Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

phân tích báo cáo tái chính của công ty cổ phần sữa vinamilk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.53 KB, 21 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, với nền kinh tế thị trường ngày càng năng động và
sự hội nhập với thế giới thì trên thị trường xuất hiện sự cạnh tranh gay gắt giữa các
doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đối thủ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong
nước là những công ty, tập đoàn nước ngoài có hàng chục năm kinh nghiệm với nền
kinh tế thị trường, nguồn vốn dồi dào, dàn nhân sự được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ
năng cần thiết. Để có thể cạnh tranh, không bị mất thị phần trên chính “sân nhà” của
mình, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần đươc trang bị kiến thức, kỹ năng phù hợp
với yêu cầu của kinh doanh ngày càng cao, và Marketing là một trong những kỹ năng
quan trọng nhất.
Từ chỗ sản xuất ra sản phẩm tốt nhât, rẻ nhất có thể được. Doanh nghiệp còn
phải khiến cho khách hàng tin dùng sản phẩm của mình hơn là mua của đối thủ cạnh
tranh. Và để làm được điều đó doanh nghiệp cần phải hiểu nhu cầu của khách hàng tốt
hơn, họ cần truyền thông tốt hơn về sản phẩm của mình và họ cần xây dựng mối quan
hệ gắn bó lâu dài giữa thương hiệu và khách hàng.
Một trong những công ty sữa hàng đầu Việt Nam và nằm trong Top 10 thương
hiệu mạnh Việt Nam. Hoạt động hơn 10 năm trong cơ chế bao cấp, cũng như nhiều
doanh nghiệp khác chỉ sản xuất theo kế hoạch, nhưng khi bước vào kinh tế thị trường,
Vinamilk đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, không ngừng đổi mới công nghệ, đầu tư cơ
sở hạ tầng, đa dạng hóa sản phẩm để chuẩn bị cho một hành trình mới.
“Vinamilk là thương hiệu của người Việt Nam, được xây dựng bởi bàn tay và
khối óc của người Việt Nam nên chúng tôi đủ sức để cạnh tranh lành mạnh với các
DN trong cộng đồng WTO, bởi chỉ có cạnh tranh mới đem lại sự phát triển”
( Bà Mai Kiều Liên-Tổng Giám đốc)

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CTY
1.1 KHÁI NIỆM, MỤC TIÊU VÀ Ý NGHĨA VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.1 Khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nhận thức và cải tạo hoạt động kinh doanh


một cách tự giác và có ý thức phù hợp với điều kiện cụ thể và quy luật kinh tế khách
quan nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn.


Phân tích là một trong những công cụ phục vụ quá trình quản lý. Phân tích luôn đi
trước quyết định, là cơ sở cho việc ra quyết định.
Phân tích hoạt động kinh doanh được hiểu là nghiên cứu sâu quá trình và kết quả hoạt
động kinh doanh theo yêu cầu của quản lý, căn cứ vào các tài liệu hạch toán và các
thông tin kinh tế khác, bằng những phương pháp nghiên cứu thích hợp, phân giải mối
quan hệ giữa các hiện tượng kinh tế nhằm làm rõ bản chất của hoạt động kinh doanh,
nguồn tiềm năng cần được khai thác, từ đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh cho doanh nghiệp.

1.1.2 Mục tiêu về phân tích hoạt động kinh doanh
Mục tiêu phân tích hoạt động kinh doanh là làm sao cho các con số trên tài liệu, báo
cáo “ biết nói “ để những người sử dụng chúng hiểu được các mục tiêu, tình hình và
kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân tích hoạt động kinh doanh căn cứ vào các tài liệu của hách toán, nghiên cứu đánh
giá, từ đó đưa ra các nhận xét trên cơ sở nhận xét đúng đắn thì mới có thể đưa ra các
giải pháp, cải tiến đúng đắn. Như vậy, nếu không có phân tích hoạt động kinh doanh
thì các tài liệu của hạch toán thống kê và kế toán sẽ trở nên vô nghĩa, bởi vì bản thân
chúng không phán xét được tình hình và kết quả của các hoạt động trong kinh doanh.
Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ dừng lại ở các chỉ tiêu có sẵn trên các báo
cáo kế toán và thống kê mà cần phải đi sâu vào xem xét, nghiên cứu cấu trúc của tài
liệu, tính ra các chỉ tiêu cần thiết và vận dụng được các phương pháp thích hợp để
đánh giá, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn.
Vận dụng các phương pháp thích hợp theo một trình tự hợp lý để đưa ra kết luận sâu
sắc là cơ sở để phát hiện và khai thác các khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh
doanh để đưa quyết định đúng đắn và kiệp thời.


1.1.3 Ý nghĩa
Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng
trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn là công cụ để cải tiến cơ chế quản lý
trong kinh doanh.
Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để ra các quyết định kinh doanh,
công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghệp.
Phân tích hoạt động kinh doanh chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích hoạt động kinh doanh nhằm đánh giá, xem xét
việc thực hiện các tiêu chí kinh tế như thế nào, những mục tiêu đặt ra được thực hiện
đến đâu, từ đó rút ra những nguyên nhân khách quan, chủ quan và đề ra các biện pháp
để khắc phục để tận dụng một cách triệt để thế mạnh của doanh nghiệp. Đây cũng là
khởi đầu của một chu kì kinh doanh mới. Kết quả phân tích của thời và những dự đoán
2


trong phân tích về điều kiện kinh doanh sắp tới sẽ là những căn cứ quan trọng để
doanh nghiệp có thể hoạch định chiến lược phát triển và phương pháp kinh doanh hiệu
quả.

1.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP THÔNG
QUA CÁC CHỈ TIÊU
1.2.1 Khái niệm doanh thu
Doanh thu bán hàng: doanh thu bán hàng là tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
mà doanh nghiệp đã bán ra trong kỳ.
Doanh thu thuần: doanh thu thuần bằng doanh thu bán hàng trừ các khoản giảm trừ,
chỉ thiêu này phản ánh thuần giá trị hàng bán của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.

1.2.2 Khái niệm chi phí
Giá vốn hàng bán: là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để hoàn
thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định.

