Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

sáng kiến kinh nghiệm biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.31 KB, 16 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Bác Hồ vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta đã dạy:
“Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”
Đảng và nhân dân ta luôn quan tâm việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em:
coi đây là sự nghiệp cao quý, là trách nhiệm to lớn đối với thế hệ tương lai,
đối với tiền đề của dân tộc và của đất nước.
Là người giáo viên, hơn ai hết chúng ta phải thấy được trọng trách của
mình trong sự nghiệp trồng người. Muốn các em trở thành những con ngoan,
trò giỏi thì người giáo viên phải làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Công tác chủ
nhiệm lớp là công tác rất quan trọng trong nhà trường. Vấn đề này từ trước
đến nay đã được rất nhiều giáo viên quan tâm bởi nó góp phần tích cực trong
việc nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện của học sinh. Đặc biệt đối với
bậc Tiểu học thì công tác chủ nhiệm lớp càng quan trọng hơn bao giờ hết bởi
người giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn phải quan tâm
đến sự phát triển của các em về mọi mặt. Vậy làm thế nào để đạt hiệu quả cao
trong công tác chủ nhiệm. Đó là vấn đề không đơn giản.
Đặc biệt đối với học sinh lớp 1, các em chuyển từ hoạt động vui chơi
sang hoạt động học tập nên còn nhiều bỡ ngỡ vì thế đa số giáo viên đều rất
ngại khi phải nhận chủ nhiệm lớp 1. Thế nhưng với tôi thì khác, tôi lại rất
thích làm công tác chủ nhiệm ở lớp 1, được nhìn thấy sự hồn nhiên của các em
tôi tự thấy mình luôn tươi trẻ, và nhất là tôi luôn thấy hạnh phúc khi có thể
hướng dẫn, giáo dục các em từ học sinh chưa ngoan trở nên ngoan hơn, từ

1


những bé chỉ biết quấn quýt bên mẹ trong những ngày đầu đến lớp thế mà sau
khi kết thúc niên học các em lại quyến luyến không muốn xa tôi, người giáo
viên đã chủ nhiệm các em trong suốt năm học lớp 1. Chính những điều đó đã


cho tôi thêm nguồn động lực và niềm tin yêu với nghề. Là giáo viên đã qua
nhiều năm giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm lớp 1, tôi đã đúc kết cho
mình một số kinh nghiệm về giáo dục các em, và tôi muốn chia sẻ với các
thầy cô, bạn bè đồng nghiệp để có thể cùng nhau giáo dục các em trở thành
“mầm xanh”, tương lai tươi đẹp của Tổ quốc. Chính vì lẽ đó tôi quyết định
chọn đề tài: “Biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 1”.
II. Mục tiêu nghiên cứu
Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mong muốn :
1. Ghi lại những biện pháp mình đã làm để suy ngẫm, chọn lọc và đúc
kết thành kinh nghiệm của bản thân.
2. Được chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công
trong công tác chủ nhiệm lớp.
3. Nhận được những lời góp ý, nhận xét từ cán bộ quản lí nhà trường,
từ Ban Giám khảo của Phòng Giáo dục và từ các bạn đồng nghiệp, để tôi có
thể phát huy những mặt mạnh, điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót góp
phần hoàn thiện hơn trong công tác của mình.
4. Rèn luyện tinh thần năng động; giữ niềm đam mê, sáng tạo; cố
gắng học tập, tự hoàn thiện mình để theo kịp sự tiến bộ của thời đại.

2


B. NỘI DUNG
I. Thực trạng
- Đa số học sinh lớp tôi quản lí là con em lao động, phụ huynh ít quan
tâm đến việc học tập của các em.
- Mỗi em có hoàn cảnh gia đình khác nhau, có những em được quan
tâm, chăm sóc, yêu thương nhưng bên cạnh đó có những em gia đình khó
khăn như cha mẹ làm ăn xa chỉ được ông bà nuôi dưỡng…
- Có một vài học sinh chưa quen với nội quy của nhà trường nên lúc

