặt hồ nuôi tôm nhà Ông Nguyễn Ngọc Tình.
M2: Nước mặt hồ nuôi tôm nhà Ông Phan Văn Doàn.
M3: Nước mặt hồ nuôi tôm nhà Ông Nguyễn Văn Tuyênh.
M4: Nước mặt hồ nuôi tôm nhà Ông Nguyễn Ngọc Miên.
Bảng 2.10b Chất lượng nước mặt
Kết quả
M5

M6

M7


M8

TCVN
5942:1995
(Cột B)

8,13

8,17

8,22

8,03

5,5 - 9

mg/l

4,57

5,03

4,78

4,92

≥2

BOD5


mg/l

12,5

14,2

12,8

11,2

< 25

4

COD

mg/l

18,8

21,3

19,2

16,8

< 35

5


Chất rắn lơ lửng

mg/l

22

19

26

24

≤ 80

6

Fe tổng số

mg/l

0,06

0,06

0,04

0,05

≤2


7

Mangan

mg/l

0,05

0,04

0,03

0,04

≤ 0,8

TT

Chỉ tiêu phân tích

1

pH

2

DO

3


ĐVT

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường


Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
8

Đồng

mg/l

0,06

0,04

0,07

0,03

≤1

9

Nitrit (tính theo N)

mg/l

<0,001


0,001

<0,001

0,001

≤ 0,05

10

Nitrat (tính theo N)

mg/l

0,4

0,7

0,3

0,2

≤ 15

11

Amoniac (tính theo N)

mg/l


0,07

0,09

0,05

0,05

≤1

12

Váng dầu mỡ

mg/l

KPH

KPH

KPH

KPH

Xác định
cảm quan

Nguồn: Trung tâm Quan Trắc và Kỹ thuật Môi trường
Ghi chú: KPH: Không phát hiện
Vị trí lấy mẫu: Thôn 1, xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

(các điểm quan trắc được thể hiện trong sơ đồ vị trí lấy mẫu phần phụ lục)
M5: Nước mặt hồ nuôi tôm nhà Ông Bình phía Tây Nam dự án.
M6: Nước mặt hồ nuôi tôm nhà Ông Nguyễn Xuân Lê phía Tây Bắc dự án.
M7: Nước mặt hồ nuôi tôm nhà Ông Vinh giáp Kho Cảng xăng dầu Quảng Bình.
M8: Nước mặt sông Thanh Ba cách cầu Thanh Ba khoảng 100m về phía Bắc.
Kết quả phân tích Bảng 2.10a, 2.10b ở trên cho thấy, nước mặt khu vực dự kiến xây dựng dự
án chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm, các chỉ tiêu đo được đều nằm trong giới hạn cho phép theo TCVN
5942 : 1995 - Chất lượng nước mặt (Cột B).
2.1.3.3 Chất lượng nước dưới đất
Nước dưới đất khu vực xây dựng dự án được khảo sát là nước ngầm mạch nông. Nguồn
nước này được khai thác từ độ sâu từ 8 - 10 m bằng các giếng khoan. Chất lượng nước dưới
đất được thể hiện qua kết quả phân tích một số chỉ tiêu được trình bày trong bảng sau:
Bảng 2.11. Chất luợng nước dưới đất
TT

Chỉ tiêu phân tích

1

pH

2

Độ cứng, tính theo CaCO3

3

ĐVT

Kết quả


TCVN 5944:1995

8,16

6,5 - 8,5

mg/l

316

300 500

Clorua

mg/l

74

200 600

4

Crôm (VI)

mg/l

< 0,01

≤ 0,05


5

Đồng

mg/l

0,08

≤1

6

Mangan

mg/l

0,1

0,1 - 0,5

7

Nitrat

mg/l

3,96

≤ 45


8

Sắt tổng số

mg/l

2,3

1 5

9

Sunfat

mg/l

19

200 - 400

Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường


Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
Vị trí lấy mẫu: Tại giếng khoan nhà Ông Ngô Văn Phùng, xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch.
Qua kết quả phân tích ở bảng trên so sánh với TCVN 5944:1995 - Chất lượng nước Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm - cho thấy tất cả các chỉ tiêu đo được đều nằm trong giới
hạn cho phép. Tuy nhiên, so sánh với tiêu chuẩn 5502:2003 - Nước cấp sinh hoạt - Yêu cầu
chất lượng, cho thấy một số chỉ tiêu như, độ cứng, sắt tổng số vượt tiêu chuẩn cho phép. Vì

