Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Một số biện pháp xây dựng và tổ chức cho trẻ 34 tuổi chơi ở góc vận động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.92 MB, 16 trang )

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Bác Hồ kính yêu của chúng ta khi còn sống Bác luôn quan tâm đến mọi
người, nhất là các cháu thiếu niên nhi đồng.
Bác từng nói:
“Dạy trẻ cũng giống như trồng cây non
Trồng cây non được tốt thì sau này các cháu được tốt”.
Đúng như vậy, nếu những cây non được ươm trồng, chăm sóc cẩn thận thì nó
sẽ phát triển tốt và cho trái ngọt. Trẻ lứa tuổi Mầm non cũng thế, nếu được chăm
sóc dạy dỗ tốt thì sẽ kích thích sự phát triển toàn diện về mọi mặt “Đức- Trí-Thể
-Mỹ-Lao động”. Phát triển thể chất là một trong năm mặt phát triển toàn diện cho
trẻ mầm non. Để có thể giúp trẻ đạt hiệu quả cao nhất về phát triển thể chất, giáo
viên cần hiểu rõ đặc điểm phát triển thể chất, những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát
triển thể chất của trẻ, những mục tiêu và kết quả mong đợi ở trẻ mầm non về thể
chất. Muốn cho cơ thể phát triển tốt thì vấn đề không thể thiếu được đó là yếu tố
vận động.
Các nhà nghiên cứu đã cho rằng: Vận động giúp con người loại bỏ trạng thái
tâm lí căng thẳng, làm cho con người quên đi âu sầu phiền não, tâm tình sẽ vui vẻ
lên. Trẻ em mầm non nhất là trẻ 3-4 tuổi vốn có đặc điểm hiếu động, thích vận
động. Vận động cơ thể thích đáng có thể kích thích trung khu tình cảm của trẻ em,
làm cho trẻ vui vẻ, giảm thiểu việc tạo ra các tình cảm không lành mạnh ở chúng
hoặc làm cho tình cảm không lành mạnh của trẻ được loại bỏ, giảm bớt một cách
thỏa đáng. Trẻ em tham gia vận động cơ thể với khối lượng hợp lí còn có thể làm
cho năng lượng quá nhiều trong cơ thể được tiêu hao, làm cho trẻ cảm thấy thoải
mái nhẹ nhàng. Trong quá trình vận động, khi trẻ em đạt được sự thành công, cảm
thụ tình cảm tốt đẹp sẽ làm cho trẻ hoạt bát, cởi mở, tích cực và tràn đầy lòng tin.
Vì vậy, việc phát triển vận động cho trẻ phù hợp với lứa tuổi trong các trường mầm
non là nội dung quan trọng để phát triển thể chất cho trẻ.

1


1


Thực tế trong năm học 2014- 2015, Sở giáo dục và đào tạo Bắc Giang đã chỉ
đạo triển khai chuyên đề “Giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường Mầm
non”. Ngay từ đầu năm học Ban giám hiêu trường Mầm non Ngọc Lý đã triển
khai kịp thời nội dung này đến 100% cán bộ giáo viên trong trường. Là một giáo
viên được phân công phụ trách lớp mẫu giáo 3-4 tuổi tôi thấy để thực hiện tốt
chuyên đề này thì ngoài việc phát triển vận động cho trẻ với các nội dung trong các
hoạt động học theo kế hoạch và tích hợp ở các hoạt động khác thì một việc làm
quan trọng là phải tạo cơ hội, hứng thú cho trẻ được củng cố, rèn luyện các kĩ năng
vận động thô, vận động tinh một cách thường xuyên ở địa điểm không gian phù
hợp. Đây cũng là một nội dung mới trong chương trình giáo dục trẻ trong năm học
này khiến tôi luôn trăn trở suy nghĩ. Chính vì vậy tôi đã nghiên cứu và chọn đề tài
“Một số biện pháp xây dựng và tổ chức cho trẻ 3-4 tuổi chơi ở góc vận động” để
thực hiện trong năm học 2014-2015.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Thông qua hoạt động giúp trẻ rèn luyện trí nhớ, kỹ năng vận động trong các
bài tập phát triển thể chất, kỹ năng quan sát, phân biệt, kỹ năng xếp hình, cắt, dán,
đan tết… để tạo ra một số sản phẩm đơn giản, luyện tập các bài tập vận động đã
được học.
Qua góc vận động giúp trẻ phát triển tình cảm tập thể, là trung tâm tập hợp trẻ
cùng chơi với nhau trong nhóm, thể hiện sự đoàn kết giúp đỡ nhau trong nhóm
chơi. Khi chơi trẻ được tự do thể hiện khả năng của mình một cách tích cực mang
lại trong góc.
Qua các trò chơi trong góc vận động giúp trẻ được hòa nhập với thiên nhiên từ
các nguyên vật liệu thiên nhiên trẻ được luyện các kĩ năng vận động như cắt, xếp,
xé dán, đan tết….. khuyến khích trẻ sáng tạo không những giúp trẻ củng cố các
động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp, củng cố các kỹ năng vận động cơ bản
và các tố chất trong vận động, trẻ được thực hiện các cử động của bàn tay ngó tay,