Chi phí bán hàng: gồm các chí phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sàn phẩm, hàng
hóa, dịch vụ, tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng, tiếp thị,
đóng gói sản phẩm, bảo quản, khấu hao TSCĐ, bao bì, chi phí vật liệu, chi phí mua
ngoài, chi phí bảo quản, quảng cáo…
Chi phí quản lý donah nghiệp: là những chi phí chi ra có liên quan đến việc tổ chức,
quản l, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí quản lý gồm nhiều loại: chi
phí nhân viên, chi phí vật liệu, dung cụ, khấu hao. Đây là những khoản chi phí mang
tính
chất cố định, nên nếu có khoản chi nào tăng lên so với kế hoạch là điều không bình
thường, cần xem xét nguyên nhân cụ thể.
1.2.3 Khái niệm về lợi nhận
Lợi nhuận là một khoản thu nhập thuần túy của doanh nghiệp sau khi đã khấu trừ mọi
chi phí. Nói cách khác lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động, thuế.
Bất kì một tổ chức nào cũng có mục tiêu để hướng tới, mục tiêu sẽ khác nhau giữa các
tổ chức mang tính chất khác nhau. Mục tiêu của tổ chức phi lợi nhận là công tác hành
chính, xã hội, là mục đích nhân đạo, không mang tính chất kinh doanh. Mục tiêu của
doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nói đến cũng là lợi nhận. mọi hoạt động của
doanh nghiệp đều xoay quanh mục tiêu lợi nhận, hướng đến lợi nhận và tất cả vì lợi
nhận.
3


Lợi nhận của doanh nghiệp gồm có:
> Lợi nhận gộp: là lợi nhận thu được của công ty sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi các
khoản giảm trừ như giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế
xuất khẩu và giá vốn hàng bán.
> Lợi nhận thuần từ hoạt động kinh doanh: là lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh
doanh thuần của doanh nghiệp.chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được tính toán dựa trên cơ sở lợi nhận

gộp từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp phân bổ hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp trong kỳ báo cáo.
> Lợi nhận từ hoạt động tài chính: phản ánh hiệu quả hoạt động tài chính của doanh
nghiệp. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy thu nhập hoạt động tài chính trừ đi các
chi phí phát sinh từ hoạt động này . Lợi nhận từ hoạt động tài chính bao gồm:
* Lợi nhận từ hoạt động gốp vốn kinh doanh.
* Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư, mua bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn.
* Lợi nhuận về cho thuê tài sản.
* Lợi nhuận về các hoạt động đầu tư khác.
* Lợi nhuận về chênh lệch lãi tiền gửi ngân hàng và lãi tiền vay ngân hàng.
* Lợi nhận cho vay vốn.
* Lợi nhuận do bán ngoại tệ.
> Lợi nhuận khác: là những khoản lợi nhuận doanh nghiệp không tính trước hoặc có
dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra. Những khoản lợi nhuận khác có thể do chủ
quan đơn vị hoặc khách quan đưa tới.
Thu nhập bất thường của doanh nghiệp bao gồm:
* Thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định.
* Thu tiền vi phạm hợp đồng.
* Thu từ các khoản nợ khó đòi đã xử lý, xóa sổ.
* Thu các khoản nợ không xác định được…
* Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay lãng quên ghi số
kế toán năm nay mới bị phát hiện ra…
4


Các khoản thu trên sau khi trừ đi các khoản tổn thất có liên quan sẽ là loi75i nhuận bất
thường.
1.2.4 Khái niệm báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là những báo cáo được lập dựa vào phương pháp kế toán tổng hợp số
liệu từ sổ sách kế toán theo các chỉ tiêu tài chính phát sinh tại những thời điểm hay

thời kì nhất định. Các báo cáo tài chính phản ánh một cách hệ thống tình hình tài sản
của đơn vị tại những thời điểm, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình sử dụng
vốn trong những thời kỳ nhất định. Đồng thời giải trình giúp cho các đối tượng sử
dụng thông tin tài chính nhận biết được thực trạng tài chính, tình hình sản xuất kinh
doanh của đơn vị đề ra các quyết định phù hợp.
* Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối là báo cáo tài chính phản ảnh một cách tổng quát toàn bộ tài sản của
công ty dưới hình thức giá trị và theo một hệ thống các chỉ tiêu đã được quy định
trước. Báo cáo này được lập theo một quy định định kỳ (cuối tháng, cuối quí, cuối
năm). Bản cân đối kế toán là ngồn thông tin tài chính hết sức quan trọng trong công
tác quản lý của bản thân công ty cũng như nhiều đối tượng ở bên ngoài, trong đó có
các cơ quan chức năng của nhà nước. Người ta ví bản cân đối tài sản như một bức ảnh
chụp nhanh bởi vì nó bào cáo tình hình tài chính vào một thời điểm nào đó (thời điểm
cuối năm..).
* Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh tổng hợp về
doanh thu, chi phí và kết quả lãi lỗ của các hoạt động kinh doanh khác nhau trong
công ty. Ngoài ra, báo cáo này còn phản ảnh tình hình thực hiện nhiệm vụ đối với nhà
nước. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng là nguồn thông tin tài chính
quan trọng cho nhiều đối tượng khác nhau, nhằm phục vụ cho công việc đánh giá hiệu
quả hoạt động kinh doanh và khà năng sinh lời của công ty.
1.2.5 Phân tích hoạt động kinh doanh qua các chỉ tiêu tỷ số tài chính
1.2.5.1KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA DOANH NGHIỆP
1.2.5.1.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ( ROS)
Tỷ suất này phản ánh cứ 100 đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu phần trăm lợi
nhận. Có thể sử dụng để so sánh với tỷ số của các năm trước hay so sánh với các
doanh nghiệp khác.
Sự biến động của các tỷ số nảy phản ánh sự biến động về hiệu quả hay ảnh hưởng của
các chiến lược tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm.
5



