Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

phân tích lý thuyết về thị trường lao động, việc làm và thất nghiệp trong học thuyết kinh tế của trường phái tiền tệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.51 KB, 21 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN MÔN HỌC
LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ

PHÂN TÍCH LÝ THUYẾT VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG,
VIỆC LÀM VÀ THẤT NGHIỆP TRONG HỌC THUYẾT
KINH TẾ CỦA "TRƯỜNG PHÁI TIỀN TỆ"
GVHD: TS. LÊ KIÊN CƯỜNG
Nhóm thực hiện: Nhóm 2
1.

Nguyễn Thanh Đoàn

2.

Quách Tấn Phát

3.

Mã Mỹ Phương

4.

Hoàng Văn Hà

5.



Tạ Thị Hồng Lê

6.

Ngô Tú Tiền

7.

Nguyễn Phủ Doãn

8.

Huỳnh Minh Trí

TP.HCM, tháng 3/2017
1


CHƯƠNG 1.
HỌC THUYẾT TRỌNG TIỀN HIỆN ĐẠI CỦA MILTON FRIEDMAN
1.1. Hoàn cảnh ra đời của học thuyết
Từ giữa những năm 70 của thế kỷ XX, hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa lại lâm
vào cuộc khủng hoảng lớn do đó bộc lộ sự bất lực của các chính sách kinh tế của
Nhà nước tư sản trên học thuyết của trường phái Keynes.
Xuất hiện khuynh hướng phê phán học thuyết Keynes và do đó phục hồi tư
tưởng tự do kinh tế nhưng có sửa đổi để thích ứng với tình hình mới.
Nguồn gốc: tư tưởng tự do kinh tế của các nhà cổ điển (cuối thế kỷ XVIII đầu
thế kỷ XIX) được phát triển ở các nhà cổ điển mới (cuối thế kỷ XIX đến thập kỷ 30
của thế kỷ XX). Gọi là chủ nghĩa tự do cũ. Sau đó tư tưởng chủ nghĩa tư bản có điều

tiết (Keynes) thống trị, đến những năm 70 của thế kỷ XX thì tư tưởng tự do kinh tế
được phục hồi dẫn đến sự xuất hiện của "chủ nghĩa tự do mới" hay "chủ nghĩa bảo
thủ mới".
Chủ nghĩa tự do mới được phát triển dưới nhiều tên gọi khác nhau như: chủ
nghĩa bảo thủ mới (ở Mỹ), chủ nghĩa tự do mới (ở Đức), chủ nghĩa cá nhân mới (ở
Anh), chủ nghĩa kinh tế mới (ở Áo), …
Một trong những trường phái chính của chủ nghĩa này đó là trường phái Trọng
tiền hay Trường phái kinh tế tự do Chicago. Chủ nghĩa trọng tiền được hình thành
từ những năm 50 của thế kỉ XX. Đại biểu nổi tiếng nhất và cũng là thủ lĩnh của
trường phái này là Milton Friedman, nhà kinh tế học người Mỹ. Ngoài ra còn nhiều
nhà kinh tế học lớn khác như: Allan Melizer, Jerry Jordan (cố vấn kinh tế của
Reagan),…
1.2.

Tiểu sử của Milton Friedman

Milton Friedman (31/07/1912 – 16/11/2006), là một nhà kinh tế học đoạt giải
Nobel người Mỹ. Là người ủng hộ chủ nghĩa tư bản tự do, ông đã có những đóng
góp quan trọng trong các lĩnh vực kinh tế học vĩ mô, kinh tế học vi mô, lịch sử kinh
tế và thống kê. Năm 1976, Friedman nhận Giải Nobel Kinh tế vì những đóng góp
1


vào lĩnh vực phân tích tiêu dùng, lịch sử và lý thuyết tiền tệ cũng như vì công lao
của ông trong việc chứng minh tính phức tạp của chính sách ổn định kinh tế vĩ mô.
Theo tờ The Economist, Friedman là nhà kinh tế có ảnh hưởng lớn nhất vào nửa
sau thế kỷ 20. Friedman chính là người đã lập nên trường phái kinh tế học vĩ mô rất
có ảnh hưởng – phái trọng tiền (monetarism). Tư tưởng chính trị của Friedman nhấn
mạnh những ưu thế của thị trường và những bất lợi khi Nhà nước can thiệp vào nền
kinh tế đã định hình quan điểm của những người theo trường phái bảo thủ và tự do

ở Mỹ. Quan điểm của ông về chính sách tiền tệ, thuế khóa, tư nhân hóa và giảm bớt
sự can thiệp của chính phủ đã có tác động to lớn tới chính sách của nhiều nước trên
thế giới, đặc biệt là dưới thời Ronald Reagan ở Mỹ và Margaret Thatcher ở Anh.
1.3.

Các quan điểm kinh tế của trường phái trọng tiền hiện đại ở Mỹ

Lập trường cơ bản của phái Trọng tiền là phải thả lỏng nền kinh tế và chống lại
sự can thiệp của chính phủ vào sự vận động của nền kinh tế. Những người theo phái
này chủ trương vai trò của chính phủ là duy trì một tốc độ tăng tiền tệ ổn định hằng
năm, và điều đó sẽ đảm bảo một sự tăng trưởng kinh tế vững chắc với giá cả ổn
định.
Trường phái trọng tiền hiện đại ở Mỹ chủ trương tự do hóa nền kinh tế, đồng
thời nhấn mạnh vai trò tự điều tiết của thị trường.
- Về tình trạng nền kinh tế: cho rằng giá cả và tiền lương trong điều kiện mới
là tương đối linh hoạt, mềm dẻo.
- Thị trường vẫn có khả năng tự động điều tiết. Trường phái này cho rằng cơ
chế thị trường tự nó đã đảm bảo sự cân bằng cung cầu tổng quát ở gần sát với mức
sản lượng cân bằng.
- Do thị trường có khả năng tự điều chỉnh nên nền kinh tế có khả năng phát
huy tiềm năng của mình. GNP thực tế gần sát GNP tiềm năng. Do đó đường tổng
mức cung không phải là một khoảng nằm ngang mà là một đường dốc đứng gần với
GNP (GNP: tổng thu nhập quốc dân)