vậy, nếu sử dụng nguồn nước này cho mục đích ăn uồng cần phải xử lý đạt tiêu chuẩn mới
được sử dụng cấp nước cho mục đích ăn uống.
2.1.3.4 Chất lượng bùn đáy
Một số mẫu bùn đã được lấy tại vị trí đề xuất đào vào tháng 8 năm 2008 và được đưa đi
phân tích các chỉ số chính về chất lượng bùn để xem xét các cách xử lý thích hợp với các yêu
cầu về đào và vận chuyển, loại bỏ chúng. Tóm tắt các kết quả phân tích được đưa ra trong
bảng 2.14. Chi tiết các kết quả phân tích được đưa ra trong phần phụ lục. Hiện nay không có
tiêu chuẩn Việt Nam cho chất lượng bùn thải, tương tự các báo cáo ĐTM được chuẩn bị cho
các dự án tài trợ bởi Ngân hàng Thế giới, tiêu chuẩn chất lượng và phân loại bùn thải tham
chiếu với Hướng dẫn Làm sạch Đất của Hà Lan (1995;1999) được áp dụng như tóm tắt trong
bảng 2.12 dưới đây.
Bảng 2.12

Chất lượng bùn đáy khu vực dự án

Vị trí
lấy
mẫu

pH

Chất
h. cơ
(%)

KK2O
(%)

NaNa2O
%


Mg
%

Zn
µg/
g

Cu
µg/g

Fe
%

D1

7.7

2.2

0.28

3.59

0.003

33.8

8.95


0.057

D2

5.3

1.7

0.22

2.47

0.002

20.6

8.01

D3

5.7

1.9

0.15

2.19

0.002


18.9

7.39

Tổng
Nitơ
%
0.07

Tổng
Phot
pho
%
0.06

Hàm
lượng
mùn
%
1.8

0.024

0.03

0.04

1.7

0.031


0.02

0.03

1.7

Tiêu chuẩn Quốc tế (Hướng dẫn Làm sạch Đất của Hà Lan; 1995; 1999)
Loại 1 và 2: Bùn không bị ô nhiễm
và có thể thải bỏ không cần xử lý.

-

<720

<90

-

-

-

-

Loại 3: Bùn bị ô nhiễm nhẹ, cần
phải quản lý và quan trắc.

-


-

90-190

-

-

-

-

Loại 4: Bùn bị ô nhiễm cần phải xử
lý thích hợp.

-

>720

>190

-

-

-

-

(Vị lấy mẫu bùn: Xem phụ lục sơ đồ vị trí lấy mẫu)

Theo các kết quả phân tích mẫu và tiêu chuẩn của Hà Lan, bùn được đào có thể xếp vào
loại 1 và 2, là loại an toàn cho xử dụng hoặc không cần phải xử lý khi thải bỏ. Theo đề xuất
của dự án là bùn thải này có thể được thải bỏ và san lấp các vùng trũng gần khu vực hoặc san
lấp mặt bằng dự án khu dịch vụ nghề cá hoặc đắp bờ các hồ ao (chi tiết tại phần Đánh giá tác
động Môi trường).
2.1.3.5 Hiện trạng sử dụng đất
- Toàn bộ xã Bắc Trạch có 478,2 ha đất sản xuất nông nghiệp,
Trong đó:
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường


Dự án Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Cửa Gianh
+ Đất trồng lúa :

319 ha

+ Đất nuôi trồng thủy sản (NTTS): 75,7 ha
+ Đất trồng cây HN khác:

83,5 ha

- Riêng vùng dự án: (thuộc thôn 7 xã Bắc Trạch) có trên 45 ha đất sản xuất nông nghiệp.
Khu đất dự kiến xây dựng khu neo đậu tàu thuyền hiện tại là đất dùng cho mục đích phát triển nuôi
trồng thuỷ sản được UBND xã Bắc Trạch cho một số hộ dân thuê với tổng diện tích khu đất cần thu hồi gần
26 ha. Việc thu hồi để dành quỹ đất cho việc xây dựng dự án sẽ làm giảm diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản
trên địa bàn xã, ảnh hưởng đến cuộc sống của những hộ dân có đất bị thu hồi. Diên tích đất của khu vực xã
Bắc Trạch được phân bổ như sau:
Phân bổ SDĐ trước DA

Đất trồng cây HN khác:

83.5, 17%

Đất TNTS:
75.7, 16%

Đất trồng lúa:
319, 67%

Phân bổ SDĐ sau DA:

Đất trồng cây HN khác
83.5, 18.5%
Đất NTTS: ,
49.5, 11%

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường

Đất trồng lúa:
319, 70.5%


×