Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề kiểm tra Ngữ văn 7 HKII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.44 KB, 4 trang )

TRƯỜNG THCS VŨNG TÀU ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
VŨNG TÀU – BÀ RỊA-VŨNG TÀU MÔN NGỮ VĂN 7
Thời gian làm bài: 90 phút
I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm):
1. Nối tên tác phẩm ở cột A với nội dung tương ứng ở cột B (1 điểm, nối mỗi ý
đúng được 0,25 điểm):

……. nối với ………
……. nối với ………
……. nối với .……...
……. nối với ............
• Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi (từ 2 đến 5) bằng cách
khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng (mỗi câu 0,5
điểm):
“Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước
Duyên dát ánh trăng vàng. Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vô hồi xa mãi cùng
những tiếng đàn réo rắt du dương. Đấy là lúc các ca nhi cất lên khúc điệu Nam
nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình, quả phụ,
nam xuân, tương tư khúc, hành vân. Cũng có bản nhạc mang âm hưởng điệu Bắc
A B
a) Bánh trôi nước
1) Nỗi nhớ tiếc quá khứ hòa với nỗi
buồn cô đơn giữa núi đèo hoang sơ,
heo hút.
b) Qua Đèo Ngang
2) Tình cảm quê hương, gia đình
được gợi lên qua những kỉ niệm đẹp
đẽ của tuổi thơ.
c) Tiếng gà trưa
3) Khẳng định chủ quyền và lòng
quyết tâm tiêu diệt kẻ thù xâm lược.


d) Sông núi nước Nam
4) Tình cảm thiên nhiên, lòng yêu
nước sâu nặng và phong thái ung
dung, lạc quan.
e) Rằm tháng giêng
pha phách điệu Nam không vui, không buồn như tứ đại cảnh. Thể điệu ca Huế có
sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán… Lời ca thong
thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.”
(Trích Ngữ văn 7, Tập 2)
2. Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng phép tu từ nào là chủ yếu?
A. Chơi chữ
B. Nhân hoá
C. Hoán dụ
D. Liệt kê
3. Chi tiết nào không xuất hiện trong đoạn văn trên?
A. Tiếng đàn réo rắt du dương
B. Khoang thuyền đầy ắp lời ca tiếng nhạc
C. Ngọn tháp dát ánh trăng vàng
D. Khúc điệu Nam nghe buồn man mác
4. Từ nào không phải là từ Hán Việt trong các từ sau?
A. ca nhi
B. quả phụ
C. tương tư
D. du dương
5. Câu văn: “Đêm đã về khuya.” thuộc kiểu câu nào?
A. Câu đơn
B. Câu rút gọn
C. Câu đặc biệt
D. Câu bị động
II. Tự luận (7 điểm):

6. (2 điểm): Viết một đoạn văn (khoảng 10 dòng) chứng minh cho ý sau: Sách vở
là người bạn tốt của mỗi học sinh.
7. (5 điểm): Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn.
--------------------oOo--------------------
TRƯỜNG THCS VŨNG TÀU ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
VŨNG TÀU – BÀ RỊA-VŨNG TÀU MÔN NGỮ VĂN 7
Thời gian làm bài: 90 phút
I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm, 6 câu, mỗi câu 0,5 điểm)
Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng.
1. Trong các đề văn sau, đề nào yêu cầu vận dụng phép lập luận giải thích?
A. Hãy làm sáng tỏ đạo lí Uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam từ thực
tế cuộc sống.
B. Làm sáng tỏ lối sống vô cùng thanh bạch, giản dị của Bác Hồ.
C. Chứng tỏ rằng chúng ta sẽ bị tổn thất lớn nếu không có ý thức bảo vệ môi
trường sống.
D. Em hiểu thế nào về nội dung ý nghĩa của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành
công?
2. Từ ngữ nào có thể điền vào chỗ trống (.......) trong nhận định sau:
“Dấu ....... được dùng để:
- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu trúc phức tạp
- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.”
A. chấm phẩy
B. ba chấm
C. gạch ngang
D. gạch nối
• Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi (từ 3 đến 6).
“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ
kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong
rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều
được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh

đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hiện vào
công việc yêu nước, công việc kháng chiến.”
(Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Ngữ văn 7, tập 2)
3. Câu nào sau đây nêu luận điểm của đoạn văn trên ?
A. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.
B. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy.
C. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
D. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa
ra trưng bày.
4. Luận điểm của đoạn văn trên nói lên điều gì?
A. Tinh thần yêu nước là một truyền thống vô cùng quý báu của nhân dân ta.
B. Tinh thần yêu nước được biểu hiện vô cùng phong phú trên mọi lĩnh vực
của cuộc sống.
C. Nhiệm vụ của chúng ta là phải làm cho tinh thần yêu nước được phát huy
mạnh mẽ trong kháng chiến.
D. Nhiệm vụ của người học sinh là phải làm cho tinh thần yêu nước được phát
huy mạnh mẽ trong cuộc sống.
5. Nhận xét nào sau đây đúng với hai câu văn: “Có khi được trưng bày trong tủ
kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong
rương, trong hòm.”?
A. Là hai câu chủ động
B. Là hai câu bị động
C. Là hai câu đặc biệt
D. Là hai câu ghép
6. Nghệ thuật lập luận nổi bật của đoạn văn trên là gì ?
A. Giọng văn hùng hồn, đanh thép
B. Sử dụng phong phú các biện pháp tu từ
C. Lập luận chặt chẽ, sáng rõ, dể hiểu
D. Dẫn chứng phong phú, giàu sắc thái biểu cảm.
II. Tự luận (7,5 điểm)

11. (3 điểm): Cho tình huống sau:
Có một bộ phim truyện rất hay, liên quan tới tác phẩm đang học, cả lớp muốn đi
xem tập thể. Em thay mặt lớp viết một văn bản đề nghị với thầy (cô) giáo chủ
nhiệm nguyện vọng trên.
12. (4,5 điểm): Viết đoạn văn (khoảng 15 dòng) chứng minh ý kiến sau: Truyện
ngắn “ Sống chết mặc bay”của Phạm Duy Tốn đã sử dụng thành công nghệ thuật
tương phản để vạch trần bản chất của tên quan phủ.
--------------------oOo--------------------

×