phối hợp tay, mắt mà còn tạo ra nhiều cái đẹp.
2

2


Giúp cho bản thân có thêm kinh nghiệm trong việc xây dựng và tổ chức vận
động cho trẻ. Góp phần nâng cao chất lượng chuyên đề “Phát triển vận động” cho
trẻ trong nhà trường.
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

1. Đối tượng:
“Một số biện pháp xây dựng và tổ chức cho trẻ 3-4 tuổi chơi ở góc vận
động”
2. Phạm vi
- Địa điểm: Đề tài này được thực hiện tại lớp mẫu giáo 3-4 tuổi C1 Trường
mầm non Ngọc Lý- Tân Yên- Bắc Giang.
- Thời gian: từ tháng 8/2014 đến tháng 11/2014
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Trong khi nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng một số phương pháp
sau:
1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Chuyên đề hè 2014, tài liệu bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp giáo
viên, Tài liệu sách báo, tập san có nội dung hướng dẫn phương pháp xây dựng mô
hình vận động trong lớp học.
2. Phương pháp điều tra thực trạng
Khảo sát thực trạng góc vận động của lớp, khả năng và hứng thú của trẻ khi
được chơi ở góc vận động
3.Phương pháp thực hành trải nghiệm

Tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, cuốn hút trẻ tham gia vào các hoạt động
khác cùng với bạn trong lớp .
4.Phương pháp đúc kết kinh nghiệm
Qua các giờ hoạt động góc, các đợt được dự giờ, kiểm tra bản thân rút ra
những kinh nghiệm để xây dựng và tổ chức hoạt động trong góc vận động được tốt
hơn.
V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
3

3


1. Cơ sở lý luận
Đối với trẻ 3-4 tuổi quá trình phát triển của cơ thể là rất mạnh mẽ, độ tuổi này
có một bước phát triển tốt hơn hẳn so với trẻ tuổi nhà trẻ. Nhờ có đôi bàn tay, bàn
chân và thân hình khỏe mạnh trẻ có điều kiện thực nghiệm trải nghiệm những kỹ
năng mới như: ném, bắt bóng... Ngoài ra trẻ còn có thể thực hiện một số vận động
khác đòi hỏi sức mạnh của các cơ bắp như bò, trườn, leo trèo…Cùng vởi củng cố
các kỹ năng vận động cơ bản là các kỹ năng vận động tinh khéo léo của đôi bàn
tay càng trở lên khéo léo hơn như: xoay tròn cổ tay, cuộn cổ tay, đan tết, xếp chồng
các hình khối khác nhau, xé dán giấy, sử dụng kéo bút, tô vẽ nguệch ngoạc, cài cởi
cúc áo.
Việc đạt được các kỹ năng vận động phụ thuộc vào sự phát triển của cơ thể và
quá trình thực hành luyện tập hằng ngày của trẻ. Để tạo điều kiện môi trường và cơ
hội cho trẻ được thực hành luyện tập thì cô phải là người nhạy bén, linh hoạt, chu
đáo tỷ mỷ để đáp ứng nhu cầu vui chơi, học tập của trẻ ở mọi lúc mọi nơi, phù hợp
với tâm sinh lý của từng trẻ
2. Cơ sở thực tiễn
Lớp tôi là lớp mẫu giáo 3-4 tuổi, có diện tích phòng hoạt động chung cho trẻ
là 55m2 trên tổng số 31 trẻ. Hàng ngày, lớp phải bố trí cho trẻ chơi không quá 5

