Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

phân tích lý thuyết về thị trường lao động, việc làm và thất nghiệp trong học thuyết kinh tế của keynes

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.28 KB, 18 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN MÔN HỌC
CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ HIỆN ĐẠI

Đề tài:

PHÂN TÍCH LÝ THUYẾT VỀ THỊ TRƯỜNG
LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM VÀ THẤT NGHIỆP
TRONG HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA KEYNES

Giảng viên hướng dẫn: TS. Lê Kiên Cường
Học viên thực hiện: Nhóm 1

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 3/2017


DANH SÁCH HỌC VIÊN NHÓM 1
Stt

Họ và chữ lót

Tên

Mã số HV

1



Nguyễn Phi

Long

020117150098

2

Dương Quốc

Sử

020117150151

3

Nguyễn Tấn

Hưng

020117150240

4

Đàm Hải

Dương

020118160042


5

Nguyễn Xuân



020118160108

6

Nguyễn Thanh

Thúy

020118160195

7

Vương Thị Ngọc

Trân

020118160205

8

Phạm Thị Hồng

Tuyết


020118160229

MỤC LỤC

Ghi chú


MỞ ĐẦU......................................................................................................................4
1. Giới thiệu khái quát về John Maynard Keynes và học thuyết Keynes....................5
1.1. John Maynard Keynes (1883- 1946).................................................................5
1.2. Học thuyết Keynes............................................................................................5
2. Phân tích lý thuyết về thị trường lao động, việc làm và thất nghiệp trong học
thuyết kinh tế của Keynes.............................................................................................6
2.1 Khái quát lý thuyết việc làm..............................................................................6
2.2 Khái quát lý thuyết thất nghiệp..........................................................................8
2.3Các phạm trù cơ bản trong lý thuyết việc làm..................................................11
2.3.1 Khuynh hướng tiêu dùng giới hạn............................................................11
2.3.2 Lý thuyết mô hình số nhân........................................................................12
2.4 Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đến việc làm và đời sống người lao động
.................................................................................................................................14
3. Kết luận...................................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................18


MỞ ĐẦU
Chu kỳ vận động của nền kinh tế, tức là quá trình từ khi nền kinh tế bắt đầu
tăng trưởng đến khi ổn định và bắt đầu phát sinh các vấn đề cho đến suy thoái và
khủng hoảng, là điều không một chính phủ hay nhà kinh tế học nào mong muốn
nhưng nó vẫn xảy ra. Khi đối diện với nó các nhà kinh tế học luôn tự hỏi: làm thế

nào mà một nền kinh tế lại rơi vào tình trạng thất nghiệp đầy rẫy, bế tắc về thanh
khoản và tiêu thụ tuột dốc không phanh? làm thế nào để giảm nhẹ ảnh hưởng của
các cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế? làm thế nào để kéo dài khỏang thời gian
ổn định của một nền kinh tế…
Trong nhiều năm, các nhà kinh tế học đã trăn trở tìm câu trả lời cho những
câu hỏi này nhưng đều chưa có kết quả thỏa đáng. Lịch sử công nghiệp hóa của thế
giới bắt đầu từ nước Anh vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 đã tạo ra một khối lượng
hàng hóa khổng lồ mà con người chưa từng thấy trước đó, thế nhưng nó cũng đồng
thời tạo ra sự phức tạp trên phương diện quản lý nền kinh tế, cuộc đại khủng hỏang
kinh tế của thế giới tư bản những năm 1922-1929 đã để lại những hậu quả hết sức
nặng nề cho nền kinh tế tư bản nói riêng và kinh tế tế thế giới nói chung, cho thấy
các lý thuyết kinh tế hiện thời đang áp dụng còn nhiều vấn đề không thích hợp với
thực tiễn. Hoang mang, nghi ngờ và thậm chí bế tắc trong lý thuyết và thực tế của
cuộc khủng hoảng kinh tế là tâm trạng chung lúc bấy giờ. Chính lúc này, cũng tại
nước Anh, ý tưởng của một nhà kinh tế học đã cho thấy một câu trả lời đầy tiềm
năng. Nhà kinh tế học đó là John Maynard Keynes, tư tưởng của ông và tác phẩm
tiêu biểu là cuốn sách được xuất bản vào năm 1936 “Lý thuyết chung về việc làm,
lãi suất và tiền tệ” đã thay đổi một cách cơ bản cách nhìn của kinh tế học hiện đại.