đầu các em còn đi học trễ, khi đến lớp thì không vào mà đứng bên ngoài.
- Do đặc điểm tâm sinh lí của trẻ từ lứa tuổi đầu đời nên có một số em
còn nói ngọng, nói đớt, phát âm chưa rõ…
- Học sinh vào lớp khóc, không chịu học, phải có người lớn theo giữ
trên lớp.
- Bên cạnh đó còn có một số em chưa thuộc hết bảng chữ cái tiếng
Việt vì các em còn nhỏ, mải chơi, nhiều em rất hiếu động chưa ý thức được
việc học tập của mình.
- Vẫn còn nhiều học sinh chưa quen với môi trường học tập mới, chưa
quen với ngồi học, viết bài và nhất là nghe giảng bài…
- Ngoài ra, một số em đi học mà quên mang sách vở hoặc không có
đầy đủ sách vở…
- Nhìn chung, lớp học chưa có nề nếp, chưa có ý thức tự quản. Các em
chưa nhận thức được việc bảo vệ môi trường nên còn xả rác, vứt rác bừa bãi.

3


II. Biện pháp thực hiện
Đã nhiều năm làm giáo viên chủ nhiệm lớp, phần nào đã có chút ít
kinh nghiệm nhưng tôi vẫn thấy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở
tiểu học là rất khó khăn. Mỗi giáo viên muốn làm tốt công tác chủ nhiệm thì
phải vừa là một giáo viên giỏi về chuyên môn, vừa phải là một nhà tâm lí giỏi
để hiểu học sinh, để xử lí các tình huống rắc rối sao cho khéo léo, tế nhị và đạt
hiệu quả giáo dục cao. Nếu giáo viên không tâm huyết với nghề, không có tinh
thần trách nhiệm cao thì khó mà hoàn thành nhiệm vụ. Chất lượng học tập của
học sinh, nhân cách, đạo đức, lối sống…của học sinh rồi sẽ ra sao? Chính vì
hiểu rõ điều đó nên trong những năm học qua, song song với việc giảng dạy
tốt các môn học theo qui định, tôi luôn cố gắng phấn đấu làm tốt vai trò,
nhiệm vụ của một giáo viên chủ nhiệm lớp. Và tôi đã có những biện pháp sau:

1. Tiếp cận, tìm hiểu học sinh.
- Các em lớp 1 còn rất bé, còn bỡ ngỡ, sợ sệt khi mới bước chân vào
trường Tiểu học. Chính vì thế mà ngay từ ngày đầu nhận lớp tôi đã đóng vai
vừa là cô giáo, vừa là mẹ, vừa là chị, là bạn để dìu dắt, nâng đỡ các em thích
nghi với môi trường học tập mới.
Ví dụ: Khi mới nhận lớp có vài học sinh còn khóc, đi học phải có mẹ
bên cạnh thì các em mới chịu học. Tôi đã động viên các em không nên khóc, ở
lại học với cô để mẹ về làm việc nhà, tôi thường xuyên nói chuyện với các em
để các em cố gắng học tốt, khi các em hiểu ra, các em hứa sẽ cố gắng học tập.
Bây giờ các em học rất chăm, mẹ các em không còn giữ các em trên lớp nữa.
- Tôi đã tìm hiểu hoàn cảnh gia đình các em cũng như đặc điểm tâm lí
của các em để có biện pháp giáo dục thật phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Ví dụ: Có một số học sinh cha mẹ đi làm xa nhà, không nhận được sự
chăm sóc từ cha mẹ, phải sống với ông bà nên khi đi học chưa có sách vở đầy

4


đủ, tôi đã vận động hội phụ huynh và các mạnh thường quân nhằm giúp cho
các em có đủ đồ dùng học tập.
- Tôi luôn tạo sự gần gũi với các em trong học tập cũng như trong vui
chơi, giao tiếp để phát hiện khả năng nhận thức tư duy ở mỗi em trong lớp
học.
Ví dụ: Hằng ngày, tôi đến lớp sớm hơn giờ học 30 phút để trò chuyện
với các em, để các em cảm nhận được sự quan tâm từ tôi, đồng thời tôi có thể
hiểu được tâm lí của các em.
- Theo dõi tình hình học tập của các em là điều rất quan trọng đối với
giáo viên chủ nhiệm lớp, thông qua đó tôi có thể phát hiện những học sinh nào
chăm học, những học sinh nào học chưa tốt để có biện pháp giúp đỡ kịp thời.
Với những em học sinh học chưa tốt, tôi thường động viên các em bằng những