góc. Việc tổ chức cho trẻ được chơi trong góc vận động là việc làm thường xuyên,
hàng ngày ở lớp. Vì vậy, khi thực hiện đề tài này tôi đã gặp những thuận lợi và khó
khăn sau:
a. Thuận lợi
Bản thân đã đạt trình độ trên chuẩn, đã nhiều năm dạy lớp mẫu giáo 3-4 tuổi
nên có kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ.
Cơ sở vật chất của lớp tương đối đầy đủ thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt
động.
Được nhà trường bồi dưỡng về chuyên đề phát triển vận động cho trẻ, được
cung cấp tài liệu, dự giờ chuyên đề phát triển vận động, dự hoạt động góc trong đó
có góc vận động, thường xuyên được trao đỏi, học hỏi từ ban giám hiệu và các
đồng nghiệp trong trường.
4

4


Đa số phụ huynh đã quan tâm đến việc học tập của con em mình.
b. Khó khăn
Số trẻ của lớp còn đông nên ảnh hưởng tới chất lượng dạy và học, một số trẻ
khả năng thực hiện các kĩ năng vận động còn hạn chế.
Đồ dùng, đồ chơi trong góc vận động chưa phong phú, chưa có nhiều nguyên
liệu để tạo hứng thú cho trẻ tham gia, rèn luyện các vận động tinh.
Nhận thức của một số phụ huynh chưa hiểu hết tầm quan trọng trong việc xây
dựng, và tổ chức cho trẻ chơi ở góc vận động.
Xây dựng góc vận động cho trẻ tham gia chơi trong giờ hoạt động góc là một
điểm mới nên bản thân tôi còn gặp bỡ ngỡ những ngày đầu thực hiện.
3. Các biện pháp thực hiện
Quan điểm giáo dục trẻ theo hướng đổi mới giáo viên phải là người hướng
dẫn, tạo cơ hội cho trẻ hoạt động, vui chơi, tìm tòi, khám phá. Trẻ hoạt động không

bị áp đặt để phát huy năng lực bản thân, được trao đổi, nhận xét trẻ sẽ trở lên năng
động hơn. Để thực hiện tốt đề tài “Một số biện pháp xây dựng và tổ chức cho trẻ
3-4 tuổi chơi ở góc vận động” thì tôi đã sử dụng một số biện pháp sau:
3.1. Xây dựng mô hình góc vận động

5

5


Hình ảnh mô hình góc vận động
Muốn xây dựng được mô hình vận động, thì ngay từ đầu năm học tôi đã thiết
kế, bố trí các góc chơi có sự thay đổi luân phiên phù hợp mà vẫn đảm bảo ba góc
chính của hoạt động. Tạo cho trẻ có không gian rộng đủ diện tích cho trẻ tham gia
hoạt động, ngoài ra tôi còn trang trí một số hình ảnh ngộ nghĩnh cuốn hút trẻ để khi
trẻ tham gia hoạt động trẻ được thoải mái hưng phấn từ đó trẻ sẽ tích cực nhất, kết
quả của bài học có kết quả cao. Không những thế ngay từ đầu năm học tôi tham
khảo Ban giám hiệu, đồng nghiệp lên kế hoạch cho việc mua sắm, làm đồ dùng đồ
chơi một cách phù hợp, không lên một cách chung chung mà vạch rõ ràng cụ thể
cho việc làm đồ dùng, đồ chơi. Ngoài những đồ dùng đồ chơi có sẵn, tôi tận dụng
những nguyên vật sẵn có để là đồ chơi như: vải vụn, khối gỗ, hạt, vỏ hến, ống chỉ,
que tre…ngoài ra toi còn tận dụng những đồ chơi sẵn có trong thiên nhiên như: lá
mít, bèo tây, lá cây dừa cạn,lá dừa, củ khoai… tất cả những nguyên vật liệu cần
đảm bảo an toàn cho tính mạng, không gây độc hại, không sắt nhọn, không nặng
nề với trẻ.
Từ những nguyên vật liệu trên cô và trẻ làm ra được rất nhiều đồ dùng đồ chơi
trong các góc cho trẻ hoạt động.
VD: Tôi tận dụng những mẩu xốp vụn trang trí thừa ra tôi cắt thành hình cái lá
hoặc bông hoa làm thủng một đầu hoặc giữa bố trí làm sao cho đẹp để trẻ xâu
vòng. Tôi tận dụng những chiếc lá mít hay bèo tây, lá dừa… cho trẻ làm những con

