Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Hệ thống bretton woods cơ chế ổn định tỷ giá trong khuôn khổ hệ thống bretton woods và so sánh nó với cơ chế điều tiết tỷ giá dưới chế độ bản vị vàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.54 KB, 19 trang )

MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các quốc gia đã cố gắng
phục hồi lại hệ thống bản vị vàng nhưng nó đã sụp đổ hoàn
toàn trong cuộc Đại khủng hoảng của những năm 1930. Trong
hoàn cảnh đó, 730 đại biểu đến từ 44 quốc gia đã gặp nhau tại
Bretton Woods, New Hampshire, năm 1944 để để xây dựng hệ
thống tài chính thế giới sau chiến tranh, tránh nguy cơ tái diễn
khủng hoảng kinh tế. Tại đây, các nước đã thống nhất thành lập
ra một hệ thống tài chính được gọi là Bretton Woods - bao gồm
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và chế độ
tỷ giá hối đoái cố định được xây dựng quanh đồng đôla Mỹ gắn
với vàng. Do tại thời điểm đó nước Hoa Kỳ chiếm hơn một nửa
tiềm năng sản xuất của thế giới và giữ gần như toàn bộ lượng
vàng của thế giới nên các nhà lãnh đạo quyết định gắn các
đồng tiền thế giới với đồng đôla, đồng tiền mà tiếp sau đó được
họ đồng ý đổi ra vàng ở mức 35 USD một ounce.
Dưới hệ thống Bretton Woods, các ngân hàng trung ương
của các nước trừ Hoa Kỳ phải có nhiệm vụ duy trì tỷ giá hối đoái
cố định giữa các đồng tiền của họ với đồng đôla. Họ làm điều
này bằng việc can thiệp vào các thị trường ngoại hối. Nếu đồng
tiền của một nước quá cao so với đồng đôla thì ngân hàng trung
ương của nước đó cần phải bán tiền của mình để đổi lấy đôla,
đẩy giá trị của đồng tiền đó xuống. Ngược lại, nếu giá trị đồng
tiền của một nước quá thấp thì nước đó cần phải mua vào tiền
của chính mình, do vậy sẽ đẩy giá của đồng tiền đó lên.
Các chế độ bản vị giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch
sử các quan hệ tiền tệ quốc tế. Hệ thống tiền tệ này hoạt động


2
2


trong điều kiện tiền giấy còn chưa được sử dụng phổ biến, và
vàng đóng vai trò đặc biệt tạo nên nền tảng hoạt động của hệ
thống. Tuy hệ thống này hiện nay đã sụp đổ nhưng nó vẫn có
những thành quả tồn tại đến hiện nay như IMF và World Bank và
để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho việc áp dụng và điều chỉnh
các chính sách về tỷ giá hiện nay.
Chính vì vậy mà đề tài: “Hệ thống Bretton Woods: Cơ
chế ổn định tỷ giá trong khuôn khổ hệ thống Bretton
Woods và so sánh nó với cơ chế điều tiết tỷ giá dưới chế
độ bản vị vàng” có ý nghĩa nghiên cứu, tìm hiểu lớn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Mục đích

2.1.

Đề tài đi sâu vào nghiên cứu và phân tích cơ chế ổn định
tỷ giá trong khuôn khổ hệ thống Bretton Woods và so sánh nó
với cơ chế điều tiết tỷ giá dưới chế độ bản vị vàng, để thấy được
những thành tựu, hạn chế từ đó đưa ra các bài học kinh nghiệm
từ sự sụp đổ của nó.
Nhiệm vụ

2.2.

− Phân tích cơ chế ổn định tỷ giá trong khuôn khổ hệ thống

Bretton Woods.
− So sánh sánh nó với cơ chế điều tiết tỷ giá dưới chế độ bản vị
vàng, đồng thời rút ra các bài học kinh nghiệm cho việc điều
chỉnh tỷ giá hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi đề tài

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơ chế ổn định tỷ giá
trong khuôn khổ hệ thống Bretton Woods. Phạm vi nghiên 3cứu:
3


Cơ chế ổn định tỷ giá trong khuôn khổ hệ thống Bretton Woods
từ năm 1944 đến năm 1971.
4. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, phương
pháp so sánh nhằm phân tích các thành tựu và hạn chế của hệ
thống Bretton Woods từ đó đưa ra các bài học kinh nghiệm.
5. Kết cấu của đề tài