lời nói nhẹ nhàng và khen ngợi khi các em có sự tiến bộ trong học tập.
Ví dụ: Khi mới bắt đầu trẻ chỉ biết chữ a, b nhưng sau thời gian cố
gắng trẻ đã biết thêm chữ c, d… Khi trẻ có sự tiến bộ dù rất nhỏ, tôi vẫn khen
ngợi các em để các em phấn đấu học ngày càng tiến bộ hơn hay là cả lớp vỗ
tay khen bạn vì bạn đã có sự cố gắng.
- Đa số các em học sinh nói chung và học sinh lớp 1 đều thích chơi
hơn thích học, do đó tôi thường lồng ghép các kiến thức cần thiết để các em có
thể thông qua các hoạt động trò chơi như đố vui, vui để học, thử tài trí nhớ …
mà ghi nhớ được những kiến thức, như thế vừa tạo không khí vui tươi mà các
em lại dễ nhớ nhất là những kiến thức căn bản khó nhớ.
Ví dụ: Đối với môn Tiếng Việt, để các em dễ nhớ các chữ cái tôi cho
các em chơi trò đố vui, hay giải các câu đố chẳng hạn như:
Nét tròn em đọc chữ “O”
Khuyết đi một nửa sẽ cho chữ gì? (chữ C)

5


Hoặc: Tôi với chữ O
Giống nhau như đúc
Bỗng đâu bút mực
Vẽ một móc câu
Lên đầu tôi đấy
Bây giờ bạn thấy
Tôi là chữ chi? (chữ Ơ)
- Ngay từ đầu năm học, tôi đã xây dựng lớp thành một tập thể tự quản
thật tốt. Ngoài ra, tôi còn lập kế hoạch bồi dưỡng về ý thức đạo đức, về cách
thức quản lí lớp cho ban cán sự nhằm mục đích làm gương cho các em khác
học tập theo để lớp học ngày càng tiến bộ hơn.
Ví dụ: Vào lớp các em không được nói chuyện riêng khi thầy, cô đang

giảng bài mà phải tập trung nghe giảng để hiểu bài.
- Sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh thành một sơ đồ lớp hợp lí, tôi căn cứ
vào năng lực và thể trạng của học sinh.
2. Tổ chức xây dựng nề nếp cho học sinh
- Ngay từ đầu năm học, tôi hướng dẫn các em thật tỉ mỉ về nề nếp của
trường, lớp như chào hỏi khi gặp người lớn, thầy cô, xếp hàng ra vào lớp, truy
bài đầu giờ…
- Tôi không phó mặc sự quản lí lớp cho ban cán sự mà chỉ thông
qua đó để nắm tình hình học tập của các em.
Ví dụ: Tôi thường xuyên hỏi nhóm trưởng các sao về tình hình học
tập của các bạn trong nhóm, vào lớp có tập trung nghe giảng bài chưa?...
- Đầu năm học lớp 1, các em chưa biết đọc, biết viết nên tôi phát cho
các em thời khóa biểu, hướng dẫn các em thật chi tiết cách sử dụng thời khóa

6


biểu thật khoa học như yêu cầu các em về dán ở góc học tập và nhờ bố mẹ
kiểm tra đồ dùng học tập trước khi đến lớp.
Ví dụ: Cho các em tự soạn sách vở, đồ dùng học tập sau đó nhờ bố mẹ
kiểm tra lại xem các em có mang đủ chưa. Nếu vào lớp các em không mang
đủ đồ dùng học tập thì tôi không la mắng các em mà chỉ nhắc nhở các em lần
sau nhớ kiểm tra lại kĩ trước khi đến lớp.
- Khi đến lớp tôi hướng dẫn các em kĩ về đồ dùng học tập, sách vở của
từng môn học giúp các em nhận biết thông qua bìa sách và nội dung bài học.
- Để tiết học đạt hiệu quả cao và đủ thời gian, tôi đã hướng dẫn các em
làm quen với các kí hiệu sách giáo khoa.
Ví dụ: qui định với các em kí hiệu sử dụng đồ dùng học tập: b: bảng,
v: vở, s: sách…
- Trên thực tế, do gia đình không quan tâm nên nhiều em đến lớp còn

thiếu hoặc quên sách vở và đồ dùng học tập. Vì vậy trong giờ học các em
không tham gia hoạt động học tập được và làm ảnh hưởng đến các bạn khác.
Do đó tôi đã thường xuyên nhờ phụ huynh kiểm tra đồ dùng học tập của các
em trước khi đến lớp, để vào lớp các em học tốt hơn.
- Trong mỗi giờ học cần đảm bảo không khí “học mà vui, vui mà học”,
vì thế giáo viên cần tạo cho học sinh thói quen giơ tay phát biểu ý kiến, chăm
chú nghe giảng bài, có ý thức tham gia học tập thật tốt.
Ví dụ: Lớp 1 các em học hai buổi, vào giờ học buổi chiều có một số
em ngủ gật trong lớp. Vì thế, tôi đã giúp các em rửa mặt, kể những câu chuyện
vui cho các em nghe, tổ chức một số trò chơi vận động để các em thư giản và
có tinh thần thoải mái nhờ đó các em sẽ học tập tốt hơn.