1. Giới thiệu khái quát về John Maynard Keynes và học thuyết Keynes
1.1. John Maynard Keynes (1883- 1946)
John Maynard Keynes ( 05/06/1883 – 21/04/ 1946) là một nhà kinh tế học nổi
tiếng người Anh. Ông là giáo sư Trường Đại học Cambridge và là chủ bút tờ Tạp
chí Kinh tế (Economic journal). Ông là một chuyên gia về tài chínhvà tiền tệ trong
Bộ tài chính Anh và giữ vai trò chủ chốt trong việc hình thành mọi chủ trương,
chính sách của Hiệp hội Kinh tế Hoàng gia Anh. Ông cũng là người có công trong
việc sáng lập ra Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Những ý tưởng của ông, hình thành
nên Kinh tế học Keynes, có ảnh hưởng lớn tới kinh tế học hiện đại và chính trị cũng
như các chính sách tài chính của nhiều chính phủ. Ông ủng hộ cho sự can thiệp của

chính phủ vào kinh tế, bởi nhờ đó chính phủ sẽ sử dụng chính sách tài chính
và chính sách tiền tệ để làm giảm đi những ảnh hưởng bất lợi do suy thoái kinh
tế hay bùng nổ kinh tế gây ra. Ông là người khai sinh kinh tế học vĩ mô hiện đại và
là nhà kinh tế có ảnh hưởng nhất thế kỷ XX.
1.2. Học thuyết Keynes
Học thuyết Keynes: do John Maynard Keynes trình bày trong tác phẩm “Lý
thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ”, (The general theory of employment,
interest and money), được xuất bản năm 1936, trong bối cảnh của cuộc khủng
hoảng nền kinh tế thế giới1929- 1933. Keynes cho rằng nền kinh tế của một quốc
gia có thể đạt tới và duy trìmột sự cân đối ở một mức sản lượng nào đó, dưới mức
công ăn việc làm đầy đủ chomọi người, tại nơi mà những khoản chi tiêu mới cho
đầu tư được hình thành từ cáckhoản tiết kiệm đang được đưa vào hệ thống. Ông
cũng đánh giá cao vai trò của tiêudùng trong việc xác định sản lượng. Việc giảm xu
hướng tiêu dùng sẽ làm cho cầutiêu dùng giảm và đây chính là một trong những
nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự trìtrệ trong hoạt động kinh tế. Trong tác phẩm của
mình, Keynes cũng cho rằng, đầutư đóng vai trò quyết định đến quy mô việc làm.
Ông sử dụng lý luận về việc làm vàsản lượng do cầu quyết định để giải thích mức
sản lượng thấp và thất nghiệp cao kéo dài trong những năm 30 ở hầu hết các nước
công nghiệp phương Tây. Lý thuyếtnày gọi là thuyết trọng cầu. Học thuyết Keynes


có ảnh hưởng rất lớn đến đường lốikinh tế của nhiều nước Tư bản Chủ nghĩa phát
triển, đặc biệt là nước Mỹ. Các nước đang pháttriển trong thời kì Công nghiệp hóa,
Hiện đại hóa cũng đã vận dụng học thuyết Keynes ở những lý luậnvề đảm bảo sự
cân bằng cho nền kinh tế, ở những khuyến cáo phát triển nhiều hìnhthức hoạt động
để nâng cao tổng cầu và việc làm trong xã hội, ở vai trò của Chínhphủ đối với quá
trình tăng trưởng kinh tế như sử dụng ngân sách của Nhà nước đểkích thích đầu tư,
trợ cấp vốn cho các doanh nghiệp, nhờ đó có thể hạn chế mức độlạm phát và thất
nghiệp, tăng mức sản lượng tiềm năng.
Trong tác phẩm đó, ông đã phê phán quan điểm của phái cổ điển, phái tân cổ

điển về sự tự điều tiết của cơ chế thị trường tư bản chủ nghĩa – cho rằng kinh tế thị
trường tư bản chủ nghĩa là mô hình kinh tế tự động tăng trưởng, không có khủng
hoảng và thất nghiệp. Đồng thời Keynes đã nêu ra quan điểm mới về khủng hoảng,
thất nghiệp và vai trò điều tiết kinh tế của nhà nước.
2. Phân tích lý thuyết về thị trường lao động, việc làm và thất nghiệp
trong học thuyết kinh tế của Keynes
Theo Keynes, vấn đề quan trọng nhất, nguy hiểm nhất đối với chủ nghĩa tư bản là
khối lượng thất nghiệp và việc làm. Vì vậy, vị trí trung tâm trong lý thuyết kinh tế
của ông là "lý thuyết việc làm". Lý thuyết này đã mở ra một chương mới trong tiến
trình phát triển lý luận kinh tế, cả về chức năng tư tưởng lẫn thực tiễn. Trong đó
phải kể đến lý thuyết kinh tế vĩ mô, về hệ thống điều tiết của nhà nước.
* Theo Keynes: Việc làm không chỉ xác định tình hình thị trường lao động, sự vận
động của thất nghiệp mà còn bao gồm cả tình trạng sản xuất, khối lượng sản phẩm,
quy mô thu nhập. Việc làm cụ thể hóa tình trạng nền kinh tế, cơ sở cho việc điều
tiết nền kinh tế.
2.1 Khái quát lý thuyết việc làm
Keynes nghiên cứu vấn đề việc làm từ cả phía quyền lợi của ngưòi công nhân
và cả từ phía quyền lợi của nhà doanh nghiệp, ông cho rằng, mức độ việc làm được
xác định bởi nhà doanh nghiệp dưới ảnh hưởng của khát vọng đem tới tối đa lợi
nhuận của họ ở hiện tại và trong tương lai. Đương nhiên, điều kiện tối đa hóa lợi


