Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tự lực văn đoàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.75 KB, 2 trang )

Tự Lực văn đoàn
Tự Lực văn đoàn là một văn đoàn do Nhất Linh cùng một số nhà văn khác thành lập vào năm 1933[1]. Trong
khoảng 10 năm tồn tại, Tự Lực văn đoàn với những sáng tác văn học, hoạt động báo chí, trao giải thưởng, tạo
nhiều ảnh hưởng đến văn học Việt Nam thời kỳ đó. Tự Lực văn đoàn cũng là đại biểu của văn học lãng mạn
Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ 20.
Thành viên

Từ trái sang phải: Xuân Diệu, Thế Lữ, Nhất Linh, Khái Hưng thời Tự Lực văn đoàn
Danh sách Tự Lực văn đoàn, theo Tú Mỡ công bố trên tạp chí Văn học số 5-6 năm 1938 và số 1 năm 1939,
gồm có:
Thành viên
Nhất Linh
Khái Hưng
Hoàng Đạo
Thạch Lam
Tú Mỡ
Thế Lữ
Xuân Diệu
Trần Tiêu
Tên thật
Nguyễn Tường Tam
Trần Khánh Giư
Nguyễn Tường Long
Nguyễn Tường Vinh
Hồ Trọng Hiếu
Nguyễn Thứ Lễ
Ngô Xuân Diệu
Trần Tiêu
Ngoài ra còn có một số nhà văn khác cộng tác chặt chẽ với Tự Lực văn đoàn như: Trọng Lang, Huy Cận,
Thanh Tịnh, Đoàn Phú Tứ. Cơ quan ngôn luận của Tự Lực văn đoàn là báo Phong Hóa, và tờ Ngày Nay sau
khi Phong Hóa bị đóng cửa vào năm 1936.


Sách của Tự Lực văn đoàn được in ở nhà in Trung Bắc Tân văn, sau đó họ có nhà in riêng là Đời nay. Bìa sách
và tranh được minh họa bởi những họa sĩ nổi tiếng Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân.
Quan điểm nghệ thuật
Khi ra đời, Tự Lực văn đoàn có đề ra tôn chỉ mục đích rõ ràng: "Lúc nào cũng mới, trẻ, yêu đời, có chí phấn
đấu và tin ở sự tiến bộ. Theo chủ nghĩa bình dân, không có tính cách trưởng giả quý phái. Tôn trọng tự do cá
nhân. Làm cho người ta biết đạo Khổng không hợp thời nữa. Đem phương pháp Thái Tây áp dụng vào văn
chương An Nam."
Giải thưởng
Không chỉ sáng tác văn học, Tự Lực văn đoàn còn trao các giải thưởng cho các nhà văn không thuộc nhóm.
Giải thưởng Tự Lực văn đoàn cứ 2 năm xét trao giải một lần, xét vào các năm lẻ là 1935, 1937, 1939.
Giải thưởng năm 1935
Gồm bốn giải khuyến khích với tổng số tiền thưởng là 100 đồng.
Ba, truyện ngắn của Đỗ Đức Thu.
Diễm dương trang, tiểu thuyết của Phan Văn Dật.
Bóng mây chiều, tiểu thuyết của Hàn Thế Du.
(Tác phẩm thứ tư hiện chưa rõ)
Giải thưởng năm 1937
Về kịch, trao cho Kim tiền của Vi Huyền Đắc, kèm theo 50 đồng.
Về phóng sự tiểu thuyết[2], trao cho Bỉ vỏ của Nguyên Hồng, kèm theo 30 đồng.
Giải khuyến khích, trao cho tiểu thuyết đầu tay Nỗi lòng của Nguyễn Khắc Mẫn.
Giải thưởng năm 1939
Được trao đồng hạng cho:
Làm lẽ, tiểu thuyết của Mạnh Phú Tư
Cái nhà gạch, tiểu thuyết của Kim Hà (khi xuất bản thành sách tác phẩm này đổi tên gọi là Tiếng còi nhà máy)
Hai tiểu thuyết này được thưởng mỗi cuốn 100 đồng.
Hai tập thơ Bức tranh quê của Anh Thơ và Nghẹn ngào của Tế Hanh.
Những tác phẩm tiêu biểu
Bướm Trắng, Nhất Linh
Đoạt Tuyệt, Nhất Linh
Hồn Bướm Mơ Tiên, Khái Hưng

Nửa Chừng Xuân, Khái Hưng
Gánh Hàng Hoa, Nhất Linh - Khái Hưng
Đời Mưa Gió, Nhất Linh - Khái Hưng
Ghi chú
^ Theo tài liệu trên trang của Bộ Văn hóa - Thông tin thì Tự Lực văn đoàn thành lập năm 1932.
^ Cách gọi của những năm 1930 - 1945

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×