7


- Việc giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập cũng ảnh hưởng đến chất
lượng học tập của các em, giáo viên cần hướng dẫn các em cách để sách vở,
đồ dùng học tập thật khoa học, cách đặt tay khi viết, cách cầm bút…
Ví dụ: Tôi luôn hướng dẫn các em cách cầm bút đúng: cầm bút bằng
ba ngón tay (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa) với độ chắc vừa phải. Khi viết
dùng ba ngón tay di chuyển bút nhẹ nhàng từ trái sang phải. Nếu có em cầm
bút chưa đúng, tôi sẽ hướng dẫn lại hoặc cầm tay các em tập cho các em thói
quen để viết chữ đúng và đẹp.
3. Công tác chủ nhiệm lớp đòi hỏi người giáo viên phải thật tỉ mỉ
- Hằng ngày đến lớp tôi thường xuyên gần gũi, chuyện trò ân cần với
các em. Tôi hướng dẫn các em biết ăn ở sạch sẽ, biết đoàn kết giúp đỡ bạn bè,
biết sống trung thực, thật thà. Tôi hình thành những đôi bạn cùng tiến, xếp
những em hiếu động ngồi cạnh những em ngoan để các em noi gương và học
tập bạn mình. Đối với những em học chưa tốt tôi tranh thủ thời gian để hướng
dẫn, giảng giải cho các em hiểu thêm, nắm được kiến thức cơ bản nhất. Đối

với những em giỏi tôi có kế hoạch bồi dưỡng để giúp các em phát huy hết khả
năng của mình, tích cực, chủ động, sáng tạo hơn trong học tập, góp phần bồi
dưỡng nhân tài cho đất nước.
- Tôi thường xuyên tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí của từng học sinh
qua tiết dạy, sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Khi có học sinh mắc sai lầm, thiếu sót, tôi luôn cố gắng kiềm chế và
tìm hiểu cặn kẽ thấu đáo nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ các em sửa
chữa.
- Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi biết rằng khi đến lớp
có một số em không học bài, làm bài... một phần là do em ham chơi nên quên
mất việc học. Ngoài ra do gia đình các em ít quan tâm, chăm sóc, động viên

8


các em trong việc học làm cho các em cảm thấy rằng việc học không còn quan
trọng nữa. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có
biện pháp giúp các em học tập tốt hơn và rèn luyện được lối sống lành mạnh.
Khi biết được nguyên nhân các em không học bài, làm bài... tôi sẽ không la
mắng, trừng phạt các em mà dùng lời nói nhẹ nhàng để nhắc nhở, động viên
các em cố gắng học tập.
- Trong giờ luyện viết, tôi hướng dẫn các em nắn nót từng chữ, viết
đúng độ cao, khoảng cách các con chữ phải đều nhau để các em hiểu được
cách viết giúp các em say mê, hứng thú và chăm chú viết bài.
- Hàng ngày, tôi luôn khích lệ và biểu dương các em kịp thời, khen
ngợi những ưu điểm của các em nhiều hơn là phê bình khuyết điểm. Tôi cố
tìm ra những ưu điểm nhỏ nhất để khen ngợi động viên các em. Nhưng trong
khi khen, tôi cũng không quên chỉ ra những thiếu sót để các em khắc phục và
ngày càng hoàn thiện hơn.
- Khi nói chuyện, khi giảng, cũng như khi nghiêm khắc phê bình lỗi

lầm của học sinh, tôi luôn thể hiện cho các em thấy tình cảm yêu thương của
một người thầy đối với học trò. Theo qui luật phản hồi của tâm lí, tình cảm
của thầy trước sau cũng sẽ được đáp lại bằng tình cảm của học trò. Lòng nhân
ái, bao dung, đức vị tha của người thầy luôn có sức mạnh to lớn để giáo dục
và cảm hóa học sinh. “Lớp học thân thiện” chỉ có được khi người thầy có tấm
lòng nhân hậu, bao dung, hết lòng vì học sinh thân yêu của mình. Có một
người thầy như vậy thì chắc chắn học sinh sẽ chăm ngoan, tích cực và ham
học, thích đi học.
- Song song với các hoạt động học tập, tôi còn tổ chức cho các em vui
chơi, giải trí, rèn luyện sức khỏe qua các tiết sinh hoạt tập thể, cũng như trong
các bài học trên lớp. Hoạt động này giúp các em thoải mái tinh thần, mở mang