Chương 1: Tổng quan hệ thống Bretton Woods
Chương 2: Cơ chế ổn định tỷ giá trong khuân khổ hệ thống
Bretton Woods
Chương 3: So sánh cơ chế ổn định tỷ giá của hệ thống Bretton
Woods và điều tiết tỷ giá của chế độ bản vị vàng

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN HỆ THỐNG
BRETTON WOODS
1.1. Hoàn cảnh ra đời
Sự sụp đổ của chế độ tiền tệ Genova làm cho các quan hệ

tiền tệ - tài chính quốc tế trở nên rối ren đã dẫn đến sự hình
thành các liên minh tiền tệ do một số nước tư bản đầu sổ cầm
đầu. Đó là các khu vực tiền tệ như khu vực đồng Phơ-răng Pháp,
khu vực đồng đô la Mỹ, khu vực đồng Bảng Anh.
Khu vực đồng đôla do Mỹ cầm đầu tồn tại bên cạnh các
“đối thủ không hơn kém” là khu vực đồng Bảng Anh và khu vực
đồng Frăng (Franc) Pháp. Nhưng sau Đại chiến thế giới lần thứ
II, Mỹ trở thành một cường quốc mạnh nhất thế giới về ngoại
thương, về tín dụng quốc tế và là nước có dự trữ vàng lớn nhất
4

4


thế giới (chiếm khoảng ¾ tổng dự trữ vàng của toàn bộ thế giới
tư bản). Đây chính là những yếu tố tạo nên thế mạnh cho đồng
đô la Mỹ trên trường quốc tế, đưa đồng tiền này “lên ngôi” đồng
tiền chủ chốt của thế giới.
Tháng 7 năm 1944, lợi dụng địa vị kinh tế và tài chính của
mình trên trường quốc tế, Hoa Kỳ đã đứng ra triệu tập Hội nghị
tiền tệ - tài chính quốc tế tại thành phố Bretton-woods với sự
tham gia của 44 nước. Hội nghị đã ký kết một Hiệp định quốc tế
bao gồm những thoả thuận của các nước về việc thiết lập các
quan hệ tiền tệ - tài chính quốc tế mới cho thời kỳ sau chiến
tranh thế giới lần II. Được gọi là chế độ tiền tệ Bretton-woods.

5

5



1.2. Mục tiêu
1.2.1. Thành lập các tổ chức tiền tệ quốc tế - hợp tác quốc tế
trong lĩnh vực tiền tệ đòi hỏi phải thành lập tổ chức quốc tế với
những chức năng và quyền hạn nhất định
− Lập ra Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) với vai trò:
 Điều tiết chế độ tỷ giá hối đoái của các quốc gia và hỗ trợ
nhân lực và vật lực
 Giám sát việc các quốc gia tuân thủ những quy định được
thống nhất về thương mại và thanh toán quốc tế
 Cung cấp tín dụng cho các quốc gia thành viên gặp phải tình





trạng thiếu hụt tạm thời cán cân thanh toán quốc tế
WB cho các thành viên vay dài hạn cho các dự án để
Góp phần thúc đẩy tăng trưởng về kinh tế
Tạo điều kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp tư nhân phát triển
Kết hợp với các tổ chức quốc tế khác để hỗ trợ cho các nước

thành viên
 Cung câp hỗ trợ tài chính thông qua hiệp hội phát triển quốc
tế đối với các nước thành viên có thu nhập thấp
1.2.2. Chế độ tỷ giá hối đoái – tỷ giá hối đoái phải được ấn định
cố định về mặt ngắn hạn, nhưng có thể điều chỉnh khi xuất hiện
tình trạng “mất cân đối cơ bản”
Tỷ giá được cố định và chỉ được phép dao động trong biên
độ 1% của tỷ giá chính thức đã được đăng ký tại quỹ tiền tệ

quốc tế IMF.
1.2.3. Dự trữ quốc tế - để giúp cho chế độ tỷ giá cố định có điều
chỉnh hoạt động một cách hiệu quả, các quốc gia cần tới một
lượng dự trữ quốc tế lớn bằng vàng và các nguồn dự trữ bằng
tiền khác
Các