2


- Tổng cầu: khi đường tổng cung là một đường dốc đứng, tổng cầu thay đổi
thì nó không thay đổi hình dáng kể GNP thực tế mà chỉ làm thay đổi giá cả.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến tổng cầu: trường phái này cho rằng chính sách

tài chính không làm ảnh hưởng nhiều đến tổng cầu mà nhân tố quan trọng quyết
định chính là khối lượng tiền tệ nói đúng hơn là tổng mức cung về tiền tệ.
Theo quan điểm trọng tiền hiện đại ở Mỹ: tổng cung tiền tệ là một nhân tố chủ
quan. Vì vậy, nó thường không ổn định và nó thường đặc biệt dễ bị chi phối bởi
nhân tố chính trị như là chu kỳ kinh doanh chính trị (chu kỳ bầu cử tổng thống, nghị
sĩ quốc hội...). Trong khi đó tổng mức cầu về tiền tệ là một đại lượng khách quan,
tương đối ổn định vì nó phụ thuộc vào GNP tiềm năng.
Trường phái trọng tiền hiện đại Mỹ quan tâm đến căn bệnh chủ yếu của nền kinh
tế: không phải là suy thoái và thất nghiệp mà căn bệnh nguy hiểm nhất là lạm phát.
Trường phái này đề ra biện pháp để chống lạm phát như sau: thực hiện một chính
sách tiền tệ, cụ thể, chủ động làm tăng tổng mức cung tiền tệ từ 3-4%/năm (phù hợp
với tốc độ tăng của tổng mức cầu tiền tệ là xấp xỉ mức phát triển của GNP tiềm
năng. Một điểm cần chú ý ở đây là lạm phát giảm sẽ dẫn đến tình trạng thất nghiệp
tăng.
1.4.

Lý thuyết trọng tiền hiện đại ở Mỹ

1.4.1. Lý thuyết về thái độ ứng xử của người tiêu dùng và thu nhập
Thứ nhất, về thái độ ứng xử của người tiêu dùng, theo M.Friedman trong điều
kiện ổn định sẽ có hai nguyên nhân làm cho tiêu dùng cao hơn thu nhập là: Sự ổn
định chi và các khoản thu nhập tăng lên. Sự tiêu dùng thông thường phụ thuộc vào
thu nhập, lãi suất và thu nhập từ tài sản vật chất.
Thứ hai, về thu nhập, theo M.Friedman, thu nhập (Y) trong một thời kỳ nhất
định bao gồm: thu nhập thường xuyên Yp và thu nhập tức thời (Yt): Y=Yp+Yt
Yp: của cải mà cá nhân nhận đuợc do nghề nghiệp mang lại
Yt: thu nhập do các nhân tố khác.

3



Tiêu dùng (C) là tổng số của tiêu dùng thường xuyên (Cp) và tiêu dùng nhất thời
(Ct): C= Cp+ Ct
Giữa tiêu dùng thường xuyên và thu nhập thường xuyên có mối quan hệ với
nhau. Mối quan hệ này được thể hiện bằng đẳng thức sau: Cp = k(i,w,u)Yp
Trong đó:
k: Hệ số chỉ tương quan giữa tiêu dùng thường xuyên và thu nhập thường xuyên.
i: Lãi suất
w: Tương quan giữa tài sản vật chất với thu nhập thường xuyên
u: Sự phân chia thu nhập cho tiêu dùng và tiết kiệm.
Qua đẳng thức trên, M.Friedman cho rằng tiêu dùng thường xuyên phụ thuộc
vào lãi suất, tương quan giữa tài sản vật chất với thu nhập thường xuyên và sự phân
chia thu nhập cho tiêu dùng và tiết kiệm là chính chứ không phải là thu nhập thường
xuyên.
1.4.2. Lý thuyết tiền tệ và thu nhập quốc dân
Đây là lý thuyết nổi tiếng của Friedman và của phái trọng tiền. Nội dung cơ bản
của lý thuyết này có thể khái quát thành những điểm dưới đây:
Thứ nhất, nhân tố quyết định sự tăng trưởng của sản lượng quốc gia là mức cung
tiền tệ. Theo M.Friedman và những người theo phái trọng tiền hiện đại, các biến số
vĩ mô như: giá cả, sản lượng, công ăn việc làm phụ thuộc vào mức cung tiền tệ chứ
không phải vào chính sách tài chính (thuế và chi tiêu ngân sách) của trường phái
Keynes.
Mức cung tiền tệ thường không ổn định và phụ thuộc vào quyết định chủ quan
của chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương. Nếu ngân hàng trung ương phát
hành không đủ tiền thì dễ dẫn đến khủng hoảng kinh tế, còn nếu phát hành thừa tiền
thì lại bị lạm phát.
Mức cầu tiền tệ có tính ổn định cao, nó được quyết định bởi thu nhập. Mức cầu
danh nghĩa về tiền đuợc xác định bởi công thức: Md = f(Yn,i)