nhuận và tăng việc làm thì không đồng nhất được với nhau, nhưng những mong
muốn của ông hướng tới việc giảm mức độ thất nghiệp trên cơ sở tăng hiệu quả tập
hợp cầu như thế nào, thì việc xác định khả năng sử dụng quy mô thất nghiệp bình
thường cho tối đa hóa lợi nhuận như thế ấy.
Keynes quan niệm, số lượng người làm việc trong mỗi xí nghiệp, mỗi ngành
cũng như trong toàn bộ nền kinh tế sẽ tùy thuộc vào doanh số mà các nghiệp chủ dự
kiến thu được từ việc bán sản lượng tương ứng với số lao động được sử dụng đó và
họ sẽ cố gắng tối đa hóa lợi nhuận.

Khi số lượng việc làm tăng lên dẫn tới tổng thu nhập thực tế của xã hội tăng lên
và điều này dẫn tới tiêu dùng của xã hội tăng lên.
Tuy nhiên do rất nhiều yếu tố tác động, các doanh nghiệp có thể thu hẹp sản
xuất, dẫn tới việc một bộ phận lao động sẽ bị thất nghiệp. Vì vậy, để đảm bảo việc
làm, điều đó sẽ tùy thuộc vào số tiền đầu tư, số tiền đầu tư lại thùy thuộc vào sự
kích thích đầu tư, sự kích thích đầu tư lại tùy thuộc vào hiệu quả biên của vốn. Do
đó, việc khuyến khích đầu tư có vai trò quan trọng trong việc giải quyết việc làm
trong xã hội và qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế.
Như chúng ta đã biết trường phái cổ điển cho rằng: Kinh tế thị trường tự do
cạnh tranh tự nó sẽ xác lập nên những trạng thái cân bằng và tự nó sẽ đạt tới sự
phân bổ tối ưu về tài nguyên và các nguồn lực, xã hội sẽ có đầy đủ công ăn việc
làm, nếu có thất nghiệp chẳng qua là do sự không ăn khớp nhất thời và do tự
nguyện. Như vậy, theo họ mô hình kinh tế thị trường tự do cạnh tranh là tối ưu.
Nhưng thực tế vận động của nền kinh tế thị trường tư bản đã bác bỏ điều đó.
Các cuộc khủng hoảng kinh tế liên tiếp diễn ra, tình trạng thất nghiệp diễn ra phổ
biến và tất cả những điều đó luôn thường trực đe dọa chủ nghĩa tư bản. Quan điểm
của Keynes là đối lập với quan điểm của phái cổ điển, cho rằng: để chống đỡ khủng
hoảng và thất nghiệp đòi hỏi phải có sự can thiệp của nhà nước, thông qua đó để
nâng cao tổng cầu trong nền kinh tế, kích thích tiêu dùng, khuyến khích doanh nhân
đầu tư và kinh doanh.


J.M.Keynes cho rằng, khẳng định của các nhà kinh tế cổ điển vềtăng đầu tư khi
tăng tiết kiệm là không có cơ sở. Cuối cùng là giảm tiêu thụ, có nghĩa là thu hẹp thị
trường hàng hóa. Hơn nữa, chẳng lẽ có thể chờ đợi để các nhà doanh nghiệp sẽ tăng
đầu tư và mở rộng khả năng sản xuất của mình. Đầu tư cũng không chỉ được xác
định bằng biểu giá phần trăm, bởi vì đối với các nhà doanh nghiệp thì quan trọng
không phải là lãi suất, mà là lợi nhuận.
Theo Keynes, tình trạng thất nghiệp kéo dài do thiếu hụt một số nhân hữu hiệu,
mức cầu bảo đảm lợi nhuận cho các nhà đầu tư, sỡ dĩ có tình trạng này là do:

- Khuynh hướng tiết kiệm ngày càng gia tăng, nó mang tính chất tâm lý, biểu
hiện trong từng cá nhân, tổ chức xã hội và ngay cả trong các doanh nghiệp. Khuynh
hướng tiết kiệm được biểu hiện như sau: Khi sản xuất tăng lên thì thu nhập tăng lên,
thu nhập chia làm hai bộ phận là tiêu dùng và tiết kiệm (để dự phòng cho tương lai).
Khi thu nhập tăng thì bộ phận tiêu dùng có thể tăng tuyệt đối và giảm tương đối.
Khuynh hướng tiết kiệm trong tiêu dùng cá nhân làm cho cầu tiêu dùng cá nhân
tăng chậm hơn là cung. Cầu đầu tư cũng có khả năng tăng chậm hơn do cầu tiêu
dùng tăng chậm, lãi suất ngân hàng thường cố định ở mức tương đối cao trong khi
tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm sút. Vì thế tổng cầu giảm sút so với tổng cung.
Trong thời đại của Keynes đã có thay đổi lớn trong tính chất và vai trò của cầu,
giá cả không còn là cơ chế lý tưởng xác lập cân bằng giữa cung và cầu. Cầu luôn
luôn tụt lại so với cung do người ta có xu hướng “muốn tiêu dùng một phần thu
nhập ít hơn dần khi thu nhập thực tế tăng”. Do đó phát sinh “cầu bị gác lại”,cung trở
nên thừa và điều này tạo điều kiện giảm đầu tư vào sản xuất, tức là thất nghiệp và
khủng hoảng xuất hiện.
2.2 Khái quát lý thuyết thất nghiệp
Theo Keynes, cầu có hiệu quả kết hợp với việc làm đầy đủ, đó là trưòng hợp
đặc biệt chỉ được thực hiện nếu không ngừng tăng tiêu dùng và mong muốn đầu tư
trong một tỷ lệ nhất định.Ông đã viết rằng: “Những khiếm khuyết cực kỳ to lớn của
xã hội kinh tế mà chúng ta đang sống là không có khả năng đảm bảo việc làm đầy
đủ, là bất công và tuỳ tiện trong phân chia tài sản và thu nhập”.


Vấn đề thất nghiệp đã được nhiều nước, nhiều tổ chức, nhiều nhà khoa học bàn
luận. Song cũng còn nhiều ý kiến khác nhau nhất là về thất nghiệp. Luật Bảo hiểm
thất nghiệp cộng hoà liên bang Đức định nghĩa: “Thất nghiệp là người lao động tạm
thời không có quan hệ lao động hoặc chỉ thực hiện công việc ngắn hạn”.
Ở Pháp người ta cho rằng, thất nghiệp là không có việc làm, có điều kiện làm
việc, đang đi tìm việc làm.
Thái Lan, định nghĩa về thất nghiệp khẳng định: “Thất nghiệp là không có việc

làm, muốn làm việc, có năng lực làm việc”.
Trung Quốc định nghĩa về thất nghiệp như sau: “Thất nghiệp là người trong
tuổi lao động (dân thành thị) có khả năng lao động, chưa có việc làm, đang đi tìm
việc làm, đăng kí tại cơ quan giải quyết việc làm”.
Theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO), “Thất nghiệp là tình trạng tồn tại một số
người trong lực lượng lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm
ở mức lương thịnh hành”.
Hội nghị Thống kê Lao động Quốc tế lần thứ tám năm 1954 tại Giơnevơ đưa ra
định nghĩa: “Thất nghiệp là người đã qua một độ tuổi xác định mà trong một ngành
hoặc một tuần xác định, thuộc những loại sau đây:
– Người lao động có thể đi làm nhưng hết hạn hợp đồng hoặc bị tạm ngừng hợp
đồng, đang không có việc làm và đang tìm việc làm.
– Người lao động có thể đi làm trong một thời gian xác định và đang tìm việc
làm có lương mà trước đó chưa hề có việc làm, hoặc vị trí hành nghề cuối cùng
trước đó không phải là người làm công ăn lương (ví dụ người sử dụng lao động
chẳng hạn) hoặc đã thôi việc.
– Người không có việc làm và có thể đi làm ngay và đã có sự chuẩn bị cuối
cùng để làm một công việc mới vào một ngày nhất định sau một thời kỳ đã được
xác định.
– Người phải nghỉ việc tạm thời hoặc không thời hạn mà không có lương.
Các định nghĩa tuy có khác nhau về mức độ, giới hạn (tuổi, thời gian mất việc)
nhưng đều thống nhất người thất nghiệp ít nhất phải có 3 đặc trưng:


Có khả năng lao động.
Đang không có việc làm
Đang đi tìm việc làm.
Ở Việt nam, thất nghiệp là vấn đề mới nảy sinh trong thời kì chuyển đổi nền
kinh tế cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường . Vì vậy, tuy chưa có
văn bản pháp qui về thất nghiệp cũng như các vấn đê có liên quan đến thất nghiệp,

nhưng có nhiều công trình nghiên cứu nhất định.
Những nghiên cứu bước đầu khẳng định thất nghiệp là những người không có
việc làm, đang đi tìm việc và sẵn sàng làm việc.
Định nghĩa thất nghiệp ở Việt nam: “ Thất nghiệp là những người trong độ tuổi
lao động, có khả năng lao động, có nhu cầu việc làm, đang không có việc làm, đang
đi tìm việc làm”.
Bác bỏ những gì các nhà kinh tế cổ điển đã đưa ra từ thời D.Ricardo (cung sẽ
sinh ra cầu), J.Keynes nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng qui mô chung của tập hợp
cầu. Chỉ có cầu mới kích thích tăng khối lượng sản xuất và sự phồn vinh của các
dân tộc. Thiếu hụt hiệu quả của tập hợp cầu sẽ dẫn đến kém tải cưòng độ sản xuất,
nhịp độ tăng trưỏng sản xuất thấp, xuất hiện khủng khoảng và thất nghiệp. Chức
năng quan trọng nhất của nhà nước là tác động vào lượng cầu. Mở rộng dung lượng
cầu, nhà nước sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Theo Keynes, thì ngoài đầu tư ra, khuynh hướng tiêu dùng và việc ấn định lãi
suất cũng ảnh hưởng tới tập hợp cầu. Đầu tiên có thể ảnh hưỏng bằng con đường hệ
thống thuế. Liên quan tới tính ổn định của lãi suất và vai trò của nó nói chung, thì
Keynes nêu ra lý thuyết lãi suất của mình, mà cần phải nghiên cứu riêng. Ông cho
rằng lãi suất cao - là một trong những nguồn gốc quan trọng nhất dẫn đến thất
nghiệp. Gắn với thất nghiệp, Keynes nói về ba hình thức, trong khi đó lý thuyết cố
điển đưa ra chỉ có hai, hơn nữa không thể khác được là: thất nghiệp cấu trúc và thất
nghiệp tự nguyện. Thất nghiệp cấu trúc - hình thức này là kết quả mất việc tạm thòi
khi chuyển từ một xí nghiệp sang xí nghiệp khác. Hình thức tự nguyện gắn với sự
khước từ công việc của chính ngưòi lao động vì lương thấp hoặc là vì những lý do


cá nhân khác. Các nhà kinh tế cổ điển khảo sát sự có mặt của 2 hình thức này được
coi là toàn diện và có nghĩa là việc làm đầy đủ. Keynes xác định hình thức thứ ba là thất nghiệp bắt buộc, khi mà tập hợp cung lao động của những người lao động đã
sẵn sàng làm việc với mức lương hiện hành, sẽ tăng cầu sức lao động.
2.3Các phạm trù cơ bản trong lý thuyết việc làm
2.3.1 Khuynh hướng tiêu dùng giới hạn

Khuynh hướng tiêu dùng giới hạn là khuynh hướng cá nhân phân chia phần
thu nhập tăng thêm cho tiêu dùng theo tỷ lệ ngày càng giảm dần. Đây là quy luật
tâm lý của mọi cộng đồng tiêu tiền, nó là nguyên nhân của sự giảm sút tương đối
cầu tiêu dùng dẫn đến sản xuất trì trệ, khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp.
Việc làm tăng thì thu nhập thực tế tăng, do đó tiêu dùng tăng (tâm lý chung)
nhưng tốc độ tăng tiêu dùng chậm vì khuynh hướng tiết kiệm một phần thu nhập
tăng thêm. Do đó cầu giảm tương đối (so với sản xuất), cản trở việc mở rộng đầu tư
của nhà tư bản. Nhà kinh doanh sẽ thua lỗ nếu sử dụng toàn bộ lao động tăng thêm
để thỏa mãn số cầu tiêu dùng tăng (“Khuynh hướng tiêu dùng giới hạn”).
Theo Keynes, khuynh hướng tiêu dùng giới hạn là một tương quan hàm số
giữa thu nhập và chi tiêu cho tiêu dùng rút ra từ thu nhập đó (C):
C = X (R)
- Có 3 nhân tố ảnh hưởng đến khuynh hướng này là:
Thứ nhất, thu nhập (R): thu nhập tăng thì tiêu dùng tăng và ngược lại.
Thứ hai, các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến thu nhập (thay đổi tiền công
danh nghĩa, cho một lao động, lãi suất, thuế khóa,...).
Thứ ba, những nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến khuynh hướng tiêu dùng. Có
thể chia làm 2 nhóm như sau:
Nhóm làm tăng tiết kiệm (lập khoản dự phòng rủi ro, để dành cho tuổi già,
cho việc học tập của con cái và bản thân, xây dựng tài sản,... thậm chí thỏa mãn tính
hà tiện đơn thuần) có thể khái quát thành sự thận trọng, nhìn xa, tính toán, tham
vọng, tự lập, kinh doanh, kiêu hãnh và hà tiện,.. điều này làm giảm tiêu dùng.