6
6


trâu, con xâu, con mèo… hay tôi tận dụng những mảnh vải vụn may thành các quả
bóng ném cho trẻ…
Từ những đồ dùng đó trẻ được sử dụng làm rất nhiều các sản phẩm trong góc
vận động như: con xâu, con bò, con trâu, đan tết được sợi dây dài và đẹp thể hiện
sự khéo léo của đôi bàn tay. Ngoài ra với những bông hoa hay chiếc lá trẻ có thể
xâu vòng tặng cô, tặng mẹ, tặng bạn…
Đặc biệt việc bố trí góc chơi lựa chọn đồ chơi, trò chơi cần phù hợp với chủ đề,
chủ điểm.
VD: Chủ điểm Trường mầm non Ngọc Lý cô cần chuẩn bị đồ dùng như: Khối
gỗ, bóng, hoa, lá, giây xâu…Khi trẻ chơi ở góc trẻ có đủ đồ dùng để thực hiện một
số nội dung sau: xếp ngôi trường của bé, ném bóng và trẻ còn được kết hợp với trò
chơi dân gian như lộn cầu vồng... Chủ điểm Bản thân tôi đã thực hiện tôi cho trể
đan tết các lá cây, hay đan các ngón tay, tung bóng…Với chủ điểm Động vật
chúng tôi đang thực hiện tôi cho trẻ làm các con mèo từ lá chuối, lá dừa, làm trâu
lá mít...Từ những nội dung đó, nhằm hỗ trợ cho trẻ củng cố một số kiến thức như
kỹ năng ném, bật nhảy, kỹ năng xếp… hay hình thành cho trẻ thói quen đoàn kết
biết hỗ trợ giúp đỡ nhau.
Khi đã chuẩn bị đồ dùng đầy đủ tôi bố trí và tổ chức theo nguyên tắc trẻ ‘‘Chơi
mà học”, đảm bảo về yêu cầu không gian thực tế của lớp tôi luôn tạo một khoảng
trống đủ rộng trẻ được vận động tự do và có thể chơi trò chơi vận động và kết hợp
trò chơi dân gian và thường xuyên thay đổi góc chơi và kết hợp trang trí một số
hình ảnh minh họa vận động cho trẻ không nhàm chán tạo cho trẻ ứng thú khi
tham gia hoạt động.
3.2. Tổ chức cho trẻ chơi trong góc vận động
Muốn cho trẻ hoạt động vui chơi ở góc vận động một cách rõ ràng, cụ thể và
mang tính chặt chẽ thì ngoài tổ chức chơi cho trẻ còn có một nội dung rất quan

trọng đó là tạo cơ hội cho trẻ liên kết các góc chơi. Vì vậy muốn trẻ chơi tốt tôi
luôn xác định được ý nghĩa của trò chơi.
7

7


Hình ảnh trẻ đang tham gia hoạt động
VD: Trong trò chơi xếp hình thì hiểu được đó là loại trò chơi biểu hiện khả
năng tạo hình của trẻ, từ khối gỗ, khối nhựa…để tạo nên những ngôi nhà hay
trường học mà trẻ tự hình dung ra…hay làm các con vật từ các lá cây…, hay thực
hiện các nội dung như bật xa nhằm củng cố kỹ năng bật cho trẻ, hay đan kết các
ngón tay nhằm kèn luyện các cơ tay của trẻ…Tùy theo hoàn cảnh sống, vốn sống
và khả năng tưởng tượng của trẻ, hay khả năng thể hiện các kỹ năng khi chơi mỗi
trẻ đều có khả năng riêng biệt và thể hiện qua quá trình chơi của mình.
Khi tổ chức cho trẻ chơi tôi luôn thay đổi hình thức chơi theo chủ đề hay gợi ý
thay đổi vai chơi trong góc nhằm giúp trẻ không nhàm chán tạo hứng thú mà trẻ lại
được củng cố các kỹ năng mà cô đưa ra trong góc chơi.
Trong khi chơi trẻ được chơi với các đồ chơi gần gũi với thiên nhiên dễ tạo ra
sản phẩm phù hợp với độ tuổi mà có thể tạo sự liên kết các góc chơi như: Trẻ xâu
vòng mang tặng gia đình nhà bạn chơi ở góc phân vai…