nước

tham

gia

hiệp

ước

phải

đảm

bảo

dự

trữ vàng hoặc tiền tệ mạnh để có thể sử dụng nó mua vào nội
6

6



tệ khi cần thiết nhằm duy trì tỷ giá hối đoái. Với sự phát triển
của thương mại và tài chính quốc tế, đến lúc đó nguồn lực dự
trữ chủ yếu bằng vàng và USD của các quốc gia trở nên không
đủ đáp ứng.
SDRs ra đời cung cấp cho các quốc gia thành viên một
nguồn lực bổ sung để có thể duy trì tỷ giá hối đoái của đồng nội
tệ. Quỹ tiền tệ quốc tế nhận tiền đóng góp (tương ứng là quyền
biểu quyết) và sử dụng nguồn góp đó, cộng thêm với các tài trợ
khẩn cấp đặc biệt để cho một số nước thành viên vay, nhằm ổn
định cung cầu tiền tệ, tỷ giá hối đoái, cán cân thanh toán ngắn
hạn. Số tiền cụ thể mà mỗi quốc gia phải đóng góp
được IMF xem xét quyết định căn cứ tình hình kinh tế của quốc
gia đó.
1.2.4. Khả năng chuyển đổi của đồng tiền - để đạt được lợi ích
kinh tế chung, tất cả các quốc gia tham gia vào một hệ thống
thương mại đa phương tự do, trong đó đồng tiền chuyển đổi tự
do được sử dụng một các rộng rãi

7

7


CHƯƠNG 2: CƠ CHẾ ỔN ĐỊNH TỶ GIÁ TRONG
KHUÂN KHỔ HỆ THÔNG BRETTON WOODS
2.1. Cơ chế ổn định tỷ giá trong khuôn khổ hệ thống
Bretton Woods
Hội nghị Bretton Woods đã thống nhất áp dụng chế độ tỷ
giá hối đoái có khả năng áp dụng các ưu điểm của chế độ tỷ giá

cố định và thả nổi với tên gọi là “ chế độ tỷ giá cố định điều
chỉnh hạn chế”.
Chế độ tỷ giá trong khuôn khổ hệ thống Bretton Woods
được thiết lập trên cơ sở áp dụng những nguyên tắc của chế độ
bản vị vàng – hối đoái. Tỷ giá hối đoái cố định trong ngắn hạn,
có thể điều chỉnh trong những trường hợp cụ thể. Theo quy định
của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), mỗi đồng tiền quốc gia được ấn
định một tỷ giá cố định với USD và được phép dao động trong
biên độ ±1%. Giá USD được cố định với vàng là 35USD/ounce.
Việc cố định tỷ giá đôla với vàng đã tạo lòng tin cho cả thế giới
vì Mỹ vào thời điểm đó chiếm 70% dự trữ vàng của thế giới.
Chính phủ Mỹ cam kết đổi đôla ra vàng không hạn chế. Một
cách gián tiếp, các quốc gia có thể hoàn toàn tin tưởng khi neo
giá đồng tiền nước mình với đồng đôla. Trong những trường hợp
mất cân bằng nghiêm trọng trong cán cân thanh toán, các quốc
gia có thể tiến hành phá giá hay nâng giá đồng tiền với biên độ
nhỏ hơn 10% trước khi IMF phải can thiệp.
2.2. Hoạt động của hệ thống Bretton Woods trên thực tế
2.2.1. Giai đoạn “đói đô la” (1944-1958)
Trong giai đoạn 1944-1958, IMF đã không thực hiện được
những mục tiêu đầy tham vọng của mình và đóng vai trò rất thụ
8

8


động trong việc cung cấp tín dụng cho các quốc gia thành viên
gặp khó khăn. Trong khi đó sau chiến tranh thế giới thứ II, Mỹ đã
thu được nguồn vàng lớn từ bên ngoài bằng việc bán vũ khí cho
các bên tham chiến. Khi này, Mỹ có một lượng vàng dự trữ lên