9


trí tuệ, tăng cường sức khỏe, làm cho các em thêm yêu trường, yêu lớp, quý
mến bạn bè, kính trọng thầy cô và mọi người xung quanh.
4. Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các nề nếp.
- Thời gian đầu, tôi kiểm tra đồ dùng học tập từng em hàng ngày, khi
đã thành nếp, tôi giao việc kiểm tra lại cho ban cán sự lớp.
- Giờ truy bài, tổ trưởng kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của bạn: soạn
sách vở, đồ dùng học tập đầy đủ theo đúng thời khóa biểu, ý thức xem trước
bài mới sau đó tổ trưởng báo cáo lại cho tôi.
- Cuối tuần, vào giờ sinh hoạt chủ nhiệm tôi nhận xét cụ thể. Tổ nào,
cá nhân nào tốt sẽ được khen thưởng, biểu dương và có phần thưởng động
viên các em. Còn em nào chưa hoàn thành nhiệm vụ tốt thì tôi sẽ nhắc nhở, rút
kinh nghiệm cho các em.
5. Kết hợp với giáo viên bộ môn và phụ huynh học sinh:
* Kết hợp với giáo viên bộ môn:
- Ngay từ khi bước vào lớp 1, ngoài giáo viên chủ nhiệm lớp các em

còn được học các giáo viên bộ môn như: Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục…Vì
vậy, tôi đã kết hợp với giáo viên bộ môn rèn luyện nề nếp cho các em như:
hướng dẫn các em tập thể dục, chơi thể thao để rèn luyện sức khỏe, rèn tính
cẩn thận khi học các môn năng khiếu,…
* Kết hợp với phụ huynh học sinh:
Buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đã đề ra yêu cầu để phụ huynh cùng
giáo dục cho học sinh:
- Hằng ngày, kiểm tra sách vở, bài tập của các em.
- Nhắc nhở các em hoàn thành nhiệm vụ mà giáo viên đã giao.
- Chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho các em theo thời khóa biểu.
- Giáo dục các em ý thức gọn gàng, ngăn nắp khi học tập, vui chơi.

10


- Có thời gian học tập và vui chơi hợp lí, sinh hoạt điều độ, đúng thời
gian biểu, tránh tình trạng ép buộc các em học bài, học thêm.
- Thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm về tình hình học tập
của các em qua điện thoại hay sổ liên lạc.
6. Xây dựng “lớp học thân thiện, học sinh tích cực”:
- Năm học 2008-2009, Bộ giáo dục và Đào tạo phát động phong trào
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách và kĩ năng
sống cho học sinh. Qua nhiều năm thực hiện, phong trào đã có sức lan tỏa
mạnh mẽ cả chiều sâu lẫn chiều rộng, mang lại hiệu quả thiết thực cho ngành
giáo dục và cho xã hội. Ngay từ năm đầu tiên Bộ phát động phong trào, tôi đã
tích cực hưởng ứng. Muốn phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực” ở mỗi trường đạt hiệu quả thì mỗi giáo viên chủ nhiệm phải tích
cực “xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực”. Có nhiều “lớp học thân
thiện, học sinh tích cực” thì mới có “trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

- “Xây dựng lớp học thân thiện” là tạo ra môi trường học tập thân
thiện, an toàn, gần gũi với học sinh, làm cho học sinh cảm thấy “mỗi ngày đến
trường là một niềm vui”. Xây dựng được “lớp học thân thiện” thì sẽ có “học
sinh tích cực”. Xây dựng được lớp học thân thiện, học sinh tích cực thì sẽ hạn
chế được tỉ lệ học sinh lưu ban, bỏ học, sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục
toàn diện cho học sinh. Dựa vào đó tôi đã đề ra 10 yêu cầu cơ bản đối với học
sinh của một lớp học thân thiện, học sinh tích cực:
1. Không có học sinh chán học, bỏ học và nghỉ học không có lí do.
Ví dụ: Trong giờ học, tôi tổ chức trò chơi cho các em, kể chuyện vui,
khuyên các em phải đi học đều giúp các em học tốt hơn và khám phá những