Tỷ suất lợi nhận trên doanh thu = 100% x lợi nhuận thuần/doanh thu
1.2.5.1.2 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có (ROE)
Tỷ số này cho ta biết khả năng sinh lời của vốn tự có chung, nó đo lường tỷ suất vốn
tự có của các chủ đầu tư.
Tỷ suất lợi nhận trên vốn tự có = 100% x Lợi nhuận ròng /Tổng giá trị vốn chủ sở hữu
Các nhà đầu tư luôn quan tâm đến tỷ số nay2cua3 doanh nghiệp, bởi đây là thu nhập
mà họ có thể nhận được nếu họ họ quyết định đặt vốn vào công ty.
1.2.5.1.3 Tỷ suất lợi nhận trên tổng tài sản (ROA)
Chỉ tiêu lợi nhận trên tổng ngân quỷ đầu tư đo lường khả năng sinh lời của vốn đầu tư
vào doanh nghiệp.
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản = 100% x Lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau
thuế) /Tổng giá trị tài sản
1.2.5.2TỶ SỐ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP
1.2.5.2.1 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn là thước đo khả năng thanh toán của doanh nghiệp, nó
cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản có thể chuyển thành tiền mặt dùng để thanh
toán các khoản nợ ngắn hạn. Nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn một thì khả năng thnah toán của
doanh nghiệp giảm, điều này cho biết doanh nghiệp đã dùng các khoản nợ ngắn hạn để
tài trợ cho tài sản cố định. Nếu tỷ số này lớn hơn một thì chứng tỏ doanh nghiệp sẵn
sàng sử dụng tài sản lưu động để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn thanh
toán. Chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả các khoản nợ ngắn hạn.
Khả năng thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn
1.2.5.2.2 Khả năng thanh toán nhanh
Chỉ tiêu này được tính toán dựa trên những tài sản lưu động có thể nhanh chóng
chuyển đổi thành tiền, cho biết khả năng có thể thanh toán nhanh chóng các khoản nợ
ngắn hạn của doanh nghiệp trong cùng một thời điểm. Nếu tỷ số này > 0.5 thì tình hình
thanh toán của doanh nghiệp tương đối khả quan. Nếu hệ số này < 0.5 thì doanh
nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ.

Khả năng thanh toán nhanh = Tổng tài sản lưu động - hàng tồn kho/Tổng nợ ngắn hạn
1.2.5.3TỶ SỐ VỀ QUẢN LÝ NỢ
6


1.2.5.3.1 Tỷ số nợ trên tổng tài sản
Tổng số nợ bao gồm các khoản nợ ngắn hạn và nợ dài hạn tại thời điểm lập báo cáo tài
chính.
Tổng tài sản bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định hay là tổng toàn bộ kinh phí
d6a3u tư cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tỷ suất này cho biết thành tích vay mượn của công ty, và nó cho biết khả năng vay
mượn thêm của công ty là tốt hay xấu.
Tỷ số nợ trên tổng tài sản = Tổng số nợTổng tài sản
1.2.5.3.2 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này cho ta biết tỷ lệ (%) của vốn được cung cấp bởi chủ nợ so với vốn chủ sở
hữu của công ty.
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Tổng số nợVốn chủ sở hữu
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP
1.3.1 Nhân tố bên ngoài ( Môi trường vi mô)
* Môi trường kinh tế:
Hoạt động của doanh nghiệp luôn luôn bị ảnh hưởng bởi những diễn biến của môi
trường vi mô. Môi trường kinh tế vi mô bao giờ cũng chứa đựng những cơ hội và đe
dọa khác nhau. Các yếu tố cơ bản thường được quan tâm đó là :
* Lãi suất và xu hướng của lãi suất trong nền kinh tế. Vấn đề này có ảnh hưởng đến xu
thế tiết kiệm, tiêu dùng, đầu tư trong dân chúng, do vậy sẽ ảnh hưởng đến hoạt động
của doanh nghiệp.
* Xu hướng của tổng sản phẩm quốc nội và tổng sản phẩm quốc dân. Đây là số liệu
thể hiện tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và tốc độ thu nhập bình quân tính trên đầu
người. Những chỉ tiêu này sẽ cho phép doanh nghiệp ước lượng được dung lượng của

thị trường cũng như thị phần của doanh nghiệp.
* Xu hướng của tỷ giá hói đoái: sự thay đổi tỷ giá hói đoái có thể ảnh hưởng trực tiếp
đến hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động của cả nền kinh tế.
* Xu hướng tăng, giảm thu nhập thực tế bình quân đầu người và sự gia tăng số hộ gia
đình. Xu hướng này sẽ tác động trực tiếp đến quy mô và tính chất của thị trường trong
tương lai cũng như sẽ tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chẳng
7


hạn, khi thu nhập thực tế bình quân đầu người tăng lên, người tiêu dùng không những
chú trọng đến chất lượng sản phẩm mà còn quan tâm chất lượng dịch vụ. Do vậy
doanh nghiệp một mặt phải quan tâm đến việc cải tiến sản phẩm, mặt khác phải quan
tâm đến việc thực hiện, cải tiến cũng như mở rộng thêm các dich vụ mới nhằm đáp
ứng yêu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, các ngành dịch vụ sẽ phát triển mạnh hơn.
* Lạm phát: tốc độ đầu tư vào nền kinh tế sẽ phụ thuộc vào mức lạm phát. Việc duy trì
một mức độ lạm phát vừa phải có tác dụng khuyến khích đầu tư vào nền kinh tế kích
thích sự tăng trưởng của thị trường.
* Cán cân thanh toán quốc tế: do quan hệ xuất nhập khẩu quyết định.
* Biến động trên thị trường chứng khoán.
* Hệ thống thuế và các mức thuế: thu nhập hoặc chi phí của doanh nghiệp sẽ thay đổi
khi có sự thay đổi của hệ thống thuế hoặc mức thuế suất.
* Môi trường chính trị, pháp luật
Bao gồm hệ thống các quan điểm, đường lối chính sách của chính phủ, hệ thống pháp
luật hiện hành, các xu hướng chính trị ngoại giao của chính phủ và diễn biến chính trị
trong nước, trong khu vực và trên thế giới. Môi trường chính trị và pháp luật có thể tác
động đến doanh nghiệp như sau:
* Luật pháp: đưa ra những quy định cho phép hoặc không cho phép hoặc những ràng
buộc đòi hỏi các doanh nghiệp phải tuân thủ.
* Chính phủ: là cơ quan giám sát, duy trì, thực hiện pháp luật và bảo vệ lợi ích quốc
gia. Chính phủ có vai trò to lớn trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua các chính