tớ 26 tỉ đô la, chiếm 60% trữ lượng vàng trên toàn thế giới. Do
đó đồng đôla Mỹ lúc dó được coi là tốt như vàng.
Trong khi đó, do bị chiến tranh tàn phá nặng nề, các nước
châu Âu đang cần một lượng tín dụng lớn để nhập khẩu những
gì cần thiết cho công cuộc tái thiết. Theo kế hoạch Marshall,
vẫn được biết đến là kế hoạch tái thiết châu Âu, từ năm 1948
đến năm 1954, 17 tỉ đô la Mỹ đã được đưa vào 16 nước châu
Âu. Mặc dù nhận thức được rằng tý giá hối đoái là mối quan tâm
chung của quốc tế và chế độ tỷ giá điều chỉnh hạn chế được
chấp nhận, nhưng trên thực tế IMF đã thông qua một cách thụ
động các mực ngang giá chính thức ban đầu do các thành viên
đề nghị. Những dự tính của IMF về việc các nước sẽ nhanh
chóng xóa bỏ hạn chế đối với các giao dịch vãng lai và tạo lập
tính chuyển đổi cho đồng tiền của mình tỏ ra không thực tế vì
các quốc gia đó cho rằng do hậu quả của chiến tranh nên các
biện pháp nói trên cần được thực hiện theo từng bước. Kết quả
là cho đến năm 1958 phần lớn các đồng tiền của các quốc gia
công nghiệp mới được chuyển đổi, nhưng không phải dưới áp
lực của IMF mà do các quốc gia đã cải thiện được nguồn dự trữ
quốc tế của mình. Hơn nữa trong giai đoạn này những mâu
thuãn lớn trong phe đồng minh chống phát xít xuất hiện. Mặc
dù Liên Xô cũng tham gia vào hội nghị Bretton Woods năm 1944
nhưng lại từ chối tham gia vào quỹ tiền tệ thế giới. Đặc biệt
trong không khí căng thẳng của chiến tranh lạnh Mỹ đã phải chi
ra một lượng tiền lớn cho quân sự. Do đó vào những năm 50
9

9



đầu những năm 60 kinh tế Mỹ bắt đầu xuất hiện một số dấu
hiệu khủng hoảng.
Trong những năm 50 dự trữ vàn của Mỹ rất lớn, đồng đô la
được coi là tốt như vàng và đồng đô la Mỹ đã giúp các nền kinh
tế yếu kém ở châu Âu không chỉ khắc phục được nạn đói đô la,
mà còn bổ sung thêm được nguồn dự trữ của mình. Nhìn chung
giai đoạn này cán cân thanh toán của Mỹ đã bắt đầu bị thâm
hụt nhưng nó được hoan nghênh vì nó mang lại cho thế giới
nguồn dự trữ cần thiết. Tuy nhiên, từ cuối những năm 50 trở đi
thì nạn đói đô la đã trôi qua nhưng tình trạng thâm hụt trong
cán can thanh toán của Mỹ không những không biến mất mà
còn trở nên trầm trọng hơn. Trong khi đó dự trữ đô la của nước
ngoài tăng nhanh với tốc độ không mong muốn, dẫn tới tình
trạng ở giai đoạn tiếp theo: “bội thực đô la”.
2.2.2. Giai đoạn “bội thực đô la”
Trong giai đoạn này nền kinh tế ở các nước Tây Âu dần đi
vào ổn định và phát triển. Nguồn dự trữ đô la ở các ngân hàng
các nước tăng lên với tốc độ không mong muốn, các ngân hàng
đó bắt đầu tìm cách chuyển đô la lấy vàng.
Thêm vào đó, thị trường vàng kép xuất hiện mà khoảng
cách giữa giá vàng trên thị trường tự do với giá vàng của ngân
hàng nhà nước là rất lớn, mức giá vàng trên thị trường tự do là
35 USD/auxo, còn mức giá trên thị trương tự do giao động theo
quy luật cung cầu. Điều này dẫn đến tình trạng những nhà đầu
cơ mua vàng ở ngân hàng trung ương và bán trên thị trường tự
do.
Lúc này, nền kinh tế của Tây Âu và Nhật Bản phát triển
mạnh mẽ. Do đó giá trị đồng tiền của các nước này cũng tăng.
1
0