11


điều mới lạ, tổ chức cho các em tham gia trò chơi: ai nhanh hơn, nhìn nhanh
đáp đúng…
2. Lớp học phải được trang trí đẹp, phù hợp, có tính thẩm mĩ và tính
giáo dục cao.
Ví dụ: Trong lớp được trồng nhiều cây xanh, trang trí các hình ảnh
theo chủ điểm của tháng. Chủ điểm tháng 11: “ Tôn sư trọng đạo”.
3. Phải sử dụng có hiệu quả và bảo quản tốt các thiết bị, đồ dùng dạy
học; sử dụng tiết kiệm điện, nước.
Ví dụ: Các đồ dùng học tập phải sử dụng cẩn thận, sắp xếp gọn gàng.
Biết tắt đèn, quạt khi không có trong phòng học; rửa tay xong phải khóa vòi
nước lại.
4. Lớp học phải sạch sẽ trong suốt buổi học, không có học sinh xả rác
bừa bãi.
Ví dụ: Khi ăn quà bánh phải bỏ rác vào sọt rác, tôi khuyến khích các
em mang theo bình nước uống (nước đun sôi để nguội), tránh đem những ly
nước rồi để trên bàn, hộc bàn hoặc treo trên cửa sổ khi vô ý các em sẽ làm đổ

gây ướt sách vở, làm lớp học dơ bẩn, mất thời gian quét dọn ....
5. Có tập thể bạn học thân thiện, phải luôn hòa nhã, đoàn kết với bạn
bè và giúp đỡ nhau trong học tập.
Ví dụ: Các bạn giúp nhau để cùng tiến bộ hơn: bạn học tốt giúp bạn
học chưa tốt.
6. Lớp học phải an toàn, không có nguy hiểm, không có tai nạn xảy ra.
Ví dụ: Không cho học sinh leo trèo cây cối trong sân trường, không
hái hoa, bẻ cành, ... làm mất vẻ đẹp cảnh quang.

12


7. Học sinh phải tích cực tham gia các hoạt động tập thể, rèn luyện kĩ
năng sống, giữ gìn vệ sinh môi trường, cam kết không vi phạm luật giao
thông.
Ví dụ: Khi tham gia giao thông, phải đi đúng luật, đi vào sát lề đường
bên tay phải, không đùa giỡn trên đường đi, muốn qua đường phải quan sát
thật kĩ và nên đi cùng người lớn.
8. Học sinh học đủ các môn học theo qui định, chất lượng học tập ngày
càng được nâng cao và vượt trội so với năm học trước.
Ví dụ: Ngoài các môn Toán, Tiếng Việt, các em còn được học các môn
năng khiếu như Âm Nhạc, Mĩ Thuật, Thể Dục...
9. Học sinh tích cực tham gia các hoạt động từ thiện như: thăm hỏi bạn
khi đau ốm, động viên chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn, tặng
sách cũ cho thư viện trường,…
Ví dụ: Khi bạn bị bệnh thì các em đến nhà thăm hỏi, động viên, an ủi,
các em có thể viết bài giúp bạn.
10. Lớp học là môi trường bình đẳng nam nữ, không phân biệt giàu
nghèo, không có hiện tượng học sinh bị phạt, bị kiểm điểm phê bình trước
toàn trường.

- Hằng ngày, tôi nhắc nhỡ các em thực hiện theo năm nhiệm vụ của
người học sinh và mười yêu cầu của “lớp học thân thiện, học sinh tích cực”.
Nhờ vậy, các em mới tự giác thực hiện và không có học sinh nào vi phạm nội
qui của nhà trường.