Nhóm thứ hai làm giảm tiết kiệm, tăng tiêu dùng (thích hưởng thụ, thiển cận,
hào phóng, phô trương, xa hoa,...).
- Bốn loại động lực là: tiết kiệm kinh doanh (bảo đảm nguồn tài chính để
thực hiện cuộc đầu tư mới mà không mắc nợ); Tiền mặt (bảo đảm nguồn tiền mặt để
đối phó với những bất trắc xảy ra; Cải tiến (bảo đảm tăng thu nhập nhờ hiệu suất)
và động lực thận trọng về tài chính (bảo đảm quỹ dự trữ tài chính).

- Biểu thị khuynh hướng tiêu dùng giới hạn (KHTDGH):
KHTDGH = dC / dR
Trong đó: C là chi tiêu cho tiêu dùng rút ra từ thu nhập;
dC là gia tăng tiêu dùng;
R là Thu nhập;
dR là gia tăng thu nhập.
2.3.2 Lý thuyết mô hình số nhân
Số nhân đầu tư là mối quan hệ giữa gia tăng thu nhập (dR) với gia tăng đầu
tư (dI). Nó xác định sự gia tăng đầu tư sẽ làm gia tăng thu nhập lên bao nhiêu lần (là
hệ số bằng số nói lên mức độ tăng của sản lượng do kết quả của mỗi đơn vị đầu tư).
Cụ thể ta có:
C là chi tiêu cho tiêu dùng rút ra từ thu nhập và dC là gia tăng tiêu dùng
R là Thu nhập và dR là gia tăng thu nhập
I là đầu tư và dI là gia tăng đầu tư
S là tiết kiệm và dS là gia tăng tiết kiệm.
Khi đó ta sẽ có công thức sau:
Q=R=C+I
Từ đó công thức tính sự gia tăng sản lượng do đầu tư thêm là:
dQ = d R = K. (dC + dI)
K=dQ/(dC+dI)
(Q là sản lượng và dQ là sự gia tăng sản lượng, K là số nhân)
Mỗi sự gia tăng đầu tư kéo theo sự gia tăng cầu về tư liệu sản xuất và sức lao
động, kích thích sản xuất phát triển, tăng thu nhập (tăng sản lượng) và đến lượt nó


thu nhập tăng lại làm tiền đề cho sự gia tăng đầu tư mới. Đầu tư của lớp người này
trở thu nhập của lớp người khác dẫn đến sự gia tăng của thu nhập. Thu nhập tăng sẽ
là tiền đề cho tăng đầu tư mới. Như vậy, số nhân đầu tư có tác động dây chuyền, nó
khuếch đại thu nhập quốc dân lên. Nó chỉ rõ sự gia tăng đầu tư sẽ kéo theo sự gia
tăng thu nhập lên bao nhiêu. Vì thế số nhân làm cho thu nhập phóng đại lên nhiều

lần.
Để chống suy thoái và thất nghiệp, ông đề ra giải pháp là tăng mức cầu, vì tổng
cầu tăng ảnh hưởng đến tổng cung sẽ làm giảm suy thoái và thất nghiệp. Cách làm
tăng tổng cầu là cần có sự can thiệp của nhà nước bằng cách sử dụng công cụ tài
khóa là chủ yếu (thuế, chi ngân sách). Theo Keynes, phần chi của chính phủ là công
cụ chính yếu bởi vì khi chi tiêu, Chính phủ tăng chi tiêu làm kích thích mang tính
dây chuyền để làm tăng tổng cầu nói chung. Sự tăng tổng cầu tác động đến tổng
cung cũng theo một tác động dây chuyền.
Đối với chính sách khuyến khích đầu tư, học thuyết Keynes chủ trương sử dụng
ngân sách để kích thích đầu tư trong nền kinh tế (bao gồm cả đầu tư tư nhân và đầu
tư nhà nước), qua đó để kích thích kinh tế tăng trưởng. Nhà nước nên thực hiện các
chương trình đầu tư quy mô lớn để kích thích thị trường thông qua các đơn đặt hàng
của chính phủ, thông qua các dự án đầu tư, thông qua hệ thống thu mua – nhờ đó để
kích thích đầu tư tư nhân. Đồng thời, qua đó theo cơ chế số nhân, nó sẽ có tác dụng
làm khuyếch đại thu nhập quốc dân.
Đối với công cụ tài chính và chính sách tài khóa của chính phủ, Keynes cho
rằng: tài chính là một công cụ hữu hiệu trong tay nhà nước để tác động đến nền kinh
tế. Ví dụ: giả sử như nền kinh tế đang lâm vào khủng hoảng, suy thoái và thất
nghiệp, các doanh nghiệp thì thu hẹp sản xuất, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu,
điều đó làm giảm sút tổng cầu. Vì vậy, để nâng cao tổng cầu chính phủ dphari tang
chi tiêu, hoặc giảm thuế cho đaonh nghiệp, qua đó nâng cao mức tiêu dùng trong
nền kinh tế và hiệu lực của cơ chế số nhân sẽ khiến cho sản lượng tang và việc làm
trong xã hội tang lên. Ngược lại, khi nền kinh tế đang trong trạng thái phát triển