10


Lòng tin vào đồng đô la cũng giảm sút, nguồn vốn khổng lồ
bằng đồng đo la dần dần được chuyển sang các ngoại tệ mạnh
hơn.
Đến năm 1971, Mỹ phải tuyên bố ngừng đổi đồng đô la
sang vàng và phá giá lần thứ nhất dối với đồng đô la. Bằng việc
ký thỏa thuận Smith theo đó giá vàng chính thức được tăng tự
35 đô la/ounce lên 38 đô la/ounce, và đồng tiền của một số
nước như Mac Đức, Yên Nhật, Franc Thụy Sỹ được nâng giá. Mức
dao động xung quanh ngang giá được nâng lên từ 1% lên
2.25%. Do việc chuyển đổi từ đô la thành vàng không được
phục hồi cho nên trong thời gian đó gọi là “chế độ bản vị đô la”
tuy nhiên hiệp ước Smith chỉ tồn tại được 15 tháng.
Vào đầu năm 1973 do khủng hoảng của đồng đô la nên
các quốc gia công nghiệp chủ chốt đã bãi bỏ các mức nganh giá
chính thức với dồng đô la và thực hiện thả nổi độc lập( hoặc tập
thể) đồng tiền của mình, sau khi Mỹ phá giá đồng đô la lần thứ
2. Điều này đánh dấu sự thất bại hoàn toàn trong việc cải tổ hệ
thống Bretton Woods và sự sụp đổ của chế độ bản vị đô la.

1
1

11


Quá khứ đã chứng minh duy trì tỷ giá cố định là một điều

khá khó khăn đối với nhiều nước, đặc biệt là khi ở trong tình
trạng thâm hụt cán cân thương mại. Ban đầu, IMF được tạo ra
với vai trò là giải quyết vấn đề này bằng cách hành động như
một người cho vay cuối cùng. Tuy nhiên, White (với vai trò là đại
diện của nước chủ nợ và có thặng dư cán cân thương mại) muốn
đặt gánh nặng các con nợ, Keynes muốn chủ nợ cũng phải chia
sẻ gánh nặng này. Ông đưa ra gợi ý thành lập hệ thống thanh
toán toàn cầu không dựa vào USD mà vào 1 loại tiền mới có tên
gọi là bancor. White lo ngại rằng như vậy thì cuối cùng Mỹ phải
chịu thiệt và do đó Keynes không bảo vệ được quan điểm của
mình. Mỉa mai thay, giờ đây, khi Mỹ là con nợ, những người kế
nhiệm White lại kêu gọi các chủ nợ cùng gánh chịu khi cán cân
thương mại thâm hụt.
Hệ thống Bretton Woods chứng kiến tất cả các tiền tệ trên
thế giới đều được kết nối với USD và sau đó USD lại được kết nối
với vàng. Để ngăn chặn đầu cơ ăn theo neo tỷ giá, dòng chảy
vốn bị giới hạn chặt chẽ. Hệ thống này cũng chứng kiến hơn 2
thập kỷ kinh tế thế giới tăng trưởng như vũ bão cùng với một
vài cuộc khủng hoảng tài chính. Cuối cùng thì hệ thống Bretton
Woods tỏ ra quá cứng nhắc trước sự trỗi dậy của Đức và Nhật
Bản, đồng thời chính người Mỹ cũng lưỡng lự không muốn điều
chỉnh chính sách kinh tế trong nước để giữ lấy chế độ neo vào
vàng. Cựu Tổng thống Nixon buộc phải xóa bỏ mối liên hệ giữa
USD và vàng vào năm 1971, chế độ tỷ giá cố định bị phá vỡ.
Cả IMF và World Bank vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Tuy
nhiên, cả hai đều vấp phải nhiều chỉ trích. IMF bị phàn nàn vì
những điều kiện đính kèm với các khoản vay quá tập trung vào
thắt lưng buộc bụng và quyền lợi của chủ nợ mà không quan
1
2


12


tâm đến người nghèo, trong khi World Bank bị chỉ trích không
chú ý đến hệ lụy về mặt xã hội và môi trường mà các dự án
được tài trợ gây ra.