13


III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Sau các năm học, nhờ việc áp dụng các biện pháp tôi thấy lớp tôi
đã chuyển biến rõ rệt về nề nếp cũng như chất lượng học tập.
Năm học Số lượng Số lượng
học sinh

Kết quả đạt được

học sinh
HK
Đ

Lên lớp

HL
Giỏi

thẳng

Khá
T


SL

TL
%

SL

TL
%

SL

TL
%

SL

TL
%

%
2011-2012
2012-2013
2013-2014

29/13
30/15
31/15

29/13

30/15
31/15

29/13
30/15
31/15

100
100
100

16/7
18/9
19/10

55,2
60
61,3

9/5
10/6
10/4

31,0
33,3
32,3

29/13
30/15
31/15


Từ bảng số liệu qua ba năm học cho thấy việc duy trì sĩ số đạt tỷ lệ
100%, tỷ lệ học sinh giỏi và khá trên 80%, tỷ lệ học sinh lên lớp thẳng đạt
100%.
Trong các kì thi viết đúng viết đẹp đã thu hút được sự tham gia của
nhiều học sinh và kết quả đạt được cũng khá cao, có một học sinh đạt giải nhất
cấp huyện năm học 2013-2014.
Nhìn chung các em đều rất ngoan, chăm chỉ học tập và có ý thức giữ
gìn vệ sinh tốt.

IV. KẾT LUẬN

14

%
100
100
100


Sau nhiều năm làm giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi nhận thấy học sinh
lớp 1 rất năng động, ham học hỏi, tìm tòi cái mới vì vậy tôi luôn cố gắng phấn
đấu để các em hứng thú, chủ động trong học tập và tích cực tham gia các
phong trào do trường lớp tổ chức.
Lớp 1 là giai đoạn đầu bậc tiểu học, các em bắt đầu chuyển từ hình
thức vui chơi sang học tập là chủ yếu vì vậy các em còn e ngại, rụt rè nên giáo
viên chủ nhiệm là người thầy, người bạn để cùng các em vượt qua khó khăn.
Thông qua đó, giúp các em học tập tốt hơn, trở thành con ngoan, trò giỏi, công
dân tốt. Hiểu được tầm quan trọng nên tôi phải cố gắng nổ lực hết sức mình để
hoàn thành tốt nhiệm vụ đã được giao.

Để trở thành giáo viên giỏi về chuyên môn, hiểu được tâm lí các em
thì tôi phải ứng xử các tình huống sư phạm thật khéo, tế nhị để các em học tập
theo vì giáo viên là hình mẫu mà học sinh hướng đến.
Là một nhà sư phạm thì mỗi giáo viên cần có tâm huyết với nghề, tinh
thần trách nhiệm cao với công việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao để
hiệu quả giáo dục được nâng lên.

V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

15


Theo tôi, muốn trở thành một nhà sư phạm, một giáo viên chủ nhiệm
lớp giỏi, khéo léo, tinh tế trong ứng xử và thành công trong việc giáo dục học
sinh thì mỗi người giáo viên chủ nhiệm cần phải:
1. Tìm hiểu để biết được một cách toàn diện, sâu sắc về từng học
sinh. Hiểu rõ hoàn cảnh gia đình, đặc điểm tâm lí, tính cách, sở thích, thói
quen,...của từng học sinh để có biện pháp giáo dục phù hợp.
2. Chú trọng xây dựng và bồi dưỡng Ban Cán sự lớp, huấn luyện để
các em trở thành những “người lãnh đạo nhỏ” tài ba.
3. Luôn giữ được sự bình tĩnh trước lỗi lầm của học sinh, tìm hiểu cặn
kẽ thấu đáo nguyên nhân của mỗi tình huống xảy ra để có cách xử lí đúng đắn,
hợp tình, hợp lí; tránh trách nhầm, trách oan học sinh làm các em hoang mang,
thiếu niềm tin vào người thầy.
4. Luôn biết khích lệ biểu dương các em kịp thời. Hãy khen ngợi
những ưu điểm để các em hứng thú học tập hơn.
5. Luôn thể hiện cho học sinh thấy tình cảm yêu thương của một người
thầy đối với học sinh. Hãy nhớ rằng lòng nhân ái, bao dung, đức vị tha của
người thầy luôn có một sức mạnh to lớn để giáo dục và cảm hóa học sinh.
6. Duy trì và sáng tạo trong công tác xây dựng “lớp học thân thiện học

sinh tích cực”, làm sao để tất cả các em luôn cảm thấy “mỗi ngày đến trường
là một niềm vui”.
7. Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh; kiên trì vận động phụ
huynh tích cực tham gia vào công tác giáo dục học sinh.
* Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi. Rất mong nhận được
sự góp ý của Ban lãnh đạo các cấp để đề tài của tôi càng phong phú và thiết
thực hơn. Xin chân thành cảm ơn!

16



×