4



Trong đó:
Md: Mức cầu danh nghĩa về tiền tệ
Yn: Thu nhập danh nghĩa
i: Lãi suất danh nghĩa
Qua công thức trên, những người trọng tiền hiện đại cho rằng sự thay đổi cầu về
tiền tệ phụ thuộc vào sự thay đổi của thu nhập, còn lãi về tiền là nhân tố ngoại sinh
của nền kinh tế.
Từ đó có thể trình bày công thức cầu về tiền dưới dạng đơn giản sau:
Md=f(Yn)
Qua những phân tích trên, M.Friedman cho rằng cuộc khủng hoảng kinh tế
1929-1933 diễn ra ở Mỹ là do hệ thống dự trữ liên bang (FED) đã phát hành một số
tiền ít hơn mức cung tiền tệ. Từ đó, ông đề nghị thực hiện chu kỳ tiền tệ và thu nhập
quốc dân nhằm chủ động điều tiết mức cung tiền tệ trong từng thời kỳ phát triển.
Trong thời kỳ khủng hoảng thì tăng mức cung tiền tệ để đưa nền kinh tế thoát khỏi
khủng hoảng, còn trong thời kỳ phồn vinh thì giảm mức cung tiền để kìm hãm bớt
mức phồn vinh. Theo ông, để giữ sự ổn định trong nền kinh tế cần tăng khối lượng
tiền hàng năm ổn định mức từ 3-4% .
Thứ hai, giá cả hàng hóa phụ thuộc vào khối lượng tiền tệ.
Từ công thức: M.V = P.Q => P = V/Q.M
Trong đó: M: là mức cung tiền tệ
V: tốc độ lưu thông của tiền tệ
Q: số lượng hàng hóa, dịch vụ trong năm
P: giá cả trung bình của hàng hóa và dịch vụ
Ta có: Nếu V,Q không đổi thì P phụ thuộc vào M. Khối lượng tiền tệ càng
nhiều thì giá cả hàng hóa càng tăng cao. Do đó, các nhà trọng tiền hiện đại quan tâm
đến việc ổn định tiền tệ và chống lạm phát. Theo họ, vấn đề cần quan tâm trong nền
kinh tế là lạm phát, là căn bệnh nan giải của xã hội cần phải giải quyết.


5


Một chính quyền tạo ra lạm phát cao hơn không chắc đã có thể giảm được
thất nghiệp một cách ổn định. Thất nghiệp tạm thời có thể giảm xuống, nếu lạm
phát là một bất ngờ, nhưng trong dài hạn, thất nghiệp sẽ được xác định bởi những
yếu tố khác trên thị trường lao động.
M.Friedman đã đưa ra khái niệm "thất nghiệp tự nhiên" trong nền kinh tế, từ
đó trở thành khái niệm cơ bản trong phân tích thị trường lao động theo lý thuyết tự
do. "Ở bất cứ thời điểm nào cũng luôn luôn có một mức thất nghiệp mang đặc tính
là tương hợp với thế cân đối trong cơ cấu tỷ lệ lương thực tế.....Tỷ lệ thất nghiệp
nếu thấp hơn mức ấy tức là cầu quá lớn về lao động do đó sẽ gấp sức ép vào sự
giảm tiền lương thực tế" (Vai trò của chính sách tiền tệ, American Economic
Review, tháng 3-1968). Các chính sách không nên cố cưỡng bức nền kinh tế giảm
mức thất nghiệp xuống dưới mức này thông qua các chính sách kích thích, vì kết
quả sẽ chỉ là lạm phát triền miên.
Thứ ba, trường phái trọng tiền hiện đại ủng hộ và bảo vệ quan điểm tự do
kinh tế, chế độ tư hữu, quyền tự do hoạt động của các doanh nghiệp và nhà nước
không nên can thiệp sâu vào kinh tế. Vì nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đang phát triển
cao, tương đối ổn định, thường xuyên ở tình trạng cân bằng động; hệ thống tự điều
chỉnh nền kinh tế dựa vào các qui luật kinh tế khách quan, mà không cần sự can
thiệp sâu của nhà nước.

6


CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH LÝ THUYẾT HỌC THUYẾT KINH TẾ
CỦA TRƯỜNG PHÁI TRỌNG TIỀN
2.1 Lý thuyết về thái độ ứng xử của người tiêu dùng và thu nhập:

Về thái độ ứng xử của người tiêu dùng, học thuyêt trọng tiền cho rằng trong
điều kiện ổn định, sự tiêu dùng phụ thộc vào thu nhập, lãi suất và thu nhập từ tài sản
vật chất.
Về thu nhập, học thuyết này cho rằng thu nhập (Y) trong một thời kỳ nhất
định bao gồm thu nhập thường xuyên Yp và thu nhập tức tời Yt.
Y= Yp+Yt, với:
Y: Thu nhập
Yp: Thu nhập thường xuyên mà cá nhân nhận được do nghề nghiệp mang lại
Yt: Thu nhập tức thời hình thành do các nhân tố khác.
Tiêu dùng (C) là tổng số của tiêu dùng thường xuyên (Cp) và tiêu dùng nhất
thời (Ct)
C=Cp+Ct
Giữa tiêu dùng thường xuyên và thu nhập thường xuyên có mối quan hệ với
nhau, mối quan hệ này được thể hiện bằng đẳng thức:
Cp=k(i,w,u)Yp
Trong đó:
k: Hệ số chỉ tương quan giữa tiêu dùng thường xuyên và thu nhập thường
xuyên
i: Lãi suất
w: Tương quan giữa tài sản vật chất với thu nhập thường xuyên
u: Sự phân chia thu nhập cho tiêu dùng và tiết kiệm
Từ đẳng thức trên, Friedman cho rằng tiêu dùng thường xuyên phụ thuộc vào
lãi suất, thương quan giữa tài sản vật chất với thu nhập thường xuyên và sự phân
7


chia thu nhập cho tiêu dùng và tiết kiệm là chính chứ không phải là thu nhập tức
thời.
Học thuyết kinh tế trọng tiền của Friedman tập trung vào việc nghiên cứu
hàm tiêu dùng. Nếu như theo Keynes, khi thu nhập tăng lên dẫn tới khuynh hướng