sách kinh tế, tài chính, tiền lệ và các chương trình chỉ tiêu của mình. Trong mối quan
hệ với doanh nghiệp, chính phủ vừa đóng vai trò là người kiểm soát, khuyến khích, tài
trợ, quy định, ngăn cấm, hạn chế, vừa đóng vai là khách hàng quan trọng đối với
doanh nghiệp ( trong các chương trình chỉ tiêu của chính phủ ) và sau cùng chính phủ
cũng đóng vai trò là nhà cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp, chẳng hạn như cung
cấp các thông tin vĩ mô, các dịch vụ công cộng khác.
Như vậy, việc nắm bắt những quan điểm, những quy định, ưu tiên, những chương trình
chỉ tiêu của chính phủ cũng như thiết lập mối quan hệ tốt với chính phủ sẽ giúp cho
doanh nghiệp tận dụng được những cơ hội và giảm thiểu những nguy cơ do môi
trường này gây ra.
* Các xu hướng chính trị và đối ngoại: chứa đựng những tín hiệu và mầm mống cho sự
thay đổi của môi trường kinh doanh. Những biến động phức tạp trong môi trường
chính trị và pháp luật sẽ tạo ra những cơ hội và rủi ro đối với các doanh nghiệp, chẳng
hạn, một quốc gia thường xuyên có xung đột, nội chiến xảy ra liên miên, đường lối
8


chính sách không nhất quán sẽ là một trở ngại lớn đối với doanh nghiệp và ngược lại
sẽ là môi trường tốt cho hoạt động của các doanh nghiệp.
* Môi trường văn hóa xã hội
Bao gồm những chuẩn mực và giá trị mà những chuẩn mực. Giá trị này được chấp
nhận và tôn trọng bởi một xã hội hoặc một nền văn hóa vụ thể. Sự tác động của các
yếu tố văn hóa thường có tính dài hạn và tinh tế hơn so với các yếu tố khác và phạm vi
tác động của các yếu tố văn hóa thường rất rộng. Các khía cạnh hình thànhmôi
trup72ng văn hóa xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hoạt động kinh doanh như:
những quan điểm đạo đức, thẩm mỹ, về lối sống, về nghề nghiệp; nhửng phong tục,
tập quán, truyền thống; những quan tâm và ưu tiên của xã hội, trình độ nhận thức, học
vấn chung của xã hội… những khía cạnh này cho thấy chách thức người ta sống, làm
việc, hưởng thụ cũng như sản xuất và cung cấp dịch vụ. Vấn đề đặt ra đối với nhà
quàn trị doanh nghiệp là không

chỉ nhận thấy sự hiện diện của nền văn hóa xã hội hiện tại mà còn là dự đoán những xu
hướng thay đổi của nó từ đó chủ động hình thành chiến lược thích ứng.
* Môi trường dân số
Đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các yếu tố khác của môi trường tổng
quát, đặc biệt là yếu tố xã hội và yếu tố kinh tế. Những thay đổi của môi trường kinh tế
sẽ tác động trực tiếp đến môi trường kinh tế và xã hội và sẽ ảnh hưởng đến chiến lược
kinh doanh của doanh nghiệp. Thông tin của môi trường dân số cung cấp những dữ
liệu quan trọng cho nhà quản trị trong việc hoạch định chiến lược sản phẩm, chiến
lược thị trường, chiến lược marketing, phân phối… Những khía cạnh quan tâm của
môi trường dân số bao gồm: tổng dân số xã hội, tỷ lệ tăng dân số; kết cấu và xu hướng
thay đổi của dân số về tuổi tác, giới tính, dân tộc, nghề nghiệp, phân phối thu nhập,
tuổi thọ và tỷ lệ sinh tự nhiên; các xu hướng dịch chuyển dân số giữa các vùng…
* Môi trường tự nhiên
Điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan, đất đai, tài nguyên thiên
nhiên, sự trong sạch của môi trường nước và không khí…
Có thể nói các điều kiện tự nhiên luôn là yếu tố quan trọng trong cuộc sống con người,
mặc khác cũng là yếu tố đầu vào quan trọng của nhiều ngành kinh tế như: nông
nghiệp, công nghiệp, khai thác khoán sản, du lịch, vận tải…
Trong thập niên gần đây, nhân loại đang phải đối mặt với sự ô nhiễm của môi trường
ngày càng tăng, sự cạng kiệt và khan hiếm các nguồn tài nguyên và năng lượng, sự
mất cân bằng về môi trường sinh thái… Trong bối cảnh như vậy, chiến lược kinh
doanh của các doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu sau:

9


* Ưu tiên phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc dịch vụ nhằm khai thác
tốt các điều kiện và lợi thế của môi trường tự nhiên trên cơ sở đảm bảo sự duy trì, tái
tạo, và góp phần tăng cường các điều kiện tự nhiên nếu có thể.
* Phải có ý thức tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên

đặc biệt cần phải làm cho các nhà quản lý có ý thức trong việc chuyển dần từ viêc sử
dụng nguồn tài nguyên không thể tái sinh sang các vật liệu nhân tạo.
* Đẩy mạnh việc nghiên cứu phát triển công nghệ, sản phẩm góp phần bảo vệ môi
trường môi sinh, giảm thiểu tối đa những tác động gây ô nhiễm môi trường do hoạt
động của doanh nghiệp gây ra.
* Môi trường công nghệ:
Đây là một trong những yếu tố rất năng động, chứa dựng nhiều cơ hội và đe dọa đối
với doanh nghiệp. Những áp lực và đe từ môi trường công nghệ có thể là:
* Sự ra đời của công nghệ mới xuất hiện và tăng cường ưu thế cạnh tranh của các sản
phẩm thay thế, đe dọa các sản phẩm truyền thống của ngành hiện hữu.
* Sữ bùng nổ của công nghệ mới làm công nghệ hiện hữu bị lỗi thời và tạo áp lực cho
các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ để tăng cường khả năng cạnh tranh.
* Sự ra đời của công nghệ mới càng tạo điều kiện thuận lợi cho những người xâm
nhập mới và làm tăng thêm áp lực đe dọa các doanh nghiệp hiện hữu trong ngành.
* Sự bùng nổ công nghệ mới càng làm cho vòng đời công nghệ có xu hướng ngắn lại,
làm tăng áp lực phải rút ngắn thời gian khấu hao so với trước.
1.3.2 Môi trường vĩ mô
Đây là môi trường gắn liền với doanh nghiệp và hầu hết các hoạt động cạnh tranh của
doanh nghiệp diễn ra tại môi trường này. Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố trong
ngành sản xuất kinh doanh đó.
* Đối thủ cạnh tranh
Các vấn đề cần trả lời về đối thủ cạnh tranh
* Đối thủ có bằng lòng với vị trí hiện tại không ?
* Khả năng đối thủ chuyển dịch và đổi hướng chiến dịch như thế nào ?
* Điểm yếu của đối thủ là gì ?