8

8


Hình ảnh trẻ chơi liên kết các góc chơi
Tôi còn thay đổi hình thức chơi thi đua tôi hướng cho trẻ chú ý đến quá trình
chơi tổ chức cho trẻ đánh giá giữa các thành viên trong tổ, trong nhóm mình cùng

chơi.
Với những trẻ khả năng vận động hạn chế tôi thường giành nhiều thời gian
cho trẻ đó hơn.Tôi tới hướng dẫn trẻ thực hiện từng động tác kết hợp động viên
khuyến khích trẻ, nhưng không gò ép trẻ thực hiện quá nhiều lần mà thay đổi hình
thức chơi, cách chơi nhưng nhấn mạnh trò chơi trẻ chưa thực hiện được.Tôi luôn
gần gũi khuyến khích trẻ tạo cho trẻ cảm thấy thoải mái khi chơi.

Hình ảnh hướng dẫn trẻ khả năng vận động hạn chế
9

9


Tôi thường xuyên quan tâm chú ý đến phát huy tính tích cực của trẻ tạo điều
kiện cho trẻ suy nghĩ, quan sát, chú ý, sáng tạo trong quá trình chơi. Thường xuyên
thay đổi các trò chơi, đồ chơi có màu sắc khác nhau để tạo hứng thú.
Tôi còn tổ chức trò chơi dân gian ngay trong góc kết hợp với nội dung lời bài
đồng dao tôi luôn chú ý cho trẻ phát âm rõ ràng chính xác tùy theo khả năng của
trẻ tôi có thể thay đổi luật chơi cách chơi, lời mới cho bài đồng dao để trò chơi
thêm hấp dẫn hơn.
VD: Trò chơi‘‘Bịt mắt bắt dê”
Một bầy trẻ nhỏ
Bịt mắt bắt dê
Dê vấp bờ hè
Ngã kềnh bốn vó
Mọi người cười rộ
Cố đuổi vòng quanh
Dê chạy thật nhanh
Túm ngay một chú
(Lời mới)


10

10


Hình ảnh trẻ kết hợp chơi trò chơi dân gian
*Mục đích giáo dục:
Củng cố vận động đi, chạy, bật, ném, phát triển khả năng định hướng trong
không gian cho trẻ. Phát triển các giác quan và khả năng phán đoán cho trẻ. Cung
cấp thêm kiến thức mới về động vật cho trẻ. Phát triển ngôn ngữ và thỏa mãn nhu
cầu vui chơi của trẻ.
3.3. Biện pháp phối kết hợp với phụ huynh

Hình ảnh trao đổi với phụ huynh

Như chúng ta đã thấy môi trường tiếp xúc của trẻ chủ yếu là gia đình và nhà
trường. Chính vì vậy, việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường để xây dựng góc
vận động và tổ chức cho trẻ được luyện tập các kĩ năng vận động phù hợp với nội
dung chương trình của độ tuổi là việc làm hết sức cần thiết.
Bởi vậy, trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, tôi nêu tầm quan trọng trong
thực hiện phát triển vận động cho trẻ, đặc biệt thông qua góc vận động. Đây cũng
Là một trong những nội dung mới của năm học 2014- 2015. Tôi đã tyuên truyền
cho các bậc phụ huynh bằng cách tổ chức hội thi“Vui chơi cùng bé” tại lớp và mời
Ban giám hiệu nhà trường cùng các bậc phụ huynh đến dự kết hợp tuyên truyền
về tầm quan trọng của hoạt động. Qua đó giúp cho các bậc phụ huynh nhận thức
rõ hơn về tầm quan trọng, cách tổ chức vận động cho trẻ thông qua hoạt động góc.
đồng thời các bậc phụ huynh năm được các kỹ năng vận động như kỹ năng xếp
hình hay bật, ném... Từ đó, các bậc cha, mẹ quan tâm, ủng hộ cho con em mình
những thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cần thiết phục vụ cho hoạt động cho trẻ và kết hợp