tiêu dùng giảm dần. Thì Friedman lại cho rằng, tiêu dùng thường xuyên phụ thuộc
vào thu nhập thường xuyên - khoản thu nhập ít thay đổi trong thời gian dài. Theo
đó, thu nhập tăng thêm do sự thay đổi của các chính sách trong ngắn hạn, đối với
người thụ hưởng nó đóng vai trò như một khoản thu nhập bất ngờ tạm thời, và
không nhất thiết phải chi tiêu.
2.2 Lý thuyết về tiền tệ và thu nhập quốc dân
Nội dung cơ bản của lý thuyết này có thể khải quát như sau:
2.2.1 Mức cung tiền tệ là nhân tố quyết định sự tăng trưởng của sản
lượng quốc gia
Theo M. Friedman và những nhà nghiên cứu của trường phái trọng tiền hiện
đại, các biến số vĩ mô: giá cả, sản lượng, công ăn việc làm phụ thuộc vào mức cung
tiền tệ chứ không phải vào chính sách tài chính như trường phái Keynes đã chỉ ra.
Mức cung tiền tệ thường không ổn định và phụ thuộc vào chính sách của
ngân hàng trung ương. Trong trường hợp lượng tiền phát hành vào nền kinh tế quá
nhiều sẽ dẫn đến lạm phái, ngược lại nếu phát hành không đủ tiền sẽ dẫn đến khủng
hoảng kinh tế.
Trên cơ sở những lý luận của mình, Friedman cho rằng cuộc khủng hoảng
kinh tế 1939-1933 diễn ra ở Mỹ là do Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã phát hành
một số tiền ít hơn mức cung tiền tệ. Từ đó ông đề xuất việc thực hiện chu kỳ tiền tệ
và thu nhập quốc dân nhằm chủ động điều tiết mức cung tiền tệ trong từng thời kỳ
phát triển. Theo đó, thời kỳ khủng hoảng thì tăng mức cung tiền tệ để đưa nền kinh
tế thoát khỏi khủng hoảng, trong thời kỳ phồn vinh thì giảm mức cung tiền tệ để
kìm hãm bớt mức phồn vinh.

8


Học thuyết trọng tiền chỉ ra rằng, cách duy nhất để khắc phục một cách hiệu
quả lạm phát và các chu kỳ kinh tế là kiểm soát sự gia tăng cung tiền tệ, và do đó,
học thuyết này ủng hộ quan điểm hạn chế sự kiểm soát của chính phủ càng nhiều

càng tốt cho nền kinh tế. Để làm được điều này, Friedman đề xuất việc ấn định
trong hiến pháp một tỷ lệ gia tăng tiền tệ hàng năm tương ứng với mức tăng bình
quân của sản lượng quốc gia, vào khoảng giữa 3% và 5%.
2.2.3 Giá cả hàng hóa phụ thuộc vào mức cung tiền tệ
Học thuyết trọng tiền cố gắng đo lường mối quan hệ giữa lượng tiền được
tạo ra và mức giá chung, dựa trên ý tưởng là lượng tiền và lạm phát biến thiên cùng
chiều với nhau. Lập luận này xuất phát từ việc tiền tệ được xem như một hàng hoá.
Theo đó, sản phẩm kinh tế càng hiếm càng có giá trị cao, và ngược lại. Do tiền tệ
được xử lí như mọi sản phẩm kinh tế khác nên khối lượng tiền càng nhiều đồng
nghĩa với giệ giá trị của nó càng thấp. Điều này có nghĩa là những sản phẩm và dịch
vụ mà đồng tiền này mua được sẽ đắt tính theo giá của đồng tiền này. Như vậy,
lượng tiền tệ trong lưu thông ấn định lạm phát và do đó ấn định mức giá chung.
Học thuyết này chỉ ra rằng giữa giá cả hàng hóa và khối lượng tiền tệ có mối
quan hệ với nhau qua công thức:
M.V=P.Q hay P=V/(M.Q)
Trong đó:
M: Mức cung tiền tệ
V: Tốc độ lưu thông của tiền tệ
Q: Số lượng hàng hóa, dịch vụ trong năm
P: Giá cả trung bình của hàng hóa và dịch vụ
Theo đó, trong điều kiện tốc độ lưu thông tiền tệ và số lượng hàng hóa, dịch
vụ trong năm không đổi thì giả cả trung bình của hàng hóa và dịch vụ phụ thuộc vào
mức cung tiền tệ. Khối lượng tiền tệ càng nhiều thì giá cả hàng hóa càng tăng cao.
Do đó, các nhà nghiên cứu trường phái trọng tiền hiện đại quan tâm đến việc ổn
định tiền tệ và chống lạm phát.
9


Học thuyết trọng tiền là sự tiếp nối đương đại của lí thuyết trọng tiền về tiền
tệ, xác lập một quan hệ kinh tế vĩ mô trực tiếp giữa mức cung tiền tệ, mức cầu sản

phẩm dịch vụ và giá cả. Sự biến thiên của cung tiền tệ ảnh hưởng đến sự biến đổi
của mức giá chung, và từ đó tác động đến giá trị danh nghĩa của những đại lượng
quan trọng khác của nền kinh tế. Học thuyết kinh tế của trường phái trọng tiền tập
trung vào những quan hệ ngắn hạn. Cung tiền tệ thay đổi đến một thời điểm nhất
định trong ngắn hạn sẽ kéo theo sự thay đổi của giá cả.
Học thuyết trọng tiền cho rằng lạm phát là tai họa quan trọng nhất, hơn cả
tình trạng thất nghiệp, cần khắc phục và có nguồn gốc hoàn toàn mang tính tiền tệ.
Nó phát sinh từ các chính sách sai lầm và tùy nghi của các ngân hàng trung ương,
quản lý cung tiền tệ theo ý của họ. Friedman cho rằng sau 12 đến 18 tháng, trước
khi mức giá chung thay đổi, thì sự biến động về cung tiền tệ đã tác động trước tiên
đến sản xuất và việc làm, và lập luận này hoàn toàn khác với lập luận của Keynes
khi cho rằng sự biến động đầu tư là nguyên nhân hàng đầu của các chu kỳ kinh tế và
tình trạng thất nghiệp.
Để chứng minh cho lập luận này, các nhà kinh tế của học thuyết trọng tiền đã
chỉ ra một ví dụ điển hình là nước Đức. Sau cuộc đại chiến 1914, nước Đức bị phá
sản và chính phủ, thay vì siết chặt chính sách tiền tệ, không ngừng in thêm tiền.
Đồng mark mất giá mỗi ngày và nhanh chóng. Bằng cách xem tiền tệ như bất kì sản
phẩm nào khác, các nhà trọng tiền giải thích kinh nghiệm lịch sử này bằng một hiệu
ứng dư thừa đồng tiền và sự mất tin tưởng của dân chúng vào đồng tiền. Để mua
một mẩu bánh mì phải tốn đến nhiều trệu mark. Sản phẩm và dịch vụ khan hiếm
trong khi đồng tiền lại dồi dào đến độ không còn đáng giá gì nữa và mất giá mỗi
ngày. Đối với các nhà trọng tiền, đây là một bằng chứng cho thấy rằng tiền tệ cũng
là một hàng hoá như mọi hàng hoá khác và sự khan hiếm của nó là cơ sở của giá trị
của tiền tệ.
2.2.3 Mức cầu tiền tệ phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập thường xuyên
Theo Friedman, tiền tệ là một thành phần của của cải, cũng giống như các
loại chứng khoán khác như cổ phiếu, trái phiếu, tài sản hữu hình hay vốn con người.
10