10


* Điều gì có thể giúp đối thủ cạnh tranh có thể trả đũa mạnh mẽ và hiệu quả

nhất.
Thông thường doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng bởi quy mô nhu cầu sản phẩm hoặc dịch
vụ hiện tại và tiềm năng, lợi ích mong muốn, thị hiếu, khả năng thanh toán của khách
hàng. Các doanh nghiệp thường quan tâm đến những thông tin này để định hướng tiêu
thụ.
* Nhà cung cấp
Nhà cung cấp có thể khẳng định quyền lực của họ bằng cách đe dọa tăng giá hoặc
giảm chất lượng dịch vụ cung ứng. Các đố tượng doanh nghiệp cần quan tâm là: nhà
cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị, vật tư; nhà cung cấp tài chính – các tổ chức tín
dụng, ngân hàng…
* Các đối thủ tiềm ẩn mới
Đối thủ mới tham gia kinh doanh trong ngành có thể làm giảm lợi nhuận của doanh
nghiệp do họ đưa vào khai thác các năng lượng sản xuất mới, với mong muốn giành
được thị phần và các nguồn lực cần thiết.
Vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp là phải duy trì hàng rào hợp pháp ngăn cản xâm
nhập từ bên ngoài. Những rào cản này bao gồm: lợi thế kinh tế theo quy mô, sự khác
biệt của sản phẩm, khả năng tiếp cận với kênh phân phối, các đòi hỏi về vốn, chi phí
chuyển đổi.
* Sản phẩm thay thế
Các loại hàng có thể thay thế cho nhau nên dẫn đến cạnh tranh trên thị trường. Khi giá
sản phẩm chính hãng tăng lên thì sẽ khuyến khích xu hướng sử dụng sản phẫm thay
thế và ngược lại. Do mức giá cao nhất bị khống chế khi có sản phẩm thay thế nên sẽ
làm hạn chế lợi nhuận tiềm năng của mình. Vì vậy các doanh nghiệp phải không
ngừng nghiên cứu và kiểm tra các mặt hàng thay thế tiềm ẩn.
Thực tế cho thấy, phần lớn sản phẩm thay thế là kết quả của cuộc bùng nổ công nghệ.
Do vậy các doanh nghiệp cần quan tâm đến nguồn lực phát triển và vận dụng công
nghệ mới vào chiến lược của doanh nghiệp.

Chương 2


THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VINAMIKL
11


2.1 Giới thiệu tổng quát về cty cổ phần sữa Vinamilk:
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển:
a) Giới thiệu chung:
Tên pháp định Công ty cổ phần Sữa Vinamilk
Tên viết tắt VINAMILK
Logo
Website www.vinamilk.com.vn
Thành lập 155/2003/QĐ-BCN ngày 01 tháng 10 năm 2003 của Bộ Công nghiệp
Tp.HCM
Lĩnh vực hoạt động Sản xuất sữa và các chế phẩm từ sữa

b) Lịch sử hình thành và phát triển:
Công ty cổ phần sữa Vinamikl là doanh nghiệp hàng đầu của công nghiệp chế biến
sữa, được thành lập trên cơ sở quyết định số 155/2003/QĐ-BCN ngày 01 tháng 10
năm 2003 của Bộ Công nghiệp về việc chuyển Doanh nghiệp Nhà nước Công ty sữa
Việt Nam thành Công ty cổ phần sữa Việt Nam. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Công ty số 4103001932 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp Hồ Chí Minh cấp ngày
20/11/2003 hiện chiếm lĩnh 75% thị phần sữa tại Việt Nam.
Được thành lập vào năm 1976 trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy chế biến sữa ở chế độ
cũ: Nhà máy sữa Thống Nhất, nhà máy sữa Trường Thọ và nhà máy sữa bột Dielac.
Hoạt động kinh doanh chính của Vinamikl trải qua nhiều biến động thị trường và
những khó khan khách quan nhưng vẫn chứng tỏ được sự ổn định và vững vàng.
Ngoài việc phân phối mạnh trong nước với mạng lưới 183 nhà phân phối và gần
94.000 điểm bán hàng phủ đều 64/64 tỉnh thành, sản phẩm Vinamikl còn được xuất
khẩu sang nhiều nước như Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, khu vực Trung Đông,

Đông Nam Á,…
Đã vinh dự nhận được nhiều phần thưởng cao quý quan trọng: Huân chương Độc lập
hạng Nhì (2010), Huân chương Độc lập hạng Ba (2005), được phong tặng danh hiệu
Anh hùng lao động trong thời kì đổi mới. Năm 2010, là doanh nghiệp đầu tiên và duy
nhất Việt Nam nằm
trong 200 công ty có doanh thu dưới 1 tỷ đô là hoạt động hiệu quả nhất, tốt nhất Châu
Á được tạp chí Fober vinh danh…
12


Danh mục sản phẩm của Vinamikl rất đa dạng với trên 200 mặt hàng sữa và các sản
phẩm từ sữa. Phần lớn được cung cấp cho thị trường dưới thương hiệu Vinamikl,
thương hiệu này được bình chọn là một thương hiệu nổi tiếng và là một trong nhóm
100 thương hiệu mạnh nhất do Bộ công thương bình chọn năm 2006. Vinamikl cũng
được bình chọn trong nhóm top10 hàng Việt Nam chất lượng cao từ năm 1995 đến
năm 2007.

2.1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh của công ty:
a) Tầm nhìn:
Với nhiệt huyết, óc sáng tạo, tâm nhìn xa trông rộng cùng những giá trị đích thực,
không chỉ tạo ra mà còn gửi gắm niềm tự hào của mình vào những sản phẩm và dịch
vụ thiết yếu cho một cuộc sống trọn vẹn.

b) Sứ mệnh:
Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt.
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
VINAMILK QUA 3 NĂM (2012-2014)
2.2.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của cty qua 3 năm (2012-2014):
Đvt: triệu đồng
CHÊNH LỆCH

CHÊNH LỆCH
(2012-2013)
(2013-2014)
Tuyệt đối Tương Tuyệt đối Tương
2012
2013
2014
đối
đối
(%)
(%)
27.101.683 31.586.007 35.703.776 4.484.324
0.16 4.117.769
0.13
NĂM

Chỉ tiêu
Doanh thu
BH và
CCDV

Các khoản
540.109
637.405
726.847
97.296
giảm trừ
Doanh thu 26.561.574 30.948.602 34.976.928 4.387.028
thuần BH
và CCDV