11

11


thường xuyên với tôi trong việc xây dựng môi trường và tổ chức hoạt động cho trẻ
ở tại lớp như: ửng hộ lốp ô tô cữ để làm cổng chui cho trẻ, những cuộn len cũ cho
trẻ đan tết, những lọ nước rửa bát hết để trẻ chơi lăn bóng vào Bowlig, ủng hộ các
tấm bìa cũ để cắt thành những bộ ghép hình, các loại hạt để trẻ chơi xếp hình…..

Hình ảnh đồ dùng phụ huynh ủng hộ lốp ô tô để làm cổng chui
VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI

1.Kết quả:
+ Đối với trẻ
Trong quá trình nghiên cứu và vận dụng một số biện pháp trên vào việc dạy
trẻ tham gia vào góc vận động do lớp tôi phụ trách, tôi đã thấy trẻ có nhận thức tốt
hơn. Trong giờ học diễn ra sôi nổi, trẻ lĩnh hội một cách chủ động và có phương
pháp tự rèn các kỹ năng cho bản thân tốt hơn.
+ Đối với bản thân
Đối với bản thân, tôi được nâng cao kiến thức vận dụng có hiệu quả việc đổi
mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động vận động cho trẻ. Qua đợt kiểm tra
của Sở, tôi đã được đông chí Hoàng Thị Uyên- Phó phòng Mầm non Sở giáo dục
và Đào tạo Bắc Giang đánh giá, nhận xét là lớp có mô hình góc vận động phong
phú đẹp mắt và được nhà trường nhận xét là lớp tiêu biểu về xây dựng mô hình góc
vận động.

12

12



Tôi luôn cảm thấy mình say mê hơn với sự nghiệp trồng người và tích lũy
được những kinh nghiệm và phương pháp linh hoạt để có được tiết dạy tốt được
phụ huynh tin tưởng, đồng nghiệp học tập.
+ Đối với phụ huynh
Các bậc phụ huynh quan tâm đến việc học tập của các cháu nhiều hơn, đặc
biệt là rèn luyện các kỹ năng vận động cho trẻ, luôn giúp đỡ, tạo điều kiện thuận
lợi cho giáo viên như luôn sưu tầm tranh ảnh, nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương
để làm đồ dùng phục vụ cho hoạt động…
2. Ứng dụng
Qua nghiên cứu và thực hiện đề tài, mặc dù trong thời gian 3 tháng nhưng tôi
đã thu được những kết quả đáng kể. Tôi thiết nghĩ trong học kỳ 2 tôi sẽ tiếp tục
ứng dụng những kinh nghiệm này vào việc xây dựng, tổ chức vận động cho trẻ tại
góc chơi một cách đạt hiệu quả hơn. Tôi hy vọng sáng kiến này sẽ được áp dụng
trong tất cả các trường Mầm non nhằm góp phần nâng cao chất lượng chuyên đề
“Phát triển vận động” cho trẻ.
VII. KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN

1. Khuyến nghị
1.1. Đối với phòng giáo dục
- Trong thời gian tới phòng thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng về
chuyên môn cho giáo viên mầm non, nhất là những điểm mới trong chuyên đề hè
2014- 2015.
- Cần tuyên dương, khen thưởng những đơn vị, cá nhân thực hiện tốt chuyên
đề này, nhân rộng những sáng kiến hay để tất cả cán bộ giáo viên trong toàn huyện
được học tập.
1.2. Đối với nhà trường
Tiếp tục bổ sung trang thiết bị phục vụ cho chuyên đề phát triển vận động ở
các nhớm, lớp.