Milton Friedman của trường phái trọng tiền, thay vì phân tích những động cơ đặc
biệt thúc đẩy việc giữ tiền như Keynes đã làm, Friedman đơn giản nêu lên rằng cầu
tiền tệ phải chịu ảnh hưởng bởi cùng những nhân tố ảnh hưởng tới cầu của bất kỳ
tài sản nào. Ngoài tiền, các chủ thể trong nền kinh tế có thể giữ nhiều hình thức của
cải khác, được chia thành ba loại: trái phiếu, cổ phiếu, hàng hóa. Động lực cho việc
giữ các tài sản ngoài tiền thể hiện bằng lợi tức dự tính về mỗi một tài sản đó so với
lợi tức dự tính về tiền. Lợi tức dự tính về tiền bị ảnh hưởng bởi lãi trả cho các khoản
tiền gửi nằm trong cung tiền tệ và các dịch vụ ngân hàng đi kèm khoản tiền gửi. Từ
sự phân tích đó, Friedman đã đưa ra hàm số cầu tiền tệ như sau:

Md/P là cầu về số dư tiền thực tế
Yp = phép đo của cải của Friedman được gọi là thu nhập thường xuyên (về
mặt kỹ thuật, nó bằng giá trị được chiết khấu về hiện tại của các thu nhập tương lai
dự tính) và có thể mô tả một cách dễ hiểu hơn như là thu nhập dài hạn bình quân dự
tính.
rm là lợi tức dự tính về tiền
rb là lợi tức dự tính về trái phiếu
re là lợi tức dự tính về vốn cổ phần (cổ phiếu thường)
πe

là tỷ lệ lạm phát dự tính

Các dấu ở dưới phương trình chỉ ra rằng cầu tiền tệ liên hệ dương (+) hay âm
(-) với các số hạng ngay trên dấu đó.
Trong hàm cầu tiền của Friedman, các số hạng (rb - rm) và (re - rm) biểu thị
cho lợi tức dự tính về trái phiếu và cổ phiếu so với lợi tức dự tính về tiền. Khi chúng
tăng lên cầu tiền tệ sẽ giảm xuống. Số hạng sau cùng (πe - rm) biểu thị cho lợi tức dự
tính về hàng hoá so với tiền. Lợi tức dự tính về giữ hàng hoá là tỷ lệ dự tính của
khoản lợi về vốn phát sinh khi giá cả hàng hoá tăng lên (tăng bằng tỷ lệ lạm phát dự
11



tính πe). Khi (πe - rm) tăng lên, lợi tức dự tính về hàng hoá so với tiền tăng lên và cầu
tiền tệ giảm xuống.
Friedman không coi lợi tức dự tính về tiền là một hằng số như Keynes. Khi
lãi suất tăng lên trong nền kinh tế, các ngân hàng thu được nhiều lợi trong việc cho
vay hơn và vì thế họ muốn thu hút nhiều tiền gửi để tăng hơn nữa khối lượng các
khoản cho vay lấy lãi của mình hiện nay. Kết quả là lợi tức về tiền được giữ dưới
dạng tiền gửi ngân hàng tăng lên cùng với lãi suất và (rb - rm) ổn định tương đối
khi lãi suất tăng. Như vậy, khác với học thuyết của Keynes cho rằng lãi suất là một
yếu tố quyết định của cầu tiền tệ thì học thuyết của Friedman chỉ ra rằng những thay
đổi của lãi suất sẽ ít có tác dụng đến cầu tiền tệ. Do vậy, hàm số cầu tiền tệ của
Friedman chủ yếu là một hàm số mà trong đó thu nhập thường xuyên là yếu tố
quyết định đầu tiên của cầu tiền tệ. Phương trình cầu tiền tệ của ông có thể được
tính gần đúng với Md/P = f (Yp)
Hàm cầu tiền theo quan điểm của Friedman là tương đối ổn định vì những
thay đổi trong lãi suất chỉ có những ảnh hưởng nhỏ đến cầu tiền tệ trong khi Yp lại
tương đối ổn định và có thể dự đoán được. Ông cũng suy ra là tốc độ V có thể dự
đoán được vì:

Trong đó mối quan hệ giữa Y và Yp thông thường là hoàn toàn dự đoán
được. Nếu chúng ta có thể dự đoán tốc độ nào sẽ xảy ra trong thời kỳ tới thì lúc đó
một sự thay đổi trong lượng tiền tệ sẽ gây nên một sự thay đổi dự đoán được trong
tổng chi tiêu. Như vậy, ngay cả khi tốc độ không còn được coi là đứng yên thì cung
tiền tệ tiếp tục được coi là yếu tố quyết định đầu tiên của thu nhập danh nghĩa, hoàn
toàn giống với kết luận của học thuyết số lượng tiền tệ trước đây. Do đó, học thuyết
cầu tiền tệ của Friedman thực sự là một sự phát biểu lại học thuyết số lượng tiền tệ