Giá vốn
17.484.830 19.765.793 22.668.451 2.280.963
BH
Chi phí
2.345.789 3.276.431 4.696.142
930.642
BH
Chi phí
525.197
611.255
795.365
86.058
QLDN
13

0.18

89.442

0.14

0.16 4.028.326

0.13

0.13 2.902.658

0.14

0.39 1.419.711


0.43

0.16

184.110

0.3


LNBH

6.119.700

7.295.123

DTTC

475.238

507.347

573.569

32.109

0.06

66.222


0.13

CPTC

51.171

90.790

81.697

39.619

0.77

(9.093)

(0.1)

LNTC

424.067

416.557

491.872

(7.510)

(0.01)


75.315

0.18

Doanh thu
khác
Chi phí
khác
Lợi
nhuận#
Lợi
Nhuận TT
Thuế

350.323

313.457

367.460

(36.866)

(0.1)

54.003

0.17

63.006


58.819

122.819

(4.187)

(0.06)

64.000

1.08

287.317

254.638

244.641

(32.679)

(0.11)

(9.997)

(0.03)

6.917.141

7.966.316


0.15 (412.835)

(0.05)

27.388

7.298

6.889.753

7.959.018

LNST

6.816.970 1.175.423

7.553.481 1.049.175
35.492

(20.090)

7.517.989 1.069.265

0.19 (478.153)

(0.73)

(0.06)

28.194


3.86

0.15 (441.029)

(0.05)

Qua kết quả hoạt động kinh doanh trong ba năm hoạt động gần nhất của cty có thể
thấy: những năm qua báo cáo cuối năm về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
của công ty có xu hướng tăng dần. Năm 20123 tăng so với năm 2012 là 4.484.324 tức
16%. Riêng năm 2014 tăng 4.117.769 tức 13% so với 2013.
Tuy nhiên, doanh thu có phần tăng trong giai đoạn kinh tế suy thoái nhưng do công
ty cũng gặp 1 số rủi ro trong vấn đề đóng gói sản phẩm nên các khoản giảm trừ có xu
hướng tăng. Năm 2012 tăng 97.296 tức 16% so với năm 2013 và năm 2013 tăng
89.442 tức 14% so với năm 2014. Mặc dù các khoản giảm trừ tăng nhưng nó chỉ
chiếm một phần rất nhỏ trong tổng số doanh thu bán hàng cyar Cty nhưng không vì thế
mà chủ quan. Đó cũng là mối đe dọa tiềm tàng, ảnh hưởng đến DN.
Đóng góp vào phần DT của DN là doanh thu hoạt động tài chính. Dù có nhiều biến
động nhưng hoạt động tài chính của DN qua từng năm vẫn có sự tăng dần. Năm 2013
tăng 32.109 tức 6% so với năm 2012. Năm 2014 tăng 60.222 tức 13% so với năm
2013. Như vậy. có thể thấy doanh thu hoạt động tài chính cũng góp phần mang lại lợi
nhuận cũng như các khoản lãi của Cty trong ngân hàng.
2.2.2 Phân tích hoạt động kinh doanh của cty cổ phần Vinamilk thông qua các chỉ
tiêu tài chính:
2.2.2.1 Phân tích hoạt động kinh koanh cty Vinamilk thông qua Doanh thu:
Doanh thu công ty là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp
dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của công ty.
14



CHÊNH LỆCH
CHÊNH LỆCH
(2012-2013)
(2013-2014)
Tuyệt đối Tương Tuyệt đối Tương
2012
2013
2014
đối
đối
(%)
(%)
27.101.683 31.586.007 35.703.776 4.484.324
0.16 4.117.769
0.13
NĂM

Chỉ tiêu
Doanh thu
BH và
CCDV

Doanh thu 26.561.574 30.948.602 34.976.928 4.387.028
thuần BH
và CCDV
DTTC
475.238
507.347
573.569
32.109


0.16 4.028.326

0.13

0.06

66.222

0.13

Doanh thu
350.323
313.457
367.460 (36.866)
khác
Tổng DT 58.765.963 63.355.413 71.621.733 4.589.450

(0.1)

54.003

0.17

0.07 8.266.320

0.13

Giai đoạn 2012-2014, Tổng doanh thu của Vinamilk tăng qua các năm. Năm 2012,
tổng doanh thu tăng từ 28.765.963 lên 63.355.413 tức 0.07% so với năm 2013. Năm

2013 tăng lên 71.621.733 tức 0.13%.
2.2.2.2 Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty Vinamilk thông qua tiêu chí:
2.2.2.2.2 Phân tích hoạt động kinh doanh thông qua tiêu chí chi phí:
Chi phí là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty.
Mỗi sự tăng giảm của chi phí sẽ dẫn đến sự tăng giảm của lợi nhuận.
CHÊNH LỆCH
CHÊNH LỆCH
(2012-2013)
(2013-2014)
Tuyệt đối Tương Tuyệt đối Tương
2012
2013
2014
đối
đối
(%)
(%)
17.484.830 19.765.793 22.668.451 2.280.963
0.13 2.902.658
0.14
NĂM

Chỉ tiêu
Giá vốn
BH
Chi phí
BH
Chi phí
QLDN
Chi phí

khác
Tổng chi
phí

2.345.789

3.276.431

4.696.142

930.642

525.197

611.255

795.365

86.058

0.16

184.110

0.3

63.006

58.819


122.819

(4.187)

(0.06)

64.000

1.08

0.16 4.570.479

0.19

20.418.822 23.712.298 28.282.777 3.294.106
15

0.39 1.419.711

0.43


Nhận xét:
Qua số liệu cho thấy, tổng chi phí tăng đồng đều qua các năm.
2012-2013 tăng 3.294.106 tức 0.16%.
2013-2014 tăng 4.570.479 tức 0.19%.
Có thể thấy chi phí bán hàng tăng qua từng năm là do
Giá vốn bán hàng 2012-2013 tăng 2.280.963 tức 0.13% và 2013-2014 tăng 2.902.658
tức 0.14%.
Chi phí bán hàng: 2012-2013 tăng 930.642 tức 0.39% và 2013-2014 tăng 1.419.711

tức 0.43%.
Chi phí QLDN : 2012-2013 tăng 86.058 tức 016% và 2013-2014 tăng 184.110 tức
0.3%.
Trong khi đó Chi phí khác năm 2012-2013 giảm (4.187) tức (0.06%) và 2013-2014 thì
lại tăng 64.000 tức 1.08%.
2.2.2.3 Phân tích hoạt động kinh doanh thông qua lợi nhuận:
NĂM
Chỉ tiêu