Kịp thời động viên, khen thưởng những lớp thực hiện tốt chuyên đề.
Tham mưu với địa phương mở rộng quỹ đất, xây thêm phòng học để đảm bảo
định biên số trẻ trên lớp đúng theo quy định.
1.3 Đối với giáo viên
13

13


- Tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa chuyên đề phát triển vận động
- Tiếp tục tạo môi trường thay đổi phù hợp với chủ để cho trẻ tham gia hoạt
động đạt kết quả.
- Thường xuyên thay đổi hình thức dạy và học nhằm cuốn hút trẻ vào hoạt
động một cách tích cực nhất.
2. Kết luận
Việc cho trẻ hoạt động góc là một hoạt động rất quan trọng trong việc thực
hiện chương trình một ngày của trẻ và trong đó góc vận động là một nội dung mới
trong hoạt động mới được áp dụng trong năm học này. Vì thế là một người giáo
viên tôi cần xác định rõ đây là nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện cho trẻ trong hoạt
động hàng ngày. Cho trẻ hoạt động xiên suốt, liên tục từng độ tuổi như trên, do đó
phải thường xuyên nắm bắt sự đổi mới của chương trình và phải nắm được tầm
quan trọng của hoạt động. Đối với trẻ luôn tìm ra biện pháp để cho trẻ thực hiện
hoạt động này một cách tốt nhất. Qua việc thực hiện có sự linh hoạt sáng tạo hơn,
các kỹ năng trẻ còn yếu đã được tiến bộ. Biện pháp trên tôi thấy trẻ thích thú khi
tham gia, trẻ có tinh thần đoàn kết giúp đỡ bạn.
Nhận thức được tầm quan trọng đó tôi đã tập trung vào việc nghiên cứu đề tài
“Một số biện pháp xây dựng và tổ chức cho trẻ 3-4 tuổi chơi ở góc vận động” vi ệc
tìm hiểu tình hình, xác định nguyên nhân về việc đưa góc vận động vào hoạt động
góc ở trường mầm non tôi nhận thấy cô giáo mầm non phải:
- Luôn có ý thức học hỏi đồng nghiệp, tự học, tự bồi dưỡng.

- Giáo viên phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ lớp mình để có biện
pháp thực hiện phù hợp.
- Giáo viên phải chuẩn bị tốt về mọi điều kiện, phương tiện, đồ dùng, đồ chơi,
vận động linh hoạt hình thức tổ chức tiết học.
- Giáo viên phải coi trọng việc lấy trẻ làm trung tâm phát huy tính tích cực,
sáng tạo ở trẻ.
- Giáo viên phải có lòng yêu nghề, mến trẻ, gần gũi, động viên trẻ. Và là tấm
gương sáng cho trẻ noi theo về ngôn ngữ, cách ứng xử, cách giao tiếp với mọi
người.

14

14


- Giáo viên cần có biện pháp tuyên truyền, phối hợp với gia đình để nâng cao
chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ như sưu tầm tranh ảnh, sách báo có nội dung liên
quan, sưu tầm nguyên vật liệu, làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động.
- Cô giáo phải là người quan tâm đến trẻ, đặc biệt là trẻ cá biệt và yếu kém.
Trên đây là một số biện pháp tôi đã sử dụng để đề tài “Một số biện pháp xây
dựng và tổ chức cho trẻ 3-4 tuổi chơi ở góc vận động”. Tôi rất mong sự giúp đỡ và
đóng góp ý kiến của các đồng chí trong Hội đồng TĐKT nhà trường và Hội đồng
KH phòng GD&ĐT Tân Yên để năm học này và năm học tới tôi có những biện
pháp hữu hiệu hơn, góp phần nhỏ bé của mình để đào tạo thế hệ con người mới,
những chủ nhân tương lai của đất nước Việt Nam tươi đẹp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Ngọc Lý, ngày 01tháng 12 năm 2014
XÁC NHẬN CỦA HĐTĐKT

Người viết đề tài


TRƯỜNG MẦM NON NGỌC LÝ
Điểm……………………………….........................................
……………………………………………...........................................
.
……………………………………………...........................................

Nguyễn Thị Hạnh Phượng

.

XÁC NHẬN CỦA HĐKH PHÒNG GIÁO DỤC& ĐT TÂN YÊN
............……………………………..,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,.............................................
………….………………………………………………..,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,....
………..………………………………………………….............................................

15

15


16

16



×