12



cổ điển bởi vì nó dẫn đến cùng một kết luận về tầm quan trọng của tiền đối với tổng
chi tiêu.
2.2.4 Mối quan hệ giữa cung tiền và tỷ lệ thất nghiệp
Học thuyết trọng tiền cũng chỉ ra rằng mọi nền kinh tế đều có một tỷ lệ thất
nghiệp tự nhiên, hay tỷ lệ thất nghiệp cân bằng, được xác định bởi các yếu tố như
cơ cấu của thị trường lao động, thế mạnh của công đoàn, sự vận hành của bảo hiểm
thất nghiệp, sự không hoàn hảo của thị trường... Học thuyết này chỉ rõ sự khác nhau
giữa thất nghiệp tự nhiên với thất nghiệp tạm thời. Mọi sự tác động làm giảm tỷ
suất thất nghiệp thấp hơn tỷ suất thất nghiệp tự nhiên tức là cầu quá lớn về lao động
sẽ gây sức ép vào sự giảm tiền lương thực tế, là nguyên nhân dẫn đến tỷ suất lạm
phát tăng cao. Do vậy để giảm tỷ suất thất nghiệp tự nhiên, cần phải tác động đến
các nhân tố mang tính cấu trúc, chẳng hạn như linh hoạt hóa thị trường lao động.
Friedman cho thấy rằng khi những dự báo có tính phù hợp thì lạm phát thực
tế rùng với lạm phát dự kiến, khiến cho đường Phillips trong dài hạn thẳng đứng vì
các tác nhân kinh tế không còn phạm sai lầm nữa. Tỷ suất thất nghiệp trở thành độc
lập với tỷ suất lạm phát. Tỷ suất thất nghiệp tại điểm này là tỷ suất thất nghiệp tự
nhiên.
Giả sử rằng tình hình trên thị trường lao động tương thích với một tỷ suất
thất nghiệp tự nhiên. Các tác nhân kinh tế dự kiến tỷ lệ lạm phát lúc này bằng
không. Nếu ngân hàng nhà nước tăng cung tiền thì tiền mặt thực tế của các tác nhân
kinh tế tăng đến một mức không mong muốn do không được dự kiến. Kết quả là sự
gia tăng của tổng cầu mà các doanh nghiệp phải phản ứng bằng việc gia tăng sản
xuất và do đó gia tăng việc làm. Trong ngắn hạn, các doanh nghiệp phải tuyển dụng
nhiều hơn, và để làm việc này phải thu hút người lao động bằng cách tăng lương.
Nhưng sự điều chỉnh này đòi hỏi một thời gian nhất định nên trong ngắn hạn các
doanh nghiệp sẽ tăng giá để chặn đứng sự gia tăng về cầu của sản phẩm và dịch vụ
mà họ chưa đáp ứng nổi. Như vậy, trong ngắn hạn lạm phát tăng làm thất nghiệp
được giảm bớt, phù hợp với quan hệ Phillips. Nhưng trong dài hạn, sự gia tăng của
giá cả làm giảm lương thực tế của người lao động, cho nên cung lao động giảm, và

13


thất nghiệp trở về lại mức ban đầu, đường Phillips thay đổi, và do đó đường này
dịch chuyển lên phía trên. Trong dài hạn, đường Phillips là thẳng đứng.
Thông điệp của các nhà trọng tiền là: nếu cung tiền tệ tăng theo một tỷ suất
không đổi, thì việc đánh đổi lạm phát - thất nghiệp biến mất và tỷ suất thất nghiệp
hiện có trong nền kinh tế là tỷ suất thất nghiệp tự nhiên.
2.2.5 Trường phái trọng tiền ủng hộ và bảo vệ quan điểm tự do kinh
doanh và ủng hộ chế độ tư hữu
Trường phái này cho rằng nhà nước không nên can thiệp sâu vào nền kinh tế.
Vì nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đang phát triển cao, tương đối ổn định, thường
xuyên ở tình trạng cân bằng động, hệ thống tự điều chỉnh nền kinh tế dựa vào các
quy luật kinh tế khách quan mà không cần sự can thiệp sâu của nhà nước. Theo đó,
thị trường cạnh tranh là hình thức tổ chức kinh tế tốt nhất vì giá cả tự động chuyển
tải thông tin cần thiết cho việc hình thành những lựa chọn duy lí. Nhà nước vì thế
đóng vai trò không quan trọng trong việc làm thay đổi nền kinh tế. Tư tưởng này
khá đối lập với tư tưởng của trường phái Keynes.
Đối với các nhà trọng tiền, trong mọi trường hợp phải không bao giờ để
chính sách tiền tệ gánh chịu những ngẫu nhiên tình thế, dù cho đó là những ngẫu
nhiên có tính kinh tế hay chính trị. Về mặt chính sách, nhà nước can thiệp chỉ để tạo
thuận lợi cho sự ổn định của các tác nhân kinh tế. Để thiết lập sự ổn định này phải
thông qua sự ổn định của giá cả và do đó thông qua việc kiểm soát chặt chẽ và
nghiêm ngặt cung tiền tệ. Qui tắc đơn giản nhất là tăng cung tiền tệ theo một tỷ suất
cố định theo các chu kì kinh tế nhưng không được có những biến động không kiểm
soát được. Qui tắc này cho phép tính đến sự tăng trưởng của sản xuất, cũng như sự
sụt giảm của vận tốc lưu thông của tiền tệ.
2.3 Kinh nghiệm của một số nước ứng dụng học thuyết kinh tế của trường
phái trọng tiền trong thực tiễn