CHÊNH LỆCH
CHÊNH LỆCH
(2012-2013)
(2013-2014)
Tuyệt đối Tương Tuyệt đối
Tương
2014
đối
đối
(%)
(%)
6.816.970 1.175.423
0.19
(478.153) (0.06)

2012

2013

LNBH


6.119.700

7.295.123

LNTC

424.067

416.557

491.872

(7.510)

(0.01)

75.315

0.18

Lợi
nhuận#
Lợi
Nhuận
TT
LNST

287.317

254.638


244.641

(32.679)

(0.11)

(9.997)

(0.03)

6.917.141

7.966.316

7.553.481 1.049.175

0.15

(412.835)

(0.05)

6.889.753

7.959.018

7.517.989 1.069.265

0.15


(441.029)

(0.05)

0.26 (3.558.419)

(0.13)

Tổng lợi
nhuận

20.637.978 26.183.372 22.624.953 5.545.394

Nhận xét :
2012-2013 Tổng lợi nhuận tăng 5.545.394 tức 0.26%.
2013-2014: Tổng lợi nhuận giảm ( 3.558.419) tức (0.13%)
Doanh nghiệp cần xem xét và khắc phục về vấn đề lợi nhuận của DN.
2.2.2.4 Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty vinamilk:
2.2.2.4.1 Khả năng thanh toán
16


2 2.2.4.1.1 Khả năng thanh toán hiện thời: Kc= TSNH / NNH
2012

2013

2014


Tsnh

11.110

13.018

15.522

Nnh

4.144

4.916

5.453

Kc

2.68

2.62

2.84

Nhận xét:
2012: tỷ số thanh toán hiện thời cho biết cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn thì doanh nghiệp có 2,68
tài sản lưu động.
2013: tỷ số thanh toán cho biết cứ mỗi đồng nợ thì dn có 2,62 Tsld.
2014: tỷ số thanh toán cho biết cứ mỗi đồng nợ dn có 2,84 tsld.
Trong đó năm 2013 tài sản lưu động thấp hơn so với 2012. Nhưng đến 2014 tình trạng đã

được khắc phục.
2.2.2.4.1.2 Khả năng thanh toán nợ ngân hàng: Kn= TSNH -HKT/ Nợ ngắn hạn
2012

2013

2014

TSNH

11.110

13.018

15.522

HTK

3.472

3.217

3.620

Nợ ngắn hạn

4.144

4.916


5.453

Kn

1.84

1.97

2.18

Nhận xét:
So sánh năm 2012 với 2013: qua các năm dn có thể càng sử dụng ngay TSNH để trả nợ NH
tăng từ 1.84 đến 1.97.
So sánh năm 2013 với 2014: qua các:
năm dn có thể sử dụng TSNH nhiều hơn để trả nợ NH tăng từ 1.97 đến 2.18.
2.2.2.4.2 Khả năng quản lý nợ:
2012

2013

2014

Tổng nợ

4.204

5.307

5.969


Tổng tài sản

19.697

22.875

26.770

Vcsh

15.493

17.545

19.680

D/A

21.3

23.2

23.1

D/E

27.1

28.7


30.3

17


2.2.2.4.2.1 Khả năng thanh toán trên tổng tài sản: D/A= Tổng nợ / tổng tài sản:
Nhận xét:
Cả 3 năm 2012, 2013 và 2014 D/A của dn thấp => dn có khả năng tự chủ tài chính điều này
cũng có nghĩa dn không tận dụng được đòn bẫy tài chính và đánh mất đi cơ hội tiết kiệm chi
phí. Điều này có lợi cho chủ nợ nhưng bất lợi cho các cổ đông. Nhưng D/A cũng có chiều
hướng tăng từ 21.3 đến 23.1.
2.2.2.4.2.2 Khả năng thanh toán nợ trên vốn chủ sở hữu: D/E= Tổng nợ / VCSH:
Nhận xét:
So sánh năm 2012 với 2013: năm 2013 tăng cao hơn từ 27.1 đến 28.7 điều này chứng tỏ dn
phụ thuộc nhiều bằng hình thức huy động vay vốn. Có thể dn chịu rủi ro cao.
So sánh năm 2013-2014: năm 2014 tăng cao hơn từ 28.7 đến 30.3 điều này cho thấy dn phụ
thuộc rât nhiều bằng hình thức huy động vốn.
Dn cần xem xét và điều chỉnh cho phù hợp.
2.2.2.4.3 Khả năng sinh lời
2012

2013

2014

LNST

6.944

7.973


7.517

TTS

19.697

22.875

26.770

VCSH

15.493

17.545

19.680

DT

26.561

30.948

34.976

ROA

35.2


34.8

29.1

ROE

44.8

45.4

38.1

ROS

26.1

25.7

21.8

2.2.2.4.3.1 Khả năng sinh lời trên tổng tài sản: ROA= (LNST/TTS)*100
Nhận xét:
2012-2013: năm 2013 giảm từ 35.2 xuống còn 34.8 chứng tỏ dn làm ăn có lãi tuy nhiên so với
năm 2012 thì tỷ số sinh lời thấp hơn.
2013-2014: năm 2014 giảm từ 34.8 còn 29.1.
Từ 2 so sánh trên cho thấy Dn làm ăn có lãi tuy nhiên tỷ số sinh lời giảm qua từng năm. Dn
cần có hương khác phục.
2.2.2.4.3.2 Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu: ROE=(LNST/VCSH)*100
Nhận xét:

2012: tỷ số này cho biết cứ 100d Vcsh thì dn có 44.8d tiền lời. Dn làm ăn có lời
2013: tỷ số này cho biết cứ 100d vcsh thì dn có 45.4d tiền lời.
2014: tỷ số này cho biết cứ 100d vcsh dn có 38.1d tiền lời.
18


Tuy mỗi năm vcsh có mang lại lợi nhuận cho dn. Nhưng khả năng sinh lời qua từng năm thấo
đi và tới năm 2014 thấp nhất với 38.1d sinh lời.
2.2.2.4.3.3 Khả năng sinh lời trên doanh thu: ROS= ( LNST/DT)*100
Nhận xét:
2012: cứ 100d doanh thu thì dn có 26.1d tiền lời.
2013: cứ 100d doanh thu thì dn có 25.7d tiền lời.
2014: cứ 100d doanh thu thì dn có 21.8d tiền lời.
Từ những kết quả trên cho thấy DN tuy có khả năng sinh lời từ doanh nhưng khả năng sinh
lời mỗi lúc giảm dần tuqf 26.1d còn 21.8d. DN cần đưa ra biện pháp và hướng đi để khả năng
sinh lời từ doanh thu sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn.