1
3

13


2.3. Đánh giá hoạt động cuả hệ thống Bretton woods
Hệ thống Bretton Woods hoạt động với sự thành công rõ
ràng và đáng ghi nhận, trong suốt những năm từ 1947 đến
1971 chỉ xảy ra một số lần điều chỉnh đột xuất. Việc giải thích
sự sụp đổ của Bretton Woods thường tập trung vào vấn đề
thanh khoản và sự thiếu vắng một cơ chế điều chỉnh phù hợp.
2.3.1. Vấn đề thanh khoản
Với mức giá $35 /ounce thì tổng tài sản nợ của chính phủ
Mỹ đã vượt tổng tài sản có bằng vàng. Điều này có nghĩa là khả
năng chuyển đổi toàn bộ tài sản nợ bằng USD ra vàng tại mức
giá $35/ounce là không thể thực hiện. Triffîn đã tiên đoán rằng:
một khi chính phủ Mỹ đã bộc lộ mất khả năng thanh toán
(chuyển đổi USD ra vàng tại mức $35/ounce như cam kết), tức
USD được dự tính là sẽ phá giá đối với vàng; do đó, các ngân
hàng trung ương nước ngoài sẽ chuyển dù tỷ lệ đổi USD dự trữ
của mình ra vàng, do lượng vàng không đủ nên chính phủ Mỹ

cuối cùng buộc phải từ chối việc chuyển đổi USD ra vàng, nghĩa
là chấm dứt duy trì tỷ giá cố định với USD, làm cho Bretton
Woods sụp đổ.
2.3.2. Sự thiếu vắng một cơ chế điều chỉnh
Bretton Wood cho phép điều chỉnh tỷ giá chính thức như là
biện pháp cuối cùng để điều chỉnh sự mất cân đối cơ bản trong
BOP (The Balance of Payment) của các nước thành viên. Tuy
nhiên trong thực tế các quốc gia có BOP mất cân đối tỏ ra rất
miễn cưỡng khi thực hiện các biện pháp như: phá giá, nâng giá,
hay các chính sách kinh tế khác nhằm duy trì trạng thái cân
bằng của BOP.
1
4

14


Về phía Mỹ: Cho lạm phát sau nhiều năm tuy có cao, nhưng
chính phủ Mỹ không thể phá giá USD đối với vàng được, bởi vì
nếu phá giá sẽ làm xói mòn lòng tin vào toàn hệ thống Bretton
Woods. Hơn nữa, giả sử chính phủ Mỹ phá giá USD so với vàng
thì cũng không cải thiện được sức cạnh tranh thương mại quốc
tế nếu như các bạn hàng vẫn duy trì tỷ giá cố định đối với USD.
Như vậy, để duy trì và kiểm soát được thâm hụt BOP chính phủ
Mỹ buộc phải áp dụng các chính sách thiểu phát nền kinh tế.
Đối với các nước có BOP thâm hụt: Rõ ràng hành động phá
giá là phương thuốc cuối cùng để cải thiện BOP của các nước bị
thâm hụt. Nhưng thực tế chỉ ra rằng các nước có BOP thâm hụt
lại tỏ ra rất miễn cưỡng khi phá giá đồng tiền của mình, bởi vì
phá giá thường được xem là biểu hiện yếu kém của chính phủ

và của cả một quốc gia. Một khi các quốc gia có thâm hụt BOP
miễn cưỡng áp dụng các chính sách thiểu phát nền kinh tế cũng
như phá giá đồng bản tiền tệ, có nghĩa là hệ thống Bretton
Woods phải trông chờ vào các nước có thặng dư BOP làm một
cái gì đó để BOP của họ giảm xuống.
Đối với các nước có thặng dư BOP như Đức, Nhật, Thuỵ
Sỹ... cũng muốn chứng tỏ rằng việc nâng giá đồng tiền của họ
cũng khó khăn và miễn cưỡng chẳng kém gì các nước phải phá
giá đồng tiền. Điều này xảy ra là vì khi đồng tiền của họ tiếp tục
được định giá thấp sẽ cho phép duy trì tốc độ tăng trưởng cao
trong xuất khẩu và hướng nền kinh tế vào sản xuất hàng xuất
khẩu. Họ lo ngại rằng nếu nâng giá đồng bản tệ sẽ khiến cho
tăng trưởng xuất khẩu chậm lại, thất nghiệp gia tăng bởi vì các
ngành sản xuất hàng xuất khẩu phải co lại. Hơn nữa, các quốc
gia này không dễ gì áp dụng chính sách mở rộng tiền tệ như là
1
5

15


các biện pháp giảm thặng dư BOP bởi vì họ luôn lo ngại về
những hậu quả của lạm phát có thể gây ra.
Trong chế độ tỷ giá cố định, áp lực luôn đè nặng lên con nợ
phải tiến hành biện pháp điều chỉnh nào đó bởi vì nếu không dự
trữ ngoại hối sẽ cạn kiệt để bảo vệ tỷ giá.
2.3.3. Về đặc quyền phát hành USD