14


Học thuyết kinh tế trọng tiền đã được một số quốc gia đưa vào ứng dụng cho
nền kinh tế nước mình. Trong phạm tiểu luận, nhóm tác giả chỉ tập trung phân tích
một cách sơ lược nhất kinh nghiệm của một vài đại diện tiêu biểu.
2.3.1 Ứng dụng học thuyết kinh tế của trường phái trọng tiền tại Mỹ
Vào những năm 1973-1974, chủ nghĩa trọng tiền được vận dụng ở Mỹ và
Anh. Tại Mỹ, chính quyền Nixon, nói chung là chính phủ của Đảng Cộng hòa đều
coi trọng các ý kiến của trường phái trọng tiền, ngay cả Fed cũng hoạch định chính
sách tiền tệ từ năm 1978 đến năm 1982 trên cơ sở quan điểm của trường phái này.
Nhưng việc vận dụng nó lại mang lại kết quả hạn chế: Sự sụt giảm trong giá cả gây
ra tình trạng trì trệ và thất nghiệp ở mức cao, giảm chi phí nhà nước và giảm thâm
hụt ngân sách đồng thời dẫn đến giảm tín dụng nhà nước. Điều này một mặt hạn chế
sự tăng giá, mặt khác lại giảm kích thích đầu tư, càng làm cho nền kinh tế xấu đi.
Việ tăng đều đặn lượng cung tiền đều không thể ngăn ngừa tình trạng suy thoái
ngày một khốc liệt, đỉnh điểm là vào năm 1982 khi tỷ lệ thất nghiệp lên đến 2 con
số. Năm 1984 FED chính thức từ bỏ việc theo đuổi chính sách theo trường phái
trọng tiền. Và suốt từ đó, FED lại thực hiện những biện pháp tinh chỉnh thậm chí
trái ngược với tư tưởng của học thuyết kinh tế trọng tiền, chẳng hạn như việc FED
phản ứng lại với tình trạng suy thoái năm 2001 bằng cách cắt giảm lãi suất và cho
phép lượng cung tiền tăng với tỷ lệ vượt 10%/năm.
Từ đầu những năm 1980, FED đã có những thành công nhất định trong việc
phục hồi nền kinh tế, càng làm lu mờ giá trị học thuyết kinh tế trọng tiền của
Friedman. Lạm phát duy trì ở mức thấp, các kỳ suy thoái tương đối ngắn và không
ảnh hưởng sâu rộng như trước. Đến năm 2004, các nhà kinh tế trong chính quyền
Mỹ đã thẳng thắn nhìn nhận chính sách tiền tệ mạnh mẽ không phải là một chính
sách luôn luôn có tác dụng giúp giảm cường độ của suy thoái.
Lý thuyết trọng tiền với những ưu điểm nhất định của mình, khi ứng dụng
vào thực tế tại Mỹ vẫn không phải là một chính sách hoàn hảo giúp ngăn chặn suy

thoái.

15


2.3.2 Ứng dụng học thuyết kinh tế của trường phái trọng tiền tại Châu
Âu
Sau việc châu Âu chọn một đồng tiền duy nhất, các ngân hàng trung ương
quốc gia đã chấp nhận từ bỏ một phần chủ quyền của mình và hợp thành một hệ
thống châu Âu những ngân hàng trung ương, hệ thống này thực hiện chức năng
ngân hàng trung ương của những ngân hàng trung ương và các ngân hàng trung
ương quốc gia chỉ còn những chức năng thứ yếu. Như thế, về bản chất những ngân
hàng trung ương này là trọng tiền. Còn bản chất của các chính phủ là Keynesian vì,
do nhiều lí do, họ bao giờ cũng muốn chi tiêu. Các chính phủ thường hay dùng ngân
hàng trung ương làm công cụ tài trợ cho chi tiêu của mình cho nên sự đối lập hiện
có giữa các ngân hàng trung ương và các chính phủ kết tinh lại trong những cuộc
tranh luận giữa học thuyết trọng tiền và học thuyết Keynes.
2.3.3 Ứng dụng học thuyết kinh tế của trường phái trọng tiền tại Nhật
Bản
Nhật Bản những năm 1990 lại bắt đầu suy thoái. Mặc dù nhờ những công
trình công cộng quy mô đồ sộ mà tỷ lệ thất nghiệp tại Nhật Bản không quá cao,
song vẫn trên đà gia tăng. Lãi suất giảm mạnh, năm 1998 lãi suất liên ngân hàng, tỷ
lệ vay qua đêm giữa các ngân hàng thậm chí bằng 0. Chính sách tiền tệ tại Nhật Bản
được áp dụng bằng cách tăng cơ số tiền tệ. Nhưng đồng Yên phát hành thêm lại
được nhiều người lựa chọn tích trữ chứ không đưa vào chi tiêu, và điều này làm
lượng cung tiền không thể tăng như ngân hàng trung ương mong muốn. Rõ ràng,
chính sách theo học thuyết trọng tiền không thể phát huy tác dụng khi tâm lý người
dân khiến việc cung tiền không thể tăng. Sự phục hồi kinh tế chỉ thực sự bắt đầu khi
hoạt động đầu tư kinh doanh công nghệ mới hồi sinh, nhưng cũng chứng tỏ rằng
chính sách theo học thuyết của trường phái trọng tiền đã không hề tạo ra sức kéo

nào cho nền kinh tế Nhật Bản.

16


CHƯƠNG III
MẶT TÍCH CỰC VÀ TIÊU CỰC CỦA TRƯỜNG PHÁI TRỌNG TIỀN
3.1 Mặt tích cực
Mỗi một trường phái kinh tế trải qua quá trình hình thành và phát triển của nó
đều để lại cho nền kinh tế những giá trị nhất định, có thể ở thời điểm hiện tại tính
ứng dụng của nó không cao nhưng nhìn lại bề dày lịch sự thì thật sự nó đã mang
đến những hơi hướng mới cho sự phát triển của nền kinh tế. Trường phái trọng tiền
của Friedman cũng không ngoại lệ, mặt tích cực của trường phái này này thể hiện ở
những khía cạnh như sau:
Thứ nhất, quan điểm về chủ nghĩa trọng tiền của Friedman một phần mang
tính kinh tế và một phần mang tính chính trị. Theo ông việc tăng đều đặn lượng
cung tiền tạo nên một nền kinh tế ổn định tương đối. Đồng thời, ông đã nêu lên
được tình ưu việt của thị trường tự do và các khuyết điểm của Chính phủ khi can
thiệp quá sâu vào thị trường. Những điều này góp phần làm phát triển thị trường lao
động, tạo công ăn việc làm cho người dân và hạn chế được tình trạng thất nghiệp.
Thứ hai, chính sách tiền tệ là một vũ khí vĩ mô rất mạnh và sắc bén, nó loại trừ
được những biến động cục bộ hay tác động của sức ỳ nhất định trong giá cả và tiền
công, làm cho nền kinh tế nhanh chống trở về trạng thái cân bằng (do khối lượng
tiền tệ tăng lên với một tỷ lệ không đổi, từ 3% - 4%/năm).
Thứ ba, việc thực hiện theo quan điểm thị trường tự do theo hướng bãi bỏ các
quy định ở một số lĩnh vực đã dẫn đến gia tăng cạnh tranh, giá cả có xu hướng giảm
xuống, thị trường hoạt động hiệu quả hơn, từ đó giảm được tỷ lệ lạm phát.
Thứ tư, Học thuyết này đã đề ra một giải pháp hữu hiệu để duy trì lạm phát ở
mức có thể kiểm soát được, từ đó kích thích nhu cầu tiêu dùng của người dân, tạo
đà phát triển hiệu quả hơn cho nền kinh tế.