CHƯƠNG 3
NHẬN XÉT VỀ HOẠT ĐỘNG KINHN DOANH
CỦA
CÔNG TY SỮA VINAMILK QUA 3 NĂM
( 2011- 2013)
3.1 Đánh giá ưu điểm hoạt động kinh doanh của công ty sữa vinamilk:
_ Công ty sữa hàng đầu Việt Nam, chiếm thị phần chi phối trong phân khúc sữa đóng hộp
trung và thấp cấp, sữa tươi;
_ Hệ thống phân phối mạnh, rộng khắp toàn quốc. Thương hiệu đã được khẳng định và được
đánh giá là thương hiệu hàng đầu của Việt Nam;
_ Hoạt động kinh doanh vững vàng, ổn định và đang có kế hoạch phát triển ra thị trường quốc
tế;
_ Kết quả kinh doanh hiệu quả, tăng trưởng ở mức cao và đều đặn qua từng năm;

_ Vốn hóa thị trường lớn nhất, luôn được sự quan tâm của các định chế đầu tư cũng như nhà
đầu tư cá nhân trong và ngoài nước;
_ Thị giá khá ổn định, ít biến động so với các các cổ phiếu mạnh khác;
_ Cơ cấu Công ty ổn định, ít thay đổi.

19


_ Bằng chính sách quản lý hiệu quả và khuyến khích các đại lý trong mạng lưới của mình, hệ
thống đại lý của công ty đã mở rộng và phủ khắp hầu hết các tỉnh miền Bắc, trung bình mỗi
tỉnh đều có một hoặc hai đại lý chính thức, thậm chí có tỉnh có tới 7 đại lý chính thức.
Hơn thế nữa, tại mỗi tỉnh VNM đều có nhân viên tiếp thị cắm chốt tại địa bàn, người
này ngoài lương chính còn được thưởng theo doanh số bán hàng của các đại lý.
Điều đó đã khuyến khích nhân viên mở rộng thêm đại lý nhỏ, bán lẻ, đưa thương hiệu
của công ty len lỏi rộng khắp.
3.2 Đánh giá nhược điểm hoạt động kinh doanh của cty Sữa Vinamilk
_ Công ty vừa trải qua một số khó khăn về chất lượng sản phẩm;
_ Chỉ số P/E còn cao, hiệu quả kinh doanh trong thời gian qua chưa đủ để kéo P/E xuống
mức hấp dẫn để thu hút thêm các nhà đầu tư mới;
_ Ngành nghề chính đang ở giai đoạn trưởng thành, khó kỳ vọng đột biến.
Kỳ vọng về giá:
_ Trong tình hình TTCK được dự báo là chưa có sự hồi phục mạnh, thị giá của VNM nhìn
chung sẽ được giữ ở quanh mức 180.000 đồng/cổ phiếu.Vinamilk trước các đối thủ cạnh
tranh; tuy nhiên việc quản lý tốt các đại lý này đặc biệt tại các tỉnh nhỏ vùng sâu vùng xa lại
đặt ra một thách thức rất lớn đối với Vinamilk.
+ Hạn chế trong vận chuyển: quy định về vận chuyển sữa thì chỉ được chất tối đa là 8 thùng
chồng lên nhau, nhưng nhiều đại lý phân phối sữa Vinamilk nhỏ lẻ lại chất đến 15 thùng, rồi
đến việc bốc dỡ, quăng quật làm tổn thương bao bì.
+ Hạn chế trong bảo quản: quy định sản phẩm lạnh của Vinamilk phải đảm bảo trong nhiệt độ
dưới 6 độ C thì bảo quản được 45 ngày, còn 15 độ C thì được 20 ngày. Ở nhiệt độ thông

thường (30 đến 37 độ C) thì để 2 hoặc 3 ngày sữa sẽ chua.
Thị trường của Vinamilk rất rộng, bao quát cả nước nên việc quản lý, giám sát cũng
chỉ tới những nhà phân phối, các đại lý chính, uy tín. Còn những các quầy tạp hoá, nhà phân
phối nhỏ lẻ ở “cấp dưới” thì Vinamilk không có đủ nhân lực để giám sát.

KẾT LUẬN
20


Qua phân tích hoạt động của công ty sữa vinamilk trong giai đoạn 20112013thông qua các báo cáo tài chính nhóm tôi có kết luận như sau:
tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn này rất hiệu quả.
Vinamilk phát triển khá vững mạnh, công ty đã lựa chọn công nghệ tiên tiến hàng đầu
để triển khai kế hoạch và phát triển đầy tham vọng, tất cả đều thể hiện nỗ lực vươn xa
của vinamilk.
Vinamilk hướng tới năm 2017 trở thành 1 trong 50 doanh nghiệp chế biến sữa
lớn nhất thế giới, với doanh số 3 tỉ USD.
Được công nhận là một trong 200 doanh nghiệp xuất sắc nhất tại châu Á năm
2010, đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng VNR500 năm 2012, đứng đầu danh sách 50
công ty tốt nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2013… là phần thưởng tất
yếu cho nỗ lực không ngừng nghỉ của Vinamilk. Nhưng hơn cả những danh hiệu,
Vinamilk luôn ý thức được vai trò của mình đối với sự phát triển thể trạng và trí lực
người Việt.
20 năm liền kể từ 1993, Vinamilk đồng hành cùng Viện Dinh dưỡng quốc gia
trong chương trình Phòng chống suy dinh dưỡng quốc gia cho trẻ em Việt Nam.
Vinamilk chắc chắn sẽ tiếp tục những bước tiến dài.
Bởi lẽ bên cạnh tầm nhìn chiến lược và khả năng vận hành hiệu quả, sự tin yêu
và niềm tự hào của người tiêu dùng chính là động lực cho ý thức trách nhiệm và sự cải
tiến không ngừng của Vinamilk, xứng đáng với vai trò tiên phong xây dựng ngành sữa
Việt Nam lớn mạnh.


21



×