Vai trò độc tôn USD bao hàm ý rằng nước Mỹ là người cung
cấp nguồn thanh toán quốc tế dưới hệ thống Bretton Woods. Để

có được nguồn dự trữ quốc tế, phần thế giới còn lại (không phải
Mỹ) phải duy trì BOP luôn ở trạng thái thặng dư, trong khi đó Mỹ
phải duy trì một BOP luôn thâm hụt. Điều này có nghĩa là phần
còn lại của thế giới phải tiêu dùng ít hơn những gì mà chính nó
sản xuất ra, trong khi đó nước Mỹ có đặc quyền là có thể tiêu
dùng nhiều hơn những gì mà chính nước Mỹ sản xuất ra đã tạo
ra nhiều sự không công bằng.

CHƯƠNG 3: SO SÁNH CƠ CHẾ ỔN ĐỊNH TỶ
GIÁ CỦA HỆ THỐNG BRETTON WOODS VÀ
ĐIỀU CHỈNH TỶ GIÁ CỦA CHẾ ĐỘ BẢN VỊ
VÀNG

Thời gian
Cơ chế

Ổn định tỷ giá – Bretton
Woods

Điều tiết tỷ giá – bản
vị vàng

1947 – 1971

1980 – 1914 – 1944

Tiền  USD  vàng

Tiền vàng: tiền  vàng
(vàng được lưu thông

trong thị trường)
Vàng thỏi: tiền  vàng
(vàng chỉ làm phương
tiện thanh toán quốc tế)
1
6

16


Vàng hối đoái: tiền 
ngoại tệ mạnh  vàng

Cơ chế điều
tiết

Biên độ tỷ
giá
Bản vị tiền tệ

Mất cân đối nghiêm trọng,
các thành viên linh hoạt tự
tăng hay phá giá đồng tiền
của mình nhưng thực tế họ
rất cứng nhắc khi sử dụng
các biện pháp này

Mất cân đối toàn cầu tự
động được điều chỉnh
nhờ mở rộng tín dụng ở

các nước thặng dư
thương mại và thu hẹp ở
những nước có thâm hụt

Được phép dao động ±1% tối Không dao động hoặc
không đáng kể
đa 10% (trước khi IMF can thiệp)
Bản vị ngoại tệ

Bản vị vàng

Cung tiền
Cung tiền nội địa phụ thuộc Cung tiền nội địa phụ
của các nước vào lượng vàng và USD dự thuộc trực tiếp lượng
thành viên
trữ
vàng dự trữ
- Mang lại sự ổn định tỷ giá

Ưu điểm

- Loại bỏ được sự bất ổn đối với
các giao dịch buôn bán và đầu tư Quan hệ mua bán quốc tế cũng
quốc tế.
như hoạch định đầu tư thuận
lợi dễ dàng giữa các nước
- Thúc đẩy kinh tế phát triển
và đem lại lợi ích cho tất cả
các nước thành viên.
- Làm khủng hoảng tỷ giá


Nhược điểm

- Gold bị ảnh hưởng bởi cung
- Dự báo mất niềm tin vào cầu thị trường
USD
- Gây khó khăn trong trao đổi
- BOP thặng dư nước thành mua bán hàng hóa
viên thì thâm hụt với Mỹ

Mục tiêu

Tận dụng được ưu điểm của
Tận dụng tối đa ưu điểm
chế độ tỷ giá cố định và thả
chế độ tỷ giá cố định
nổi

Loại tỷ giá

Tỷ giá hối đoái cố định (có Tỷ giá hối đoái cố định
điều chỉnh, IMF điều tiết)
(tự điều tiết)

Đồng tiền
trung tâm
Giống nhau

USD


Vàng, ngoại tệ mạnh

Cố gắng neo tỷ giá cố định

1
7

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, GS.TS. Đỗ Đức Bình, TS. Ngô Thị Tuyết Mai (2012), “Giáo trình kinh
tế quốc tế”. Chương 8
2, “Chế độ tỷ giá”
/>3, Bài luận văn của sinh viên trường Đại học Quốc gia thành phố Hồ
Chí Minh, “Chế độ tỷ giá cố định”
/>
1
8

18


1
9 19



×