“quá nóng”, lạm phát tăng, chính phủcó thể tác động bằng cách thắt chặt chi tiêu và
tăng thuế. Nhờ đó mức chi tiêu giảm, sản lượng giảm và lạm phát được kiềm chế.
Đối với công cụ tiền tệ và chính sách tiền tệ của chính phủ: trong học thuyết
của mình, Keynes đã đánh giá cao vai trò của công cụ chính sách tiền tệ và lãi suất.
Đồng thời, trong thực tế các chính phủ đều đã có sự vận dụng công cụ và chính sách

tiền tệ để tác động đến nền kinh tế. Chính sách tiền tệ được thể hiện tập trung thông
qua việc ngân hang Trung ương thay đổi mức cung tiền và tỷ lệ lãi suất, nhờ đó đã
tác động vào lượng tiền mặt là lãi suất trên thi trường cũng qua đó tác động đến
tổng cung và tổng cầu trong nền kinh tế, nâng cao “cầu có hiệu quả” nhằm chống
khủng hoảng và suy thoái kinh tế, hạn chế tình trạng thất nghiệp.
2.4 Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đến việc làm và đời sống người
lao động
Từ đẳng thức kinh tế vĩ mô theo lý thuyết tổng cầu của J.M. Keynes:
Y = C + I + G + EX- IM
Trong đó:
Y: Tổng cầu của nền kinh tế (thu nhập quốc dân)
C: Tiêu dùng của hộ gia đình
I: Đầu tư
G: Chi tiêu của chính phủ
EX: Xuất khẩu
IM: Nhập khẩu
Ta thấy có 3 kênh tác động đến thu nhập và việc làm của người lao động:
Thứ nhất là về xuất khẩu: Việt Nam chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thô và
hàng hóa thâm dụng lao động, khi giảm cầu trên thị trường thế giới dẫn đến giảm
xuất khẩu. Kinh tế thế giới suy thoái, giá giảm thì lượng xuất khẩu có thể tăng
nhưng kim ngạch xuất khẩu giảm dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực đến cầu về lao động.
Thứ hai là về đầu tư: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chủ yếu đầu tư
vào những lĩnh vực có lợi thế về lao động giá rẻ, thực hiện gia công sản phẩm cho
khách hàng nước ngoài. Vốn đầu tư trong nước thuộc các doanh nghiệp tư nhân,


làng nghề sản xuất, gia công hàng xuất khẩu giảm do cầu trên thị trường thế giới
giảm, giá giảm.
Khủng hoảng kinh tế thế giới, cầu giảm dẫn đến FDI và đầu tư ở các làng nghề, một
số doanh nghiệp tư nhân giảm, điều này tác động tiêu cực đến cầu về lao động.

Thứ ba là về tiêu dùng: Cầu về lao động giảm, lao động trong nước bị mất
việc làm, thiếu việc làm dẫn đến mất hoặc bị giảm nguồn thu nhập. Lao động Việt
Nam ở nước ngoài phải về nước; kiều hối gửi về có xu hướng giảm dẫn đến giảm
xu hướng tiêu dùng trong nước.
Xu hướng giảm nguồn thu dẫn đến giảm tiêu dùng, tác động đến đầu tư dẫn
đến giảm cầu lao động.
Như vậy, có thể thấy, khủng hoảng và suy thoái kinh tế thếgiới đã ảnh hưởng
toàn diện đến cầu về lao động, nhất là trong điều kiện kinh tế Việt Nam thời gian
qua hướng theo mô hình tăng trưởng dựa trên gia tăng qui mô vốn đầu tư và sử
dụng nhiều lao động làm gia công xuất khẩu nhằm tận dụng lợi thế lao động giá rẻ.
Phần lớn hàng gia công được xuất khẩu sang các thị trường lớn như Mỹ, Tây Âu và
Nhật Bản. Vì vậy, khi kinh tế thế giới nói chung và kinh tế các nước này nói riêng
rơi vào khủng hoảng, nền kinh tế Việt Nam bị chao đảo và ảnh hưởng tiêu cực đến
thị trường lao động, việc làm và thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp,
trong làng nghề và ở khu vực nông thôn nói chung.
Đối với lao động trong doanh nghiệp: Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế
toàn cầu, năm 2008 có 24,8% và năm 2009 có 38,2% số doanh nghiệp bị giảm
doanh thu. Trong bối cảnh này, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải thu hẹp
sản xuất, nhiều người lao động bị mất việc hoặc thiếu việc làm. Năm 2008, có
22,3% số doanh nghiệp phải giảm qui mô lao động, con số này năm 2009 là 24,8%.
Đồng thời, cũng có nhiều doanh nghiệp vẫn duy trì và phát triển sản xuất, có
nhu cầu thu hút lao động vào làm việc. Năm 2008, có 29,8% số doanh nghiệp tăng
qui mô lao động, năm 2009 con số này là 28,4%. Tuy nhiên, số doanh nghiệp tăng
qui mô lao động có xu hướng giảm dần trong bối cảnh khủng hoảng. Trong số
doanh nghiệp tăng qui mô lao động, năm 2008 có 12,9% doanh nghiệp tăng qui mô