3.2. Mặt tiêu cực
Bên cạnh những mặt tích cực thì trường phái trọng tiền cũng mang không ít
những khuyết điểm, cụ thể như sau:
17


Thứ nhất, Friedman cho rằng thị trường luôn hoạt động hiệu quả, ông không
đề cao sự can thiệp của Chính phủ để điều tiết nền kinh tế. Theo ông thì cơ chế thị
trường tự do có thể điều tiết, giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản một cách có hiệu
quả, không cần đến sự can thiệp của Nhà nước. Sự can thiệp của Nhà nước chỉ làm
phá vỡ thế cân bằng thị trường và có hại cho nền kinh tế. Điều này không đúng, vì
không có gì là tuyệt đối, vẫn có những vấn đề sự can thiệt của Chính phủ là cần
thiết và nó mang lại những kết quả đáng được ghi nhận.
Thứ hai, theo thời gian, học thuyết của Friedman đã đi quá xa cả về học thuyết
lẫn tính ứng dụng của học thuyết cho nền kinh tế. Không phải lúc nào vần đề trọng
tiền cũng cần phải được quan tâm hàng đầu và việc tăng cung tiền có thể sẽ phản tác
dụng, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế.
Thứ ba, trường phái trọng tiền của Friedman chỉ quan tâm đến việc chống lạm
phát mà không lưu tâm đến suy thoái và thất nghiệp, là căn bệnh trầm kha của chủ
nghĩa tư bản.
Thứ tư, vào những năm 1973-1974, chủ nghĩa trọng tiền được vận dụng ở Mỹ
và Anh. Ở Mỹ chính quyền Nixon, nói chung là chính phủ của Đảng Cộng hòa đều
coi trọng các ý kiến của trường phái trọng tiền Chicago, ngay cả FED cũng họach
định chính sách tiền tệ từ năm 1978 đến năm 1982 trên cơ sở quan điểm của trường
phái này. Nhưng việc vận dụng nó mang lại kết quả hạn chế:
+ Sự giảm giá gây ra tình trạng trì trệ và thất nghiệp ở mức cao.
+ Việc giảm chi phí Nhà nước và giảm thâm hụt ngân sách dẫn đến giảm cầu
tín dụng Nhà nước. Điều đó hạn chế tăng giá, nhưng lại kéo theo giảm kích thích
đầu tư làm cho nền kinh tến xấu đi.
+ Nó làm tăng giảm mâu thuẫn trong xã hội tư bản: thất nghiệp tăng, cắt giảm

chi phí xã hội, mức sống người lao động giảm...
Thứ năm, Chủ nghĩa trọng tiền có một ảnh hưởng mạnh trong các cuộc tranh
luận về kinh tế học trong khoảng 3 thập kỷ sau khi Friedman lần đầu tiên đề ra học
thuyết này trong cuốn sách của ông xuất bản năm 1959, Một Chương trình để ổn
18


định Tiền tệ (A Program for Monetary Stability). Tuy nhiên ngày nay nó là cái bóng
mờ của chính nó trước đó, bởi hai nguyên nhân chính:
+ Một là, khi Mỹ và Anh thử đưa học thuyết trọng tiền vào thực tế cuối năm
1970, cả hai đều đã thu được những kết quả tệ hại: ở mỗi nước việc tăng đều đặn
lượng cung tiền đều không thể ngăn ngừa tình trạng suy thoái khốc liệt. Cục dự trữ
Liên bang (CDTLB) chính thức đề ra những mục tiêu tiền tệ kiểu Friedman vào
năm 1979, nhưng thực tế đã từ bỏ chúng vào năm 1982 khi tỉ lệ thất nghiệp lên đến
2 con số. Việc từ bỏ này được thực hiện chính thức vào năm 1984, và suốt từ đó
CDTLB đã tiến hành chính những biện pháp tinh chỉnh tùy nghi mà Friedman đã
chỉ trích. Chẳng hạn, CDTLB phản ứng với tình trạng suy thoái năm 2001 bằng
cách cắt giảm lãi suất và cho phép lượng cung tiền tăng với những tỉ lệ mà đôi lúc
vượt quá 10% mỗi năm. Một khi CDTLB tin rằng sự phục hồi đã vững chắc, nó đảo
ngược quá trình này, tăng lãi suất và cho phép mức tăng lượng cung tiền trở về số
không.
+ Hai là, từ đầu những năm 1980, sự thành công tương đối của Cục dự trữ liên
bang và các cơ quan tương đương của những nước khác đã làm xói mòn hình ảnh
mà Friedman muốn dùng để miêu tả các quan chức Ngân hàng Trung ương như
người vụng về không thể cải tạo được. Lạm phát duy trì ở mức thấp, suy thoái –
ngoại trừ Nhật Bản. Và tất cả điều này đã xảy ra bất chấp sự thay đổi thất thường
của lượng cung tiền mà những nhà kinh tế trọng tiền đã sợ, trong đó có cả
Friedman. Khi David Warsh của tờ The Boston Globe chỉ ra năm 1992, “Friedman
đã làm cùn ngọn giáo của mình khi dự báo lạm phát vào những năm 1980 thường
xuyên sai nặng”. Đến năm 2004, Báo cáo Kinh tế của Tổng thống, do chính các nhà

kinh tế rất bảo thủ trong chính quyền Bush viết đã đưa ra tuyên bố chống chính sách
quá trọng tiền khi cho rằng “chính sách tiền tệ mạnh mẽ” – không phải một chính
sách ổn định, tăng đều đặn, mà là mạnh mẽ – “có thể làm giảm cường độ của một
cuộc suy thoái”

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Đức Chính (09/2005). Lý thuyết về thị trường lao động, việc làm và
thất nghiệp trong các học thuyết kinh tế (tiếp theo). Nghiên cứu kinh tế số
328
2. />3. />
20



×