lao động trên 20%, năm 2009 tỷ lệ này giảm xuống còn 5,5%. Do mất việc làm và
khan hiếm lao động xảy ra cùng lúc, trong số lao động bị mất việc làm thì 80% tìm
lại được việc làm nên qui mô gia tăng người thất nghiệp ở Việt Nam không thực sự

lớn.

3. Kết luận
Qua việc phân tích nội dung cơ bản của lý thuyết chung về lao động, việc
làm và thất nghiệp của Keynes, cho thấy: Với sự tăng thêm của việc làm sẽ tăng thu
nhập, do đó tăng tiêu dùng. Song do khuynh hướng tiêu dùng giới hạn nên tiêu dùng
sẽ tăng chậm hơn tăng thu nhập, phần còn lại dành cho tiết kiệm, và trở trêu thay
tiết kiệm lại có xu hướng tăng nhanh. Điều này trái ngược với quan điểm của kinh
tế học cổ điển nhưng lại được thực tế chứng minh một cách hùng hồn đó là quan
điểm đúng đắn, chính điều này đã làm tiêu dùng giảm tương đối dần đến giảm cầu,
hệ quả không mong muốn là ảnh hưởng đến giảm sản xuất và giảm việc làm.
Để cải thiện tình hình của nền kinh tế đang suy giảm như vậy thì cần tăng
cầu có hiệu quả, nhưng điều này đồng nghĩa với việc phải tăng chi phí đầu tư, tăng
tiêu dùng sản xuất. Song do hiệu quả giới hạn của tư bản giảm sút (với lãi suất
tương đối ổn định) nên giới hạn đầu tư chật hẹp không kích thích được doanh nhân
đầu tư.
Do đó để khắc phục tình trạng tiêu dùng giảm sút, hạn chế đầu tư của nền
kinh tế thì Keynes đã mạnh mẽ đề xuất: nhà nước phải có một chương trình đầu tư
quy mô lớn để thu hút số tư bản nhàn rỗi và lao động thất nghiệp. Số người này khi
có thu nhập sẽ tham gia vào thị trường sản phẩm làm cầu hàng hóa tăng do đó hiệu


quả giới hạn của tư bản tăng. Khi đó doanh nhân sẽ tăng đầu tư và sản xuất tăng
(theo mô hình số nhân). Khủng hoảng và thất nghiệp sẽ được ngăn chặn.
Nước Anh là nơi học thuyết Keynes xuất hiện, nhưng nước áp dụng thành
công đầu tiên trớ trêu lại là Mỹ, sự hồi phục kinh tế thần kỳ của Mỹ nhờ áp dụng
học thuyết Keynes trước và sau chiến tranh thế giới thứ 2 đã làm học thuyết này có
sức ảnh hưởng mạnh mẽ trên toàn thế giới từ đó. Hơn 80 năm qua, nền kinh tế thế
giới hiện đại đã phức tạp hơn nhiều và kinh tế các quốc gia cũng phụ thuộc nhau
nhiều hơn, học thuyết Keynes đã được những nhà kinh tế học hiện đại kế thừa và

tiếp tục phát triển phù hợp với các điều kiện của nền kinh tế hiện đại nhưng các giá
trị cốt lõi vẫn không thay đổi đã cho thấy tính đúng đắn và một tầm nhìn tuyệt vời
của Keynes.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. John Maynard Keynes (1994), Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền
tệ, NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Đinh Văn Thông (2009), Học thuyết Keynes và những vấn đề kích cầu nhằm
chống suy giảm kinh tế ở nước ta, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN.
3. Phan Huy Đường (2011), Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của Keynes và vài suy
nghĩ về tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam hiện nay.
4. Phạm Đức Chính (2005), Lý thuyết về thị trường lao động, việc làm và thất
nghiệp trong các hpojc thuyết kinh tế.
5. Đinh Văn Thông (2011), Vai trò nhà nước trong học thuyết kinh tế của John
Maynard Keynes.



×